Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài giảng Sáu quy tắc phân tích khí máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.75 KB, 4 trang )

Sáu quy tắc phân tích khí máu
1. Quy tắc 1/10 cho toan hô hấp cấp
Khi bị toan hô hấp cấp thì CO2 trong máu sẽ tăng và HCO3 cũng sẽ tăng để bù
trừ.
HCO3 tăng 1 mmol/l cho mỗi 10 mmHg PCO2 tăng trên mức 10 mmHg
Công thức:
HCO3 bù trừ = 24 + [(PCO2bệnh nhân - 40)/10]
Chú ý: quá trình này là sinh lý và thường xảy ra ngay lập tức dẫn tới tăng cấp
tính HCO3.
Ví dụ: bệnh nhân toan hô hấp cấp với khí máu có PCO2: 60mmHg và HCO3:
31 mmol/l thì HCO3 bù trừ sẽ là 24 + [(60-40)/10] = 24 + 2 = 26. Trên thức tế
thì HCO3 của bệnh nhân là 31 cao hơn mức bù trừ của bệnh nhân. Điều này có
nghĩa là có yếu tố kiềm chuyển hoá xen vào ( ví dụ bệnh nhân đã dùng lợi tiểu
trước đó)
2. Quy tắc 4/10 cho toan hô hấp mãn tính
Khi bị toan hô hấp mãn tính thì HCO3 sẽ tăng bù trừ 4 mmol/l cho mỗi 10
mmHg PCO2 tăng trên 40 mmHg
Công thức:
HCO3 bù trừ = 24 + 4 x [(PCO2bệnh nhân - 40)/10]
Chú ý: với toan mãn tính, thận sẽ đáp ứng bù trừ bằng cách giữ HCO3 lại. Sẽ
cần khoảng 3 ngày để đạt mức bù trừ tối đa.
Ví dụ: một bn bị toan hô hấp mãn tính với PCO2: 60 mmHg và có HCO3: 31
mmol/l thì HCO3 bù trừ sẽ là 24 + 4 x [(60-40)/10] = 24 + 8 = 32. HCO3 của
bệnh nhân là 31 rất gần với con số kỳ vọng bù trừ 32 điều ngày chứng tỏ thận
đã bù trừ hoàn toàn và không có thêm các rối loạn toan kiềm phối hợp.
3. Quy tắc 2/10 cho kiềm hô hấp cấp
Khi bệnh nhân thở nhanh thì PCO2 trong máu giảm và bệnh nhân sẽ bị kiềm hô
hấp. HCO3 trong máu sẽ đáp ứng lại bằng cách giảm đi để duy trì ổn định pH.
HCO3 sẽ giảm mỗi 2 mmol/l cho mỗi 10 mmHg PCO2 giảm xuống dưới 40
mmHg.



Công thức:
HCO3 bù trừ = 24 - 2 x [(40-pCO2bn)/10]
Chú ý: trong thực hành, thay đổi sinh hoá cấp tính hiếm khi làm cho mức
HCO3 giảm xuống dưới 18 mmol/l (PCO2 không thể giảm thấp xuống giá trị
âm được). Vì vậy HCO3 xuống dưới 18 mmol/l thì chắc chắn sẽ có toan chuyển
hoá phối hợp
4. Quy tắc 5/10 cho kiềm hô hấp mãn tính
HCO3 bù trừ sẽ giảm 5 mmol/l cho mỗi 10 mmHg PCO2 giảm xuống dưới 40
mmHg
Công thức:
HCO3 bù trừ = 24 - 5 x [(40-PCO2bệnh nhân)/10] (dao dộng: +/- 2)
Chú ý: mất 2 - 3 ngày mới đạt mức bù trừ tối ưu. HCO3 bù trừ tối đa không
thấp hơn 12 - 15 mmol/l. Dưới mức này chắc chắn có rối loạn phối hợp khác.
5. Quy tắc 1,5 + 8 cho toan chuyển hoá
Khi bị toan chuyển hoá, bệnh nhân sẽ thở nhanh để tăng đào thải CO2 nhằm giữ
ổn định pH. Do vậy ta có công thức
Công thức:
PCO2 bù trừ = 1,5 x HCO3 bệnh nhân + 8 (dao động: +/- 2)
Chú ý:
- Đáp ứng bù trừ hoàn toàn phải mất từ 12 - 24 giờ
- Mức PCO2 giảm tối đa xuống không quá 10 mmHg
- Thiếu oxy máu có thể làm tăng kích thích hoá thụ thể ngoại vi gây kích thích
thở nhanh và điều này có thể làm thay đổi PCO2.
Ví dụ:
Bệnh nhân toan chuyển hoá có HCO3: 14 mmol/l và PCO2: 30 mmHg. PCO2
bù trừ là 1,5 x 14 + 8 = 29 mmHg. Như vậy có vẻ như sát với mức 30 mmHg
thực tế của bệnh nhân. Chứng tỏ bệnh nhân đã bù trừ tốt. Không có bằng chứng
bệnh nhân có các rối loạn toan kiềm hỗn hợp khác (với điều kiện đã đủ thời gian
để cơ thể bù trừ mức tối ưu). Nếu PCO2 thực của bệnh nhân là 45 mmHg, có sự

khác nhau (45 - 29) có nghĩa là có toan hô hấp kèm theo và làm nặng thêm tình
trạng bệnh nhân.


6. Quy tắc 0,7 + 20 cho kiềm chuyển hoá
PCO2 bù trừ (mmHg) có thể tính theo công thức sau
Công thức:
PCO2 = 0,7 x [HCO3] + 20 (dao động: +/- 5)
Chý ý: sự biến động PCO2 dựa trên phương trình này tương đối lớn bởi các yếu
tố kết hợp tương tác làm ảnh hưởng tới đáp ứng bù trừ (trên bn kiềm chuyển
hoá, thiếu oxy...)
Kết hợp giữa HCO3 thấp và PCO2 thấp gây ra trong toan chuyển hoá và kiềm
hô hấp.
Một số yếu tố giúp phân biệt như
+ Khai thác tiền sử gợi ý phân biệt (ví dụ trên tiểu đường, có tiền sử tăng thông
khí....)
+ Dựa vào kết quả pH. Ví dụ nếu toan máu => toan chuyển hoá
+ Tính toán khoảng trống anion và định lượng chlor máu để phân biệt
Chỉ lấy các thay đổi tiên phát làm chẩn đoán là toan hoặc kiềm. Các đáp ứng bù
trừ thì gọi là bù trừ chứ không sử dụng làm chẩn đoán ví dụ không nên gọi kiềm
hô hấp thứ phát
Kiểm tra khoảng trống anion (AG) và tỉ số Delta
Khoảng trống Anion (anion gap) = [Na+] + [K+] - [Cl-] - [HCO3-]
+ Nếu AG 20-30 thì 67% khả năng bệnh nhân bị toan chuyển hoá
+ Nếu AG > 30 thì chắc chắn bệnh nhân bị toan chuyển hoá
Chú ý: giảm albumin máu có thể ảnh hưởng tới AG, bệnh nhân toan chuyển hoá
nếu albumin máu thấp có thể làm AG bình thường, mỗi gram albumin giảm làm
giảm AG xuống 3 mmol/lít.
Tỉ số Delta (có ý nghĩa giống delta gap)
Tỉ số Delta (Delta ratio) = Tăng khoảng trống anion/giảm HCO3 [(AG bệnh

nhân - 12)/ (24-HCO3bn)]


Ý nghĩa: Tỉ số delta ở bệnh nhân toan chuyển hoá
< 0.4

Toan tăng chlor máu AG bình thường

0.4 0.8

Toan kết hợp AG bình thường và tăng AG

1

Hay gặp trong toan cetone do mất cetone qua nước tiểu

1-2

Điển hình trong toan chuyển hoá tăng khoảng trống anion

>2

Kiểm tra xem có kiềm chuyển hoá kết hợp (gây tăng [HCO3] hoặc có
toan hô hấp mãn tính (dẫn đến tăng bù trừ HCO3)
ThS. BS. Nguyễn Hữu Quân
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai




×