Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

báo cáo kiến tập tại bảo TÀNG LỊCH sử QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.66 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
Thực hiện Quyết định số 304 - QĐ/HVBCTT, ngày 06/03/2006 của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền “Về việc cử đoàn sinh viên đi kiến tập tại Bảo
tàng lịch sử Quốc gia” từ ngày 17/11/2014 đến 15/12/2014 tại Thành phố Hà
Nội . Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” ,“gắn lý luận với thực
tiễn” trong công tác đào tạo cán bộ Văn hóa, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền tổ chức cho sinh viên lớp Văn Hóa Học K32 đi kiến tập.
Mục đích của đợt kiến tập này là giúp sinh viên rèn luyện năng lực
công tác và nâng cao lòng yêu nghề để trở thành cán bộ nghiên cứu,giảng dạy
và quản lý hoạt động văn hóa. Nắm vững chức năng,nhiệm vụ và tham gia các
hoạt động chủ yếu của cơ quan để quen thuộc với hệ thống tổ chức và môi
trường nghiệp vụ. Qua đó nhằm nâng cao ý thức học tập, rèn luyện, bồi
dưỡng tinh thần say mê nghề nghiệp và tâm huyết đối với ngành nghề đào tạo
của mình cho các sinh viên.
Được sự phân công của Ban Chủ nhiệm Khoa Tuyên Truyền, đoàn sinh
viên kiến tập tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia gồm có 3 sinh viên. Trong thời
gian kiến tập, đoàn đã được sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của Phòng Giáo
dục, Công chúng – Bảo tàng lịch sử Quốc gia.
Say đây là hoạch của cá nhân tôi sau quá trình kiến tập:

1


PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN VÀ MỤC ĐÍCH KIẾN TẬP
I. TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA
1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được thành lập trên cơ sở sát nhập giữa Bảo
tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Đây là các bảo
tàng thuộc hệ thống bảo tàng quốc gia Việt Nam được ra đời từ rất sớm.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một trong những bảo tàng được thành lập
sớm nhất trên cơ sở kế thừa cơ sở vật chất của Bảo tàng Loui Finô (Louis


Finot) - một bảo tàng thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, xây dựng năm
1926, khánh thành năm 1932. Năm 1958, Chính phủ Việt Nam chính thức
tiếp quản công trình văn hóa này và xúc tiến nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tài
liệu hiện vật, chuyển đổi nội dung từ bảo tàng nghệ thuật thành bảo tàng lịch
sử. Ngày 3/9/1958 BTLSVN chính thức mở cửa đón khách tham quan.
Kiến trúc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam nguyên là Sở Thương chính
Đông Dương do người Pháp xây dựng năm 1917. Hệ thống trưng bày của Bảo
tàng Cách mạng Việt Nam được các cán bộ bảo tàng đầu tiên của Việt Nam
xây dựng và đi vào hoạt động phục vụ công chúng từ ngày 6-1-1959.
Hệ thống trưng bày chính của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được coi như
cuốn sử sống của dân tộc Việt Nam từ thời Tiền sử (cách ngày nay khoảng 30
- 40 vạn năm) đến ngày nay. Với diện tích trưng bày gần 4.000 m 2, với
khoảng 10.000 tư liệu hiện vật, hệ thống trưng bày chính của bảo tàng được
thể hiện theo nguyên tắc trưng bày niên biểu, lấy sự phong phú của sưu tập
hiện vật làm ngôn ngữ biểu đạt chính, kết hợp giữa trưng bày phản ánh giai
đoạn và sự kiện lịch sử với trưng bày sưu tập theo hướng trưng bày mở, tạo
điều kiện để có thể cập nhật những tư liệu hiện vật mới do công tác nghiên
cứu sưu tầm đem lại, làm cho "diện mạo" trưng bày luôn mới mẻ, hấp dẫn
người xem. Cùng mục đích ấy, bảo tàng thường xuyên tổ chức các cuộc trưng
bày chuyên đề và với hệ thống màn hình ti vi, màn hình cảm ứng hiện đại với
2


hình ảnh phong phú, sống động, những dữ liệu khoa học chân xác ngày càng
thỏa mãn nhu cầu khách tham quan, các nhà nghiên cứu khi đến bảo tàng.
Hệ thống kho cơ sở của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện lưu giữ hơn
150.000 tiêu bản hiện vật, gồm nhiều chất liệu, nhiều sưu tập, hiện vật quý
hiếm: Sưu tập hiện vật thuộc các nền văn hóa Núi Đọ, Hòa Bình - Bắc Sơn,
Sưu tập văn hóa Đông Sơn, Sưu tập gốm men cổ Việt Nam, Sưu tập điêu khắc
đá Chămpa, Sưu tập đồ đồng thời Lê - Nguyễn, sưu tập hiện vật về các nhân

vật cách mạng giai đoạn 1920- 1945, giai đoạn 1945- 1954, sưu tập hiện vật
về Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, sưu tập hiện vật về Cách mạng
Tháng Tám, sưu tập báo chí cách mạng, sưu tập truyền đơn bí mật, sưu tập
cờ, sưu tập huân huy chương, sưu tập tặng phẩm của nhân dân Việt Nam và
thế giới tặng Chủ tịch Hổ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước,
sưu tập vũ khí tự tạo, sưu tập các kỷ vật của các Anh hùng, liệt sĩ,…
Trong những năm qua, kho cơ sở của bảo tàng liên tục được bổ sung
nhiều sưu tập mới có giá trị, đặc biệt là từ khu vực miền Trung, Tây
Nguyên, Nam Bộ và ngoài biển Đông từ các con tàu đắm cổ. Hệ thống kho cơ
sở được sắp xếp khoa học, trang thiết bị hiện đại, đạt được chuẩn mực của
kho lưu giữ hiện vật bảo tàng.
2. Nhiệm vụ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Gồm có 19 nhiệm vụ:
1. Xây dựng và trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế
hoạch hàng năm và dài hạn; các quy chế, chương trình, dự án, đề án thuộc
phạm vi hoạt động của Bảo tàng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
2. Đề xuất Bộ trưởng ban hành các cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy
chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật liên quan đến hoạt động của Bảo tàng;
3. Tổ chức thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về các lĩnh vực hoạt động của Bảo
tàng Lịch sử quốc gia;

3


4. Báo cáo định kỳ và đột xuất Bộ trưởng về tình hình triển khai quy
hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
5. Tổ chức nghiên cứu, thăm dò, khảo sát, khai quật khảo cổ học, sưu
tầm, lưu giữ, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giới thiệu, phát huy giá trị tài liệu,
hiện vật về tiến trình lịch sử Việt Nam trong phạm vi cả nước và ở nước

ngoài;
6. Tổ chức nghiên cứu, tư vấn, giám định, thẩm định giá trị tài liệu, hiện
vật và các nội dung khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng
và theo sự phân công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
7. Thực hiện việc điều chuyển, tiếp nhận, gửi giữ, cung cấp bản sao, hủy
tài liệu, hiện vật theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp
luật;
8. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các chương
trình hướng dẫn, giáo dục, trình diễn, truyền thông, maketing, phát triển công
chúng và xã hội hóa hoạt động của bảo tàng; xây dựng mạng lưới tổ chức, cá
nhân có liên quan ở trong và ngoài nước;
10. Tổ chức đào tạo về các lĩnh vực liên quan đến nội dung hoạt động
bảo tàng; bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các bảo tàng, di
tích, nhà trưng bày, chủ sở hữu di sản hợp pháp trên toàn quốc theo sự phân
công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc đề nghị của tổ chức và cá
nhân;
11. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các chương
trình, dự án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp; phổ biến, xuất bản
kết quả nghiên cứu khoa học; nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến, phát triển tiến
bộ khoa học công nghệ trong hoạt động của bảo tàng;
12. Về hợp tác quốc tế
- Tổ chức thực hiện hoạt động trao đổi văn hóa, hợp tác quốc tế song
phương và đa phương liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của bảo tàng theo
quy định của pháp luật;
4


- Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án tài trợ của nước
ngoài, các tổ chức quốc tế về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ liên quan;
- Tham gia các tổ chức nghề nghiệp quốc tế có liên quan đến hoạt động

của bảo tàng theo quy định của pháp luật.
13. Tổ chức tư vấn, quản lý, khai thác và thực hiện dịch vụ công phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng và quy định của pháp luật;
Hoạt động dịch vụ của Bảo tàng bao gồm:
- Trực tiếp quản lý, khai thác và sử dụng các công trình do Nhà nước đầu
tư tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ về nghiệp vụ bảo tàng;
- Giám định, thẩm định tài liệu, hiện vật và các nội dung khoa học;
- Bảo quản, tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật;
- Khai quật khảo cổ;
- Tổ chức các sự kiện văn hóa liên quan đến hoạt động bảo tàng;
- Cung cấp thông tin, tư liệu;
- Tổ chức phát triển sản phẩm lưu niệm, xuất bản ấn phẩm của bảo tàng;
- Tổ chức dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí và các dịch vụ khác;
14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và thực hiện các chế độ,
chính sách đối với viên chức, người lao động theo phân cấp quản lý của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy định của pháp luật;
15. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu khác
theo quy định của pháp luật;
16. Thu các loại phí, lệ phí và quản lý sử dụng theo quy định của pháp
luật;
17. Đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động của Bảo tàng và trong
khu vực do Bảo tàng quản lý;
18. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo
tàng Lịch sử quốc gia theo Quyết định số 3903/QĐ-BVHTTDL ngày 15
5


tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc
thành lập Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử

quốc gia và Quyết định số 1775/QĐ-BVHTTDL ngày 13 tháng 5 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế tổ chức và
hoạt động của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch
sử quốc gia;
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
3. Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
3.1. Ban Lãnh đạo
Gồm giám đốc kiêm Trưởng ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng
bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia và các Phó Giám đốc.
3.2 Ban Xây dựng
Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
3.3 Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị trực thuc
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ được thành lập trong giai đoạn chuẩn
bị và thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia (2011 –
2014) gồm 15 phòng:
- Văn phòng
- Phòng Tổ chức cán bộ
- Phòng Kế hoạch, Tài chính
- Phòng An ninh bảo vệ;
- Phòng Kỹ thuật, Công nghệ
- Phòng Nghiên cứu, Sưu tầm
- Phòng Quản lý hiện vật
- Phòng Bảo quản
- Phòng Trưng bày
- Phòng Giáo dục, Công chúng
- Phòng Truyền thông
6


- Phòng Thông tin - Tư liệu - Thư viện

- Phòng Hợp tác quốc tế
- Phòng Quản lý trưng bày ngoài trời và Không gian tưởng niệm
4. Hoạt động của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
4.1 Hoạt động chuyên môn
Công tác nghiên cứu: Đối với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, hoạt động
nghiên cứu giữ vai trò quan trọng, nhằm mục đích phục vụ công tác trưng bày
và bảo quản hiện vật. Thông qua hệ thống trưng bày, bảo tàng có nhiệm vụ
tuyên truyền và phổ biến tri thức lịch sử cho khách tham quan.
Cùng với giới Sử học, giới Bảo tàng học và các cơ quan chuyên ngành
khác, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã góp phần làm sáng rõ nhiều vấn đề
về giai đoạn tiền sử, sơ sử và lịch sử của dân tộc.
Hình thức hoạt động:
+ Tổ chức và đồng tổ chức các cuộc hội thảo khoa học
+ Tham gia các cuộc Hội thảo, Hội nghị khoa học trong và ngoài nước.
+ Xây dựng các đề tài khoa học ngắn hạn và dài hạn cấp cơ quan và cấp Bộ
+ Phối hợp với các cơ quan ở trong nước và quốc tế nghiên cứu các đề tài về
lịch sử - văn hoá ViệtNam.
4.2 Hoạt động trưng bày
Hệ thống trưng bày của bảo tàng - cuốn sử sống của dân tộc
Việt Nam từ thời Tiền sử (cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm) đến ngày
nay. Với diện tích trưng bày gần 4.000 m2, với khoảng 10.000 tư liệu hiện vật,
hệ thống trưng bày chính của bảo tàng gồm 2 phần trưng bày chính:
Phần trưng bày về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ trung đại: từ thời tiền
sử (cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm) đến năm 1945 (Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời ). Giai đoạn này được trưng bày tại số 1, Tràng
Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Toàn bộ nội dung của phần trưng bày này được
chia thành các giai đoạn sau:
7



Việt Nam - thời tiền sử
Trọng tâm phần trưng bày này giới thiệu quá trình hình thành và phát
triển xã hội con người sơ khai trên đất nước Việt Nam trong suốt thời đại đồ
đá cách ngày nay từ 30 - 40 vạn năm đến 4.000 - 5.000 năm.
Thời dựng nước đầu tiên đến triều Trần
Phần trưng bày này bao gồm các thời kỳ lịch sử:
- Thời dựng nước đầu tiên.
- Mười thế kỷ chống Bắc thuộc .
- Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê
- Triều Lý
- Triều Trần.
Việt Nam - từ triều Hồ đến Cách mạng tháng Tám, 1945
Phần trưng bày này bao gồm các thời kỳ lịch sử sau:
- Triều Hồ.
- Triều Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng.
- Triều Tây Sơn.
- Triều Nguyễn.
- Các phong trào chống Pháp và Cách mạng tháng Tám - 1945.
Sưu tập điêu khắc đá Chămpa
Phần Trưng bày ngoài trời
Phần trưng bày về lịch sử Việt Nam giai đoạn cận hiện đại từ thế kỷ
19 đến nay.
Phần trưng bày này được thể hiện tại tòa nhà vốn trước kia là Sở Thương
chính Đông Dương (Bảo tàng Cách mạng Việt Nam), tọa lạc tại địa chỉ 216
Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phần trưng bày giai đoạn này gồm 3 nội
dung:
Cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam từ năm 1858 - 1945
Mở đầu giai đoạn này là những hiện vật, tài liệu, hình ảnh lịch sử về thực
dân Pháp xâm lược và áp đặt bộ máy thống trị của chủ nghĩa thực dân - phong
8



kiến ở Việt Nam. Kết thúc là cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản giành chính quyền thắng lợi trong toàn
quốc và sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 - 9 - 1945.
Ba mươi năm kháng chiến chống các thế lực xâm lược để bảo vệ độc lập
và thống nhất đất nước từ 1945 - 1975
Cuộc kháng chiến trường kỳ kéo dài 9 năm chống thực dân Pháp (19451954) và 20 năm chống đế quốc Mỹ (1955-1975) của dân tộc Việt Nam là
một cuộc trường chinh đầy gian khổ, hy sinh, một bản hùng ca bi tráng của
dân tộc. Nhân dân Việt Nam với quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và thống
nhất tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc sự
thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ, đánh bại sự xâm lược của chủ nghĩa thực
dân mới, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng dân chủ văn minh
Phần trưng bày giới thiệu khái quát lịch sử Việt Nam sau chiến tranh: Tổ
quốc thống nhất; Các thành quả lao động của nhân dân; Vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng đất nước; Sự phát triển về kinh tế văn hóa – xã hội; Sự ổn định vững mạnh về chính trị trong thời kỳ đổi mới đất
nước…
4.3 Một số hoạt động khác
- Bảo tàng đêm
- Hội nghị, hội thảo
- Cung cấp tư liệu
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ
- Biên soạn sách lịch sử
- Quầy lưu niệm

9



II. TÌM HIỂU VỀ PHÒNG GIÁO DỤC, CÔNG CHÚNG
1. Nhiệm vụ của phòng Giáo dục, Công chúng
Toàn thể viên chức phòng Giáo dục, Công chúng có nhiệm vụ chấp hành
nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà
nước; thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan; nhận thức rõ trách nhiệm công
việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao, vững vàng, đoàn kết để xây dựng
phòng cũng như cơ quan vững mạnh.
Ngoài những nhiệm vụ chung, Phòng Giáo dục, Công chúng còn có
những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Công tác hướng dẫn khách tham quan
Tổ chức thuyết minh cho các đoàn khách tham quan hệ thống trưng bày
cố định, trưng bày chuyên đề tại bảo tàng và trưng bày lưu động và tổ chức
tiếp đón và hướng dẫn các đoàn khách ngoại giao của chính phủ Việt Nam,
các Bộ, ban ngành thuộc Chính phủ.
- Xây dựng nội dung thuyết minh, duyệt thuyết minh
Xây dựng, biên dịch, thu âm nội dung thuyết minh bằng nhiều thứ tiếng
một cách hoàn chính; xây dựng nghiên cứu đề cương thueets minh cho một số
chuyên đề cụ thể; tổ chức duyệt thuyết minh để đánh giá, nhận xét,…
- Tổ chức câu lạc bộ, giờ học, chương trình lịch sử
Tổ chức “Câu lạc bộ Em yêu lịch sử”, “Giờ học lịch sử” cho các học
sinh, trường, học, nhóm gia đình,… Tổ chức các hội nghị giáo dục, tọa đàm
khoa học, các buổi giao lưu kỉ niệm,…
- Đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ
Mời các chuyên gia thuyết trình, tổ chức các buổi tham quan học tập,
trao đổi kinh nghiệm,…
- Công tác nghiên cứu khoa học
Tham gia thực hiện đề tài cấp Bộ, tham gia viết tin bài trên Wedsite Bảo
tàng về các hoạt động của phòng và giới thiệu trên Wedsite, nội san, tạp chí,

10



… trong và ngoài bảo tàng. Hoàn thành xây dựng phiếu điều tra và tổ chức
lấy ý kiến khách tham quan tại Bảo tàng,…
2. Cơ cấu tổ chức Phòng giáo dục, Công chúng
2.1 Phó trưởng phòng, Phụ trách phòng
Chức năng nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của phòng; tổ chức thực
hiện, kiểm ra, giám sát việc thực hiện chương trình, kế hoạch của phòng.
- Đề xuất tham mưa cho giám đốc về: Công việc chuyên môn, nghiệp vụ
trong và ngoài bảo tàng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Công tác
tuyển dụng, sử dụng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và quản lý cán bộ viên
chức thuộc quản lý của phòng.
- Triển khai thực hiện công tác chế độ chính sách và thi đua khen thưởng
đối với cán bộ, viên chức của phòng; phổ biến, quán triệt chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nội quy, quy định
của cơ quan tới các cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý phòng.
- Quản lý điều phối các hoạt động giáo dục, hoạt động dành cho công
chúng trong và ngoài bảo tàng.
- Quản lý điều phối các hoạt động điều tra/đánh giá công chúng thường
niên.
- Chịu trách nhiệm sửa đổi nội dung đề cương thuyết minh tổng quát
trưng bày, trưng bày chuyên đề chuyên sâu, trưng bày chuyên đề có thời hạn,
bài tin (giới thiệu về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng nhiệm vụ của
Phòng).
2.2 Hướng dẫn viên bảo tàng
- Nghiên cứu xây dựng đề cương thuyết minh, học tập và tổ chức đón
tiếp, thuyết minh, hương dẫn nội dung trưng bày Bảo tàng lịch sử Quốc gia
(trưng bày cố định, các chuyên đề chuyên sâu tại hệ thống trưng bày thường
trực và các trưng bày chuyên đề có thời hạn) cho khách tham quan trong và

ngoài nước bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (tiếng Anh, Pháp,..)
11


-

Nghiên cứu xây dựng đề cương thuyết minh, học tập và tổ chức

hướng dẫn khách tham quan theo chủ đề phục vụ các chương trình Câu lạc bộ
trong và ngoài bảo tàng.
-

Nghiên cứu xây dựng đề cương thuyết minh tự động, nội dung bảo

tàng ảo 3D,… và tổ chức hướng dẫn khách tham quan sử dụng hệ thống
thuyết minh tự động.
2.3 Cán bộ giáo dục bảo tàng
- Nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch, chiến lược giáo dục của
Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, thiết kế phầm mềm trò chơi, thiết kế
mỹ thuật và tổ chức thực hiện các chương trình Câu lạc bộ, giờ học,…
- Nghiên cứu xây dựng tài liệu phục vụ các chương trình giáo dục trong
và ngoài bảo tàng.
2.4 Cán bộ thực hiện các chương trình dành cho công chúng và nghiên
cứu khách.
-

Nghiên cứu, xây dựng chương trình dành cho công chúng của Bảo

tàng lịch sử Quốc gia.

- Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện công tác nghiên cứu khách (đánh
giá khách)
2.5 Các công việc khác
- Bao gồm tất cả các cán bộ của Phòng Giáo dục, Công chúng
- Tham gia nghiên cứu, viết bài về chuyên môn, nghiệp vụ, tin hoạt
động của Phòng đăng wedsite của Bảo tàng và trên các phương tiện truyền
thông báo, tạp chí.
- Tham gia các công trình nghiên cứu khoa học và đề tài cấp cơ sở, cấp
Bộ.
- Tổ chức hương dẫn sinh viên thực tập các trường đại học, cao đẳng,
trung học trên địa bàn Hà Nội và cán bộ tập sự tại Bảo tàng.

12


III. MỤC ĐÍCH KIẾN TẬP
- Việc kiến tập ngoài trường là một phần quan trọng trong quá trình đào
tạo sinh viên của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Sinh viên thực
tập bước đầu quan sát, thâm nhập môi trường làm việc thực tế.
- Tìm hiểu tác phong làm việc cũng như công tác tuyên truyền giáo dục
về văn hóa, lịch sử tại Bảo tàng lịch sử quốc gia.
- Tìm hiểu và làm quen với quá trình tổ chức,phân công tổ chức các sự
kiện văn hóa. Đem lại nhận biết cơ bản về thực tiễn hoạt động trong lĩnh vực
chuyên ngành, ít nhiều hình dung được nhiệm vụ, công việc của một chương
trình tổ chức văn hóa sự kiện.
-Tiếp cận, quan sát hệ thống và quá trình quản lý Nhà nước trên lĩnh vực
văn hóa. Củng cố thêm những lý thuyết đã học trong 3 năm. Bước đầu hình
thành nên cách thức làm việc trên thực tiễn dựa trên cơ sơ lý luận đã học.
- Đối với sinh viên kiến tập tại các cơ quan hành chính thì đây là dịp
nghiên cứu các nội dung cơ bản của việc đưa những kiến thức mang tính lý

thuyết được học trên ghế nhà trường để áp dụng vào thực tế.
IV. KẾ HOẠCH – NHẬT KÝ KIẾN TẬP
Tuần 1: (từ ngày 17/11 đến ngày 21/11/2014)
- Gặp mặt đơn vị kiến tập
- Tìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Quốc gia, các phòng ban và phòng Giáo
dục, Công chúng.
Tuần 2: (từ ngày 24/11 đến ngày 28/11/2014)
- Tham gia và quan quan sát cán bộ Hướng dẫn viên bảo tàng dẫn khách
và thuyết minh cho khách tham quan.
- Tham gia câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” và các giờ học lịch sử do Phòng
giáo dục, Công chúng tổ chức kết hợp với các trường học trên địa bàn Hà
Nội.
- Dự Triển lãm và Hội thảo “90 năm phát hiện và nghiên cứu Văn hóa
Đông Sơn”
13


Tuần 3: (từ ngày 1/12 đến ngày 5/12/2014)
- Tìm hiểu về vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam kết hợp với
nhiệm vụ mà phòng Giáo dục công chúng thực hiện
- Ngoài tìm hiểu, được dự và làm việc cùng với những cán bộ phòng
Giáo dục công chúng về vấn đề bảo tồn, tuyên truyền những kiến thức lịch sử,
nét đẹp văn hóa Việt Nam qua từng thời kì lịch sử đối với nhiều đối tượng
công chúng.
Tuần 4: (từ ngày 8/11 đến ngày 12/12/2014)
- Viết báo cáo kiến tập
- Hoàn tất thủ tục, giấy tờ xác nhận của cơ quan kiến tập.

14



PHẦN 2: KẾT QUẢ KIẾN TẬP
I. ĐẠT ĐƯỢC
Qua quá trình kiến tập, bước đầu chúng em đã quan sát và học hỏi một
số hoạt động ở cơ quan kiến tập. Cụ thể là Bảo tàng lịch sử Quốc gia – nơi
lưu giữ những giá trị lịch sử của dân tộc Việt Nam một cách chân thực nhất.
Ngoài ra chúng em còn được tìm hiểu kĩ hơn về chức năng, cơ cấu của
một cơ quan hành chính nói chung và đặc biệt là Bảo tàng Lịch sử quốc gia
nói chung trong tuần đầu kiến tập.
Được những cán bộ văn hóa tại đây không chỉ chỉ bảo những kiến thức
chuyên ngành mà còn thông qua đó là những bài học thực tiễn về việc tuyên
truyền, gìn giữ cũng như bảo vệ những gia trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc
cũng như thế giới.
Tham gia những hoạt động tổ chức sự kiện do Phòng Giáo dục - Công
chúng của bảo tàng tổ chức như Câu lạc bộ “Em yêu Lịch sử” hay “Giờ học
lịch sử” đã giúp cho chúng em không chỉ hoàn thiện thêm kiến thức về
chuyên ngành văn hóa mà còn là những kĩ năng truyền đạt, tổ chức,… Qua đó
cũng hiểu thêm được những vấn đề cần khắc phục về việc học môn lịch sử đối
với học sinh, sinh viên ngày nay.
Thông qua sự giúp đỡ của các cán bộ tại Bảo tàng, chúng em còn được
tham khảo và tìm hiểu thêm những tư liệu phục vụ cho học tập thông qua hệ
thống thư viện của Bảo tàng.
Tất cả những kiến thức, bài học trong thời gian qua đã giúp chúng em
thêm yêu nghề và tự hào nhiều hơn nữa về lịch sử, dân tộc mình.
II. CHƯA ĐẠT
Ban đầu nhóm sinh viên chúng em còn chưa quen với quy trình làm việc
của một cơ quan hành chính công sở nên phần nào còn bỡ ngỡ.
Do lượng kiến thức chưa hoàn thiện về mặt lý thuyết đã dẫn đến tình
trạng hoạt động thực tiễn chưa đạt hiệu quả cao. Đây là một nhược điểm cần
15



khắc phục và cũng là bài học để cảnh tỉnh những sinh viên không đề cao kiến
thức lý thuyết để áp dụng vào quá trình làm việc sau này.
Một nhược điểm cần khắc phục rất quan trọng với những sinh viên văn
hóa, tuyên truyền, giáo dục văn hóa đó là kỹ năng giao tiếp. Những kiến thức
khô khan nếu được truyền tải qua nhiều cách khác nhau sẽ mang đến sự
hưởng ứng của công chúng. Vì vậy có thể rút ra rằng, kỹ năng giao tiếp chính
là chìa khóa để mở cánh cửa của sự thành công nhất là những người làm công
tác tuyên truyền,…
III. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG DIỆN LÝ LUẬN
Bảo tàng lịch sử Quốc gia là nơi có điều kiện rất tốt để sinh viên tìm hiểu
những họa động liên quan tới nghiên cứu, tìm hiểu về chuyên ngành.
Quá trình hoạt động thực tiễn giúp cho kiến thức chuyên ngành được
hoàn thiện hơn. Hoạt động nghiên cứu lý luận và thực tiễn có mới quan hệ
chặt chẽ với nhau.
Những lý thuyết trừu tượng đã được cụ thể hóa trong hoạt động thực
tiễn, đặc biệt là những di sản, những hiện vật được trưng bày tại bảo tàng.
Quá trình kiến tập sinh viên chúng em đã được tìm hiểu kiến thức thông
qua những công trình nghiên cứu, những cổ vật mang giá trị lịch sử, những
công trình xuất bản thành sách được bày trí tại phòng trưng bày và thư viện
của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Đó là những kiến thức khó mà có được ở
trường
IV. BÀI HỌC THỰC TẾ
Quá trình hoạt động thực tế có thể gặp nhiều khó khăn hơn việc
nghiên cứu qua sách vở trên ghế nhà trường. Đây là thách thức đối với sinh
viên nhưng cũng là cơ hội để tăng sự hiểu biết và kĩ năng thực hành và làm
việc nhóm.
Quá trình hoạt động thức tế cũng giúp nhóm sinh viên nhận ra rằng hoạt
động nghiên cứu lý thuyết tại trường học là cơ sở nền tảng quan trọng cho

người đi làm sau này.
16


Kỹ năng làm việc nhóm và làm tư duy độc lập cũng đóng vai trò hết sức
quan trọng đối với hoạt động thực tiễn.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn việc mắc sai lầm ban đầu là không
thể tránh khỏi, những sai lầm này thường đem lại hậu quả nghiêm trong hơn
việc sai lầm trong nghiên cứu lý thuyết. Vậy nên để đạt được kết quả cao
trong hoạt động thực tiễn cần nắm vững lý thuyết để áp dụng vào thực tiếp
một cách đúng đắn.
V. ĐỀ TÀI TẬP CHUNG NGHIÊN CỨU TRONG QUÁ TRÌNH
KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI: NHIỆM VỤ CỦA BẢO TÀNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
1. Khái quát vấn đề
Như chúng ta đã biết, bất kì một thời đại, một thế hệ nào khi xây dựng
cuộc sống của thời đại, của thế hệ mình cũng đều phải tiến hành tìm hiểu,
nghiên cứu về các thời đại, các thế hệ trước đó.
Để thực hiện được điều trên, người ta có thể dựa vào những nguồn sử
liệu khác nhau. Song, nguồn sử liệu có tính thuyết phục nhất là các di sản văn
hóa dưới dạng vật thể cũng như phi vật thể.
Có thể nói, chính các di sản văn hóa, trong đó có các hiện vật Bảo
tàng là cơ sở đáng tin cậy để cho các thế hệ tìm hiểu và nghiên cứu về các thế
hệ ông cha để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình trên nhiều
lĩnh vực nhằm góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
2. Khái niệm
Văn hoá là toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của nhân dân
một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác

với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,
phong tục tập quán, lối sống

17


Hiện nay, khái niệm về di sản văn hóa được các nhà Bảo tàng học Việt
Nam thống nhất đưa vào “luật di sản văn hóa” như sau: “Di sản văn hóa là
những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người hoặc thiên nhiên sáng tạo
ra và được con người sử dụng từ đó hình thành các giá trị về lịch sử, văn hóa,
khoa học và thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc”.
Bảo tàng là một thiết chế văn hóa có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm,
kiểm kê, bảo quản, trưng bày và phát huy tác dụng các di sản văn hóa của dân
tộc nhằm đáp ứng hai chức năng cơ bản đó là: Nghiên cứu khoa học và Giáo
dục khoa học.
3. Phạm vi nghiên cứu
Theo khái niệm về di sản văn hóa, các di sản văn hóa là đối tượng hoạt
động của ngành Bảo tồn Bảo tàng bao gồm các di vật và các di tích ở dạng
“vật thể” và các giá trị tinh thần liên quan đến các di vật và di tích đó ở dạng
“phi vật thê”.
Do vậy trong 1 tháng kiến tập em đã có điều kiện quan sát, tìm hiểu về
vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc tại Bảo tàng lịch sử Quốc
gia. Đây là lần đầu tiên em được tham gia hoạt động học tập và rèn luyện
trong môi trường thực tiễn nên phạm vi đề tài chỉ nằm trong phạm vi nghiên
cứu tại Phòng Giáo dục, Công chúng - Bảo tàng lịch sử Quốc gia.
4. Vai trò và tầm quan trọng của Bảo tàng đối với việc bảo tồn và
phát huy những di sản văn hóa dân tộc
4.1 Về nghiên cứu
- Phát hiện, thu thập, sưu tầm và giữu gìn một khối lượng lớn các tài
liệu. Ta có thể khẳng định rằng, nếu các bảo tàng không làm tốt các công tác

nghiên cứu khoa học thì không thể có cơ sở để phát hiện và sưu tầm được
hiện vật và tất nhiên, không thể có hiện vật đưa về các bảo tàng Việt Nam.
- Trên cơ sở các tài liệu, hiện vật gốc, các bảo tàng đã lập nên những hệ
thống trưng bày, nghiên cứu cũng như các phòng truyền thống, nhà truyền
thống,...
18


- Thông qua công tác nghiên cứu các di sản văn hóa mà lực lượng cán bộ
khoa học của các Bảo tàng dần dần được trưởng thành từng bước khẳng định
được khả năng nghiên cứu độc lập. Nhờ đó, công tác phát hiện, sưu tầm các di
sản văn hóa ngày càng được đẩy mạnh, góp phần vào việc bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa dân tộc.
- Các kết quả nghiên cứu của bảo tàng không chỉ phục vụ cho hoạt động
của bảo tàng đặc biệt là công tác giáo dục mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác nghiên cứu của các ngành khoa học khác, thông qua những lượng
thông tin do bảo tàng cung cấp ngay cả chính các hiện vật, bởi các hiện vật
(các di sản văn hóa) có được cũng là do kết quả nghiên cứu khoa học của Bảo
tàng. Có thể nói, kết quả nghiên cứu của Bảo tàng đối với các di sản văn hóa
đã góp phần vào việc nghiên cứu liên ngành – một trong những xu hướng phổ
biến và có hiệu quả trong công tác nghiên cứu khoa học.
4.2 Về giáo dục:
- Các bảo tàng không chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm và giữ gìn
các di sản văn hóa mà còn phải biết dựa vào chúng để tuyên truyền, giáo dục
về nhiều mặt, cho các đối tượng khác nhau khi họ đến tham quan Bảo tàng
cũng như đối với những người khi họ chưa có điều kiện đến với Bảo tàng.
Trong nhiều năm qua, các bảo tàng đã tiến hành nhiều hình thức khác
nhau để thực hiện nhiệm vụ trên. Ta không thể phủ nhận được rằng việc giáo
dục được tiến hành dựa trên các cơ sở tài liệu, hiện vật gốc của Bảo tàng sẽ có
sức thuyết phục nhất. Có thể nói công tác giáo dục của bảo tàng dựa trên các

tài liệu, hiện vật gốc của lịch sử sẽ giúp cho mọi người biết về quá khứ, hiểu
được hiện tại và tin ở tương lai.
- Đồng thời với việc tuyên truyền, giáo dục, bảo tàng đã thực hiện phổ
biến những tri thức khoa học cho các đối tượng khác nhau, thông qua việc
khai khác những thông tin trong tài liệu và hiện vật. Bằng hình thức hướng
dẫn khách tham quan, tổ chức các câu lạc bộ, các giờ học, xuất bản các ấn
phẩm, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học,… bảo tàng đã góp phần cung cấp
19


những kiến thức khoa học đến với nhiều đối tượng khác nhau. Trong nhiều
năm bảo tàng đã thực sự góp phần vào việc phát huy giá trị của các di sản văn
hóa dân tộc – một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Nhờ có công tác tuyên truyền, giáo dục bảo tàng đã giúp mọi người
hiểu hơn về cội nguồn một cách sâu sắc qua đó giúp họ có ý thức coi trọng
những giá trị truyền thống dân tộc. Mặt khác, bảo tàng cũng xâu dựng được
đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền giáo dục nòng cốt.
5. Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa tại bảo tàng lịch sử Quốc gia.
Qua quá trình tập trung quan sát và nghiên cứu từ ngày 17.11.2014 đến
12.12.2014, có thể thấy việc thực hiện việc bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa dân tộc tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia như sau:
5.1 Đạt được
Đối với Bảo tàng:
- Công tác chuyên môn
Bảo tàng tổ chức và đồng tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về việc bảo
tồn và phát huy những di sản văn hóa cũng như bản sắc văn hóa của dân tộc.
Tham gia các cuộc Hội thảo, Hội nghị khoa học trong và ngoài nước để
trao đổi cũng như học tập từ các nước bạn. Xây dựng các đề tài khoa học

ngắn hạn và dài hạn cấp cơ quan và cấp Bộ. Phối hợp với các cơ quan ở trong
nước và quốc tế nghiên cứu các đề tài di sản văn hoá Việt Nam.
- Công tác quản lý hiện vật
Công tác quản lý sưu tập hiện vật luôn được coi là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của bảo tàng. Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu
giữ trên 150.000 hiện vật gốc trong kho bảo quản thuộc nhiều thời kỳ lịch sử
khác nhau, đáp ứng phần lớn nhu cầu nghiên cứu và trưng bày. Số hiện vật
này bao gồm nhiều chất liệu như đá, đồng, sắt, đất nung, gốm sứ, xương, ngà,
20


giấy, vải và hàng trăm hiện vật quốc bảo bằng kim loại quí như ấn vàng, kim
sách cùng nhiều đồ ngự dụng của các thời vua chúa phong kiến… Hiện vật
của bảo tàng có nhiều nguồn khác nhau: một phần tiếp nhận từ Bảo tàng
Louis Finot trước 1954, hiện vật hiến tặng của nhân dân trong cả nước, một
phần tiếp nhận từ các cơ quan Công an, Hải quan thu giữ qua kiểm tra buôn
bán trái phép từ sau 1954 đến nay. Phần lớn số hiện vật được sưu tầm, khai
quật trên hầu khắp Việt Nam. Đặc biệt những năm gần đây, bảo tàng trực tiếp
tham gia khai quật và tiếp nhận các sưu tập hiện vật khai quật từ 5 con tàu cổ
ở vùng biển Việt Nam: Tàu cổ Hòn Cau (1690), Tàu cổ Hòn Dầm (Kiên
Giang, tk 15), tàu cổ Cù Lao Chàm (Quảng Nam, tk 15), tàu cổ Cà Mau (1723
- 1735), tàu cổ Bình Thuận (1573-1620). Riêng Tàu cổ Cù Lao Chàm đã nhập
vào kho bảo tàng gần 5000 hiện vật, trong đó có sưu tập hiện vật độc bản.
Trong những năm qua, hệ thống kho hiện vật của bảo tàng đã được Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư nâng cấp như: cải tạo môi trường ổn định
phù hợp với từng chất liệu bảo quản; tăng cường thiết bị, tủ bục thiết kế theo
yêu cầu của mỗi chủng loại và chất liệu hiện vật; trang bị hệ thống máy điều
hoà và các phương tiện hút ẩm, thông gió, báo cháy, báo động, ánh sáng hợp
lý. Để làm tốt công tác quản lý và phát huy một cách cao nhất tài sản quốc
gia, công tác đăng ký nhập hiện vật đã được thực hiện theo một quy trình

thống nhất, khoa học. Hệ thống phiếu, sổ sách đã được sắp xếp và bổ sung
thông tin. Đặc biệt bảo tàng đã áp dụng công nghệ tin học vào việc quản lý
hiện vật. Nhìn chung, hiện vật bảo quản trong kho của bảo tàng đã được kiểm
kê, xác định giá trị và phân loại thành những sưu tập một cách khoa học.
- Công tác bảo quản
Để kéo dài tuổi thọ của các loại chất liệu hiện vật, Bảo tàng Lịch sử quốc
gia đã đầu tư xây dựng, cải tạo cơ bản hệ thống kho bảo quản hiện vật với các
trang thiết bị cần thiết để kiểm soát môi trường theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Các kho bảo quản hiện vật không những được phân chia theo giai đoạn lịch
sử, nguồn gốc xuất xứ mà còn theo chất liệu để vận hành các thiết bị máy
21


móc, khống chế nhiệt độ, độ ẩm cho môi trường kho bảo quản theo đúng yêu
cầu kỹ thuật, phù hợp với từng chất liệu cụ thể.
Đối với các hiện vật đã có hiện tượng bị xuống cấp, Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia đã trang bị một phòng thí nghiệm chuyên về tu sửa bảo quản hiện
vật tiên tiến, với nhiều trang thiết bị hiện đại cần thiết. Nhờ đó, nhiều hiện vật
với chất liệu khác nhau đã được bảo quản thành công tại bảo tàng. Điển hình
như các hiện vật chất liệu hữu cơ, các sưu tập tranh chất liệu giấy, vải đã được
bảo vệ trong môi trường khí trơ cho kết quả tốt, được nhiều chuyên gia trong
và ngoài nước đánh giá cao. Bảo tàng cũng đã phối hợp với một số nghệ nhân
tu sửa bảo quản, phục dựng hiện vật gỗ sơn son thếp vàng, khảm trai theo
phương pháp truyền thống khá thành công. Nhiều sưu tập hiện vật chất liệu
kim loại như đồ đồng Đông Sơn, đồ đồng phong kiến đã được áp dụng quy
trình xử lý bảo quản tiên tiến. Hàng loạt hiện vật chất liệu gốm, đất nung đã
được gắn chắp phục dựng thành công, phục vụ kịp thời cho công tác nghiên
cứu và trưng bày. Chất liệu thạch cao, ximăng trước kia đã được thay thế
bằng những vật liệu mới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ, phù hợp với
nguyên tắc bảo quản phục dựng hiện vật bảo tàng do Hiệp hội bảo tàng quốc

tế (ICCOM) quy định.
Bên cạnh công tác bảo quản hiện vật tại bảo tàng, Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia còn tham gia giúp đỡ một số bảo tàng địa phương và di tích, xử lý
bảo quản, phục dựng nhiều sưu tập hiện vật với các chất liệu khác nhau theo
phương pháp truyền thống…
Trong thời gian qua, nhiều dự án về tu sửa, bảo quản hiện vật đã được
thực hiện tại bảo tàng. Các dự án đã tổ chức nhiều khoá đào tạo bồi dưỡng
cho cán bộ về kỹ thuật bảo quản ở trong và ngoài nước. Thông qua dự án này,
đội ngũ cán bộ bảo quản của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và nhiều bảo tàng
trong cả nước tham gia các khoá tập huấn về bảo quản tu sửa hiện vật bảo
tàng là chất liệu gốm, kim loại và bảo quản hiện vật ngay tại hiện trường khai

22


quật, bảo quản giấy…. Một số hoá chất chuyên dụng và nhiều máy móc hiện
đại đã được áp dụng trong công tác bảo quản hiện vật.
Đối với phòng Giáo dục, Công chúng:
- Công tác trưng bày:
Hiện nay, bảo tàng đã hoàn thành dự án nâng cấp hệ thống chiếu sáng
phòng trưng bày và tòa nhà bảo tàng tại số 1Tràng Tiền. Với những thiết bị
chiếu sáng hiện đại và nghệ thuật chiếu sáng tinh tế sẽ giúp người xem cảm
thụ giá trị tiềm ẩn trong từng cổ vật, từng sưu tập hiện vật một cách hiệu quả
hơn.
Hàng năm bảo tàng phối hợp tổ chức từ 5-7 cuộc trưng bày chuyên đề
với các bảo tàng trong cả nước, các hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các
nhà sưu tập tư nhân với chủ đề trưng bày ngày càng đa dạng.
Thường xuyên hỗ trợ các bảo tàng tỉnh, thành phố, các bảo tàng chuyên
ngành trong việc nghiên cứu xây dựng đề cương trưng bày, giải pháp và thiết
kế mỹ thuật .

- Công tác giáo dục:
Công tác giáo dục đặc biệt đối với phòng Giáo dục, Công chúng luôn
được chú trọng đặt lên hàng đầu và không ngừng phấn đấu để trở thành một
trung tâm văn hoá - khoa học lớn của đất nước. Hàng chục triệu người ở khắp
mọi miền đất nước và hàng trăm ngàn khách quốc tế từ mọi châu lục đã đến
tham quan, trong đó có nhiều vị nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo cao
cấp... đã ghi lại những tình cảm tốt đẹp của mình đối với lịch sử dân tộc Việt
Nam trong những trang sổ vàng lưu niệm.
Số lượng khách tham quan đến với bảo tàng ngày càng đông đảo: những
năm trước đây khoảng 50 - 70 nghìn/ lượt người, những năm gần đây số
lượng ấy không ngừng tăng, trung bình mỗi năm từ 100 - 150 nghìn lượt
người. Dưới sự chỉ đạo của Bảo tàng, phòng Giáo dục, Công chúng thường
xuyên kết hợp với các trường học tổ chức câu lạc bộ Em yêu lịch sử, giờ học

23


sử nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học sử trong hệ thống trường
học, giúp các em học sinh thêm yêu mến môn lịch sử.
6. Kết luận
Di sản văn hoá là những tài sản vô giá của dân tộc, là những chứng tích
vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền
thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.
Qua những di sản văn hóa được phát hiện nghiên cứu và bảo tồn, ta có
thể nhận biết và tìm hiểu được quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam một
cách chính xác và chân thực hơn. Hơn nữa, những di sản này cũng là những
nhân chứng lịch sử sâu sắc cho dân tộc.
Với những lý do trên ta có thể thấy rằng sự cần thiết của việc bảo tồn các
di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể). Do vậy việc bảo tồn và phát huy di sản

văn hóa với người Việt nói chung và đặc biệt là đối với các Bảo tàng nói riêng
là vấn đề quan trọng cần được đề cao và phát huy.

24


PHẦN III: KIẾN NGHỊ
I. Với cơ quan kiến tập:
Trong thời gian đi kiến tập tại Phòng Giáo dục, Công chúng – Bảo tàng
Lịch sử Quốc gia đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể học
tập và nghiên cứu thực tế.
Sau quá trình kiến tập kính mong cán bộ Bảo tàng tạo điều kiện hướng
dẫn giúp đỡ sinh viên khi trong việc học tập, nghiên cứu đề tài, để sinh viên
có cơ hội tiếp tục học hỏi trong thời gian trở lại học ở trường thông qua việc
tìm kiếm tài liệu ở thư viện hay những kiến thức thực tế được quan sát ở
phòng trưng bày. Và mong rằng trong đợt thực tập năm cuối sắp tới, Phòng
Giáo dục, Công chúng - Bảo tàng lịch sử Quốc gia tạo điều kiện để sinh viên
chúng có cơ hội tham gia, học hỏi nhiều hơn nữa.
II. Với nhà trường:
Kính mong nhà trường xây dựng thêm hệ thống môn học mang tính ứng
dụng thực hành cao, tổ chức những sân chơi về kiến thức văn hóa, lịch sử cho
sinh viên để giúp sinh viên tiếp thu, trau dồi kiến thức một cách dễ dàng và
mới mẻ hơn.
Chúng em cũng mong rằng, Khoa và nhà trường tăng thời lượng học
thực tế và giảm tải lượng kiến thức lý thuyết cho sinh viên bằng việc đi tìm
hiểu những bảo tàng, di tích lịch sử, văn hóa,…
III. Với khoa Tuyên truyền – Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Kính mong khoa Tuyên truyền triển tăng thời lượng học thực tế, tăng
thời lượng làm việc nhóm và tư duy cá nhân cho sinh viên có khả năng vững
vàng trong môi trường tập thể.

Đưa thêm một số môn học về văn hóa một cách chi tiết hơn để sinh viên
có cơ hội được học hỏi nhiều hơn nữa.
Tạo điều kiện để sinh viên có nhiều cơ hội học tập rèn luyện kỹ năng
thuyết trình trước đám đông.
25


×