Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Báo cáo kiến tập tại trường chính trị tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.13 KB, 47 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện Kế hoạch kiến tập Sư phạm số 2836/KH_HVBCTT ngày
17/12/2012 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền về việc kiến tập
sư phạm cho sinh viên khối lý luận, năm thứ 3 khóa học 2010-2014 với mục
đích yêu cầu rèn luyện cho sinh viên tiếp cận với thực tế giảng dạy trên lớp và
các hoạt động chuyên môn của giảng viên trường Chính trị tỉnh; tìm hiểu cụ
thể và nắm vững chức năng, nhiệm vụ cũng như các hoạt động của khoa và
trường, tạo cơ sở cho đợt thực tập nghiệp vụ cuối khóa và công tác sau tốt
nghiệp. Đồng thời, qua việc kiến tập sư phạm thực tế ở trường là điều kiện để
nâng cao ý thức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng tinh thần say mê, tâm huyết
nghề nghiệp đối với ngành đào tạo của sinh viên.
Thời gian kiến tập vừa qua tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang là điều
kiện vô cùng thuận lợi đối với bản thân em. Sau một tháng kiến tập em đã thu
hoạch được nhiều bài học quý báu và kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, trong
quá trình kiến tập ở trường, bản thân em và đoàn kiến tập còn gặp nhiều khó
khăn, bỡ ngỡ, song nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện, chỉ bảo tận tình của các
thày cô giáo là lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo là lãnh đạo các đơn vị
phòng, khoa, giảng viên và các cán bộ viên chức nhà trường, em đã vượt qua
được những khó khăn đó để hoàn thành tốt đợt kiến tập sư phạm tại khoa Lý
luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường chính trị tỉnh Bắc Giang.
Để Học Viện và Khoa chủ quản có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan về
kết quả kiến tập sư phạm của sinh viên, trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu tình
hình thực tế và thu thập tài liệu ở trường, đồng thời căn cứ vào bản hướng dẫn
nội dung viết bài thu hoạch của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, em xin
báo cáo toàn bộ những nội dung kiến tập sư phạm của mình trong thời gian
qua tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang, ngôi trường có bề dày kinh nghiệm
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn
thể, mặt trận Tổ quốc và các thành phần kinh tế khác.
Em xin chân thành cảm ơn các thày cô trong Ban Giám hiệu nhà trường,
các thầy cô lãnh đạo, giảng viên của khoa Lý luận Mác - Lênin tư tưởng Hồ
Chí Minh và toàn thể các thầy cô giáo, các cán bộ viên chức của trường Chính


trị tỉnh Bắc Giang đã quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt kiến
tập sư phạm này.
1


NỘI DUNG
I. Một số nét khái quát về tỉnh Bắc Giang
1. vị trí địa lí , phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính

1.1 vị trí và lãnh thổ

2


Tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21 007’ đến 21037’ vĩ độ Bắc; từ
105053’ đến 107002’ kinh độ Đông; phía Nam của tỉnh Bắc Giang giáp các
tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương; phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Đông giáp tỉnh
Quảng Ninh; phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên. Bắc Giang
có 9 huyện và 1 thành phố (thành phố Bắc Giang), trong đó có 6 huyện miền
núi và 1 huyện vùng cao, với 231 xã, phường, thị trấn. Tỉnh Bắc Giang nằm
cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh), Bắc Giang có vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng.
TP Bắc Giang (thủ phủ của tỉnh) cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu
Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 60
km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân-Quảng Ninh
130 km. Từ đây có thể dễ dàng thông thương với các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Như vậy,vị trí địa lí đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế - xã hội với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh đông bắc và các tỉnh
khác trong cả nước. nhờ vị trí địa lí như vậy, Bắc Giang có thể phát huy lợi

thế sẵn có của một tỉnh nhiều tiềm năng, đưa lãnh thổ này thành một đầu mối
kinh tế quan trọng nối khu vực kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn với các tỉnh đồng
bằng sông Hồng.
1.2. Sự phân chia hành chính
Tỉnh Bắc Giang được thành lập vào năm 1985 với 2 phủ: Lạng Giang,
Đa phúc và 6 huyện: Việt Yên, Yên Dũng, Kinh Anh, Yên Thế, Hiệp Hoà,
Phượng Nhỡn. Từ năm 1921- 1945, Bắc Giang gồm 3 phủ, 13 huyện, 453 xã
Ngày 27/10/1962, Bắc Giang cùng Bắc Ninh sáp nhập thành một tỉnh lấy
tên là Hà Bắc.
Ngày 6/11/1996, Quốc hội khoá IX, kì họp thứ 10 đã phê chuẩn việc
tách tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Bắc Giang được tái lập
với 9 huyện,1 thành phố là thành phố Bắc Giang, các huyện Yên Thế, Lục
Ngạn, Sôn Động, Lục Nam, Tân Yên, Hiệp Hoà, Lạng Giang, Việt Yên, Yên
Dũng với 205 xã, 5 phường, 14 thị trấn.
Các đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Giang
1.

Thành phố Bắc Giang
3


2.

Huyện Yên Thế

3.

Huyện Sơn Động

4.


Huyện Lục Nam

5.

Huyện Tân Yên

6.

Huyện hiệp hoà

7.

Huyện Lạng Giang

8.

Huyện Việt Yên

9.

Huyện Lục Ngạn

10.

Huyện Yên Dũng

4



2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1. Địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn
Địa hình bắc giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng
xen kẽ, tạo ra nhiều cảnh đẹp và đa dạng sinh học. Do chủ yếu là trung du và
miền núi nên địa chất của tỉnh được đánh giá tương đối tốt, phù hợp với việc
xây dựng các khu công nghiệp lớn.
Nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa, nhietj độ bình quân hàng
năm khoảng 23 – 24C, nhiệt độ thấp nhất: 40C, nhiệt độ cao nhất 39C. Độ ẩm
không khí trung bình 83%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng
1650mm. Bắc Giang ít bị ảnh hưởng của thiên tai(động đất, bão tố). Với địa
hình dốc ở miền núi và dốc nhẹ ở vùng trung du, Bắc Giang có ít vùng bị
ngập nước, thuỷ văn được đán giá tương đối tốt cho phát triển cả công nghiệp
và thương nghiệp.
2.2. Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên của tỉnh là: 3827,38km2, trong đó có 127,2 ngàn ha
đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản;136,1 ngàn ha đất lâm nghiệp; 119,6
ngàn ha đất ở, đất chuyên dùng và đồi núi trọc. Đây là thế mạnh của tỉnh
trong việc thu hút đầu tư các khu công nghiệp lớn, xây dựng các vùng sản
xuất nông nghiệp hàng hoá và nuôi trồng thuỷ sản. Quỹ đất dành cho phát
triển công nghiệp và đô thị nằm liền kề với trục giao thông quan trọng, thuận
tiện cho việc thông thương và đi lại. Do địa hình đa dạng phong phú, Bắc
Giang có nhiều tiềm năng phát triên các khu du lịch sinh thái: hồ Cấm Sơn,
hồ Khuôn Thần, Khu bảo tồn Tây Yên Tử, Suối Mỡ. Ngoài ra, có thể xây
dựng các sân golf, khu nghỉ dưỡng…
2.3. Tài nguyên nước
Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiề dài là
347km, có nước quanh năm. Ngoài ra, còn có hệ thống ao hồ mạch nước
ngầm, đặc biệt có hồ Cấm Sơn diện tích mặt nước 29 ngàn ha, dung tích hữu

5



ích 227 triệu m3, lớn thứ tư toàn quốc. Lượng nước mặt, nước mưa, nước
ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.
2.4. Tài nguyên rừng
Rừng của Bắc Giang có hệ động hực vật phong phú, nhiều nguồn gen
quý; có vị trí quan trọng, ảnh hưởng ddeeens sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, moi trường sinh thái và đời sống nhân dân. Trữ lượng gỗ khoảng 3,5
trieeujm3 và 500 triệu cây tre, nứa.
3. Dân số
Dân số toàn tỉnh đến hết năm 2010 là 1.567.557 người, mật độ dân số
bình quân là 408,1 người/km2, cao hơn so với bình quân của khu vực và
cả nước. Dân số sống ở khu vực thành thị khoảng 151.000 người, chiếm
khoảng 9,62% dân số, dân số ở khu vực nông thôn là 1.416.614 người,
chiếm 90,38%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,85% dân số, nữ giới
khoảng 50,15% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng
64,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 24%; số hộ
nghèo chiếm 9,78%.
Đặc điểm phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn tập trung ở các khu
vực trung du (TP. Bắc Giang bình quân 2.186 người/km 2; huyện Hiệp Hoà
bình quân 1.045 người/km2; huyện Việt Yên bình quân 936,9 người/km 2;
huyện Tân Yên bình quân 774,7 người/km 2; huyện Lạng Giang bình quân
802,7 người/km2; huyện Yên Dũng bình quân 739,9 người/km 2). Các huyện
miền núi dân cư sống thưa thớt hơn (huyện Sơn Động bình quân 82,2
người/km2; huyện Lục Ngạn bình quân 203,8 người/km 2; huyện Yên Thế bình
quân 313,8 người/km2; huyện Lục Nam bình quân 335 người/km2).
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 20 dân tộc chung sống như: Kinh, Tày,
Hoa, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chí, Mường, Thái, Khơ Me, H’Mông,... trong
đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số (84,1%); các dân tộc chiếm tỉ lệ nhỏ là Khơme (0,002%), H’Mông (0,002%), Thái (0,004%).


6


Bắc Giang được đánh giá là địa phương có hoạt động giáo dục phát triển
vào loại khá trong cả nước. Hàng năm, Bắc Giang có số học sinh thi đỗ vào
các trường cao đẳng, đại học, khá cao khoảng 1,2 vạn em. Đến nay toàn tỉnh
có 1 trường đại học, 3 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp, 82 cơ sở đào tạo
nghề, định hướng đến năm 2020 sẽ nâng cấp trường cao đẳng Ngô Gia Tự
thành trường đại học; thành lập trường cao đẳng công nghệ việt – hàn và định
hướng nâng cấp thành trường đại học công nghệ - kỹ thuật, nâng cấp các
trường trung cấp y tế, trung cấp kinh tế - kỹ thuật và trung cấp văn hoá, thể
thao và du lịch thành các trương cao đẳng; tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 60%
vào năm 2020.
4.Truyền thống văn hoá
Bắc Giang có đặc điểm văn hóa phong phú và đa dạng, được quy tụ và
thể hiện thông qua đời sống, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng
mỗi dân tộc; biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn
giáo ở lễ hội truyền thống.
Hội làng tồn tại hàng nghìn năm với các nghi lễ, nội dung, hình thức
riêng song mục đích chính của lễ hội đều nhằm giúp cho sự thống nhất, đoàn
kết trong cộng đồng làng xã, giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử, truyền
thống chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học, phát triển ngành nghề. Hàng
năm, Bắc Giang có hơn 500 lễ hội truyền thống được tổ chức; một số lễ hội
tiêu biểu ở Bắc Giang như: lễ hội Yên Thế; lễ hội Bắc Giang có hàng nghìn
công trình kiến trúc cổ đặc sắc với nhiều loại hình khác nhau như: Đình, đền,
chùa, miếu, phủ, từ đường, văn chỉ… Mặc dù đã mất mát đi rất nhiều, song
7


những công trình còn lại như: Đình Lỗ Hạnh (Đồng Lỗ - Hiệp Hoà), xây năm

1576; đình Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên) xây dựng năm 1686; đình Phù Lão
(Đào Mỹ - Lạng Giang) xây dựng thế kỷ XVII; đình Cao Thượng, đình
Vường, đình Hả (Tân Yên); chùa Vĩnh Nghiêm (Trí Yên – Yên Dũng); chùa
Bổ Đà (Việt Yên); lăng họ Ngọ, lăng Dinh Hương (Hiệp Hòa)… đã thể hiện
những dấu ấn đặc sắc về kỹ thuật tạo dựng công trình và nghệ thuật hội họa,
điêu khắc tuyệt tác của người Bắc Giang.

Theo thống kê, khảo sát, tính đến 11/2010, trên toàn tỉnh Bắc Giang có
2.237 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong số đó đã lập hồ
sơ khoa học và pháp lý xếp hạng được 492 di tích các loại (109 di tích xếp
hạng cấp quốc gia, 383 di tích xếp hạng cấp tỉnh). Trong tổng số 2.237 di tích
các loại được phân bổ ở các huyện, thành phố như sau: Huyện Sơn Động 24
di tích; huyện Lục Ngạn 173 di tích; huyện Lục Nam 263 di tích; huyện Lạng
Giang 237 di tích; huyện Yên Thế 109 di tích; huyện Tân Yên 347 di tích;
huyện Hiệp Hoà 385 di tích; huyện Việt Yên 331 di tích; huyện Yên Dũng
318 di tích; thành phố Bắc Giang 50 di tích. Nổi bật là dấu tích thành cổ
Xương Giang; khu di tích cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế; khu di tích
cách mạng Hoàng Vân, di tích Y Sơn (Hiệp Hoà); cây Dã hương nghìn năm
tuổi (Lạng Giang), Kho Mộc bản hơn 3.000 bản được lưu giữ tại chùa Vĩnh
Nghiêm (Yên Dũng) đã chính thức được công nhận là Di sản tư liệu Khu vực
châu Á – Thái Bình Dương (ngày 16/5/2012 tại Bankok, Thái Lan)
8


Bắc Giang cũng là nơi có kho tàng văn nghệ dân gian phong phú như:
Truyện thần thoại, truyện cổ tích, huyền thoại, giai thoại, truyện cười, tục
ngữ, ca dao, hát ví, hát trống quân, hát quan họ, chèo, ca trù và dân ca của các
dân tộc thiểu số. Dân ca Quan họ và Ca trù đã được UNESCO công nhận là
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Bắc Giang có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Khu thắng cảnh

Suối Mỡ (huyện Lục Nam); hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn);
Rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) với những hệ
động, thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại sinh vật quý hiếm
nằm trong sách đỏ Việt Nam đang được bảo tồn,… đó là điều kiện thuận lợi
để Bắc Giang phát triển nhiều loại hình du lịch…
5. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
5.1. Hệ thống giao thông
Bắc Giang là tỉnh có hệ thống giao thông khá đa dạng với 3 loại hình:
đường bộ, đường sắt, đường sông được phân bố hợp lý.
Hệ thống đường bộ: gồm Quốc lộ (278km), đường tỉnh lộ (390km),
đường huyện (562,36km), đường đô thị (32,47km), đườn xã (2190,82km).
Quốc lộ 1A mới đã hoàn thành nối với nhiều tuyến nội tỉnh tạo ra những vị trí
thuận lợi cho việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Trong tương lai gần,
QL -1A đoạn Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Ninh được xây dựng thành đườn
cao tốc, tạo cơ sở phát triển cho hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) –
Lạn Sơn –Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Hệ thống đường sắt: Bắc Giang có 2 tuyến đường sắt quan trọng chạy
qua, đó là tuyến Hà Nội – Láng Sơn (thuộc tuyến đường sắt Bắc – Nam,
thông thương sang trung quốc thông qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan) và tuyến
Lưu Xá –Kép - Quảng Ninh (thuộc tuyến thái Nguyên – quang ninh) nối các
tỉnh nội địa với các cảng biển.
Hệ thống đường sông: ba con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh là sông
thương, sông cầu, sông lục nam nằm trong hệ thống sông thái bình, tạo nên
9


một mạng lưới giao thông thuận tiện. bắc giang có hệ thống cảng phục vụ
thương đối tốt, đang triển khai xây dựng cảng container đồng sơn (cách thành
phố bắc giang khoảng 6km) và một số kho ngoại quan, cảng nội địa tạo thuận
lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất – nhập khẩu. Đặc biệt rong quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, thủ tướng chính
phủ đã cho phép quy hoạch xây dựng ICD (Inland Clearance Depot) hay còn
gọi là cảng cạn của tuyến hành lang kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Cùng với vị trí thuận lợi, ba hệ thống giao thông tạo cho bắc giang có lợi
thế nổi trội trong việc liên kết vùng , từ bắc giang có thể dễ dàng thông
thương với các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và quốc tế.
5.2.Hệ thống cấp điện nước, thông tin
Hệ thống lưới điện quốc gia được kéo đến từng xã bao gồm các cấp điện
áp 220, 110, 35, 22KV. Theo quy hoạch, đang chuẩn bị đầu tư xây dựng thêm
các trạm biến áp của đường truyền tải 500KV Sơn La – Hiệp Hoà. Hiện nay,
bắc giang đã đưa vào hoạt động nhà máy nhiệt điện sơn động công suất 220
MW và đang cấp phếp xây dựng cho nhà máy nhiệt điện bắc giang công suất
600MW. Hệ thông điện lực đảm bảo phục vụ sản xuất và dời sông nhân dân.
Hệ thống cấp nước sạch đã được đầu tư và đáp ứng yêu cầu sử dung
nước cho các khu đô thị, khu công nghiệp…
Hệ thông bưu chính viễn thông được chú trọng đầu tư và không ngừng
phát triển, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin. Hiện tại, sóng điện thoại di
động đã được phủ hầu hết địa bàn tỉnh, điện thoại kết nối được tất cả các xã
với 1,73 triệu thuê bao, đạt mật độ 108,3 máy/100 dân và gần 46,7 nghìn thuê
bao internet, dich vụ internet tốc độ cao (ADSL) đảm bảo cung cấp đến 2/3 số
xã; dịch vụ kênh thuê riêng (Leased Line) đảm bảo cung cấp dến trung tâm
các huyện, thành phố, các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung. 100% xã,
phường, thị trấn có điểm bưu điện phục vụ, dịch vụ bưu chính như: dịch vụ
chuyển phát nhanh EMS, bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế, bưu
chính uỷ thác, bưu phẩm không địa chỉ, điện hoa, dịch vụ chuyển tiền, tiết
kiệm bưu điện…được mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
10


5.3.Hệ thống thương mại – dịch vụ - y tế

Hệ thống thương mại nội tỉnh phân bố đều khắp các huyện đến các xã
góp phần đẩy nhanh lưu thông hàng hoá. Hệ thống tín dụng ngân hàng, bảo
hiểm ngày càng phát triển, đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Toàn tỉnh có 16 bệnh viên, trong đó tuyến tỉnh có 2 bệnh viện đa khoa và 5
bệnh viện chuyên khoa bao gồm: phụ sản, y học cổ truyền, tâm thần, lao và bệnh
phổi, điều dưỡng và phục hồi chức năng, còn lại 9 bệnh viện đa khoa tuyến
huyện. 100%xã phường có trạm y tế với quy mô mỗi trạm có 4- 6 cán bộ.
6. Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang.

Bưu điện thành phố Bắc Giang

Thành phố Bắc giang

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI và
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm (2006 - 2010), Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn
kết, nỗ lực phấn đấu và giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh
vực, một số chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể là:
Giai đoạn 2006-2010, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài
chính thế giới, sự suy thoái kinh tế ở khu vực và trong nước nhưng tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh vẫn đạt ở mức 9%/năm. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản giảm dần; công nghiệp - xây dựng tăng 9,9%. Đến hết năm 2010,
GDP bình quân đầu người đạt trên 650 USD; Sản lượng lương thực đạt

11


642.753 tấn. Giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm trên 250 triệu USD. Tỷ lệ
hộ nghèo giảm từ 30,67% năm 2005 xuống còn 9,78% năm 2010.


Năm 2011 – năm đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ
XVII, tỉnh Bắc Giang vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng đạt 10,5%; tổng
diện tích gieo trồng cả năm đạt 176.000 ha, sản lượng lương thực có hạt ước
đạt xấp xỉ 664.000 tấn; công nghiệp – xây dựng tăng 18,2%; dịch vụ tăng
9,1%; cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ
trọng các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm trên 36%, dịch vụ trên 31%,
nông, lâm, thuỷ sản trên 31%; tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp đạt trên 5.300 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 760 triệu USD;
tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 2.200 tỷ đồng; thu hút trên 273 triệu
USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại nhiều hạn chế
cần khắc phục, đó là:
- Kinh tế tăng trưởng chậm, chất lượng và hiệu quả thấp, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch chậm, vẫn cơ bản thuần nông, công nghiệp-tiểu thủ
công nghiệp-dịch vụ chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng,
thế mạnh, lợi thế của tỉnh

12


- Cở sở vật chất, hạ tầng kinh tế xã hội, chất lượng nguồn nhân lực còn
nhiều khó khăn, yếu kém, chưa đáp ứng được cho phát triển kinh tế-xã hội
nhanh hơn, mạnh hơn, nhất là phát triển công nghiệp, dịch vụ.
- Là tỉnh thuần nông, thu nhập bình quân đầu người thấp, mới bằng ½
thu nhập bình quân đầu người cả nước; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 17,78%, cao hơn
bình quân cả nước, hộ cận nghèo chiếm 10% số hộ; huyện Sơn Động kà 1
trong 61 huyện nghèo nhất cả nuớc với tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm trên
50%; tòan tỉnh còn 19 xã có tỷ lệ hộ nghèo 50% trở lên đến 77%(xã Cẩm
Sơn, huyện Lục Ngạn)

- Thu ngân sách đạt thấp. chỉ đảm bảo 20% nhu cầu chi, không có vốn để
đầu tư cơ sở hạ tầng; chưa có những dự án lớn có khả năng nộp ngân sách cao
trong vài năm tới, hiệu quả đầu tư thấp, còn thất thoát, lãng phí, các doanh
nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa, sản phẩm cạnh tranh yếu.
- Nhiều vấn đề xã hội vẫn rất bức xúc trong nhân dân, luôn tiềm ẩn các
nguy cơ gây mất an ninh, trật tự, an ninh nông thôn như: đơn thư khiếu nại, tố
cáo, ô nhiễm môi trường, bồi thường, giái phóng mặt bằng, quản lý đất đai,
dịch bệnh gia súc, gia cầm, an tòan vệ sinh thực phẩm, tham nhũng, lãng phí,
các tệ nạn xã hội: ma túy, cờ bạc, mại dâm…
- Trình độ, năng lực của đội ngũ các bộ các cấp, các ngành, nhất là cơ sở
còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kết quả cái cách hành chính còn nhiều hạn
chế; kỷ cương, kỷ luật hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm.
- Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cở sở Đảng, của đội
ngũ cán bộ đảng viên cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu nh
Và để phát triển kinh tế trong các nhiệm kỳ tiếp theo thì tỉnh bắc giang
đã đưa ra các chương trình phát triển kinh tế và các chỉ tiêu cụ thể:
Thứ nhất, các chương trinh phát triển kinh tế - xã hội:

13


- Chương trình đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch vụ
giai đoạn 2011 – 2015: Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nhất là thủ tục
hành chính, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi, môi
trường thông thoáng cho các nhà đầu tư, đổi mới xúc tiến đầu tư, xúc tiến đầu
tư ở cả trong nước và nước ngoài. Tăng cường thu hút đầu tư để phát triển
công nghiệp, dịch vụ. Chú trọng thu hút những dự án lớn, có công nghệ tiên
tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách của tỉnh.
- Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung gắn

với xây dựng nông thôn mới: Phát triển nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở quy
hoạch, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, gắn với thị trường và công
nghiệp chế biến; nâng cao chất lượng sản phẩm; đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm; xây dựng và giữ gìn thương hiệu sản phẩm, nâng sức cạnh tranh, tăng
giá trị, mang lại thu nhập cao và ổn định, bền vững cho nông dân; tạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu xây dựng
nông thôn mới.
- Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị: Xây dựng quy
hoạch có chất lượng với tầm nhìn xa; quản lý và thực hiện tốt quy hoạch.
Huy động các nguồn lực để đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông,
thủy lợi, điện, đô thị, giáo dục, y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chuẩn bị các điều kiện để thành phố Bắc Giang hướng tới
14


các tiêu chí của đô thị loại 2; xây dựng một số khu đô thị mới; nâng cấp
một số thị trấn theo phân kỳ quy hoạch.
- Chương trình nâng cao chất lượng dạy nghề: Quan tâm đầu tư mạnh hơn
cho dạy nghề, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh
gần với nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu
quả dạy nghề cho nông dân gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Chương trình phát triển du lịch: Tăng cường đầu tư hạ tầng và kêu gọi
các dự án du lịch đầu tư vào các khu vực tiềm năng của tỉnh. Hình thành các
sản phẩm du lịch có lợi thế của địa phương; quan tâm đào tạo đội ngũ làm
công tác du lịch. Khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh về du lịch văn hóa, lễ
hội, tâm linh gắn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…
Thứ hai, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong các năm tiếp theo:
- Đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 11% đến12%;
- Cơ cấu kinh tế trong GDP: công nghiệp - xây dựng 38,5% - 40%; dịch
vụ 37,5% - 38% ; Nông, lâm, thủy sản 22 - 24%;
- Thu nhập bình quân đầu người đạt1.315-1.380 USD/người/năm;

- Thu ngân sách trên địa bàn 2.300 tỷ đồng;
- Kim ngạch xuất khẩu 800 triệu USD;
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 80 nghìn tỷ đồng;
- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 620 nghìn tấn;
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%;
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2-3% năm;
- Giải quyết việc làm mới bình quân mỗi năm 27.000 lao động.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 50%;
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 75%;
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng dưới 15%;
- Tỷ lệ hộ được công nhận danh hiệu “gia đình văn hóa” 80%; tỉ lệ làng,
bản, khu phố được công nhận danh hiệu “làng văn hóa” 60-65%;
- Tỷ lệ dân số thành thị 14-16%;
15


- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 42%;
- Tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch 99%; tỷ lệ dân số nông thôn
sử dụng nước hợp vệ sinh 88%;
- Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới 20%;
- Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh trên 70%. Tỷ lệ
đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trên 82%;
II. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chung của Trường Chính
trị tỉnh Băc Giang.
1. Lịch sử hình thành của trường chính trị tỉnh bắc giang
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đản ta luôn coi trọng công
tác đà tạo và bồi dưỡng cán bộ. Như Bác Hồ kính yêu đã dậy: “Cán bộ là cái
gốc của mọi công việc. Công việc thành hay thất bại đều do cán bộ tốt hay
kém. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của đảng”. thấy rõ được tầm
quan trọng của công tác đào tạo cán bộ, ngay sau đại hội III của đảng bộ tỉnh

vào cuối tháng 4 năm 1951, tỉnh uỷ đã quyết định thành lập trường đào tạo
huấn luyện và bồi dưỡng cho cán bộ tiểu ban huấn luyện thuộc ban tuyên
huấn tỉnh uỷ. Được sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của đản bộ và nhân dân
huyện yên thế trường được xây dựng tại xóm cầu con thôn đầm lạc nay thuộc
thôn đồng lạc xã đông tâm huyện yên thế, được sự giúp đỡ về chuyên môn
của trường đảng hoàng văn thụ của liên khu việt bắc ngay 10 tháng 9 năm
1951 lớp đào tạo cơ sở đầu tiên của đảng được khai giảng với 120 học viên
tham dự khoá học. Trường đảng thuộc tỉnh uỷ tỉnh bắc giang ra đời mang tên
phùng chí kiên, một chiến sĩ cách mạng trung kiên của đảng, người học trò
xuất sắc của chủ tịch Hồ chí minh đã anh dũng hi sinh tại chiến khu việt bắc,
trường đảng phùng chí kiên là tiền thân của trường chính trị tỉnh bắc giang,
trường đã chính thức nhận nhiệm vụ của đảng là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ
sở của tỉnh. Đây cũng là một trong số những trường đảng được thành lập sớm
trong cả nước thr hiện sự nhạy bến và quan tâm chính trị cao của tỉnh uỷ, một
quyết định đúng đắn, sáng suốt, đáp ứng yêu cầu về công tác cán bộ mà thực
16


tiễn đang đòi hỏi. Trong hoàn cảnh kháng chiến điều kiện sinh hoạt vô cùng
khó khăn gian khổ trường đã đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng hàng nghìn
cán bộ góp phần xứng đáng vào sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc trên địa
bàn tỉnh nhà.
2. Chức năng của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
- Trường Chính trị tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy và UBND
tỉnh, tương đương một ban, ngành cấp tỉnh, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
- Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn
nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã;
trưởng, phó phòng, ban cấp huyện; trưởng, phó phòng các cơ quan, ban,
ngành cấp tỉnh và cán bộ dự nguồn các chức danh trên.

- Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ở địa phương.
3. Nhiệm vụ của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
* Đào tạo. bồi dưỡng cán bộ
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã về chương trình trung cấp lý
luận chính trị và một số chương trình trung cấp chuyên môn, bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trưởng, phó phòng các cơ quan, ban, ngành
cấp tỉnh; ban giám hiệu các trường phổ thông, trường mầm non và cán bộ dự
nguồn các chức danh trên về chương trình trung cấp lý luận chính trị.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính và viên chức sự
nghiệp ngạch chuyên viên, cán sự, tiền công vụ.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho đại biểu hội đồng nhân dân cấp
huyện.
- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp huyện.
* Thực hiện các đề tài khoa học, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn ở địa
phương về các lĩnh vực kinh tê- xã hội; xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ
17


và các đòan thể nhân dân…phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường.
* Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu cho Tỉnh uy trong việc
liên kết với Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, mở các
lớp cao cấp lý luận chính trị, đại học chuyên ngành cho cán bộ thuộc diện Ban
Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và cán bộ dự nguồn. Đồng thời trực tiếp giúp
Tỉnh ủy quan lý, phục vụ các lớp học đó.
* Phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh mở các lớp
đào tạo đại học chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và phục vụ
nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

* Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao theo
chức năng của Trường.
4. Tổ chức bộ máy
4.1. Ban giám hiệu
Số tt
1
2
3
4

Họ và tên
Thân Minh Quế
Đỗ Thị Minh
Thân Văn Hà
Phạm Dương Tuyến

Chức vụ
Hiệu Trưởng
Phó Hiệu Trưởng
Phó Hiệu Trưởng
Phó Hiệu Trưởng

Số đt cơ quan
02403859437
02403823891
02403823721
02403823116

4.2. các khoa chuyên môn và phòng nghiệp vụ
- Khoa lý luân Mác – Lênin, Tư tưởng hồ chí minh

- Khoa nhà nước và pháp luật
- Khoa dân vận
- Khoa xây đảng
- Phòng đào tạo
- Phòng tổ chức- hành chính- quản trị
- Phòng khoa học và thông tin tư liệu
4.3. Địa chỉ:

18

Số đt di động
0912404619
0912161012
0915453664
0945675668


Đường Vương Văn trà, thành phố Bắc Giang
Điện thoại: 02403859436
Fax: 02403859436
4.4. Chức năng, nhiệm vụ
Khoa Mác Lênin – Tưởng Hồ Chí Minh:
*Hiện nay, cán bộ công chức của khoa bao gồm 7 đồng chí
- Quản lý giảng dạy các vấn đề chuyên môn về:
+ Triết học Mác - Lênin trong chương trình trung cấp lý luận chính trị,
trung cấp hành chính.
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học trong chương trình trung cấp lý luận chính
trị, trung cấp hành chính và một số chuyên đề trong chương trình lớp nguồn
công chức.
+ Văn hoá xã hội trong chương trình trung cấp hành chính, quản lý nhà

nước về vấn đề dân số lao động và việc làm, giáo dục y tế, dân tộc và tôn giáo
trong chương trình bồi dưỡng công chức hành chính ngạch chuyên viên.
+ Tâm lý học trong lãnh đạo quản lý, chương trình trung cấp lý luận
chính trị; tâm lý lãnh đạo quản lý trong chương trình trung cấp hành chính.
Ngoài chức năng giảng dạy, khoa phải thực hiện các nhiệm vụ khác
như:
- Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu thực tế
- Tham gia các hoat đông chung của nhà trường
Khoa xây dựng đảng:
* Hiện nay cán bộ công chức của khoa gồm 6 đồng chí
- Quản lý, giảng dạy các vấn đề chuyên môn về:
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Lịch sử Đảng cộng sản Viêt Nam
+ Xây dựng đảng và đường lối chính sách của đảng
+ Một số vấn đề bảo vệ tỏ quốc và đối ngoại
19


+ Bồi dưỡng nhận thức về đảng cho đối tượng kếp nạp đảng
+ Bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị cho đảng viên mới
Ngoài chức năng giảng dạy, khoa phải thực hiện các nhiệm vụ khác như:
- Nghiên nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu thực tế
- Tham gia các hoat đông chung của nhà trường
Khoa nhà nước – pháp luật:
*Hiện nay, cán bộ công chức của khoa gồm 5 dồng chí
- Quản lý, giảng dạy các vấn đề về chuyên môn như:
+ Nhà nước, pháp luật, các ngành luật
+ Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: thành phố. Nông thôn, khoa học,

môi trường, quản lý hành chính - tư pháp.
+ Nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính, tổ chức lao động khoa học trong cơ
quan nhà nước
Ngoài chức năng giảng dạy, khoa phai thực hiện các nhiêm vụ khác như:
- Nghiên nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu thực tế
- Tham gia các hoat đông chung của nhà trường
Khoa dân vận:
*Hiện nay, cán bộ công chức của khoa bao gồm 4 đồng chí
- Quản lý, giảng dạy các vấn đề về chuyên môn:
+ Dân vận
+ Các chương trình liên quan đến chương trình đào tạo cán bộ các đoàn
thể, cán bộ làm công tác dân vận
Ngoài chức năng giảng dạy, khoa phải thực hiện các nhiệm vụ khác như:
- Nghiên nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu thực tế
- Tham gia các hoat đông chung của nhà trường
Phòng đào tạo:
20


* Hiện nay, cán bộ công chức của khoa bao gồm 5 đồng chí
Phụ trách và làm việc:
+ Xây dựng kế hoạch mở lớp, nội dung chương trình và công tác chuyên
môn liên quan đến giảng dạy của trường.
+ Phối hợp với các trung tâm BDCT, sở, ban, ngành mở các lớp theo kế
hoạch chủa thành phố giao
+ Tổ chức chiêu sinh mở lớp, quản lý hồ sơ, kết quả học tập, văn bằng
chứng chỉ của học viên, cây dựng và sửa đổi bổ sung tổ chức thực hiện quy
chế học tập, giảng dạy trong nhà trường.

+ Công tác tư liệu – thư viện
Phòng khoa học- thông tin- tư liệu:
*Hiện nay, cán bộ công chức của khoa bao gồm 5 đồng chí
Phụ trách và làm công việc:
+ Quản lý, điều hành lao động của cán bộ công chức làm viecj ở trung tâm
+ Đảm bảo duy trì phục vụ học tập của các lớp được nhà trường phân công
+ Tổ chức giảng dạy tin học, ngoại ngữ theo chương trình quy định của
nhà nước
+ Quản lý cơ sở vật chất và giữ gìn trật tự an toàn khu vực
+ Tổ chức khai thác cơ sở vật chất, hoạt động đời sống
Phòng tỏ chức hành chính quản trị:
- Hiện nay, cán bộ công chức của phòng bao gồm 8 đồng chí
Phụ trách và làm các việc sau:
+ Công tác tổ chức và cán bộ
+ Công tác thi đua, khen thưởn, kỷ luật
+Quản lý hồ sơ về tổ chức và lưu tữ hồ sơ chuyên trách
+ Công tác hành chính tông hợp, văn thư, lưu trữ, tiếp khách,
thông tin
+ Công tác quan trị cơ quan, phục vụ nơi ăn ở. Học tập, làm việc của cán
công nhân viên và học viên
21


+ Công tác y tế, vệ sinh, cảnh quan môi trường
+ Công tác bảo vệ
+ Quy hoạch xây dựng, sử chữa, cải tạo nhà ở, công trình xây
dựng điện, nước
+ Lập kế hoạch và mua sắm văn phòng phẩm, nguyên vật liệu, các trang
thiết bị khác
+ Tổ chức khai thác cơ sở vật chất, gây quỹ đời sống cho cán bộ công

chức của trường
+ Lập kế hoạch, kiểm tra tinh hình thu chi, sử dụng các nguồn kinh phí,
quản lý sử dụng vật tư tài sản trong nhà trường cho ban giám hiệu để điều
hành hoạt động có liên quan
+ Bổ sung, sửa đổi quy chế và quản lý quỹ cơ quan, phục vụ công tác đời
sống của cán bộ công chức trường
5. Cơ sở vật chất:
Trụ sở ban đầu của Trường chính trị tỉnh là trụ sở của Sở Kế hoạch - Đầu
tư và sở Thủy lợi, tổng diện tích của 2 sở này là hơn 10.000m 2. Sau khi
Trường được thành lập, Trường được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Cho
đến nay tỉnh đã đầu tư gần 20 tỷ đồng, hầu hết cơ sở hiện nay là được xây
mới. Hiện tại trường có:
- 07 hội trường bao gồm: 01 hội trường lớn với 270 chỗ ngồi; 02 hội
trường có 150 chỗ ngồi; 03 hội trường có 80 đến 100 chỗ ngồi; 01 hội trường
có 50 chỗ ngồi.
- 01 phòng thư viện.
- 01 nhà nội trú của học viên có 200 chỗ nghỉ.
- 01 nhà đa chức năng; thể thao, sinh hoạt văn nghệ, nhà ăn.
- 01 nhà ăn: 100 chỗ ngồi.
- 01 nhà tiếp khách với phòng tiếp khách và 05 phòng nghỉ.
- 01 phòng họp và các phòng làm việc của cán bộ, giảng viên.

22


- Chưa có máy chiếu ở các phòng học, nhưng bước đầu đã mua được 7
máy chiếu Prôjecter (02 máy dùng cho trường, 05 máy cho các khoa), Máy
tính xách tay nhà trường có 02 cái, số khác giảng viên tự mua.
6. Báo cáo tông kết công tác năm 2012, phương hướng nhiệm
vụ năm 2013:

Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh uỷ
- UBND tỉnh có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đương chức,
dự nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền và các đoàn
thể nhân dân ở cấp cơ sở; trưởng, phó phòng cấp huyện và sở, ban, ngành
tỉnh.Đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn.
Trường có 4 khoa, 3 phòng với tổng số 51 cán bộ, giảng viên (trong đó
có 47 cán bộ biên chế và 04 hợp đồng theo Nghị định 68). Về trình độ chuyên
môn: Trường có 01 đồng chí tiến sĩ, 14 đồng chí thạc sĩ và 04 đồng chí đang
học thạc sỹ; tỷ lệ giảng viên, cán bộ có trình độ thạc sỹ và đang học thạc sỹ
chiếm 37%. Đảng bộ trường có 07 chi bộ trực thuộc với tổng số 45 đảng viên;
Công đoàn trường có 07 tổ công đoàn với 51 đoàn viên; Hội cựu chiến binh có
10 hội viên; Chi đoàn thanh niên có 18 đoàn viên.
Thực hiện kế hoạch số: 71KH/KTTĐ ngày 05/11/2012 của khối thi đua
các Ban cơ quan xây dựng Đảng về kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng
năm 2012, Trường Chính trị báo cáo kết quả công tác thi đua, khen thưởng
như sau:
6.1. Kết quả tổ chức thực hiên phong trào thi đua và công tác khen
thưởng năm 2012.
6.1.1. Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua.
- Hưởng ứng các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng
tỉnh và khối thi đua phát động, ngay từ đầu năm 2012, Đảng uỷ, Ban Giám
hiệu, ban chấp hành Công đoàn Trường đã có kế hoạch lãnh đạo phát động
phong trào thi đua nhằm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Nhà

23


trường tổ chức cho các khoa, phòng ký giao ước thi đua và phát động 2 đợt thi
đua năm 2012.
- Đợt 1 ( từ 1/1 đến ngày 30/6/2012 với nội dung): Phấn đấu hoàn thành

xuất sắc nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ
niệm 82 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam; Kỷ niệm 15 năm ngày
thành lập trường Chính trị tỉnh Bắc Giang; 122 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh; kỷ niệm ngày giải phóng Miền nam, thống nhất đất nước và ngày
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua Ái Quốc 11/6.
- Đợt 02 (từ ngày 01/7/2012 đến hết năm 2012): Phấn đấu hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ năm 2012, thiết thực lập thành tích chào mừng Cách mạng
tháng Tám và Quốc khánh 2/9; Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo
Việt Nam 20/11;Kỷ niệm ngày thành lập QĐND, ngày Hội quốc phòng toàn dân
22/12.
Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Đảng uỷ tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào thi đua
5 tốt, 3 không, 3 giảm:
5 tốt: giảng dạy tốt; quản lý tốt; nghiên cứu khoa học tốt; phục vụ tốt;
học tốt.
3 không: Không mắc bệnh thành tích trong đào tạo; không tiêu cực trong
thi cử, khen thưởng; không vi phạm đạo đức nhà giáo.
3 giảm: Giảm chi phí lãng phí; giảm thời gian làm việc không hiệu quả;
giảm căng thẳng trong quan hệ đồng chí, đồng nghiệp.
Đồng thời thực hiện 3 phong trào thi đua của khối thi đua các Ban, cơ
quan xây dựng Đảng phát động.
+ Kết quả đăng ký thi đua
* Danh hiệu chính quyền:
- Tập thể:
+ Phấn đấu đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, đề nghị Chủ tịch
UBND tỉnh tặng cờ hạng ba.
24


+ 7/7 khoa, phòng đăng ký phấn đấu “Tập thể Lao động xuất

sắc” đạt 100%.
+ Công đoàn, đoàn thanh niên đạt "vững mạnh xuất sắc".
+ Đảng uỷ, Hội cựu chiến binh đạt “Trong sạch vững mạnh”.
- Cá nhân:
+ Tổng số CBVCLĐ đăng ký thi đua : 50/50 Đ/c = 100%
+ Đăng ký LĐTT 50/50 cán bộ, viên chức = 100%
+ Đăng ký công nhận "Chiến sỹ thi đua cơ sở": 21/50 Đ/c = 42%
+ Đăng ký công nhận "Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh": 8/50 Đ/c = 16%
+ Đăng ký bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh: 7/50 Đ/c = 14%
* Danh hiệu Công đoàn:
- Tập thể: 7/7 tổ công đoàn = 100% đăng ký tổ Công đoàn xuất sắc.
- Cá nhân: 50/50 đồng chí = 100% đăng ký đoàn viên công đoàn xuất sắc.
* Công đoàn Trường đăng ký: Đạt danh hiệu “ Công đoàn vững mạnh
xuất sắc” năm 2012.
6.1.2. Kết quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.
* Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:
Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm Đảng uỷ, Ban Giám
hiệu đã tập trung lãnh, chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu đặt ra: Hiện nay
đang thực hiện tốt việc duy trì, quản lý giảng dạy, học tập 28 lớp đào tạo
với 2.024 học viên. Trong đó, hệ trung cấp 23 lớp với 1.588 học viên gồm
(Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính;Trung cấp Hành chính và lớp
trung cấp ngành công tác xã hội chuyên ngành công tác Hội nông dân ) ; 05
lớp hiệp quản với các Trường, Học viện (02 lớp Cao cấp LLCT -HC với
251 học viên. Đại học 03 lớp với 185 học viên). Đồng thời, Trường đã phối
hợp với các ngành liên quan tổ chức quản lý, giảng dậy 28 lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ theo ngạch và nhu cầu công việc cho 4.108 học viên đạt 100%
kế hoạch.

25



×