Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Quản trị kho bãi và đóng gói

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.72 KB, 33 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh.
Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing.

QUẢN TRỊ KHO BÃI VÀ ĐÓNG GÓI


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

Mục lục

Phần 1: Kho bãi và quản trị kho bãi.
I. Kho bãi và vai trò của kho bãi.
1. Khái niệm kho bãi.
Là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống logistics: giữ vai trò quan trọng
trong chiến lược logistics tích hợp và trong việc xây dựng cũng như duy trì tốt
mối quan hệ với các đối tác cung ứng.
2


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

Là nơi cất giữ nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… trong suốt quá
trình chu chuyển từ điểm đầu tới điểm cuối của dây chuyền cung ứng.
Cung cấp thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa
được lưu kho.
Chi phí kho bãi thường chiếm khoảng 10% tổng chi phí của hoạt động logistics
tích hợp ở hầu hết các công ty.




Tính tất yếu của Kho bãi.

Kho bãi là vô cùng cần thiết (1 quan điểm logistics tích hợp)
Hệ thống kho bãi cho phép sản xuất để đạt được lợi thế kinh tế trong dài hạn,
đồng thời cũng cho phép marketing để duy trì và tăng các dịch vụ khách hàng.
Nếu lượng cung cầu dự báo là hoàn hảo và việc sản xuất được tiến hành ngay thì
nhu cầu về hàng tồn kho và cơ sở vật chất kho bãi sẽ tự động biến mất. Tuy
nhiên, trong thực tế, mọi thứ là ngược lại.
Một số tranh luận khác về vấn đề kho bãi bao gồm:
+

Tăng khối lượng vận chuyển để đạt được lợi ích kinh tế trong phân

phối
+
+
+
+


Chiết khấu theo số lượng hàng mua
Duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp
Đáp ứng những điều kiện thị trường
Hỗ trợ chương trình JIT thông qua hệ thống logistics tích hợp
So sánh Kho bãi và Trung tâm phân phối.

Một trung tâm phân phối được định nghĩa như “cơ sở mà ở đó các đơn hàng
bán buôn và bán lẻ được hoàn thiện”, và “thuật ngữ này được sử dụng để mô

tả hoạt động với một tốc độ cao, trái ngược với một kho lưu trữ tĩnh thông
thường.”

Kho bãi
Chứa tất cả các
loại sản phẩm
-

Trung tâm phân phối
Chỉ duy trì mức dự trữ tối thiểu
Chỉ tập trung những mặt hàng nhu
cầu lớn
3


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

4 khâu : nhập kho,
lưu trữ, chọn lọc, phân
loại và xuất kho – giao
hàng
-

2 khâu : nhập hàng vào trung tâm
và xuất hàng – lưu chuyển
-

Chú trọng tổ chức các hoạt động

giá trị gia tăng (phân loại, đóng gói, bao
bì, dán nhãn, ghi ký mã hiệu, lắp ráp
đồng bộ, hoàn thiện sản phẩm theo yêu
cầu và cung cấp bất cứ dịch vụ cần thiết
nào để hoàn thành chu kỳ đặt hàng, bao
gồm cả xử lý đơn hàng, chuẩn bị đơn đặt
hàng, gửi hàng, nhận hàng, vận chuyển ,
xử lý hàng hóa được trả về và đo lường
hiệu suất )
-

Chú trọng
quản, dự trữ
-

bảo

Thu thập, cung
cấp dữ liệu theo từng đợt
: đầu kì, cuối kì
Tập trung vào các
phương pháp tối ưu
nhằm chi phí lưu trữ ( k
chú trọng vấn đề dịch vụ
khách hàng )
Tốc
độ
luân
chuyển hàng tồn kho
thấp

-

Thu thập, cập nhật số liệu theo
từng thời điểm
-

Tập trung cung cấp các dịch vụ tốt
nhất cho khách hàng
Là liên kết quan trọng giữa nhà
cung cấp và khách hàng
-

-

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

cao

Một trung tâm phân phối thường cung cấp hàng hóa ở phạm vi lãnh thổ rộng
hơn một nhà kho.
Trung tâm phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa ra
nước ngoài và hình thức này phổ biến ở những quốc gia có cơ sở hạ tầng về vận
tải tốt như Hoa Kỳ.
2. Vai trò của kho bãi.


Tiết kiệm chi phí vận tải: nhờ có kho mà các tổ chức có thể gom lô hàng nhỏ
thành lô hàng lớn (đáp ứng đủ số lượng của đơn hàng) sau đó giao hàng đi.

4



Logistics













Quản trị Kho bãi và Đóng gói

Chi phí vận tải được tiết kiệm nhờ vào việc chi phí cho 1 đơn vị vận chuyển
thấp hơn.
Tiết kiệm chi phí sản xuất: kho bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm nhờ đó giảm bớt hư hỏng, hao hụt hay mất mát đồng thời việc
lưu trữ nguyên vật liệu tồn kho giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đáp
ứng kịp thời nguyên vật liệu cần thiết
Tổ chức có thể được hưởng các khoản chiết khấu khi mua hàng với số lượng
lớn hoặc mua theo kỳ hạn.
Duy trì nguồn cung ứng ổn định.
Hỗ trợ chính sách dịch vụ khách hàng của tổ chức.
Giúp tổ chức có thể đương đầu với những tha đổi của thị trường (nhu cầu
thay đổi, cạnh tranh, tính thời vụ…).

Giúp vượt qua những khác biệt về không gian và thời gian giữa nhà sản xuất
với người tiêu dùng.
Giúp thỏa mãn nhu cầu khách hàng với chi phí logistics thấp nhất.
Hỗ trợ cho các chương trình JIT của nhà sản xuất và khách hàng.
Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồng bộ chứ không phải là
những sản phẩm đơn lẻ, phục vụ tốt những nhu cầu khách hàng.
Kho là nơi lưu trữ các phế liệu, phế phẩm, các bộ phận, sản phẩm sản xuất
thừa,… để tiến hành phân loại, xử lý và tái chế.Là 1 bộ phận quan trọng giúp
hoạt động logistics ngược thành công hơn.

3. Các thành phần cơ bản của kho bãi.
Không gian, trang thiết bị và con người là ba thành phần của một nhà kho






Không gian: phục vụ cho việc lưu trữ hàng hóa khi lượng cung và cầu
không bằng nhau. Không gian không chỉ ảnh hưởng đến những quyết định
về kho bãi mà còn ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống logistics. Nếu nhu
cầu về không gian kho bãi vượt quá khả năng cung ứng sẽ làm tăng chi phí
lưu kho dẫn đến giá thành sản phẩm tăng.
Trang thiết bị kho: bao gồm phương tiện vận chuyển vật liệu, giá đỡ, thiết
bị băng tải và hệ thống xử lý thông tin. Những trang thiết bị này hỗ trợ việc
vận chuyển, lưu trữ và theo dõi hàng hóa trong kho. Lựa chọn dử dụng loại
thiết bị nào tùy thuộc vào loại hàng hóa và sự tác động qua lại với các thành
phần khác trong kho.
Con người: là thành phần có tính quyết định nhất của một nhà kho. Để nâng
cấp dịch vụ khách hàng thì tồn tại một nhà kho là điều tất yếu. Điều này yêu

5


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

cầu phải thường xuyên chú ý đến từng yêu cầu đặc biệt của khách hàng như
công đoạn lắp ráp cuối cùng, đóng gói theo yêu cầu hoặc việc định giá cước
giao hàng. Những yêu cầu của khách hàng có thể làm giảm tính chuẩn hóa
của kho, k thể tự động hóa hoàn toàn. Con người đóng vai trò chính yếu
trong mỗi phần của chuỗi cung ứng, bao gồm cả hệ thống kho bãi.
4. Chức năng kho bãi.
Nhà kho được sử dụng như một nơi trung chuyển hơn là một nơi giam hàng như
trước đây. Chức năng cơ bản của một nhà kho bao gồm di chuyển, lưu trữ, và
chuyển giao thông tin. Để lưu trữ một sản phẩm đúng cách, sự vận động là cần
thiết. Nó diễn ra trong bốn (4) các khu vực riêng biệt
1. Nhận hàng gửi đến từ các hãng vận tải và thực hiện kiểm tra chất lượng và số
lượng
2. Hàng hóa được vận chuyển từ các bến cảng, tiếp nhận và di chuyển chúng đến
địa điểm lưu trữ cụ thể.
3. Trình tự lựa chọn sản phẩm cho việc điền đơn đặt hàng của khách hàng bao
gồm cả kiểm tra, đóng gói, vận chuyển đến bến tàu.
4. Vận chuyển các hàng hóa xuất khẩu cho khách hàng bằng một số hình thức
giao thông vận tải.
Kho đề cập đến việc bố trí vật lý của sản phẩm thuận tiện. Có thể là tạm thời
hoặc bán tạm thời. Một kho lưu trữ tạm thời có nghĩa là lưu trữ một sản phẩm đó
cho việc kiểm kê bổ sung. Lưu trữ tạm thời được áp dụng khi hàng tồn kho vượt
quá nhu cầu trước mắt. Được gọi là an toàn hay lưu trữ đêm.
Chức năng cuối cùng, chuyển giao thông tin, xảy ra cùng một lúc với sự di

chuyển và lưu kho. Quản lý về thu thập dữ liệu về mức độ hàng tồn kho, vị trí
hàng tồn kho, sản lượng, sử dụng không gian, và các thông tin cần thiết khác để
đảm bảo rằng các kho đang hoạt động thành công. Thông tin có thể được sử
dụng để đánh giá hiệu quả kho bằng cách kiểm tra giá thiết bị sử dụng, năng suất
lao động, và việc sử dụng không gian.
Phân loại hệ thống kho
6


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

Kho nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng… để cung ứng cho yếu tố đầu
vào cho sản xuất.
Kho thành phẩm, giúp tổ chức, tiến hành phân phối và giải quyết
đầu ra.
-

Các tổ chức ngày càng tích cực thu nhập, cập nhật thông tin, tổ chức tốt hoạt
động logistics để có thể giảm, tiến tới không phải lưu kho, mua hàng với số
lượng thích hợp và sử dụng nhà kho như một địa điểm để gom, tách, ghép đồng
bộ, hoàn thiện hàng hóa, để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng trên cơ sở tiết
kiệm chi phí vận tải và các dịch vụ khác.
Sử dụng nhà kho để cung ứng
Kho được sử dụng để phục vụ, hỗ trợ cho sản xuất: đảm bảo vật tư
cho sản xuất đúng chất lượng, đủ số lượng, kịp thời gian, giúp sản xuất
tiến hành liên tục, nhịp nhàng
Kho tổng hợp: ghép đồng bộ cho các sản phẩm được sản xuất từ
các nhà máy khác nhau, thành các lô hàng theo yêu cầu từng khách hàng

để giao cho khách
Kho gom hàng: gom nhiều lô hàng từ các nhà cung cấp A, B, C về
kho của công ty thành một lô hàng lớn
Kho tách hàng: tách các lô hàng lớn thành nhiều lô hàng nhỏ để
phục vụ nhu cầu khách hàng.
-

II. Các loại kho.
1. Cross – docking.
a. Khái niệm.
Cross – docking tạm dịch là kho đa năng phân loại, tổng hợp, hoàn thiện hàng
hóa để phục vụngười tiêu dùng. Cross – docking có những chức năng cơ bản
7


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

giống như “trung tâm phân phối tổng hợp”. Sản phẩm sẽ được chuyển từ nơi sản
xuất đến Cross – docking theo những lô hàng lớn, tại đây lô hàng sẽ được tách
ra, chuẩn bị theo những yêu cầu cần thiết của khách hàng, rồi gửi đi cho khách
hàng. Do đã được chuẩn bị đầy đủ, nên khi chở đến nơi, hàng sẽ được đưa vào
sử dụng ngay mà không cần qua kho nữa.
Nghĩa là Cross Docking loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một
kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận và gửi hàng. Các
lô hàng thông thường chỉ mất khoảng một ngày ở Cross dock và đôi khi chưa tới
1giờ.

Theo trong hình mô tả, các Cross dock là các cơ sở trung chuyển chủ yếu tiếp

nhận các xe chở hàng đã được phân loại và gom nhóm với các sản phẩm khác và
xếp chúng sang các xe tải đầu ra (outbound trucks). Các xe này sẽ rời khỏi Cross
dock đến một khu vực sản xuất, một cửa hàng bán lẻ hay cross dock khác.
Ví dụ: Laney & Duke là một công ty kho bãi của tập đoàn Hanes (bên thứ 3)
chuyên kinh doanh dịch vụ cross – docking cho tập đoàn Wal-mart. Hàng được
đưa tới đây sẽ được tách ra, sắp xếp lại, ghi kí mã hiệu, treo lên mắc hoặc đóng

8


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

gói lại, rồi chở đến các cửa hàng của Wal-mart theo yêu cầu để thay thế cho
những hàng đã bán.


Hầu hết các kho đa năng được bố trí trong khoảng giữa các nhà sản xuất và nơi
tiêu thụ. Các công ty sử dụng loại kho này có thể tự tổ chức kho của mình hoặc



thuê của các công ty Logistics.
Khác biệt giữa Cross – docking và kho truyền thống đó là trong mô hình truyền
thống, các kho duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách, sau đó
các sản phẩm được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi các đơn hàng bổ sung đến
kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định. Trong mô hình
Cross Docking, khách hàng được biết trước về sản phẩm đến kho và sản phẩm
này không có nhu cầu để lưu trữ.

b. Lợi ích của Cross – docking.

-

Việc giữ hàng trong kho đối với các loại hàng có nhu cầu cao và ổn định gây ra

-

hao phí cho các nhà bán lẻ, Cross Docking giúp giảm chi phí giữ hàng tồn kho.
Đối với một số nhà bán lẻ khác hay các nhà vận tải chuyên chở hàng nhỏ, lẻ thì
Cross Docking được xem như một cách làm giảm các chi phí vận tải. Ví dụ, các
cửa hàng bán lẻ có thể nhận lô hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp sử dụng dịch
vụ vận tải không đầy xe (LTL - Less than
truckload) hay theo từng lô hàng lẻ. Tuy
nhiên, điều này làm cho chi phí vận tải hàng
hóa đầu vào gia tăng quá mức (do số lượng
phương tiện cao kéo theo sự gia tăng của các
chi phí như xăng dầu, chi phí sửa chữa và
nâng cấp phương tiện, chi phí nhân công…).
Cross Docking là cách để gom các lô hàng
này lại với nhau nhằm đạt một số lượng phương tiện nhất định nhằm làm giảm
chi phí vận tải đầu vào và đơn giản hóa việc nhận hàng tại các cửa hàng bán lẻ.
9


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

c. Các loại Cross – docking.

-

Có thể được phân loại như sau:
Cross Docking sản xuất (Manufacturing Cross Docking): Hỗ trợ và thu gom các
nguồn cung đầu vào để hỗ trợ Just-in-time trong sản xuất. Ví dụ, một nhà sản
xuất có thể thuê một nhà kho gần nhà máy của họ, và sử dụng nó để chuẩn bị
cho việc lắp ráp hay thu gom các thành phần cần thiết của từng bộ phận lại với
nhau. Bởi vì nhu cầu của từng bộ phận được biết trước, dựa trên đầu ra của một
hệ thống MRP ( hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất) nên không cần phải

-

duy trì một lượng hàng tồn kho nhất định.
Cross Docking nhà phân phối (Distributor Cross Docking): Thu gom các sản
phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp khác nhau vào một pallet sản phẩm hỗn hợp.
Pallet này sẽ được giao cho khách hàng ngay khi thành phần cuối cùng được
nhận.Ví dụ, các bộ phận máy tính của các nhà phân phối có thể tìm nguồn linh
kiện từ các nhà cung cấp khác nhau và kết hợp chúng thành một lô hàng duy

-

nhất cho khách hàng.
Cross Docking vận tải (Transportation Cross Docking): Hoạt động này kết hợp
các lô hàng từ một số nhà vận tải khác nhau ở dạng LTL hoặc theo gói nhỏ nhằm
lợi thế kinh tế về quy mô (Economies of scale). Cross Docking bán lẻ (Retail
Cross Docking): Quá trình này liên quan đến việc tiếp nhận các sản phẩm từ
nhiều nhà cung cấp và phân loại chúng vào các xe tải đầu ra cho một số cửa

-


hàng bán lẻ.
Cross Docking cơ hội (Opportunistic Cross Docking): Có thể sử dụng ở bất kì
kho hàng nào, chuyển một sản phẩm trực tiếp từ khu vực nhận hàng đến khu vực
chuyển hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu biết trước ví dụ như một đơn đặt hàng
của khách hàng.
d. Cross – docking phù hợp với các sản phẩm nào?
Một sản phẩm là được xem phù hợp cho Cross Docking nếu nhu cầu của nó đáp
ứng hai tiêu chí: biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn. Nếu nhu cầu là không
10


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

chắc chắn Cross Docking rất khó để thực hiện vì khó khăn trong việc cân đối
giữa cung và cầu. Bên cạnh có biến động thấp, nhu cầu cho sản phẩm phải đủ để
đảm bảo các lô hàng được giao thường xuyên vì nếu nhu cầu là quá thấp, việc
giao hàng thường xuyên sẽ dẫn đến gia tăng chi phí vận tải đầu vào, và các kho
hàng sẽ phải lưu trữ tốt hơn.
Dưới đây là danh sách một số loại sản phẩm phù hợp với Cross Docking:

Các mặt hàng dễ hư hỏng đòi hỏi việc vận chuyển ngay lập tức.

Mặt hàng chất lượng cao mà không cần phải kiểm tra chất lượng
trong quá trình nhận hàng.

Sản phẩm đã được gắn thẻ (bar coded, RFID), dán nhãn và sẵn sàng
để bán cho khách hàng.


Mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng đang được tung ra thị trường.

Các loại sản phẩm bán lẻ chủ chủ lực với một nhu cầu ổn định và
biến động thấp.

Các đơn đặt hàng của khách hàng được chọn và đóng gói trước từ
một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng.
2. Kho thuê theo hợp đồng.
Hợp đồng thuê kho là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê kho và bên đi thuê về
quyền và nghĩa vụ của các bên, trong đó bên cho thuê kho sẽ cung những
dịch vụ kho bãi theo thỏa thuận cho khách hàng và bên đi thuê sẽ thanh toán
tiền thuê kho cho bên cho thuê kho.
Thuê kho theo hợp đồng là sự thỏa thuân về lợi ích dài hạn của các bên, các
bên cùng nhau chia sẻ những rủi ro trong hoạt động chung để năng cao chất
lượng dịch vụ, năng suất và hiệu quả kinh doanh.
3. Kho công cộng.
Kho công cộng là những kho thường được mở cửa rộng rãi cho mọi người. Hầu
hết các tổ chức kinh doanh, đặc biệt là công ty với quy mô vừa và nhỏ, không
đủ khả năng để có kho riêng của mình do những hạn chế về vấn đề tài chính.
11


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

Những kho công cộng được sở hữu bởi một cá nhân hay một số cơ quan nào đó
mà mục tiêu chính là thông qua việc cung cấp cơ sở lưu trữ nhằm thu về một số
khoản phí hay chi phí nhất định.
Kho công cộng rất hữu ích cho các doanh nghiệp vì những kho này thường nằm

gần các tuyến đường sắt hoặc đường chính để cung cấp dịch vụ vận chuyển
nhanh chóng. Hàng hóa nằm trong kho có thể được thế chấp cho các ngân hàng
và tổ chức tài chính khác để nhận được hỗ trợ tài chính và cho vay.
Kho công cộng đảm bảo an ninh tốt hơn đồng thời xử lý và bảo quản hàng hóa
trên các thiết bị cơ khí mới nhất. Hàng hóa có thể được dán nhãn, phân loại và
đóng gói trong các kích cỡ mong muốn trong kho.
Một số công ty cho thuê kho công cộng như Cty Tân Thuận (TTC) TNHH
(Khu Chế Xuất Tân Thuận, P. Tân Thuận Đông, Q. 7, Tp. Hồ Chí Minh), Cty
Cổ Phần Kho Vận Miền Nam-Kho(2 Nguyễn Văn Quỳ, P. Phú Thuận, Q. 7, Tp.
Hồ Chí Minh)
Có nhiều loại kho công cộng như kho hàng tổng hợp, kho đông lạnh, kho hải
quan, kho gửi hàng cá nhân, kho đặc biệt, kho hàng rời, kho hàng lỏng.
4. Kho bảo thuế.
Kho bảo thuế được thành lập để lưu giữ nguyên liệu nhập khẩu để cung ứng
cho sản xuất của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế. Nguyên liệu nhập
khẩu đưa vào kho bảo thuế chưa phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế
khác.
5. Kho ngoại quan.
a. Định nghĩa.
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn
cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một
số dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo
12


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.

Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau:


Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu

hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc
vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các
khu kinh tế đặc biệt khác.

Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu
giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự
kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
e. Chức năng.
Hàng hoá gửi để tạm lưu giữ, bảo quản trong Kho ngoại quan nếu là hàng xuất
khẩu là hàng đã làm xong thủ tục hải quan để xuất khẩu; nếu là hàng từ nước
ngoài đưa vào là hàng chờ chuyển tiếp đi nước khác hoặc chờ làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam, chưa phải nộp thuế nhập khẩu. Chủ hàng được bảo đảm
quyền sở hữu đối với hàng hoá của mình gửi trong Kho ngoại quan.

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG KHO BÃI CỦA CÔNG TY THACO.
THACO ngoài lĩnh vực hoạt động liên quan đến xe như sản xuất và kinh doanh
xe du lịch, xe thương mại, hạ tầng khu công nghiệp thì còn có hoạt động
logistics.
THACO Logistics có trụ sở tại Khu phức hợp Chu Lai - Trường Hải Thôn 2,
Xã Tam Hiệp, Huyện Núi thành, Tỉnh Quảng Nam.
Thaco Logistics cung cấp các dịch vụ kho vận, tiếp vận, cho thuê bãi để đặt các
cơ sở sản xuất, gia công kết hợp dịch vụ cảng biển. Bao gồm cả kho thông
thường và kho ngoại quan. Xây dựng theo những tiêu chuẩn Châu Âu.

13


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói



Hệ thống bảo vệ và an ninh nghiêm ngặt.



Sử dụng giải pháp phần mềm tiên tiến nhất.



Các dịch vụ Tiếp vận và Kho bãi trọn gói.

1. Kho Ngoại quan.
Cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu thông qua kho ngoại quan: Thực hiện
dịch vụ khai báo hải quan xuất nhập kho ngoại
quan; giao nhận; vận chuyển; bốc dỡ hàng hoá;
quản lý lượng hàng tồn kho; đóng gói bao bì …
Diện tích: 31.100 m2
Xe nâng: 15 units
Pa-lét: 1,500 cái
Nhân lực: 50 người.
Hệ thống kệ chứa hàng, hầm rút Container đạt tiêu chuẩn.

2. Kho ICD/CFS/Hàng rời.

14


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

Cung ứng dịch vụ lưu kho hàng bách
hóa, xếp dỡ hàng hóa, quản lý sản lượng
hàng, đóng gói bao bì, phân loại và sắp
xếp hàng hóa theo chủng loại.


Diện tích kho hàng bách
hóa: 8160m2



Diện tích kho mở (open Yard):
10.000 m2 dùng để chứa các loại hàng có thể để ngoài trời như
sắt thép, cấu kiện tiền chế, máy móc thiết bị chuyên dùng.



Xe nâng: 10 units




Palet: 1,500 cái



Nhân lực: 30 người

3. Bãi Cảng.
Thực hiện dịch vụ lưu giữ container rỗng cho
các hãng tàu, nâng/hạ container rỗng, vệ sinh
container theo yêu cầu của hãng tàu/khách hàng, sửa chữa container theo tiêu
chuẩn quốc tế của IICL; quản lý sản lượng xuất nhập tồn và báo cáo thời gian và
số lượng container đang lưu bãi theo quy định của các hãng tàu. Diện tích:
120.000 m2
-

Xe nâng chụp: 02cái
Cẩu bánh lốp 65 tấn: 01 cái
Nhân lực: 50 người
Hệ thống điện nước đến chân công trình

III. Mối liên hệ giữa kho với các bộ phận khác.
1. Mối liên hệ giữa kho với vận tải.

15


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói


Nhờ cách bố trí hợp lý doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí vận
tải đối với hai hệ thống kho : kho vật tư và kho thành phẩm.
- Kho vật tư: được xây dựng gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, để tiết kiệm
chi phí cho việc thu gom tất cả những nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản
xuất.
- Kho thành phẩm : được xây dựng gần thị trường tiêu thụ, sản phẩm sẽ tập
trung ở đây để phân bổ cho từng đối tượng khách hàng cụ thể, như vậy sẽ giảm
bớt thời gian cung cấp hàng hóa cũng như tiết kiệm chi phí cho việc vận chuyển
từng đơn hàng nhỏ lẻ.
2. Mối liên hệ giữa kho với sản xuất.
Giữa kho, chi phí quản lí kho và chi phí sản xuất có mối quan hệ rất mật thiết
đòi hỏi phải nghiên cứu để tìm ra lời giải tối ưu.
Số lượng hàng tồn kho và chi phí quản lí kho, và chi phí sản xuất tỉ lệ nghịch
với nhau.
Ở đầu ra, không có hàng tồn kho, đồng nghĩa với việc sản xuất nhỏ lẻ theo từng
đợt, chi phí quản lí kho sẽ giảm.Đồng thời, chi phí sản xuất tăng do chi phí sản
xuất một đơn vị sản phẩm luôn tỉ lệ nghich với quy mô sản xuất. Chưa kể đến
trường hợp, hàng tồn kho ít sẽ không đáp ứng được nhu cầu phát sinh thêm của
khách hàng, dẫn đến việc mất khách của doanh nghiệp
Và tương tự với đầu vào, nếu mua nguyên vật liệu với lượng hàng lớn sẽ được
giảm giá, tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm chi phí sản xuất nhưng lại tăng chi
phí lưu kho, quản lý kho và dự trữ.
Vì vậy để tìm ra giải pháp tối ưu, nhiều công ty có thể tổ chức theo mô hình Jit
trên cơ sở liên minh chiến lược với các nhà cung cấp, các công ty logistics.
3. Mối liên hệ giữa kho với dịch vụ khách hàng.
Dịch vụ khách hàng có tầm quan trọng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh và giữ
vai trò quyết định trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng, giúp duy trì và phát
triển lòng trung thành của khách hàng đối với tổ chức. Nhờ có các kho hàng dự
trữ hàng hóa mới có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Cũng cần cân
16



Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

đối chi phí để xây dựng kho gần khu tiêu thụ để giảm thiểu thời gian và chi phí
vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng
4. Mối liên hệ giữa kho với tổng chi phí Logistic.
Việc bố trí kho và số lượng kho sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới chi phí dự trữ nhưng
sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí vận chuyển và sẽ ảnh hưởng tới tổng chi phí
logistics mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Doanh nghiệp có số lượng kho phù hợp
với quy mô, phù hợp với khả năng tài chính và phù hợp với thị trường tiêu thụ
thì doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí dự trữ, và chi phí vận chuyển. Doanh
nghiệp có thể đảm bảo một mức độ sẵn có cao với lượng dự trữ tại kho thấp
nhất.
IV. Thiết kế kho.
Trong việc thiết kế nhà kho, thì có 5 yếu tố cần cân nhắc:
1) Mặt bằng và kiến trúc.
2) Lao động.
3) Khu vực lưu trữ và quản lý các thiết bị.
4) Hệ thống thông tin.
5) Phương pháp vận hành và các thủ tục.
Bởi vì mỗi yếu tố đều có thể ảnh hưởng lẫn nhau, chúng phải được sử dụng
trong một khuôn khổ hệ thống toàn diện, và tổng chi phí phân tích các yếu tố
này nên được tính vào quyết định thiết kế nhà kho. Quyết định thiết kế cũng nên
cân nhắc đến một số yếu tố bắt buộc như lợi nhuận thu được trên chi phí đầu
tư,khả năng tài chính, các trang bị có thể sử dụng lại (tài sản cố định, máy móc),
tài sản lưu động,đất có sẵn, nhà có sẵn. Những yếu tố khác ít rõ rệt hơn, như sự
đoàn kết hay bất đồng của nhân viên, quy định của chính phủ, chế độ đãi ngộ, và

các phần mềm cần thiết.
Bước đầu tiên trong việc thiết kế nhà kho là dự báo nhu cầu về sản phẩm của
công ty. Nó giúp ước tính được diện tích cần cho nhà kho. Diện tích cần thiết
nên được thiết kế cho chỗ nhận hàng,chỗ để hàng đi giao,nơi chọn đơn hàng và
17


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

phân loại/kết hợp đơn hàng, kho chứa hàng chính,các thiết bị cần thiết, văn
phòng, phòng nghỉ, kho hàng.
Nhà kho 1 tầng thường tốt hơn nhà kho nhiều tầng. Nó cho phép sản phẩm lưu
thông một cách thuận tiện nhất. Việc sử dụng 1 nhà kho 1 tầng rất phổ biến ở
Mỹ vì đất ở đó cũng dư thừa.
Bảng 11.2 cho thấy cách mà nhà kho được bố trí. Chú ý rằng trong thiết kế này,
nơi nhận hàng và nơi giao hàng được thiết kế một cách độc lập để giảm tình
trạng ùn tắc.

Diện tích sử dụng là một yếu tố khác trong việc thiết kế nhà kho. Một sai lầm
trong nhà kho là việc sử dụng diện tích sàn một cách hiệu quả, mà không dùng
diện tích khối. Công ty trả tiền cho tất cả diện tích trong nhà kho vì thế nên dùng
nhiều nhất có thể. Điều đó sẽ giúp giảm chi phí và tăng năng suất. Để tăng diện
tích sử dụng trong nhà kho, công ty có thể di dời các thiết bị và sản phẩm tới nơi
hợp lý nhất có thể.

18



Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

Mặc dù nhà kho được thiết kế tốt, nhưng vẫn cần phải cân bằng một số yếu tố để
đạt được kết quả tốt nhất:
Một số vị trí phải được bố trí cố định so với việc đặt linh động cho
kho chứa sản phẩm.

Phân bổ theo chiều ngang và theo độ cao.

Cân đối giữa hàng nhập và hàng xuất.

Kho 1 tầng hoặc kho nhiều tầng.

Lối đi trong kho hoặc không gian trên giá để hàng.

Hoạt động bởi người so với hoạt động máy móc.

Mức
độ
tự
động
hóa
trong
việc
bốc
hàng
( lối đi hẹp gần cuối,
/>

Số lượng kho.


Dù là gì thì mục tiêu sắp đặt và thiết kế của kho phải đảm bảo được những điều
sau. Đầu tiên diện tích phải được sử dụng tối ưu. Thứ 2, bất cứ cái gì để trong
kho cũng phải được bảo vệ. Thứ 3, khi thiết kế phải cân nhắc diện tích và vị trí
để kho. Thứ 4, sử dụng máy móc và tự động hóa càng nhiều càng tốt. Thứ 5, nhà
kho phải được bố trí để có được năng suất cao trong việc nhận hàng, chứa hàng,
chọn hàng, giao hàng. Thứ 6, nhà kho phải được thiết kế linh động (dễ ra dễ vào,
dễ xuất dễ nhập, có thể kho theo 1 dường thẳng, chữ u hoặc hình tròn) và dễ
dàng cải thiện sữa chữa khi cần.
V. Hiệu năng kho bãi.

19


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

Hoạt động kho bãi có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty, vì vậy việc
đánh giá hiệu năng kho là thực sự cần thiết. Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc
phải giám sát sự hiệu quả hoạt động của kho:
-Chi phí kho bãi thường chiếm 10% doanh thu, do đó việc nâng cao hiệu năng
kho sẽ giúp giảm chi phí kho và nâng cao lợi nhuận.
-Rất nhiều công ty mới chỉ sử dụng từ 30-35% diện tích nhà kho để lưu trữ hàng
hóa dẫn đến chi phí sử dụng mặt bằng tăng.
-Việc đo lường hiệu năng kho bãi là tương đối dễ làm.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng của kho bãi.
-Năng suất làm việc của công nhân: Số lượng lao động và hiệu suất làm việc của

từng người có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của kho. Việc tối ưu hóa lao
động bằng cách tối ưu các hoạt động hàng ngày: bốc xếp, vận chuyển hàng,
đóng gói… đồng thời với sự trợ giúp của các công nghệ, máy móc, thiết bị sẽ
giúp nâng cao hiệu suất làm việc của công nhân.
-Quản trị hàng tồn kho: Hàng tồn kho nhằm mục đích đảm bảo tỷ lệ đáp ứng
nhu cầu sản xuất hay bán hàng của công ty được duy trì ổn định. Tối ưu hóa
hàng tồn kho sẽ giúp công ty duy trì mức tồn kho thấp nhất vừa đủ đáp ứng nhu
cầu với chi phí thấp nhất, thực tế có thể giảm bớt từ 10-20% lường tồn kho
không cần thiết.
-Hệ thống phần mềm quản trị kho: Sở hữu một hệ thống quản trị hoạt động kho
có khả năng đáp ứng một cách hiệu quả sẽ giúp giảm các công việc tay chân,
đảm bảo độ chính xác, giảm thiểu các sai sót trong sắp xếp, lưu trữ hàng hóa,
nâng cao hiệu quả vận hành kho: quản lý việc nhập, lưu, xuất kho và tồn kho từ
đó nâng cao hiệu suất của kho
-Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị trong kho: Các thiết bị máy móc hiện đại,
có công suất lớn, độ chính xác và tự động cao sẽ góp phần giảm chi phí sử dụng
lao động, nâng cao năng lực bốc xếp, vận chuyển hàng hóa từ đó giảm thời gian
làm kho.
Chúng ta có thể sử dụng 3 chỉ số để đo lường hiệu năng của kho:
-Năng suất: tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào. Ví dụ: Số kiện hàng, đơn hàng
được kho xử lý trong 1 giờ, hay tổng giá trị hàng hóa được xử lý…Đo lường
năng suất của kho chủ yếu tập trung vào đo lường hoạt động xử lý hàng hóa
trong kho
20


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói


-Tỷ lệ sử dụng: Tỷ lệ giữa dung tích đã sử dụng để chứa hàng với tổng dung tích
dùng chứa hàng của kho.
Để tính được diện tích có thể dùng để chứa hàng thì phải trừ bỏ phần diện tích
được dùng làm văn phòng, nhà về sinh…
Ví dụ: Một kho có chiều dài 100m, rộng 60m, cao 15m. Diện tích khu văn
phòng là 500 m2. Tổng diện tích khả dụng là: 100*60 -500 = 5.500 m 2. Tổng
dung tích kho sẽ là: 5.500*15 = 82.500 m3.
Tổng dung tích đã dùng để chứa hàng là 13.000 m 3. Khi đó tỷ lệ sử dụng sẽ là:
15,75 %.
Vấn đề đặt ra là tỷ lệ này ở khoảng nào thì hợp lý với một kho hàng?. Rất nhiều
kho hiện nay có tỷ lệ sử dụng không gian ở mức 22-27%. Đây được cho là một
khoảng hợp lý. Nếu bé hơn thì công ty đang lãng phí không gian sử dụng, còn
nếu lớn hơn thì rất có thể sẽ dẫn tới việc tăng chi phí lao động vì công nhân làm
việc trong kho sẽ khó khăn trong việc di chuyển và bốc dỡ hàng hóa.
-Hiệu suất: tỷ lệ giữa đầu ra thực tế so với chuẩn đầu ra.
Ví dụ: tỷ lệ số kiện hàng, đơn hàng thực tế xử lý được so với mức tiêu chuẩn đặt
ra trong một đơn vị thời gian. Đo lường hiệu suất của kho chủ yếu tập trung vào
tỷ lệ đáp ứng đơn hàng thực tế, có đáp ứng đơn hàng đúng thời gian hay không,
hay mức độ chính xác trong việc làm hàng: đúng hàng cho đúng khách hàng
2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của kho bãi.






Tối đa hóa và tối ưu hóa không gian lưu trữ: Thay vì mở rộng nhà kho
tốn thêm nhiều chi phí, chúng ta có thể tận dụng không gian trên cao của kho
bằng cách sử dụng hệ thống giá hàng cao hơn và các công cụ máy móc thích
hợp có khả năng bốc xếp hàng trên cao. Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều loại

giá cho nhiều mặt hàng và chuẩn hóa các thùng đựng hàng từ đó có thể giữ
cho hàng hóa được sắp xếp ngăn nắp, có thứ tự.
Hàng tồn kho tinh gọn: Chỉ nên lưu trữ một lượng hàng hóa, hay nguyên
vật liệu tồn kho ở một số lượng vừa đủ, như vậy sẽ giúp giảm bớt chi phí lưu
kho và bảo quản.
Sử dụng hệ thống phần mềm quản lý kho: Các phần mềm hệ thống quản
lý kho như ERP sẽ cung cấp lộ trình và cách thức xếp dỡ hàng hóa một cách
hiệu quả hơn. Ngoài ra, nó cung cấp tự động danh sách hàng cần bốc xếp và
21


Logistics





Quản trị Kho bãi và Đóng gói

gửi tới các hệ thống bốc xếp, từ đó giảm thiểu được các sai sót về hàng hóa
cũng như thời gian lãng phí.
Sử dụng công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID): Lợi ích khi áp
dụng RFID vào quản lý kho là giảm thời gian, giảm thiểu sai sót, ngoài ra
công nghệ này còn hỗ trợ đắc lực trong việc tìm kiếm và xác định vị trí hàng
hóa trong kho. Bật kỳ một sự duy chuyển hàng hóa trong kho bạn cũng có
thể dò tìm thấy chúng bởi chức năng tìm hàng trên phần mềm, hoặc bản đồ
kho.
Sắp xếp nơi làm việc: Sử dụng mô hình 5S. 5S là chữ cái đầu của các từ
tiếng Nhật: “SERI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”.
Theo tiếng Việt thì 5 chữ S đó là “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”,

SĂN SÓC” và “SẴN SÀNG”. Sử dụng mô hình này sẽ giúp nâng cao năng
suất, tạo môi trường làm việc an toàn thuận lợi và giảm chi phí hoạt động.
Tối ưu hóa năng suất lao động: Bằng cách sắp xếp những nguyên vật liệu,
những hàng hóa thường xuyên sử dụng hoặc được khách hàng đặt mua với
tần suất lớn ở phía trước kho và sắp xếp chúng ở gần nhau, điều này sẽ giúp
giảm thời gian di chuyển và bốc dỡ hàng từ đó nâng cao hiệu quả.

VI. Hệ thống thông tin kho.
Ngày nay, nếu không có sự trao đổi thông tin dữ liệu thì các kho bãi sẽ hoạt
động kém hiệu quả đi rất nhiều. Công nghệ thông tin EDI, sự thu thập dữ liệu tự
động (automatic data collection) và hệ thống tần số vô tuyến (radio frequency
systems) đã tạo ra những lợi ích lớn trong việc quản lý kho bãi, bao gồm cả việc
gia tăng chất lượng dịch vụ cho khách hàng, giảm chi phí, và cải thiện việc vận
hành. Những lợi ích kể trên từ giao diện với máy tính trong việc nhận, lưu trữ,
kiểm soát chất lượng vả lỗi, dở hàng và chuyển hàng.
Sự hoạt động của kho bãi vận hành bằng máy tính đã phát triển và cải thiện tiêu
chuẩn, nơi đặt kho, đơn đặt hàng, trả hàng, và chuẩn mực công việc. Ngày nay,
việc dùng càng ít giấy tờ cho việc nhận đơn hàng ngày càng phổ biển, đặt biệt là
các kho bãi loại lớn. Kết quả tích cực từ hệ thống vận hành bởi máy tính đã cải
thiệt hiệu suất, giảm thiểu lỗi, cải thiện số lượng vật liệu đưa vào, sự thoái mái
hơn cho công nhân, nâng cao dịch vụ khách hàng, và đạt được lợi thế cạnh tranh
chiến lược.
22


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

1. Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange).

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI) đã phổ biến
và là một mức tiêu chuẩn trong việc quản lý kho bãi. Trao đổi dữ liệu điện tử
(EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng có cấu trúc (stuctured form - có cấu
trúc nghĩa là các thông tin trao đổi được với các đối tác thỏa thuận với nhau tuân
thủ theo một khuôn dạng nào đó) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử
khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau, tự động
hóa hoàn toàn không cần có sự can thiệp của con người. Theo Ủy ban liên hợp
quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), việc trao đổi dữ liệu điện tử
được định nghĩa như sau:
“Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính
điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng
một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”.
Khi giao dịch được thực hiện bằng EDI, hệ thống máy tính của công ty
bạn sẽ hoạt động như một kho dự trữ các dữ liệu cần thiết để hỗ trợ các giao
dịch đó. Khi được sử dụng, EDI rút thông tin từ những ứng dụng của công ty và
truyền tải các chứng từ giao dịch phi giấy tờ dưới dạng máy tính đọc được
(machine – readable) qua đường dây diện thoại hoặc các thiết bị viễn thông
khác. Ở đầu nhận, dữ liệu có thể nhập trực tiếp vào hệ thống máy tính của đối
tác, được tự động xử lý với các ứng dụng nội bộ tại nơi nhận. Toàn bộ quá trình
này diễn ra trong vài phút mà không cần phải gõ lại thông tin và tránh cho các
bên những phiền toái về giấy tờ đi kèm với việc xử lý văn bản bằng tay. Sử dụng
EDI qua đó sẽ giúp tăng giá trị khoản đầu tư của công ty bạn cho việc ứng dụng
phần mềm giao dịch. Hơn nữa việc tạo, gửi và nhận các chứng từ giao dịch EDI
có thể được tự động hoá và tích hợp với những ứng dụng máy tính hiện hành
trong nội bộ công ty.
Những ích lợi chung nhất của EDI là tốc độ cao, tính kinh tế và sự chính
xác trong việc xử lý chứng từ giao dịch. Cụ thể hơn, EDI đem lại những lợi ích
sau:
Không cần nhiều giấy tờ văn bản tốn kém.
Tiết kiệm thời gian bởi vì thông tin đến gần như tức thời và máy

tính sẽ thay thế con người nên sẽ giảm thiểu sai sót.
o
o

23


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

Sự tiện lợi của việc trao đổi chứng từ giao dịch cả trong và ngoài
giờ làm việc
o
Gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng: dữ liệu chuyến đến nhanh,
thành phẩm được chuyển nhanh chóng.
o
Tiết kiệm được nhiều chi phí vận hành kho bãi và vận chuyển : hỗ
trợ hệ thống sản xuất tinh gọn (just in time), sản phẩm được sắp xếp kĩ
lưỡng và chi phí lưu kho thấp.
o
Giảm thâm dụng lao động.
o

Bởi vì EDI giúp cho chúng ta vận hành kho bãi một cách hiệu quả, tuy
nhiên, nó cũng cần phải được đáp ứng các tiêu chuẩn cho độ tin cậy, minh
bạch, tính sẵn có, mức hữu dụng, và độ chính xác. Nếu không có các tiêu
chuẩn trên, EDI sẽ không làm việc tốt như mong đợi.
2. Thu thập dữ liệu tự động (Automatic Data Collection).
Một ứng dụng hữu ích của công nghệ thông tin trong kho bãi là hệ thống

thu thập dữ liệu tự động (ADC). ADC sử dụng công nghệ máy tính để nhập
thông tin vào hệ thống máy tính mà với rất ít hoặc không cần sự can thiệp của
con người. Quá trình nhập liệu qua các mã vạch máy tính đọc được và máy quét.
Cho kết quả nhanh chóng và chính xác trong dữ liệu.
Nếu được cài đặt một cách thích hợp, lợi ích của quản trị kho bãi bằng
ADC rất nhiều, từ phí lưu kho thấp đến việc kiểm soát chất lượng tốt hơn. Ứng
dụng ADC phổ biến nhất là kiểm tra quá trình làm việc, theo dõi lao động, kiểm
soát chất lượng, quản trị hàng tồn kho, hóa đơn, và vị trí kho hàng.
Những lợi ích tiềm năng của ADC
Chi phí lao động giảm: Sự cắt giảm việc nhập liệu bằng tay đã giảm chi phí
lao động trực tiếp. Thêm vào đó, lỗi dữ liệu nhập gần như không còn, chi
phí cho việc chỉnh sữa các lỗi gặp phải đã giảm đi.
Giảm thiểu phí lưu kho: dữ liệu về sales và sản phẩm luôn được cập nhật.
Quản trị chất lượng tốt hơn: ADC giảm đi số lượng lỗi mắc phải trong việc
lưu kho, dỡ hàng, và chuyển phát.
Gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng: Thông tin càng tốt, dịch vụ càng
tốt. Lỗi sẽ giảm thiểu, giao hàng đúng giờ, chất lượng sản phẩm đảm bảo
chính xác.
Đa dạng thông tin mới: ADC có thể cung cấp những loại thông tin mới như
về sự đánh giá của dữ liệu chi phí.
24


Logistics

Quản trị Kho bãi và Đóng gói

Tính cạnh tranh cao: dịch vụ thõa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn và
nhanh hơn.


Những ứng dụng của ADC
Kiểm tra quá trình làm việc: mã vạch cho phép nhà sản xuất theo dõi hoạt
động sản xuất. Những nhân viên quét qua các mã vạch khi hoàn thành.
Thông tin sẽ được tải vào máy chủ nơi hoạt động sản xuất và các phần khác
được giám sát. Những sai phạm sẽ được phát hiện và tránh bị đình trệ công
việc.
Theo dõi lao động: dùng hệ thống mã vạch hoặc quét thẻ nhân viên.
Quản trị chất lượng: Sản phẩm sẽ được quét qua và chuyển thông tin về
máy chủ nhằm kiểm tra những lỗi trong quá trình sản xuất.
Dự trữ: ADC giảm thiểu việc phải đếm hàng bằng tay.
Lập hóa đơn: Bên cạnh việc thu thập dữ liệu, ADC còn có thể lập hóa đơn
điện tử.
Vị trí kho: có lẽ ứng dụng hay được dùng nhất của ADC là tìm vị trí sản
phẩm. Nhân viên kho bãi không còn cần thiết phải suy nghĩ nhớ lại để tìm
hàng trong kho, máy tính sẽ làm điều đó.

3. Hệ thống tần số vô tuyến (Radio Frequency Systems).
Công nghệ tần số vô tuyết (RF) bao gồm những thiết bị đầu cuối, các
quản trị mạng và đơn vị tần số vô tuyến. Những thiết bị đầu cuối có thể cầm tay
được, trang bị trên phương tiện vận chuyển, hoặc bộ thu dữ liệu cố định. Tần số
vô tuyến được phát truyền đến các thiết bị đầu cuối. Hệ thống RF là một chuỗi
các ăng-ten được đặt tại mái nhà của các cơ sở vật chất.
Hệ thống RF giúp hoạt động quản lí kho bãi hiệu quả hơn, giảm bớt lãng
phí và sai sót. Những lợi ích nữa là sử dụng không gian lưu trữ tốt hơn, lưu
chuyển hàng tồn kho, dịch vụ khách hàng tốt hơn. Trong thực tế, gần 99.9% điều
này có thể đạt được.
Những ứng dụng RF
Nhận hàng: những thiết bị đầu cuối có thể quét qua các mã vạch, upload dữ
liệu vào máy chủ, và giúp sản phẩm luôn sẵn có cho việc sử dụng ngay tức
thời.

25


×