Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Văn mẫu lớp 5 hay tả đồ vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.62 KB, 12 trang )

TIẾNG VIỆT LỚP 5
NHỮNG BÀI VĂN MẪU HAY NHẤT
Chủ đề: Tả đồ vật

Mục lục

Đề bài: Tả chiếc đông hồ nhà em
Cùng làm một công việc đếm thời gian, nhưng nếu tấm lịch lặng thầm thì đồng hồ lại luôn miệng:
“Tíc - tắc, tíc - tắc...” đều đặn. Chiếc đồng hồ để bàn nhà em cũng vậy.
Đó là một chiếc đồng hồ hàng nội, loại lên dây, đã cũ. Ba em mua nó trong một lần đi chợ tỉnh cách
đây hơn ba năm. Cả đồng hồ là một hình hộp chữ nhật rộng độ hai mươi phân và cao độ mười phân.


Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa màu xám. Mép ngoài được mạ nhôm trước đây bóng lộn giờ đã bị trầy
xước đôi chỗ. Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ. Trên đó, bên trái là hàn thử biểu, bên phải là phần
chính hình bầu dục gồm một vòng mười hai con số từ số 1 đến số 12 trong đó số 6 được thay bằng ô
chỉ ngày. Trên mặt đồng hồ có ba chiếc kim dài ngắn di chuyển nhanh chậm khác nhau. Đầu đỏ mảnh
mai là kim giây quay liên tục. To và ngắn hơn là kim phút lâu lâu mới nhích tới một chút.
Kim giờ thoáng nhìn tưởng như bất động nhưng thật ra vẫn thầm lặng đếm thời gian, quay chậm
chạp. Mặt sau đồng hồ có ba chiếc núm: núm để lên dây, núm điều chỉnh giờ và núm hẹn báo thức.
Ngồi đó, đồng hồ cần mẫn làm việc. Tiếng “tíc tắc”, “tíc tắc” hàng ngày đều đặn vang lên sớm tối.
Trong nhà, ai cần đến là có nó ngay. Sáng ra mới năm giờ, nó đã lên tiếng reng reng một hồi lâu gọi
mọi người tỉnh giấc. Chưa có lần nào đồng hồ bê trễ công việc nếu như mỗi ngày ta đừng quên một
lần lên dây cho nó.
Chiếc đồng hồ làm công việc nhắc nhở ai nấy học tập, làm việc, sinh hoạt đúng giờ, trách chi cả nhà
chẳng quý trọng và gìn giữ nó cẩn thận cho được.

Đề bài: Tả quyển tập cũ mà em tình cờ tìm thấy được
Hôm nay nhân dịp xếp lại tủ sách, tôi tìm lại được một tập vở cũ hồi còn học lớp Một.
Giấy tập đã vàng và bìa tập bị thủng nhiều chỗ vì gián gặm. Tôi lấy tập vở ra khỏi ngăn tủ, đập vào
bàn cho sạch bụi. Trên bìa tập có hình hai cậu bé dắt tay nhau đi học. Nụ cười trên môi cùa hai cậu




bé ngày xưa đã làm cho tôi tin rằng đi học là vui thích lắm. Phía dưới còn in rõ nét chữ của ba tôi, ghi
tên họ và lớp học của tôi. Nét chữ chưa phai mờ mà ngày nay ba tôi đã ra người thiên cổ.

Tôi giở từng trang. Giấy đã vàng và rất giòn. Đây là bài tập viết với nét chữ ngoằn ngoèo. Kia là các
bài toán cộng trừ. Tôi lẩm nhẩm đọc rồi cười khan một mình.
Nét chữ sửa bài của thấy tôi thật là cứng rắn. Tôi nhớ lại những lúc thầy cầm tay tôi nắn nót từng
chữ một.
Ở trang sau cùng có mấy đốm mực to. Tôi nhớ lại hôm ấy tôi và thằng Ngân ngồi cùng bàn sanh sự
cãi nhau vì tranh giành một con dế. Nó liền rảy mực vào tập tôi. Tôi lên thưa thầy bạn ấy bị mấy khẻ
đau điếng.
Thời gian qua mau! Giờ đây tôi đã lên lớp Năm. Nhìn lại tập vở cũ, tuy có những cái vụng về, luộm
thuộm nhưng nó gợi cho tôi nhiều kỉ niệm thời thơ ấu. Tôi âu yếm vuốt lại từng trang rồi lại cất nó
vào ngăn tủ như cũ.

Đề bài: Tả đồ vật trong gia đình mà em yêu thích
Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bàn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật mẹ mua cho khi
em vừa tròn 9 tuổi (10-10-2004). Đó là đồng hồ điện tử báo thức nhãn hiệu PEARL của Trung Quốc.
Chiếc đồng hồ vỏ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ
giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số 12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ,


dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn.
Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim
giây dài nhất, đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn.
Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, nhỉnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung
vào một cái chốt nằm giữa tâm vòng tròn; cái chốt đen nhánh xinh xinh như một cái cúc bằng kim
cương, óng ánh.


Phía sau mật đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu
"Con Thỏ". Có 2 cái núm bằng 2 chiếc cúc bạc để điều khiển giờ, phút và chuông báo thức. Có một
gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 đã bày cho
em cách lắp pin, cách điều chỉnh giờ phút, cách sử dụng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ
ợt mà chẳng biết. Không biết thì hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế !
Trước đây, gia đình em cũng có một cái đồng hồ "Ba con mèo” nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như
con bò già ì à ì ạch. có hôm chạy chậm đến nửa tiếng ! Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi
chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủ động. 6h30' mỗi sáng, em khoác ba lô sách vở lên vai,
đội mũ lên đầu, chào ông bà, chào bố mẹ, em đi bộ đến trường. Chiều nào cũng 13h30', em đi đến
lớp. Chưa bao giờ đến muộn như một vài bạn khác. Việc học tập ở nhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn:
19h-21h30' học bài, làm bài. 21h45' đi ngủ. 6h nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn
lại bài độ 10-15 phút, rồi chuẩn bị đi học.
Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo,
khoa học trong cuộc sống, học tập, nghỉ ngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác
sang nhà chú Hy hỏi giờ như mọi khi nữa.
Chiếc đồng hồ là quà tặng chứa đựng bao tình thương của mẹ: "Lan ơi ! Con gái mẹ, ngày mai bước
sang 10 tuổi rồi đấy nhé ". Mẹ vừa nói vừa âu yếm ôm con gái bé bỏng vào lòng.
Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu "tích tích", đều đều, em tưởng như cái
đồng hồ nhỏ bé đang thầm thì với em: "Cố gắng ! Cố gắng !".
Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuông đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình
minh, là hành khúc lên đường.
Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên: "Chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm !
Chú mày đã bảo cho ta biết: Thì giờ còn quý hơn vàng bạc ..."

Đề bài: Tả một đồ vật trong nhà gắn với kỉ niệm sâu sắc của em
Bộ xa-lông bằng gỗ lát hoa để ở phòng khách là kỉ vật của ông nội. Ngày ông về hưu, Bộ Tư lệnh
Quân đoàn II đã tặng ông bộ xa-lông này. Ông nội về hưu được 16 năm thì qua đời trong nỗi buồn
xót thương của con cháu. Tính đến nay, ông mất đã bốn năm. Bộ xa-lông đã bóng lên màu nâu thẫm,
màu thời gian 20 năm có lẻ.



Nhà bố mẹ em ở là ngôi nhà cổ 5 gian lợp ngói do ông bà để lại. Cho đến nay, bộ xa-lông vẫn là thứ
có giá trị nhất trong gia đình, ở gian giữa bày bàn thờ ông bà và kê bộ xa-lông. Mặt bàn lại được úp
lên một tấm kính màu rất dày để tránh xước và dễ lau chùi. Bốn chiếc ghế đường bệ, kiểu dáng rất
đẹp, nặng phải đến hai người mới xê dịch dược. Chiếc ghế bên trái ngoài cùng là nơi ông ngồi đọc
báo, uống trà và tiếp khách. Ông không biết hút thuốc lào, thuốc lá. Trên bàn chỉ bày biện một bộ ấm
trà loại quần ẩm và sáu chiếc chén xếp ngay ngắn trên chiếc đĩa to men xanh.
Em vẫn nhớ như in hình ảnh ông ngồi pha trà, uống trà mỗi sáng khi con cháu đang mơ màng ngủ.
Mái tóc bạc phơ, ông tựa lưng vào ghế, trông gương mặt phúc hậu của ông thật đẹp. Nơi ông ngồi
ngày xưa thì bây giờ bố em vẫn thường ngồi. Nhiều lúc, bố ngồi lặng lẽ ngắm lên bàn thờ, đăm chiêu
nhìn chân dung ông bà, và ba tấm Huân chương cao quý của ông để lại lồng trong khung kính. Đến
ngày giỗ ông, năm nào bố em cũng pha một ấm trà, loại chè móc câu Thái Nguyên mà ngày xưa ông
thích uống, đặt lên xa-lông. Bố trịnh trọng rót trà vào sáu chiếc chén, rồi lầm rầm khấn trong làn khói
trầm quyện đưa hương.

Ngày nào bố cũng lau chùi bộ xa-lông một, hai lần. Bô mẹ đã bàn: sang năm anh Ngọc tốt nghiệp
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ lát gạch hoa nền nhà và thuê thợ đánh véc-ni lại bộ xa-lông
cho đẹp.
Với ông thì bộ xa-lông là tình đồng đội, tình chiến đấu. Mỗi lần có cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cũ về
thăm ông, bộ xa-lông là nơi hội tụ của bao tình đồng chí, tình đồng đội vô cùng thắm thiết. Còn với
con cháu hiện nay và sau này, bộ xa-lông là kỉ vật thiêng liêng của người cha, người ông kính yêu để
lại. Mỗi lần được bố sai đi rửa ấm chén, lúc đặt lên mặt bàn xa-lông em lại bồi hồi tưởng như thấy
ông đang ngồi trầm ngâm uống trà mỗi sáng, mỗi chiều.
Năm tháng đã trôi qua, nhưng mái nhà êm ấm của gia đình em vẫn lưu giữ bao kỉ niệm sâu nặng ân
tình của ông bà nội. Mảnh vườn nhỏ xinh xắn trồng rau, mấy chậu hoa, góc sân lát gạch, cái bể đựng
nước mưa, ... và bộ xa- lông bằng gỗ lát hoa này như tiếng nói của gia tiên vọng về trong tâm hồn
con cháu mỗi sáng, mỗi chiều, nhất là trong những ngày giỗ Tết.

Đề bài: Tả chiếc cặp sách đi học của em
Năm học lớp Bốn, thi học sinh giỏi cấp huyện, em được Giải khuyến khích môn Toán. Ban Giám hiệu

trường Tiểu học Yên Phong và Hội cha mẹ học sinh đã tặng em một chiếc ba lô màu và 20 quyển vở
ô li, một cái hộp bút bằng nhựa xanh rất đẹp.


Em mồ côi mẹ lúc mới lên 5 tuổi, bố đi làm ăn ở Vũng Tàu, vài năm mới về quê một lần. Em ở với
ông bà ngoại. Em thuộc diện "học sinh vượt khó, châm học". Chiếc ba lô màu phần thưởng đã làm
em vô cùng sung sướng, ngoài sức tưởng tượng của một học sinh nghèo như em.
Chiếc ba lô bằng vải bạt xanh màu lá cây nhãn hiệu "Kaukko". Đáy hình chữ nhật, hai mặt trước và
sau hình trám. Hai cái túi màu đỏ hồng như hai cái tai mọc ở hai bên. Phía trên có quai xách. Phía
sau có hai quai có thể điều chỉnh dài, ngắn theo sở thích. Ba lô có hai ngăn: một ngăn to để đựng
sách vở; ngăn nhỏ hẹp để đựng giấy kiểm tra, sổ liên lạc gia đình, truyện tranh mà các bạn thường
cho em mượn đem về nhà xem và đọc. Ngăn nào cũng có phéc-mơ-tuya bằng nhựa trong suốt, tay
kéo bằng đồng nổi bật chữ "Kaukko" thật ưa nhìn. Thích nhất là hai cái túi nhỏ ở hai bên: một túi em
đựng hộp bút, một túi em đựng một vài thứ lặt vặt khác như quả cầu lông hay một thứ đồ chơi, một
hộp chì màu, bút vẽ.. Em xem đó là "kho báu" của mình.

Ông ngoại đã xin bên nhà chú Lưu cho em hai miếng bìa cứng để lót phía trong ba lô, giữ cho sách
vở không bị quăn mép. Lúc đựng sách vở, khoác lên đôi vai, chiếc ba lô như con cóc xanh bám vào
lưng em. Cái Liễu, cái Hoa, thằng Quỳnh, thằng Độ... vẫn chế em là cõng cóc đi học. Các bạn ở lớp
em đứa thì dùng cặp giả da, đứa thì dùng túi ba màu, riêng ba lô con cóc thì chỉ mình em có. Từ nhà
đến trường xa ngót cây số, lúc đi học hay lúc tan học về, ngày mưa hay ngày nắng, chiếc ba lô con
cóc vẫn ngoan ngoãn, chuyên cần bám lấy lưng em.
Từ ngày có chiếc ba lô đựng sách vở, em học tấn tới hẳn lên. Cô Hoà hiệu phó, thầy Quy phụ trách
lớp vừa khen em ngoan, chịu khó, vừa động viên em cố gắng học tốt hơn nữa để sang tháng 4 thi
Học sinh giỏi lớp 5 toàn huyện Ý Yên giành được giải cao.Lúc ở nhà, những ngày nghỉ học, em lấy
sách vở ra, hộp bút, hộp màu ra, rồi treo chiếc ba lô lên móc cho nó được nghỉ ngơi. Lạ lắm, vui lắm !
Hôm nào được điểm 9, điểm 10, em cảm thấy chiếc ba lô thủ thỉ, tâm sự với em. Hình như nó luôn
luôn nhắc em: "Vượt khó, chăm ngoan, cô lên học giỏi nhé
Nhiều đêm em nằm mơ gặp mẹ em. Mẹ em xem sách vở, ngắm nghía mãi chiếc ba lô rồi xoa đầu
em, ôm lấy em. Cả hai mẹ con cùng khóc. Suốt ngày hôm sau, em vẫn còn bồi hồi.

Chiếc ba lô đã cùng em đi đến trường, đến lớp được hai phần ba chặng đường lớp 5. Nó đã trở
thành người bạn nhỏ đáng yêu của em. Khoác ba lô lên vai, em chào ông bà, vừa bước ra khỏi nhà
đi học, em như nghe nó thầm thì nhắc nhở:
"Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao"...

Đề bài: Tả chiếc nón em yêu quý
Chiếc nón là vật dùng được em yêu thích nhất.
Chiếc nón của em xinh xinh màu lá trắng ngà láng bóng, lá nọ xếp chéo lên lá kia đều được kết với
nhau bằng những đường tơ trắng. Thân nón hình chóp. Miệng nón tròn vành vạnh và loe ra. Giữa


nón nổi bật chiếc quai bằng lụa hồng, hai đầu kết hai cái nơ nhỏ như hai cánh bướm. Lật nón ra, em
đếm được mười sáu vòng tròn nhẵn được kết theo khuôn nón với những nuộc gấc mịn màng. Giơ
nón lên soi qua ánh sáng, dưới tầng lá mỏng, em thấy hiện ra hình ảnh cầu Tràng Tiền, chùa Thiên
Mụ. Nón còn ấp ủ trong lòng cả một bài thơ. Ở chóp nón nổi bật một ngôi sao kết bằng chỉ đỏ. Giữa
ngôi sao lấp lánh một điểm sáng long lanh như hạt kim cương.

Chiếc nón gắn bó với em như người bạn hiền. Dù đi xa hay gần, nón che chở mái đầu, giữ gìn sức
khoẻ cho em. Chiếc nón là mái ấm khi mưa tuôn, là bóng mát khi nắng cháy. Chiếc nón che nghiêng
khuôn mặt, nụ cười khi em muốn dành cho bạn giãy phút gặp gỡ bất ngờ. Mỗi khi đi đâu về, nón nằm
nghiêng úp mặt vào tường, ở đó, nón nhìn xuống góc học tập của em. Chiếc nón lặng lẽ theo dõi em
học hành và chờ đợi những lần gặp gỡ.
Em yêu quý những bàn tay khéo léo và kiên nhẫn đã tạo nên vẻ đẹp đặc biệt cùa chiếc nón. Chiếc
nón lá giản dị đã thấm đượm tình em. Nón vẫn mãi đẹp trong lòng em, dù thời gian có nhuộm vàng
màu lá.

Đề bài: Tả lại tấm bản đồ Việt Nam
Lớp học của em là một căn phòng quét vôi màu xanh dịu. Không biết ngẫu nhiên hay do một lí do
nào đó ở gần bàn giáo viên có một tấm bản đồ Việt Nam. Chắc nó đã được treo ở đây lâu lắm rồi,



bởi nhìn khung gỗ đã phai màu vécni song tấm bản đồ vẫn còn sáng sủa do được bao bọc bằng một
tấm mica.
Cứ mỗi khi chuông reo báo hiệu giờ chơi, các bạn chạy ùa ra sân như ong vỡ tổ, còn em và một số
nữa vài ba đứa thường xúm nhau lên tấm bản đồ. Mấy đứa bạn thường hay tìm địa danh của quê
hương em. Trong lớp, chỉ có mình em là quê ở xa. Bố mẹ em vào công tác trong Nam đã lâu lắm rồi,
nghe nói cũng đã gần hai mươi năm. Bản thân em cũng được sinh ra trên mảnh đất Nam Bộ này.
Nghe bố mẹ nói quê mình ở Thanh Hóa, xa lắm. Em cũng chỉ có biết vậy. Mấy lần về thăm quê rồi
nhưng em cũng chỉ nhớ mang máng thôi, không rõ lắm. Tụi bạn em đứa nào cũng hiếu kì, nên cứ rỗi
là lên tấm bản đồ xem cho rõ các địa danh.
Tấm bản đồ có kích thước bằng mặt bàn của giáo viên. Trên bản đồ dường như có ít nhất là năm
màu cơ bản, dùng để biểu đạt sự phân bố địa hình của các vùng trong cả nước. Màu xanh nhạt và
đậm dần về phía đông là màu của biển cả đại dương. Màu xanh lá mạ là vùng đồng bằng Bắc Bộ,
Nam Bộ và ven biển miền Trung. Màu gạch là màu đồi núi cao nguyên. Càng đậm bao nhiêu là sự
biểu hiện địa hình càng cao bấy nhiêu so với mặt biển. Nhờ vào độ đậm nhạt của các màu sắc mà em
có thể nhận biết được đặc điểm địa hình trong cả nước.

Ở ngoài khơi xa, tính từ cực Nam của Nam Bộ nhìn về hướng biển Đông là quần đảo Trường Sa nổi
lên giữa màu xanh của biển cả, bằng những chấm nhỏ màu gạch nung. Ở đấy có các đơn vị bộ đội hải
quân ngày đêm canh gác để giữ gìn mảnh đất của cha ông ngàn năm để lại.
Người ta gọi đất nước mình là bán đảo quả không sai. Từ Trà cổ tỉnh Quảng Ninh chúng ta men theo
bờ biển cong cong dịu dàng, thon thả hình chữ “S” đến điểm cuối cùng của cực Nam Tổ quốc là mũi
Cà Mau, biển vẫn dạt dào vỗ sóng theo chiều dài trên hai ngàn cây số, rồi biển tiếp tục rẽ ngoặt bao
lấy địa phận tỉnh Kiên Giang, biển vỗ sóng bốn bề xung quanh đảo Phú Quốc. Trong màu xanh da trời
bạt ngàn ấy có một vùng nổi lên màu xanh dương hình ông Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời. Có lẽ
nơi này là chỗ sâu nhất ở biển Đông.
Đúng là đất nước mình cong cong hình chữ S nhưng em cũng thấy nó giống như một con rồng khổng
lồ đang bay vút lên không trung mà người ta gọi là thế “rồng thăng”. Nhìn từ Bắc tới Nam mỗi vùng
đều được thể hiện một sắc màu riêng biệt. Thành phố Hà Nội – Thủ đô của cả nước được tô màu

hồng phấn. Thành phố mang tên Bác màu gạch nung. Các tỉnh Nam Bộ, Bắc Bộ màu xanh lá mạ. Trện


tấm bản đồ em cũng thấy được dòng chảy của các con sông. Tất cả dường như đều bắt nguồn từ dãy
Trường Sơn hùng vĩ rồi uốn lượn như một dải lụa màu ngọc bích để ra biển Đông. Con sông Hồng
chở nặng phù sa bồi đắp cho đồng bằng Bắc bộ ngày một thêm trù phú. Và ở kia, con sông Cửu Long
xòe chín nhánh bồi đắp phù sa màu mỡ cho đồng bằng Nam Bộ – vựa lúa của Tổ quốc.
Nhìn lên tấm bản đồ mà lòng em càng thấy yêu Tổ quốc mình hơn. Từ những đỉnh núi cao ngất của
dãy Trường Sơn hùng vĩ cho đến những, dòng sông vỗ cánh hiền hòa, từ miền cao nguyên đất đỏ với
những rừng cà phê bạt ngàn cho đến ồhững vùng cát trắng miền Trung… Tất cả đều gợi lên trong em
một dáng hình, một thế đứng ngàn đời, thế đứng của một con rồng đang cất mình bay lên.


Đề bài: Tả một đồ vật mà em yêu thích
Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu
nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta. Tớ cũng có một
chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không?
Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to. Bàn ấy được
kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc
áo với những đường vân gỗ nôổilên thật giống với những dải lụa. ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được
đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về
phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn gọc,
kéo thẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn
bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên
Không những thế, bạn cò giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều
được phân chia rất rõ ràng, chínhvì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhậm ngăn này với ngăn kia. Hai
ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía
trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn
kéo rất thuận tiến, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về
đến nhà, nhìn thấy baànlà tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát

cánh beê tớ và bàn là bạn ghế. Baạnấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông
hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Baànluôn giúp tớ ngồi học mọt cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa
học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vờng và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua
kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học
tốt hơn!

Trải qua đã năm rồi, bàn và ghế – người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh
giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những
chân trời mơ ước
Không những thế, bạn cò giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều
được phân chia rất rõ ràng, chínhvì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhậm ngăn này với ngăn kia. Hai
ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữalà nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía
trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn
kéo rất thuận tiến, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về
đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát
cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông
hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Baànluôn giúp tớ ngồi học mọt cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa
học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vờng và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua


kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học
tốt hơn!
Trải qua đã năm rồi, bàn và ghế – người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh
giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những
chân trời mơ ước.


Đề bài: Tả cái trống trường em
Cái trống có mặt ở ngôi trường em học không biết đã bao năm rồi; bác bảo vệ của trường ít nhất
cũng đã mười hai năm, thế mà trống vẫn còn tốt.

Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục hai đầu thon lại, thân to, ba
học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống.
Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa
như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹp
mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.
Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẳm, phình to ở giữa. Chỗ ấy
được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bện xoắn vào nhau lớn bằng
ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.

Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc dùi trống bằng gỗ dài bằng cả cánh tay em để
nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và
dồn dập. Aáy là lúc trống run lên và tỏa vào không trung những âm thanh kì lạ: Tùng! Tùng! Tùng!
Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào niên học, bắt đầu mỗi tiết
học, giờ nghỉ học, giờ ra chơi, giờ ra về và lúc bế giảng. Những lúc đi học trễ, nghe trống trường dồn
dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe trống báo hết tiết học, em mừng vui hể hả.
Ngược lại, đôi khi đang chạy nhảy hả hê, trống lại báo hết giờ chơi, ai nấy đều tiếc rẻ. Một lần hè
đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em xao xuyến bâng khuâng, buồn vui
lẫn lộn.
Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có
thể đi bất cứ nơi nào trên Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỉ niệm.



×