Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Các bài văn thuyết minh về loài cây lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.46 KB, 12 trang )

Các bài văn thuyết minh về loài cây lớp 8.
Đề 1 : Thuyết minh về cây phượng vĩ .
Bài làm
A.Mở bài:
‘’Những chiếc giỏ xe chở đầy phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu.’’
-Ai đã từng cắp sách tới trường hẳn chẳng thể nào quên màu hoa phượng đỏ
thắm rực rỡ dưới nắng hè báo hiệu mùa thi mùa chia ly.
-Phượng không biết từ bao giờ đã trở thành người bạn gần gũi và thân thiết
của tuổi học trò.
B.Thân bài:
1)Nguồn gốc:
-Phượng có nguồn gốc từ Mađagátxca, sau đó phượng có mặt ở các miền
nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Á và châu Mĩ La-tinh.
-Phượng có nhiều tên gọi khác nhau như là: san tây, điệp tây, hoa nắng
-Tên phượng vĩ là tên Hán Việt, có nghĩa là đuôi con chim phượng. Cách đặt
tên này là dựa vào đặc điểm của lá, những chiếc lá non xòe ra như đuôi con
chim phượng.
-Phượng vĩ có mặt ở Việt Nam khi người Pháp đem đến trồng từ cuối thế kỉ
XIX tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng..


-Ngày nay phượng vĩ được trồng từ Bắc vào Nam, nhất là Hải Phòng được coi
là nơi trồng nhiều nhất. Vì vậy Hải Phòng còn được gọi với cái tên thành phố
Hoa Phượng Đỏ
2)Đặc diểm cấu tạo
-Phượng bao gồm: rễ, thân,lá, cành, hoa, quả.
-Phượng là loài cây có rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất, phần nổi lên ngoằn
nghoèo trông giống con rắn rất đẹp. Thân phượng cao từ 6-12 mét. Cành
phượng dài, vươn xa, có nhiều nhánh nhỏ, tạo thành bóng mát trông giống
như 1 chiếc ô khổng lồ. Lá phượng nhỏ như lá me non, mọc đói xứng, màu


lục sáng nhạt. Lá phượng thuộc loại lá kép, mỗi phiến lá dài từ 30 đến 50 cm
và có từ 20 đến 40 cặp lá.
-Hoa phượng có 5 cánh, 4 cánh đỏ tươi xòe rộng, cánh còn lại mọc thẳng hơi
quăn góc, có nhều đóm màu trắng hoặc vàng cam .
-Bên trong là nhụy gồm 12 nhánh dài từ 5-7 cm với phấn hoa để thu hút ong
bướm. Hoa thường nở vào mùa hè.
-Quả phượng dẹt dài từ 40-60cm, thuộc loại quả đậu, khi non màu xanh, khi
già màu nâu sẫm.
3)Đặc điểm sinh trưởng
-Cây tái sinh từ hạt và chồi đều khỏe mạnh nên có thể phát triển tốt ở mọi
địa hình: ven biển, đòi núi, trung du..
-Cây thuộc loại ưa ánh sáng, mọc khỏe, phát triển nhanh, không kén đất, rất
dễ trồng.
-Phượng có tuổi thj không cao, trồng ở trên đường phố chỉ được 30 năm đã
già cỗi, thân đã mục, nấm và sâu beenhjtaans công. Còn trồng ở trường học
thì tuổi thọ cao hơn từ 40-50 năm.


4) Phân loại
-Họ hàng nhà phượng khá đông đúc, nếu tính theo màu sắc thì có phượng
vàng, phượng đỏ, phượng trắng đặc biệt là phượng tím.
5) Công dụng
- Cây phượng rất hữu ích cho cuộc sống con người
a.Giá trị vật chất
-Cung cấp gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ gỗ dân dụng
-Quả và cành phượng khô có thể dùng làm củi đốt. Quả phượng còn được
dùng làm bộ gõ âm nhạc vùng Ca-ri-bê.
-Vỏ và rễ phượng sắc nước có thể làm thuốc hạ nhiệt, trị đầy bụng, điều trị
sốt rét, tê thấp, hạ huyết áp.
-Hạt phượng phơi khô rang ăn vừa giòn, bùi lại giàu tinh dầu

-Hoa phượng dùng để chế tinh dầu, dùng để xoa bóp làm giảm căng thẳng,
thư giãn tinh thần giúp tâm hồn thoải mái .
b.Giá trị tinh thần
- Cây phượng cho bóng mát, cho hoa đẹp, vì vậy nó được xếp vào hoàng tộc
của các loại cây cảnh. Khi hoa nở rộ, tán cây rực rỡ, hoa lại rất lâu tàn và hơn
nữa phượng khá dẻo dai, kiên cường trước bão gió nên thường được trồng ở
khắp nơi: vỉa hè, công viên, trường học..
-Phượng trở thành người bạn đồng hành, nhân chứng lịch sử, chứng kiến
biết bao thăng trầm đổi thay của quê hương đất nước. Với học sinh, sinh viên
phượng là người bạn thân thiết gắn bó chia ngọt sẻ bùi.


-Có lẽ hoa phượng đẹp nên mỗi năm vào tháng 5,6 ở Florida (Mĩ) và thành
phố Hải Phòng nước ta lại diễn ra lễ hội hoa Phượng giống như lễ hội hoa
anh đào ở Nhật Bản vậy.
-Hoa phượng là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca nhạc họa với biết bao tác
phẩm nổi tiếng.Bài thơ ‘’Thời hoa đỏ’’ – Thanh Tùng đã được phổ thành
nhạc. Hoa phượng còn được nhà thơ Xuân Diệu gọi với cái tên đầy ấn tượng:
hoa học trò.
6) Cách trồng và chăm sóc
-Khi mua trồng và chăm sóc ta cần chú ý
+Cần chọn những cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, dáng đẹp tán tròn.
+Khi trồng cần đào hố 40-60 cm^3, bón phân chuồng từ 5 đến 10 kg và phân
NPK khoảng 100g/hố trước khi trồng cây 15 ngày.
+Sau đó đặt cây con vào hố, phủ đất lên, nén chặt bằng mặt đất sau đó tưới
nước .
+Cây cần được chăm sóc từ 3 -4 năm đầu, làm cỏ sạch sẽ và bón phân
quanh gốc 2 lần/năm bằng phân chuồng và phân NPK.
C.Kết bài:
-Phượng là loài cây không chỉ đẹp mà còn gần gũi đáng yêu.

-Chỉ cần nhìn thấy bóng phượng vĩ với những chùm hoa rực rỡ là bao kỉ niệm
tuổi học trò lại ùa về.
-Có lẽ vì vậy mà phượng vĩ sẽ luôn giữ vị trí quan trọng trong lòng mỗi người.


Đề 2: Thuyết minh về cây dừa.
Bài làm
A.

Mở bài :

-Nhân dân ta từ xưa có câu ca dao:
‘’Dừa xanh đứng sững giữa trời
Đem thân mình hiến dâng cho đời thủy chung’’
-Từ lâu cây dừa đã trở thành loài cây thân quen của làng quê Việt Nam, gắn
với đới sống con người thủy chung, son sắt nghĩa tình.
B.Thân bài :
1) Nguồn gốc
-Dừa có tên gọi khoa học là Cocos Nucifera, là 1 loại cây thuộc họ cau. Nguồn
gốc của loại cây này vẫn là 1 vấn đề gây tranh cãi.
-Một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, một số
khác cho rằng nó có nguồn gốc từ khu vực Tây Bắc của Nam Mĩ.
-Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở Newzealand cho thấy cây dừa đã mọc ở đây
15 triệu năm trước.
-Sau này dừa đã có mặt ở khắp các vùng nhiệt đới có lẽ là nhờ sự giúp đỡ của
những người đi biển.
2) Đặc diểm cấu tạo:
-Mỗi cây dừa thì bao gồm: rễ, thân,lá, cành, hoa, quả
-Dừa là loại cây có rễ chùm, mỗi chiếc rễ to bằng ngón tay tỏa ra và bám chặt
vào lòng đất. Phần nổi lên như những con giun trông rất đẹp.



-Dừa thuộc họ cau, thân đơn trục, đường kính khoảng 45 cm, cao 30m. Thân
có đốt như hổ vằn, màu nâu sậm, thân dừa lùn ( dừa cảnh) thường có nhiều
đốt màu xanh, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân cây
rồi tỏa ra xung quanh.
-Cây dừa gồm những tàu lá, mỗi tàu gồm nhiều phiến lá dài màu xanh, khi
héo chuyển sang màu nâu.
-Hoa dừa có màu trắng, nhỏ kết thành chùm, có hương thơm nhẹ.
-Quả dừa tròn to, có lớp vỏ dày bên ngoài rồi đến sọ dừa. Trong sọ dừa là
cơm trắng tinh và nước dừa. Mỗi cây có nhiều buồng dừa, mỗi buồng dừa có
trung bình từ 5 – 10 quả.
3) Đặc điểm sinh trưởng
-Dừa phát triển trên đất pha cát và có khả năng chịu mặn tốt, ưa nắng với
lượng mưa trung bình, vì thế dừa thường có mặt ở những bờ biển nhiệt đới.
-Hoa dừa có cả hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Nhưng chỉ có hoa cái mới
tạo ra quả.
4) Phân loại
-Họ hàng nhà dừa khá đông đúc gồm 2 loại chính: dừa lùn và dừa cao.
-Dừa lùn thường được trồng làm cảnh trong gia đình hoặc các khu vui chơi
công cộng.
-Dừa cao có nhiều loại:
+Dừa xiêm: trái thường nhỏ, màu xanh, nước ngọt thường được dùng làm
nước giải khát.
+Dừa bị : trái to, màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực
phẩm


+Dừa nếp: trái vàng, là xanh mơn mởn
+Dừa lửa: lá đỏ, quả vàng hồng

+Dừa dứa: trái nhỏ, màu hơi đỏ, nước ngọt, thơm mùi dứa
+Dừa sáp: cùi dừa vừa xốp vừa mềm lại dẻo như bột đã nhào sệt có màu
vàng đục như sáp.
5) Công dụng
*Giá trị vật chất: hiếm có loài cây nào lại cống hiến hết mình cho đời như
cây dừa.
-Rễ dừa phơi khô dùng làm chất đốt, có nơi dùng làm thuốc nhuộm
-Thân dừa thường làm cột nhà, dùng để bắc cầu qua kênh rạch hoặc làm mặt
hàng thủ công, mĩ nghệ, làm đũa muôi xới cơm.
-Lá dừa: không chỉ dùng để lợp nhà, làm phiên liếp, chằm nón mà còn là chất
đốt để đun nấu phổ biến ở nơi thôn quê. Lá dừa khô bó lại là đuốc để đi
trong đêm tối trời.
-Hoa dừa: được hái xuống để cắm vừa thanh nhã, vừa lạ mắt hay trang trí
cho cổng chào năm mới, đám hỏi để cúng trên bàn thờ. Hoa dừa già cắt
khúc, kết lại với nhau thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mĩ
cao.
-Đọt dừa non là món ăn độc đáo có thể làm nộm, gỏi xào thích hợp với người
ăn chay. Ngay cả con sâu sống trên cây dừa cũng là món ăn khoái khẩu.
-Quả dừa có giá trị rất lớn:
+Nước dừa có tác dụng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa trong chiến trận, người
ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền.Ngoài ra còn dùng để kho cá,
kho thịt, thắng nước màu.


+Cùi dừa dùng để chế biến món ăn, nấu xôi, làm bánh, làm kẹo dừa, làm
mứt. Cùi dừa được xay nhuyễn vắt nước cốt để nấu dầu dừa, làm xà phòng.
Phần bã dừa được dùng làm thức ăn gia súc hay bón phân.
+Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc các mặt hàng thủ
công mĩ nghệ.
+Xơ dừa được đánh tơi dùng làm thảm, nệm hoặc bện dây thừng.

*Giá trị tinh thần:
-Từ lâu dừa đã có mặt trong đời sống tinh thần của người Việt. Cây dừa đi
vào thơ ca nhạc họa. Tranh Đông Hồ nổi tiếng với bức tranh “Hứng dừa’’
-Cây dừa đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam, vì vậy hằng năm ở
nước ta có lễ hội Hái dừa ở Nam Bộ.
-Dừa còn là một loại quả có mặt trong mâm ngũ quả vào dịp Tết để thờ cúng
tổ tiên.
-Tuổi thơ còn gì thú vị hơn những buổi trưa hè mắc võng dưới tán lá mát
rượi nghe tiếng xào xạc của lá, thưởng thức những trái dừa ngọt lịm, làm
những con châu chấu, cào cào từ lá dừa.
6) Cách trồng và chăm sóc
-Dừa rất dễ trồng và chăm sóc. Khi nhân giống nên chọn những quả già, chắc
nặng để khi mầm vươn cao mới đem trồng.
-Khi trồng không nên đào hố bón phân chuồng, phân lân lấp lại sau đó
khoảng 2-3 tháng, chọn cây con khỏe mạnh có từ 6 lá trở lên đào lấy bầu đặt
xuống hố rồi lấp đất.


-Cần thường xuyên chăm sóc dừa bằng phân bón hữu cơ rải quanh gốc ( chú
ý bón trước mùa mưa ) bón phân, lân, đạm, kali để tăng số quả cho dừa.
Hằng năm nên dùng bùn ao, mương phủ lên gốc dừa.
C.Kết bài:
-Cây dừa không chỉ hữu ích, gắn bó với con người mà nó còn là hiện thân của
con người Việt Nam cần cù bất khuất sẵn sàng vượt qua thử thách dễ dàng
cho đời những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất.

Đề 3: Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết ( hoa đào)
Bài làm.
Mở bài:
-Có một loài hoa không thể thiếu trong mỗi mùa xuân Bắc Việt, đó là hoa

đào- loài hoa đem đến hương sắc cho mùa xuân, loài hoa gợi thương, gợi
nhớ cho những người con xa xứ, làm trỗi dậy sức sống mạnh mẽ trong mỗi
con người.
B. Thân bài:
1)Nguồn gốc:
-Theo một số quan niệm, hoa đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, trồng để lấy
hoa và quả. Sau đó được đưa qua Ba Tư và các nước ven Địa Trung Hải theo
con đường tơ lụa. Sau này đào được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á
trong đó có Việt Nam.
-Người phương Tây có hẳn một câu chuyện kể về sự ra đời của hoa đào.
Chuyện kể rằng hoa đào chính là hoa thân của nữ thần Phi-líp xinh đẹp. Vì
ngóng chồng mòn mỏi mà đã chết trong khổ đau, Thượng Đế thương tình
biến nàng thành cây hoa đào. Khi chồng nàng trở lại nghe tin vội đến khóc
bên gốc cây, cây đào bỗng nở hoa vươn về phía chồng chứng tỏ tình yêu của
nàng dành cho chồng dù có chết cũng không hề mất đi.
A.


-Theo quan niệm của người Việt: từ xa xưa ở nước ta có một cây đào cổ thụ
cành lá xum xuê, to lớn khác thường che phủ khắp một vùng. Có hai vị thần
là Trà và Uất Lũy trú ngụ trên cây đào. Các vị diệt trừ ma quái giúp người dân
có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Khiếp sợ trước quyền năng to lớn của hai
vị thần, lũ yêu ma cũng sợ luôn cả cây đào. Những ngày cuối năm, hai vị thần
phải lên thiên đình nên bọn ma quỷ có dịp hoành hành. Để ma quỷ không
quấy phá, người dân thường đem đào về cắm trước nhà. Tục lệ chơi đào
cũng từ đó mà xuất hiện.
2) Đặ điểm cấu tạo
-Đào là một loại cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, cao từ 5->10 m, tán xòe rộng
gồm thân, rễ, lá, cành, hoa, quả.
-Lá đào có hình mũi mác dài từ 7-15cm, rộng 2->3 cm.

-Hoa đào thường nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá. Hoa đơn hay đôi,
cánh hoa khum khum hình tròn, đường kính 2->3 cm. Mỗi bông có khoảng 5
cáng màu phớt hồng hay đỏ.
-Quả đào cùng họ với các loại quả: mận, mơ cũng đều là quả hạch, thường có
hạt to ở giữa được bao bọc bởi lớp vỏ cứng. Bao quanh là phần cùi màu
vàng hay trắng tùy từng loại đào. Khi chín đào có vị thơm ngon rất đặc trưng.
Bên ngoài vỏ có lớp lông mềm như nhung.
3) Đặc điểm sinh trưởng
-Đào là loại cây không ưa nước nên trồng ở nơi cao ráo có nhiều ánh sáng với
sự thông thoáng, gió tốt. Thời tiết ẩm thì đào nở sớm, rét kéo dài thì đào nở
muộn.
-Đào thích hợp với đất thịt pha sét.
4)Phân loại:
-Họ hàng nhà đào khá đông đúc:
+Đào bích: hoa có màu đỏ tươi, cánh kép, to, cánh thường dày, là loại đào
được thường mọi người yêu thích.
+Đào phai: hoa màu hồng nhạt, chia làm hai loại : cánh đơn và cánh kép, có
loại hoa màu tím nhạt.
+Đào bạch : hoa trắng muốt, là giống đào quý hiếm, rất khó trồng.


+Đào thất thốn : cây nhỏ chỉ có 7 tấc, rất hiếm. Hoa nhỏ màu đỏ sẫm, thân
uốn thành nhiều hình dáng khác nhau, thường được trồng trong chậu.
5) Công dụng và ý nghĩa:
*Giá trị vật chất:
-hoa đào không chỉ đẹp mà còn là một vị thuốc có tác dụng lợi thủy, hoạt
huyết. Hoa còn được dùng để làm đẹp giúp loại bỏ mụn đem đến làn da
trắng hồng cho phụ nữ.
*Giá trị tinh thần:
-Nếu hoa mai là tượng trưng cho mùa xuân ở Nam Bộ thì hoa đào tượng

trưng cho sức sống bất diệt của Bắc Việt. Vẻ đẹp của hao đào mang lại sự ấm
cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng người niềm vui, niềm tin yêu hi vọng vào
năm mới tốt đẹp.
-Theo quan điểm của người xưa cắm hoa đào trong ngày Tết có tác dụng xua
đuổi tà ma, cầu mong may mắn phúc lộc đầu năm.
-Ngày nay hoa đào vẫn xuất hiện trong mỗi dịp Tết đến xuân về nhưng ý
nghĩa của nó khác với xưa: hoa đào tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, hạnh
phúc sum vầy.
-Hoa đào cũng chính là hình ảnh của những người con gái miền Bắc: dịu
dàng, đằm thắm.
6)Cách trồng và chăm sóc
*Cách chơi đào:
-Với loại đào cảnh: chọn cành to hay nhỏ tùy thuộc vào không gian mỗi nhà.
Tán đào phải tròn, nhánh phân bố đều, cành có nhiều nụ, lá nõn. Trước Tết
3->5 ngày mới mua để có hoa nở rộ vào đúng ngày Tết. Trước khi cắm vào lọ
cần hơ phần cắt trên lửa, cho B1 vào bình để giữ cành tươi lâu.
-Với cây đào: chọn cây có các nhành chính xuất phát từ 1 điểm trên cây. Các
nhánh chính xuất phát từ 1 điểm trên cây vào chậu phải có lỗ thoát nước,
không tưới nước quá nhiều.
*Cách trồng và chăm sóc:


-Với cây đào: chọn cây có các nhành chín xuất phát từ một điểm trên cây. Các
nhánh cân đối, cành có nhiều nụ, lộc. Khi cho cây vào chậu phải có lỗ thoát
nước, không tưới nước quá nhiều.
*Cách trồng và chăm sóc:
-Chuẩn bị đất: phải chọn nơi cao ráo, thoát nước, lên luống cao 25->30 cm,
rộng 70cm, tạo thành rãnh giữa các luống
-Bón lót phân chuồng cho cây: mỗi gốc bón từ 2->3 kg phân chuồng, sau khi
trồng 10->15 ngày bón thúc bằng cách hòa 10->15g phân NPK trong 10 lít

nước tưới cho cây.
-Khi tạo thế, tạo dáng phải tiến hành liên tục từ 5->7 ngày/lần bằng cách kết
hợp uốn và buộc cành non lại vào 1 khung đã định, cắt tỉa những cành ngoài
ý muốn.
- Để đào ra hoa đúng vào dịp Tết thì đến giữa tháng 11 âm lịch cần dùng dao
khoanh một vài vòng xung quanh cây để ức chế sự phát triển của thân và lá,
kích thích sự phát triển của mầm hoa, sau đó tiến hành tuốt bỏ lá.
-Nếu thời tiết ấm, người ta tiến hành phun phân bón muộn hơn, nếu nhiệt
đọ thấp, kéo dài người ta tưới nước ấm cho cây.
C.Kết bài:
-Dù thời gian có chảy trôi thì cây đào vẫn luôn là sự lựa chọn của mọi gia đình
vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.
-Không ai có thể quên được màu hồng tươi tắn, rực rỡ của hoa đào trong
những ngày xuân ấm áp.



×