Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Phân tích chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng và chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.5 KB, 42 trang )

-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ--

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................
PHẦN I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ.............
I/Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế...............................................
II/Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài.....................................................
1.Phương pháp so sánh........................................................................................
1.1.So sánh bằng số tuyệt đối...........................................................................
1.2.So sánh bằng số tương đối.........................................................................
2. Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành............................................
3. Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố......................
a. Phương pháp thay thế liên hoàn...................................................................
b. Phương pháp cân đối....................................................................................
PHẦN II:NỘI DUNG PHÂN TÍCH......................................................................10
Chương I: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng...........10
I/Mục đích,ý nghĩa.................................................................................................10
1.Ý nghĩa............................................................................................................10
2.Mục đích.........................................................................................................10
II/Phân tích.............................................................................................................10
1.Lập bảng..........................................................................................................10
3.Phân tích chi tiết..............................................................................................12
III/Kết luận.............................................................................................................22
1.Kết luận...........................................................................................................22
2.Kiến nghị.........................................................................................................23
Chương II: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các chỉ
tiêu sử dụng máy móc thiết bị................................................................................25
I/Mục đích, ý nghĩa................................................................................................25
1.Ý nghĩa............................................................................................................25
2.Mục đích.........................................................................................................26
II/Phân tích.............................................................................................................27


1.Lập bảng..........................................................................................................27
2.Đánh giá chung...............................................................................................29
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

1


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-3.Phân tích chi tiết..............................................................................................30
3.1. Số máy móc có bình quân trong kỳ.........................................................30
3.2.Số ngày làm việc bình quân.....................................................................31
3.3.Số giờ làm việc bình quân........................................................................34
3.4.Năng suất lao động bình quân..................................................................35
III/Kết luận.............................................................................................................36
1.Kết luận...........................................................................................................36
2.Kiến nghị.........................................................................................................37
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................40
I/Kết luận................................................................................................................40
II/Kiến nghị............................................................................................................41

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

2


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ--

LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích hoạt động kinh tế là một môn khoa học. Nó hình thành sau các môn
khoa học khác như thống kê, kế toán tài chính, tổ chức quản lý…Nó có liên hệ mật
thiết với các môn khoa học đó vì có chung đối tượng nghiên cứu là hoạt động sản xuất

kinh doanh của Doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khác, về nội
dung của môn phân tích hoạt động kinh tế là vận dụng những kiến thức chuyên môn
kết hợp với những phương pháp phân tích để nghiên cứu các kết quả và quá trình sản
xuất kinh doanh được biểu hiện thông qua các chi tiêu kinh tế gắn liền với các nhân tố
ảnh hưởng. Tuy vậy, môn khoa học này cũng có tính độc lập nhờ những lĩnh vực riêng
của nó. Nó nghiên cứu sự hoạt động của Doanh nghiệp dưới một góc độ riêng, nghĩa là
nó có đối tượng nghiên cứu riêng. Có thể phát biểu đối tượng của phân tích hoạt động
kinh tế như sau: Trên cơ sở số liệu, tài liệu được rút ra từ hệ thống thông tin kinh tế là
các hoạt động trong lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, của từng ngành nói chung và
của từng Doanh nghiệp nói riêng, được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế với sự tác
động của các nhân tố. Từ đó tìm ra phương hướng và biện pháp cải tiến những khả
năng tiềm tàng, đưa Doanh Nghiệp đạt tới hiệu quả kinh doanh cao hơn. Hay nói một
các khác phân tích là quá trình phân chia phân giải các hiện tượng và kết quả kinh
doanh thành những bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ so sánh đối
chiếu và tập hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hương vận động phát triển của
hiện tượng nghiên cứu.
Bài thiết kế này đề cập tới hai nôi dung chính đó là: “Phân tích chỉ tiêu doanh
thu theo mặt hàng và chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết
bị” . Thông qua việc đánh giá phân tích tìm hiểu được những nguyên nhân gây ra
những biến đông kinh tế trong doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những ưu điểm, hạn chế
của doanh nghiệp trong công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực, vật lực. Từ đó đưa
ra biện pháp sử dụng nguồn lực sẵn có, cũng như những biện pháp khắc phục yếu kém
từ bản thân doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển tốt hơn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

3


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-PHẦN I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

I/Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
Điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển
đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong
kinh doanh cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng
các điều kiện vốn có về các nguồn vốn nhân tài vật lực. Muốn vậy các doanh nghiệp
cần nắm được nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả
kinh doanh. Điều này chỉ được thực hiện trên cơ sở phân tích kinh doanh. Như chúng
ta đã biết, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều nằm trong mối quan hệ tác
động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể phân tích kinh doanh một cách toàn diện
mới có thể giúp cho các doanh nghiệp đánh giá một cách đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt
động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó nêu lên một cách tổng hợp
về trình độ hoàn thành các mục tiêu - biểu hiện bàng hệ thống chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật
- tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để đánh giá, kiểm tra
tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, chỉ ra nguồn gốc của vấn
đề phát sinh để từ đó giúp các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực tăng cường
các hoạt động kinh tế, quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng
vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn hơn về
năng lực cũng như hạn chế của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xác định đúng đắn hơn
mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra quyết định kinh
doanh quản trị ngắn hạn và dài hạn. Bởi vì để có một quyết định đúng đắn, nhà quản lý
doanh nghiệp cần có thông tin về quá trình sản xuất đã và đang diễn ra như tình hình
hoàn thành kế hoạch, tiến độ sản xuất, việc sử dụng nguyên vật liệu (NVL).... Những
quyết định được đưa ra trên cơ sở của phân tích hoạt động kinh doanh.
- Tài liệu của phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng phục
vụ cho việc dự báo xu thế phát triển, đề phòng và hạn chế những rủi do bất định trong
sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.


Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

4


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-- Tài liệu của phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết đối với nhà
quản lý doanh nghiệp mà còn rất cần thiết cho các đôi tượng bên ngoài như ngân hàng,
cổ đông...

II/Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài
1.Phương pháp so sánh
1.1.So sánh bằng số tuyệt đối
Cho biết quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu đạt vượt hoặc hụt giữa
2 kỳ.
Mức biến động tuyệt đối (chênh lệch tuyệt đối) :
∆y = y1 - y0
Trong đó : y1, y0: Mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế, kỳ gốc.
∆y: Mức biến động tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu.
1.2.So sánh bằng số tương đối
Cho thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển, kết cấu của tổng thể, mức độ
phổ biến của hiện tượng.
a. Phương pháp so sánh bằng số tương đối động thái:
Dùng để biểu hiện xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng theo
thời gian:
t = .100 (%)
Trong đó:

y1 – mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế
y0 – mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ gốc


b. Phương pháp so sánh bằng số tương đối kết cấu:
Để xác định tỷ trọng của bộ phận so với tổng thể:
d = .100 (%)
Trong đó:

ybp: mức độ của bộ phận
ytt : mức độ của tổng thể

2. Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành
Chi tiết theo các bộ phận cấu thành giúp ta biết được quan hệ cấu thành của các
hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế từ đó
giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và xác định
được nguyên nhân cũng như trọng điểmcủa công tác quản lý.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

5


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-3. Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
a. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tích,
thương số, tổng các tích số, hoặc kết hợp tổng hiệu tích thương với các chỉ tiêu kinh tế.
• Nội dung:
-

Phải xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với các

chỉ tiêu nghiên cứu từ đó xác định công thức của chỉ tiêu đó.
-


Cần sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng đứng

trước, nhân tố chất lượng đứng sau. Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng, chat
lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau hoặc theo mối quan hệ
nhân quả không được đảo lôn trật tự này.
-

Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự nói trên. Nhân tố nào

được thay thế rồi thì lấy giá trị thực tế từ đó. Nhân tố nào chưa được thay thế phải giữ
nguyên giá trị ở kì gốc hoặc kì kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố phải tính ra kết
quả cụ thể của lần thay thế đó. Sau đó lấy kết quả này so với kết quả của lần thay thế
trước. Chênh lệch tính được chính là ảnh hưởng của nhân tố được thay thế.
-

Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Cuối cùng tổng hợp ảnh hưởng

của các nhân tố so với chênh lệch của chỉ tiêu nghiên cứu.
• Khái quát:
Chỉ tiêu tổng thể: y , Các nhân tố: a,b,c
-

Phương trình kinh tế: y = abc

Giá trị chỉ tiêu kì gốc: y0 = a0b0c0
Giá trị chỉ tiêu kì nghiên cứu: y1 = a1b1c1
-

Xác định đối tượng phân tích:∆y = y1 – y0 = a1b1c1 – a0b0c0


-

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
 Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y:

Thay thế lần 1:
Ảnh hưởng tuyệt đối: ya = a1b0c
Ảnh hưởng tương đối:∆ya = ya – y0 = a1b0c0 – a0b0c0
 Ảnh hưởng của nhân tố b đến y: δya = (∆ya.100)/y0(%)
Thay thế lần 2: yb = a1b1c0

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

6


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yb = yb - ya = a1b1c0 – a1b0c0
Ảnh hưởng tương đối: δyb = (∆yb .100)/ y0
 Ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
Thay thế lần 3: yc =a1b1c1
Ảnh hưởng tuyệt đối : ∆yc = yc - yb= a1b1c1 - a1b1c0
Ảnh hưởng tương đối: δyc= (∆yc.100)/y0 (%)
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:
∆ya + ∆yb + ∆yc = ∆y
δya + δyb + δyc = δ = (∆y.100)/y0 (%)
Lập bảng phân tích:

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248


7


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-b. Phương pháp cân đối
Stt

Chỉ tiêu


hiệu

1

Nhân tố a
thứ nhất
2
Nhân tố b
thứ 2
3
Nhân tố c
thứ 3
Chỉ tiêu phân y
tích
Phương pháp này được

Đơn
vị

Kỳ
gốc


Kỳ
NC

So
sánh
%

Chênh
lệch

MĐAH đến y
Tuyệt
đối

Tương
đối %

X

a0

a1

δa

∆a

∆ya


δya

X

b0

b1

δb

∆b

∆yb

δyb

X

c0

c1

δc

∆c

∆yc

δyc


X

y0

y1

δy

∆y

-

-

vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tổng

đại số. Cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu nghiên cứu
chỉ việc tính chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc của bản thân nhân tố
đó, không cần quan tâm đến các nhân tố khác.
+ Nội dung khái quát:
Chỉ tiêu phân tích: y

Các nhân tố ảnh hưởng: a, b, c

- Phương trình kinh tế: y = a + b – c
Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc

:

Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu


y0 = a0 + b0 – c0
:

y1 = a1 +b1 – c1

- Xác định đối tượng phân tích:∆y = y1 – y0 = (a1 +b1 – c1) – (a0 + b0 – c0)
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
* Ảnh hưởng của nhân tố a đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ya = a1 – a0
Ảnh hưởng tương đối: δya = (∆ya.100)/y0 (%)
* Ảnh hưởng của nhân tố b đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yb = b1 – b0
Ảnh hưởng tương đối: δyb = (∆yb.100)/y0 (%)
* Ảnh hưởng của nhân tố c đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yc = c1 – c0
Ảnh hưởng tương đối: δyc = (∆yc.100)/y0 (%)
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố: ∆ya + ∆yb +∆yc = ∆y
δya + δyb + δyc = δ = (∆y.100)/y0 (%)

Lập bảng phân tích:
Stt Chỉ tiêu

Kỳ gốc
Quy
Tỷ

Kỳ nghiên cứu So
sánh
Quy
Tỷ

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248


8

Chênh
lệch

MĐAH
đến y


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-mô

trọng
(%)



trọng
(%)

(%)

a0

da0

a1

da1


δa

∆a

δya

Nhân tố thứ 2
Nhân tố thứ 3

b0
c0

db0
dc0

b1
c1

db1
dc1

δb
δc

∆b
∆c

Δyb
Δyc


Chỉ tiêu phân tích

y0

100

y1

100

δy

∆y

-

1
2
3

Nhân tố thứ nhất

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

9

(%)


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-PHẦN II:NỘI DUNG PHÂN TÍCH

Chương I: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng
I/Mục đích,ý nghĩa
1.Ý nghĩa
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm,
cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong
kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng.
- Phản ánh chính xác tổng doanh thu trong kỳ kinh doanh cũng như doanh thu
thuần của doanh nghiệp.
- Phản ánh những biến động trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngay
trong kỳ và giữa các kỳ từ đó phản ánh uy tín kinh doanh và phản ánh quy mô khả
năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp.
- Chỉ rõ và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới doanh thu và sự biến
động doanh thu giữa các kỳ
- Làm cơ sở xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu, kết cấu doanh thu hay các
phương án kinh doanh cũng như giúp hay lập các chỉ tiêu kinh tế khác.
2.Mục đích
- Giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận tổng quát đối với tình hình biến động doanh
thu, giúp doanh nghiệp phát hiện trọng tâm kinh doanh từ đó khai thác tốt tiềm năng
của doanh nghiệp.
- Phân tích doanh thu giúp cho doanh nghiệp theo dõi sát sao và đánh giá kế
hoạch thực hiện doanh thu qua các kỳ kinh doanh.
- Làm cơ sở để doanh nghiệp đề ra kế hoạch tăng trưởng doanh thu.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những khoản lợi nhuận tiềm năng
- Tạo nên nguồn tài liệu quan trọng để phân tích doanh nghiệp
II/Phân tích
1.Lập bảng

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

10



-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ--

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

11


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-2.Đánh giá chung
Dựa vào bảng tình hình phân tích thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng ta
nhận thấy:
Tổng doanh thu theo mặt hàng có sự thay đổi rõ nét qua 2 kỳ:
-

Kỳ gốc: Tổng doanh thu là 39.227.256 (103 đ)
Kỳ nghiên cứu: Tổng doanh thu là 39.471.542 (103 đ)

Như vậy tổng doanh thu kỳ gốc so với kỳ nghiên cứu tăng 0,62 % hay là tăng
244.286 (103 đ)
Chỉ tiêu tổng doanh thu chịu ảnh hưởng của 7 loại mặt hàng: Dầu gội đầu, dầu
tắm, kem đánh răng, xà phòng bánh, bột giặt, nước xả vải, nước tẩy rửa.Trong đó có
4 mặt hàng tăng đó là: dầu tắm, kem đánh răng, xà phòng bánh, nước xả vải và 2
mặt hàng bột giặt, Dầu gội đầu thì giảm
Trong đó tăng mạnh nhất là xà phòng bánh với 60,48% hay 2.751.874 đ, và giảm
mạnh nhất là bột giặt với 67,1% hay 4.106.403 đ so với kỳ gốc
Vậy nên việc thay đổi doanh thu theo mặt hàng như thế này là chưa tốt, không
hợp lý, vì vẫn còn doanh thu của 2 mặt hàng giảm, và những mặt hàng tăng thì vẫn
chưa đáng kể, dẫn tới tổng doanh thu chưa đạt đến mức cao nhất có thể.
Điều này có thể do những nguyên nhân sau:

• Doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn năm trước ở một số mặt
hàng như: kem đánh răng, xà phòng bánh
• Doanh nghiệp đã thay đổi cả về mẫu mã và chất lượng mặt hàng kem đánh
răng và sự thay đổi này đã được thị trường chấp nhận
• Doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất mặt hàng bột giặt
• Đội ngũ nhân viên bán hàng hoạt động chưa được tốt
3.Phân tích chi tiết
3.1.Mặt hàng dầu gội đầu
Doanh thu của mặt hàng dầu gội đầu kỳ gốc là: 14.310.103 (10 3 đ), chiếm
28,5% trong tổng doanh thu, kỳ nghiên cứu là: 14.195.255 (10 3 đ), chiếm tỉ trọng
26,7%, giảm đi 0,8% so với kỳ gốc hay với số tiền giảm đi 114.848 (103đ).
Sự giảm nhẹ về doanh thu dầu gội đầu, có thể do các nguyên nhân sau:
• Doanh nghiệp chưa có sự thay đổi về mẫu mã, chất lượng sản phẩm nên chưa
kích thích được nhu cầu của người tiêu dùng

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

12


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-• Doanh nghiệp chưa nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng
• Trong nước xuất hiện nhiều dầu gội đầu giá rẻ
• Sự hoạt động kém hiệu quả của nhân viên phụ trách bán hàng
Trong 4 nguyên nhân trên ta giả định có 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân
thứ nhất và nguyên nhân thứ 2
Xét nguyên nhân thứ nhất : Trên thị trường xuất hiện thêm nhiều loại dầu gội đầu
mới
Vào giữa năm kế hoạch trên thị trường xuất hiện thêm nhiều loại dầu gội đầu
mới với những mẫu mã đa dạng, giá cả rẻ hơn so với sản phẩm của doanh nghiệp,
đồng thời được quảng cáo 1 cách rộng rãi. Sự xuất hiện của các sản phẩm này trên

thị trường Việt Nam đã khiến cho số lượng sản phẩm bán ra giảm đi so với kỳ trước
làm cho doanh thu giảm. Đây chính là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tiêu cực
đến doanh thu
Xét nguyên nhân thứ hai : Doanh nghiệp chưa nắm bắt được thị hiếu của người tiêu
dùng
Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ. Nhu cầu của giới trẻ thì đa dạng
phong phú. Họ luôn mong muốn những sự mới mẻ, thay đổi, trong khi đó sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng gay gắt. Trong kỳ trước bộ phận
nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp thì chậm chạp, chưa có sự quan tâm đúng
mức trong khâu tìm hiểu xu hướng biến động của thị trường trong kỳ tới dẫn đến sản
phẩm khó tiêu thụ. Số lượng bán ra giảm đi so với kỳ trước dẫn đến doanh thu giảm.
Đây chính là nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu
Biện pháp : năng cao trình độ chuyên môn của nhân viên trong phòng nghiên
cứu thị trường để có thể đưa ra những dự báo chính xác
3.2.Mặt hàng dầu tắm
Doanh thu mặt hàng này ở kỳ gốc là 8.736.695 (10 3đ), ở kỳ nghiên cứu là
9.729.332 (103 đ), tăng 11,36% tương ứng với 992.638 (103 đ), ảnh hưởng tới tổng
doanh tăng 1,98% .
Sự tăng về doanh thu của sản phẩm có thể do những nguyên nhân sau:
• Doanh nghiệp mở thêm một số đại lý bán hàng mới
• Doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm
• Do chính sách tiêu dùng của nhà nước

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

13


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-• Nhu cầu về dầu tắm tăng cao
Trong những nguyên nhân trên giả định nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ

nhất và nguyên nhân thứ hai
Xét nguyên nhân thứ nhất : Công ty đã mở thêm nhiều kênh đại lý phân phối bán lẻ
mặt hàng dầu tắm ở vùng nông thôn, hải đảo.
Nhận thấy, nhu cầu của người dân về mặt hàng dầu tắm,các hàng hóa thiết
yếu khác tăng cao không chỉ ở các thành thị,đô thị lớn đông dân,mà nhu cầu đó ở
khu vực nông thôn,hải đảo có khu du lịch nổi tiếng cũng rất lớn.Ngoài ra,hệ thống
giao thông giữa các vùng miền đã được cải tạo,nâng cấp đi lại thuận lợi.Công ty đã
lên kế hoạch từ năm ngoái,và năm nay triển khai thực hiện mở thêm các đại lý của
mình tại đảo Tuần Châu (Quảng Ninh), đảo Cát Hải (Hải Phòng),một số tỉnh thành
như Hà Nam,Nam Định,Thái Bình,..Việc mở thêm các đại lý đã làm cho số lượng
sản phẩm mặt hàng dầu tắm bán ra tăng lên, thúc đẩy doanh thu cũng tăng theo. Đây
là nhân tố chủ quan,tích cực :
- Quá trình vận chuyển sản phẩm từ công ty tới đại lý phải đáp ứng kịp thời
nhanh chóng,theo đúng hợp đồng đặt hàng.
- Chiết khấu hợp lý,chi tiền quảng cáo tiếp thị cho các đại lý phân phối, để họ
có thể được biết đến nhiều hơn,từ đó tăng sản phẩm bán được làm tăng doanh thu.
Xét nguyên nhân thứ hai : Công ty tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong năm ngoái,việc dầu tắm sữa dê của công ty bị làm giả nhưng thực chất
là sản xuất tại các cơ sở thủ công chật hẹp, không đảm bảo vệ sinh , hoàn toàn được
tổng hợp từ nước và các hóa chất ,đã gây làn sóng hoang mang cho người tiêu dùng.
Ảnh hưởng lớn đến doanh thu của công ty.Vì thế,năm nay công ty đã tiến hành in
các loại tem,in cho sản phẩm để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn.Đồng
thời,doanh nghiệp cũng tiến hành nâng cao chất lượng sản phẩm chú trọng hai yếu
tố của dầu tắm là độ ẩm và nhiệt độ để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng khi sử
dụng sản phẩm, tạo lòng tin với người tiêu dùng.Từ đó,Doanh nghiệp tăng nhanh số
lượng sản phẩm bán ra,doanh thu tăng mạnh. Đây là nguyên nhân chủ quan,tích cực.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp sau đây:
- Nâng cao máy móc thiết bị,áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm.


Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

14


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ--Thường xuyên cử nhân viên đi điều tra thị trường,hay lập các phiếu điều tra
để nắm rõ được xu hướng,thị hiếu của người tiêu dùng.
3.3.Mặt hàng kem đánh răng
Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu của mặt hàng kem đánh răng kỳ gốc
là:5.221.932.000 đồng,chiếm tỷ trọng 10,4 % trong tổng doanh thu, kỳ nghiên cứu
là: 8.347.023.000 đồng, chiếm tỉ trọng 15,7 %, tăng lên 59,85 % so với kỳ gốc hay
với số tiền tăng lên 3.125.090.000 đồngảnh hưởng tới tổng doanh thu là 6,22 %.
Mặt hàng kem đánh răng tăng như vậy, có thể là do các nguyên nhân sau:





Doanh nghiệp đổi mới mẫu mã và chất lượng sản phẩm
Công tác bố trí, phân chia lao động của doanh nghiệp hợp lý
Sự năng động, làm việc hiệu quả của đội ngũ bán hàng
Doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm trên thị trường

Trong những nguyên nhân trên giả định nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ
nhất và nguyên nhân thứ hai
Xét nguyên nhân thứ nhất : Doanh nghiệp đổi mới cả về mẫu mã và chất lượng
Trong năm trước trên thị trường xuất hiện thêm nhiều loại kem đánh răng
mới lên để đáp ứng được yêu cầu cầu của người tiêu dùng đầu năm kế hoạch công ty
đã cho ra mắt 1 sản phẩm mới được cải tiến về cả mẫu mã và chất lượng. Sự thay
đổi này đã được thị trường đón nhận mang lại cho công ty sự tăng vọt về quy mô

khối lương sản phẩm tiêu thụ, làm cho doanh thu tăng cao. Đây là một nhân tố chủ
quan có tác động tích cực đến doanh nghiệp.
Các biện pháp công ty có thể đưa ra: Cần chú trọng công tác nghiên cứu, lập
kế hoạch tìm kiếm thị trường. Mở các lớp đào tạo cho cán bộ công ty nâng cao trình
độ nghiên cứu, thu thập thông tin để việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ diễn ra suôn
sẻ,hiêu quả.
Xét nguyên nhân thứ hai: Công tác phân chia lao động, bố trí lao động của doanh
nghiệp được bố trí hợp lý.
Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc phân công lao
động,bố trí công việc phù hợp với trình độ khả năng của họ.Tùy vào năng lực để sắp
xếp trong các bộ phận của công ty như: bộ phận tài chinh-kế toán,bộ phận nghiên
cứu thị trường, bộ phận bán hàng, giao hàng, tiếp thị,..Điều này đem lại hiệu quả

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

15


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-kinh doanh cao cho doanh nghiệp.Doanh thu mặt hàng bột gặt tăng nhanh so với kỳ
gốc.Đây là nhân tố chủ quan,tích cực,ta có thể đưa ra các biện pháp sau đây:
-Cần xây dựng một kế hoạch bảo quản cụ thể, kho hóa chất phải đảm bảo an
toàn cho thủ kho,những người làm việc ở gần và không gây ô nhiễm môi trường.Ví
trí nhà kho tránh xa khu dân cư,nguồn nước để hạn chế mức độ thiệt hại có thể xảy
ra.
-Tuyển chọn thủ kho có kinh nghiệm,biết các loại hóa chất cũng như biết
cách bảo quản chúng cho hợp lý.
3.4.Mặt hàng xà phòng bánh
Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu của mặt hàngxà phòng bánh kỳ gốc
là:5.824.463 (103 đ), chiếm tỷ trọng 11,6% trong tổng doanh thu, kỳ nghiên cứu
là:9.835.664 (103 đ), chiếm tỉ trọng 18,5%, tăng lên 68,87 % so với kỳ gốc hay với

số tiền tăng lên4.011.201 (103 đ) . Đây là mặt hàng tăng cao nhất và ảnh hưởng tới
tổng doanh thu là 7,99%.
Mặt hàng kem đánh răng tăng như vậy, có thể là do các nguyên nhân sau:
• Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp đạt hiệu quả
• Doanh nghiệp thực hiện một số chương trình khuến mãi dành cho
khách hàng
• Do chính sách tiêu dùng của nhà nước
• Doanh nghiệp đã nâng cao hơn chất lượng của sản phẩm
Trong những nguyên nhân trên giả định nguyên nhân chính là nguyên nhân
thứ nhất và nguyên nhân thứ hai
Xét nguyên nhân thứ nhất: Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp đạt
hiệu quả.
Từ tháng 1 kỳ nghiên cứu,doanh nghiệp đã chủ động lập kế hoạch, tìm kiếm
khách hàng mới, đối tác mới không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng với các đối tác
ở nước ngoài.Với sản phẩm xà phòng bánh của công ty rất được ưa chuộng tại thị
trường EU,liên bang Nga,CHDC Nhân Dân Triều Tiên.Công ty đã mở rộng quan hệ
đối tác với các công ty các nước này,ký kết được nhiều hợp đồng lớn, tổng sản phẩm

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

16


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-bột gặt bán ra tăng,từ đó thu được doanh thu lớn hơn so với kỳ gốc.Đây là nhân tố
chủ quan,tích cực.
Các biên pháp công ty có thể đưa ra:
-Cần chú trọng công tác nghiên cứu,lập kế hoạch tìm kiếm thị trường. Mở các
lớp đào tạo cho cán bộ công ty nâng cao trình độ nghiên cứu,thu thập thông tin để
việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ diễn ra suôn sẻ,hiêu quả.
-Cần nghiên cứu để duy trì mối quan hệ tốt với các bạn hàng lâu năm,để họ

luôn trung thành khi lựa chọn sản phẩm của công ty.
Xét nguyên nhân thứ hai : Doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mãi với
nhiều ưu đãi.
Sự đa dạng về mẫu mã,bao bì sản phẩm,cũng như chất lượng của các sản
phẩm xà phòng bánh ngày càng được nâng nên.Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có
hướng đi thiết thực đề vừa có lợi cho người tiêu dùng cũng như để doanh nghiệp có
chố đứng trong thị trường,trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.Tháng 1,năm nay doanh
nghiệp đã tiến hành nhiều hình thức khuyến mãi như: mua 10 bánh bánh xà phòng
sec được tặng 1 bông tắm, hay hình thức rút thăm trúng thưởng nhận 1 tivi tinh thể
lỏng,.... Những chương trình này đã thu hút được lượng lớn khách hàng tham gia,
sản phẩm của công ty được biết đến và bán ra nhiều hơn,từ đó làm doanh thu của
mặt hàng xà phòng bánh tăng nhanh.Đây là nhân tố chủ quan, tích cực.
Ta có thể đưa ra các biện pháp sau đây:
- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp các mặt hàng khuyến mại để tạo mối
quan hệ lâu dài,bền vững.
- Tổ chức các hoạt động khuyến mại,bốc thăm trúng thưởng đi kèm với việc
tiếp thị các sản mới để người dân biết đến,quan tâm tin dùng.
3.5.Mặt hàng bột giặt
Doanh thu của mặt hàng nước tẩy rửa kỳ gốc là: 5.322.354.000 đồng,chiếm
10,6 % trong tổng doanh thu, kỳ nghiên cứu là: 4.465.923.000 đồng, chiếm tỉ trọng

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

17


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-8,4 %. Như vây,tổng doanh thu kỳ nghiên cứu giảm xuống so với kỳ gốc là
856.431.000 đồng hay tương đương giảm 21,94 %
Sự giảm về doanh thu mặt hàng nước tẩy rửa có thể do các nguyên nhân sau:






Sự hoạt động kém hiệu quả của đội ngũ nhân viên bán hàng
Nhu cầu về mặt hàng bột giặt giảm
Trên thị trường xuất hiện nhiều loại bột giặt mới
Doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất mặt hàng bột giặt

Trong những nguyên nhân trên giả định nguyên nhân chính là nguyên nhân
thứ nhất và nguyên nhân thứ hai
Xét nguyên nhân thứ nhất : Sự hoạt động kếm hiệu quả của đội ngũ nhân viên bán
hàng
Trong năm kế hoạch trên thị trường đang xuất hiện thêm rất nhiều các loại
bột giặt khác nhau và người tiêu dùng cũng có nhiều lựa chọn hơn về mặt hàng bột
giặt. Vì vậy để có thể giữ vững số lượng sản phẩm bán ra đòi hỏi đội nhũ bán háng
phải có một thái độ phục vụ tốt, ăn nói khéo léo, thuyết phục được khách hàng vẫn
tin tưởng và sử dụng sản phẩm bột giặt của công ty mình. Nhưng trên thực tế đội
ngũ bán hàng của doanh nghiệp thì khả năng chăm sóc khách hàng còn yếu kém,
không biết cách tiếp chuyện với khách và quan trọng hơn cả là chưa có sự hiểu biết
về sản phẩm bột giặt của doanh nghiệp mình mình để tư vấn cho khách hàng những
đặc điểm mổi bật của sản phẩm. Điều này dẫn đến sự tụt giảm về khối lượng sản
phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể đưa ra một số các biện pháp sau :
-Mở các lớp đào tạo các kĩ năng căn bản về chăm sóc khách hàng cho nhân
viên bán hàng.
-Do nhân viên bán hàng là bộ mặt của công ty, nên khi tuyển nhân sự, công ty
nên ưu tiên những người có gương mặt dễ nhìn, cao ráo,ưu tiên tuyển chọn những
người có trình độ ngoại ngữ.
Xét nguyên nhân thứ hai : Nhu cầu về mặt hàng bột giặt giảm


Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

18


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-Số lượng bột giặt bán ra đã sụt giảm bởi ngày càng có nhiều người tiêu dùng
chuyển sang dùng nước giặt thay vì dùng bột giặt. Các thành tựu khoa học,đã làm
cho các nhà sản xuất nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng sự khắt khe
lựa chọn của người tiêu dùng. Sự xuất hiện của sản phẩm nước giặt ngày càng được
sự đón nhận của khách hàng do tính tiện dụng khi dùng cho máy giặt. Tuy năm nay,
doanh ngiệp đã có các giải pháp như thiết kế lại logo và cách đóng gói, đồng thời
triển khai chiến dịch quảng cáo xà phòng bánh trên mạng xã hội hướng tới các bà
mẹ nhưng không thể đi ngược lại với xu hướng của thị trường.Mỗi một sản phẩm
đều có một chu kỳ sống khác nhau. Kế hoạch thất bại doanh thu mặt hàng bột giặt
bin sụt giảm.Đây là nguyên nhân khách quan,tiêu cực.
3.6.Mặt hàng nước xả vải
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy mặt hàng nước xả vải có tỷ trọng nhỏ nhất
trong số các mặt hàng mà doanh nghiệp thực hiện kinh doanh.Doanh thu của mặt
hàng nước xả vải là: 2.962.442.000 đồng, chiếm 5,9% trong tổng doanh thu, kỳ
nghiên cứu là3.881.100.000 đồng, chiếm tỉ trọng 7,3%. Như vây,tổng doanh thu kỳ
nghiên cứu tăng lên so với kỳ gốc là918.657.000 đồng hay tương đương tăng
31,01%.
Sự tăng về nước xả vải , có thể do các nguyên nhân sau:
• Công tác phân chia lao động, bố trí lao động của doanh nghiệp được
bố trí hợp lý.
• Doanh nghiệp đã cải tiến được chất lượng sản phẩm cũng như mẫu
mã,bao bì sản phẩm
• Doanh nghiệp tăng đơn giá mặt hàng nước xả vải
• Doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn năm trước

Trong những nguyên nhân trên giả định nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ
nhất và nguyên nhân thứ hai
Xét nguyên nhân thứ nhất : Công tác phân chia lao động, bố trí lao động của
doanh nghiệp được bố trí hợp lý.
Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc phân công lao động,
bố trí công việc phù hợp với trình độ khả năng của họ.Tùy vào năng lực để sắp xếp

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

19


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-trong các bộ phận của công ty như: bộ phận tài chinh-kế toán,bộ phận nghiên cứu thị
trường, bộ phận bán hàng, giao hàng, tiếp thị,..Điều này đem lại hiệu quả kinh doanh
cao cho doanh nghiệp.Doanh thu mặt hàng bột gặt tăng nhanh so với kỳ gốc.Đây là
nhân tố chủ quan,tích cực,ta có thể đưa ra các biện pháp sau đây:
-Cần xây dựng một kế hoạch bảo quản cụ thể, kho hóa chất phải đảm bảo an
toàn cho thủ kho,những người làm việc ở gần và không gây ô nhiễm môi trường.Ví
trí nhà kho tránh xa khu dân cư,nguồn nước để hạn chế mức độ thiệt hại có thể xảy
ra.
-Tuyển chọn thủ kho có kinh nghiệm,biết các loại hóa chất cũng như biết
cách bảo quản chúng cho hợp lý.
Xét nguyên nhân thứ hai : Doanh nghiệp đã cải tiến được chất lượng sản phẩm cũng
như mẫu mã ,bao bì sản phẩm.
Ngay từ đầu kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã chủ động công tác thiết kế mẫu
mã,bao bì cho mặt hàng nước xả vải năm nay. Cũng như sử dụng dây chuyền sản
xuất mới, mua từ nước ngoài. Đây là dây chuyền sản xuất tiên tiến có thể giúp doanh
nghiệp tối thiểu được các chi phí nhiên liệu vận hành, từ đó hạ được giá thành sản
phẩm.Việc tạo ra sản phẩm nước xả vải có chất lượng, mẫu mã đẹp đã thu hút được
sự quan tâm của người tiêu dùng. Sản phẩm bán ra chạy, thu được doanh thu lớn.

Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Công ty có thể đưa ra các biên pháp sau đây:
- Duy trì việc thay đổi mẫu mã thường xuyên để đáp ứng thị hiếu của người
tiêu dùng
- Tiếp thị, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông để thu hút
sự quan tâm của người tiêu dùng đến sản phẩm của công ty.
3.7.Mặt hàng nước tẩy rửa
Doanh thu của mặt hàng nước tẩy rửa kỳ gốc là:7.832.899.000 đồng,chiếm
15,6% trong tổng doanh thu, kỳ nghiên cứu là:2.711.453.000 đồng, chiếm tỉ trọng
5,1%.Như vây,tổng doanh thu kỳ nghiên cứu giảm xuống so với kỳ gốc là
257.370.000 đồng hay tương đương giảm 65,38%.Trong 7 mặt hàng,đây là mặt hàng
có doanh thu giảm mạnh nhất

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

20


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-Sự giảm về doanh thu mặt hàng nước tẩy rửa có thể do các nguyên nhân sau:





Doanh nghiệp quyết định giảm tỷ trọng mặt hàng nước tẩy rửa
Doanh nghiệp bảo quản nguyên liệu làm nước tẩy rửa không đúng cách
Doanh nghiệp không chú trọng đầu tư vào mặt hàng nước tẩy rửa
Sự hoạt động kém hiệu quả của các nhân viên phụ trách bán hàng

Trong những nguyên nhân trên giả định nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ

nhất và nguyên nhân thứ hai
Xét nguyên nhân thứ nhất : Doanh nghiệp quyết định giảm tỷ trọng mặt hàng nước
tẩy rửa
Năm ngoái,công ty tiến hành điều tra nghiên cứu,khảo sát thấy rằng nhu cầu
về mặt hàng nước tẩy rửa đang có xu hướng giảm đi, vì vậy thay vì đầu tư vào mặt
hàng nước tẩy rửa doanh nghiệp đã tập trung vào đầu tư vào mặt hàng xà phòng
bánh – sản phẩm đang có nhu cầu tiêu thụ cao hơn. Vì vậy, số lượng sản phẩm nước
tẩy rửa sản xuất ra hạn chế,khiến sản phẩm bán ra ít hơn,làm doanh thu mặt hàng
nước tẩy rửa giảm.Đây là nguyên nhân chủ quan,tích cực.Doanh nghiệp cần đưa ra
một số biện pháp sau đây:
-Khi tập trung chú trọng sản xuất vào một sản phẩm cần có phương án lên kế
hoạch cẩn thận,điều tra thị trường.
-Doanh nghiệp cần xác định cơ cấu sản phẩm cho hợp lý,tránh chỉ chú trọng
tập trung sản xuất vào một sản phẩm, xem nhẹ sự quan tâm đến các sản phẩm
khác,từ đó tránh được rủi ro cao khi chỉ tập trung đưa 1 sản phẩm ra thị trường,khi
có nhiều sản phẩm khác được tiêu thụ,doanh thu sẽ ổn định, rủi ro sẽ thấp hơn.
Xét nguyên nhân thứ hai : Bảo quản nguyên liệu làm nước tẩy rửa không đúng cách.
Năm ngoái,tuy hệ thống kho bảo quản hóa chất làm nước tẩy rửa được nâng
cấp sửa chữa,nhưng trong quá trình bảo quản hóa chất không được sắp xếp hợp lý bị
ảnh hưởng nhiệt độ đã làm hỏng số nguyên liệu sản xuất nước tẩy rửa của công
ty.Hóa chất lỏng cũng bị rò rỉ ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường,gây thiệt hại
lớn.Nhà cung cấp nguyên vật liệu của công ty cũng không thể đáp ứng được số
nguyên liệu cho nhà máy sản xuất.Số lượng sản phẩm nước tẩy rửa sản xuất ra giảm

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

21


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-nhiều,khiến số lượng bán ra ít,doanh thu giảm.Đây là nhân tố chủ quan ,tiêu cực,cần

xác định các biện pháp sau đây:
-Cần xây dựng một kế hoạch bảo quản cụ thể, kho hóa chất phải đảm bảo an
toàn cho thủ kho,những người làm việc ở gần và không gây ô nhiễm môi trường.Ví
trí nhà kho tránh xa khu dân cư,nguồn nước để hạn chế mức độ thiệt hại có thể xảy
ra.
-Tuyển chọn thủ kho có kinh nghiệm,biết các loại hóa chất cũng như biết
cách bảo quản chúng cho hợp lý.
III/Kết luận
1.Kết luận
Qua việc nhận xét chung và phân tích chi tiết tình hình mặt hàng của sản xuất
kinh doanh của công ty, ta có thể thấy được công ty đã phân định rõ mặt hàng chủ
lực đó là mặt hàng xà phòng bánh,mặt hàng có tiềm năng trong tương lai như kem
đánh răng. Xu hướng biến động của mỗi loại mặt hàng. Xem xét các nguyên nhân,
đâu là nguyên nhân khách quan, chủ quan, từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp. Từ
đó, ta có thể tổng hợp lại như sau:
-Những nguyên nhân chủ quan, tích cực làm cho tổng doanh thu tăng lên:
•Doanh nghiệp tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm
•Doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mãi với nhiều ưu đãi
•Công ty đã mở thêm nhiều kênh đại lý phân phối bán lẻ
•Công ty tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm
•Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
•Công tác phân chia lao động, bố trí lao động của doanh nghiệp được bố trí
hợp lý.
•Doanh nghiệp đã cải tiến được chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, bao bì
sản phẩm
-Những nguyên nhân chủ quan, tiêu cực làm cho tổng doanh thu giảm xuống:

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

22



-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-•Đội ngũ bán hàng công ty không chuyên nghiệp
•Bảo quản nguyên liệu làm sản phẩm không đúng cách.
•Doanh nghiệp chưa nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng
Ngoài ra, còn có môi trường bên ngoài tác động, ảnh hưởng tới tổng doanh thu.
Hay nói cách khác, ta có thể liệt kê một số nguyên nhân khách quan như:
-Nguyên nhân khách quan, tích cực, làm tăng doanh thu của mặt hàng, từ đó làm cho
tổng doanh thu tăng lên:
•Do chính sách tiêu dùng của Nhà nước.
-Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khách quan,tiêu cực khác như:
•Số lượng sản phẩm bán ra đã sụt giảm bởi ngày càng có nhiều người tiêu dùng
chuyển sang dùng sản phẩm thay thế thay vì dùng sản phẩm trước kia.
2.Kiến nghị
Từ các nguyên nhân đã kể trên, ta đưa ra các biện pháp để khắc phục những
hạn chế tồn tại, cũng như phát huy điểm mạnh để tăng doanh thu như:
-Hoạt động Maketing, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm mới để người dân quan
tâm tin dùng, biết đến.
-Nghiên cứu, đầu tư để tìm ra các ý tưởng mới, tạo ra các sản phẩm ưu việt
hơn nữa phục vụ tốt cho lợi ích người tiêu dùng và bản thân doanh nghiệp.
- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp các mặt hàng khuyến mại để tạo mối
quan hệ lâu dài, bền vững.
- Tổ chức các hoạt động khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng đi kèm với việc
tiếp thị các sản mới để người dân biết đến, quan tâm tin dùng.
- Quá trình vận chuyển sản phẩm từ công ty tới đại lý phải đáp ứng kịp thời
nhanh chóng, theo đúng hợp đồng đặt hàng.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

23



-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-- Chiết khấu hợp lý, chi tiền quảng cáo tiếp thị cho các đại lý phân phối, để
họ có thể được biết đến nhiều hơn, từ đó tăng sản phẩm bán được làm tăng doanh
thu.
- Nâng cao máy móc thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm.
-Thường xuyên cử nhân viên đi điều tra thị trường, hay lập các phiếu điều tra
để nắm rõ được xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng.
- Tập trung vào mặt nghiên cứu khoa học trong thị trường sản phẩm, vì đó là
cách khách hàng mục tiêu nhìn nhận thông điệp sản xuất sản phẩm của công ty.
Chẳng hạn, công ty tập trung nghiên cứu lấy tiêu chí sản xuất kem đánh răng với
mục đich”ngăn ngừa sâu răng”.
-Mở các lớp đào tạo các kĩ năng căn bản về chăm sóc khách hàng cho nhân
viên bán hàng.
-Do nhân viên bán hàng là bộ mặt của công ty, nên khi tuyển nhân sự, công ty
nên ưu tiên những người có gương mặt dễ nhìn, cao ráo,ưu tiên tuyển chọn những
người có trình độ ngoại ngữ.
-Khi tập trung chú trọng sản xuất vào một sản phẩm cần có phương án lên kế
hoạch cẩn thận,điều tra thị trường.
-Doanh nghiệp cần xác định cơ cấu sản phẩm cho hợp lý,tránh chỉ chú trọng
tập trung sản xuất vào một sản phẩm, xem nhẹ sự quan tâm đến các sản phẩm
khác,từ đó tránh được rủi ro cao khi chỉ tập trung đưa 1 sản phẩm ra thị trường,khi
có nhiều sản phẩm khác được tiêu thụ,doanh thu sẽ ổn định, rủi ro sẽ thấp hơn.
-Cần xây dựng một kế hoạch bảo quản cụ thể, kho nguyên liệu hóa chất phải
đảm bảo an toàn cho thủ kho,những người làm việc ở gần và không gây ô nhiễm
môi trường.Ví trí nhà kho tránh xa khu dân cư,nguồn nước để hạn chế mức độ thiệt
hại có thể xảy ra.
-Tuyển chọn thủ kho có kinh nghiệm,biết các loại hóa chất nguyên liệu cũng
như biết cách bảo quản chúng cho hợp lý.


Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248

24


-- BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ--Cần xây dựng một kế hoạch bảo quản cụ thể, kho hóa chất phải đảm bảo an
toàn cho thủ kho,những người làm việc ở gần và không gây ô nhiễm môi trường.Ví
trí nhà kho tránh xa khu dân cư,nguồn nước để hạn chế mức độ thiệt hại có thể xảy
ra.
-Tuyển chọn thủ kho có kinh nghiệm,biết các loại hóa chất cũng như biết
cách bảo quản chúng cho hợp lý.
-Xác định rõ đâu là mặt hàng chủ lực,đâu là mặt hàng tiềm năng của doanh
nghiệp,từ đó, xây dựng một chiến lược cụ thể để đạt doanh thu tốt.
-Điều tra nhu cầu thị trường,dự đoán xu hướng trong năm để từ đó có kế
hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn,hiệu quả.
- Duy trì việc thay đổi mẫu mã thường xuyên để đáp ứng thị hiếu của người
tiêu dùng
-Công ty cần phải cân nhắc bài toán chi phí với lợi ích của người tiêu
dùng,đừng vì hành động chủ quan mà làm mất uy tín của công ty.

Chương II: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các
chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị
I/Mục đích, ý nghĩa
1.Ý nghĩa
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát
triển thì các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất thì
doanh nghiệp cần phải xác định được phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương - MSV: 53248


25


×