Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.77 KB, 51 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC
THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty tư vấn xây dựng dân dụng Việt Nam là một doanh nghiệp nhà
nước, chịu sự quản lý theo dõi và giám sát của Bộ Xây Dựng, công ty có trụ sở
chính đặt tại 37 Lê Đại Hành - Hà Nội.
Tiền thân của công ty là viện thiết kế nhà ở và công trình công cộng,
được thành lập từ năm 1955 ( trực thuộc bộ kiến trúc nay là bộ xây dựng).
Viện được xác định là viện khoa học đầu ngành trong lĩnh vực thiết kế công
trình xây dựng, có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế nhà ở và các công trình công
cộng, tham gia góp phần xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc, làm hậu
thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc ta.
Cuối những năm 70 và đầu những năm 80, theo quyết định số 118 ngày
25 tháng 5 năm 1978 của hội đồng chính phủ và quyết định số 1767 / BXD -
TCCB ngày 1 tháng 1 năm 1978 của bộ trưởng bộ xây dựng, viện được bổ sung,
tăng cường chức năng và nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, mà
trước hết là tổ chức lại sản xuất, tập trung chuyên môn hoá cao trong lĩnh vực
tư vấn thiết kế xây dựng toàn quốc. Giai đoạn này các hoạt động nghiên cứu
khoa học của viện được nhà nước cấp kinh phí sự nghiệp 100%.
Năm 1990, sau khi có Nghị Quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về
đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, các hoạt động của
ngành xây dựng nói chung và viện nghiện cứu nói riêng từng bước cần được tổ
chức lại để phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế của nhà nước. Bởi
vậy viện được bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ thiết kế khảo sát công trình,
tổ chức thi công các công trình xây dựng dân dụng khác ngoài ngành.
Thực hiện chủ trương của Chính Phủ về thành lập doanh nghiệp Nhà
Nước theo nghị định số 388 / CP, ngày 28 tháng 12 năm 1992, Bộ Trưởng Bộ
Xây Dựng, được sự uỷ nhiệm của Chính Phủ đã ký quyết định số 785 / BXD -
TCCB đổi tên viện thành Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam,
hoạt động theo cơ chế thí điểm doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực tư vấn


xây dựng dân dụng, từng bước hoà nhập với thông lệ quốc tế. Tại quyết định số
157A / BXD - TCLĐ ngày 5 tháng 3 năm 1993 của bộ trưởng bộ xây dựng quyết
định thêm chức năng và nhiệm vụ của công ty là nghiên cứu thiết kế các công
trình dân dụng, công trình công nghiệp kỹ thuật hạ tầng đô thị, lập luận chứng
kinh tế - kỹ thuật các công trình xây dựng, tổ chức quản lý giám sát thi công
xây dựng, trang trí nội ngoại thất và dịch vụ tư vấn khác. đây là một bước
ngoặt quan trọng tạo ra vị thế mới cho công ty, tạo ra tiền đề để công ty phát
triển và trưởng thành với tư cách là một trong các công ty tư vấn đầu tiên và
đầu ngành của bộ xây dựng.
Từ năm 1995 trở lại đây, tình hình sản xuất kinh doanh đều đã có sự
tăng trưởng và phát triển vượt bậc cả về quy mô và giá trị tư vấn thiết kế xây
dựng. Đây là thời điểm công ty đã bước đầu khẳng định được tính đúng đắn
trong hướng đi của mình.
Công ty được nhà nước và bộ xây dựng dần bổ sung thêm chức năng và
nhiệm vụ cũng như đổi tên nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội trong từng thời kỳ của công cuộc đổi mới đất nước. Đó cũng là những cơ
hội và thách thức trong quá trình đi lên của công ty.
Qua 45 năm kể tư ngày thành lập - lực lượng cán bộ còn mỏng, cơ sở
vât chất kỹ thuật còn thiếu thốn, phạm vi hoạt động còn hạn chế - đến nay
Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam đã trưởng thành và phát triển
về mọi mặt trong cơ chế thị trường: ổn định về tổ chức, đội ngũ cán bộ công
nhân kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm được tăng cường, mua sắm nhiều
thiết bị, tài sản phục vụ cho việc nâng cao năng suất lao động, đời sống của cán
bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện và thực hiện tốt
nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Công ty đang có những bước tiến vững chắc
trên mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG DÂN ĐỤNG VIỆT NAM.
1. Đặc điểm về nhiệm vụ, quyền hạn và thị trường kinh doanh của
Công ty

Là một doanh nghiêp thuộc ngành xây dựng, nhiệm vụ của Công Ty Tư
Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam được bộ xây đựng phân công theo quyết
định số 157A/ BXD - TCLĐ ngày 5 tháng 3 năm 1993 của Bộ Trưởng Bộ Xây
Dựng. Theo đó Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam có các nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, kỹ thuật hạ tầng đô
thị.
Khảo sát địa chất các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
nhóm A và C.
Thiết kế quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu chức năng đô thị, khu
công ngiệp.
Thiết kế và tổng hợp đự toán các công trình xây dựng dân dụng, kỹ
thuật hạn tầng đô thị, phần xây dựng công trình công nghiệp.
Đánh giá hiện trạng, xác định nguyên nhân sự cố các công trình xây
dựng dân dụng và công nghiệp.
Giám sát kỹ thuật xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình dân dụng, công nghiệp và kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế về thiết kế,
mua sắm vật tư thiết bị, quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân
dụng, kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Việc tạo ra một sản phẩm trong ngành xây dựng nói chung và ngành tư
vấn thiết kế xây dựng nói riêng mang tính chất đặc thù không giống với bất kỳ
ngành sản xuất nào. các công trình mà công ty đã thực hiên thiết kế, giám sát
là những công trình quan trọng, thực hiện thời gian dài, vốn đầu tư lớn cho
nên đòi hỏi sự tập trung cao độ các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. điều này
đòi hỏi công tác tổ chức, bó trí, điều động máy móc thiết bị kiểm tra thăm dò
chất lượng công trình phải được thực hiện một cách hợp lý, có hiệu quả. Nó
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị cũng như hiệu quả
kinh doanh của công ty.
Trong những năm qua, thị trường của công ty không ngừng mở rộng. đó

là thị trường của các công trình xây dựng dân dụng, công nghịêp và kiến trúc
đô thị trong cả nước. Do đó đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn lớn đồng
thời đội ngũ kỹ thuật viên phải có trình đổ cao để có thể vận hành máy móc
thiết bị một cách có hiệu quả nhất mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng
công trình. Cho đến nay công ty đã đảm nhận tư vấn, khảo sát thiết kế nhiều
công trình trọng điểm đặc biệt các dự án lớn của nhà nước như tháp truyền
hình từ trung ương đến địa phương, Nhà Ga T1 - cảng hàng không quốc tế Nội
Bài...
Thị trường là yếu tố sống còn quyết định sự phát triển của công ty nói
chung và công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nói
riêng. Công ty định hướng cho mình cần chuẩn bị năng lực về kinh tế - kỹ thuật
để thâm nhập vào thị trường mà công ty đã lựa chọn, có chiến lược để tiếp cận
với các chủ đầu tư để đặt quan hệ hợp tác và duy trì thị trường của công ty đã
có.
2.Đặc điểm về cơ cấu và tổ chức bộ máy quản trị kinh doanh của công
ty:
Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam được thành lập theo
quyết định số 785 / BXD - TCCB và quyết định số 157A/BXD - TCLĐ ngày 5
tháng 3 năm 1993 của bộ xây dựng. Là một doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu bọ
máy quản lý của công ty chủ yếu gồm có: 1 Giám Đốc, 3 Phó Giám Đốc, 10
phòng ban chức năng nghiệp vụ, 1 xí nghiệp khảo sát đo đạc, 1 trung tâm
KHCN & thông tin, và 1 Hội Đồng Khoa Học Kỹ Thuật.
BIỂU SỐ 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI VNCC.(Trang sau)
Nguồn: Văn phòng tổng hợp VNCC.
Có thể khái quát chức năng nhiệm vụ, nhiệm vụ chủ yếu của các cấp
phòng ban trong công ty như sau:
- Giám đốc công ty: giữ vai trò chủ đạo của công ty, là người có thẩm
quyền cao nhất trong công ty, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động kinh
doanh, quyết định các phương án đầu tư mở rộng sản suất kinh doanh của
công ty và chịu trách nhiệm trước công ty và trước pháp luật.

- Phó Giám đốc công ty: có 3 phó giám đốc. có trách nhiệm giúp việc cho
Giám đốc.
+ Phó giám đốc kinh doanh: giữ vai trò quản lý điều hành phòng kinh
doanh, là người đưa ra các phương án, chiếm lược kinh doanh cho doanh
nghiệp, tiếp nhận những phương án chiến lược về kinh doanh của nhân, đồng
thời còn nghiên các chiến lược nhằm mở rộng thị trường xây dựng của doanh
nghịêp.
Phó giám đốc kinh doanh điều hành 2 phòng đó là phong kinh doanh và
phòng kế toán tài chính.
+ Phòng kinh doanh: gồm 11 người có nhiệm vụ xây dựng các mục tiêu
phát triển kinh doanh của công ty, tìm hiểu thị trường, phát hiện những nhu
cầu về tư vấn xây dựng, hướng dẫn làm thủ tục và ký kết hợp đồng kinh tế,
thay mặt công ty kiểm tra chất lượng tiến độ và chất lượng thực hiện hợp
đồng kinh tế, nắm được trình độ khả năng của các đơn vị bạn, đánh giá được
các thế mạnh của công ty để đề xuất các biện pháp, sách lược và chiến lược
trong các hợp đồng kinh tế chất xám của công ty.
+ Phòng kế toán - tài chính: gồm 7 người có trách nhiệm quản lý tài
chính và các nguần theo đúng chế độ của nhà nước đảm bảo đảm bảo cung
ứng cho các hoạt động tư vấn, thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị phục vụ các
công trình theo kế hoạch đã vạch ra. Phòng có trách nhiệm thu hồi vốn đối với
các công trình mà công ty đã tham gia thi công và đã thực hiện xong các thủ
tục thanh toán.
+Phó giám đốc xây dựng có nhiệm vụ phụ trách phần xây dựng của công
ty với trách nhiệm điều hành 3 phòng đó là:
+ Phòng phát triển đô thi với số lượng 51 người có nhiệm vụ phân tích
và đánh giá sự phát triển của đô thị, tổng hợp và nghiên cứu quá trình quy
hoạch đô thị.
+ Phòng nước và môi trường có 38 người có nhiệm vụ lắp đặt các hệ
thống nước ngầm, phâm tích các mẫu đất, tình hình môi trường sung quanh
khu vực xây dựng.

+ Phòng cơ điệm gồm 35 người chuyên phụ trách vấn đề điện xây dựng
và lắp đặt hệ thống điện cho công trình xây dựng.
+Phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ phụ trách phần kiến trúc. điều hành
4 phòng chính sau
+ Phòng kiến trúc dự án và dự toán gồm 90 người với nhiệm vụ đưa ra
các dự án xây dựng
+ Phong kiến trúc có nhiệm vụ vẽ và thiết kế các công trình xây dựng
gồm 145 người có nhiệm vụ chuyên vẽ thiết kế công trình xây dựng.
+ Xí nghiệp khảo sát đo đạt có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng đất xây
dựng đo đạt khu vục xây dựng...
+ Phòng kết cấu có nhiệm vụ đánh giá chất lượng công trình, khảo sát
kết cấu công trình xây dựng.
+ Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về tổ chức
hành chính, quản lý lao động và tiền lương của toàn công ty, có tổ chức chuyên
dụng nhân viên mới theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
+ Văn phòng tổng hợp: gồm 6 người có nhiệm vụ tổ chức quản lý công
tác tổng hợp, công tác văn thư, công tác quản trị (lập kế hoạch đầu tư chiều
sâu, mua sắm trang thiết bị mới ), phục vụ công tác nghiên cứu sản xuất, điều
kiện làm việc của công ty. Quản lý và thực hiện việc xây dựng cơ bản như xây
dựng mới, cải tạo sửa chữa ... điều hành và thực hiện công tác bảo vệ, quân sự,
tự vệ ... xây dựng nội quy và lề lối làm việc, quản lý đội xe.
+ Trung tâm khoa học công nghệ thông tin: có nhiệm vụ nghiên cứu, đề
xuất chiến lược phát triển khoa học và công nghệ thông tin cho công ty và là
đầu mối tổ chức va thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cho
công ty, bộ và nhà nước giao.
Các phòng ban chức năng của công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
bổ sung cho nhau và cùng tham mưu với ban giám đốc để thực hiện các hoạt
động kinh doanh của công ty.
Nhìn chung với cách sắp xếp cơ cấu và tổ chức phòng ban chức năng này giúp
cho công ty vừa có thể chuyên môn hoá cao, đồng thời có thể đa dạng hoá

công việc phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của công tác tư vấn, thiết kế như
hiện nay.
3. Đặc điểm về lao động của Công ty
Từ một lực lượng nhỏ bé lúc đầu chỉ có 40 người thuộc 6 ngành khác
nhau, trong đó chỉ có 6 kiến trúc sư và 2 kỹ sư xây dựng. Đến nay công ty đã
trở thành một cơ quan thiết kế lớn, có cơ cấu hoàn chỉnh và đồng bộ, đội ngũ
cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay lên tới 419 người thuộc 21 ngành
nghề khác nhau, trong đó có 11 tiến sỹ, 145 kiến trúc sư, 90 kỹ sư xây dựng, 28
kỹ sư điện nước, 51 kỹ sư khác, 45 trung cấp và 49 nhân viên kỹ thuật.
Biểu số 2: Cơ cấu lao động của VNCC
Đơn vị tính: Người
Cán bộ công nhân kỹ thuật Số lượng Tỷ lệ %
Tiến sĩ
11
2,6
Kiến trúc sư, hoạ sĩ 145 34,6
Kỹ sư kết cấu xây dựng 90 21,5
Kỹ sư khác 51 12,2
Kỹ sư điện nước 28 6,7
Kỹ thuật viên 49 11,7
Trung cấp 45 10,7
Tổng 419 100
(*) Nguồn: Phòng lao động VNCC
Từ số liệu trên cho thấy số lượng công nhân viên bậc kỹ sư trong công ty
chiếm tỷ trọng lớn, trong khi số lao động có trình độ trung cấp chiếm 14% lao
động toàn công ty. Trong tổng số 419 cán bộ công nhân viên hiện nay số lao
động nữ là 152 người, 104 người có thâm niên công tác trên 30 năm, 97
người có thâm niên trên 20 năm và thâm niên công tác trên 10 năm là 82
người.
Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có một đội ngũ kỹ thuật viên rất giỏi về

trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, đây cũng chính là cơ sở để nâng cao hiệu
quả sử dụng máy móc thiết bị nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty.
Hiện nay công ty đang thu hút thêm nhiều để nhằm nâng cao tay nghề
của công nhân và đẩy cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty thể hiện qua bảng sau:
BIỂU SỐ 3: THU NHẬP BÌNH QUÂN MỘT LAO ĐỘNG TẠI VNCC.
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001
Số lao động bình quân người 314 367 406 419
Thu nhập bình quân 470.000 896.000 1.210.000 1.480.000
(*) Nguồn: Phòng lao độn - tiền lương VNCC.
Với đặc điểm về lao động như vậy, công ty công ty có nhiều thuận lợi
trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong sự cạnh tranh của cơ
chế thị trường. Tuy nhiên, công ty vẫn cần tiếp tục nâng cao trình độ của cán
bộ công nhân viên, cũng như tăng cường công tác quản lý kinh doanh của
doanh nghiệp.
4. Đặc điểm về tài chính của công ty
Nguồn tài chính là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố
định, vật liệu cho sản xuất kinh doanh đến khi tạo ra sản phẩm theo lĩnh vực
sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty là đơn vị thuộc loại hình sở hữu vốn của nhà nước, hình thức hoạt
động kinh doanh độc lập tự chủ, tự hạch toán trang trải và làm nghĩa vụ nộp
ngân sách nhà nước, cho nên nguồn lực tài chính của công ty ảnh hưởng lớn
đến việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định, công ty đã không
ngừng tăng cường công tác tài chính theo đúng chế độ quy định của nhà nước.
Đây là sự đòi hỏi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh
doanh hiện nay.
Vấn đề vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh

doanh ở công ty luôn là vấn đề lớn, nó đảm bảo yêu cầu kinh doanh đặt ra.
BIỂU SỐ 4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Ở VNCC NĂM 2001
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu Giá trị
Ngân sách nhà nước cấp 1.562.356
Vốn tự bổ sung 1.660.455
Vốn khác 2.415.465
Tổng 5.638.276
(*) Nguồn: Phòng kế toán - tài chính VNCC
Theo dõi bảng số liệu ta thấy, năm 2001 tổng số vốn cho sản xuất kinh
doanh của công ty là: 5.638.277 nghìn đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước
cấp là 1.562.356 nghìn đồng. Số vốn con lại gồm vốn do công ty tự bổ sung là
1660445 nghìn đồng và vốn khác là 2.415.465 nghìn đồng
Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty trong những
năm qua thể hiện ở biểu sau.
BIỂU SỐ 5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VNCC.
Đơn vị tính: (1000 đồng)
Chỉ tiêu
1999 2000 2001
Tổng số vốn kinh doanh
3.506.769 5.029.875 5.638.276
Vốn cố định
3.173.984 4.697.090 5.292.262
Vốn lưu động
332.785 382.785 332.785
Vốn xây dựng cơ bản
58.229 58.229 58.229
Doanh thu
32.160.496 41.018.965 44.106.812
Lợi nhuận

1.648.180 2.264.432 1.946.040
(*) Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Qua biểu trên ta thấy vốn kinh doanh của công ty qua các năm tăng lên
rõ rệt, cụ thể năm 1999 với số vốn là 3.506.769 nghìn đồng tăng lên 5.029.875
nghìn đồng vào thời điểm năm 2000 và tăng lên 5.638.276 nghìn đồng năm
2001
Doanh thu của công ty cũng tăng lên với lượng năm sau cao hơn năm
trước, với sự tăng lên của các năm là: năm 1999 doanh thu chỉ đạt 32.160.496
nghìn đồng thì cho tới năm 2000 doanh thu đã tăng lên là 41.018.965 nghìn
đồng và năm 2001 tăng là 44.106.812 nghìn đồng
Lợi nhuận của công ty cung tăng lên cụ thể là năm 1999 là 1.648.180
nghìn đồng, năm 2000 tăng lên 2.264.432 nghìn đồng và năm 2001 là
1.946.040 nghìn đồng.
Như vậy, với các chỉ tiêu tài chính cơ bản trên cho thấy công ty đã đạt được
những thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình, với những kết
quả đã đạt được trong kinh doanh công ty cũng thực hiện nộp ngân sách nhà
nước. Mức nộp của công ty đối với nhà nước trong những năm qua được trình
bày ở biểu dưới đây.
BIỂU SỐ 6: NỘP NGÂN SÁCH CỦA VNCC.
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm Số tiền đã nộp ngân sách
1999 1.301.670
2000 1.970.417
2001 1.801.321
(*) Nguồn: Phòng kề toán - tài chính VNCC
Mặc dù hoạt động kinh doanh có không ít những khó khăn hàng năm
nhưng công ty vẫn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước. Riêng
năm 2001 do một số ảnh hưởng chung của thị trường đối với các doanh
nghiệp và sự gia tăng khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí kinh doanh làm
lợi nhuận nên công ty đạt thấp hơn năm 2000 và công ty đã được nhà nước

chấp nhận mức nộp ngân sách là 1.802.321 nghìn đồng.
Như vậy, với kết quả như trên công ty đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điều đó cho thấy tình hình sử
dụng máy móc thiết bị của công ty có hiệu quả
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ
1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị của Công ty
a, Đánh giá chung tài sản cố định của công ty.
Máy móc thiết bị của công ty tư vấn xây dựng dân dụng việt nam được
hình thành từ các nguồn khác nhau như: nguồn ngân sách cấp, nguồn doanh
nghiệp tự bổ sung và nguồn huy động khác, sự biến động của chúng được phản
ánh ở biểu sau.
BIỂU SỐ 7:CƠ CẤU TSCĐ VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦATSCĐ NĂM 2001
Đơn vị tính: (1000đồng)

Đầu năm 2001 Cuối năm 2001 Chênh lệch
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
1.Vốn NS cấp 2.099.41
2
32,6 2.099.41

2
24,8 0 0
- Nhà cửa, vật kiến trúc 2.010.088 95,7 2.010.088 95,7
- Máy móc, thiết bị
KTCLCT
70.666 3,4 70.666 3,4
- Phương tiện VT 0 0 0
- TB văn phòng 18.657 0,9 18.657 0,9
2. Vốn tự bổ sung 2.843.85
1
44,2 2.975.20
5
35,1 131.354 4,6
- Nhà cửa vật kiến trúc 0 0 0 0
- Máy móc thiết bị TCLCT 54.217 5,4 160.895 5,4
- Phương tiện VT 1.139.151 40,1 1.139.151 38,3
- TBvăn phòng 1.550.484 54,5 1.675.159 56,3
3. Nguồn vốn khác 1.495.50
8
23,2 3.391.86
0
40,1 1.896.3
52
126,8
- Nhà cửa , vật kiến trúc 0 0 0 0
- Máy móc, thiết bị
KTCLCT
6.612 0,4 377.398 11,1
- Phương tiện VT 465.840 31,2 465.840 13,7
- TB văn phòng 1.023.056 68,4 2.548.622 75,2

Tổng: 6.438.77
1
100 8.466.47
7
100 2.027.7
06
31,5
(*) Nguồn: Phòng kế toán - tài chính VNCC.
Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty đã sử dụng một lượng vốn cố
định tương đối lớn. Năm 2001. đầu năm lượng vốn công ty sử dụng là:
6438771 nghìn đồng, và cuối năm là: 8466477 nghìn đồng . như vậy, so sanh
giữa thời điểm đầu năm và thời điểm cuối năm ta thấy lượng vốn tăng thêm
là: 2026706 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 31,5%.
Trong tổng số vốn cố định năm 2001 mà công ty sử dụng nguồn vốn
tăng mạnh nhất là nguồn vốn huy động khác, với mức tăng là: 126,8%. Tại
thời điểm đầu năm nguồn vốn này là:1495508 nghìn đồng, chiếm 23,2% trong
tổng số vốn cố định, cuối năm là: 3391860 nghìn đồng, chiếm 40,1%. đứng sau
nguồn này là nguồn vốn tự bổ sung và chiếm tỷ trọng thấp nhất là nguồn vốn
ngân sách cấp. Vào thời điểm đầu năm nguồn vốn tự bổ sung là: 2843851
nghìn đồng chiếm 44,2% tổng số vốn, cuối năm chỉ tiêu tăng lên 2975205
nghìn đồng, nhưng tỷ trọng trong tổng vốn cố định giảm thấp hơn đầu năm
là:35,1%. Riêng nguồn vốn ngân sách cấp trong năm 2001 không có sự thay
đổi với 2099412 nghìn đồng. Như vậy trong năm 2001 cơ cấu vốn cố định của
công ty ( ngoại trừ nguồn vốn ngân sách cấp vẫn giữ nguyên mức độ ban đầu),
vốn tự bổ sung và vốn khác đã tăng lên. điều đáng chú ý là trong năm 2001
công ty đã huy động được một lượng vốn đáng kể thuộc nguồn vốn khác là:
1896352 nghìn đồng, tương đương 126,8% so với đầu năm. công ty đã dùng số
vốn này đầu tư mua sắm, máy móc, thiết bị, trang bị. Các thiết bị văn phòng
mới...nên mặc dù nguồn vốn ngân sách cấp và nguồn vốn tự bổ sung ít thay đổi
nhưng tổng vốn cố định của công ty vẫn tăng lên tổng cộng 2027706 nghìn

đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là: 31,5%.
Phần vốn ngân sách cấp ở công ty hiện nay chủ yếu là nhà cửa, vật kiến
trúc với giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc tương đương 2010088 nghìn đồng,
chiếm 95,7% tổng vốn ngân sách cấp cả đầu năm và cuối năm. vốn ngân sách
cấp ít được đầu tư chi dùng cho mua sắm máy móc thiết bị và cũng không đầu
tư cho các phương tiện vận tải.
Trong cơ cấu nguồn vốn tự bổ sung, công ty hoàn toàn không đầu tư
phần vốn này cho việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa vật kiến trúc. Giá trị của
các thiết bị văn phòng chiếm tỷ lệ lớn trong vốn tự bổ sung cả số tuyệt đối và
cả số tương đối. Cụ thể vào thời điểm đầu năm giá trị phần thiết bị văn phòng
thuộc nguồn vốn tự bổ sung là 1550483 nghìn đồng, bằng 54,5% trong tổng
vốn tự bổ sung và cuối năm là: 1675162 nghìn đồng, tương đương 56,3%. Một
lượng đáng kể vốn tự bổ sung thuộc về phương tiện vận tải, đầu năm phần
phương tiện vận tải thuộc vốn tự bổ sung là: 1139151 nghìn đồng, bằng 40,1%
trong tổng nguồn vốn tự bổ sung. Cuối năm giá trị tuyệt đối giữ nguyên nhưng
tỷ lệ trong vốn tự bổ sung giảm so với đầu năm còn 38,3%. Một lượng vốn tự
bổ sung là các thiết bị kiểm soát và kiểm tra chất lượng công trình với 154217
nghìn đồng, bằng 5,4% trong tổng nguồn vốn mà công ty đã tự bổ sung.
Trong cơ cấu nguồn vốn khác công ty đã huy động được, công ty cũng
không đầu tư cho phương tiện vận tải hoặc xây dựng, sửa chữa nhà cửa vật
kiến trúc mà dành phần lớn cho việc mua săm trang bị các máy móc thiết bị
trực tiếp phục vụ công tác tư vấn thiết kế, thiết bị văn phòng là: 1023056
nghìn đồng, tương đương 68,4% tổng vốn cố định vào thời điểm đầu năm và
2548619 nghìn đồng, bằng 75,2% vào thời điểm cuối năm.
Vốn cố định của công ty tăng trong năm được tóm tắt như sau:
- Nguồn vốn tự bổ sung tăng 131354 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 4,6%.
- Nguồn vốn khác tăng 1896352 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 126,8%.
Tuy nguồn vốn ngân sách cấp không đổi và nguồn vốn tự bổ sung tăng
chậm nhưng nguồn vốn khác mà công ty huy động tăng một lượng lớn dẫn
đến tổng nguồn vốn cố định tăng lên, tổng cộng, 2027706 nghìn đồng, tương

ứng với tỷ lệ tăng 31,5% so với đầu năm.
Trong cơ chế thị trường, sự biến động của giá cả đối với tư liệu tiêu
dùng và tư liệu sản suất là tất yếu. Sự biến động này nhiều hay ít còn tuỳ thuộc
vào nhiều yếu tố,trong đố không thể thiếu được các nhân tố quan trọng như
quan hệ cung cầu, mức độ khan hiếm của tư liệu đó cũng như thị hiếu của
khách hàng. Nhìn chung sự biến động về giá cả tài sản, máy móc thiết bị của
công ty tư vấn xây dựng dân dụng việt nam là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
*/ Công ty mua sắm một số máy móc thiết bị mới để thay thế số máy móc thiết
bị cũ trước đây hoặc mua sắm những máy móc thiết bị rất cần thiết cho sản
suất kinh doanh mà công ty chưa có như máy thuỷ chuẩn tự động; máy định vị
cốt thép, máy khoan tự hành vv... Nhằm nâng cao năng xuất lao động, giảm bớt
lao động thủ công của công nhân viên, đặc biệt là nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cố định và nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế và tư vấn
công trình.
*/ Mua sắm thiết bị văn phòng như máy đồ hoạ, máy in laser chuyên dùng khổ
lớn, máy tính các loại và các thiết bị văn phòng khác như điều hoà nhiệt độ,
máy photocoppy nhằm cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ công nhân
viên làm việc tại văn phòng công ty.
*/ Nâng cấp sửa chữa các phương tiện vận tải, mua sắm thiết bị thông tin
nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên hệ của các cán bộ trong công ty.
Những tài sản cố định này góp phần không nhỏ trong công tác ký kết
hợp đồng, mở rộng thị trường, tìm kiếm việc làm, nhận và truyền tin một cách
kịp thời của cán bộ quản lý công ty tới đội ngũ kỹ sư kỹ thuật viên cũng như
đối với chi nhánh của công ty.
b, Tình hình bảo toàn và phát triển tài sản cố định của công ty.
Bảo toàn và phát triển tài sản cố định là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các
doanh nghiệp duy trì và phát triển vốn sản xuất kinh doanh. Hàng năm các
doanh nghiệp thường điều chỉnh lại giá trị tài sản cố định của từng ngành kinh
tế, kỹ thuật sẽ tiến hành điều chỉnh, tăng giá trị tài sản cố định, thực hiện bảo
toàn và phát triển vốn cố định. Tình hình bảo toàn và phát triển tài sản cố định

của Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam được trình bày ở biểu sau:
BIỂU SỐ 8: TÌNH HÌNH MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
Tên tài sản cố định Số lượng
năm
1999
Nguyên
giá năm
1999
Số lượng
năm
2000
Nguyên
giá năm
2000
Số lượng
năm
2001
Nguyên
giá năm
2001
Thiết bị KSXD &
KTCLCT
-Máy ép thuỷ lực
-Máy khoan tự hành
SH30
-Máy nén 3 trục
-Máy đo đạc bản đồ.
-Máy in OZALIT
-Máy đo độ rọi LX107-

cotrol
-Máy toàn đạc điện tử
TC- 650
-Máy kinh vĩ điện tử T-
460
-Máy thuỷ chuẩn tự
động
-Máy siêu âm bê tông
-Máy định vị cốt thép
01
01
01
01
132423
11664
61714
6670
52.375
01
01
01
01
132423
11664
61714
6670
52.375
01
02
01

01
01
01
01
01
01
01
01
608.959
11.664
123.428
15.000
6.612
74.790
6.670
149.867
52.375
11.288
64.000
93.259
Phương tiện vận tải
- Xe TOYOTA
Xe JA
Xe MAZDA
01
01
02
1.161.3
82
162.152

112.000
887220
01
01
03
160499
1
162.152
112.000
1.330.82
9
01
01
03
160499
1
162.152
112.000
1.330.82
9
Thiết bị văn phòng
-Máy tính các loại
-Máy vẽ màu PLOTER
-Máy đồ hoạ DELL -
PRECI4 - 100MT
-Máy in kim
DESIGN.LASER
-Máy FAX - L90
-Máy lạnh + điều hoà
nhiệt độ

-Máy photocopy
-Máy chiếu Slide
48
02
01
45
07
01
248949
4
1352688
113930
550880
22085
404951
37555
7425
48
05
01
45
07
01
266041
0
1352688
284826
550880
22085
404951

37555
7425
84
05
2
01
45
07
01
424246
3
2.367.19
8
284.826
190.542
550.880
22.085
404.951
37.555
7.425
Tổng 112 3.78329
9
116 4.397.8
24
162 6.420.4
13
(*) Nguồn: Phòng kế toán - Tài chính VNCC.
Căn cứ vào bảng trên ta thấy tình hình bảo toàn và phát triển tài sản cố
định của công ty qua các năm đã tăng lên cụ thể là năm 2000 công ty đã bổ
sung thêm lượng máy móc phục vụ cho xây dựng và lượng thiết bị phục vụ cho

văn phòng với giá trị tăng là 614525 nghìn đồng, và năm 2001 công ty đã bổ
sung thêm máy móc thiết bị cho phòng kỹ thuật, phương tiện vận tài và thiết bị
văn phòng với giá tỵi tăng là 2.022.589 nghìn đồng. Điều đó chứng tỏ công ty
quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có phần tốt hơn các năm trước đó.
c, Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị của công ty
Chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị của công
ty tư vấn xây dựng dân dụng việt nam.
Số thiết bị thực tế sử dụng
Hệ số sử dụng thiết bị (Hm) =
Số thiết bị hiện có
Số lượng máy móc thiết bị thực tế sử dụng bao gồm: số lượng máy móc
thiết bị đang hoạt động
Số lượng máy móc thiết bị hiện có là toàn bộ máy móc thiết bị đang hoạt
động và không hoạt động.
Để đánh giá tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị của công ty
(năm 2001)
Ta có thể đánh giá tình hình sử dụng máy móc thiết bị theo chủng loại.
*) Thiết bị kiểm soát xây dựng và kiểm tra chất lượng công trình
+ Máy ép thuỷ lực:
- Số lượng thiết bị hiện có: 1
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 1
Hệ số sử dụng số lượng máy móc thiết bị là:
1
Hm = = 1
1
+ Máy khoan tự hành SH30:
- Số lượng thiết bị hiện có: 2
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 1
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị là:
1

Hm = = 0,5
2
+ Máy nén ba trục:
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 1
- Số lượng thiết bị hiện có: 1
Hệ số sử dụng số lượng máy móc thiết bị là
1
Hm = = 1
1
+ Máy đo đac bản đồ:
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 1
- Số lượng thiết bị hiện có: 1
Hệ số sử dụng số lượng máy móc thiết bị là:
1
Hm = = 1
1
+ Máy in OZALIT:
- Số lượng máy móc thiết bị thực tế sử dụng: 1
- Số lượng máy móc thiết bị hiện có: 1
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị là:
1
Hm = = 1
1
+ Máy đo độ rọi LX 107 - cotrol:
- Số lượng máy móc thiết bị hiện có: 1
- Số lượng máy móc thiết bị thực tế sử dụng: 1
Hệ số sử dụng số lượng máy móc thiết bị là:
1
Hm = = 1
1

+ Máy toàn đạc điện tử TC - 650:
- Số lượng máy móc thiết bị thực tế sử dụng: 1
- Số lượng máy móc thiết bị hiện có: 1
Hệ số sử dụng số lượng máy móc thiết bị:
1
Hm = = 1
1
+ Máy kinh vĩ điện tử T - 460:
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 1
- Số lượng thiết bị hiện có: 1
Hệ số sử dụng thiết bị là:
1
Hm = = 1
1
+ Máy thuỷ chuẩn tự động:
- Số lượng thiết bị hiện có: 1
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 1
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị:
1
Hm = = 1
1
+ Máy siêu âm bê tông:
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 1
- Số lượng thiết bị hịên có: 1
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị:
1
Hm = = 1
1
+ Máy định vị cốt thép:
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 1

- Số lượng thiết bị hiện có: 1
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị này là:
1
Hm = = 1
1
*) Phương tiện vận tải:
+ Ô tô các loại:
- Số lượng thiết bị hiện có: 5
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 8
Hệ số sử dụng số lượng máy móc thiết bị này là:
8
Hm = = 1,6
5
*) Thiết bị văn phòng:
+ Máy tính các loại:
- Sô lượng thiết bị hiện có: 84
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 79
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị này là:
79
Hm = = 0,94
84
+ Máy vẽ PLOTER
- Số lượng thiết bị hiện có: 5
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 3
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị này là:
3
Hm = = 0,6
5
+ Máy đồ hoạ DELL - PRECI4 - 100MT
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 2

- Số lượng thiết bị hiện có: 2
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị này là:
2
Hm = = 1
2
+ Máy FAX:
- Số lượng thiết bị hiện có:1
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 1
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị này là:
1
Hm = = 1
1
+ Máy lạnh + điều hoà nhiệt độ:
- Số lượng máy móc thiết bị thực tế sử dụng: 45
- Số lượng thiết bị hịên có: 45
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị này là:
45
Hm = = 1
45
+ Máy photocopy:
-Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 7
- Số lượng thiết bị hiện có: 7
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị này là:
7
Hm = = 1
7
+ Máy chiếu Slide
- Số lượng máy móc thiết bị thực tế sử dụng: 1
- Số lượng thiết bị hiện có: 1
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị này là:

1
Hm = = 1
1
+ Hệ số sử dụng máy móc thiết bị bình quân: (Hmbq)
- Tổng số máy móc thiết bị công ty có: 162
- Tổng số máy móc thiết bị sử dụng: 157
157
Hmbq = = 0,969
162
BIỂU SỐ 9:BIỂU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG SỐ LƯỢNG MÁY MÓC THIẾT
BỊ
Đơn vị tính: (Máy)
T
T
Tên máy móc thiết bị Số máy hiện

Số máy thực tế sử
dụng
Hm
1 Máy ép thuỷ lực 1 1 1,0
2 Máy khoan tự hành SH30 2 1 0,5
3 Máy nén 3 trục 1 1 1,0
4 Máy đo đạc bản đồ 1 1 1,0
5 Máy in OZALIT 1 1 1,0
6 Máy đo độ rọi LX107 - cotrol 1 1 1,0
7 Máy toàn đạc điện tử TC - 650 1 1 1,0
8 Máy kinh vĩ điện tử T - 460 1 1 1,0
9 Máy thuỷ chuẩn tự động 1 1 1,0
10 Máy siêu âm bê tông 1 1 1,0
11 Máy định vị cốt thép 1 1 1,0

12 Xe ôtô các loại 5 8 1,6
13 Máy tính các loại 84 79 0,94
14 Máy vẽ màu PLOTER 5 3 0,6
15 Máy đồ hoạ DELL - PRECI4 -
100MT
2 2 1,0
16 Máy FAX - L 90 1 1 1,0
17 Máy lạnh + điều hoà nhiệt độ 45 45 1,0
18 Máy photocopy 7 7 1,0
19 Máy chiếu Slide 1 1 1,0
Cộng 162 157 0,96
9
Qua quá trình phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị của
công ty. Em thấy tình hình sử dụng máy móc thiết bị về số lượng ở từng chủng
loại khác nhau thì khác nhau. Nhưng nhìn chung tình hình sử dụng máy móc
thiết bị của công ty tương đối tốt điều đó được thể hiện rõ nhất là hệ số sử
dụng máy móc thiết bị bình quân của công ty trong năm 2001 là: Hmbq =
0,969. Nhưng bên cạnh đó còn có một số loại máy móc thiết bị công ty chưa sử
dụng hết khả năng, điều đó một phần là do đặc điểm riêng của từng ngành xây
dựng khi thi công một công trình nó bao gồm nhiều hạng mục. Mỗi hạng mục
đòi hỏi một loại máy khác nhau có công đoạn đòi hỏi máy móc phải làm việc
nhiều nhưng có công đoạn máy móc thiết bị làm việc ít, do đó hệ số sử dụng số
lượng máy móc thiết bị của công ty không giống nhau.
Để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, tránh ứ đọng vốn trong việc
đầu tư tài sản cố định và để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Công
ty cần lập kế hoạch đề nghị cấp trên đầu tư những máy móc thiết bị cần thiết
để nâng cao năng lực sản xuất của công ty trong khi tham gia đấu thầu và thi
công công trình. Do đó hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị bình quân về số
lượng của công ty là rất cao.


2. Phân tích tình hình sử dụng thời gian máy móc thiết bị
Chỉ tiêu này phản ánh tinh hình sử dụng về thời gian của máy móc thiết
bị của công ty.
Ta có công thức sau:
Tổng thời gian thực tế làm việc
Hệ số sử dụng thời gian làm việc =
(Ht) Tổng thời gian theo chế độ
Cũng như phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị về số lượng. Ta
phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị về thời gian cũng theo chủng loại.
+ Máy ép thuỷ lực:
- Số lượng máy có: 1
- Số lượng máy sử dụng: 1
- Tổng số ca huy động trong năm 258ca/ 1máy
- Tổng số giời huy động trong năm:
1 x 258 x 8 = 2064 giờ
- Tổng số ca định mức trong năm: 432 ca/ máy
- Tổng số giờ định mức trong năm:
1 x 432 x 8 = 3456 giờ
- Số giờ bảo dưỡng sửa chữa trong năm: 258 giờ
Hệ số sử dụng thời gian của loại máy này là:
2064 giờ - 258 giờ
Ht = = 0,523
3456 giờ
+ Máy khoan tự hành SH30:
- Số lượng máy có: 2
- Số lượng máy sử dụng: 1
- Tổng số ca huy động trong năm: 278 ca / máy
- Tổng số giờ máy làm việc thực tế trong năm:
1 x 278 x 8 = 2224 giờ
- Tổng số ca định mức trong năm: 432 ca / máy

- Tổng số giờ định mức trong năm:
2 x 432 x 8 = 6912 giờ
- Số giờ bảo dưỡng sửa chữa trong năm: 285 giờ
Hệ số sử dụng về thời gian của loại máy này là:
2224 giờ - 285 giờ
Ht = = 0,28

×