Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất trường đại học hải phòng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.53 KB, 90 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Hải Phòng nói riêng có vai trò rất
quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Sinh viên là
những trí thức tương lai của đất nước, họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt
trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên đó chính là thực hiện
nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà
trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối
sống . Để làm tốt nhiệm vụ trên, sinh viên cần phải có sự thích ứng tốt tâm lý – xã hội
ở môi trường đại học. Đây là vấn đề được đặt ra với sinh viên năm nhất bởi lẽ việc
chuyển môi trường học từ bậc trung học phổ thông lên đại học có nhiều thay đổi về
chương trình, phương pháp học tập dẫn tới có nhiều bạn sinh viên năm nhất chưa thích
ứng được với môi trường học tập, có điểm thấp, chán nản việc học, trở nên thu mình,
không thích tiếp xúc với ai...Bên cạnh đó, nhiều bạn sinh viên phải sống xa gia đình
không thích ứng được với những mối quan hệ bạn bè, thầy cô, cuộc sống mới dẫn tới
những hệ lụy như chưa biết chăm sóc bản thân, dễ bị lôi kéo dụ dỗ tham gia vào những
tệ nạn xấu như cờ bạc, nghiệm game, nghiện hút dẫn tới bỏ học giữa chừng...
Trường Đại học Hải Phòng là một trong những trường đại học lớn của thành phố
Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung. Mỗi năm số lượng sinh viên năm nhất là
khoảng 3000 sinh viên. Do đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường nói
chung, sinh viên năm nhất của trường cần có sự thích ứng tốt về tâm lý – xã hội để có
thể hòa nhập với môi trường học mới, đáp ứng được những yêu cầu về kiến thức học
tập cũng như các mối quan hệ xã hội.
Chính vì vậy, tìm hiểu sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất
trường đại học Hải Phòng là một vấn đề quan trọng nhằm đo lường mức độ thích ứng
tâm lý – xã hội của chính các bạn sinh viên thể hiện trong điều chỉnh cảm xúc bản
thân, hoạt động học tập, mối quan hệ bạn bè, thầy cô từ đó làm nổi bật những vấn đề
các em chưa thích ứng tốt, những khó khăn mà các em đang gặp phải trong việc hòa
nhập với môi trường mới từ đó đưa ra những biện pháp giúp các bạn sinh viên năm
nhất trường đại học Hải Phòng có sự thích ứng tốt nhất về tâm lý – xã hội đối với môi


trường học tập mới.
1


Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về thích ứng ở sinh viên như thích ứng với
hoạt động học tập, thích ứng với phương thức đào tạo tín chỉ, thích ứng với nghề
nghiệp của sinh viên, nghiên cứu khó khăn tâm lý của sinh viên năm nhất. Tuy nhiên,
nghiên cứu sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất của một trường đại
học lớn vẫn luôn là đề tài được quan tâm bởi lẽ môi trường đại học luôn thay đổi theo
sự phát triển chung của xã hội. Do đó, ý nghĩa của kết quả cùng với phương pháp
nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung hơn về mặt lý thuyết cũng như kết quả thích ứng cho
các nghiên cứu sau này
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thích
ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất trường đại học Hải Phòng” nhằm đo mức
độ thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất từ đo đưa ra những khuyến nghị
để giúp các em có sự thích ứng tốt nhất với môi trường đại học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có mục đích tìm hiểu mức độ thích ứng tâm lý – xã hội của
sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng
từ đó đưa ra các biện pháp nhằm giúp các em có sự thích ứng tốt hơn.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên
năm nhất trường Đại học Hải Phòng.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 277 sinh viên năm nhất hệ chính quy trường Đại học Hải
Phòng và 52 thầy/ cô giáo giảng dạy và cán bộ trong trường.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận
- Hệ thống hóa các nghiên cứu về thích ứng của sinh viên

- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu thích ứng tâm lý – xã hội của sinh
viên.
- Xác định, thao tác hóa các khái niệm cơ bản về thích ứng tâm lý – xã hội, sinh
viên năm nhất, thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất.
- Lựa chọn cách tiếp cận chỉ dẫn cho việc xây dựng bộ công cụ nghiên cứu để
tiến hành nghiên cứu thực tiễn.
2


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
- Đo mức độ thích ứng về mặt tâm lý của sinh viên khi học tập tại trường Đại học
Hải Phòng.
- Đo mức độ thích ứng về mặt xã hội thể hiện qua mối quan hệ bạn bè, thầy cô
- Đo mức độ thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập thể hiện 4 mặt: nội
dung, phương pháp, phương tiện, môi trường học tập mới.
- Phân tích mối tương quan giữa mức độ thích ứng về tâm lý, thích ứng xã hội và
thích ứng với hoạt động học tập.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm
nhất.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các em sinh viên năm nhất có sự thích ứng
tốt về tâm lý – xã hội.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thích ứng tâm lý bao gồm: cảm xúc cân bằng, thoải mái, tự tin, có sở
thích cá nhân, vui vẻ, yêu cuộc sống, có khả năng đương đầu với sự thay đổi của môi
trường xung quanh.
Thích ứng xã hội: có thái độ tích cực với các mối quan hệ xã hội (thầy cô, bạn bè).
Thích ứng với hoạt động học tập: có cảm xúc tích cực với nội dung học tập;có
phương pháp học tập phù hợp;sử dụng tốt thiết bị học tập; không vi phạm các nội quy,
quy định trường học.

5.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Hải Phòng.
Nghiên cứu sinh viên năm nhất hệ chính quy.
6. Giả thuyết khoa học
- Đa số sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng có sự thích ứng tốt về tâm
lý, các mối quan hệ xã hội; chưa có sự thích ứng tốt với học tập.
- Có mối tương quan giữa 3 mặt của sự thích ứng : tâm lý – xã hội – học tập ở
sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng.
- Có sự khác biệt về mức độ thích ứng của sinh viên năm nhất theo: biến số thuộc
về sinh viên, biến số những người liên quan; biến số thuộc về môi trường vật chất.

3


- Yếu tốsự hỗ trợ từ thầy cô giáo và hỗ trợ phương tiện học tập, học tập do bản
thân yêu thích là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn nhất đến sự thích ứng tốt hay
không tốt của sinh viên.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Những phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu văn bản
7.2. Những phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

4


CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu thích ứng của học sinh, sinh viên
1.1.1. Ở nước ngoài
Vấn đề “thích ứng” là một trong những vấn đề được nhiều nhà tâm lý học quan
tâm nghiên cứu. Một trong những nhà tâm lý tiên phong trong nghiên cứu này đó
chính là Jean Piaget (1986- 1983). Theo ông, sự thích ứng chính là sự cân bằng và
được thực hiện bởi hai cơ chế đó là sự đồng hóa và điều ứng. Quan điểm của ông cho
rằng, sự thích ứng sinh học là sự cân bằng giữa đồng hóa môi trường và cơ thể với môi
trường, còn sự thích ứng tâm lý- xã hội được ông giải thích là sự thích ứng với một
thực tế riêng biệt khi nó đã đạt tới sự đồng hóa thực tế đó vào những hoàn cảnh mới do
thực tế đặt ra [4, tr.17]. Sự thích ứng đòi hỏi sự tác động qua lại giữa chủ thế và khách
thể (giữa con người và môi trường), sao cho chủ thể có thể nhập vào khác thể mà vẫn
tính đến những đặc điểm của mình. Theo cách đó, có thể hiểu thích ứng tâm lý- xã hội
đó là quá trình cá nhân vừa tiếp nhận những yếu tố từ môi trường, xã hội xung quanh,
vừa điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp với môi trường đó. Và trong quá trình thích
ứng của cá nhân thì sự thích ứng tâm lý- xã hội là chủ yếu.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu thích ứng tâm lý – xã hội trong sinh viên
trên thế giới vẫn đang là một trong những vấn đề nghiên cứu quan trọng và nổi lên là
một số nghiên cứu dưới đây:
K. Oberg,nhà nhân chủng học người Mỹ, đưa ra khái niệm “sốc văn hóa”. Theo
ông, con người gia nhập vào một nền văn hóa mới kèm theo những vấn đề về sức khỏe
tinh thần, những cảm xúc tiêu cực: cảm giác đánh mất bạn bè, địa vị, không thoải mái,
sự khó khăn trong định hướng giá trị và mâu thuẫn nội tâm. Vấn đề sốc văn hóa sau đó
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn như: P.S. Adler, E.H. Jacobson,
A.C. Garza – Guerrero... và mặc dù, mỗi tác giả đưa ra những giai đoạn khác nhau của
sốc văn hóa nhưng họ đều cho rằng triệu chứng của sốc văn hóa rất đa dạng: từ sự bất
an thường xuyên về chất lượng thực phẩm, nước uống, điều kiện vệ sinh, sợ tiếp xúc
với người khác, mất ngủ, thiếu tự tin... Dựa theo lý thuyết sốc văn hóa của các tác giả
đi trước, tác giả Yuefang Zhou và cộng sự (2008) đã nghiên cứu “Lý thuyết hiện đại
của sốc văn hóa và thích ứng trong sinh viên quốc tế trong giáo dục đại học” và chỉ ra
rằng:Các khái niệm về cú sốc văn hóa và sự thích ứng được xét lại, và áp dụng đối với

sự thích ứng sư phạm của những sinh viên tạm trú trong một nền văn hóa lạ. Lịch sử
5


phát triển của các học thuyết “truyền thống” về cú sốc văn hóa dẫn tới sự cấp thiết
phải có những cách tiếp cận lý thuyết tạm thời, như là “học văn hóa”, “stress và cách
ứng phó” và “hòa nhập xã hội”. Những cách tiếp cận này có thể phù hợp trong một
khuôn khổ lý thuyết rộng dựa trên các khía cạnh tình cảm, hành vi và nhận thức của cú
sốc và sự thích nghi. Khuôn khổ “sức mạnh văn hóa tổng hợp” này cung cấp một hiểu
biết toàn diện hơn về các quá trình liên quan, tạo tiền đề cho các nghiên cứu, chính
sách và tập quán sau này.
Theo tác giả Camille Brisset (2010) trong nghiên cứu “thích ứng tâm lý – xã hội
của sinh viên quốc tế tại Pháp – nghiên cứu trường hợp sinh viên Việt Nam” cho rằng:
Việc chuyển từ môi trường học tập này đến một một môi trường học tập khác và tái
định cư tại một quốc gia mới để học tập đang diễn ra ngày càng phổ biến. Song song
với việc làm đa dạng bản sắc văn hóa và tri thức thì điều này cũng cho thấy nhiều khó
khăn và thách thức. Với số lượng ngày càng tăng của sinh viên quốc tế tại Pháp, sự
hiểu biết về các yếu tố tâm lý giúp cho sự thích nghi dễ dàng hơn đang trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết. Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét các yếu tố tạo thuận
lợi hoặc cản trở sự thích nghi của sinh viên Việt tại Pháp. Hai mẫu sinh viên được đưa
ra so sánh: 112 sinh viên Việt tại Pháp và 101 sinh viên Pháp, tất cả các sinh viên đều
lần đầu tiên bước vào môi trường đại học. Các biến như trạng thái lo âu, gắn bó mật
thiết, căng thẳng tâm lý, sự hài lòng với sự hỗ trợ xã hội, và (trong số các mẫu Việt)
tính gắn kết cộng đồng đã được xem xét. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: sự gắn kết
cộng đồng và trạng thái lo lắng được tạo ra bởi căng thẳng tâm lý có liên quan đến
quá trình thích ứng cho cả hai mẫu. Sự đồng nhất lãnh thổ cũng có liên quan đến sự
thích ứng của mẫu sinh viên Việt. Mặc dù các giả thuyết khác cũng được xem xét,
nhưng nhìn chung, các vấn đề về sự gắn kết (attachment) đối với sinh viên Việt có ý
nghĩa lớn hơn so với các sinh viên người Pháp.(Nguồn: Sự thích ứng về mặt tâm lý và
văn hóa xã hội của sinh viên đại học ở Pháp: Trường hợp của các sinh viên quốc tế

Việt, Camille Brisset)
Theo kết quả nghiên cứu “Đối phó với stress và thích ứng tâm lý ở sinh viên
quốc tế” của tác giả Laura Sapranaviciute (2012) cho thấy: Sinh viên quốc tế khắp thế
giới đều phải đối mặt với stress do sự khác biệt về môi trường học tập, bối cảnh văn
hóa, rào cản ngôn ngữ và các khó khăn cho việc thích ứng khác. Có rất ít bằng chứng
giải thích các chiến lược ứng phó với stress được các sinh viên đó sử dụng là gì và
6


chúng có liên hệ như thế nào đối với sự thích ứng tâm lý. Vì vậy mục đích của nghiên
cứu này là nhằm đánh giá mối quan hệ giữa sự thích ứng tâm lý và các chiến lược đối
phó với stress của sinh viên quốc tế và sinh viên trong nước. Nghiên cứu tuyển chọn
356 sinh viên: 258 trong nước và 98 quốc tế. Các chiến lược ứng phó với stress được
đo bằng bộ câu hỏi “Coping Orientation of Problem Experience”. Thang Tự đánh giá
mức độ trầm cảm của Zung được sử dụng để đo các triệu chứng trầm cảm. Những
stress liên quan đến sức khỏe được đo bởi một thang đo riêng bởi những tác giả của
nghiên cứu này. Nghiên cứu đã chứng minh được rằng trong những tình huống stress,
các sinh viên quốc tế có cách ứng phó khác với các sinh viên trong nước. Hơn nữa,
chiến lược ứng phó với stress được sử dụng bởi các sinh viên quốc tế và trong nước là
khác nhau trong mối quan hệ với kết quả sức khỏe.
Như vậy, các nghiên cứu trên cho thấy những khía cạnh khác nhau của đời sống tâm
lý sinh viên khi chuyển sang một môi trường văn hóa mới với những chuẩn mực mới và
việc không thích ứng với nó sẽ dần đến những hậu quả tiêu cực trong đời sống và hoạt
động của sinh viên như việc ứng phó với stress, việc hòa nhập cộng đồng... Môi trường
văn hóa xã hội thay đổi, phát triển qua từng thời kỳ và ngày càng mang tính chất giao thoa
giữa các nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu thích ứng tâm lý – xã hội trong sinh
viên quốc tế có vai trò quan trọng trong bối cảnh hòa nhập quốc tế hiện nay, hơn nữa vấn
đề nghiên cứu này luôn là một đề tài mở đối với các nhà nghiên cứu.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghiên cứu thích ứng về sinh viên được các tác giả nghiên cứu trên

nhiều khía cạnh như thích ứng với với học tập, với tâm lý – xã hội, nghề nghiệp.
Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày khái lược các hướng nghiên cứu chính.
Tác giả Lê Thị Hương (1998) với đề tài: “Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động
học tập ở sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa” đã cho thấy
sinh viên thích ứng với các mối quan hệ mới nhanh hơn là sự thích ứng với hoạt động
học tập [5].
Năm 2000, tại trường ĐHSP Hà Nội, tác giả Phan Quốc Lâm đã bảo vệ thành
công luận án tiến sỹ với đề tài “ Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp
1”. Bằng hai phương pháp chủ yếu là quan sát và điều tra viết, tác giả của luận án tiến
hành nghiên cứu thực trạng sự thích ứng với hoạt động học tập trên mẫu 168 học sinh
lớp 1 và 117 giáo viên tiểu học. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 10% học sinh
7


thích ứng ở mức tốt, 75% ở mức trung bình khá, và có đến 15% học sinh cho đến cuối
năm lớp 1 vẫn chưa thể thích ứng với hoạt động học tập. Kết quả nghiên cứu của luận
án cũng chỉ ra nhưng yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự thích ứng của hoạt động học tập
của học sinh lớp 1, đó là hoàn cảnh gia đình, giới tính, trình độ phát triển trí tuệ của
học sinh, sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho hoạt động học tập... Trên cơ sở đó, nhằm nâng
cao mức độ thích ứng của học sinh, tác giả luận án đã thử nghiệm tác động đến học
sinh thông qua 6 biện pháp: nâng cao hiểu biết của giáo viên về thích ứng, hình thành
những hành vi phù hợp ngay từ đầu khi trẻ mới tới trường, tăng cường tính xác định
của tình huống học tập, có thái độ ứng xử phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh, cá
biệt hóa trong dạy học và phối hợp với gia đình học sinh.
Trong 2 năm học 2002 – 2003 và 2003 – 2004 nhằm mục đích định hướng cho
hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên tại trường ĐH sư phạm Hà Nội,
tác giả Nguyễn Xuân Thức đã tiến hành nghiên cứu “Sự thích ứng với hoạt động rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên ĐH sư phạm Hà Nội” trên ba mặt: Nhận thức
về các nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm và hành vi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Kết quả nghiên cứu đưa tác giả đến

kết luận rằng, nhìn chung tất cả các sinh viên đều thích ứng với hoạt động rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm nhưng mức độ thích ứng không cao, chỉ ở mức trung bình và khá;
hơn nữa sự thích ứng của sinh viên là không đồng đều trên các mặt được nghiên cứu.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra hai nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan
cản trở sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên
Lĩnh vực thích ứng lao động, thích ứng nghề cũng được một số nhà tâm lý quan
tâm. Một số tác giả như Đào Thị Oanh, Trần Trọng Thủy tiến hành nghiên cứu về mặt
lý luận nhằm phục vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên, sinh viên, học viên cao học
có chuyên ngành liên quan. Còn tác giả Lê Hương lại đề cập trên thực tiễn vấn đề rất
mang tính thời sự của nền kinh tế thị trường non trẻ nước ta, đó là mối liên hệ giữa
thái độ đối với công việc và năng lực thích ứng, cạnh tranh của người lao động hiện
nay.
Như vậy, vấn đề thích ứng mà trước hết là các loại thích ứng xã hội như thích
ứng học tập, thích ứng văn hóa, thích ứng lao động, thích ứng nghề đã bước đầu được
quan tâm nghiên cứu ở nước ta. Trong các công trình nghiên cứu đã được tiến hành,
các tác giả vừa tập trung vào làm rõ vấn đề thích ứng về mặt lí luận, vừa cố gắng tìm
8


hiểu thực trạng vấn đề trên những mẫu nghiên cứu cụ thể, chỉ ra đặc trưng và những
yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng. Đặc biệt, cần ghi nhận sự nỗ lực của một số tác giả
trong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu của mình vào hoạt động thực tiễn thông
qua các thực nghiêm tác động đến khách thể nghiên cứu nhằm tăng cường hiệu quả
của quá trình thích ứng.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng (2000) với đề tài: “Sự thích nghi
của trẻ em có bố mẹ li hôn” đã tìm hiểu sự thích nghi tâm lý của trẻ đối với sự thiếu
hụt vai trò của bố (mẹ) hoặc cả hai, đặc điểm thích nghi của trẻ với các mối quan hệ và
trong hoạt động học tập [3].
Trong nghiên cứu “Những khó khăn của sinh viên thiệt thòi trong thời gian học
tập tại đại học Huế” của tác giả Trần Thị Tú Anh (2010) đã cho thấy sinh viên phải

đứng trước rất nhiều khó khăn về tài chính, thích ứng, học tập...Tác giả cho rằng, thích
ứng với mối quan hệ thầy cô, bạn bè, thích ứng với điều kiện và phương pháp học tập
là một trong những khó khăn mà sinh viên gặp phải.
Tóm lại, các nghiên cứu đã xem xét sự thích ứng trên từng nhóm khách thể, thích
ứng học tập, nghề nghiệp, môi trường, xã hội, các tiêu chí biểu hiện sự thích ứng là
không như nhau. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng để chúng tôi tham khảo khi
đề ra các tiêu chí thích ứng tâm lý- xã hội của sinh viên năm nhất trường đại học Hải
Phòng.
1.2. Khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm thích ứng
Thích ứng là một vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu ngày càng nhiều trong
tâm lý học hiện đại. Một khái niệm thường được dùng chung với thích ứng là thích
nghi. Thuật ngữ “Thích ứng” hay “thích nghi” theo tiếng pháp là adapter, tiếng La tinh
là adaptare được dùng với nghĩa gốc là “làm cho phù hợp”. Ban đầu, thế kỷ XV, khái
niệm thích nghi được dùng phổ biến trong ngành sinh vật học để chỉ quá trình liên tục
biến đổi về cấu trúc và chức năng của cơ thể sinh vật để duy trì sự cân bằng trước
những tác động của môi trường xung quanh. “Thích ứng” là khái niệm của tâm lý học
dùng để chỉ quá trình mỗi cá nhân với tư cách là chủ thể hoạt động thâm nhập vào điều
kiện mới một cách thành thục. Đó là quá trình con người chủ động, tích cực thu nhận
những tri thức mới, những kỹ năng mới, kỹ xảo mới để hoạt động có hiệu quả.

9


Trong cuốn “Tâm lý học lý thuyết và ứng dụng” do tập thể khoa Tâm lý học
trường đại học Tổng hợp Leningrat xuất bản năm 1969, tác giả Ermoleava đã định
nghĩa: Thích ứng là một quá trình thích nghi của con người với lao động với đặc điểm
và điều kiện lao động trong tập thể nhất định.
Như vậy, ở đây tác giả đã coi thích ứng hoàn toàn là một quá trình thích nghi
nhưng Leonchiep đã khẳng định: Sự khác biệt cơ bản giữa các quá trình thích nghi

theo đúng nghĩ của nó và các quá trình tiếp thu lĩnh hội đó là quá trình thích nghi sinh
vật, là quá trình thay đổi các thuộc tính của loài và năng lực của cơ thế và hành vi của
loài cá thể”. Vì thế,ta thấy nếu chỉ coi “thích ứng” là một “quá trình thích nghi” đơn
thuần thì chưa phản ánh được tính chất chủ thể tích cực của con người.
Năm 1979, A.E. Golomstooc đã định nghĩa: “ sự thích nghi nghề nghiệp được
thể hiện ở chỗ con người lĩnh hội và thực hiện lao động nghề nghiệp có hiệu quả.
Đồng thời thể hiện tính chất thỏa mãn với công việc của mình”. Tác giả này cũng cho
rằng: sự thích ứng là tổng hòa những đặc điểm cá thể bền vững, có nguồn gốc tự nhiên
của nhân cách, đảm bảo cho lao động của con người được thổi phồng một cách quá
mức, còn cơ sở xã hội thì hầu như không có ý nghĩa gì cả. Tác giả đã xem thích ứng là
một quá trình nhật thức và điều này dựa trên nguyên tắc của lý thuyết hoạt động, sự
phù hợp giữa đặc điểm tâm sinh lý của con người với yêu cầu nghề nghiệp được hình
thành, và đó chính là thể hiện sự thích nghi nghề nghiệp.
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học Mac - xit thì “sự thích ứng” được coi là
sự kết hợp động cơ các thuộc tính cá nhân, mà sự kết hợp đó được hình thành trong
quá trình hoạt động, cơ sở đó chính là “tất cả mọi thuộc tính tâm lý của con người đều
được hình thành trong hoạt động”. Như vậy, sự thích ứng của con người với hoạt
động được xem như là một trong những thuộc tính chung của nhân cách. Các nhà tâm
lý học Liên Xô đều nhấn mạnh hiện tượng “thích ứng” hoàn toàn khác về chất so với
hiện tượng thích nghi có tính chất thụ động và máy móc trong sinh giới.
Theo nhà tâm lý học người Pháp Zazzo thì sự thích ứng không chỉ là một trạng
thái, là một từ mang ý nghĩa khẳng định mà đối lập với nó là từ mang ý nghĩa phủ định
“không thích ứng”. Theo bà “từ thích ứng” được dùng theo nghĩa hoạt động, như là
một quá trình với tất cả mọi kiểu cách và mức độ nhằm điều hoàn giữa con người và
những gì đang có hoặc đang diễn ra trong môi trường xung quanh con người.

10


Theo Selye- Nhà tâm lý học Pháp cho rằng “sự thích ứng” gồm hai quá trình

“đồng hóa” và “điều ứng”. Đây cũng là quan điểm của nhà tâm lý học người Thụy
Sĩ- Jean Piaget. Đồng hóa là quá tình con người hòa nhập vào những cơ cấu sẵn có,
điều ứng là điều chỉnh hành vi để thích ứng với sinh vật. Hai quá trình này kết hợp với
nhau, đi từ cảm giác vận động đến tư duy, trừu tượng. Khi thất bại điều ứng là chủ
yếu.
Trong từ điển Tâm lý học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên 1994, khái niệm
“thích ứng” và “thích nghi” để chung một mục. Theo tác giả, một sinh vật sống trong
một môi trường có nhiều biến động bằng cách thay đổi phản ứng của bản thân, hoặc
tìm cách thay đổi môi trường. Bước đầu là điều chỉnh phản ứng sinh lý (thích nghi với
nhiệt độ cao, thấp; môi trường khô hay ẩm…) Sau này là thay đổi các ứng xử, đây là
thích nghi tâm lý.
Theo tác giả Vũ Dũng, thích nghi xã hội là: 1/quá trình thích nghi tích cực của cá
nhân với những điều kiện của môi trường xã hội mới.2/ Kết quả của quá trình thích
nghi xã hội. [1, tr.805- 806].
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức: thích ứng là quá trình hòa nhập tích cực với
hoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân đạt được sự trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội.
Hòa nhập tích cực: là sự chủ động thay đổi bản thân và sự cải tạo hoàn cảnh
trong sự hài hài hòa nhất định. Cá nhân phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề, liên hệ kinh
nghiệm bản thân và tìm cách thay đổi bản thân, cải tạo hoàn cảnh thay đổi phù hợp với
bản thân.
Hoàn cảnh có vấn đề: Tình huống, sự kiện xuất hiện không nằm trong kinh
nghiệm của cá nhân có ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, buộc cá nhân phải huy
động tiềm năng của bản thân để giải quyết chúng.
Sự trưởng thành về mặt tâm lý- xã hội: Là sự thoải mái bên trong của mỗi cá
nhân, sự phát triển hài hòa và làm chủ trong các mối quan hệ xã hội.
Như vậy, trong tâm lý học, thích ứng được coi là quá trình cá nhân tham gia vào
môi trường xã hội, đòi hỏi cá nhân phải định hướng trong môi trường đó, nhận thức
những vấn đề nảy sinh và tính cách giải quyết chúng.
1.2.2. Khái niệm thích ứng tâm lý- xã hội
Triết học duy vật biện chứng cho rằng, mọi hệ thống vật chất trong quá trình tồn tại

của nó luôn duy trì một trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh, đó là quy luật phổ
11


biến. Tuy nhiên, sự cân bằng này có nội dung hình thức và trình độ khác nhau và cũng tùy
thuộc vào mối quan hệ của hệ thống này (cơ thể) với môi trường mà người ta có thể chia ra
làm 3 hình thức là thích nghi sinh học, thích ứng tâm lý và thích ứng tâm lý- xã hội.
- Thích nghi sinh học: Đây là kiểu thích nghi có ở mọi loài và cá thể sinh học, sự
thích nghi sinh học có tính vật chất, cơ thể tác động qua lại với môi trường một cách
trưc tiếp. Kiểu thích nghi này là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường
bằng các cơ chế di truyền, biến dị và chọn lọc tự nhiên. Sự thích nghi tuần túy sinh
học, tính vật chất ở mọi loài và cá thể sinh vật. Các cơ chế thích nghi này đảm bảo cho
sự tồn tại của cơ thể sinh vật trong những điều kiện tương đối ổn đinh, ít biến động.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, thích nghi sinh học là quá trình mà cá thể có sự
thay đổi về cấu trúc, chức năng để phù hợp với môi trường tự nhiên để có thể tồn tại
và phát triển.
Thích ứng tâm lý: Đây là hình thức thích nghi cao hơn thích nghi sinh học. Thích ứng
tâm lý có cả ở người và động vật. Ở động vật đó là quá trình cơ thể xác lập sự cân bằng với
môi trường thường xuyên thay đổi, biến động, bằng cơ chế phản xạ có điều kiện của hệ thần
kinh. Sự thích ứng này có khi hệ thần kinh phát triển cho phép cơ thể sinh vật có khả năng
đáp ứng với những kích thích gián tiếp hoặc đón trước, hoặc tái tạo gần kề. Nhờ đó mà cơ
thể động vật có thể đảm bảo tồn tại và phát triển tốt hơn trước môi trường đầy biến động.
Theo Nguyễn Thị Minh Hằng: Thích ứng tâm lý là một hình thức thích ứng bên
trong mà kết quả của nó là một trạng thái cân bằng tâm lý của mỗi một cá nhân. Biểu
hiện của trạng thái cân bằng này là cá nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, thảnh thơi và
tràn đầy năng lượng cho hoạt động.
Thích ứng tâm lý- xã hội: Đây là hình thức thích ứng cao nhất của con người,
Con người sống trong xã hội, xã hội ấy có nguyên tắc, chuẩn mực, quy tắc đòi hỏi mỗi
người đều phải tuân theo. Như vậy để tồn tại trong xã hội, con người không những cần
phải thích ứng với các điều kiện của môi trường tự nhiên mà còn phải có sự thay đổi

bản thân sao cho phù hợp với các yêu cầu xã hội đặt ra. Đó chính là sự thích ứng tâm
lý- xã hội và là loại thích ứng duy nhất chỉ có ở con người.
Theo tác giả Tremblay thì thích ứng tâm lý- xã hội là tìm kiếm sự cân bằng giữa
các xung năng, những ham muốn của bản thân với những đòi hỏi, mong đợi từ phía
môi trường bên ngoài.

12


Tác giả Nguyễn Khắc Viện thì cho rằng: thích ứng tâm lý- xã hội là khả năng
một các nhân tiếp cận các giá trị của một xã hội, hòa nhập được vào xã hội ấy. Nghĩa
là sự thích ứng xã hội được đồng nhất với kết quả của quá trình xã hội hóa cá nhân.
Không thích ứng được biểu hiện qua những hành vi trái ngược.
Trong đề tài nghiên cứu “Sự thích nghi của trẻ em có bố mẹ li hôn” của tác giả
(Nguyễn Thị Minh Hằng, 2002)
- Sự thích nghi tâm lý- xã hội là hình thức thích nghi đặc thù của con người, một
quá trình liên tục, tích cực và có ý thức, trong đó cá nhân kiểm soát, điều chỉnh thái độ,
hành vi tình cảm của môi trường xã hội mà anh ta đang sống để tồn tại và phát triển.
- Sự thích nghi tâm lý- xã hội của con người là một quá trình bị quy định bởi hai
mặt: bên trong và bên ngoài. Bên trong bao gồm các yếu tố như: nhu cầu, động cơ, thái
độ, năng lực, kinh nghiệm….bên ngoài là các yêu cầu, điều kiện của hoàn cảnh sống,
cụ thể của xã hội nói chung.
- Kết quả của quá trình thích nghi tâm lý- xã hội của một cá nhân được xác định
bởi hai tiêu chí. Thứ nhất: Đó là sự hình thành, phát triển và hoàn thiện tâm lý, ý thức,
nhân cách của chính bản thân; Thứ hai đó là thái độ, cách cư xử và sự biểu hiện cảm
xúc đặc trưng cho phù hợp với yêu cầu của hoàn cảnh, với các chuẩn mực và giá trị
của nhóm, đảm bảo cho cá nhân thực hiện tốt vai trò của mình.
- Một hành vi thích ứng là một hành vi vừa thỏa mãn tâm lý cá nhân vừa mang
một ý nghĩa xã hội.
Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: Thích ứng tâm lý- xã hội chính là

việc cá nhân có khả năng tự điều chỉnh các cảm xúc bên trong của bản thân để đạt
được sự cân bằng mà biểu hiện của trạng thái cân bằng này là cá nhân cảm thấy thoải
mái, dễ chịu, thảnh thơi và tràn đầy năng lượng cho mọi hoạt động của mình. Mặt
khác, thích ứng tâm lý – xã hội là quá trình mỗi cá nhân hòa nhập vào trong các mối
quan hệ xã hội, thể hiện ở việc cá nhân ứng xử một cách phù hợp với các chuẩn mực
đạo đức, quy tắc của xã hội để có thể tồn tại và phát triển.
1.2.3. Khái niệm sinh viên
Theo hai cuốn: Đại Từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý) và Từ điển Tiếng Việt
(Hoàng Phê chủ biên), sinh viên được hiểu là “Người đang học ở bậc đại học”, [31],[23]
Sinh viên là một nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri
thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội. Họ sẽ là nguồn dự trữ chủ
13


yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc của
tầng lớp tri thức xã hội.
Sinh viên là người đến trường để học một cái gì đó. Có nhiều loại sinh viên: Họ
đến trường vì họ phải đến, họ đến trường vì họ chẳng còn gì khác để làm và một nhóm
khác là đến trường vì thực sự muốn học được một cái gì đó, vì họ biết sẽ không có
tương lai nếu không học. Kamila (CH Séc) [10]
Một sinh viên đã, đang và sẽ luôn luôn là người học hỏi về cuộc sống, hành vi
ứng xử, nhu cầu, hy vọng, thành công và thất bại của con người từ bắt đầu của lịch sử
đến thời điểm hiện tại, như một câu nói: "Hãy nghĩ về nguồn gốc của bạn, bạn không
được tạo ra để sống chỉ như một động vật, mà là để theo đuổi những phẩm chất và
kiến thức". Đó cũng là vận mệnh của con người: học và học mãi, cố không lặp lại sai
lầm và để trở thành những người xây dựng một thế giới mới - trong đó mọi người đều
sống trong hoà bình và hạnh phúc. Massimo Lanza (ltalia) [9]
Một sinh viên hiện đại phải là người mà ngoài chuyên môn của mình, phải học
để biết cả những chuyên ngành khác, bất kỳ một chuyên ngành nào mà mình thích là
học. Một sinh viên hiện đại phải định hướng lại để đáp ứng những nhu cầu của chính

xã hội ở nước mình chứ không phải nhu cầu của bản thân hay của một nước phát triển
hơn. Camelia (SV khoa Tâm lý học, Rumani).[9]
Sinh viên là tất cả những người cần học cái gì đó và không bao giờ ngại bỏ công
sức để theo đuổi tri thức. Manuel Benito (Tây Ban Nha). [9]
Còn ở Việt Nam, như tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã viết: Đối với mỗi người
Việt Nam chúng ta, hai tiếng Sinh viên luôn gợi lên một cái gì trong sáng, tốt đẹp. Đó
là thế hệ còn quá sớm để được coi là từng trải, dày dạn, nhưng cũng quá muộn để bị
coi là non nớt, thơ ấu. Thế hệ sinh viên đứng giữa hai cái đó: Họ nhìn đời một cách
nghiêm trang mà không mất vẻ trẻ trung, hồn nhiên, họ là thế hệ của học hỏi, rèn
luyện, ước mơ. Họ là tuổi đẹp của một con người, thế hệ đẹp của một thời đại.
Như vậy, sinh viên là lực lượng những người theo học tại các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp để học tập, tiếp thu những kiến thức, nâng cao trình độ học vấn,
kỹ năng chuyên môn nhằm chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường..
Sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng là những người theo học năm đầu
tiên tại trường đại học Hải Phòng, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên
môn tại trường để chuẩn bị hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường.
14


1.2.4. Khái niệm thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất
Theo mục đích của đề tài nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: thích ứng tâm lý- xã
hội của sinh viên năm nhất chính là việc mỗi sinh viên có khả năng tự điều chỉnh các
cảm xúc bên trong của bản thân để đạt được sự cân bằng mà biểu hiện của trạng thái
cân bằng này là cá nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, thảnh thơi và tràn đầy năng
lượng cho mọi hoạt động của mình. Mặt khác, thích ứng tâm lý – xã hội là quá trình
mỗi sinh viên hòa nhập vào các điều kiện, phương pháp, nội dung học tập mới để đạt
kết quả tốt nhất và hòa nhập vào trong các mối quan hệ xã hội, thể hiện ở việc cá
nhân ứng xử một cách phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, quy tắc của xã hội để có
thể tồn tại và phát triển.
1.3. Một số đặc điểm tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất

Như chúng ta đã biết, có nhiều sự khác biệt giữa môi trường trung học phổ
thông và môi trường đại học từ phương pháp học tập, kiểm tra đến nội dung, phương
tiện học tập. Vai trò của người học thay đổi. Người học trở thành trung tâm của việc
học bởi việc học tại trường đại học buộc sinh viên phải chủ động xây dựng kế hoạch
học tập, tìm tòi kiến thức, thầy cô chỉ là người hỗ trợ. Ngược lại, tại các bậc học dưới,
kiến thức phần lớn do thầy cô cung cấp. Bên cạnh đó, các hình thức kiểm tra như sinh
vấn đáp hay thuyết trình báo cáo khoa học người học phải tham gia. Cùng với sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật, việc học tập tại trường Đại học hiệu quả khi sinh viên có thể
sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc học như phòng đọc, thư
viện điện tử, máy tính, máy chiếu....Bên cạnh đó, ngoài sự thay đổi môi trường học
tập, nhiều học sinh khi trở thành sinh viên có sự thay đổi về môi trường sống đó là
sống xa gia đình, cần phải thiết lập và duy trì các mối quan hệ mới như bạn bè, thầy
cô...Chính vì vậy,việc thay đổi môi trường học tập bao gồm phương pháp học tập, nội
dung, điều kiện, phương tiện, môi trường học tập cũng như các mối quan hệ bạn bè,
thầy cô là những điều kiện mới đòi hỏi mỗi sinh viên cần phải có sự thích ứng đặc biệt
đối với sinh viên năm nhất khi môi trường học tập, môi trường sống là hoàn toàn mới
mẻ.
Từ đó có thể thấy, việc thay đổi môi trường học tập của sinh viên năm nhất từ
trung học phổ thông lên đại học dẫn tới nhiều thay đổi về đặc điểm tâm lý – xã hội của
sinh viên năm nhất. Để thích ứng với môi trường Đại học mới này, sinh viên năm nhất

15


cũng có rất nhiều những đặc điểm tâm lý – xã hội thuận lợi nhưng cũng tồn tại không
ít những khó khăn.
Thứ nhất, về những đặc điểm tâm lý thuận lợi của sinh viên năm nhất, các bạn
đều là những người trẻ, đầy sự năng lượng nhiệt huyết cho học tập cũng như cho cuộc
sống. Thi đỗ Đại học là bước đệm cho việc thực hiện ước mơ của các bạn, vì vậy, các
bạn chắc chắn sẽ có những nỗ lực thay đổi cách học để đạt kết quả cao và biến ước mơ

thành hiện thực. Mặt khác, tâm lý thích cái mới, khám phá cái mới sẽ giúp các bạn có
được những mối quan hệ mới dễ dàng hơn.
Thứ hai, bên cạnh những đặc điểm tâm lý thuận lợi cũng có không ít những khó
khăn tâm lý mà các bạn sinh viên năm nhất gặp phải. Đó là sự mâu thuẫn về mặt cảm
xúc. Bên cạnh niềm vui, sự hứng khởi với những điều mới mẻ, nhiều sinh viên năm
nhất có tâm trạng buồn bã vì phải xa gia đình, xa bạn bè, thầy cô giáo cũ và tâm lý này
kéo dài ảnh hưởng đến quá trình thích ứng của sinh viên với môi trường Đại học. Vì
vậy, chấp nhận môi trường mới và cố gắng để môi trường mới chấp nhận là 2 bài toán
của những tân sinh viên. Chân ướt chân ráo bước vào môi trường mới không có sự
kèm cặp quen thuộc, các em thấy mọi thứ đều lạ lẫm từ những người bạn cùng lớp,
thầy cô, những người mà hằng ngày các em tiếp xúc. Nhiều em luôn cố gắng để hòa
nhập vào môi trường mới bằng những nỗ lực như năng nổ làm quen, chia sẻ, tích cực
tham gia các nhóm, hội để học cách sống hòa đồng. Nhưng cũng không ít em ngại làm
quen, ngại giao tiếp, ngại nói chuyện, kể cả đối với những người ngày ngày mình tiếp
xúc, kể cả những người bạn cùng lớp, cùng chỗ ở. Các em ngày càng tách mình ra để
trở thành một người không có nhiều kết nối, ít bạn bè. Bên cạnh đó, nhiều em không
quen sống xa gia đình nên có tâm lý buồn chán, không quen lối sống tự tập nên gặp
phải những vấn đề như tài chính, sức khỏe...
Mặt khác, nhiều sinh viên có suy nghĩ như lên Đại học để “xả hơi” vì vừa trải
qua kì thi căng thẳng dẫn đến chưa thích ứng được với việc học, dẫn tới kết quả học
tập chưa tốt.
Đó chính là những đặc điểm tâm lý – xã hội nổi bật của sinh viên năm nhất bao
gồm cả những thuận lợi cũng như những khó khăn gây cản trở đến sự thích ứng tâm lý
– xã hội của sinh viên năm nhất tại môi trường Đại học đầy mới mẻ. Vì vậy, sinh viên
năm nhất cần có sự thay đổi phù hợp, phát huy những điểm mạnh để có sự thích ứng
tốt, đó cũng chính là nền tảng cho sự thành công sau này ở mỗi bạn sinh viên.
16


1.4. Tiêu chí xác định sự thích ứng tâm lý- xã hội của sinh viên năm nhất trường

Đại học Hải Phòng
Thích ứng là một khái niệm mà đề cập đến sự thay đổi hành vi để mọi người có
thể đáp ứng nhu cầu của môi trường (Rathus và Nevid 1986). Môi trường đại học là
một môi trường mới dẫn tới những phản ứng khác nhau giữa các sinh viên năm đầu
tiên. Như vậy, cuộc sống ở trường đại học cho sinh viên năm đầu tiên đầy thú vị cũng
như đầy thử thách (Habibah và cộng sự 2010). Một mặt, các sinh viên năm nhất sẽ
thấy tự do hơn.Bên cạnh đó, các trường đại học đưa ra những cơ hội để các em có thể
trưởng thành hơn. Ngoài ra, các bậc cha mẹ bắt đầu buông lỏng sự kiểm soát đối với
con họ, từ đó các em sẽ tìm thấy được sự tự do mới mẻ (O'Neill 2007). Mặt khác, các
sinh viên phải xây dựng lại các mối quan hệ cá nhân trong một môi trường mới và điều
này có thể gây ra những căng thẳng tinh thần và hoặc ảnh hưởng đến thể chất của sinh
viên năm nhất (Tao và cộng sự 2000). Thích ứng tâm lý kém với môi trường đại học
có thể buộc các sinh viên phải rời khỏi trường (Roland 2006). Môi trường đại học sẽ
có nhiều điều mới mẻ thể hiện ở điều kiện học tập, các mối quan hệ liên cá nhân, các
nội quy trường học...Vì vậy, sinh viên cần phải thích ứng tốt với các thách thức trên,
đó cũng chính là những cơ hội để sinh viên khẳng định bản thân mình (Abdullah và
cộng sự 2009).
Theo tác giả Aurel Ion Clinciu trong nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm
nhất diễn ra tại trường đại học Zimbabwe tập trung nghiên cứu những vấn đề cần phải
thích ứng trong môi trường đại học của sinh viên năm nhất, những khó khăn trong quá
trình thích ứng mà sinh viên gặp phải và cuối cùng là đề nghị chiến lược để giảm
những khó khăn trong quá trình thích ứng.
Một nghiên cứu được tiến hành với sinh viên Malaysia thấy rằng sinh viên năm
đầu tiên thường gặp phải các vấn đề sức khỏe, tài chính và học tập (Ahmad và cộng sự
2002). Tuy nhiên, Petersen và cộng sự (2009) cho rằng yếu tố tâm lý của sinh viên
năm nhất là yếu tố quan trọng nhất cần có sự thích ứng và yếu tố này quan trọng hơn
việc thích ứng học tập.
Một vấn đề được đặt ra đó chính là việc tốt nghiệp trung học phổ thông không đủ
điều kiện đảm bảo để học sinh có thể thích ứng tại môi trường đại học. Việc thích ứng
với môi trường đại học của sinh viên năm nhất được dự báo cho kết quả học tập của

sinh viên tại các trường đại (Petersen cộng sự 2009). Các học sinh sẽ có những cách
17


thích ứng khác nhau trong các môi trường đại học, một số thích ứng tốt và ngược lại số
học sinh còn lại không thể thích ứng được. Có hai hướng thích ứng chính trong môi
trường đại học ở mỗi sinh viên đó là thích ứng xã hội và học tập.
Khi vào một trường đại học, sinh viên năm thứ nhất phải đối mặt với những
thách thức cá nhân bao gồm sự thiết lập các mối quan hệ mới, phát triển các kỹ năng
xã hội mới và thay đổi các mối quan hệ hiện có với cha mẹ và gia đình của họ (Parker
và cộng sự 2004, Tinto 1996).Pascarella và Terenzini (1991) quan sát thấy rằng những
sinh viên duy trì các mối quan hệ phù hợp với gia đình có nhiều khả năng thích ứng tốt
hơn với môi trường đại học. Tương tự như vậy, Winter và Yaffe's (2000) nghiên cứu
thấy rằng mối quan hệ tốt với cha mẹ giúp cả nam và nữ sinh viên thích ứng tốt trong
trường đại học. Tuy nhiên, sự thích ứng của sinh viên nữ chịu ảnh hưởng nhiều hơn
trong mối quan hệ với gia đình so với sinh viên nam. Do đó, sinh viên năm đầu tiên
cần phải duy trì các mối quan hệ hiện có với cha mẹ và gia đình của họ để điều chỉnh
tốt đối với môi trường đại học.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những học sinh nhận được sự hỗ trợ xã hội
sẽ có sự thích ứng tốt hơn. Ngoài ra, hỗ trợ từ bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng
trong thích ứng với môi trường đại học (Tao và cộng sự 2000).
Ở Nam Phi, Cherian và Cherian (1998) báo cáo rằng 33-85% sinh viên năm thứ
nhất của Đại học Nam Phi đã có kinh nghiệm thích ứng trong môi trường mới. Một
nghiên cứu gần đây cho thấy một số lượng đáng kể của sinh viên đại học Nam Phi
phải đối mặt với vấn đề tài chính khi họ sống dưới mức nghèo khổ (Lloyd và Turale
2011). Như vậy,việc độc lập về tình cảm và tài chính có thể là quá sức đối với sinh
viên mới (Smith và Renk 2007). Bên cạnh đó, nhiều người tin rằng tôn giáo giúp cho
sinh viên có khả năng thích ứng các vấn đề tốt hơn(McCullough và Willoughby 2009).
Tôn giáo thúc đẩy sự tương giao với những người khác. Vì vậy, đây cũng là một yếu
tố quan trọng trong nghiên cứu thích ứng của sinh viên năm nhất tại môi trường đại

học.
Một nghiên cứu của Doyle và Walker (2002) cho thấy rằng sinh viên đại học gặp
phải vô số thách thức. Đó chính là việc đi học đầy đủ, cảm giác lo lắng trước kỳ thi và
sự tăng trách nhiệm cá nhân. Burgess và cộng sự (2009) cho rằng sự thất bại trong việc
đáp ứng những thách thức mà học sinh phải đối mặt có chiều hướng tăng lên theo suốt
quá trình chuyển đổi từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học.
18


Sinh viên năm nhất thích ứng về học tập, tâm lý – xã hội ngoài ra còn phải thích
ứng về ngôn ngữ. Ở Nam Phi, hạn chế trong sử dụng tiếng Anh đã được cho là nguyên
nhân dẫn đến việc kém thích ứng của sinh viên da đen, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến
việc học của họ (Ngwenya 2004).
Thích ứng tốt trong năm đầu tiên tại trường đại học của sinh viên vô cùng quan
trọng cho sự thành công của sinh viên ở môi trường đại học và cả cuộc sống sau này
(Friedlander và cộng sự 2007). Sinh viên năm đầu tiên cần phải thích ứng trong việc
quản lý thời gian, kỹ năng học tập hiệu quả, năng lực hoàn thành khóa học và khả
năng đương đầu với mọi thay đổi trong cuộc sống như một quá trình tất yếu (BirnieLefcovitch 2000). Các sinh viên cần phải cân bằng mọi nhu cầu của bản thân để có
trách nhiệm với học. Mặt khác, sinh viên cần có sự thích ứng với những thay đổi trong
thói quen hàng ngày, nỗi nhớ nhà và sự thiếu thốn tình cảm cũng như vật chất trong
cuộc sống của họ (Pascarella và Terenzini 1991). Theo nghiên cứu, văn học giúp sinh
viên năm đầu ở các nước phát triển thích ứng tốt hơn nhưng ít được chú ý ở Châu Phi
(Cherian và Cherian 1998). Ngoài ra, nếu học sinh không thích ứng tốt với môi trường
đại học chính là nguyên nhân gây thất bại việc học tập của (Abdullah và cộng sự
2009).
Như vậy, các nghiên cứu nước ngoài về sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh
viên năm nhất đều nhấn mạnh sự quan trọng trong việc thích ứng tâm lý (sự điều chỉnh
cảm xúc bên trong) và sự thích ứng xã hội (điều chỉnh các mối quan hệ bên ngoài) là
yếu tố tiên quyết cho thành công hay thất bại của sinh viên tại môi trường học tập cũng
như cuộc sống sau này.

Xét về điều kiện sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Hải Phòng nói riêng,
chúng tôi nghiên cứu sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất trường đại
học Hải Phòng biểu hiện qua cảm xúc và hành vi ở các mặt sau:
1.4.1.Sự thích ứng tâm lý
Sự thích ứng tâm lý của sinh viên thể hiện ở việc sinh viên năm nhất có hay
không khả năng tự điều chỉnh các cảm xúc bên trong của bản thân để có các cảm xúc
tích cực và không bị cảm xúc tiêu cực; yêu đời, yêu cuộc sống; cảm thấy tràn đầy năng
lượng trong các hoạt động.
Có nhiều cách phân loại yếu tố cảm xúc. Tuy nhiên, trong đề tài, chúng tôi dựa
trên 10 yếu tố cảm xúc cơ bản của tác giả Carroll Izard, chúng tôi chia thành:
19


+ Cảm xúc tích cực bao gồm: vui vẻ, hạnh phúc, an toàn, tin tưởng, tự tin, cân
bằng,
+ Cảm xúc tiêu cực bao gồm: sợ hãi, cô đơn, bất an, khó chịu, căm ghét, tức giận
1.4.2. Sự thích ứng xã hội
Theo nghiên cứu cứu Mô hình mạng lưới bạn hữu của Bochner về sự thích ứng
xã hội và hành vi (Bochner, McLeod, and Lin 1977; Ward, Bochner, and Furnham
2001) vẫn có ảnh hưởng nhiều tới các nghiên cứu về sự thích ứng xã hội - văn hóa của
các du học sinh. Bochner cho rằng những sinh viên này có xu hướng thuộc về 3 mạng
lưới xã hội riêng biệt, và mỗi mạng lưới có một chức năng tâm lý cụ thể:
Mạng lưới đầu tiên đó là sự kết nối với những người bạn đồng hương tại đất
nước đang học tập. Mặt khác, việc giao tiếp này ngày càng thuận tiện hơn nên họ có
thể giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của mình.
Mạng lưới thứ hai đó là những sinh viên, giáo viên, tư vấn viên bản địa. Thông
qua đó, họ có thể học hỏi được nhiều kỹ năng cần thiết để học tập tốt.
Mạng lưới thứ ba đó là kết bạn với những du học sinh khác. Từ đó, họ giúp đỡ
lẫn nhau.
Ba mạng lưới này được phân loại tương ứng thành: mạng lưới bạn hữu đơn, song và đa

văn hóa (Furham 2004). Du học sinh có thể hưởng lợi từ việc tương tác với người dân bản
địa trên khía cạnh xã hội, tâm lý và học thuật. Ví dụ, càng tương tác nhiều với dân bản địa thì
các du học sinh càng ít gặp phải các vấn đề học thuật (Pruitt 1978), các khó khăn trong xã hội
(Ward and Kennedy 1993b), năng lực giao tiếp được cải thiện và thích nghi tốt hơn với cuộc
sống ở nước ngoài(Zimmerman 1995). Những du học sinh tham gia vào các chương trình kết
bạn (Westwood and Barker 1990; Abe, Talbot, and Geelhoed 1998),và dành nhiều thời gian
vui chơi với bạn bè bản địa (Pruitt 1978) cho thấy có sự thích nghi với xã hội tốt hơn so với
những người không tham gia. Thêm vào đó, việc liên lạc và kết bạn với những sinh viên bản
địa còn đem lại nhiều lợi ích về tinh thần như giảm bớt cảm giác xa lạ (Rohrlich and Martin
1991) và mức độ căng thẳng được giảm xuống (Redmond and Bunyi 1993), và họ được dự
đoán là sẽ thích ứng về mặt tâm lý tốt hơn (Searle and Ward 1990). Bất chấp những lợi ích
của việc tương tác giữa du học sinh với người bản địa, mức độ của sự tương tác này thường
có giới hạn (Nowack and Weiland 1998). Các du học sinh thường báo cáo rằng bạn tốt nhất
của họ là người có cùng nền văn hóa (eg Bochner, McLeod, and Lin 1977).

20


Từ đó, có thể thấy rằng, yếu tố bạn bè, thầy cô giáo là những yếu tố quan trọng
trong việc thích ứng xã hội đối với sinh viên. Theo quan điểm của chúng tôi, đối với
sinh viên năm nhất, sự thích ứng xã hội được xác định bởi ba tiêu chí: Mức độ hòa
nhập của học sinh vào các mối quan hệ xã hội: thầy cô, bạn bè.
* Mối quan hệ với thầy cô: Sinh viên năm nhất thích ứng tốt mới mối quan hệ
với thầy cô sẽ:
- Có thái độ tích cực với các thầy/cô giáo (tôn trọng, yêu quý, không cảm thấy xa lạ,...)
- Chủ động bày tỏ các quan điểm cá nhân của mình với thầy cô giáo.
- Chủ động giao tiếp hay chia sẻ các vấn đề, khó khăn của bản thân với thầy cô.
* Mối quan hệ bạn bè: Sinh viên năm nhất có sự thích ứng tốt với bạn bè sẽ:
- Có thái độ tích cực với bạn bè ( yêu quý, tôn trọng bạn bè...)
- Có bạn/ nhóm bạn chơi thân

- Chia sẻ khó khăn với bạn bè
- Chủ động giao tiếp với bạn bè
- Hòa đồng với bạn bè
- Chủ động tham gia các hoạt động cùng bạn bè
1.4.3. Thích ứng với hoạt động học tập
Hoạt động học tập là một trong những hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong sự hình thành và phát triển, hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Hoạt động
học tập có quá trình phát triển cao về yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Nhiệm vụ học tập
luôn luôn đổi mới theo chiều hướng ngày càng nâng cao, ngày càng phức tạp về nội
dung và hình thức. Vì vậy, quá trình thích ứng với hoạt động học tập phải diễn ra liên
tục trong suốt thời kỳ học tập của con người và mức độ ngày càng cao.
Sự thích ứng với hoạt động học tập phụ thuộc rất lớn vào tính chủ động, tích cực
hoạt động của mỗi chủ thể, do đó, kết quả học tập và chất lượng học tập cao hay thấp
phụ thuộc rất lớn vào việc người học có thực sự tích cực hay không tích cực trong học
tập của mình.
Pascarella và Terenzini (1991) tranh luận rằng đối với hầu hết sinh viên, việc
chuyển đổi sang lớp học đại học đòi hỏi một sự điều chỉnh những thói quen học tập.
Sinh viên năm đầu tiên không khó nhận ra sự khác lạ tại môi trường đại học so với bậc
phổ thông. Tại trường đại học, sinh viên phải cạnh tranh gay gắt hơn để dành vị trí xếp
hạng do các lớp học có nhiều sinh viên hơn, giảng viên sử dụng phong cách giảng dạy
21


khác nhau, số lượng và tần số làm việc bằng văn bản cao hơn và cũng đòi hỏi những
tiêu chuẩn khắt khe hơn. Chính điều này bắt buộc các sinh viên mới phải đáp ứng sự
thay đổi trong học tập, thay đổi thói quen học tập của họ và sắp xếp lại các vấn đề các
ưu tiên hơn (Ngwenya 2004; Pascarella và Terenzini 1991).
Theo nghiên cứu của Beder (1997) thấy rằng sinh viên năm đầu tiên gặp khó
khăn khi điều chỉnh với các phong cách khác nhau của việc giảng dạy so với trường
học. Điều này phù hợp với khẳng định của Adler và cộng sự (2008) rằng thích ứng

với môi trường đại học là rất quan trọng cho sự thành công trong học tập. Các nhà
nghiên cứu cho rằng thích ứng không tốt tương quan với kết quả học tập kém, tỷ lệ tốt
nghiệp thấp và khả năng thành công thấp sau này. Bên cạnh đó, hầu hết những học
sinh tốt nghiệp phổ thông nếu có khó khăn trong học tập và các mối quan hệ xã hội
trước đó thì cũng kém thích ứng với môi trường đại học mới. Ngoài ra, những học sinh
học đại học gần gia đình và những học sinh sống tại các đô thị sẽ có sự thích ứng tốt
hơn. Bên cạnh đó, khi sinh viên năm nhất tham gia đầy đủ vào các hoạt động định
hướng kỹ năng, học tập tại các trường đại học giúp sinh viên có kết quả học tập tốt
hơn. Hơn nữa, nghiên cứu của Enochs và Roland 2006 cho thấy rằng nam sinh viên
thích nghi với môi trường đại học mới tốt hơn hơn nữ.
Theo Hoàng Trần Doãn, “Thích ứng học tập là một quá trình thích nghi đặc biệt
của cá nhân đối với điều kiện mới, là sự thâm nhập của cá nhân vào điều kiện mới
một cách thuần thục và chính trong quá trình đó, con người không thụ động mà được
bộc lộ trong quá trình hoạt động có đối tượng như một chủ thể động” [3]
Trong bài viết: Giáo dục gia đình – nhân tố quyết định hình thành nhân cách trẻ
em, có viết: “Thích nghi với hoạt động học tập là quá trình làm quen, thâm nhập liên
tục chủ động tích cực của người học vào môi trường hoạt động mới nhằm lĩnh hội
những kinh nghiệm xã hội - lịch sử được tích luỹ trong học tập, tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo, các quy tắc chuẩn mực của lối sống, hành vi,... Nhờ đó, chủ thể tồn tại, phát triển
như một nhân cách có ý thức của xã hội”.[10]
Như vậy, các tác giả trên đã nhấn mạnh vào tính tích cực và chủ động của người
học. Đây cũng là yêu cầu hết sức quan trọng trong việc đổi mới phương pháp học tập
hiện nay.
Theo chúng tôi, Thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên là một quá trình
người sinh viên tích cực, chủ động, hoà nhập vào các điều kiện học tập, nội dung và
22


phương pháp học tập và các mối quan hệ mới (khác về chất) so với hoạt động học tập
ở phổ thông nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách đáp ứng những yêu

cầu của xã hội.
• Các tiêu chí đo lường sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên:
Qua phân tích cơ sở lý luận về vấn đề thích ứng và đưa ra cách hiểu về “Thích
ứng với hoạt động học tập” của sinh viên trong đề tài này, có thể thao tác hoá khái
niệm đó để dễ dàng cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn, đặc biệt để đánh giá thực
trạng thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên hiện nay. Theo chúng tôi, việc
thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên sẽ được đánh giá theo các chỉ số sau
đây:
- Tích cực hoà nhập để lĩnh hội nội dung học tập mới.
- Chủ động tìm ra phương pháp học tập mới, hiệu quả
- Thích ứng với điều kiện, phương tiện học tập
- Thích ứng với môi trường học tập
Một cách cụ thể, đó là:
Nội dung học tập:Sinh viên năm nhất thích ứng được với nội dung học tập thể
hiện qua:
+ Hứng thú với các môn học
+ Hiểu được nội dung bài học
+ Giải quyết được các bài tập của các môn học
Phương pháp học tập mới: là những phương thức chiếm lĩnh tri thức và những
cách học mới cao hơn ở mỗi người. Sự thích ứng với phương pháp học tập của sinh
viên được biểu hiện qua:
+ Biết cách lập kế hoạch học tập, tổ chức công việc học tập của bản thân
+ Đăng ký môn học phù hợp với chương trình học
+ Học trên lớp: Ghi chép bài hiệu quả; biết cách học bài sao cho nhanh hiểu, ghi
nhớ tốt; biết khái quát vấn đề đã học; chủ động phát biểu quan điểm cá nhân; biết cách
tổ chức thảo luận nhóm đạt hiệu quả cao, phát huy được tinh thần làm việc của tất cả
các thành viên, thông qua đó có thể hợp tác và học hỏi lẫn nhau.
+ Ở nhà: đọc và học bài hàng ngày trước khi đến lớp; tìm hiểu các vấn đề liên
quan đến bài học ở nhà;
Các điều kiện, phương tiện học tập mới: được biểu hiện qua:

23


+ Biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật mới, hiện đại, phục vụ cho việc học tập
(biết dùng phòng nghe để luyện phát âm cho các môn ngoại ngữ, sử dụng tốt máy vi
tính khi học tin học, khi thuyết trình bài thảo luận,..).
+ Biết sử dụng hợp lý các cơ sở vật chất đã có của trường phục vụ cho việc học
tập (biết tận dụng các loại sách tham khảo, phòng đọc sách ở thư viện nhà trường).
Môi trường học tập: Sinh viên năm nhất thích ứng với môi trường học đại học
thể hiện qua:
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
+ Không vi phạm nội quy, quy định của trường học
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm
nhất Đại học Hải Phòng
Theo tác giả Aurel Ion Clinciu trong nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm
nhất diễn ra tại trường đại học Zimbabwe các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của
sinh viên bao gồm kinh nghiệm học tập và xã hội, sống gần hay xa gia đình, bạn bè
phổ thông, tài chính, trang phục, thức ăn, tự trọng cao hay thấp, nỗi sợ thất bại nhiều
hay ít, phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Một nghiên cứu của Redmond và Bunyi (1993) cho rằng trợ cấp xã hội cũng có
tác động tới mặt tình cảm, làm cho sinh viên sống thoải mái hơn và giảm bớt nỗi nhớ
nhà. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, mối quan hệ giữa thích ứng tâm lý và xã hội
không thực sự rõ ràng, bên cạnh đó cũng chưa thể khẳng định rằng thích ứng tốt về
tâm lý – xã hội sẽ giúp sinh viên thành công trong học tập.
Grant-Vallone và Ensher(2000) cho rằng hỗ trợ từ bạn bè sẽ giúp sinh viên thích
ứng tâm lý-xã hội ở một mức độ cao so với những nguồn hỗ trợ khác. Trong nghiên
cứu: Thích ứng xã hội của sinh viên tốt nghiệp quốc tế của Georgette P. Wilson
(2011) cũng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng xã hội của sinh viên bao
gồm giới tính, sự hỗ trợ của cố vấn học tập và quan trọng nhất là bạn bè.
Trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên

Đại học Văn Hiến” của tác giải Lê Sĩ Hải, tác giả chỉ ra rằng: đặc điểm môi trường
sống (sống ở trọ hay sống cùng gia đình); môi trường học tập bao gồm chương trình
đào tạo, tổ chức hoạt động đào tạo, phương pháp giảng dạy – học tập, phương pháp
kiểm tra đánh giá và định hướng lựa chọn nghề nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng đến
học tập của sinh viên cũng như quá trình thích ứng để sinh viên có thể thành công sau
24


này. Tác giả nhấn mạnh đế tính thích nghi nhanh hay chậm của từng sinh viên, đồng
thời khẳng định vai trò của nhà trường và giảng viên cũng rất quan trọng giúp sinh
viên năm nhất từ các tỉnh khác bắt nhịp và hòa nhập thành công.(14)
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tự học của sinh viên trường
Đại hoc Trà Vinh” của tác giả Phạm Văn Tuân chỉ ra rằng: có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến tính tích cực tự học của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh. Trong đó, các yếu tố
chủ quan như hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp là yếu tố ảnh hưởng nhiều
nhất đến tính tích cực tự học của sinh viên. (15)
Dựa trên đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa tại Hải Phòng nói riêng và Việt Nam
nói chung, chúng tôi xem xét một số yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng tâm lý – xã hội
của sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng đó là:
• Các biến số thuộc về sinh viên:
- Điều kiện sống: Gần/ xa gia đình
- Quê quán: Hải Phòng, tỉnh/ thành phố khác
- Khu vực sống trước đây: Nông thôn/ thành thị
- Giới tính (nam hay nữ)
- Đặc điểm tính cách: hướng nội/ hướng ngoại
- Ngành học
- Động cơ, mục đích học tập; độ mạnh của động cơ, mục đích học
• Các biến số thuộc về môi trường, vật chất:
- Trợ cấp xã hội: Có học bổng/ hỗ trợ xã hội khác hoặc không có.
- Hỗ trợ về học liệu học tập

- Hỗ trợ về nhà ở
- Hỗ trợ về phương tiện học tập mới
• Các biến số thuộc về những người liên quan:
- Có bạn thân; không có bạn thân, nhóm bạn thân.
- Có bạn trai/ bạn gái
- Mức độ nhận được sự giúp đỡ từ cố vấn học tập
- Mức độ nhận được sự hỗ trợ từ thầy cô giáo
- Mức độ nhận được sự hỗ trợ từ những cán bộ phòng ban chức năng
- Có anh/ chị đang là sinh viên
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghiên cứu sự thích ứng tâm lý – xã hội có quan hệ
với kết quả học tập học kì 1 của sinh viên năm nhất trường đại học Hải Phòng.

25


×