Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG LUYỆN NGHE CÁC BÀI TẬP THEO DẠNG
IELTS CỦA SINH VIÊN NĂM TƯ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ,
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
AN INVESTIGATION INTO DIFFICULTIES IN LISTENING TO IELTS PRACTICE
TESTS FACED BY FOURTH – YEAR STUDENTS OF THE ENGLISH
DEPARTMENT, DANANG COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES
SVTH: Lê Thị Anh Tuyến
Lớp 08SPA02, Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
GVHD: THS . Lê Thị Xuân Ánh
Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
mà sinh
viên (SV)
quá trình IELTS,
, bài SV
ABSTRACT
This study aims to investigate academic and non-academic difficulties in listening to IELTS
practice tests encounterd by fourth year-students of the Department of English, Danang College of
Foreign Languages. This study also suggests ways to help ease their listening practice.
1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài
Nghe hiểu là một trong những kĩ năng quan trọng đối với người học tiếng Anh.
Chính vì thế, kĩ năng này được xếp là môn học bắt buộc đối với SV năm 1 và năm 2,
chuyên ngành tiếng Anh, trường ĐHNN, Đại học Đà Nẵng. Tuy nhiên, SV khó có thể nâng
cao kĩ năng nghe nếu chỉ tham gia vào các giờ học nghe trên lớp, vốn chỉ có 2 tiết hàng
tuần. Vì vậy, nhiều SV tự tìm thêm các bài tập nghe bên ngoài giáo trình chính để luyện
tập, trong đó những cuốn sách về luyện nghe IELTS được đa số SV lựa chọn. Đặc biệt, đối
với SV năm 4 chuyên ngành tiếng Anh, trường ĐHNN, đại học Đà Nẵng, giáo trình IELTS
Masterclass của Simon Haines và Peter May (2008) được chọn là giáo trình chính cho môn
học Tiếng Anh nâng cao. Trong giáo trình này, SV được thực hành nghe và làm các dạng
bài tập của bài thi nghe IELTS. Tuy nhiên, SV gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nghe
hiểu và ảnh hưởng đến kết quả làm bài. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những khó khăn
trong luyện nghe các bài tập theo dạng IELTS và nguyên nhân gây ra nhằm giúp SV năm 4
cải thiện khả năng nghe hiểu của bản thân là một việc làm cần thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những khó khăn về mặt học thuật và phi học thuật mà
SV năm tư khoa Anh trường ĐHNN, đại học Đà Nẵng gặp phải trong quá trình luyện nghe
các bài tập theo dạng IELTS, nhằm hỗ trợ cho môn học tiếng Anh nâng cao 2. Trên cơ sở
đó, một số khuyến nghị sẽ được đưa ra để khắc phục những khó khăn đó và nâng cao hiệu
quả trong việc nghe hiểu tiếng Anh.
1.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này chỉ tập trung khảo sát SV năm tư khoa Anh trường ĐHNN, Đại
học Đà Nẵng.
Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học
2. NỘI DUNG
2.1. Phần tổng quan
2.1.1. Các nghiên cứu trước đây
Nghe hiểu luôn là một kĩ năng khó đối với người học tiếng Anh. Nhiều nghiên cứu
đã được tiến hành nhằm tìm ra những nhân tố gây khó khăn trong quá trình nghe ngôn ngữ
thứ hai của người học. Tác giả Brown and Yule (1983) đã đề xuất bốn yếu tố: người nói,
người nghe, nội dung thông tin và trang thiết bị hỗ trợ. Theo nghiên cứu của Buck (2001),
năng lực ngôn ngữ của người nghe, đặc điểm bài tập nghe và sự tương tác giữa người nghe
với bài tập mới là nguyên nhân gây ra khó khăn trong quá trình nghe hiểu. Riêng Hasan
(2000) cho rằng cùng với việc sử dụng chiến thuật nghe không hiệu quả, trở ngại về chất
lượng của ngữ liệu nghe (tốc độ nói, độ trong, giọng đặc trưng được sử dụng) và khả năng
về ngôn ngữ còn hạn chế của người học đã khiến họ gặp nhiều vất vả trong việc nghe hiểu
nội dung bài. Cũng trên cơ sở này, Goh (2000) đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra những
khó khăn người học ngôn ngữ gặp phải trong quá trình nghe. Người học gặp vấn để trong
việc nhận diên từ được phát âm, không thể tập trung vào việc nghe hay không thể xác định
được ý chính của người nói. Tuy nhiên tất cả các nghiên cứu trên đều tập trung vào điểu tra
những khó khăn trong nghe hiểu của người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai chứ không
tập trung vào đối tượng học tiếng Anh như tiếng nước ngoài.
2.1.2. Cơ sở lí luận
a. Khái niệm Nge hiểu
Theo O’Malley, Chamot, & Kupper (1989), nghe hiểu là quá trình người nghe chủ
động và tìm ý nghĩa của những thông tin từ những gì họ tiếp nhận được từ thị giác và thính
giác, liên hệ với kiến thức vốn có của bản thân nhằm hiểu được ý của người nói.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nghe hiểu
Các nhân tố gây ra khó khăn cho người học trong quá trình nghe hiểu ngôn ngữ thứ
hai được chia thành 3 nhóm chính liên quan đến đặc điểm bài nghe, dạng bài tập nghe và
người nghe.
- Những khó khăn bắt nguồn từ đặc điểm bài nghe:
+ Tốc độ phát ngôn của người nói
+ Sự ngập ngừng của người nói
+Tính phức tạp trong bài nghe: sự sắp xếp thông tin trong nội dung bài nghe, số
lượng người nói trong bài
+ Ngữ liệu của bài nghe (đàm thoại hay bài giảng)
- Những khó khăn bắt nguồn từ đặc điểm của dạng bài tập luyện nghe, mỗi dạng
bài tập gây ra những khó khăn riêng cho người nghe.
- Những khó khăn bắt nguồn từ đặc điểm của người nghe:
+ Đề tài nghe không quen thuộc
+ Năng lực ngôn ngữ hạn chế (vốn từ vựng, khả năng nghe nhận biết từ)
+ Mất tập trung
+ Trí nhớ kém
c. Bài nghe IELTS
IELTS là kì thi quốc tế đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của các thí sinh với
mục đích đi du học, định cư hay làm việc tại những nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ
chính. IELTS có 2 loại hình thi: Học thuật (Academic) và Tổng quát (General Trainning),
bao gồm 4 phần: Nghe, Nói, Đọc, Viết, trong đó 2 môn thi Nghe và Nói là giống nhau cho
Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học
hai loại hình thi kể trên.
Một bài thi nghe IELTS gồm có 4 phần với tổng cộng 40 câu hỏi với độ khó tăng
dần kiểm tra các kĩ năng nghe khác nhau. Người học được nghe nhiều bài ghi âm, bao gồm
đối thoại và độc thoại. Băng cassette chỉ được chạy 1 lần nhưng bạn có thời gian đọc trước
câu hỏi và có 10 phút thêm vào cuối bài thi để chuyển câu trả lời lên phiếu trả lời câu hỏi.
Các dạng bài tập nghe cơ bản trong bài thi nghe IELTS:
- Hoàn thành bảng, mẫu, biểu đồ (Form/ Table/ Flowchart completion)
- Hoàn thành đoạn tóm tắt, mẩu ghi chú (Notes/ Summary completion)
- Hoàn thành câu (Sentence completion)
- Câu hỏi trắc nghiệm (Multiple – choice questions)
- Trả lời câu hỏi (Short – answer questions)
- Điền thông tin vào sơ đồ, bản đồ, bản kế hoạch (Labelling a Diagram/ Plan/
Map)
- Nối thông tin (Matching)
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Những khó khăn về mặt học thuật SV năm 4 gặp phải trong khi luyện nghe theo
các dạng bài tập IELTS là gì?
- Những khó khăn phi học thuật SV năm 4 gặp phải trong khi luyện nghe theo các
dạng bài tập IELTS là gì?
- Những khuyến nghị nhằm giúp SV vượt qua những khó khăn gặp phải trong khi
luyện nghe các dạng bài tập IELTS và nâng cao khả năng nghe hiểu của mình là gì?
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này được tiến hành thông qua các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra thông qua phiếu câu hỏi cho SV
- Phương pháp phân tích định tính
2.3. Kết quả
2.3.1. Phân tích dữ liệu
Kết quả thu được cho thấy tất cả SV năm 4, trường ĐHNN, đại học Đà Nẵng đều
thừa nhận gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghe luyện nghe các bài tập theo dạng
IELTS. 50 % cho rằng các bài tập nghe trong IELTS quá khó, trong khi đó một nửa còn lại
nghĩ rằng mức độ khó vừa phải. Người viết đã thống kê được các khó khăn SV năm 4
thường gặp phải trong quá trình nghe này và phân loại chúng thành 2 nhóm: khó khăn về
mặt học thuật và khó khăn phi học thuật theo bảng 2.1 và 2.2.
Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học
Bảng 2.1. Những khó khăn về mặt học thuật SV năm 4 gặp phải trong quá trình luyện nghe
các bài tập theo dạng IELTS
Những khó khăn về mặt học thuật
% SV vướng mắc
- Xuất phát từ tài liệu nghe
Độ dài của bài nghe
Tốc độ nói trong bài nghe
Số lượng người nói trong bài nghe
Sự ngập ngừng của người nói
Nhiều dạng bài tập đa dạng
Thiếu thời gian phân tích đề trước khi nghe
Không có sự hỗ trợ hình ảnh
67.3
55.7
51.9
19.2
9.6
3.8
1.9
-Xuất phát từ người nghe
Vốn từ hạn chế
Âm điệu của người nói trong bài nghe
Thiếu sự tập trung
Trí nhớ kém
Chủ đề bài nghe không quen thuộc
Không nhận ra từ quen thuộc trong bài nghe
48.1
40.4
36
32.7
25
19.2
Bảng 2.2. Những khó khăn về mặt phi học thuật SV năm 4 gặp phải trong quá trình luyện
nghe các bài tập theo dạng IELTS
Những khó khăn về mặt phi học thuật
% SV mắc phải
Không có thời gian luyện nghe
90
Tiếng ồn
30.8
Chất lượng băng, đĩa nghe kém
28.9
Nguồn tài liệu luyện nghe hạn chế
20
2.3.2. Thảo luận câu hỏi nghiên cứu
a) Những khó khăn liên quan đến học thuật SV năm 4 gặp phải trong quá trình luyện
nghe các bài tập theo dạng IELTS
Nhìn chung, những yếu tố liên quan đến ngữ liệu nghe IELTS (listening materials)
và người nghe là nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn về mặt học thuật của SV
năm 4.
Liên quan trực tiếp đến ngữ liệu nghe, đa số SV (67.3 %) gặp vấn đề với các bài
nghe dài vì SV cảm thấy mệt mỏi và không thể tập trung. 55.7 % SV phàn nàn rằng người
nói nói quá nhanh, do đó không thể xử lí thông tin kịp. Đứng thứ 3 trong những khó khăn
SV gặp phải là không thể phân biệt được giọng nói của nhiều người trong đoạn hội thoại
(51.9 %), vì thể dễ phân tâm và không nắm được thông tin cần thiết. Do đó, không nhạc
nhiên khi biết rằng đến 61.5 % SV cho rằng nghe hội thoại khó hơn nghe độc thoại nhiều.
Một số ít SV năm 4 (19.2 %) nhận thấy sự ngập ngừng (uh, ah, well, I see…) và các
khoảng lặng (pauses) trong bài nghe làm quá trình nghe hiểu của họ thêm khó khăn. Bên
cạnh đó, các dạng bài nghe điển hình trong bài kiểm tra IELTS như hoàn thành đoạn tóm
Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học
tắt, mẩu ghi chú, câu hỏi trắc nghiệm cũng gây ra ít nhiều khó khăn (9.6 %). Những dạng
bài này đòi hỏi người nghe phải nắm vững thông tin, nắm được ý chính tổng quan mới có
thể trả lời đúng được. Một khó khăn nữa mà một bộ phận nhỏ SV (3.8 %) gặp phải là
không đủ thời gian phân tích nội dung câu hỏi và nắm được yêu cầu của bài tập trước khi
nghe. Ngoài ra, một số SV (1.9 %) thừa nhận gặp trở ngại khi nghe mà không có sự hỗ trợ
về hình ảnh. Với các SV này, việc theo dõi cử chỉ, hành động của người nói khi phát ngôn
có thể giúp họ đoán biết được nội dung bài nghe.
Liên quan trực tiếp đến người nghe, năng lực ngôn ngữ của SV cũng góp phần không
nhỏ vào việc gây ra những khó khăn mà họ gặp phải, cụ thể nhất là do vốn từ vựng hạn chế
(48.1 %). Vốn dĩ các bài nghe theo dạng IELTS thiên về nội dung học thuật cao nên số
lượng từ mới, từ chuyên ngành không phải là ít. Khó khăn thứ hai là SV không nghe quen
nhiều giọng tiếng Anh khác nhau (accents) (giọng Anh, giọng Mĩ, giọng Úc và thậm chí
giọng người châu Á nói tiếng Anh) vì trong lớp học họ thường chỉ được tiếp xúc với âm
giọng của người Mĩ hoặc người Anh (40.4 %). Bên cạnh đó, những trở ngại trong việc tập
trung vào bài nghe (36.5 %) và ghi nhớ thông tin vừa nge được (32.7 %) khiến SV không
thể nghe thành công. Cuối cùng, một bộ phận nhỏ SV (19.2 %) thừa nhận gặp khó khăn
trong việc nghe nhận biết từ, ngay cả khi đó là từ quen thuộc.
b) Những khó khăn không liên quan đến học thuật SV năm 4 gặp phải trong quá trình
luyện nghe các bài tập theo dạng IELTS
Đa số SV năm 4 gặp khó khăn trong vấn đề tìm thời gian để luyện nghe thêm ngoài
giờ học trên lớp. 90 % thừa nhận dành rất ít giờ để luyện tập ở nhà. Nguyên nhân là do họ
bận rộn với công việc làm thêm. Thêm vào đó, lịch học chính khóa của SV năm 4 khá dày
đặc và đòi hỏi học nhóm nhiều nên SV hầu như không có thời gian rảnh dành cho việc
luyện nghe thêm ở nhà. Đứng thứ 2 trong những khó khăn phi học thuật là tiếng ồn xung
quanh lớp học làm SV không thể tập trung (30.8 %). Tiếng ồn này có thể xuất phát từ sự di
chuyển của SV các lớp bên ngoài hành lanh hay tiếng nói chuyện trao đổi bài của các SV
trong lớp trong quá trình nghe. Chất lượng băng, đĩa kém (28.9 %) cũng góp phần tạo ra
khó khăn trong việc nghe hiểu của SV. Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ SV (20 %) gặp vấn
đề trong việc tìm tài liệu luyện nghe IELTS tham khảo vì họ không đủ khả năng tài chính
để mua. Mặc dù thư viện trường ĐHNN có rất nhiều sách luyện nghe IELTS, nhưng SV lại
không hứng thú đến thư viện mượn sách vì họ chỉ được mượn đọc tại chỗ, không được
phép mượn về nhà nên vô hình chung gây khó khăn cho SV. Bên cạnh đó, môi trường thư
viện với đông SV qua lại không thích hợp cho việc luyện nghe.
2.3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm giúp SV vượt qua khó khăn gặp phải trong quá trình
nghe luyện nghe các bài tập dạng IELTS
a) Nâng cao năng lực ngôn ngữ
Trên thực tế, SV gặp nhiều khó khăn về mặt học thuật hơn do năng lực ngôn ngữ còn
hạn chế. Tăng cường vốn từ vựng, khả năng nghe nhận biết âm điệu và từ là điều cấp thiết.
Sau mỗi bài nghe IELTS, nếu có thể, SV nên chủ động hệ thống lại từ mới trong bài nghe,
liên kết nó với những từ khác trong cùng chủ đề nhằm tăng cường vốn từ vựng. Để luyện
khả năng nghe hiểu được nhiều giọng nói khác nhau, cần tích cực nghe các chương trình
nước ngoài trên TV, tin tức trên radio.
b) Lựa chọn chiến thuật nghe phù hợp
SV cần nắm rõ yêu cầu và chiến thuật nghe tương ứng với từng loại bài nghe (task
type) theo dạng IELTS. Tận dụng mọi thời gian nghỉ để đọc kĩ đề và định hướng nội dung
bài nghe sắp tới. Trong giờ học nghe môn Tiếng Anh nâng cao 2, giáo viên cần hướng dẫn
lại chiến thuật nghe, định hướng nội dung bài nghe sắp tới cho SV bằng cách tổ chức thảo
Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học
luận ngắn về đề tài.
d) Tìm các tài liệu nghe thích hợp
Thư viện nhà trường nên tạo điều kiện cho SV mượn sách tài liệu nghe tham khảo về
nhà. Bên cạnh đó, SV có thể tận dụng nguồn Internet để tìm kiếm các file audio và pdf bài
nghe trên Internet để luyện tập nghe. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là SV phải dành
thời gian để luyện tập thêm ở nhà.
3. Kết luận
Qua nghiên cứu này cho thấy SV năm 4 phần lớn gặp những khó khăn liên quan đến
học thuật trong quá trình nghe các dạng bài tập theo IELTS. Tuy nhiên, những trở ngại
phát sinh từ yếu tố phi học thuật cũng góp phần hạn chế khả năng nghe hiểu của SV. Trên
cơ sở những khó khăn nêu trên, một số ý kiến đề xuất cũng đã được ra nêu nhằm giúp SV
có thể cải thiện khả năng nghe hiểu một cách hiệu quả nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Brown, G. & Yule, G. (1983). Teaching the spoken language. Cambridge: Cambridge
University Press.
[2] Buck, G. (2001). Assessing listening. Cambridge: Cambridge University Press
[3] Goh, M. C. M. (2000). A cognitive perspective on language learners’ listening
comprehension. System, 28, 55-75: Longman.
[4] Hasan, A. S. (2000). Learners’ perceptions of listening comprehension problems.
Language, Culture and Curriculum. 13,2,137-153.
[5] O’ Malley, J. M., Chamot, A. U., & Kupper, L. (1989). Listening comprehension
strategie.s in second language acquisition. Applied linguistics 10, 418-437