Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tìm hiểu về dân số và các vấn đề an sinh xã hội ở huyện thuỷ nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.56 KB, 53 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1: Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cũng như các nước đang phát triển ở châu Á,
châu Phi; chúng ta đang phải đối mặt với hiện tượng tăng dân số quá nhanh cùng
với những tác động của nó mang lại đã biến nước ta trở thành một trong số nước
đông dân vào loại cao nhất thế giới. Sự gia tăng nhanh của dân số như vậy đã
làm cản trở lớn đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội, hạn chế việc nâng cao chất
lượng dân số; đồng thời nó làm nảy sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã
hội như thiếu việc làm, tệ nạn mại dâm, ma tuý, tội phạm thanh thiếu niên gia
tăng.... Tuy nhiên, tốc độ gia tăng dân số có chiều hướng giảm trong những năm
gần đây (trung bình gần 0,1%/năm) điều đó đã có những tác động tích cực đến
phát triển kinh tế-xã hội mà trực tiếp là ảnh hưởng đến việc nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân.
Thế giới hiện có khoảng 1,8 tỉ người trong độ tuổi 10-24 tuổi (chiếm 1/4
dân số thế giới), ở châu Á tỉ lệ dân số trong độ tuổi từ 10-24tuổi (chiếm 28%
vào năm 2010) cao hơn tỉ lệ trung bình trên thế giới. Việt Nam bước vào thời kì
“cơ cấu dân số trẻ” với tỉ lệ thanh thiếu niên cao nhất trong lịch sử, nhóm dân số
từ 10-24tuổi, chiếm gần 40% dân số. Với dân số trên 90triệu người, Việt Nam là
nước đông dân thứ 14 trên thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 khu vực ĐNA. Chính
vì vậy sự quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội ngày càng có ý nghĩa quan
trọng đối với sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.
Thuỷ Nguyên_ huyện ven đô nằm ở phía Bắc của thành phố, là huyện có
dân số đông nhất của Hải Phòng, với dân số trung bình là 318.377 người (năm
2013), tỉ lệ gia tăng dân số là 1,32% (năm 2013). Do những năm qua Đảng và
nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng đến vấn đề dân số nên huyện Thuỷ
Nguyên đã và đang có những cải thiện đáng kể đặc biệt ở những xã vùng sâu
vùng xa. Nền kinh tế của huyện Thuỷ Nguyên đang từng bước đi lên trong quá
trình CNH-HĐH của đất nước, vì vậy mà nguồn nhân lực lao động cần phải có
chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, huyện
Thuỷ Nguyên còn phải có những chính sách chăm lo đến đời sống nhân dân:
1




giáo dục, y tế, nhà ở, môi trường, giải trí... Có quan tâm đến vấn đề an sinh xã
hội cho nhân dân thì nền kinh tế của huyện mới vững và từng bước phát triển
kịp với tốc độ phát triển của thành phố cũng như của đất nước.
Đây là một bài toán khó cho Đảng bộ và nhân dân trong huyện cũng như
Thành phố. Trước thực tế trên, với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình
vào sự phát triển kinh tế của Hải Phòng nói chung và huyện Thuỷ Nguyên nói
riêng, tôi chọn đề tài : “ Tìm hiểu về dân số và các vấn đề an sinh xã hội ở
huyện Thuỷ Nguyên”. Bài nghiên cứu là một bức tranh toàn cảnh về một số vấn
đề ASXH và ảnh hưởng của hệ thống ASXH tới vùng nông thôn với một mức
độ nhất định. Từ đó giúp cho thành phố có căn cứ xây dựng các chính sách,
phương hướng hoạt động phù hợp nhằm tăng cường ASXH, cải thiện đời sống,
xóa đói giảm nghèo đưa huyện Thủy Nguyên phát triển bề vững trong nền kinh
tế thị trường chung của thành phố và của đất nước.
2: Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1: Mục đích
Trên cơ sở lí luận về dân số và an sinh xã hội đề tài phân tích, đánh giá
thực trạng dân số và các vấn đề an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay, tìm ra
những thuận lợi và khó khăn trong vấn đề dân số và an sinh xã hội. Từ đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những khó khăn và cải thiện
nguồn lao động có chất lượng để nền kinh tế của huyện từng bước phát triển
theo xu thế chung của đất nước.
2.2: Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ thực hiện những nội dung sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về dân số và các vấn đề an sinh xã hội.
- Phân tích được tình hình gia tăng dân số, thực trạng các vấn đề an sinh
xã hội ở huyện Thuỷ Nguyên.
- Chỉ ra một số giải pháp hợp lí nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
và chăm lo các vấn đề ASXH ở huyện Thuỷ Nguyên.


2


3: Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tìm hiểu về dân số và
các vấn đề ASXH ở huyện Thuỷ Nguyên.
* Phạm vi không gian nghiên cứu: Tìm hiểu, nghiên cứu trên địa bàn
huyện Thuỷ Nguyên.
* Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu từ năm
2008 đến 2014
4: Phương pháp nghiên cứu
4.1: Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lí số liệu
Thu thập tài liệu thứ cấp từ các nghiên cứu về dân số và các vấn đề
ASXH ở huyện Thuỷ Nguyên. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về phát
triển kinh tế, hệ thống ASXH, xóa đói giảm nghèo.... Những thông tin cơ bản
của huyện, hoạt động của hệ thống ASXH do các cơ quan nhà nước, các nghiên
cứu của cá nhân, tổ chức về phát triển kinh tế.
4.2: Phương pháp so sánh
Được sử dụng để so sánh số liệu giữa các năm để từ đó đánh giá được
tình hình phát triển dân số hiện nay.
4.3: Phương pháp thực địa
Phương pháp này rất quan trọng để tích luỹ tài liệu thực tế, thông tin về
các đối tượng nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau trong
qúa trình điền dã được phân loại, so sánh, chọn lọc và tập hợp thành những dữ
liệu có tính hệ thống và độ chính xác cao.
5: Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng phụ lục và các danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của dân số và các vấn đề an sinh xã hội

Chương 2: Hiện trạng về dân số và các vấn đề an sinh xã hội ở huyện
Thuỷ Nguyên
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân và chăm lo các vấn đề an sinh xã hội ở huyện Thuỷ Nguyên
3


Chương I
Cơ sở lý luận của dân số và các vấn đề an sinh xã hội
1.1: Cơ sở lý luận của dân số
1.1.1: Khái niệm về dân số
Dân số là số lượng và chất lượng của một cộng đồng dân cư cư trú trong
một vùng lãnh thổ (hành tinh, khu vực, châu thổ, quốc gia…) tại một thời điểm
nhất định.
Dân số luôn biến động theo thời gian và không gian. Những biến động về
dân số có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
Nhằm đảm bảo sự kiểm soát nhất định đối với các vấn đề dân số của một quốc
gia thì quốc gia đó thường có những điều tra dân số để làm cơ sở đánh giá, nhận
định và đưa ra những chính sách đối với vấn đề dân số của quốc gia mình.
1.1.2: Quy mô dân số
Quy mô dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ tại một thời
điểm nhất định.
Quy mô dân số thường xuyên biến động qua thời gian và không gian lãnh
thổ. Quy mô dân số có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo các biến số cơ bản nhất bao
gồm: sinh, chết và di dân.
Quy mô dân số không chỉ được xác định thông qua thống kê dân số
thường xuyên và dự báo dân số.
Quy mô dân số là cơ sở để đưa ra các nhận định đánh giá và định hướng
cho tình hình ổn định và phát triển của dân số ở mỗi quốc gia.
1.1.3: Mật độ dân số

Mật độ dân số là một phép đo dân số trên đơn vị diện tích hay đơn vị thể tích.
Nó thường được áp dụng cho các sinh vật sống nói chung và con người nói riêng.
Mật độ dân số sinh học là một phép đo sinh học thông thường và được
những người bảo vệ môi trường sử dụng hơn những con số tuyệt đối.
Mật độ dân số thấp có thể làm giảm khả năng sinh sản. Điều này thường được
gọi là hiệu ứng Allee, đặt theo tên W.C.Allee người đầu tiên phát hiện ra nó.
4


Mật độ dân số con người: mật độ dân số là số người trên đơn vị diện
tích( có thể gồm hay không gồm các vùng canh tác hay các vùng có tiềm năng
sản xuất) thông thường nó được tính theo vùng thành phố, quốc gia, một đơn vị
lãnh thổ hay toàn bộ thế giới.
1.1.4: Gia tăng dân số
Tốc độ gia tăng dân số là mức gia tăng dân số của một vùng lãnh thổ quốc
gia, là tổng tăng cơ học và tăng tự nhiên.
Tăng cơ học = nhập cư - xuất cư
Tăng tự nhiên= số sinh – số tử
1.1.5: Kết cấu dân số
Kết cấu dân số là một thuật ngữ dùng để biểu thị một tập hợp các bộ phận
cấu thành của một nước, một khu vực.
Kết cấu sinh học phản ánh thành phần, thể trạng về mặt sinh học của một
lãnh thổ nào đó. Kết cấu sinh học bao gồm kết cấu theo độ tuổi và kết cấu theo
giới tính.
Kết cấu xã hội của dân số phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở
một lãnh thổ nhất định. Đây là việc phân chia dân số theo các tiêu chuẩn khác
nhau như lao động, trình độ văn hoá.
1.1.6: Chất lượng dân số
Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất trí tuệ và tinh
thần của toàn bộ dân số.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà khoa học đề nghị cần bổ sung thêm những
đặc trưng về nhân khẩu học trong khái niệm về chất lượng dân số.
Chất lượng dân số là tập hợp những đặc trưng về năng lực của một quần
cư, một cộng đồng, một đất nước được thực hiện qua hệ thống các chỉ tiêu: cơ
cấu tuổi, thể lực, trí lực, mức sống và ý thức xã hội… trong việc thực hiện
những chức năng xã hội nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội của toàn bộ dân số nói chung và sự phát triển của chính bản thân mỗi quốc
gia mỗi người nói riêng.

5


Theo các nhà khoa học trên thế giới cho rằng: chất lượng dân số bao gồm
trình độ giáo dục, cơ cấu và trình độ nghề nghiệp-xã hội, tính năng động, mức
sống, tình trạng sức khoẻ, chất lượng dân số thay đổi theo thời gian, có mối quan
hệ mật thiết với trình độ phát triển kinh tế- xã hội-môi trường.
Ở Việt Nam, chất lượng dân số được hiểu cụ thể hơn, đó là về cơ cấu tuổi,
giới tính, sức khoẻ sinh sản, tình trạng sức khoẻ trẻ em, tình trạng thể lực, trình
độ học vấn nghề nghiệp của dân cư một vùng lãnh thổ nhất định hay của nước
nói chung với một cơ cấu dân số hợp lí.
1.1.7: Tỉ số phụ thuộc
Tỉ số phụ thuộc dân số gồm tỉ số phụ thuộc của trẻ em và tỉ số phụ thuộc của
người cao tuổi. Trong đó, tỉ số phụ thuộc của trẻ em tính bằng tỉ số giữa dân số trẻ
em với 100 người trong độ tuổi lao động và tỉ số phụ thuộc của người cao tuổi thể
hiện bằng tỉ số giữa dân số cao tuổi với 100 người trong độ tuổi lao động.
Khi tỉ số phụ thuộc giảm đến 50 trở xuống người ta nói rằng đây là cơ cấu
dân số vàng. Cơ cấu này rất hiếm gặp nó chỉ xuất hiện 1 lần và kéo dài trong
khoảng 30- 40 năm trong lịch sử phát triển của 1 cư dân.
1.1.8: Già hoá dân số
Theo T.S Dương Quốc Trọng- Tổng cục trưởng tổng cục Dân số- KHHGĐ:

“Già hóa dân số” hay còn gọi là giai đoạn “dân số đang già” khi tỉ lệ
người từ 65tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên hoặc khi tỉ lệ người từ
60tuổi trở lên chiếm 10% tổng số dân trở lên. Giai đoạn “dân số già” còn gọi là
“dân số đã già” khi dân số từ 65tuổi trở lên chiếm từ 14% tổng dân số trở lên.
Một khái niệm khác nữa là “dân số siêu già” khi tỉ lệ người từ 65tuổi trở
lên chiếm từ 21% dân số trở lên.
Ở Việt Nam: từ năm 2007, số người trong độ tuổi lao động tăng gấp đôi
độ tuổi phụ thuộc như vậy chúng ta chính thức bước vào giai đoạn “dân số
vàng”. Giai đoạn dân số vàng này, theo các nhà khoa học thì nó kéo dài khoảng
3 0năm.

6


1.2: Cơ sở lý luận về an sinh xã hội
1.2.1: khái niệm về an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội
An sinh xã hội (ASXH) là một khái niệm được nêu trong điều 22 của
tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền phát biểu rằng: “Mội người, như một thành
viên của xã hội có quyền được ASXH và quyền được thực hiện thông qua nỗ lực
quốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức các nguồn lực của mỗi quốc
gia các quyền kinh tế xã hội và văn hoá không thể thiếu cho nhân phẩm của
mình và sự phát triển tự do nhân cách của mình”. Nói một cách đơn giản điều
này có nghĩa là các bên tham gia kí kết thoả thuận rằng xã hội trong đó có một
người sinh sống có thể giúp họ phát triển và vận dụng tối đa tất cả những lợi thế
(văn hoá, công việc, phúc lợi xã hội) được cung cấp cho họ trong quốc gia đó.
ASXH cũng có thể chỉ là các chương trình hoạt động của chính phủ nhằm
thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền
tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm và nơi trú ẩn, và tăng cường sức
khoẻ và phúc lợi cho người dân nói chung và các phân đoạn có khả năng dễ bị
tổn thương như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp. Các dịch vụ

cung cấp ASXH thường được gọi là các dịch vụ xã hội.
ASXH có thể chỉ BHXH (Bảo hiểm xã hội) nơi người dân được lợi ích
hay dịch vụ trong sự công nhận những đóng góp cho một chương trình bảo
hiểm. Những dịch vụ này thường bao gồm sự chu cấp lương hưu, bảo hiểm tàn
tật, phúc lợi cho những người còn sống và bảo hiểm thất nghiệp.
Theo ILO, đó là : sự bảo vệ mà xã hội thực hiện đối với các thành viên
của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại sự cùng quẫn
về kinh tế và xã hội dẫn đến sự chấm dứt hay giám sát đáng kể về thu nhập do
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất việc làm, mất sức lao động, tuổi già hoặc
cái chết; những dịch vụ về chăm sóc y tế và những quy định về hỗ trợ đối với
những gia đình có con nhỏ gặp khó khăn trong cuộc sống.
Như vậy, có thể hiểu ASXH bao quát một phạm vi rất rộng lớn và có tác
động đến rất nhiều người. ASXH có thể ảnh hưởng cả khi một con người cụ thể

7


chưa được sinh ra và có thể cả khi người đó mất đi. Nó ảnh hưởng đến cuộc
sống hằng ngày của mọi người.
BHXH, đây là một bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống ASXH có thể nói
không có BHXH thì không thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH ra đời và
phát triển từ khi cuộc cách mạng công nghệ xuất hiện ở châu ÂU. BHXH nhằm
đảm bảo cuộc sống cho những công nhân cụng nghiệp và gia đình họ trước những
rủi ro ốm đau, tai nạn, mất việc làm,… làm giảm hoặc mất thu nhập. Tuy nhiên,
cũng do tính lịch sử và phức tạp của vấn đề, khái niệm BHXH đến nay cũng chưa
thống nhất và gần đây có xu hướng hoà nhập giữa BHXH với ASXH. Khi đề cập
đến vấn đề chung nhất, người ta dùng khái niệm SOCIAL SECURITY và vẫn dịch
là BHXH, nhưng khi đi vào cụ thể từng chế độ thì BHXH được hiểu theo nghĩa của
từ SOCIAL INSURANCE. Tuy nhiên, sự hoà nhập này không có nghĩa là 2 thuật
ngữ này là một. Theo nghĩa hẹp, cụ thể, có thể hiểu BHXH là sự đảm bảo thay thế

hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm một phần
thu nhập từ nghề nghiệp hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng
một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm gúp phần
đảm bảo An toàn đời sống của người lao động và gia đình của họ, đồng thời góp
phần đảm bảo ATXH.
1.2.2: Khái niệm về người già neo đơn
Người già neo đơn là những người khoảng từ 60tuổi trở lên, không còn
người thân hay bị con cái bỏ rơi, phải sống một mình, không nơi nương tựa,
cuộc sống của người này thường rất khó khăn, họ phải tự lo liệu mọi thứ.
1.2.3: Khái niệm về tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành
vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ
thuần phong mĩ tục, lối sống lành mạnh tiến bộ trong xã hội, có thể gây những
hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân gia đình và xã hội.
Các loại tệ nạn:
Tệ nạn ma tuý: là khái niệm dùng để chỉ tình trạng nghiện lệ thuộc vào
ma tuý, các tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép về ma tuý.
8


Tệ nạn mại dâm: là hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện tình trạng các cá
nhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân và tiền bạc, lợi ích vật chất hay
các lợi ích khác để trao đổi với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu tình dục (đối với
những người mua dâm) hoặc nhu cầu về tiền bạc (đối với người bán dâm).
Tệ nạn cờ bạc: là hiện tượng cờ bạc trái pháp luật, biểu hiện tình trạng các
cá nhân tổ chức và tham gia các trò chơi cờ bạc dưới mọi hình thức, gây ra
những hậu quả xấu tác động tiêu cực tới trật tự kỉ cương, an toàn xã hội.
Các tệ nạn khác: say rượu và nghiện rượu; đua xe trái phép; nghiện chơi
game;…


9


Chương II
Hiện trạng về dân số và các vấn đề an sinh xã hội
ở huyện Thuỷ Nguyên
2.1: Khái quát chung
2.1.1: Vị trí địa lí và địa hình :
*Vị trí địa lí:
Thuỷ Nguyên ở phía Bắc Thành phố Hải Phòng, có giới hạn địa lý từ 20052'
đến 21001' vĩ độ Bắc và 106031' đến 106046' kinh độ Đông. Thuỷ Nguyên là một
huyện ven biển của Thành phố Hải Phòng thuộc vùng châu thổ sông Hồng được
bao bọc 4 mặt bởi sông và biển. Huyện Thuỷ Nguyên có 35 xã và 2 thị trấn với
tổng diện tích tự nhiên là 24.279,9 ha, chiếm 15,6% diện tích thành phố.
Huyện Thuỷ Nguyên nằm ở vị trí tiếp giáp giữa 2 vùng địa lý tự nhiên lớn:
vùng ĐBSH và vùng đồi núi Đông Bắc. Vị trí địa lý của Thuỷ Nguyên rất thuận
lợi, nối thành phố Hải Phòng với vùng công nghiệp phía đông - bắc của vùng
KTTĐ Bắc bộ. Thuỷ Nguyên nằm trên trục giao thông quốc lộ 10 nối các tỉnh
duyên hải Bắc Bộ (Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh...) với thành
phố Hải Phòng. Hiện nay Thuỷ Nguyên đó được xác định sẽ là vùng kinh tế động
lực, một trung tâm du lịch sinh thái quan trọng của Thành Phố Hải Phòng, ngoài
ra trên địa bàn Thuỷ Nguyên sẽ hình thành khu đô thị mới của Thành phố trong
tương lai. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho Thuỷ
Nguyên phát triển mạnh trong giai đoạn từ nay tới năm 2020. Trong phát triển
kinh tế, ngoài việc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thành phố Hải Phòng, huyện còn
chịu ảnh hưởng gián tiếp của việc phát triển vùng kinh tế trọng điểm cũng như
tuyến động lực ven biển Bắc bộ.
*Địa hình:
Về địa hình Thuỷ Nguyên ở vào vị trí chuyển tiếp của 2 vùng địa lý tự
nhiên lớn. Một số xã ở phía Bắc và Đông Bắc huyện có núi đá vôi và đồi đất thấp,

địa hình không bằng phẳng, mang đặc điểm của vùng bán sơn địa, các xã phía
Nam có địa hình bằng phẳng hơn, mang đặc điểm của vùng đồng bằng.
10


Do vậy về đặc điểm sinh thái, Thuỷ Nguyên có thể được chia thành nhiều
tiểu vùng khác nhau như: Tiểu vùng núi đá vôi xen kẽ thung lũng; Tiểu vùng đồi
núi xen kẽ đồng bằng; Tiểu vùng cửa sông ven biển; tiểu vùng đồng bằng,... Với
đặc điểm về địa hình như vậy, Thuỷ Nguyên có nhiều điều kiện để phát triển một
nền kinh tế tổng hợp với nhiều loại sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
2.1.2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a: Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Thuỷ Nguyên mang những đặc tính chung của khí hậu miền bắc
Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do gần biển nên Thuỷ Nguyên
còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển với vùng
đồi núi Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình cả năm đạt từ 23 - 24 0C. Độ ẩm tương đối trung bình
hàng năm biến động từ 88 - 92% cùng với lượng mưa bình quân hàng năm là
1.200 – 1.400 mm.
Thuỷ Nguyên nằm sát biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ gió bão từ
Thái Bình Dương, hàng năm có khoảng 4 đến 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ
bộ trực tiếp, tốc độ gió có khi lên tới cấp 11 - 12.
b: Đặc điểm về thuỷ văn và tài nguyên nước
Thuỷ Nguyên có 4 con sông lớn chảy qua đó là: Sông Kinh Thầy, sông
Cấm, sông Đá Bạc, sông Bạch Đằng. Ngoài bốn con sông lớn trên, Thuỷ Nguyên
còn có sông Giá là con sông chứa nước ngọt rất lớn của huyện
Do đặc điểm của hệ thống sông chảy qua huyện là cuối nguồn nên lượng
phù sa ít, khả năng bồi tụ vùng ven biển, cửa sông chậm. Hiện nay vùng đất ven
biển huyện Thuỷ Nguyên đang có cốt đất thấp, thường xuyên bị ngập nước và
có hiện tượng xâm thực vào đất liền gây nhiễm mặn khá rõ. Vào mùa đông

nguồn nước của các sông thường bị nhiễm mặn, nguồn nước ngọt chủ yếu của
huyện dựa vào hồ sông Giá, kênh Hòn Ngọc và các ao, hồ, đầm, ruộng trũng.

11


c: Tài nguyên đất
* Về diện tích và cơ cấu sử dụng đất:
Thuỷ Nguyên là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn thứ hai trong số các
quận, huyện của thành phố Hải Phòng, chiếm 15,6% tổng diện tích tự nhiên toàn
thành phố và chỉ sau huyện Cát Hải (32.230 ha). Tổng diện tích đất tự nhiên của
huyện Thuỷ Nguyên ở năm 2013 là 24.279,9 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp
của huyện có 9890ha bao gồm cả đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 40,7%
diện tích đất toàn huyện.
Trong tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích hiện đang được khai thác đưa
vào sử dụng là 23360,7ha, chiếm 96,2% và còn 3,8% diện tích đất chưa sử dụng.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Thuỷ Nguyên
thời kỳ 2008 - 2013
Tổng diện tích đất tự nhiên (ha)
1. Đất nông nghiệp
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thủy sản
4. Đất chuyên dung
5. Đất khu dân cư
4. Đất chưa sử dụng

2008
24.279,9
9.973
1.514,87

1940
8.129,43
1.603,15
1.119,45

2009
24.279,9
10.290
1.514,9
2018
7.759,1
1.578,6
1.119,3

2011
24.279,9
9.808,3
1.399,8
1901
8.606,2
1.625,9
938,7

2013
24.279,9
8.116,1
1.369,8
1.773,9
9.057,0
3.043,9

919,2

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thuỷ Nguyên
Trong những năm qua tình hình sử dụng đất ở Thuỷ Nguyên đã biến động
mạnh, đặc biệt trong những năm gần đây, trong đó đất thổ cư có biến động
nhưng không lớn, sự biến động ở đây chỉ tập trung vào đất nông nghiệp và đất
chuyên dùng. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện đã giảm mạnh từ
năm 2000 trở lại đây, trong đó tập trung vào diện tích trồng cây hàng năm. Năm
2008 diện tích đất nông nghiệp của huyện có 9.973 ha thì đến năm 2013 chỉ còn
8.116,1ha.
Trong những năm gần đây, Thành phố Hải Phòng nói chung và Thuỷ
Nguyên núi riêng đã có tốc độ phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương đối
mạnh, nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp, tuyến giao thông được xây dựng mới và
12


cải tạo nâng cấp. Diện tích đất dành cho việc phát triển công nghiệp, giao thông,
xây dựng đã tăng đột biến từ 8.129,43ha (năm 2008) lên 9.057 ha (năm 2013).
Mặc dù đã có những cố gắng nhiều trong việc chỉ đạo phát triển sản xuất thâm
canh tăng vụ nhưng trong những năm qua, diện tích gieo trồng trên toàn huyện cũng
tăng không đáng kể, hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng từ 2,0 - 2,1 lần.
* Về tính chất đất
Đất của huyện Thuỷ Nguyên chủ yếu là đất được bồi đắp do hệ thống
sông Thái Bình và sông Hồng; khu vực phía Bắc của huyện là vùng đất có thành
phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tại khu vực phía tây đất có thành phần cơ
giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Vùng đất giữa huyện có thành phần chủ yếu
là thịt nhẹ và cát pha, khu vực phía nam của huyện cũng là đất phù sa nhưng có
thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, một số nơi ven biển, cửa
sông đất có hiện tượng bị nhiễm chua, mặn.
d: Tài nguyên biển

Là huyện ven biển, Thuỷ Nguyên có hàng ngàn ha diện tích bãi triều để
phục vụ phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, mặt khác đây cũng chính là vùng có
điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển trong đó ngành đóng sửa tàu
thuyền trong tương lai sẽ là thế mạnh của huyện
e: Tài nguyên rừng
Thuỷ Nguyên là huyện ven biển nên rừng của huyện chủ yếu là rừng ngập
mặn, rừng phòng hộ bảo vệ đê và bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái ven biển.
Diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, tổng diện tích dùng vào phát triển lâm nghiệp
và diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp là 1704ha.
=> Đánh giá chung
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên như trên, quá trình phát triển kinh tế của
huyện có những thuận lợi, khó khăn và thách thức.
- Thuận lợi: khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có mùa đông lạnh; đất đai đa
dạng phong phú; địa hình đồng bằng ven biển có thể phát triển nông nghiệp một
cách toàn diện nông-lâm-thuỷ sản đây là điền kiện thuận lợi nhất của huyện để phát
triển kinh tế.
13


- Khó khăn: mạng lưới giao thông chưa được nâng cấp đồng bộ điều này gây
khó khăn cho việc vận chuyển hàng hoá giao lưu kinh tế. Đất đai tuy phong phú, đa
dạng nhưng đang bị thu hẹp về diện tích và bị thoái hoá đất nhanh. Hệ thống cơ sở
vật chất kĩ thuật, hệ thống dịch vụ tuy đã được hình thành nhưng chưa đồng bộ, trang
thiết bị, máy móc, ... vừa thiếu vừa lạc hậu. Công nghệ chế biến của các cơ sở chế
biến nông sản hầu hết thuộc thế hệ cũ, công suất nhỏ...
Những thuận lợi và khó khăn đây chính là những động lực; đồng thời cũng là
những trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế của huyện.
2.2: Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1: Khái quát kinh tế chung
a: Quy mô cơ cấu kinh tế huyện Thuỷ Nguyên

- Tổng giá trị sản xuất các ngành đạt 12.865,9 tỷ đồng, bằng 99,1% kế
hoạch, tăng: 14% so với năm 2013. Trong đó ngành nông nghiệp - thủy sản tăng
3,1%; ngành công nghiệp – xây dựng tăng 17,6%; ngành dịch vụ tăng, 16,3% so
với năm 2013.
-Tỷ trọng các ngành: Nông nghiệp – thủy sản 20,1%; công nghiệp - xây
dựng 46,4%; dịch vụ 33,5%.
- Toàn thành phố năm 2012, tổng giá trị sản xuất các ngành đạt 255.659,1
tỷ đồng, trong đó: Nông nghiệp - thủy sản là 19.469,9 tỷ đồng, chiếm 7,61%;
Công nghiệp – xây dựng là 148.608,6 tỷ đồng, chiếm 58,13%; Dịch vụ là
87.580,6 tỷ đồng, chiếm 34,26%.
* Nông nghiệp thủy sản và phát triển nông thôn
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp – thủy sản đạt 2.592 tỷ đồng, bằng
97,1% kế hoạch, tăng 3,1% so với năm 2013.
+ Trồng trọt: Diện tích gieo cấy lúa cả năm đạt 13.121 ha, bằng 100,5%
kế hoạch, giảm 1,8%, trong đó : diện tích gieo thắng, gieo sạ 3.934 ha, chiếm
30% diện tích; năng suất đạt 63,32 tạ/ha, bằng 101,2% kế hoạch (cao nhất từ
trước tới nay) tăng 1,5%; sản lượng đạt 83.086 tấn, bằng 101,8% kế hoạch, giảm
0,2% so với năm 2013. Diện tích rau các loại đạt 1.743 ha, bằng 102,5% kế
hoạch, tăng 6,1 % ; sản lượng đạt 36.107 tấn, bằng 100,9% kế hoạch, tăng 4,9%
so với năm 2013. Toàn thành phố năm 2012, diện tích gieo lúa cấy cả năm đạt
14


79,2 nghìn ha; năng suất lúa đạt 61,9 tạ/ha; sản lượng đạt 490 nghìn tấn bằng
101,2% kế hoạch.
Năm 2012, bình quân lương thực có hạt của Hải Phòng đạt
262,0kg/người. Trong đó huyện Thủy Nguyên bình quân lương thực đạt
273,3kg/người, cao hơn mức bình quân của thành phố là 11,3kg/người. Nhưng
so với một số huyện của Hải Phòng thì bình quân lương thực đầu người của
Thủy Nguyên còn thấp. Huyện An Lão bình quân lương thực đạt 449,4kg/người;

Kiến Thụy đạt 453,0kg/người; Tiên Lãng đạt 645,7kg/người; Vĩnh Bảo đạt
714,0kg/người.
+ Chăn nuôi: Tổng số đàn lợn đạt 84.182 con, bằng 99,6% kế hoạch, giảm
1,7%;tổng đàn trâu, bò đạt 3.123 con, bằng 91,9% kế hoạch, giảm 11 9,8%;
đàn gia cầm đạt 1.110.000 con, bằng 96,5% kế hoạch, giảm 1,4% ; sản lượng
thịt hơi đạt 22.006 tấn, bằng 98,7% kế hoạch, tăng 0,2% so với năm 2013.
+ Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.887 ha, bằng 102% kế
hoạch, tăng 0,9%; sản lượng nuôi trồng đạt 7.614 tấn, bằng 105% kế hoạch,
giảm 11,4%; sản lượng đánh bắt đạt 23.314 tấn, bằng 106,9% kế hoạch, tăng
20,5% so với năm 2013. Đóng mới 22 tàu cá; thành lập 20 tổ đoàn kết sản xuất
trên biển.
- Hoàn thành xây dựng các vùng sản xuất tập trung: Vùng rau sạch xã
Thủy Đường (30 ha), dưa tại xã Kỳ Sơn (80 ha), thâm canh 04 vụ (lúa xuân - lúa
mùa cực sớm - bí xanh - su hào) tại xã Minh Tân, Kênh Giang (khoảng 70 ha)…
- Huyện đã đầu tư, xây dựng các công trình cải thiện vệ sinh môi trường,
đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch nông thôn (trên địa bàn huyện hiện có 65
nhà máy nước; 1.500 bể khí Biogas cung cấp chất đốt, bảo vệ môi trường.
- Trong năm huyện đã hoàn thành chỉ đạo đại hội điểm 3 hợp tác xã và
đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới và phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới" năm
2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015.
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khoa học công nghệ
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng đạt 5.964,2 tỉ đồng,
bằng 99,5% kế hoạch, tăng 17,6% so với năm 2013. Trong đó, giá trị sản xuất
ngành công nghiệp đạt 2.787,5 tỷ đồng, bằng 101,2% kế hoạch, tăng 17,2%; giá
15


trị sản xuất ngành xây dựng đạt 3.176,7 tỷ đồng, bằng 98% kế hoạch, tăng
17,9% so với năm 2013.

- Các sản phẩm chủ yếu: Đá các loại đạt 1,66 triệu m 3 bằng 9,76% kế
hoạch tăng 9,1%, vôi củ đạt 401.500 tấn, bằng 89,7% kế hoạch, tăng 5%, đúc
kim loại đạt 60.510 tấn bằng 113,5% kế hoạch, tăng 33%, may mặc đạt 16,6
triệu sản phẩm, bằng 100% kế hoạch, tăng 18,6% ; xi măng đạt 88.000 tấn, bằng
101,1% kế hoạch, tăng 4,1% ; gạch đất nung, đạt 146 triệu viên, bằng 96,8% kế
hoạch, tăng 12% so với năm 2013.
- Triển khai thực hiện nghiệm thu nhiệm vụ khoa học của thành phố
“Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ tổ chức lễ hội chiến thắng Bạch Đằng”
của Ban Tuyên giáo Huyện ủy; nghiệm thu các đề tài khoa học và công nghệ
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã:
Lưu Kiếm, Đông Sơn, An Lư; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tiến
hành xác lập, bảo hộ quản lý, khai thác và phát triển quyền sở hữu công nghiệp,
nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề, sản phẩm đặc thù,
đặc sản theo Ọuyết định số 1862/QD-UBND ngày 25/9/2013 của Ủy ban nhân
dân thành phố về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ thành
phố Hải Phòng đến năm 2020. Triển khai áp dụng hệ thống quản lí chất lượng
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
* Hoạt động dịch vụ
- Giá trị ngành dịch vụ đạt 4.309,7 tỷ đồng, bằng 99,9% kế hoạch, tăng
16,3% với năm 2013. Trong đó, ngành dịch vụ vận tải đạt 1.604 tỷ đồng, bằng
95% kế hoạch, tăng 10,5% ; ngành dịch vụ thương mại đạt 1.926,7 tỷ đồng,
bằng 104,4% kế hoạch, tăng 20,2% ; dịch vụ khác đạt 779 tỷ đồng, bằng 99,9%
kế hoạch, tăng 19,6%.
b: Về cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hướng tích cực là tăng dần tỷ
trọng của các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành
nông nghiệp trong cơ cấu GDP.
Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng GDP của huyện đạt bình quân
trên 10% năm. Trong những năm gần đây tỷ trọng đó đã có sự chuyển biến tích
cực đến năm 2014 GDP của huyện đạt 14%.

16


Về cơ cấu ngành:
Năm 2014 tỉ trọng ngành nông nghiệp – thủy sản chiếm 20,1%, tốc độ
tăng là 3,1% trong tổng giá trị GDP như vậy tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp
có xu hướng giảm nhanh từ năm 2008 đến 2011 giảm 5,2%.
Ngành Công nghiệp – Xây dựng công nghiệp - xây dựng tuy gặp nhiều
khó khăn song vẫn phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt mức 17,6%
chiếm 46,4% trong tổng GDP.
Dịch vụ chiếm 33,5% trong tổng GDP tăng 16,3%.
Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu trong nội bộ
ngành đã thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Thuỷ Nguyên - khởi nguồn của dựng xây, của những tín hiệu mới đang
ngày một khởi sắc. Mảnh đất này, chẳng bao lâu nữa, sẽ trở thành một trung tâm
đô thị hành chính của Thành phố Cảng. Trong thời gian tới, khi quy hoạch của
thành phố được triển khai, Thuỷ Nguyên sẽ hứa hẹn nhiều điều bất ngờ, đột phá
trong tốc độ phát triển kinh tế và văn hoá - xã hội..
Năm 2014, bám sát sự chỉ đạo của thành phố và Huyện ủy, cùng với sự nỗ
lực phấn đấu của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, tình hình kinh tế - xã hội,
chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn huyện ổn định, có chuyển biến tích cực và
đạt nhiều kết quả, nổi bật là công tác chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân
huyện đối với việc thực hiện chủ đề năm đã đề ra “Tăng cường kỷ cương – Đổi
mới mô hình tăng trưởng – Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới”. Tổng giá trị
sản xuất các ngành đạt 12.865,9 tỷ đồng, bằng 99,1% kế hoạch, tăng 14% so với
năm 2013. Sản xuất công nghiệp – xây dựng và một số sản phẩm mũi nhọn của
huyện như đúc kim loại, may mặc tăng trưởng cao so với cùng kỳ và hoàn thành
vượt mức kế hoạch cả năm. Thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 298,4 tỷ đồng
bằng 118,2% kế hoạch. Các chủ trương phát triển nông nghiệp của thành phố
đều được huyện chủ động tiếp cận và thực hiện có hiệu quả như chương trình

“Cánh đồng mẫu lớn”, vùng sản xuất tập trung được triển khai rộng rãi. Công
tác cải cách thủ tục hành chính và gửi nhận văn bản qua thư điện tử kết hợp với
tin nhắn được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện trong giải quyết công việc. Các

17


chế độ chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội được thực
hiện đẩy đủ, kịp thời, đảm bảo an sinh xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội huyện còn
những yếu kém cần sớm khắc phục: tốc độ tăng trưởng của ngành nông – lâm –
thủy sản và ngành dịch vụ không đạt kế hoạch đề ra. Tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
các doanh nghiệp còn hạn chế. Sản xuất đá, vôi, xi măng, dịch vụ vận tải… giảm
sút; nhu cầu thị trường nội địa yếu nên sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm; công
tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, giải
phóng mặt bằng các dự án và tiến độ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới còn chậm; thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
là nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuế đất.
2.2.2: Quy mô dân số
Dân số của huyện năm 2013 là 318.377 người và chiếm 16,8% dân số
toàn thành phố (Dân số toàn Hải Phòng là 1.894.086 người_ Theo Bản đồ dân số
Việt Nam năm 2013). Mật độ dân số huyện đạt 1311 người/km² cao hơn so với
mức trung bình của thành phố là 1245 người/km². Dân cư ở huyện Thuỷ Nguyên
được phân bố khá đồng đều, thị trấn Núi Đèo là nơi tập trung đông dân cư cao
nhất trong huyện là 4193 người; nơi tập trung dân cư thấp nhất là 413 người
thuộc xã Gia Minh. Dân cư ở xã Gia Minh tập trung thấp là vì chủ yếu dân từ
các xã khác đến khai hoang làm kinh tế mới, xã được thành lập năm 1983, hoạt
động kinh tế chưa được sôi nổi.
Thuỷ Nguyên là huyện lớn nhất với dân số trên 31 vạn người, trong đó số

phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) là 83.236 người. Năm 2014 tỉ suất sinh
giảm 1,5‰ so với năm 2013, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,99%, giảm 0,2%
so với năm 2013.
Tuy nhiên, công tác Dân số – kế hoạch hoá gia đình huyện còn một số tồn
tại; tỉ lệ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại còn rất thấp; số sinh con thứ 3 trở
lên ở nhiều đơn vị còn tăng so với kì cùng; tỉ số giới tính khi sinh cao 110 bé
trai/100 bé gái còn sống.
Bảng 2: Tình hình dân số huyện Thuỷ Nguyên thời kì 2008-2013
18


(đơn vị: người)
Chỉ tiêu
1.Dân số trung
bình
Trong đó:
- Nam
- Nữ
2. Tỉ lệ tăng dân

2008

2010

2013

Số lượng

%


Số lượng

%

Số lượng

%

302.525

100

306.219

100

318.377

100

148.635

49

152.990

49.9

157.561


49.5

153.914

51

153.229

50.01

160.817

50.5

0.94

1.19

1.32

1.5

1.78

1.91

4. Tỉ lệ chết
5. Cơ cấu dân số

0.56


0.59

0.59

theo lãnh thổ
- Thành thị

100
5.26

100
5.22

100
5.15

số(%)
3. Tỉ lệ sinh

- Nông thôn
6. Mật độ dân số
- Đông nhất
- Thấp nhất

15.924

16.008

16.423


286.625
94.74
290.211
94.78
301.954
94.85
1246người/km2
1262người/km2
1331người/km2
4073người/km2
3975người/km2
4193người/km2
381người/km2

395người/km2

413người/km2

Nguồn: Niêm giám thống kê Thuỷ Nguyên
Trong những năm qua (từ 2008-2013), tỉ lệ dân thành thị so với dân số
trung bình của huyện hầu như ít thay đổi qua từng năm (chỉ dao động trong
khoảng 5,0-6,0%). Đây là chỉ tiêu phản ánh trình độ đô thị hoá của huyện còn ở
mức thấp so với các nơi khác của vùng đồng bằng sông Hồng, mặc dù Thuỷ
Nguyên là huyện có điều kiện để đô thị hoá trên địa bàn.
* Kết cấu dân số
- Kết cấu sinh học (theo tuổi, giới tính)
Tổng dân số của huyện thời điểm 01/04/2009 là 303.094 người. Trong đó
số nam là 152.976 người và số nữ là 150.118. Như vậy, tỉ số giới tính của huyện
là 101,9 nam trên 100 nữ, trong khi tỉ số giới tính của toàn thành phố là 96,9

nam trên 100 nữ. Tỉ số giới tính của huyện ở trong các nhóm tuổi từ 18 đến 39
19


tuổi cao hơn nhiều so với năm 1999 và cao hơn so với toàn thành phố. Sở dĩ tỉ
số giới tính của huyện cao là do ảnh hưởng của quá trình di cư giữa nam và nữ.
Huyện có nhiều khu công nghiệp đang phát triển mạnh thu hút nhiều nguồn
nhân lực, đặc biệt là các ngành nghề thu hút lao động nam giới hơn là lao động
nữ giới trong đó điển hình là thị trấn Minh Đức với số dân là 11.511người, số
nam là 5.914 người và số nữ là 5.597 người; xã Ngũ Lão có số dân là 10.049
người, số nữ là 4893 người; xã Tam Hưng có số dân là 7.413 người, số nam là
3885 và số nữ là 3528 người.... Bên cạnh đó nữ giới của huyện trong những năm
gần đây có xu huớng lấy chồng là người nước ngoài nhiều nên cũng dẫn đến
việc số nữ giảm so với trước đây.
Tính đến năm 2013, dân số của huyện là 318.377 người, trong đó, số nam
là 157.561 người và số nữ là 160.817. Như vậy tỉ số giới tính của huyện là 97,9
nam trên 100 nữ. Có thể thấy mấy năm gần đây dân số nữ của huyện cũng đã
tăng lên nhưng số nam lại giảm.
Do mức độ sinh có xu hướng giảm, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng
làm cho dân số có xu hướng lão hoá với tỉ lệ dân số trẻ (dân số dưới 15 tuổi)
giảm và tỉ lệ dân số già (trên 60 tuổi) ngày càng tăng. Đồng thời dưới sự tác
động tích cực của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên mức sinh có
xu hướng giảm thể hiện ở tỉ lệ trẻ em từ 0-4 tuổi, trong năm 1999 tỉ lệ này là
8,4% trong khi năm 2009 là 7,6%.
Bảng số liệu dưới đây thể hiện cơ cấu dân số tại thời điểm 01/04 của hai
thời kì Tổng điều tra.
Bảng 3: Phân bố phần trăm dân số và tỉ số giới tính chia
theo nhóm tuổi năm 1999 và 2009
(Đơn vị tính:%)
Nhóm tuổi

0–4
4–9
10 – 14

Năm 1999
Tổng số
Tỉ số giới tính
8,4
107,71
12,57
103,98
13,07

105,78
20

Năm 2009
Tổng số
Tỉ số giới tính
7,62
108,85
6,55
109,72
7,73

104,69


15 – 17
18 – 19

20 – 24
25 – 29
30 – 34
35 – 39
40 – 44
45 – 49
50 – 54
55 – 59
60 – 64
65 – 69
70 – 74
75 – 79
80 – 84
85+

6,73
3,05
7,38
7,98
7,37
8,31
6,83
4,25
2,57
2,19
2,54
2,53
1,93
1,24
0,60

0,44

105,56
98,26
103,86
112,54
102,05
101,42
98,4
91,18
93,62
86,41
83,60
72,76
57,65
47,80
32,84
24,36

6,56
4,59
10,76
8,48
6,80
7,15
6,71
7,51
6,13
3,73
2,17

1,79
1,94
1,82
1,10
0,88

104,62
111,09
120,22
116,92
108,19
112,92
100,35
99,67
93,97
85,42
85,49
79,63
70,11
57,58
42,62
30,36

Tỉ trọng dân số trong nhóm từ 0- 4 tuổi năm 2009 thấp hơn so với năm
1999 chứng tỏ trong 10 năm vừa qua dưới sự tác động tích cực của chính sách
dân số và kế hoạch hoá gia đình mức sinh đã giảm. Tỉ trong dân số dưới 15 tuổi
giảm từ 34,04% năm 1999 xuống còn 21,9% năm 2009; tỉ trọng dân số trên 60
tuổi trở lên tăng từ 9,28% năm 1999 lên 9,7% năm 2009. Tuy dân số có xu
hướng lão hoá nhưng dân số trong nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi năm 2009 là
68,39% cho thấy việc giải quyết lao động việc làm, kế hoạch hoá gia đình phải

tiếp tục được coi trọng trong thời gian tới.
- Kết cấu dân tộc
Dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc Kinh, tỉ trọng dân
số là dân tộc Kinh qua Tổng điều tra luôn chiếm trên 99%.
Dân số huyện Thuỷ Nguyên chủ yếu không tôn giáo. Tỉ trọng số người
không theo tôn giáo năm 2009 là 95,03%. Tỉ trọng số người theo Phật giáo năm
2009 tăng so với năm 1999, nhưng tỉ trọng số người theo Công giáo (Thiên chúa
giáo) lại giảm đi.
- Kết cấu dân số theo khu vực thành thị, nông thôn.
21


Tổng dân số huyện Thuỷ Nguyên năm 2013 là 318.377 người trong đó
khu vực thành thị (gồm hai thị trấn Núi Đèo và thị trấn Minh Đức) là 16.423
người và khu vực nông thôn là 301.954 người.
* Chất lượng dân số
- Trình độ giáo dục
Mỗi nhân khẩu từ 5 tuổi trở lên của các hộ đều được hỏi về tình trạng đi
học là: đang đi học, đã thôi học hay chưa đi học. Đi học được hiểu đó là những
người đi học theo chương trình giáo dục chính quy của nước ta, không phân biệt
nơi nào đó thuộc loại hình giáo dục chính quy của nước ta, không phân biệt nơi
đó thuộc loại hình giáo dục (công lập hay tư thục) nào.
Tính đến ngày 1/4/2009 có 68.184 người từ 5 tuổi trở lên đang theo học
một trường nào đó (chiếm tỉ trọng 24,35%). Có 7.857 người chưa bao giờ đi học
(chiếm tỉ trọng 2,8%). Tỉ trọng chưa đi học của nữ luôn cao hơn nam trong các
kì Tổng điều tra tuy nhiên tình hình đi học đã được cải thiện đáng kể so với 10
năm trước đây do chính sách phổ cập giáo dục được đẩy mạnh tại Hải Phòng
trong những năm qua.
Tỉ lệ đã thôi học của dân số trong độ tuổi học sinh trung học phổ thông ở
từng độ tuổi học sinh trung học phổ thông ở từng độ tuổi: tiểu học là 16,8%;

trung học cơ sở là 51,2%; trung học phổ thông là 19,58%. Như vậy tỉ lệ số người
đã thôi học ở trình độ trung học cơ sở là chiếm tỉ lệ cao nhất.
Bảng 4: Dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình trạng đi học hiện nay,
nhóm tuổi, giới tính, đơn vị hành chính.
(Đơn vị tính: Người)
Đơn vị hành

Tổng dân

chính, nhóm

số 5 tuổi

tuổi và giới tính
Tổng số
5 tuổi
6 – 10
11 – 14
15 – 17
18 – 19

trở lên
280.003
4.222
19.575
19.498
19.907
13.909

Đang đi


Đã thôi

Chưa bao

Không

học

học

giờ đi học

xác định

68.184
4.037
19.388
18.805
16.178
4.908

203.933
5
69
559
3.600
8.891

7.857

180
111
131
125
110

29
_
7
3
4
_

22


20 – 24
25 – 29
30 – 39
40 – 49
50 tuổi+

32.603
25.701
42.213
43.085
59.290

3.625
778

377
80
8

28.678
24.695
41.414
42.626
53.396

295
227
419
377
5.882

5
1
3
2
4

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Thuỷ Nguyên năm 2009
Biết đọc, biết viết được hiểu là đã có khả năng đọc và viết được những
câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hay chữ viết nước ngoài. Theo kết
quả của Tổng điều tra cho thấy có 229.672 người biết đọc, biết viết trên tổng số
236.708 người từ 15 tuổi trở lên (chiếm tỉ lệ 97,03%)

23



Bảng 5: Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạngbiết đọc
biết viết nhóm tuổi (1/4/2009)
(Đơn vị tính: Người)
Đơn vị

Tổng dân số 15tuổi trở lên

hành
chính,

Tổng số

nhóm tuổi
Tổng số
15 – 17
18 – 19
20 – 29
30 – 39
40 – 49
50tuổi+

236.708
19.907
13.909
58.304
42.213
43.085
59.209


Thành
thị
12.520
866
592
3.038
2.388
2.346
3.020

Biết đọc, biết viết

Nông thôn

Tổng số

224.458
19.041
13.317
55.266
39.825
40.739
56.270

229.672
19.763
13.793
57.738
41.728
42.650

54.000

Thành

Nông thôn

thị
11.999
858
590
3.011
2.365
2.321
2.854

217.673
18.905
13.203
54.727
39.363
40.329
51.146

Không biết đọc, biết viết

Không xác định

Tổng

Thành


Nông

Tổng

Thành

Nông

số

thị

thôn

số

thị

thôn

6.995
142
115
555
480
430
5.273

250

8
2
26
23
25
166

6.745
134
113
529
457
405
5.107

41
2
1
11
5
5
17

1
_
_
1
_
_
_


40
2
1
10
5
5
17

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Thuỷ Nguyên năm 2009

24


- Cơ cấu và trình độ nghề nghiệp.
Năm 2011, huyện giải quyết việc làm cho 11.264 người đạt 102,4% kế
hoạch trong đó số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 78.902 người
chiếm 89,8% tổng số dân và đào tạo nghề được 6084 người đạt 101,4% kế
hoạch.
Tính đến năm 2013, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là
179.678 người chiếm 56,4% tổng số dân. Hiện nay, lao động của huyện chủ yếu
làm việc trong các ngành kinh tế công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, số lao
động tham gia sản xuất nông nghiệp giảm dần. Sở dĩ lao động tham gia lao động
sản xuất nông nghiệp giảm là tỉ lệ đất bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hoá
(CNH) và chuyển đổi mục đích sử dụng.
Bảng 6: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở các năm 2008-2013
(Đơn vị: Người)
Chỉ tiêu

2008

Số lượng

%

2010
Số lượng
%

2013
Số lượng
%

Lao động đang làm
việc trong các
ngành kinh tế
Nông-lâm-ngư
Công nghiệp-xây
dựng
Dịch vụ

158.399

100

171.364

100

179.678


100

62.986

39,8

49.236

28,7

45.218

25

53.536

33,8

72.799

42,5

80.926

45

41.877

26,4


49.329

28,8

53.534

30

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thuỷ Nguyên
Trong cơ cấu lao động theo các ngành sản xuất ta thấy số lượng lao động
nông nghiệp qua các năm giảm dần, năm 2008 lao động nông nghiệp chiếm tỉ
trọng là 39,8%, năm 2010 giảm còn 28,7% đến năm 2013 là 25% trong tổng số
lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Các ngành công nghiệp-xây
dựng chiếm 33,8% đến năm 2013 tăng lên 45%. Đây cũng là ngành chiếm tỉ
trọng lao động cao nhất trong các ngành kinh tế. Dịch vụ tăng từ 26,4% (năm
2008) lên 30% (năm 2013). Như vậy, có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện thay đổi đi lên theo xu hướng chung của Hải Phòng.
25


×