Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Bằng việc sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập khi dạy truyện ngắn vợ nhặt kim lân trong chương trình ngữ văn 12 (tập hai) cho học sinh lớp 12a1 trường THPT quốc tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.67 KB, 26 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Năm: 2016
Kính gửi: - Hội đồng khoa học Sở Giáo dục & Đào tạo Hải Phòng
- Hội đồng khoa học thành phố Hải Phòng
Họ và tên: XXX
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, trường THPT XXX.
Tên sáng kiến: “BẰNG VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HỌC TẬP KHI DẠY TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” - KIM LÂN TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 (TẬP HAI) CHO HỌC SINH LỚP 12A1 TRƯỜNG
THPT XXX”.

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên ngành giảng dạy Ngữ văn
1. Tóm tắt trình trạng giải pháp đã biết:
Trước đây, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, khi dạy bài
“Vợ nhặt” - Kim Lân môn Ngữ Văn ở lớp 12 trường THPT XXX thành phố Hải
Phòng, tôi chủ yếu dùng câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề, học
sinh có nắm được nội dung bài học. Khi áp dụng phương pháp này, tôi nhận
thấy một số ưu điểm và hạn chế sau:
*/ Ưu điểm:
+ GV không phải mất thời gian chuẩn bị giáo án một cách công phu cũng
như hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
+ Việc chuẩn bị bài của học sinh cũng đơn giản, không mất thời gian, học
sinh chỉ cần dựa vào hệ thống câu hỏi hướng dẫn ôn tập trong SGK để chuẩn bị
bài soạn ra vở.
*/ Nhược điểm: Tuy nhiên, bên cạnh một số ưu điểm trên, việc áp dụng
phương pháp trên còn một số hạn chế sau:
+ Không khí lớp học diễn ra nặng nề và học sinh học tập một cách uể oải,


không tích cực, không phát huy được trí lực của bản thân.


+ Còn nhiều học sinh không có hứng thú vì nội dung kiến thức quá nhiều
mà phương pháp giảng dạy còn đơn điệu.
+ Học sinh chưa nhận thức được sâu sắc, đúng đắn tác dụng, ý nghĩa của
bài học.
+ Giáo viên phải làm việc nhiều dẫn đến hiện tượng độc thoại hay đọc
chép truyền thống, tiến độ bài học không đảm bảo.
Xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế trên, bản thân tôi đề xuất giải
pháp sử dụng sơ đồ tư duy nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, kích thích
hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả học tập của học sinh
2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
Giải pháp thay thế: Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy bài: Vợ nhặt –
Kim Lân nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh lớp 12A1 trường THPT
XXX.
2.1.Tính mới, tính sáng tạo: Bản đồ tư duy hay còn gọi là Sơ đồ tư duy,
Lược đồ tư duy…là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý
tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức…bằng cách kết hợp
việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích
cực. Có thể gọi bản đồ tư duy là công cụ ghi chú tối ưu.(Internet).
+ Ưu điểm của sơ đồ tư duy là sẽ đem đến cho học sinh những lợi ích cụ
thể trong quá trình học tập là nắm được nội dung cơ bản của bài học, hệ thống
nội dung kiến thức và biểu thị bằng sơ đồ, ghi nhớ nội dung học tập một cách
sâu sắc và bền vững”. Trong cuốn sách “Bản đồ tư duy đổi mới dạy học” thầy
Hoàng Đức Huy cho rằng “Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng
dạy và học tập ở trường Phổ Thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng
giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng,
suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học
hay một cuốn sách… hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi

nhớ, đưa ra ý tưởng mới…”.
2.2.Khả năng áp dụng, nhân rộng: Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy
không chỉ áp dụng được khi dạy bài “Vợ nhặt” mà còn dùng để dạy nhiều kiểu
-2-


bài như Ôn tập văn học, văn học sử, thậm chí khi dạy nhiều tác phẩm văn học,
việc sử dụng phương pháp này cũng đem lại hiệu quả khá cao.
2.3.Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp (hiệu quả kinh tế, xã hội).
Phương pháp mới này giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, có
nhiều ý tưởng sáng tạo hơn trong việc thiết kế bài giảng, đồng thời giúp học sinh
dễ hiểu, dễ nhớ và phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong quá trình học. BĐTD
là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở các trường THCS, THPT và bậc
học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng, tóm tắt,
hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương hay một cuốn
sách một cách rõ ràng, mạch lạc, lôgíc và đặc biệt là dễ dàng phát triển thêm các
ý tưởng mới vào bài giảng cũng như bài học.Tác động đã có ý nghĩa lớn đối với
tất cả các đối tượng học sinh: trung bình, khá. Số học sinh trung bình giảm
nhiều, số học sinh khá tăng đáng kể, đặc biệt có nhiều học sinh đạt kết quả giỏi.
TRƯỜNG THPT XXX

Hải Phòng, ngày 20 tháng 2 năm 2016
Người viết đơn

Lê Thị Thúy

-3-


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: “BẰNG VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP KHI DẠY TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” - KIM LÂN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 (TẬP HAI) CHO HỌC SINH LỚP 12A1
TRƯỜNG THPT XXX”.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên ngành giảng dạy Ngữ văn
3.Tác giả:
Họ và tên: XXX
Ngày/tháng/năm sinh: 22/11/1984
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, trường THPT XXX
Điện thoại: DĐ: 0983158708
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT XXX
Địa chỉ: Thôn XXX- xã XXX – Huyện XXX – TP Hải Phòng
Điện thoại: 0313922798
I. Mô tả giải pháp đã biết:
Trước đây, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, khi dạy bài
“Vợ nhặt” - Kim Lân môn Ngữ Văn ở lớp 12 trường THPT XXX thành phố Hải
Phòng, tôi chủ yếu dùng câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề, học
sinh có nắm được nội dung bài học. Khi áp dụng phương pháp này, tôi nhận
thấy một số ưu điểm và hạn chế sau:
*/ Ưu điểm:
+ GV không phải mất thời gian chuẩn bị giáo án một cách công phu cũng
như hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
+ Việc chuẩn bị bài của học sinh cũng đơn giản, không mất thời gian, học
sinh chỉ cần dựa vào hệ thống câu hỏi hướng dẫn ôn tập trong SGK để chuẩn bị
bài soạn ra vở.
*/ Nhược điểm: Tuy nhiên, bên cạnh một số ưu điểm trên, việc áp dụng
phương pháp trên còn một số hạn chế sau:
+ Không khí lớp học diễn ra nặng nề và học sinh học tập một cách uể oải,

không tích cực, không phát huy được trí lực của bản thân.
+ Còn nhiều học sinh không có hứng thú vì nội dung kiến thức quá nhiều
mà phương pháp giảng dạy còn đơn điệu.
+ Học sinh chưa nhận thức được sâu sắc, đúng đắn tác dụng, ý nghĩa của
bài học.
+ Giáo viên phải làm việc nhiều dẫn đến hiện tượng độc thoại hay đọc
chép truyền thống, tiến độ bài học không đảm bảo.
-4-


Xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế trên, bản thân tôi đề xuất giải
pháp sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên,
kích thích hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả học tập của học sinh
II.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
II.0. Nội dung giải pháp tác giả đề xuất: Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy
khi dạy bài: Vợ nhặt –Kim Lân nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh
lớp 12A1 trường THPT XXX.
II.1. Tính mới, tính sáng tạo
Bản đồ tư duy còn gọi là Sơ đồ tư duy, Lược đồ tư duy…là hình thức ghi
chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay
một mạch kiến thức…bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh,
đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Có thể gọi bản đồ tư duy là
công cụ ghi chú tối ưu.(Internet).
+ Ưu điểm của sơ đồ tư duy là sẽ đem đến cho học sinh những lợi ích cụ
thể trong quá trình học tập là nắm được nội dung cơ bản của bài học, hệ thống
nội dung kiến thức và biểu thị bằng sơ đồ, ghi nhớ nội dung học tập một cách
sâu sắc và bền vững”. Trong cuốn sách “Bản đồ tư duy đổi mới dạy học” thầy
Hoàng Đức Huy thì cho rằng “Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng
dạy và học tập ở trường Phổ Thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng
giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng,

suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học
hay một cuốn sách… hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi
nhớ, đưa ra ý tưởng mới…”.
Như vậy, sử dụng sơ đồ tư duy hợp lí sẽ giúp cho học sinh rất nhiều trong
việc nắm vững và khắc sâu kiến thức. Khác với cách ghi chép thông thường, ở
cách sử dụng màu sắc kích thích trí nhớ và sự hứng thú vì mỗi nhánh có một từ
khóa kèm hình ảnh. Với một kĩ thuật hình họa có đường nét, có màu sắc có từ
ngữ, hình ảnh được dựa trên sự tưởng tượng và kết nối, bản đồ tư duy giúp
chúng ta tự do suy nghĩ và phát huy tiềm năng sáng tạo của bộ não. Học sinh
không còn thụ động ngồi nghe giáo viên giảng bài rồi ghi bài một cách máy móc
mà trái lại các em sáng tạo ra “tác phẩm” của riêng mình qua sự định hướng, gợi
ý của giáo viên. Ngoài việc dùng sơ đồ tư duy trong dạy và học, sơ đồ tư duy
còn giúp học sinh nâng cao năng lực tự học, tự kiểm tra. Vì sao phải sử dụng sơ
đồ tư duy trong việc dạy, học và hệ thống kiến thức? Sơ đồ tư duy sẽ giúp chúng
ta sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, ghi nhớ tốt hơn, có thể nhìn thấy bức
tranh tổng thể…Khi lập một sơ đồ kiến thức, ngoài việc nhớ và hiểu kiến thức
mới còn giúp chúng ta nắm kiến thức sâu, kĩ hơn. Dùng sơ đồ tư duy để dạy,
-5-


giáo viên sẽ có một định hướng rõ rệt, một kế hoạch cụ thể nắm vững và trình
bày những nội dung cơ bản một cách đơn giản hơn để học sinh dễ hiểu, dễ nắm
bắt được tính hệ thống và mối quan hệ của những tri thức mà không rơi vào
những chi tiết vụn vặt, thứ yếu hoặc không thấy rõ tính hệ thống của bài học.
Phương pháp mới này giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, có
nhiều ý tưởng sáng tạo hơn trong việc thiết kế bài giảng, đồng thời giúp học sinh
dễ hiểu, dễ nhớ và phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong quá trình học. BĐTD
là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở các trường THCS, THPT và bậc
học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng, tóm tắt,
hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương hay một cuốn

sách một cách rõ ràng, mạch lạc, lôgíc và đặc biệt là dễ dàng phát triển thêm các
ý tưởng mới vào bài giảng cũng như bài học. BĐTD sử dụng đồng thời hình
ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ
đồ mở, không yêu cầu tỷ lệ, chi tiết khắt khe và định khuôn sẵn như các loại bản
đồ thông dụng khác (ví như bản đồ địa lý). Như vậy cùng một chủ đề, bài học
nhưng mỗi người có thể vẽ theo một cách khác nhau và hoàn toàn có thể thêm
hoặc bớt các nhánh dễ dàng. Nếu muốn ghi chép bằng BĐTD cũng có nhiều ưu
điểm hơn như: Lôgíc, mạch lạc; trực quan, sinh động, dễ nhìn, dễ hiểu; vừa nhìn
được tổng thể, vừa biết được chi tiết; giúp hệ thống hóa kiến thức dễ dàng; và
giúp việc ôn tập khoa học, nhớ kiến thức lâu hơn...Ngoài tự học trên lớp, BĐTD
rất phù hợp với việc học nhóm của học sinh vì nó giúp các em phát huy tốt hơn
khả năng sáng tạo và khả năng hợp tác trong quá trình tiếp thu kiến thức trên
giảng đường. Có thể vận dụng BĐTD vào việc hỗ trợ dạy học kiến thức mới,
củng cố kiến thức cũ, ôn tập hệ thống hóa kiến thức, phát triển một ý
tưởng...Phương pháp này yêu cầu học sinh phải động não, phối hợp nhuần
nhuyễn đồng thời 2 kĩ năng nghe hiểu – ghi chép và đặc biệt là yêu cầu về kĩ
năng sàng lọc thông tin. Không chỉ cảm thụ được vẻ đẹp của văn học, học sinh
nắm bắt được ‘hồn’ của tác phẩm, nắm chắc dàn ý bằng cách “logic hóa” văn
chương. Nếu đã rèn luyện được, chất lượng học tập nâng cao trong khi học sinh
lẫn phụ huynh đều “nhàn”. Ghi ít, nhớ nhiều: Giờ học văn thay vì cắm cúi ghi
chép kín trang giấy như cách học truyền thống, mỗi học sinh đều hào hứng...vẽ.
Bài học được biểu thị sinh động dưới hình thức các “nhánh” thông tin, các kí
hiệu, từ khóa, màu sắc, hình ảnh để ghi nhớ nội dung bài học, một cách khoa
học và mạch lạc.
Ví dụ, khi phân tích tác phẩm Vợ Nhặt – Kim Lân, các em học sinh lớp
12 lấy tên từng nhân vật làm “hạt nhân”, các “nhánh thông tin” xoay quanh “hạt
nhân” trên được chia cụ thể thành các nội dung .Với mỗi “nhánh thông tin” như
-6-



vậy, học sinh chỉ cần viết các “từ khóa” quan trọng nhất. Chỉ cần nhìn vào các
“từ khóa”, học sinh sẽ dễ dàng thấm được nội dung bài học.

-7-


Mỗi học sinh có cách lập và trình bày “sơ đồ tư duy” khác nhau theo trí
tưởng tượng và sáng tạo của mình, biến bài học thành một bức tranh sinh động
bằng các hình thức như vẽ, sử dụng màu sắc, kết cấu nhánh hợp lý, … Và thay
-8-


vì trăm trang giấy như một với nội dung đọc – chép giống nhau, mỗi sơ đồ tư
duy đều mang dấu ấn cá nhân của từng học sinh, thể hiện rất rõ tư duy độc lập
của từng em cũng hiệu quả tiếp thu bài học của từng học trò. “Trước đây có học
sinh tranh thủ nghỉ hè vẫn soạn văn dài nửa cuốn vở với kì vọng vào năm học sẽ
giảm bớt áp lực, song đó nhiều khi là chép từ các sách hướng dẫn, khiến học trò
viết nhiều nhưng không động não, trong đầu không đọng lại điều gì. Còn với sơ
đồ tư duy, nếu nắm được bài có bao nhiêu ý, tìm đúng từ khóa, sử dụng hình ảnh
minh họa phù hợp, thì học sinh phải động não, phải hiểu bài ngay trên lớp và
nhớ được rất lâu. Hình ảnh, màu sắc sẽ tác động tích cực lên não”. Cân bằng
cảm xúc – trí tuệ: Kiểu ghi chép sử dụng kí hiệu, từ khóa, nhánh, màu sắc, hình
ảnh để giúp việc lưu trữ thông tin được khoa học và ghi nhớ thông tin hiệu quả
là bản chất của sơ đồ tư duy. Vì vậy mà sơ đồ tư duy thường được sử dụng với
các môn tự nhiên và thực sự phát huy kết quả rất tốt. Nhưng với các môn xã hội,
đặc biệt là môn văn, không ít người băn khoăn sẽ áp dụng như thế nào và liệu
“logic hóa” văn chương có làm mất đi cảm xúc của học trò khi tiếp cận tác phẩm
không? Làm rõ những quan ngại này, việc truyền tải và bình giảng văn học trên
lớp không có gì thay đổi, chỉ là thay đổi cách ghi chép. Sơ đồ tư duy còn là cách
cân bằng cảm xúc – trí tuệ tốt hơn, muốn có cảm xúc về tác phẩm, học sinh phải

động não, tư duy về tác phẩm. Một áng văn hay, một bài báo có ảnh hưởng
lớn trước hết là các tác phẩm có thông điệp mạnh mẽ, có cấu trúc rõ ràng. “Học
môn văn hiệu quả cần chú trọng vào dàn ý. Việc học bằng phương pháp sơ đồ tư
duy sẽ giúp học sinh luyện tập và duy trì thói quen thiết lập bài viết chắc chắn,
không sót ý, tạo ý…và quan trọng nhất khi học sinh thích thú thì học sẽ hiệu
quả…Đầu tiên phải hướng dẫn cách làm cho học sinh nắm được vì vẽ sơ đồ tư
duy không như sơ đồ thông thường, đặc biệt là với môn văn, yêu cầu học sinh
phải tập trung để nắm bắt được thông tin, sàng lọc những gì là cốt yếu, tìm được
từ khóa và hình ảnh để thể hiện cho phù hợp…Cái khó đối với phương pháp học
này là làm sao duy trì được sự hứng thú của học sinh. Vì hình ảnh sinh động rất
hấp dẫn thời gian đầu song nếu trở thành một yêu cầu thường xuyên sẽ khiến
học sinh thấy nhàm chán. Do đó, quan trọng là “liều lượng sử dụng”. Giáo viên
cần linh hoạt để biết khi nào thì nên yêu cầu làm sơ đồ tư duy, cách làm như thế
nào cho mới mẻ….Theo đuổi phương pháp này cũng là “thách thức” cho giáo
viên vì các thầy cô phải đầu tư nhiều thời gian và tâm sức hơn rất nhiều cho mỗi
giờ lên lớp. Ngoài ra, không hề “nhàn” như phương pháp đọc – chép truyền
thống, cô đọc, trò ghi, giáo viên phải sàng lọc thông tin rất “nét”, bản thân bài
giảng cũng rất logic và cuối cùng, giáo viên phải thu lại để xem học sinh vẽ sơ
đồ tư duy thế nào, mức độ cảm thụ bài giảng đến đâu.
-9-


II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy
không chỉ áp dụng được khi dạy bài “Vợ nhặt” mà còn dùng để dạy nhiều kiểu
bài như Ôn tập văn học, văn học sử, thậm chí khi dạy nhiều tác phẩm văn học,
việc sử dụng phương pháp này cũng đem lại hiệu quả khá cao.
III.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp (hiệu quả kinh
tế, xã hội). Phương pháp mới này giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng
dạy, có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn trong việc thiết kế bài giảng, đồng thời giúp
học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong quá trình

học. BĐTD là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở các trường THCS,
THPT và bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý
tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương
hay một cuốn sách một cách rõ ràng, mạch lạc, lôgíc và đặc biệt là dễ dàng phát
triển thêm các ý tưởng mới vào bài giảng cũng như bài học.Tác động đã có ý
nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh: trung bình, khá. Số học sinh
trung bình giảm nhiều, số học sinh khá tăng đáng kể, đặc biệt có nhiều học sinh
đạt kết quả giỏi. Đây là một phương pháp góp phần đổi mới cách tổ chức dạy
học của giáo viên đồng thời góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh
trung học phổ thông phù hợp với các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học:
dạy học theo hướng hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ
động.
“Môn văn là môn khó để áp dụng, nhưng dần dần kĩ năng của học sinh sẽ
tốt hơn nhiều. Các phụ huynh cũng rất đồng tình và ủng hộ phương pháp giáo
dục này.Thực tế, ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy trong các môn học nói
chung và cả môn văn nói riêng không phải là phương pháp hoàn toàn mới mà là
chủ trương đã được Bộ GD-ĐT khuyến khích áp dụng ở các cấp học và các môn
học. Nhìn rõ hiệu quả của phương pháp dạy và học hiện đại này, rất nhiều
trường đã áp dụng nhưng mới dừng ở cấp độ chưa bắt buộc hoặc áp dụng “thí
điểm” với một số bài không quá khó.
.Nhưng với tinh thần lấy học sinh làm trung tâm và cởi mở, sẵn sàng đón
nhận các phương pháp dạy và học sáng tạo, hiệu quả, các giáo viên đã rất nỗ lực
và tâm huyết áp dụng phương pháp này thành hệ thống, với cách triển khai bài
bản, tất cả “vì học sinh thân yêu”.
TRƯỜNG THPT XXX

Hải Phòng, ngày 20 tháng 2 năm 2016.
Tác giả sáng kiến

Lê Thị Thúy

-10-


PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
I. GIÁO ÁN THIẾT KẾ.
Tiết 60-61

VỢ NHẶT (Kim Lân)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói
khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào
cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động
nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo
tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Lồng ghép kĩ năng sống:
+ Nhận thức về sự đồng cảm của nhà văn để xác định già trị trong cuộc sống.
+ Phân tích, bình luận về tính sắc nét , nghệ thuật tả cảnh, tình, cách kể
chuyện tự nhiên.
3. Thái độ
- Trân trọng niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào
cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động
nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
- Bồi đắp thêm tình cảm yêu thương con người.
4. Năng lực cần hình thành cho HS

- Năng lực đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực đặt vấn đề, tiếp cận vấn đề.
- Năng lực phát hiện, trình bày, diễn đạt ý kiến cho rõ ràng, mạch lạc,
trong sáng.
- Năng lực phân tích và bình giá, liên hệ, so sánh.
- Năng lực tổng hợp, khái quát.
II. TRỌNG TÂM
1. Kiến thức
- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân, niềm khát khao hạnh
phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau
giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
-11-


- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo
tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ
- Trân trọng niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào
cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động
nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
- Bồi đắp thêm tình cảm yêu thương con người.
III. CHUẨN BỊ LÊN LỚP
1. Giáo viên
- Đọc SGK, STK, SGV, STK và soạn GA.
- Phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp, đàm thoại, thảo luận.
2. Học sinh
- Đọc SGK, tài liệu (nếu có), vở ghi, vở soạn…
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số, nội vụ học sinh ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- KT sự chuẩn bị của HS.
3. Tiến trình tổ chức dạy và học bài mới: 85 phút
HOẠT ĐỘNG 1: TẠO TÂM THẾ
- Thời gian: 2 phút.
- Phương pháp và kĩ thuật: phương pháp thuyết trình và kĩ thuật động não.
Thầy
- Kể tên những tác phẩm

Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
cần đạt
Cả lớp Giới thiệu về tác giả Kim Lân
Trò

của Kim Lân đã được lắng
học ở cấp II?

và “Vợ nhặt”

nghe và Gv rèn cho HS một số kĩ

- Dẫn: hôm nay, chúng ta nhập vào năng và thái độ sau:
tiếp tục tìm hiểu một tác bài học.

*/Rèn kỹ năng chú ý, lắng

phẩm tiêu biểu của Kim


nghe

Lân trước cách mạng :

*/Có thái độ nghiêm túc

“Vợ nhặt”

trong học tập.

-12-


HOẠT ĐỘNG 2, 3: TRI GIÁC
- Thời gian: 10 phút.
- Phương pháp: Thuyết trình, hỏi đáp
- Kĩ thuật: Kĩ thuật động não, kĩ thuật bể cá.
Thầy

Trò

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG

- Mời hs theo - HS theo

1. Tác giả Kim Lân (1920- 2007)

dõi tiểu dẫn/ dõi, 1 hs trả - Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.

sgk và trình lời, các hs - Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng,
bày những nét khác

nghe, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

chính về tác nhận xét.

- Gia đình: khó khăn

giả HPNT?

- Giải thưởng HCM về văn học nghệ

- Chốt lại một - Nghe, ghi.

thuật năm 2001.

số nội dung

- Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng

chính.

(1955), Con chó xấu xí (1962).
-

Kim Lân là cây bút chuyên viết

truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của
ông thường là khung cảnh nông thôn,

hình tượng người nông dân. Đặc biệt
ông có những trang viết đặc sắc về
phong tục và đời sống thôn quê. Kim
Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về
với "đất", với "người", với "thuần hậu
nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn.
2. Tác phẩm
- Cho biết:

-Thể loại: truyện ngắn

+ Thể loại

- Một số hs -HCST: Bối cảnh xã hội của truyện:

+ HCST

lần lượt trả Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa

+ Xuất xứ

lời, các hs trồng đay nên tháng 3 năm 1945, nạn

+ Vị trí.

khác

+ Đề tài

nhận xét, bổ vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc


+ Chủ đề

sung.

của đoạn trích?

nghe, đói khủng khiếp đã diễn ra. Chỉ trong
Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
Xúc động và thấm thía trước cảnh ngộ
-13-

Ghi
chú


-

Nhận

xét, - Nghe, ghi.

này nhà văn Kim Lân đã sáng tác truyện

chốt lại một số

ngắn xuất sắc Vợ Nhặt

ý cơ bản.


-Vị trí, xuất xứ: “Vợ nhặt” là một
chương trong tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”
được viết ngay sau khi cách mạng tháng
tám thành công nhưng còn dang dở và
mất bản thảo trong kháng chiến. Sau
hoà bình lập lại, Kim Lân dựa vào một
phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn
này. Tác phẩm được in trong tập truyện
Con chó xấu xí, xuất bản năm 1962
- Đề tài: viết về người nông dân.
- Chủ đề: viết về tình cảnh thống khổ
của người nông dân trong cái đói khủng
khiếp và khẳng định ước mơ, khát vọng
vươn tới cuộc sống tươi sáng.
- Tóm tắt: HS tự tóm tắt
Gv rèn cho HS một số kĩ năng và thái
độ sau
*/Rèn kỹ năng chú ý, lắng nghe. Kĩ
năng phát hiện, trình bày vấn đề.
*/Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH, CẮT NGHĨA
- Thời gian: 65 phút.
- Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, đọc diễn cảm.
- Kĩ thuật: kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật bể cá.
Thầy
- Từ xưa đến nay
người ta có thể nhặt
được nhiều thứ (vật
chất) nhưng chưa ai

nhặt được vợ hay

Trò

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt
II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT
1. Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề
+ Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị
nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt"
đi với những thứ không ra gì. Thân
-14-

Ghi
chú


nhặt được chồng. -Nghe, ghi. phận con người bị rẻ rúng như cái
Hôn
nhân
của
rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì
người Việt là một
đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ,
phong tục trang
cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ.
trọng phải tiến hành
Đó thực chất là sự khốn cùng của
tuần tự qua các
hoàn cảnh.
bước: Dạm ngõ- ăn

+ Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng.
hỏi-xin cưới- đón
Người vợ có vị trí trung tâm trong
dâu- lại mặt. Cuộc
việc xây dựng tổ ấm gia đình. Trong
hôn nhân trong “vợ
tác phẩm, gia đình Tràng từ khi có
nhặt” lại đi tắt-thời
người vợ nhặt, mọi người trở nên gắn
buổi
đói
kém,
bó, quây quần, chăm lo, thu vén cho
người ta lấy nhau
tổ ấm của mình.
đơn giản như mua
một mớ rau ngoài
chợ (nhặt được).
Nhan đề ấy gợi cho - Suy nghĩ -> Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể
em suy nghĩ gì?
và tìm câu hiện thảm cảnh của người dân trong
trả lời. 1 số nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự cưu
hs trả lời, mang, đùm bọc và khát vọng, sức
các
hs mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm,
khác nghe, niềm tin của con người trong cảnh
-GV nhận xét, chốt nhận xét.
khốn cùng.
kiến thức.
-Nghe và

- Nhà văn đã xây ghi
dựng tình huống - HS thảo 2. Tìm hiểu tình huống truyện.
truyện như thế nào? luận
và -Tình huống truyện:
Tình huống đó có trình bày, + Tràng là một nhân vật có ngoại
những ý nghĩa gì?
bổ sung
hình xấu. Đã thế còn dở người. Lời
- Nhận xét và nhấn
ăn tiếng nói của Tràng cũng cộc cằn,
mạnh những ý cơ -Nghe, ghi. thô kệch như chính ngoại hình của
bản.
anh ta. Gia cảnh của Tràng cũng rất
ái ngại... Nguy cơ "ế vợ" đã rõ. Đã
vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái
chết luôn luôn đeo bám. Trong lúc
-15-


- Hãy nêu nhận xét
chung
về
tình
huống truyện?
- Nêu ý nghĩa của
tình huống truyện?
Đặc biệt tình
người, lòng nhân ái,
sự cưu mang đùm
bọc của những con

người nghèo đói là
sức mạnh để họ
vượt lên cái chết.
- Ngoài giá trị
nội dung tư tưởng,
tình huống trên còn

-Khái quát,
nhận xét
và trả lời.
-Thảo luận
theo nhóm
nhỏ (mỗi
bàn là một
nhóm và
trả lời).

không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến
chuyện vợ con của anh ta thì đột
nhiên Tràng có vợ. Trong hoàn cảnh
đó, Tràng "nhặt" được vợ là nhặt
thêm một miệng ăn cũng đồng thời là
nhặt thêm tai họa cho mình, đẩy mình
đến gần hơn với cái chết. Vì vậy, việc
Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le,
vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.
+ Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng
bàn tán, phán đoán rồi cùng nghĩ:
"biết có nuôi nổi nhau sống qua được
cái thì này không?", cùng nín lặng.

+ Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc
nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi
"cúi đầu nín lặng" với nỗi lo riêng mà
rất chung: "Biết chúng nó có nuôi nổi
nhau sống qua được cơn đói khát này
không?"
+ Bản thân Tràng cũng bất ngờ với
chính hạnh phúc của mình: "Nhìn thị
ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn
vẫn còn ngờ ngợ". Thậm chí sáng
hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng
hoàng.
-> Tình huống truyện mà Kim Lân
xây dựng vừa éo le vừa bi thảm, vừa
bất ngờ lại vừa hợp lí.
- ý nghĩa tư tưởng:
+ Giá trị hiện thực: Tố cáo tội ác thực
dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về
thảm cảnh chết đói.
+ Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái, cưu
mang đùm bọc nhau, khát vọng
hướng tới sự sống và hạnh phúc.
-16-


có giá trị thế nào về
nghệ thuật?
TIẾT 2
TLN:
N1+2: Nhân vật Tràng

N3+4: Nhân vật bà cụ Tứ
N5+6: Nhân vật Thị
Y/CTL:Tìm chi tiết miêu
tả:
- ngoại hình, tính cách?
- Diễn biến tâm trạng?

- Hãy cho biết
những đặc điểm
của anh cu Tràng
về ngoại hình, tính
cách, thói tật, gia
cảnh?
- Phân tích diễn
biến tâm trạng của
Tràng từ khi gặp
“thị”?
+ Tâm trạng của
Tràng từ khi gặp
“thị” được thể hiện
rõ trong những tình
huống, thời điểm
nào?
+ ở mỗi thời điểm,
hãy tìm những chi
tiết miêu tả suy
nghĩ, cử chỉ, lời
nói, hành động của
Tràng. Từ đó, rút ra
nhận xét về tâm

trạng?

+ Giá trị nghệ thuật: Tình huống
truyện khiến diễn biến phát triển dễ
dàng và làm nổi bật được những cảnh
đời, những thân phận đồng thời nổi
bật chủ đề tư tưởng tp.

HS có thể
gạch
ý
chính bằng
sơ đồ tư
duy ở mỗi
nhân vật
trên cơ sở
gợi ý của
giáo viên

3. Tìm hiểu về diễn biến tâm trạng
các nhân vật.
a) Nhân vật Tràng
*/ Ngoại hình, gia cảnh: Tràng là
nhân vật có bề ngoài thô, xấu, thân
phận lại nghèo hèn, mắc tật hay vừa
đi vừa nói một mình…
*/ Diễn biến tâm trạng từ khi gặp
“thị”
- Lần thứ nhất khi gặp “thị” ở tỉnh:
trêu đùa.

- Lần thứ hai khi gặp “thị” trên tỉnh
+ Ban đầu: trêu đùa -> hoàn toàn
ngạc nhiên, bất ngờ trước hành động
của “thị”
+ Sau đó: phân vân, băn khoăn, lo
lắng.
-> sự lo lắng có cơ sở, chứng tỏ
Tràng ý thức rất rõ thêm một người
trong lúc này là thêm một miệng ăn
đẩy Tràng đến nhanh hơn với cái
chết.
+ Cuối cùng: chặc lưỡi “chậc, kệ!”
-> hành động có vẻ liều lĩnh nhưng
thực chất lại thể hiện khao khát hạnh
phúc và tấm lòng thương người sâu
sắc, bản lĩnh dũng cảm, dám cưu
mang người khác trong hoàn cảnh
khó khăn, khốn cùng.
-17-


- Sau khoảng 5
phút, mời đại diện
mỗi nhóm trình
bày, nhận xét.
- Nhận xét, chốt.
-Tiến hành
thảo luận
theo
4

nhóm, ghi
kết
quả
vào bảng
phụ.

- Khi đưa “thị” về nhà: Trên đường
về xóm ngụ cư, Tràng không cúi
xuống lầm lũi như mọi ngày mà
"phớn phở", "vênh vênh ra điều".
Trong phút chốc, Tràng quên tất cả
tăm tối, "chỉ còn tình nghĩa với người
đàn bà đi bên" và cảm giác êm dịu
của một anh Tràng lần đầu tiên đi
cạnh cô vợ mới.
- Về đến nhà: vẫn chưa hết ngỡ
ngàng, ngạc nhiên. Vừa hồi hộp, lo
lắng, vừa ngượng nghịu, vui mừng->
tâm trạng phức tạp, đan xen nhiều
cảm xúc khó tả.
HS
làm - Khi mẹ về:
việc nhóm - Buổi sáng đầu tiên có vợ, Tràng
biến đổi hẳn: "Hắn thấy bây giờ hắn
mới nên người". Tràng thấy trách
nhiệm và biết gắn bó với tổ ấm của
mình. Lòng hắn bỗng tràn ngập niềm
tin vào hiện tại và tương lai.
-> hạnh phúc gia đình đã lay động,
thức tỉnh trong Tràng tình yêu với gia

Vì sao thị lại quyết
đình, cuộc sống, niềm tin vào cuộc
định theo Tràng về
sống khiến Tràng thực sự chín chắn
làm vợ?
và trưởng thành.
b) Người vợ nhặt:
HS tìm chi - Nguyên nhân theo Tràng về làm vợ:
- Sau khoảng 5 tiết, nhận Thị theo Tràng trước hết là vì miếng
phút, mời đại diện xét chi tiết ăn (chạy trốn cái đói) -> khao khát
mỗi nhóm trình
được sống.
bày, nhận xét.
- Khi còn ở trên tỉnh:
- Nhận xét, chốt.
- Trên đường theo Tràng về cái vẻ
"cong cớn" biến mất, chỉ còn người
phụ nữ xấu hổ, ngượng ngùng và
-18-


Đánh giá về nhân
vật thị?

-Nhận xét,
kiến thức

chốt - Cử đại
diện trình
bày, nhận

xét.
-lắng nghe,
ghi.

Tâm trạng bà cụ Tứ
ra sao khi nghe
Tràng giới thiệu về
người đàn bà? Tìm
và nhận xét những - Theo dõi
chi tiết đó?

phát
hiện .
lắng
nghe, ghi.

cũng đầy nữ tính (đi sau Tràng ba
bốn bước, cái nón rách che nghiêng,
ngồi mớm ở mép giường,…). Tâm
trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi
bước chân về "làm dâu nhà người".
- Về tới nhà: thất vọng nhưng không
từ bỏ.
- Buổi sớm mai: chị ta dậy sớm, quét
tước, dọn dẹp. Đó là hình ảnh của
một người vợ biết lo toan, thu vén
cho cuộc sống gia đình, hình ảnh của
một người "vợ hiền dâu thảo".
=>Người phụ nữ xuất hiện không
tên, không tuổi, không quê như "rơi"

vào giữa thiên truyện để Tràng "nhặt"
làm vợ. Từ chỗ nhân cách bị bóp méo
vì cái đói, thiên chức, bổn phận làm
vợ, làm dâu được đánh thức khi
người phụ nữ này quyết định gắn sinh
mạng mình với Tràng. Chính chị
cũng đã làm cho niềm hi vọng của
mọi người trỗi dậy khi kể chuyện ở
Bắc Giang, Thái Nguyên người ta đi
phá kho thóc Nhật.
c) Bà cụ Tứ:
- Lúc đầu: rất ngạc nhiên, không hiểu
chuyện gì đang xảy ra.
- Sau khi hiểu ra cơ sự
+ Tâm trạng bà cụ Tứ: mừng, vui,
xót, tủi, "vừa ai oán vừa xót thương
cho số kiếp đứa con mình". Đối với
người đàn bà thì "lòng bà đầy xót
thương". Nén vào lòng tất cả, bà dang
tay đón người đàn bà xa lạ làm con
dâu mình: "ừ, thôi thì các con phải
-19-


duyên, phải số với nhau, u cũng
mừng lòng".
+ Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu
mới, bà cụ Tứ đã nhen nhóm cho các
con niềm tin, niềm hi vọng: "tao tính
khi nào có tiền mua lấy con gà về

nuôi, chả mấy mà có đàn gà cho
xem".
Bà cụ Tứ là hiện thân của nỗi khổ
con người. Người mẹ ấy đã nhìn cuộc
hôn nhân éo le của con thông qua
toàn bộ nỗi đau khổ của cuộc đời bà.
Bà lo lắng trước thực tế quá nghiệt
ngã. Bà mừng một nỗi mừng sâu xa.
Từ ngạc nhiên đến xót thương nhưng
trên hết vẫn là tình yêu thương. Cũng
chính bà cụ là người nói nhiều nhất
về tương lai, một tương lai rất cụ thể
thiết thực với những gà, lợn, ruộng,
vườn,… một tương lai khiến các con
tin tưởng bởi nó không quá xa vời.
- Khái quát =>Tác dụng: thể hiện niềm lạc quan,

nêu vượt lên trên cuộc sống khó khăn của
Tác phẩm kết thúc nhận xét bà. Đồng thời khẳng định bà chính là
bằng hình ảnh: chung.
người khơi dậy, thắp sáng niềm tin
“Trong óc Tràng
cho các con. Mà niềm tin được khơi
vẫn
thấy
đám
dậy từ một người mẹ, một bà cụ già
người đói và lá cờ
sẽ mãnh liệt hơn bao giờ hết.
đỏ

bay
phất
4. Phần kết thúc tác phẩm
phới…” kết thúc - Suy nghĩ, - Nếu không có kết thúc này thì
này gợi em có suy tìm chi tiết truyện giống Tắt đèn hay bước đường
nghĩ gì về cuộc và
phân cùng- nghĩ về Việt Minh về cách
sống và tương lai tích theo mạng T8, về sự vùng dậy của những
của gia đình Tràng? từng giai người dân khốn khổ, đập tan xiềng
đoạn. 1 số xích, giành lại cơm áo-> gieo niềm
-20-


hs
trình
bày, các hs
khác nghe,
nhận xét.

tin mãnh liệt
- Câu chuyện mở ra trong khung cảnh
tối sầm vì đói khát, một buổi chiều
chạng vạng mặt người, và khép lại
bằng cảnh buổi sáng đầm ấm hạnh
phúc gợi ấn tượng về tương lai và
cuộc đổi đời của những người nông
dân như Tràng…vừa hé ra một tia
sáng cuối đường hầm cho tác phẩm,
vừa không làm cho truyện rơi vào
chủ quan.

Gv rèn cho HS một số kĩ năng và
thái độ sau
*/Rèn kỹ năng chú ý, lắng nghe. Kĩ
năng phát hiện, trình bày vấn đề. Kĩ
nằng cảm thụ hình ảnh, chi tiết
*/Có thái độ nghiêm túc trong học
tập.

HOẠT ĐỘNG 4: ĐÁNH GIÁ, KHÁI QUÁT
- Thời gian: 3 phút.
- Phương pháp và kĩ thuật: phương pháp quy nạp và kĩ thuật động não.
Thầy

Trò

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt
III. TỔNG KẾT

- Tổng kết - Khái quát, 1. Nội dung
lại

những trả lời.

nét

Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân

tiêu

dân ta trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt thể


biểu về nội

hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu

dung



của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái

nghệ thuật

chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ

của

ấm gia đình.

đoạn

trích?

2. Nghệ thuật

- Nhận xét, - Nghe, ghi.

+ Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp
-21-


Ghi
chú


chốt.

dẫn.
+ Dựng cảnh chân thật, gây ấn tượng: cảnh
chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…
+ Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc
lộ tự nhiên, chân thật.
+ Ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị, tự nhiên.
Gv rèn cho HS một số kĩ năng và thái độ
sau
*/Rèn kỹ năng chú ý, lắng nghe. Kĩ năng
đánh giá, khái quát.
*/Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
- Thời gian: 5 phút.
- Phương pháp: từng cá nhân suy nghĩ làm việc có thể kết hợp trao đổi thảo luận.
- Kĩ thuật: Động não.
Thầy
-

Hệ

Trò

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt


thống

- Một số câu văn miêu tả nạn đói 1945:

những câu văn

“Sáng nào, người đi làm….còng queo”

miêu tả nạn

“Không khí vẩn lên…..xác người”

đói năm 1945

“Những người đói…như những bóng ma”

và rút ra nhận

“Tiếng quạ kêu từng hồi thảm thiết”

xét

….

về

nghệ

thuật miêu tả


- Nghệ thuật miêu tả của Kim Lân:

nạn đói của

+ Lựa chọn những chi tiết điển hình.

Kim Lân?

+ Miêu tả một cách chân thực.

-

Nhận

xét, - Nghe, ghi + Kết hợp kể, tả với những so sánh, liên

tổng hợp, định nhanh.

tưởng gây ấn tượng đặc biệt về cảnh tượng

hướng.

hãi hùng, bi thảm, thương tâm.
Gv rèn cho HS một số kĩ năng và thái
độ sau
*/Rèn kỹ năng vận dụng linh hoạt.
*/Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
-22-


Ghi
chú


4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà( 1 phút)
- Học bài cũ và làm bài tập.
- Soạn: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
HIỆU TRƯỞNG

TỔ CHUYÊN MÔN

-23-


II. KẾT QUẢ KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU KHI SỬ SỤNG SƠ ĐỒ
TƯ DUY VÀO DẠY TRUYỆN NGẮN " VỢ NHẶT"-KIM LÂN
KẾT QUẢ KIỂM TRA LỚP THỰC NGHIỆM
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38

Họ và tên
BÙI THỊ ANH
NGUYỄN DIỆP ANH

PHÙNG THỊ LAN ANH
TẠ THỊ KIM ANH
LƯƠNG ĐĂNG CƯỜNG
NGUYỄN VĂN CƯỜNG
VŨ VĂN DIỆN
ĐỖ CẢNH DINH
NGUYỄN THỊ DUNG
HOÀNG VĂN DŨNG
LÊ VĂN DŨNG
LÊ QUỐC ĐẠT
VŨ HỒNG HIẾU
TRẦN THỊ THU HUYỀN
NGUYỄN TẤN LÂM
HOÀNG VĂN LIÊM
BÙI THỊ LINH
NGUYỄN THỊ LOAN
LU QUANG NHÂN
NGUYỄN VĂN QUANG
VŨ HỒNG QUÂN
PHẠM THỊ HỒNG SÂM
TRỊNH CÔNG SƠN
LÊ QUANG TẠO
QUÁCH VĂN THẾ
ĐỖ THỊ TRANG
NGUYỄN THỊ TRINH
TRỊNH QUANG TRUNG
PHẠM VĂN TRƯỜNG
NGUYỄN ĐỨC TRƯỞNG
ĐỖ VĂN TÚ
NGUYỄN ĐĂNG TUÂN

LÊ VĂN TÙNG
NGUYỄN VĂN TÙNG
PHẠM THANH TÙNG
ĐÀO VIẾT VĂN
PHẠM MINH VƯƠNG
NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN

-24-

Trước tác động
8
6
6
7
7
6
5
6
6
5
6
6
6
6
7
7
6
6
7
8

7
6
6
6
6
6
7
7
7
6
7
6
6
7
8
8
7

Sau tác động
7
7
8
8
7
7
8
7
8
7
7

7
7
7
7
7
8
7
7
7
7
8
7
8
7
7
9
7
7
7
6
8
8
7
7
8
7

8

9



KẾT QUẢ KIỂM TRA LỚP ĐỐI CHỨNG
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39

Họ và tên
NGUYỄN HẢI ANH
NGUYỄN TUẤN ANH A
NGUYỄN TUẤN ANH
PHẠM NGỌC ANH
LÊ THỊ KIM ÁNH
HOÀNG THỊ CHI
NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
NGUYỄN THỊ DUNG
VƯƠNG VĂN DƯƠNG
TRỊNH ĐỨC ĐOÀN
VŨ PHƯƠNG ĐÔNG
BÙI THỊ HẢI
VŨ ANH HÀO
BÙI THỊ HẰNG
HOÀNG THỊ HOA

LƯƠNG THỊ THANH HOA
TRỊNH VIỆT HOÀNG
ĐOÀN MẠNH HÙNG
NGUYỄN THỊ HUYỀN
NGUYỄN THỊ LAN
BÙI TIẾN MẠNH
NGUYỄN T. HỒNG NGỌC
BÙI THỊ NHUNG
NGUYỄN VĂN QUÂN
PHẠM NGỌC SƠN
TRẦN VĂN THÁI
NGUYỄN VĂN THANH
NGUYỄN TUẤN THÀNH
NGUYỄN VĂN THẮNG
TRẦN THỊ THỦY
NGUYỄN THỊ THÚY
BÙI CÔNG TOẢN
NGUYỄN T. HUYỀN TRANG
ĐÀO THỊ TRINH
PHẠM VĂN TUẤN
HOÀNG THANH TÙNG
NGÔ THANH TÙNG
NGUYỄN THANH TÙNG
LÊ QUANG TƯỜNG
-25-

Trước tác động
6
6
6

6
7
6
7
6
6
5
6
7
6
7
6
7
7
6
6
7
6
7
7
6
6
6
6
6
7
6
7
8
7

7
7
7
6
8
7

Sau tác động
7
7
6
6
7
7
8
6
7
6
7
7
5
8
7
7
7
7
6
7
7
6

7
6
7
6
7
6
6
7
8
7
6
8
7
6
8
7
7


×