i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN XUÂN KHOA
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ KHẢ
NĂNG NHÂN GIỐNG HOA ĐỖ QUYÊN TẠI VƯỜN
QUỐC GIA HOÀNG LIÊN SA PA - LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - NĂM 2010
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học
vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn.
Các thông tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Xuân Khoa
iii
LỜI CẢM ƠN
Với mong muốn góp phần công sức của mình vào sự nghiệp bảo tồn đa
dạng sinh học, từ năm 2008 đến nay, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính
đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa Đỗ quyên tại Vườn Quốc gia
Hoàng Liên - Sa Pa - Lào Cai”.
Để hoàn thành được đề tài và bản luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp
quý báu của các thày, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này cho tôi bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Đào Thanh
Vân đã tận tình giúp đỡ tôi trong cả quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn, xin cảm ơn các thày cô giáo và Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
để hoàn thành các nội dung và chương trình mà luận văn đặt ra.
Tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên của
Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu tại
hiện trường và kế thừa các số liệu sẵn có để hoàn thành tốt luận văn.
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản
luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 8 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Xuân Khoa
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục đích yêu cầu của đề tài
3
2.1. Mục đích
3
2.2. Yêu cầu
3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4
3.1. Ý nghĩa khoa học
4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
4
Chương 1 - TỔNG QUAN
5
1.1. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái, thực vật học hoa Đỗ quyên
5
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại hoa Đỗ quyên
5
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
7
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây hoa Đỗ quyên
8
1.2.1. Ánh sáng
8
1.2.2. Nhiệt độ
8
1.2.3. Nước
9
1.2.4. Đất
10
1.2.5. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây hoa Đỗ Quyên
10
1.2.6. Các loại sâu bệnh thường gặp ở Đỗ quyên
13
1.3. Tình hình nghiên cứu và tư liệu về hoa Đỗ quyên trên thế giới và
Việt Nam
15
1.3.1. Trên thế giới
15
1.3.2. Ở Việt Nam
17
1.3.3 Tính đa dạng sinh học của hoa Đỗ quyên tại Vườn Quốc gia
Hoàng Liên-Sa Pa-Lào Cai
19
1.4. Các nghiên cứu về ứng dụng cây hoa Đỗ quyên
23
1.4.1. Trên thế giới
23
v
1.4.2. Ở Việt Nam
24
1.5. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đa dạng sinh học cây hoa ĐQ
25
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả giâm hom
27
Chương 2 - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
31
2.1. Đối tượng nghiên cứu
31
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
31
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
31
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
31
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
31
2.3.2.1 Phương pháp kế thừa
32
2.3.2.2. Điều tra, khảo sát ngoài thực địa kết hợp thu mẫu vật, mô tả
tình hình sinh trưởng của các loài Đỗ quyên
2.3.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Đỗ quyên bằng phương pháp giâm
hom.
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều tra, phân loại các loài Đỗ quyên theo các nhóm chức năng và
nhóm đánh giá
32
36
41
41
3.2. Đặc điểm hình thái các loài Đỗ quyên phân bố tại khu vực Hoàng Liên
44
3.2.1. Đặc điểm hình thái thân
44
3.2.2. Đặc điểm lá của các loài Đỗ quyên tại khu vực Hoàng Liên
48
3.2.3. Đặc điểm hình thái hoa các loài Đỗ quyên khu vực Hoàng Liên
54
3.2.4. Đặc điểm hình thái quả các loài Đỗ quyên khu vực Hoàng Liên
60
3.2.5. Tình hình phân bố của 30 loài Đỗ quyên khu vực Hoàng Liên
62
3.3. Nghiên cứu nhân giống loài Đỗ quyên Hoa bông bằng phương
pháp giâm hom
3.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng nhân giống Đỗ
quyên bằng phương pháp giâm hom
3.3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra mô sẹo của hom
Đỗ quyên hoa bông
3.3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra lá, bật mầm và
chiều cao của hom Đỗ quyên hoa bông
64
64
65
66
vi
3.3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ, thời gian ra
rễ, hom sống và tỷ lệ xuất vườn của hom Đỗ quyên hoa bông
3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả năng nhân giống Đỗ
quyên hoa bông bằng phương pháp giâm hom
3.3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả năng ra mô sẹo của
hom Đỗ quyên hoa bông
3.3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả năng ra lá, bật mầm
và chiều cao của hom Đỗ quyên hoa bông
3.3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả năng ra rễ, thời
gian ra rễ, hom sống và tỷ lệ xuất vườn của hom Đỗ quyên hoa bông
3.3.3. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng nhân giống Đỗ
quyên bằng phương pháp giâm hom
3.3.3.1. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra mô sẹo của
hom Đỗ quyên hoa bông
3.3.3.2. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra lá, bật mầm
và chiều cao của hom Đỗ quyên hoa bông
3.3.3.3. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra rễ, thời gian
ra rễ, hom sống và tỷ lệ xuất vườn của hom Đỗ quyên hoa bông
68
70
71
72
74
76
76
77
79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
81
Kết luận
81
Kiến nghị
81
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
82
PHỤ LỤC
85
vii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐQ
Đỗ quyên
VQG
Vườn Quốc gia
HL
Hoàng Liên
ĐC
Đối chứng
Rh
Rhododendron
VN
Việt Nam
TN
Thí nghiệm
CT
Công thức
LC
Lào Cai
PP
Phương pháp
<
Nhỏ hơn
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các họ đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên
21
Bảng 1.2. Các chi đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên
22
Bảng 3.1. Danh sách các loài Đỗ quyên khu vực Hoàng Liên
41
Bảng 3.2. Phân loại Đỗ quyên theo nhóm chức năng và nhóm đánh
giá
42
Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái thân của các loài Đỗ quyên tại khu
vực Hoàng Liên
45
Bảng 3.4. Đặc điểm lá của các loài Đỗ quyên khu vực Hoàng Liên
48
Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái hoa và sự ra hoa của các loài Đỗ
quyên tại khu vực Hoàng Liên
54
Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái quả các loài Đỗ quyên tại khu vực
Hoàng Liên
60
Bảng 3.7. Tình hình phân bố các loài Đỗ quyên tại khu vực Hoàng
Liên
62
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra mô sẹo của
hom Đỗ quyên hoa bông
65
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra lá, bật
mầm và chiều cao của hom Đỗ quyên hoa bông
67
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ, thời
gian ra rễ, hom sống, tỷ lệ xuất vườn của hom Đỗ quyên hoa bông
68
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả ra mô sẹo
của hom Đỗ quyên hoa bông
71
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả năng ra lá,
mầm và chiều cao của hom Đỗ quyên hoa bông
73
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả năng ra rễ,
thời gian ra rễ, hom sống và tỷ lệ xuất vườn của hom Đỗ quyên hoa
bông
74
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra mô
sẹo của hom Đỗ quyên hoa bông
76
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra lá,
mầm và chiều cao của hom Đỗ quyên hoa bông
77
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của độ dài hom đến khả ra rễ, thời gian ra
rễ, hom sống và tỷ lệ xuất vườn của hom Đỗ quyên Hoa bông
79
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến tỷ lệ ra mô sẹo của
hom Đỗ quyên hoa bông
Hình 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến tỷ lệ ra rễ của hom
Đỗ quyên hoa bông
Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến tỷ lệ ra mô
sẹo của hom Đỗ quyên hoa bông
Hình 3.4. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến tỷ lệ ra rễ của
hom Đỗ quyên hoa bông
Hình 3.5. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến tỷ lệ ra mô sẹo
của hom Đỗ quyên hoa bông
Hình 3.6. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến tỷ lệ ra rễ của
hom Đỗ quyên hoa bông
66
69
72
74
77
79
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội ở nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước Á Đông. Trồng hoa và chơi hoa là
một thú vui tao nhã của mọi người, từ các bậc quyền quý đến các hộ dân
nghèo. Những năm trở lại đây, nhu cầu về hoa trên thế giới ngày càng
tăng cả về số lượng và chất lượng. Ở Lào Cai, với những điều kiện khí
hậu, đất đai phù hợp cho việc trồng và phát triển nhiều loại hoa, đặc biệt
ở các huyện vùng cao như: Sa Pa, Bắc Hà với khí hậu ôn đới mát mẻ có
thể trồng được nhiều loại hoa chất lượng cao mà địa phương khác không
trồng được. Từ năm 2001 đến nay, nghề trồng hoa ở Lào Cai đã được
hình thành và phát triển, mang lại thu nhập kinh tế cao cho nhiều doanh
nghiệp, hộ gia đình và cung cấp các sản phẩm có chất lượng cho thị
trường trong và ngoài nước. Các loại hoa chất lượng cao như: Hoa Lily,
hồng, Đỗ Quyên và các loài Lan bản địa đã dần có tên tuổi, gắn liền với
những vùng du lịch nổi tiếng.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường,
sự phát triển ồ ạt của các ngành công nghiệp cùng với áp lực của sự gia
tăng dân số đã có nhiều tác động xấu đến các hệ sinh thái rừng, đặc biệt
là rừng tự nhiên. Nhiều loài động, thực vật quý, hiếm bị khai thác, săn
bắn, xâm lấn nơi ở hoặc môi trường sống bị ô nhiễm đã dẫn đến nguy cơ
bị tuyệt chủng. Hơn thế, cuộc sống của chúng ta ngày càng bận rộn, lo
toan nên khoảng cách giữa con người và tự nhiên dường như ngày càng
xa cách. Cho dù vậy, thiên nhiên luôn cần thiết cho mỗi chúng ta, bởi nó
là khởi nguồn của sự sống, nó sẽ đem đến tình yêu và sức mạnh, đó
chính là lý do giải thích về tầm quan trọng của du lịch sinh thái, một
ngành kinh tế không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Du lịch sinh thái
là khâu kết nối giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau,
2
sự hấp dẫn, lôi cuốn của nó chính là vẻ đẹp, sự hùng vĩ của thiên nhiên
với những danh thắng, chim muông và những loài hoa đồng nội, trong đó
có các loài hoa Đỗ quyên được coi như những loài hoa vương giả.
Địa bàn huyện Sa Pa trong đó có Vườn Quốc gia Hoàng Liên
được xem như có tính đa dạng sinh học cao nhất trong hệ thống rừng đặc
dụng Việt Nam với gần 3.000 loài thực vật và trên 500 loài động vật.
Trong số đó có 116 loài thực vật và 60 loài động vật đang bị đe dọa được
ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ Thế giới. Tài nguyên thực
vật rừng nơi đây cũng rất đa dạng về công dụng với 16 nhóm công dụng
chính như: Lấy gỗ, làm thuốc, cây bóng mát hoặc làm cảnh, làm rau ăn,
lấy quả, cho nhựa mủ, cho tanin, cho tinh dầu,... Đặc biệt, nhóm các loài
cây Đỗ quyên (viết tắt là ĐQ) có nhiều giá trị công dụng khác nhau như
trồng làm cây cảnh, làm nguồn dược liệu chữa bệnh hoặc có thể trồng cây
đường phố và trồng cảnh quan. Hoa Đỗ quyên có giá trị kinh tế rất cao,
mỗi chậu hoa cảnh có giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng.
Đỗ quyên là một nhóm các loài cây cho hoa đẹp, đa tác dụng và có
giá trị về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực nên được rất nhiều người ưa thích.
Chúng chỉ phân bố tự nhiên ở những vùng núi cao, có khí hậu quanh
năm mát mẻ, vì đây là những loài cây của vùng Á nhiệt đới hoặc Ôn đới
núi cao. Ở Việt Nam, Đỗ quyên thường có ở Sa Pa, Tam đảo, Bạch mã,
Đà lạt,...v.v, trong đó Sa Pa nơi có các dãy núi thuộc Vườn Quốc gia
Hoàng Liên, được coi là trung tâm có nhiều hoa Đỗ quyên nhất với
khoảng 30 loài khác nhau. Chính về sự đa dạng về giá trị và công dụng,
nhiều loài Đỗ quyên có nguy cơ bị khai thác quá tải nên có thể bị đe dọa
tiêu diệt, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhu cầu chơi cây cảnh,
nhu cầu làm dược liệu và đặc biệt do thị trường Trung Quốc thu mua rất
lớn với giá mua rất cao nên người dân địa phương đã vào rừng thu hái
trái phép ngày càng nhiều. Điều đó đã dẫn đến làm suy giảm số lượng và
3
trữ lượng loài. Bên cạnh đó, nạn cháy rừng cũng đã làm mất đi nơi sống
của chúng. Trong khi đó, việc nghiên cứu cơ bản về loài cây này còn rất
hạn chế, rất có thể có loài bị tiêu diệt trước khi được nghiên cứu.
Để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo tồn phát triển các loài
cây ĐQ và ngăn chặn các tổn thất đa dạng sinh học. Đồng thời tạo hướng
sản xuất hàng hóa những loài cây này phục vụ nhu cầu chơi cây cảnh, sử
dụng làm thuốc chữa bệnh, trồng cây cảnh quan,... tăng thu nhập cho
người dân địa phương và giảm áp lực của cộng đồng lên tài nguyên thiên
nhiên VQG Hoàng Liên. Xuất phát từ thực tế và yêu cầu của sản xuất và
bảo tồn đa dạng sinh học nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa Đỗ
quyên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Sa Pa - Lào Cai”.
2. Mục đích yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Mô tả các đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng của các loài
Đỗ quyên tại khu vực Hoàng Liên.
- Một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống loài Đỗ quyên hoa
bông bằng phương pháp giâm hom tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Sa
Pa - Lào Cai.
2.2. Yêu cầu
- Mô tả đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng phát triển của Đỗ
quyên, phân loại các loài Đỗ quyên theo các nhóm chức năng.
+ Nhóm cây làm cảnh
+ Nhóm cây làm thuốc
+ Nhóm cây cho quả ăn được
+ Nhóm cây cho mục đích khác.
- Nhân giống loài Đỗ quyên hoa bông bằng phương pháp giâm hom.
4
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài hoa Đỗ quyên, sử dụng làm
tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện các đề án phát triển rau, hoa
cây cảnh tại Sa Pa, Lào Cai.
- Xây dựng được quy trình nhân giống loài Đỗ quyên hoa bông
bằng phương pháp giâm hom, từ kết quả này các tổ chức, cá nhân và
người dân địa phương có thể áp dụng để phát triển các vườn Đỗ quyên,
sản xuất và cung cấp giống chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường
hoa cây cảnh.
- Từ kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở để ứng dụng tiếp tục
nhân giống một số loài Đỗ quyên khác có giá trị.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài từ đó mở ra một hướng
mới về việc sử dụng, phát triển loài Đỗ quyên thành một loài cây cảnh có
giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước.
- Tạo điều kiện phát triển hoạt động du lịch sinh thái từ rừng cảnh
quan Đỗ quyên, vườn Đỗ quyên, với nhưng loài Đỗ quyên cổ thụ cho
hoa đẹp.
5
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái, thực vật học hoa Đỗ quyên
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại hoa Đỗ quyên
Theo Jiang Qing Hai, Trần Văn Mão dịch (2006) [8], Đỗ quyên
(Rhododendron spp.) là một loài cây cảnh nổi tiếng, dân gian thường nói
“Hoa trung Tây thi” (Tây thi trong hoa, ND). Hiện nay có khoảng hơn
1.000 loài. Trung Quốc có khoảng hơn 600 loài, có thể chia ra xuân
quyên, hạ quyên, xuân hạ quyên.
Đỗ quyên nguyên sản ở Trung Quốc, thuộc họ Đỗ quyên, là cây
bụi thường xanh, nửa thường xanh hoặc dụng lá hoặc là cây bụi, cây gỗ
thân to có cây cao hơn 20m, cây nhiều nhánh, nhánh nhỏ dày, nhánh non
có lông, màu nâu. Lá mọc lệch hình dạng khác nhau theo loài, hình tròn,
hình bầu dục, hình trứng,... Màu hoa cũng rất nhiều và khác nhau theo
loài, trắng, tím, hồng, vàng, đỏ, tím nhạt,... Cũng nhiều loài có hai màu
hoa. Hoa xuân quyên nở vào tháng 4 - 5, hoa hạ quyên nở vào tháng 5-6.
Quả chín màu nâu sẫm, hạt màu vàng sẫm, nhỏ.
Hoa Đỗ quyên còn gọi là Thạch lựu núi, khái niệm hẹp này có
nghĩa là chỉ phân bố ở vùng núi phía nam lưu vực sông Trường Giang,
người ta cho rằng loài hoa Đỗ quyên có nguồn gốc từ Trung Quốc được
phân bố nhiều ở các bờ nam và bắc các con sông lớn của Trung Quốc,
mỗi lần tiết thanh minh đến hoa đều nở rộ và được cho vào các bình,
chậu được xem như gió thơm xuân và khi đi dọc đường có hoa Đỗ quyên
nở người ta thường có cảm giác như là một rừng hoa núi.
Hoa Đỗ quyên có lịch sử lâu đời tại Trung Quốc, vào năm 402 sau
công nguyên đã xuất hiện hoa Đỗ quyên, sử sách Trung Quốc có ghi lại
thời đó Dê ăn lá Đỗ quyên bị chết; Thời đường ở Giang Tô đã trồng cây
Đỗ quyên và lưu truyền rằng Hoàng hậu Đường chinh thường đi thưởng
thức hoa Đỗ quyên vào ngày tết. Người ngoại quốc lấy rễ cây hoa Đỗ
6
quyên làm thuốc chữa bệnh. Đến thời Minh có rất nhiều tài liệu ghi chép
lại về hoa Đỗ quyên nhưng đến đời Thanh mới có một cuốn sách mô tả,
tổng kết kinh nghiệm về tập tính và cách trồng hoa Đỗ quyên. Đến thời
cận đại trước giải phóng do vận nước suy tàn nên nhiều loài hoa Đỗ
quyên bị mất ra nước ngoài. Lúc đó có 4 nhà học giả người Mỹ đã 31 lần
đến Trung Quốc thu lượm hoa trong đó có 1 phần hoa Đỗ quyên. Hiện
nay ở Anh có một vườn hoa có đến 350 loài hoa Đỗ quyên của Trung
Quốc. Trong một khu bảo tàng thực vật ở nước Anh có 1 cây hoa Đỗ
quyên được giữ làm tiêu bản gốc từ năm 1915, cây Đỗ quyên này có
đường kính là 2,6m, 280 năm tuổi theo vòng năm, sau này ở Anh đã khai
thác sử dụng tài nguyên di truyền phong phú của Trung Quốc, Nhật Bản
và châu Âu để lai tạo ra nhiều giống hoa Đỗ quyên mới, rồi hàng loạt các
loài hoa ưu tú xuất hiện, trong đó các nhà nghệ thuật vườn của nước Bỉ
đã chọn lọc lai tạo và nuôi dưỡng những loài hoa lớn mọc thích hợp vào
mùa đông được mọi người dân Bỉ rất hoan nghênh và được gọi là Đỗ
quyên Bỉ, sau này được đem về Trung Quốc và được gọi là hoa Đỗ
quyên tây. Hoa đỗ quyên ở Trung Quốc đã trở thành “Hoa nở trong
tường, hương thơm ngoài ngõ”.
Phân loại thực vật học hoa Đỗ quyên:
- Giới (regnum) : Plantae.
- Ngành (division): Magnoliophyta.
- Lớp (class): Magnoliopsida.
- Bộ (ordo) : Ericales.
- Họ (familia) : Ericaceae.
- Chi : Rhododendron.
- Tên thông thường : Đỗ quyên.
- Tên khoa học : Rhododendron (/roudə'dendrən/).
Hoa Đỗ quyên có giá trị thưởng thức rất cao. Nói về màu sắc hoa
Đỗ quyên trong hệ thống hoa màu đỏ có Đỗ quyên hồng, Đỗ quyên đỏ
thẫm, Đỗ quyên đỏ tím, Đỗ quyên đỏ cam. Trong hệ thống hoa màu
7
vàng có Đỗ quyên vàng lam, Đỗ quyên vàng nâu, Đỗ quyên vàng thẫm,
vàng nhạt, vàng xanh,… [2],[10],[12].
Theo I. Miyajima, K. Ureshino, N. Kobayashi, M. Akabane (2000)
[30], R. De Loose (1978) [34], phân tích hóa học cho thấy nguyên do
màu đỏ ở hoa Đỗ quyên là các chất sắc anthocyanin. Hai chất chính
cyanidin glucosid và cyanidin diglucosid thường gặp bên cạnh peonidin
diglucosid. Hoa màu tía chứa đựng malvidin diglucosid, màu tím là do
myricetin methyl ether mà ra, còn quercetin, azaleatin, methoxy
kaempferol chuyển màu đỏ xanh. Lượng các cyanidin hay flavonol, mà
nhiều nhất là azaleatin rhamnosyl gucosid, làm thay đổi màu hoa từ đỏ
thẫm, đỏ xanh qua hồng nhiệt, đỏ cam, đỏ vàng. Càng ít cyanidin
glucosid, màu đỏ càng chuyển qua xanh. Cyanidin còn hiện ra dưới các
thể galactosid, arabinosid, galactosid glucosid, araginosid. Trong số các
flavon khác, đã xác định được những pelargonidin, delphinidin,
petunidin, còn flavonol glycosid thì có quercetin galactosid, rhamnosid,
azaleatin galactosid, malvidin glucosid, delphinidin glucosid. Hai chất
sau nầy nhuộm hoa màu tía, còn caroten hiến màu vàng trong hoa Rh.
japonicum f. flavum.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
Cây bụi, cây thân gỗ, thường xanh hoặc lá rụng.
Lá đơn, mọc cách, ít khi mọc đối hoặc mọc vòng, mép lá nguyên
hoặc có răng cưa, không có lá kèm.
Hoa tự đơn lẻ hoặc chùm, tán hoặc viền thùy ở nách lá hoặc đầu
cành, thường có 1 - 3 lá bắc. Hoa lưỡng tính đều hoặc không đều. Đài 4 5 cánh hợp gốc, tràng hợp ống, 4 - 5 cánh xếp lợp, đỉnh cánh tràng
thường có vết lõm. Nhị rời, thường gấp đôi số cánh tràng, bao phấn 2 ô
thường mở lỗ và có cựa. Triền hoa trong nhị. Bầu trên 4 - 5 ô, đôi khi
nhiều hơn. Mỗi ô 1 đến nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy
nguyên.
Quả nang, thường có múi, đôi khi quả mọng. Hạt thường có cánh,
nhiều phôi nhũ [3].
8
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây hoa Đỗ quyên
1.2.1. Ánh sáng
Hoa Đỗ quyên là loại cây chiếu sáng dài, thông thường phải có điều
kiện chiếu sáng - không gian thì mới nở hoa, lúc sinh trưởng chế độ chiếu
sáng phải chọn lọc nhất định, các loài hoa Đỗ quyên rất ưa nửa bóng, kỵ
chiếu sáng mạnh, ánh sáng trực xạ sẽ làm cho chức năng quang hợp của lá
bị thay đổi dẫn đến hiện tượng héo sinh lý, nhất là khi độ chiếu sáng mạnh
của mùa hè nhiệt độ tăng đột ngột quá trình quang hợp sẽ bị ngừng trệ ảnh
hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường thậm chí phá hoại chất diệp lục
lá chuyển sang màu nâu, xuất hiện hiện tượng lão hoá. Mùa chiếu sáng
mạnh nên đưa hoa vào nơi giâm mát để chăm sóc như vậy thì sinh trưởng
của cây mới bình thường, lá mới xanh nếu chiếu sáng quá nhiều lá mất
màu xanh và bị khô. Các chủng loại hoa Đỗ quyên khác nhau thì sức đề
kháng với ánh sáng cũng khác nhau. [8],[21].
1.2.2. Nhiệt độ
Hoa Đỗ quyên là loài ưa mát không thích hợp với môi trường ánh
sáng, nhiệt độ cao. Nhưng các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau
yêu cầu đối với nhiệt độ cũng khác nhau, nhiệt độ cao hay thấp đều có
liên quan rất mật thiết đối với sinh trưởng phát triển của hoa Đỗ quyên,
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra chồi hoa và nụ hoa, là nhân tố quan
trọng khống chế sự ra hoa. Sinh trưởng mạnh nhất của hoa Đỗ quyên vẫn
yêu cầu khí hậu mát mẻ của mùa xuân và mùa thu, những mùa nhiệt độ
cao sinh trưởng rất chậm, trong thời kỳ ra hoa môi trường nhiệt độ cao
chồi hoa khó hình thành, thực tế chứng minh rằng trong điều kiện chiếu
sáng nhiệt độ từ 15-25oC thì nụ hoa phát triển nhanh từ 1 chồi hoa thành
1 bông hoa nở trong 30 - 40 ngày, nhưng nhiệt độ thấp hơn 15oC thì hoa
nở mất 50 ngày, nhiệt độ lớn hơn 30oC thì sinh trưởng của hoa Đỗ quyên
và sự ra hoa càng bị ảnh hưởng, có một số loài hoa Đỗ quyên ở nơi chiếu
sáng mạnh nhiệt độ cao thì các lá sẽ nhỏ lại nụ hoa phát triển không
9
đồng đều, nếu ở nhiệt độ dưới 10oC thời gian hoa nở kéo rất dài có khi
đến 80 ngày không bị héo, nếu nhiệt độ lớn hơn 20oC thời gian sẽ ngắn
hơn chỉ được khoảng 40 ngày. Do hoa Đỗ quyên sinh trưởng ở vùng cao
nên có khả năng chịu rét rất tốt thậm chí có loài hoa Đỗ quyên chịu được
nhiệt độ là âm 30oC [8],[21].
1.2.3. Nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể thực vật. Nước giữ vai
trò quan trọng trong phân chia tế bào, khi có đầy đủ nước và môi trường
thích hợp, tế bào phân chia, phát triển thuận lợi cây sinh trưởng nhanh.
Khi thiếu nước các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây hoa giảm, các
hợp chất hữu cơ được tạo thành ít, cây còi cọc, phát triển kém. Nếu sự
thiếu nước kéo dài, cây hoa có thể khô héo và chết. Nhưng, nếu quá
nhiều nước, cây bị úng ngập, sinh trưởng phát triển của cây cũng bị
ngừng trệ. Quá ẩm ướt, sâu bệnh phát triển mạnh, hoa cho năng suất
thấp, chất lượng hoa kém. Mỗi loại hoa yêu cầu độ ẩm khác nhau. Hoa
Đỗ quyên thuộc ôn đới yêu cầu độ ẩm đất thường khoảng 70 - 90%, nếu
khống chế ẩm độ thích hợp thì độ dài cành tăng thêm trung bình 8,2%.
Hoa Đỗ quyên trong quá trình phát triển có bộ rễ rất mảnh, phản
ứng rất nhạy cảm đối với nước vừa sợ hạn vừa sợ úng chỉ cần cung cấp
đủ, quá khô hoặc quá ẩm đều không có lợi cho sinh trưởng. Hoa Đỗ
quyên cũng yêu cầu rất nghiêm khắc với trữ lượng nước, bình thường thì
ưa nước hơi chua nếu như tưới nước hơi kiềm thì sẽ làm cho đất chua
biến thành kiềm sẽ ảnh hưởng đến hoa. Nếu cây ra lá thiếu nước cây sẽ
bị vàng lá, đọt lá xoăn, hoa rủ không tươi và có thể chết. Cần phải căn cứ
vào tình hình thời tiết, không khí khô hay ẩm và lượng nước trong đất để
tưới. Nguyên tắc của tưới nước cho Đỗ quyên là không khô không tưới,
không tưới thấm, tránh chỉ tưới một nửa. Hai mùa xuân và thu, thời kỳ
sinh trưởng, nở hoa và ra nụ cần tưới nhiều hơn, khi nhiệt độ cao mỗi
ngày cần tưới 1 - 2 lần. Khi phân hóa chồi hoa, phải khống chế lượng
10
nước để chồi hoa hình thành. Chất lượng nước tưới cũng là vấn đề cần
phải chú ý, nên tưới bằng nước tự nhiên là tốt nhất.
Độ ẩm của không khí và đất đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát
triển của cây hoa. Độ ẩm thích hợp thì cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt
ít sâu bệnh, ra hoa đẹp, chất lượng hoa cao[8],[21].
1.2.4. Đất
Đất là một yếu tố môi trường quan trọng cơ bản nhất, là nơi nâng
đỡ cây trồng, cung cấp nước, dinh dưỡng cơ bản và không khí cho sự
sống của cây hoa. Phần lớn các cây hoa yêu cầu đất tốt, nhiều mùn, tơi
xốp, thoát nước, có khả năng giữ ẩm, tầng canh tác dày.
Đất trồng thích hợp cho cây Đỗ quyên là một vấn đề quan trọng, có
ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng và phát triển của cây, Đỗ quyên có bộ
rễ phát triển nông chỉ đạt 20 - 60cm và có tính chọn lọc rất mạnh đối với
chất đất. Thông thường Đỗ quyên ưa đất chua, nếu đất kiềm lá sẽ héo
vàng và chết. Đỗ quyên là loài thực vật chỉ thị của vùng đất chua. Hàm
lượng mùn trong đất trồng cây hoa Đỗ quyên phải cao mới phù hợp cho
chúng sinh trưởng. Mùn nhiều có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây, cải
thiện kết cấu đất, làm tăng khả năng giữ nước, giữ phân, thông gió, hút
nhiệt, xúc tiến ra rễ [8],[21].
1.2.5. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây hoa Đỗ quyên
Nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm hút dinh dưỡng của cây có liên
quan đến nguồn gốc cây và giống. Nhu cầu và tác dụng sinh lý của các
nguyên tố khoáng với hoa Đỗ quyên có đặc điểm sau:
Theo Nguyễn Như Hà (2006) [7], Nguyễn Ngọc Nông (2009) [15]
+ Đạm (N): là nguyên tố quan trọng nhất của cây, nó là thành phần
của axit amin, protein, axit nucleic, men, chất kích thích sinh trưởng,
vitamin (chiếm khoảng 1-2% khối lượng chất khô). Cây có thể hút đạm
dưới các dạng: NO3-, NO2-, NH4+, axit amin,.. Đạm ảnh hưởng rất lớn tới
sản lượng và chất lượng hoa, thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, phân cành
11
yếu, cành, lá nhỏ, diệp lục tố ít, lá biến vàng, lá già và dễ bị rụng, rễ nhỏ
dài và ít, cây thấp khả năng quang hợp giảm.
+ Lân (P): tham gia vào thành phần quan trọng của axit nucleic và
màng tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. Lân
thường chiếm từ 1 - 1,4% khối lượng chất khô của cây. Cây hút lân dưới
dạng H2PO4- và HPO42-, lân có thể di chuyển trong cây, chủ yếu tập
trung ở phần non. Khi thiếu lân thì phần già biểu hiện trước. Lân cũng
ảnh hưởng lớn đến phẩm chất cây. Thiếu lân dẫn tới tích lũy đạm dạng
nitrat gây trở ngại cho việc tổng hợp protein. Cành, lá, rễ sinh trưởng
chậm, cây thấp bé, lá có màu tím tối hoặc tím đỏ ảnh hưởng đến tổng
hợp chất tinh bột, hoa nở khó. Nhiều lân quá sẽ ức chế sinh trưởng dẫn
tới thừa sắt, lá biến vàng, ảnh hưởng tới sự hút sắt.
+ Kali (K): không tham gia thành phần cấu tạo của cây, thường tồn
tại trong dịch bào dưới dạng ion. Tác dụng chủ yếu của kali là điều tiết
áp suất thẩm thấu của tế bào, thúc đẩy quá trình hút nước, hút dinh
dưỡng của cây. Khi ánh sáng yếu kali có tác dụng kích thích quang hợp,
tăng sức đề kháng cho cây. Trong cây, kali di động tự do. Nếu thiếu kali,
sự sinh trưởng, phát dục của cây giảm sút, mép lá thiếu màu xanh, ngọn
lá khô héo sau đó lan ra toàn lá, các đốt ngắn lại, nụ hoa nhỏ và dễ trở
thành hoa mù. kali là nguyên tố mà cây hút nhiều nhất, (gấp 1,8 lần
đạm), kali ít ảnh hưởng tới phát triển của cây so với đạm và lân. Tuy
nhiên, thiếu kali cây sinh trưởng kém, thiếu nhiều ảnh hưởng tới việc hút
canxi và magiê từ đó ảnh hưởng đến độ cứng của thân, cành và chất
lượng hoa.
+ Canxi (Ca): Chủ yếu tham gia vào sự tạo vách tế bào và hoạt chất
của nhiều loại men, có tác dụng tới việc duy trì công năng của màng tế
bào và duy trì cân bằng của môi trường bên ngoài. Trong cây, canxi
không di động tự do. Nếu thiếu canxi, phần bị hại trước tiên là chóp rễ
sau đó đỉnh ngọn chồi bị xám đen và chết, quanh mép lá non xuất hiện
12
những vết màu tím tối rồi lá khô và rụng, nụ bị teo và rụng. Canxi trong
đất rất ít di chuyển, vì vậy phải bón làm nhiều lần.
+ Magie (Mg): tham gia vào hoạt chất của nhiều loại men và tham
gia vào thành phần của chất diệp lục. Thiếu Mg ảnh hưởng tới quang
hợp, mặt dưới và gân lá bị vàng; nếu thiếu nhiều quá, gân lá sẽ thâm đen,
lá bị rụng. Mg còn tham gia vào quá trình tổng hợp protein và xúc tác
cho một số loại men. Mg có thể di chuyển trong cây.
+ Lưu huỳnh (S): tham gia vào quá trình hình thành protein. Cây
hút lưu huỳnh dưới dạng SO4--. Lưu huỳnh di động trong cây rất yếu.
Thiếu lưu huỳnh biểu hiện ở phần non rõ hơn phần già, protein tạo thành
ít, cây sinh trưởng chậm. Thừa lưu huỳnh gây độc cho cây.
+ Sắt (Fe): là thành phần của nhiều loại men có liên quan tới quang
hợp. Nếu thiếu sắt, quang hợp sẽ giảm, lá non thiếu màu xanh. Sắt không
di động được trong cây, thiếu sắt trước hết biểu hiện ở các phần non.
Trong đất sắt thường tồn tại ở dạng Fe2O3, cây hút sắt ở dạng FeSO4. Nói
chung trong đất không thiếu sắt nhưng do có nhiều hợp chất sắt cây
không hút được dẫn tới thiếu. Khi hàm lượng axit phosphoric cao, sắt
không hòa tan được, khi pH trên 6,5 sắt cũng dễ bị kết tủa.
+ Mangan (Mn): không phải là thành phần của diệp lục nhưng có
quan hệ chặt với sự hình thành diệp lục và quá trình quang hợp. Nếu
thiếu Mn, quang hợp sẽ giảm. Mn làm tăng hoạt tính của rất nhiều loại
men. Trong cây, Mn và sắt có tính đối kháng, nhiều Mn thì thiếu sắt, sắt
quá nhiều thì thiếu Mn. Khi thiếu Mn, trên lá xuất hiện những vết vàng.
+ Bo (Bo): có tác dụng rất quan trọng tới sự phân hóa hoa, tới quá
trình thụ phấn, thụ tinh và sự phát dục của cơ quan sinh thực, đồng thời
còn có tác động tới sự chuyển hóa và vận chuyển của đường. Nếu thiếu
Bo, phần chóp ngọn cây ngừng sinh trưởng, lá và cành hoa cong lại, đốt
ngắn lại. Nếu nhiều Bo quá, mép lá biến thành màu nâu, các phần khác
biến vàng.
13
+ Kẽm (Zn): kích thích sự giải phóng CO2 trong diệp lục, kích thích
quang hợp. Kẽm có liên quan đến sự hình thành kích tố sinh trưởng. Nếu
thiếu kẽm, chất kích thích sinh trưởng khó hình thành, ảnh hưởng tới sự
sinh trưởng của cây, đốt ngắn lại, lá và gân lá thiếu màu xanh sau đó
chuyển vàng, trắng và chết khô.
+ Đồng (Cu): có trong các Coenzyme, trong nhiều loại men
oxidase, tham gia vào quá trình ôxi hóa khử trong cây. Đồng có quan hệ
rất chặt chẽ với việc hình thành chất diệp lục, quan hệ tới hiệu suất
quang hợp đồng thời còn tham gia vào quá trình trao đổi của đường và
protein.
1.2.6. Các loại sâu, bệnh thường gặp ở Đỗ quyên
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Mão (2001) [14] về các
loại sâu, bệnh hại thường gặp ở trên cây hoa Đỗ quyên cho thấy:
Các loại bệnh thường gặp ở Đỗ quyên:
Bệnh thối rễ, bệnh đốm nâu, bệnh đốm đen, bệnh khô lá và bệnh
vàng lá.
- Bệnh thối rễ: Sau khi bị bệnh cây khô héo, trên rễ có các đốm
nâu, nhiều nước. Bệnh nặng vỏ bị bóc ra, gỗ biến màu đen, trong điều
kiện nhiệt độ cao, độ ẩm lớn bệnh dễ phát sinh.
Phương pháp phòng trừ: Trước khi thay chậu cần khử trùng đất,
giữ cho đất tơi xốp, ẩm, tránh tích tụ nước. Nếu phát hiện cây bệnh phải
kịp thời xử lý cây và đất chậu. Khi phòng trừ dùng thuốc tím 0,1% hoặc
Sunfat sắt 2% tưới vào cây bệnh, dùng nước rửa sạch rồi đưa vào chậu;
dùng Topsin 0,1% phun vào chậu cũng có hiệu quả.
- Bệnh đốm nâu. Bệnh đốm nâu là bệnh hại chủ yếu của cây Đỗ
quyên. Khi bệnh mới xuất hiện, trên lá có các đốm nhỏ màu nâu rồi lan
rộng thành đốm lớn, trên đốm có các điểm đen. Bệnh làm cho lá rụng ảnh
hưởng đến sự ra hoa.
14
Phương pháp phòng trừ: Cần chú ý để nơi vào nơi thông thoáng, khi
bón phân cần tăng cường bón phân tổng hợp N, P, K. Nếu phát hiện lá bị
bệnh cần cắt và đốt đi. Khi mới chớm bệnh phun thuốc Booc đô 1% hoặc
hợp chất lưu huỳnh vôi 0,40Be. Bệnh đốm nâu và đốm đen có cùng một
phương pháp phòng trừ.
- Bệnh vàng lá do thiếu sắt. Trồng trên đất có kiềm thường xuất
hiện hiện tượng vàng lá. Có thể phun Sunfat sắt 0,2-0,3% lên cây hoặc
đổ dung dịch Sunfat sắt tỷ lệ 1:30 vào lỗ chọc sâu 15cm xung quanh cây
để tăng độ chua cho đất.
Các loại sâu hại thường gặp ở Đỗ quyên:
Nhện đỏ, rệp ống, nhện râu ngắn.
- Nhện đỏ: chủ yếu gây hại hoa
Phương pháp phòng trừ: bắt diệt, phun thuốc hợp chất lưu huỳnh
vôi 0,50Be, có thể dùng nước ngâm lá Trúc đào, Thanh hao pha loãng để
phun, phun DDVT 0,1% để diệt.
- Rệp ống: chủ yếu hại lá, cành non và hoa, làm cho lá vàng xoăn,
mất dinh dưỡng ảnh hưởng đến ra hoa.
Phương pháp phòng trừ: cần đặc biệt chú ý đến diệt rệp qua đông.
Mùa đông dùng hợp chất lưu huỳnh vôi 5% để diệt trứng rệp. Cuốc cỏ
xung quanh cây để diệt rệp trú ngụ. Kỳ rệp gây hại dùng thuốc Rogor
0,1% phun 3-4 lần.
- Nhện râu ngắn: là một trong những loài sâu nguy hiểm, thường
hút nhựa trên lá cành non và gây hại vào mùa hè khô nóng; mưa nhiều số
lượng sâu sẽ giảm bớt.
Phương pháp phòng trừ: trong tháng 10 đến tháng 3 năm sau phun
1 lần hỗn hợp chất lưu huỳnh vôi 0,50Be, hoặc phun Sumithion 0,2% để
diệt.
15
1.3. Tình hình nghiên cứu và tư liệu về hoa Đỗ quyên trên thế giới và
Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Theo Nguyễn Thị Thanh Hương, Trần Minh Hợi, Nguyễn Tiến
Hiệp (2009) [9], Lê Khả Kế (1969-1976) [12], Nguyễn Nghĩa Thìn,
Nguyễn Thị Thời (1998) [20], Đỗ quyên là một nhóm các loài cây có
hoa đẹp và được nhiều người ưa thích ở nhiều nước trên thế giới với vẻ
đẹp dịu dàng của nó. Chúng chỉ phân bố tự nhiên ở những vùng núi cao,
có khí hậu quanh năm mát mẻ. Với đặc điểm hoa to, màu sắc đẹp và đa
dạng nên rất nhiều loài (đặc biệt trong chi Đỗ quyên - Rhododendron L.)
được sử dụng trồng và là nguồn để tạo ra hơn 1000 loài lai đẹp dùng làm
cây cảnh bán trên thị trường thế giới. Đỗ quyên được coi là những loài
hoa vương giả. Chính vì mục đích đó, ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ
hàng nghìn loài hoang dại và lai đã được trồng trong các vườn gia đình
và nơi công cộng.
Họ Đỗ quyên (Ericaceae) trên thế giới có chừng 107-111 chi với
khoảng 3400-3500 loài, phân bố rất rộng, đặc biệt tập trung tại vùng
Himalaya, Tây Nam Trung Quốc, vài nơi ở châu Úc, Niu-Di-Lân và
Nam châu Phi. Ở Việt Nam, họ này hiện gặp 12 chi với khoảng 91 loài.
Chi Đỗ quyên (Rhododendron L.) có khoảng gần 40 loài, phân bố chủ
yếu ở vùng núi cao trên 1000m trong hệ sinh thái núi đá và đất.
Chi Đỗ quyên, danh pháp khoa học: Rhododendron (từ tiếng Hy
Lạp: rhodos, "hoa hồng", và dendron, "cây"), là một chi thực vật có hoa
thuộc họ Thạch nam (Ericaceae). Đây là một chi lớn với khoảng 8501.000 loài và hầu hết các loài đều có hoa rực rỡ. Đỗ quyên là Quốc hoa
của Nepal. Nhiều loài Đỗ quyên được trồng làm cây cảnh, một số loài
có tác dụng chữa bệnh [2].
Chi Đỗ quyên có đặc điểm là cây bụi và lớn (hiếm), những loài nhỏ
16
nhất cao chừng 10-100cm, loài lớn nhất, Rh. giganteum, được ghi nhận
là cao tới 30m. Lá cây xếp theo hình xoắn ốc; kích thước lá có thể từ 1-2
cm tới hơn 50cm, ngoại lệ là R. sinogrande có lá dài 100cm. Đỗ quyên
có thể là cây thường xanh hoặc cây rụng lá theo mùa. Ở một số loài, mặt
dưới lá có phủ vảy hoặc lông tơ. Một số loài nổi tiếng vì hoa nở thành
chùm lớn. Có các loài ở vùng núi có hoa và lá nhỏ, một số loài nhiệt đới
sống bám ở dạng tầm gửi [3].
Đỗ quyên là chi có phân bố rất rộng, xuất hiện ở hầu khắp Bắc bán
cầu ngoại trừ các vùng khô hạn, và trải dài xuống Nam bán cầu ở Đông
Nam Á và vùng bắc Australasia. Độ đa dạng loài cao nhất được tìm thấy
ở vùng núi Himalaya từ Uttarakhand, Nepal và Sikkim tới Vân Nam và
Tứ Xuyên, ở các vùng núi khác cũng có độ đa dạng cao như ở Đông
Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Ngoài ra, có rất nhiều loài Đỗ
quyên nhiệt đới gốc Đông Nam Á và Bắc Úc. Người ta đã ghi nhận 55
loài ở Borneo và 164 loài ở New Guinea. Tương đối ít loài hơn có tại
Bắc Mỹ và châu Âu. Người ta chưa tìm thấy Đỗ quyên ở Nam Mỹ hay
châu Phi. Ở Việt Nam có khoảng 30 loài Đỗ quyên .
Cây Đỗ quyên (Rhododendron af) phân bố tự nhiên ở những vùng
có khí hậu quanh năm mát mẻ, thuộc loài cây của vùng á nhiệt đới hoặc
ôn đới. Trên thế giới, Đỗ quyên phân bố nhiều ở vùng ôn đới Bắc Mỹ,
vùng cao nguyên tiếp giáp Á - Âu và Đông Á, phổ biến ở Nhật Bản, Bắc
Triều Tiên và Trung Quốc.
Theo Lê Trần Đức (1997) [6], Trần Hợp (1993) [11], hoa Đỗ quyên
Rhododendron, còn có tên Đỗ quyên ấn, hồng thụ ấn, thạch nam, thuộc
họ cùng tên Đỗ quyên Ericaceae, ngày nay với kỹ thuật hợp lai phổ biến
rộng rãi, không chỉ toàn một màu đỏ thắm mà tùy nơi còn mang nhiều
sắc trắng, tím, tía, son qua hồng nhiệt, đỏ thẫm, đỏ gạch, đỏ hồng, đỏ
xanh, đỏ cam, đỏ vàng,… Nguồn gốc núi cao châu Á nhiệt đới (Nhật