Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tầm nhìn về môi trường xanh của Lý Quang Diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.03 KB, 11 trang )

Mục Lục

Lời mở đầu
I.
1.
2.
3.
4.
5.
II.

Cuộc đời và sự nghiệp của Lý Quang Diệu

2

Học vấn là nền tảng
Kiên định với lựa chọn dù đi ngược số đông
Sức mạnh trong lời nói
Cứng rắn trong công việc
Tình cảm trong đời sống
Tầm nhìn của Lý Quang Diệu

4

1. Coi trọng pháp luật
2. Thúc đẩy phát triển kinh tế
3. Nghĩa vụ quân sự
4. Hệ thống phúc lợi xã hội độc đáo
5. Nhấn mạnh tầm quan trọng cua kiến thức
6. Trọng dụng người tài
III.



Tầm nhìn về môi trương xanh của Lý Quang Diệu..……………5
1.
2.
3.
4.

IV.

Cây xanh đem lại lợi thế
Đảo quốc sư tử chuyển mình theo năm tháng
công trình xanh bề thế ở Singapore
Cây xanh tại Singapore được pháp luật bảo vệ
Kết Luận

10


Lời mở đầu
Xây dựng tầm nhìn cho nhà lãnh đạo là quá trình hình thành một hình ảnh tinh
thần để thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, và giải quyết vấn đề để chèo lái tổ chức
đi đến tương lai.
Và hơn thế nữa, mỗi nhà lãnh đạo, mỗi nhà chính trị đều có trong mình một tầm
nhìn lớn để đưa đất nước đi lên với mục tiêu cụ thể.
Ở mỗi thời kỳ, trên thế giới luôn có những nhà chính trị kiệt xuất với một tầm
nhìn thật rộng và thật sâu băng cách nào đó hình thành trong họ để khẳng định
năng lực của mình..địa thế của chính bản thân…và quan trọng hơn nữa là khẳng
định được tầm ảnh hưởng của một quốc gia trong khu vực cũng như trên toàn
thế giới.
Cố thủ tướng Lý Quang Diệu đã ảnh hưởng lớn tới việc hoạch định chính sách

đối ngoại của Singapore nên âm vang tư duy của ông Lý trong từng bài phát
biểu và phỏng vấn về chính sách đối ngoại thực hiện bởi các nhà lãnh đạo thế hệ
thứ hai và thứ ba.
Là thủ tướng đầu tiên của nước Cộng Hòa Singapore, Lý Quang Diệu đã đưa ra
các chính sách cụ thể trên các lĩnh vực an ninh – quốc phòng, kinh tế và chính
trị xã hội.
Trong 31 năm giữ cương vị thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu luôn chú
trọng yếu tố pháp luật, phúc lợi xã hội, đào tạo nhân tài trong chiến lược phát
triển đất nước.
Bằng tài năng và tầm nhìn, cố thủ tướng đã đưa Singapore từ một hòn đảo nhỏ
không tài nguyên thành một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới. Di
sản chính trị mà thủ tướng đầu tiên của đảo quốc sư tử để lại luôn khiến những
nhà lãnh đạo kế cận của Singapore phải học hỏi.

I.

Cuộc đời và sự nghiệp của Lý Quang Diệu

10


Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu
 Sinh ngày 16/9/1923 trong một gia đình người Hoa khá giả tại Singapore, thuộc
thế hệ thứ 3 người nhập cư từ Trung Quốc.
 Gia đình ông đã di cư từ tỉnh Quảng Đông tới Singapore từ thế kỉ thứ 19. Khi
đó, Singapore còn là thuộc địa của Anh với tên gọi "Các khu định cư Eo biển".
Chính vì vậy, ngay từ khi chào đời, ông Lý Quang Diệu đã nói tiếng Anh như
tiếng mẹ đẻ. Mãi đến năm 30 tuổi, ông mới bắt đầu nói tiếng Trung Quốc.
 Ông Lý Quang Diệu học tập tại 1 trường tiếng Anh ở Singapore và luôn giành
được thành tích học tập cao nhất ở Singapore và Malaysia vào thời đó.

1) .Học vấn là nền tảng
Ông Lý Quang Diệu luôn đứng trong danh sách 150 sinh viên xuất sắc nhất
Singapore, thường xuyên dẫn đầu về điểm số tại các kỳ thi và nhận nhiều học
bổng danh giá suốt thời gian đi học.
Ông theo đuổi ngành luật và tốt nghiệp hạng ưu từ trường Fitzwilliam thuộc Đại
học Cambridge của Anh. Tấm bằng luật này đã dẫn ông tới điểm xuất phát trên
con đường hoạt động chính trị của mình khi ông trở thành một trợ lý pháp lý
cho Laycock & Ong, một trong những hãng luật ra đời sớm nhất ở Singapore.
2) Kiên định với lựa chọn dù đi ngược số đông
Ông Lý được cho là đã áp dụng nhiều biện pháp tương đối cực đoan trong quá
trình xây dựng, kiến thiết Singapore. Nhưng ông làm tất cả những điều đó chỉ
nhằm một mục đích duy nhất: kiến tạo sự phú cường, đưa đất nước đi lên từ
khốn khó, trở thành một đô thị phát triển vượt bậc, theo Vulcan Post.
Trong hơn 30 năm cầm quyền, ông Lý áp dụng rất nhiều chính sách khác nhau
và gặt hái không ít thành công. Ông tiến hành đổi mới đô thị và xây dựng nhà ở
công cộng mới, giao quyền hạn lớn hơn cho phụ nữ, cải cách giáo dục và công
nghiệp hóa.
Ông biến Singapore thành trung tâm vận tải và dịch vụ tài chính lớn với một
trong những bến cảng tấp nập nhất thế giới. Theo Trung tâm Tăng trưởng và
Phát triển Groningen, GDP đầu người của Singapore khi ông Lý lên nắm quyền
năm 1959 là hơn 2.100 USD, và hơn 2.600 USD vào năm 1965, khi Singapore
trở thành quốc gia độc lập. Con số này tăng lên hơn 14.200 USD vào năm 1990,
khi ông rời ghế thủ tướng.
Tuy nhiên, một số chính sách của ông cũng vấp phải sự chỉ trích của dư luận.
Các nhóm nhân quyền cho rằng ông kiểm soát quá chặt chẽ truyền thông trong

10


nước và hạn chế tự do dân sự, thông qua các quy định nghiêm ngặt về phát ngôn

và tụ tập ở nơi công cộng. Nhưng ông kiên định con đường của mình.
"Chúng ta sẽ không đạt được những tiến bộ về kinh tế nếu không quan tâm tới
các vấn đề cá nhân. Ai là hàng xóm của bạn, cuộc sống của bạn ra sao, những
âm thanh bạn tạo ra, thậm chí bạn nhổ nước bọt như thế nào và ở đâu", Vulcan
Post dẫn lại một câu nói nổi tiếng của ông. "Tôi kiên định với suy nghĩ của
mình. Tôi mạnh tay để mọi việc trở nên đúng đắn, đúng là khắc nghiệt nhưng
rất nhiều giá trị đang bị đe dọa. Cuối cùng cái mà tôi đạt được là gì? Một
Singapore thành công".
3) Tập trung vào cốt lõi vấn đề
Theo ông Heng Swee Keat, một người từng có cơ hội làm việc dưới quyền thủ
tướng Lý, câu hỏi mà ông thường xuyên đặt ra là "thì sao nữa?". Nếu bạn báo
cáo cho ông ấy một thông tin nào đó mới mẻ, ông sẽ ngay lập tức đáp lại bằng
câu hỏi "thì sao nữa" và lặp lại những câu tương tự như: "vậy nên?" hay "kết
quả là?" để dồn bạn tiến thẳng vào cốt lõi của vấn đề và đúc rút ra ý nghĩa của
từng mẩu thông tin. Thói quen của ông là bỏ qua tất cả những chi tiết gây nhiễu,
không liên quan, để trực tiếp đi vào trọng tâm, xác định điểm mấu chốt của vấn
đề.
Ông Heng từng có lần viết bản báo cáo dài ba đoạn để trả lời một câu hỏi mà
ông Lý đưa ra. Theo Heng, câu trả lời của ông khá toàn diện. Nhưng thay vì
khen ngợi, thủ tướng chỉ hỏi: "Tôi yêu cầu một lời giải đáp ngắn gọn, tại sao
anh lại đưa lên một bản trình bày quá dài như vậy".
4) Sức mạnh trong lời nói
Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu thường xuyên có những bài diễn văn
đầy nhiệt huyết, lay động lòng người do chính ông viết trước công chúng. Khi
ông nói, rất khó để không lắng nghe. Sự trọng vọng mà người dân dành cho ông
một phần xuất phát từ những điều như vậy.
Ông Lý Quang Diệu phát biểu phản đối cuộc biểu tình của nhân viên hãng hàng
không Singapore Airlines vào năm 1980
5) Cứng rắn trong công việc
Giới chuyên gia từ lâu đã đánh giá ông Lý là một nhà lãnh đạo với nghiêm

khắc. Ông từng bị phê phán vì áp dụng những biện pháp cứng rắn với phe đối
lập và sử dụng các luật lệ về tội phỉ báng để chống lại đối thủ chính trị.

10


Năm 2010, ông cùng con trai, Thủ tướng Lý Hiển Long, kiện New York Times
tội phỉ báng vì một bài viết liên quan đến gia đình ông của một nhà báo tự do.
Tờ báo và tác giả sau đó phải trả tổng cộng khoảng 11.000 USD tiền bồi thường
cho ông.
"Tại sao ta không đánh bại họ trước khi họ kịp làm điều đó với ta? Khi họ bắt
đầu sẽ càng khó khăn hơn cho ta để có thể phá hủy họ hoàn toàn", ông nói.
"Tôi chưa bao giờ cảm thấy lo lắng hay ám ảnh bởi những cuộc trưng cầu ý kiến
hay thăm dò mức độ được dân chúng yêu mến. Theo tôi, người tỏ ra e ngại
trước những thứ như vậy là một vlãnh đạo yếu đuối. Giữa việc được yêu quý và
bị người khác e dè, kiêng nể, tôi luôn cho rằng Machiavelli đã đúng. Nếu không
ai sợ tôi thì tôi sẽ trở nên vô nghĩa", ông chia sẻ, nhắc đến một triết lý của nhà
ngoại giao, triết học gia chính trị Niccolo Machiavelli: nhà lãnh đạo kiệt xuất
luôn là một người đáng sợ.
6) Tình cảm trong đời sống
Ông Lý và vợ, bà Kha Ngọc Chi, có một chuyện tình rất đẹp và cảm động. Cuộc
hôn nhân của hai người kéo dài 63 năm. Những ngày tháng cuối đời bên giường
bệnh của vợ, chính ông là người chăm sóc cho bà. Mỗi ngày ông đều tận tay đo
huyết áp cho vợ mình bởi bà không để ai khác làm việc đó. Thỉnh thoảng ông
còn bị trầy xước cả mặt vì ngủ gật trong lúc đọc sách cho vợ nghe mỗi tối.

Tầm nhìn của Lý Quang Diệu
1. Coi trọng pháp luật
II.


Cố thủ tướng Lý Quang Diệu là người coi trọng pháp luật. Ông tin rằng, pháp
luật là nền tảng cơ bản cho sự ổn định và phát triển xã hội. Theo ông Lý, luật
pháp cần tôn trọng quyền của người dân, hạn chế tình trạng lạm quyền, vốn dẫn
tới sự tan rã của trật tự xã hội.
Ông đặc biệt tin vào tính hiệu quả của đòn roi. Khi còn là thuộc địa của Anh,
chính quyền Singapore từng dùng đòn roi để xử lý các hành vi liên quan tới bạo
lực cá nhân, theo Asia One.
"Tôi chưa bao giờ quá quan tâm hoặc ám ảnh trước các cuộc thăm dò ý kiến",
ông Lý từng khẳng định. Ông cho rằng, một khi người dân đã chọn các nhà lãnh
đạo, họ cần chấp nhận luật pháp do những người đứng đầu nhà nước ban hành
và cùng nhau nỗ lực để đạt mục tiêu.
Theo người cha lập quốc của đảo quốc sư tử, giới lãnh đạo phải nói rõ những
vấn đề quan trọng với người dân và trung thành với họ. Ông cho rằng, đó mới là
ý nghĩa nghĩa thực sự của nền dân chủ.

10


2. Thúc đẩy phát triển kinh tế
Cố thủ tướng Lý Quang Diệu khuyến khích đổi mới và mở cửa nền kinh tế để
giao lưu với thế giới. Thông điệp chính của ông Lý về động lực phía sau sự
thành công của Singapore rất đơn giản: "Chất lượng nguồn nhân lực của một
quốc gia là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của nước đó.
Sự sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, làm việc nhóm và đạo đức nghề
nghiệp sẽ mang lại lợi thế mạnh nhất trong quá trình cạnh tranh".
Ông Lý quan tâm tới việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, đưa Singapore
thành một ốc đảo phát triển. Chính phủ cũng tận dụng mọi ưu điểm về vị trí
chiến lược để biến Singapore thành một cảng trung chuyển và cung cấp dịch vụ
tài chính và ủy quyền quốc tế.
3. Nghĩa vụ quân sự

Ông Lý thành lập các lực lượng quân sự Singapore (SAF) và yêu cầu sự trợ
giúp từ các nước khác, đặc biệt là Israel, để xin lời khuyên về việc đào tạo và
xây dựng cơ sở vật chất. Lý Quang Diệu đưa ra bộ luật yêu cầu mọi công dân
Singapore đủ 18 tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự, lực lượng vũ trang Singapore,
cảnh sát hoặc dân phòng.
4. Hệ thống phúc lợi xã hội độc đáo
Ông Lý đưa ra ý tưởng về việc thành lập Quỹ Tiết kiệm Trung ương nhằm tiết
kiệm dài hạn cho người dân Singapore. Số tiền trong quỹ sau đó được dùng để
hỗ trợ hưu trí, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ nhà ở.
5. Nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức
Cố thủ tướng Lý Quang Diệu lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức của
Singapore, bên cạnh tiếng Hoa, Malaysia và tiếng Tamil.
Ông luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức trong quá trình chuyển đổi
nền kinh tế, song bác bỏ việc tách rời học thuật và khả năng làm chủ doanh
nghiệp.
"Những người có tư duy tốt và trở thành học giả cũng có thể là những nhà sáng
tạo, những người đổi mới, các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc doanh nhân. Họ phải
đưa sản phẩm và dịch vụ ra thị trường để giúp cuộc sống của người dân khắp
nơi trở nên phong phú", ông nói.
6. Trọng dụng người tài
Cố thủ tướng Lý Quang Diệu luôn chào đón những người nhập cư, đồng thời
kêu gọi người dân Singapore giúp đỡ họ hòa nhập môi trường mới. Năm 2011,

10


ông Lý từng nói rằng Singapore là nơi sinh sống của khoảng 20.000 tới 25.000
dân nhập cư và chính phủ có thể điều chỉnh sự già hóa dân số tại quốc đảo.
Chính phủ Singapore đã thực hiện triệt để quan điểm của ông Lý về trọng dụng
nhân tài khi không chỉ đầu tư nguồn lực trong nước mà còn thu hút hiền tài ở

nước ngoài thông qua các chính sách hấp dẫn về nơi ở và làm việc.
Cuộc đời 'người cha lập quốc' của Singapore
Dưới sự lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu, Singapore từ một nước nghèo tài
nguyên và năng lực phòng thủ hạn chế trở thành một trong những cường quốc
kinh tế hàng đầu châu Á.

III.Tầm nhìn về môi trường xanh của Lý Quang Diệu

1. Cây xanh đem lại lợi thế
Báo Straits Times cho biết, trong thời gian du học tại trường Cambridge (Anh),
ông Lý Quang Diệu rất quan tâm cách người Anh sắp đặt vị trí cây xanh trên
các tuyến đường nhộn nhịp ở thủ đô London. Ông cũng dành thời gian tìm hiểu
về đất đai, hệ thống nước, phân bón và khí hậu.
Khi nắm trọng trách phát triển Singapore, ông Lý Quang Diệu nhấn mạnh việc
mở rộng độ che phủ của cây xanh để giảm hệ quả tiêu cực của quá trình đô thị
hóa, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.Ông rất thích cây angsana (vốn dễ
trồng cũng như phát triển nhanh, tán rộng) và cây còng. Ngoài ra, cây xanh còn
góp phần làm đẹp mỹ quan đô thị, đặc biệt khi đến mùa hoa nở, thu hút những
chú chim đến làm tổ và mang lại âm thanh rộn rã cho phố phường.
Ngày 16/6/1963 là dấu cột mốc quan trọng trong chiến dịch trồng cây ở
Singapore. Khi ấy, thủ tướng Lý Quang Diệu tự tay cuốc đất để trồng một cây
thành ngạnh. Các nhà sử học ví hành động trồng cây của ông Lý Quang Diệu
giống như việc gieo những hạt giống đầu tiên của giấc mơ "khu vườn
Singapore" xuống mảnh đất cằn cỗi trong quá khứ.
Ông Lý Quang Diệu tin rằng cây xanh sẽ làm giảm sự khắc nghiệt quá trình đô
thị hóa của Singapore, làm đẹp thành phố và làm cho môi trường Singapore
“thuận lợi” để người dân sinh sống.
50 năm sau đó, ông Lý trồng một cây khác ở làng công viên Holland vào ngày
16/6 để kỷ niệm 50 năm phủ xanh Singapore. Nơi này cũng được chọn là địa
điểm thân thiện với môi trường kể từ khi cựu thủ tướng trồng cây xanh đầu tiên.

Sự kiện ông Lý Quang Diệu trồng cây xanh đầu tiên vào năm 1963 là nguồn
cảm hứng của chiến dịch trồng 1.963 cây được nhiều người hưởng ứng.
Qũy cây xanh thành phố đóng góp 470 nghìn USD vào chi phí trồng cây để phủ
xanh Singapore. 1.963 cây xanh đã được trồng tại đảo quốc sư tử do các cá nhân
và tổ chức thực hiện.

10


2. Đảo quốc sư tử chuyển mình theo năm tháng
Thủ tướng lập quốc của Singapore chọn thời điểm trồng cây vào mùa hè, mùa
hạn hán, để nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến dịch phủ xanh cả nước giúp
điều hòa khí hậu, mang lại nhiều mưa hơn cho hòn đảo.
Tuy nhiên, tầm nhìn sâu xa hơn của ông Lý Quang Diệu ở chỗ, ông tin rằng một
Singapore sạch sẽ và trong xanh sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh của đất nước
trong quá trình vươn lên Thế giới thứ nhất.
"Những mảng xanh trong thành phố cũng giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm
của người dân, khiến họ tự hào về những thực thể tồn tại xung quanh. Chúng tôi
hướng dẫn họ chăm sóc cây xanh và không phá hoại cây cối", ông Lý Quang
Diệu kể trong quyển hồi ký xuất bản năm 2000.
3. Những công trình xanh bề thế ở Singapore

Trong những thập kỷ điều hành đất nước, ông Lý Quang Diệu luôn quyết liệt
thực hiện giấc mơ xây dựng "thành phố vườn" ở Singapore.
"Tôi cử người đi khắp nơi, đến các vùng xích đạo, vùng nhiệt đới, vùng cận
nhiệt đới, để tìm những giống cây hoặc dây leo mới. Họ đến châu Phi, vùng
Caribbean, châu Mỹ, và mang về một số giống cây mới. Chúng không nhiều,
nhưng nếu bạn dành chỗ để trồng cây, để dây leo mọc lên, thì sự oi bức sẽ giảm
và bạn có một thành phố khác hẳn", ông Lý Quang Diệu kể trong quyển The
Man And His Ideas (xuất bản năm 1998).

Khi Singapore trở thành đô thị hiện đại, ông Lý Quang Diệu "khoe" rằng, ông
luôn cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm khi từ máy bay trông xuống đại lộ East
Coast rợp bóng cây.Vì sao trồng cây lại là ưu tiên của Singapore vào thời kỳ
đầu độc lập, khi đất nước chưa chắc chắn về sự tồn vong kinh tế?"Ông Lý
Quang Diệu đã khẳng định chiến dịch phủ xanh phải là phần thiết yếu trong quá
trình xây dựng đất nước. Một thành phố xanh với khâu quản lý, quy hoạch hiệu
quả sẽ gửi tín hiệu tích cực đến các nhà đầu tư. Hơn nữa, nó cũng truyền cảm
hứng đến người dân Singapore, khiến họ tự hào rằng họ đang sống trong một
'thành phố vườn'. Có những lợi ích không thể đong đếm nhưng vô cùng quan
trọng".
4. Cây xanh tại Singapore được pháp luật bảo vệ
Tại Singapore mỗi hội đồng thị trấn thường tổ chức các hoạt động ngày trồng
cây với các thành viên quốc hội trong khu vực bầu cử của mình. Mỗi gia đình
thậm chí còn dùng cây xanh làm quà cưới cho con cái.
Singapore có những khu bảo tồn cây với quy định không được đốn hạ bất kỳ
cây nào có đường kính vượt quá 1m đang sinh trưởng trên bất kỳ vùng đất nào
bên trong một khu vực được quy hoạch bảo tồn cây xanh hoặc ở vùng đất trống,
trừ phi được Hội đồng các công viên quốc gia (NParks) cho phép. Đảo quốc này

10


còn quy định với các cây di sản - cây trưởng thành trong và ngoài các khu vực
bảo tồn được pháp luật bảo vệ. Những cây này được ghi nhận có giá trị lịch sử
và đóng góp cho cảnh quan của Singapore.
Ngày nay, Singapore là một quốc đảo xanh sạch đẹp. Với diện tích đất nhỏ hẹp,
chính phủ Singapore đang có ý định phủ xanh toàn bộ đất nước thông qua mô
hình phát triển "thành phố trong khu vườn". Năm năm gần đây, kế hoạch trồng
cây xanh ở Singapore bước vào giai đoạn mới - hướng tới bảo tồn sinh học đa
dạng. Nếu trước kia, quốc gia này phát triển theo mô hình “khu vườn trong

thành phố”, giờ họ lại đang phấn đấu trở thành “thành phố trong khu vườn” vào
năm 2016.
Từ năm 1971, chính phủ Singapore quyết định chọn một ngày trong tuần thứ
nhất của tháng 11 là Ngày Trồng cây toàn quốc. Sự kiện Ngày Trồng cây đầu
tiên diễn ra vào ngày 7/11/1971. Tháng 11 là thời điểm bắt đầu mùa mưa ở
Singapore. Do vậy, đảo quốc có thể tiết kiệm lượng nước ngọt phải dùng để
tưới tiêu trong giai đoạn này.Ngày Trồng cây ở Singapore thực sự là một ngày
hội của cả nước, với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra bên cạnh nhiệm vụ chính
là trồng cây. Các gia đình hướng dẫn trẻ em trồng cây và giảng giải về những
lợi ích mà cây xanh mang lại.Ông Lý Quang Diệu chưa từng vắng mặt ở bất kỳ
lễ khai mạc sự kiện nào suốt hơn 50 năm qua. Ngày 2/11/2014, dù sức khỏe đã
suy yếu đáng kể, ông vẫn tham gia lễ phát động Ngày Trồng cây cùng người
dân.

10


Kết Luận
Lý Quang Diệu là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử, mà sẽ được tưởng nhớ trong
nhiều thế hệ như là người cha của một nước Singapore tân tiến và là một chiến
lược gia tài giỏi về quan hệ Á Châu.
Lý Quang Diệu nhấn mạnh đến nhu cầu liên tục đào tạo những nhân tài lãnh
đạo đất nước, ông nói:
“Chúng ta cần những nhà lãnh đạo là những người có tầm nhìn xa và rộng,
có đầu óc minh mẫn và phóng khoáng, có khả năng nắm bắt cơ hội như
chúng ta đã làm... Nhiệm vụ của tôi là tìm ra người kế nhiệm xứng đáng.
Tôi đã tìm ra họ, và họ đang ở đây; bây giờ đến lượt họ phải tìm ra người
kế nhiệm cho mình. Như thế cần có sự liên tục tìm kiếm và đào tạo những
nhà lãnh đạo có năng lực, chân thật, tận tụy và tài năng, là những người làm
việc không phải vì mình, mà vì nhân dân và đất nước.”

Mặc dù đã rời bỏ chức vụ thủ tướng, ông vẫn được xem là một chính trị gia
có ảnh hưởng nhất tại đảo quốc này.
Ông Lý Quang Diệu qua đời lúc 3 giờ 18 phút (giờ địa phương) ngày 23
tháng 3 năm 2015, khi đang điều trị tại Bệnh Viện Singapore
General, Singapore, hưởng thọ 91 tuổi.
Cuộc đời ông sẽ truyền cảm hứng cho người dân Singapore, nhiều người
dân ở các nước khác và cho thế hệ mai sau. Nỗi đau sẽ đưa người dân
Singapore xích lại gần nhau và khiến chúng ta mạnh mẽ hơn", ông Lý Hiển
Long phát biểu.
Ông Lý Quang Diệu lo lắng cho người dân, không phải theo cách xa rời
thực tế, mà quan tâm tới từng người, từng cá nhân.

10


10



×