Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích chiến lược kinh doanh của Nguyễn Kim.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.07 KB, 12 trang )

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
TRUNG TAM MUA SẮM NGUYỄN KIM
Tiền thân là một Cửa hàng chuyên bán sỉ và lẻ các sản phẩm điện tử và điện lạnh được
chính thức hoạt động vào năm 1992. Năm 1996, Cửa hàng này được mở rộng và phát triển
dưới pháp nhân là Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ Nguyễn Kim Tiến,
chức năng của Công ty được mở rộng sang các lĩnh vực khác như: thương mại, dịch vụ,
kinh doanh bất động sản và lắp ráp các sản phẩm điện tử.
Cũng trong thời điểm này, Cửa hàng điện máy được phát triển, chuyển mình và hoàn
thiện hơn dưới tên giao dịch mới là Trung Tâm Mua Sắm Sài Gòn – Nguyễn Kim vào ngày
19/01/2001. Tại TP HCM đã xuất hiện một Trung tâm đầu tiên chuyên phân phối sỉ và lẻ
các sản phẩm Điện máy, Điện lạnh, Điện gia dụng, Kỹ thuật số và Điện thoại di động.
Tháng 11 năm 2001, Trung tâm Mua sắm Sài Gòn – Nguyễn Kim chính thức được tổ chức
VBQI cấp chứng nhận ISO9001 và Nguyễn Kim được nhìn nhận là Trung tâm điện máy
đầu tiên được thành lập với qui mô lớn và tính chuyên nghiệp cao.
Thông tin pháp nhân:
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại tổng hợp & Dịch vụ Nguyễn Kim Tiến
- Tên giao dịch: Trung tâm Mua sắm Sài Gòn – Nguyễn Kim
- Địa chỉ: 63 - 65 - 67 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, Tp HCM
- Điện thoại: 084 8211 211 – Fax: 084 8 210 818
- Tài khoản số: 0071000982709 tại Vietcombank
- Mã số thuế: 0302916952
Trung tâm mua sắm Sài Gòn - Nguyễn Kim chính thức ra mắt trung tâm mua sắm được
nâng cấp, mở rộng tại tòa nhà 63 – 65 - 67 Trần Hưng Đạo quận 1. Đây là vị trí địa lý
thuận lợi, nằm ngay khu vực trung tâm của thành phố, thuận lợi cho khách hàng tham quan
và mua sắm.
Trung tâm được thiết kế quy mô, hiện đại trên tổng diện tích 4000 m2 với 05 tầng dành
cho tập trung kinh doanh. Khu vực kinh doanh được bố trí hợp lý, trưng bày đẹp mắt, khoa
học, tiện lợi cho khách hàng tìm hiểu sản phẩm và mua sắm. Đặc biệt với các tiêu chuẩn
trang bị ngang tầm với các Trung tâm mua sắm trong khu vực, khách hàng mua sắm được
phục vụ tốt và thoải mái nhất.
Tổ chức bán hàng:


Với hơn 50.000 mặt hàng thuộc 6 ngành hàng được bày bán như : Điện lạnh, Điện tử, Gia
dụng, Thiết bị giải trí, Thiết bị tin học, Điện thoại di động.
Hệ thống các trung tâm:
 Trung tâm Mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim Quận 1
 Trung tâm Mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim Tân Bình
 Trung tâm Mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim Tràng Thi
 Trung tâm Kinh Doanh Tổng Hợp Nguyễn Kim

A. THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM ĐIỆN MÁY
NGUYỄN KIM:
THỊ TRƯỜNG:
Việt Nam được nhận định là thị trường hàng đầu về tiêu dùng hàng hi-tech trong
tương lai. Khát khao sở hữu những phương tiện hiện đại của người Việt Nam được nhìn
nhận cao hơn cả những nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil
Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường,doanh số thị trường bán lẻ mặt hàng
điện máy của Việt Nam năm 2008 rất lớn,lên tới 3,9 tỷ USD, và có tốc độ tăng trưởng lên
đến 30-40%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
Số liệu khảo sát của GfK cho biết, tính trung bình, người Việt Nam chi 43 USD/năm
cho việc mua sắm các sản phẩm điện máy, chiếm 1,6% thu nhập.
Ngòai ra, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng những năm gần đây đang chuyển
dần từ các chợ điện tử truyền thống sang kênh siêu thị bán lẻ chuyên ngành với mô hình
phân phối hiện đại. Sức mua tại các siêu thị ngày càng tăng cao nhờ không gian mua sắm
thoải mái, hàng hóa trưng bày bắt mắt và người mua nhận được nhiều dịch vụ tiện ích.
Trước cơ hội mở ra trong một thị trường đông dân cư với phần lớn người dân đang có thu
nhập ngày càng tăng, cộng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử đang ngày
càng rút ngắn dòng đời một sản phẩm khiến cho việc mua sắm, thay đổi đồ dùng điện tử
diễn ra liên tục và ngày càng sôi động, Nguyễn Kim nhanh chóng xác định hướng mở rộng
hệ thống bán lẻ hiện đại cùng tham vọng chiếm lĩnh thị trường
Quả thực, nếu dựa vào số liệu nghiên cứu thị trường của GfK, ta thấy Nguyễn Kim
đang có thị phần 29-45 % (tùy theo sản phẩm) thị trường hàng điện máy, điện lạnh và kỹ

thuật số của cả nước.
Tạp chí bán lẻ châu Á – Retail Asia vừa công bố kết quả khảo sát thị trường bán lẻ của 14
quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo đó, 10 nhà bán lẻ
hàng đầu của Việt Nam theo thứ tự là SJC, PNJ, Saigon Co.op, trung tâm mua sắm Sài
Gòn Nguyễn Kim, Big C, Parkson, G7mart, Diamond Plaza, Best Carings và Fahasa. Tính
về doanh thu trên mỗi mét vuông kinh doanh, Nguyễn Kim đạt hiệu quả cao nhất với 311,5
triệu đồng/m2/năm so với Saigon Co.op chỉ có 18,9 triệu đồng/m2/năm.
 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
“Chiếc bánh” thị trường đang lớn dần lên (với tốc độ tăng hơn 20%/năm) và các DN luôn
tìm cách chiếm phần lớn hơn. Vì vậy, trung tâm điện máy Nguyễn Kim cũng phải đối mặt
với hàng lọat các đối thủ trong “cuộc chiến” của thị trường điện máy. Với thị trường trong
nước, Nguyễn Kim phải cạnh tranh với các đại gia bán lẻ điện máy như: Topcare, Pico,
HC, Thiên Hoà, Phan Khang, Chợ Lớn, Ideas, …
Các siêu thị điện máy không chỉ chạy đua với nhau trong các hình thức khuyến mãi mà còn
chạy đua cả trong việc mở rộng thị phần. bằng chứng là vào thời điểm trước Tết nguyên
đán 2007, nhiều đại gia đã xuất chiêu khá mạnh. Phải kể đến đợt khuyến mãi của siêu thị
điện máy Chợ Lớn với hình thức giảm giá đến 88%.
Xét về tổng thể cuộc đua khuyến mãi thật sự chỉ bùng nổ khi “doanh” muốn kích cầu
người tiêu dùng với những hình thức khuyến mãi thật sự với quy mô lớn. “Phát súng” đầu
tiên cho cuộc chạy đua trên chính là chương trình khuyến mãi của hai siêu thị điện máy
hàng đầu TP.HCM là Nguyễn Kim và Thiên Hòa cùng một thời điểm và kéo dài. Lần đầu
tiên, nhiều mặt hàng điện từ được giảm giá xuống từ 10 – 60% so với giá gốc và kéo dài
trong nhiều ngày. Việc sở hữu những sản phẩm công nghệ cao “ngoài tầm với” như đầu
thu kỹ thuật số, điện thoại hiện đại…do giá khá cao nay đã dễ dàng hơn với người mua.
Vì vậy, không ngạc nhiên, số khách hàng kéo đến mua sắm quá đông cũng đã khiến trung
tâm điện máy Nguyễn Kim và Thiên Hòa phải quá tải. Hàng không đủ bán, không đáp ứng
đủ nhu cầu của người mua sắm nhiều khi phải đóng cừa sớm hơn so với thường lệ. Không
chỉ các măt hàng thông thường như ti vi, đầu máy, mà các loại máy ảnh kỹ thuật số, máy
tính xách tay.. cũng nằm trong danh sách hàng khuyến mãi.
Hệ quả từ những chương trình khuyến mãi quy mô lớn đó của Nguyễn Kim và Thiên Hòa

đã khiến các “ông lớn” cùng mặt hàng phải “ngoái nhìn”. Các siêu thị điện máy khác như
Ideas, Lộc Lê, Chợ Lớn… tiếp nối sau đó với nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá. Họ
cũng không thể thua kém hơn so với hai “nhà giàu” trước đó.
Thậm chi, nhiều nơi chưa có “lịch” khuyến mãi cũng bắt buộc đưa hàng ra khuyến mãi cho
“bằng bạn bằng bè”. Ideas hiện có một chương trình “đổi hàng cũ lấy hàng mới” rất thú vị.
Các trung tâm mua sắm khác thì tung ra các hình thức giảm giá như mua hàng kèm tặng
phẩm hoặc bốc thăm trúng thưởng…
Mặc dầu mức giảm giá không quy mô so và nóng bằng các đợt trước, nhưng các chương
trình khuyến mãi hiện nay nối tiếp phần nào giải quyết “cơn khát” của người tiêu dùng.
Cuộc đua khuyến mãi giữa các trung tâm mua sắm sẽ còn tiếp tục và diễn ra sôi nổi.
Nhưng việc thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng, là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Hình thức khuyến mãi nào cân bằng được lợi ích giữa khách hàng và nhà phân phối sẽ
giành được thắng lợi. Cuộc đua khuyến mãi hiện nay giữa các siêu thị điện máy, ai thắng ai
là một câu hỏi khó trả lời. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là người mua sẽ được lợi
nhiều từ những chương trình khuyến mãi.
Với việc mở rộng thị phần thì Nguyễn Kim nói riêng và các siêu thị điện máy khác nói
chung đều có chiến lược đầu tư theo chiều rộng, khai trương những trung tâm mới trong hệ
thống chuỗi siêu thị sẵn có của mình.
Minh chứng cho chiến lược của mình, Sài Gòn Nguyễn Kim đã có mặt tại Hà Nội với một
trung tâm bán lẻ điện máy trên phố Tràng Thi. Dự kiến đến 2009, chuỗi trung tâm mua
sắm Sài Gòn Nguyễn Kim cũng sẽ có 9 trung tâm bán lẻ và đến năm 2015 sẽ có chuỗi các
trung tâm bán lẻ trên khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước. Không thua kém, các doanh
nghiệp khác như công ty cổ phần Pico, Siêu thị Điện máy Chợ Lớn đều có chiến lược phát
triển chuỗi siêu thị điện máy của mình trên cả nước trong thời gian tới. Siêu thị điện máy
Chợ Lớn đã vươn ra Hà Nội với siêu thị Hom Center (HC) và còn Pico đang phát triển
chuỗi 10 siêu thị điện máy trên toàn quốc.
Siêu thị điện thoại Viễn Thông A cũng đã ra mắt tại Hà Nội, đánh dấu việc mở rộng thị
trường ra miền Bắc của một trong những hệ thống bán lẻ điện thoại di động giá sỉ có doanh
số đứng đầu tại thị trường phía Nam. Hiện tại, Viễn Thông A đã có 22 siêu thị tại TP.HCM
và các tỉnh như Biên Hoà, Bình Dương, Đà Nẵng và Hà Nội là chi nhánh thứ 23. Tiếp theo

Hà Nội, Viễn Thông A sẽ mở rộng mạng lưới sang các tỉnh phía Bắc khác như Hải Phòng,
Quảng Ninh, khu vực miền trung Tây Nguyên và miền tây Nam Bộ như Cần Thơ, Kiên
Giang… với mục tiêu đạt 40 siêu thị đến cuối năm nay. Công ty TNHH Lê Phụng, một
doanh nghiệp chuyên kinh doanh máy tính cũng đang từng bước mở rộng mô hình chuỗi
cửa hàng công nghệ cao với giá thấp nhất của mình trên khắp cả nước.
Trong khi một số doanh nghiệp quy mô nhỏ đang ngày càng co cụm lại trước những biến
động của nền kinh tế thì nhiều doanh nghiệp lớn lại mạnh dạn đầu tư kinh doanh nhằm
củng cố chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, vào thời điểm năm 2009, khi các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài chính thức
xâm nhập vào thị trường Việt Nam theo lộ trình WTO thì trung tâm điện máy Nguyễn Kim
nói riêng và các siêu thị điện máy cả nước nói chung đều có chung nỗii lo là các đối thủ
nước ngoài.
Hiện nay, tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản là Best Denky đã có mặt tại Việt Nam,
liên doanh với Công ty Thương mại và Tiếp thị Bến Thành (Carings) thành lập 2 siêu thị
điện máy là Best – Carings tại Hà Nội và Cần Thơ. Cuối năm nay sẽ mở siêu thị thứ 3 tại
địa bàn trọng điểm TP. HCM. Chính thức khai trương vào tháng 12/2008 tại TP. HCM
nhưng tại thời điểm này IT Plaza, trung tâm thương mại đầu tiên gồm 75 cửa hàng chỉ
chuyên kinh doanh các mặt hàng IT của tập đoàn Sung Dau, cũng đã có những động thái
tích cực nhằm thăm dò thị trường.
Tập đoàn bán lẻ GS Retail lớn nhất Hàn Quốc đã ký kết với Công ty Đầu tư và Phát triển
công nghiệp Bình Dương (Becamex IDC) thuê 7ha đất tại Khu công nghiệp Mỹ Phước III
để xây dựng khu trung tâm thương mại với quy mô lớn. Các tập đoàn lớn của Mỹ là Best
Buy và Circuit City… cũng đang chuẩn bị vào Việt Nam. Khi các tập đoàn này vào Việt
Nam, chắc chắn không chỉ để mở một, hai siêu thị mà sẽ là một chuỗi siêu thị tại nhiều tỉnh
thành. Và khi đó thị trường điện máy sẽ lại càng cạnh tranh khốc liệt hơn nữa.
B. MỤC ĐÍCH CỦA TIẾP THỊ:
Trên quan điểm của người bán 4P là những công cụ Marketing tác động đến người mua.
Trên quan điểm của người mua mỗi công cụ Marketing được thiết kế để cung cấp lợi ích
cho khách hàng, 4P là để đáp ứng 4C của khách hàng.
4P 4C

Sản phẩm
Product
Đòi hỏi và mong muốn của khách hàng
Customer needs and wants
Giá
Price
Chi phí đối với khách hàng
Cost to the customer
Phân phối
Place
Thuận tiện
Convenience
Xúc tiến
Promotion
Thông đạt
Communication
E. THE 4Ps:
Thị trường
mục tiêu
1. Sản phẩm (P1)
• Với vị thế là hệ thống chuỗi trung tâm mua sắm chuyên ngành hàng điện tử lớn
nhất hiện nay, sản phẩm bày bán tại hệ thống Nguyễn Kim vô cùng đa dạng với
hơn 50.000 mặt hàng, trong đó có nhiều mặt hàng độc đáo, như TV LCD lớn nhất
Sản phẩm (P1)
Chất lượng
Hình dáng
Đặc điểm
Nhãn hiệu
Bao bì
Kích cỡ

Dịch vụ…
Marketing
mix
Giá cả (P2)
Các mức giá
Giảm giá
Chiết khấu
Thanh toán
Tín dụng…
Phân phối (P3)
Loại kênh
Phân loại
Trung gian
Sắp xếp
Dự án
Vận chuyển…
Xúc tiến (P4)
Quảng cáo
Khuyến mãi
Quan hệ công
chúng
Bán hàng cá nhân
Marketing trực tiếp

×