ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*
NGUYỄN VĂN HẢI
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CÁC TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG TIẾNG VIỆT
VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG
TRONG TIẾNG ANH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Lí luận Ngôn ngữ
Mã số:
62 22 01 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN CÔNG ĐỨC
TP HỒ CHÍ MINH 2016
Công trình này được hoàn thành tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN CÔNG ĐỨC
Phản biện 1: ............................................................................
Phản biện 2: ............................................................................
Phản biện 3: ............................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp
Trường, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP Hồ
Chí Minh.
vào hồi........... ngày...... tháng...... năm 2016.
Phản biện độc lập 1:...............................................................
Phản biện độc lập 2:...............................................................
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
- Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí
Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài: Những từ chỉ bộ phận cơ thể người là những từ được sáng tạo
ra trước tiên trong hầu hết mọi ngôn ngữ. Do đó, chúng là một trong những lớp từ cổ
xưa, thuần gốc và căn bản nhất.
Từ nhận thức về vị trí, cấu tạo, công năng của các từ chỉ bộ phận cơ thể mà xác
lập ý nghĩa của chúng, trong đời sống sinh hoạt, các bộ phận cơ thể người một mặt
biểu đạt các hoạt động tự thân vốn có mà tạo hoá đã sinh ra cho con người, mặt khác
còn biểu đạt hoạt động phối hợp của chúng với các bộ phận, các hoạt động khác nhau
của cơ thể, từ đó hình thành ý nghĩa quan hệ qua các tổ hợp, các kết hợp từ song tiết
đến đa tiết (thành ngữ). Mặt khác, cũng từ đây, các bộ phận cơ thể người được sử
dụng một cách sáng tạo, đa dạng sang những biểu vật khác, từ chuyển nghĩa đó hình
thành ý nghĩa ẩn dụ, hoán dụ hay ẩn - hoán dụ của chúng. Cách thức chuyển nghĩa,
cách sử dụng chúng để biểu đạt ở mỗi ngôn ngữ lại khác nhau tuỳ thuộc vào cách tư
duy, phương thức phản ánh của mỗi dân tộc, mà chỉ có sự đối chiếu so sánh mới cho
ta thấy được nét tương đồng cũng như sự dị biệt giữa chúng trong từng ngôn ngữ.
Những đặc điểm này sẽ tạo nên sự khác biệt giữa các ngôn ngữ. Điều đó tạo cho
chúng tôi cảm hứng muốn khảo sát, tìm hiểu cấu tạo, ý nghĩa định danh ban đầu và
sự chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Việt trong sự so
sánh với các từ tương đương trong tiếng Anh.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhóm từ chỉ bộ
phận cơ thể người, đó là các từ:“đầu”, “mình/thân”, “tay”, “chân”, “mắt” “mũi”,
“miệng”, “tim”, “gan”, “lòng/dạ” trong tiếng Việt và các từ tương đương trong
tiếng Anh. Các từ này được khảo sát từ góc độ ngôn ngữ văn hoá học (kết hợp ngôn
ngữ học với văn hoá học) về ba phương diện: định danh, chuyển nghĩa và hàm nghĩa.
2.2. Phạm vi nghiên cứu: Như trên đã nói, với đề tài khảo sát nhóm từ chỉ bộ phận
cơ thể người này, luận án nghiên cứu nghĩa định danh, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ
tạo nên sự chuyển nghĩa) và hàm nghĩa. Ở đây có thể coi nghĩa định danh là nghĩa
tường minh, trực tiếp của từ, còn chuyển nghĩa là kết quả của các phương thức
chuyển nghĩa phổ biến là ẩn dụ, hoán dụ, ẩn dụ-hoán dụ… (nghĩa phong cách) của
nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng
Anh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: - Nêu ra những đặc điểm cụ thể mang tính chất bản sắc
của cộng đồng ngôn ngữ trong việc tri nhận mảng hiện thực – các từ chỉ bộ phận cơ
thể người của người Việt và các từ tương đương trong Anh, thể hiện qua cách định
danh, cũng như sự chuyển nghĩa và các hàm nghĩa văn hoá tiềm ẩn trong cấu trúc và
qua sự sử dụng để giao tiếp của người bản ngữ ở mỗi quốc gia.
- Bổ sung cứ liệu cho ngôn ngữ học tri nhận, một ngành khoa học còn nhiều mới
mẻ ở Việt Nam, có khả năng lí giải các biểu thức ngôn ngữ theo hướng giải thích lí
do nhận thức và cách tư duy của người bản ngữ ở mỗi dân tộc là khác nhau.
2
- Góp phần nâng cao chất lượng nội dung dạy và học tiếng Việt, tiếng Anh như
những ngoại ngữ. Giúp cho việc soạn thảo từ điển đối chiếu Việt - Anh và Anh Việt
có cơ sở chính xác hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thống kê các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng
Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh.
- Khảo sát, phân tích ý nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người ở nghĩa định
danh và ở nghĩa tổ hợp (từ ghép, thành ngữ, tục ngữ), cũng như sự chuyển nghĩa (ẩn
dụ, hoán dụ, ẩn - hoán dụ) và nghĩa văn hàm (hàm nghĩa văn hoá) của các từ đó trong
tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh.
- So sánh tìm ra sự tương đồng và khác biệt về các mặt nghĩa (định danh và
chuyển nghĩa) của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ tương
đương trong tiếng Anh về hàm nghĩa văn hoá của chúng.
4. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Ngữ liệu nghiên cứu: Với đề tài này, ngữ liệu được khảo sát trong luận án là
khoảng 1.000 từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Anh ở cả phương
diện nghĩa biểu vật (gọi tên sự vật) lẫn nghĩa hàm ẩn, thuộc về hai nền văn hoá khác
nhau. Số lượng từ được khảo sát này được thống kê từ trong các cuốn từ điển giải
thích ngôn ngữ Việt ngữ; từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt; từ điển giải thích
Anh ngữ; từ điển thành ngữ, tục ngữ Anh – Việt; các tác phẩm văn học Việt Nam;
các tác phẩm văn học xuất bản bằng Anh ngữ, hoặc song ngữ Việt-Anh, Anh -Việt.
Hơn nữa, hàm nghĩa thường không chỉ được thể hiện ở ý nghĩa tự thân của chúng
mà còn được biểu hiện trong các tổ hợp với tư cách là một yếu tố cấu thành các tổ
hợp đó. Điều này giải thích tại sao trong việc khảo sát nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận
cơ thể người, chúng tôi thống kê cả các tổ hợp có chứa các từ được khảo sát để làm
rõ đặc trưng văn hoá dân tộc hàm chứa trong đó; để thấy hết được sự biểu hiện ý
nghĩa của chúng qua các mối quan hệ của chúng với các yếu tố khác trong tổ hợp. Cụ
thể là, các từ được nghiên cứu vừa ở dạng riêng lẻ vừa như các thành tố trong các từ
ghép, các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng một số phương pháp thống phương
pháp như khảo cứu tư liệu, từ điển; phương pháp phân tích từ nguyên; phương pháp
miêu tả, phân tích, tổng hợp; phương pháp liên ngành (ngôn ngữ học và văn hóa
học); các thủ pháp kê, phân loại; thủ pháp so sánh, đối chiếu…
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa lí luận: Luận án khảo sát, mô tả nghĩa của nhóm từ chỉ các bộ phận cơ
thể người của luận án với hi vọng sẽ góp một phần vào việc khảo sát kĩ hơn việc sử
dụng, về cách tri nhận của người Việt và người Anh về nhóm từ này trong giao tiếp.
Các phân tích được trình bày trong luận án này có thể được sử dụng như một tài
liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khác, những người muốn đạt được kiến thức
toàn diện về các từ liên quan đến bộ phận cơ thể người bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Cơ sở lý luận của luận án là kết hợp ngôn ngữ học tri nhận và ngữ nghĩa học từ
vựng để làm rõ vấn đề, qua sự so sánh, phân tích và giải thích liên quan đến các khái
3
niệm về các bộ phận cơ thể người ở hai ngôn ngữ khác nhau từ hai nền văn hóa khác
biệt, tức là tiếng Việt và tiếng Anh.
Luận án đóng góp thêm bằng chứng cho lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, từ
vựng học ngữ nghĩa, ngôn ngữ văn hóa học, và ngôn ngữ học văn bản; và để phục vụ
thiết thực cho việc dạy và học tiếng Việt cũng như tiếng Anh.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp tài liệu, số liệu, cứ liệu và dẫn chứng cho việc nghiên cứu,
giảng dạy tiếng Việt và ngoại ngữ trong nhà trường. Cụ thể:
Kết quả nghiên cứu nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ
tương ứng trong tiếng Anh có thể được ứng dụng thiết thực trong thực tiễn dạy học,
cụ thể là dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ và dạy tiếng Anh cho học viên Việt Nam
theo một số hướng sau đây.
Một là, nên dạy các từ chỉ bộ phận cơ thể người không phải theo các từ riêng lẻ,
mà theo hệ thống, có nghĩa là dạy từ trong kết cấu tổ hợp, trong quan hệ với các từ
khác trong nhóm từ đối tượng. Nói cách khác là dạy các từ này theo trường nghĩa từ
biểu thị các bộ phận cơ thể người. Hai là, cung cấp thông tin cho người học biết đến
các hàm nghĩa của các từ này. Ba là, giúp cho người học được thực hành so sánh đối chiếu Việt-Anh, Anh-Việt từng cặp từ một (chẳng hạn: “đầu” - “head”, “đầu” “chân”, v.v.), cung cấp ngữ liệu cho môn dịch là một môn học trong các trường
chuyên ngữ, mà việc nghiên cứu không thể thiếu kiến thức phông về môn “Đất nước
học”, làm nền cho sự tiếp thu và đối chiếu ngôn ngữ giữa các nước, vùng lãnh thổ khi
đối chiếu ngôn ngữ, phục vụ cho việc dịch thuật và giao lưu văn hoá.
6. Kết cấu của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo,
nội dung luận án sẽ gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết . Chương này giới thiệu cơ sở lí thuyết của luận án;
điểm qua lịch sử nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể
người; quan niệm và hướng triển khai đề tài của luận án.
Chương 2: Khảo sát các từ “đầu”, “mình/thân”, “tay”, “chân” trong tiếng Việt
và các từ tương đương trong tiếng Anh. Chương này khảo sát các từ nằm bên ngoài
cơ thể, có thể quan sát sự hoạt động của chúng bằng trực giác.
Chương 3: Khảo sát các từ “mắt”, “mũi”, “miệng”, “tim”, “gan”, “lòng/dạ”,
trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh. Các từ được khảo sát trong
chương này có 3 bộ phận nằm ở phía bên ngoài cơ thể (mắt, mũi, miệng) và 3 bộ
phận bên trong cơ thể con người (tim, gan, lòng/dạ) với tư cách là những bộ phận
được dùng để biểu thị các hoạt động và trạng thái tinh thần, trí tuệ, tâm lí của con
người.
Sự phân chia các từ ở mỗi chương, nếu theo tiêu chí dựa vào đặc điểm “nằm ở
bên trong” và “bên ngoài” cơ thể, thì số lượng từ chỉ các bộ phận bên ngoài sẽ nhiều
hơn các từ chỉ bộ phận bên trong, với tỷ lệ 7/3. Cụ thể là: các từ chỉ bộ phận bên
ngoài gồm: đầu, mình/thân, tay, chân, mắt, mũi, miệng, trong khi các từ chỉ bộ phận
bên trong cơ thể lại chỉ có 3 từ: tim, gan, lòng. Ở đây, 7 bộ phận cơ thể “bên ngoài”
con người được trình bày trong toàn bộ chương 2 và nửa đầu của chương 3. Như vậy,
4
có thể coi chương 3 là sự tiếp nối của chương 2, vì nửa đầu của chương 3 vẫn nói về
các bộ phận “bên ngoài” cơ thể con người. Còn nửa sau của chương 3 chỉ có 3 từ
biểu thị hoạt động của các bộ phận “bên trong”. Cho nên, chương 3 thay vì ghi chú
“tiếp theo chương 2” thì việc chúng tôi chia tách các từ được khảo sát ra thành một
chương độc lập là chỉ có ý nghĩa cơ giới, nhằm đảm bảo tính cân đối về dung lượng
vấn đề cũng như số lượng trang trong luận án mà thôi. Mặt khác, số lượng bộ phận
cơ thể người được chúng tôi khảo sát trong chương 2 và 3 là 10 bộ phận nhưng lại có
12 từ tiếng Việt chỉ các bộ phận, đó là do ở đó chúng tôi quan niệm, “mình” với
“thân”, “lòng” với “bụng” và “dạ” là đồng nghĩa.
Chương 4: So sánh đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người
trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh. Chương này so sánh tổng
hợp bằng lược đồ hoá các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ
tương đương trong tiếng Anh về các phương diện nghĩa định danh, nghĩa tổ hợp,
chuyển nghĩa và hàm nghĩa, đồng thời chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong sử
dụng các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người ở hai ngôn ngữ này trong cách tư duy cũng
như giao tiếp.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.1.1. Lý thuyết tầng nghĩa của từ: Theo cách tiếp cận chức năng luận, người ta
phân biệt tầng nghĩa (tầng nghĩa từ vựng, tầng nghĩa ngữ pháp), kiểu nghĩa (là cái tạo
thành tầng nghĩa, cụ thể hoá thuộc tính của tầng nghĩa), chiều kích nghĩa (những đặc
điểm, thuộc tính nội dung của nghĩa. Theo Lê Quang Thiêm, nghĩa từ vựng có các
tầng nghĩa và kiểu nghĩa sau đây: a. Tầng nghĩa trí tuệ, bao gồm: nghĩa biểu
niệm/khái niệm khoa học và nghĩa biểu hiện; ý niệm quy ước và giá trị hệ thống; b.
Tầng nghĩa thực tiễn, bao gồm: nghĩa biểu thị và nghĩa biểu chỉ; và c. Tầng nghĩa
biểu trưng, bao gồm: nghĩa biểu trưng và nghĩa biểu tượng.
Quan hệ giữa văn hoá với nghĩa của từ được trình bày cụ thể trong công trình
“Trường nghĩa của một thực từ” của Dương Kỳ Đức. Tiếp thu quan niệm về nghĩa
của từ của nhà tâm lí học người Nga A.N. Leontev (nghĩa của từ là một nội dung của
ý thức xã hội) và quan niệm về văn hoá của nhà văn hoá học người Nga L.N.
Gumilev (coi văn hoá là hệ thống ý thức gắn liền với một cộng đồng người), Dương
Kỳ Đức xem nghĩa của một thực từ trong một ngôn ngữ là hình thức tồn tại của ý
thức xã hội, phản ánh sự cảm nhận về đối tượng (sự vật hoặc hiện tượng) tương ứng
theo cách riêng của cộng đồng ngôn ngữ, tức cộng đồng người nói ngôn ngữ đó. Còn
hệ thống nghĩa thực từ của một ngôn ngữ phản ánh chính văn hoá của cộng đồng
người đó.
Từ quan niệm giáo học pháp dạy ngoại ngữ Nguyễn Ngọc Hùng cho rằng, thành
tố văn hoá trong nghĩa từ là những thông tin về đặc trưng điều kiện địa lí và thiên
nhiên trong đời sống của dân tộc bản ngữ, về lịch sử, về kinh tế, nghệ thuật, tâm lí
dân tộc... E.M. Vereshchagin và V.G. Kostomarov, hai nhà ngôn ngữ học Nga cho
5
rằng, nghĩa từ không chỉ gồm phần khái niệm, mà còn có cả phần phi khái niệm. Cơ
sở của cách nhìn nhận của hai ông là quan niệm về từ như một đơn vị ngôn ngữ chứa
đựng tri thức về hiện thực. Tri thức được chứa đựng trong từ, làm thành nội dung của
từ, là một trong những hình thức tồn tại của ý thức xã hội trong ngôn ngữ và được hai
ông gọi là “nghĩa từ”. Nghĩa từ gồm nhiều nghĩa phần. Một số nghĩa phần hợp lại
thành khái niệm từ. Khái niệm từ là phần nội dung của từ giúp ta phân biệt được sự
vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Một số nghĩa phần khác được gọi
chung là nền từ.
1.1.2. Lý thuyết trường nghĩa và ngôn ngữ văn hoá học:
a. Về lí thuyết trường nghĩa: Các từ trong vốn từ vựng không tồn tại một cách cô lập
mà tạo thành những loại, những nhóm cùng loại có tính chất hệ thống nào đó, cùng
với một số từ khác." [Ju. X. Xtepanov]. Tính hệ thống này "có mặt trong mọi cấp độ
tổ chức từ vựng" [Nguyễn Ngọc Trâm] và được thể hiện ở các hiện tượng đa nghĩa,
đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, ở sự phân chia từ vựng thành các trường từ vựngngữ nghĩa.
Trong nghiên cứu từ vựng- ngữ nghĩa của ngôn ngữ, lý thuyết trường nghĩa đóng
góp một phần rất quan trọng vào việc phân chia các lớp từ vựng cũng như vạch ra
mối quan hệ bản chất giữa các nhóm từ trong một lớp, cũng như giữa các từ trong
một nhóm. Khi đi sâu vào phân tích ngữ nghĩa từ vựng, lý thuyết trường nghĩa còn
cho ta nhìn nhận một cách hệ thống về quá trình phát triển của nghĩa từ và cơ cấu
nghĩa của nó. Do đó, người ta có thể chia hệ thống từ vựng thành những "tập hợp từ
vựng có sự đồng nhất ngữ nghĩa xét theo một phương diện nào đấy để phát hiện ra
tính hệ thống và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa" [Đỗ Hữu Châu] đó là các trường từ vựng-ngữ nghĩa. Một trong những nội dung quan trọng của lý
thuyết trường nghĩa là việc phân tích nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, trường nghĩa
biểu vật và trường nghĩa biểu niệm.
Theo cách hiểu chung nhất, nghĩa biểu vật là ý nghĩa khái quát về chủng loại sự
vật. Còn nghĩa biểu niệm là ý nghĩa được hình thành trong quá trình chúng ta nhận
thức về nghĩa chủng loại sự vật. Theo đó, nghiên cứu các từ theo trường nghĩa cho
phép ta đi sâu vào các nét nghĩa của từng từ cũng như của cả nhóm. Đây là hướng
nghiên cứu rất có ích đối với việc tìm hiểu hệ thống các từ gần nghĩa, đồng nghĩa.
- Nghĩa biểu niệm của từ là cái nghĩa khái quát ở mức cao hơn so với nghĩa biểu
vật, là tập hợp các nét nghĩa – những dấu hiệu logich được con người nhận thức,
phản ánh vào nghĩa của từ. Như vậy, nghĩa biểu niệm là cái nghĩa được hình thành
trong quá trình nhận thức về nghĩa chủng loại của sự vật. Những nét nghĩa trong ý
nghĩa biểu niệm của một từ bao gồm nét nghĩa có tính chất khái quát chung cho nhiều
từ và nét nghĩa riêng cho từng từ cụ thể. Dựa vào nét nghĩa chung để xếp các từ vào
cũng một nhóm; dựa vào nét nghĩa riêng để xác định ý nghĩa của từng từ trong nhóm.
Ví dụ: nét nghĩa (bộ phận cơ thể người) và (động vật), ta có thể xếp “tay, đầu, mình,
tai, mũi…” và cùng nhóm. Tuy nhiên, nét nghĩa riêng (có chức năng đỡ cơ thể khi
đứng yên hay vận động dời chỗ) thì chỉ “chân” mới có.
6
Mặt khác, các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm chung cho nhiều từ không chỉ
có ý nghĩa từ vựng mà cũng có tính ngữ pháp. Từ đó, để xác định ý nghĩa biểu niệm
thực có của từ, không thể không chú ý đến các giá trị ngữ pháp, đến hoạt động ngữ
pháp của nó trong câu.
Ở một phạm vi nghiên cứu hẹp hơn về nhóm từ vựng tiếng Việt, Dương Kỳ
Đức đã phát triển một bước quan điểm của E.M. Vereshchagin và V.G. Kostomarov
trong công trình “Trường nghĩa của một thực từ” của mình. Xuất phát từ quan niệm
cho nghĩa của một thực từ phản ánh sự cảm nhận về đối tượng hiện thực theo cách
riêng của cộng đồng người, tức là phản ánh một phần văn hoá của cộng đồng đó, ông
phân nghĩa của một thực từ thành hai phần là phần nghĩa ngữ hiệu và phần hàm
nghĩa. Phần nghĩa ngữ hiệu là nghĩa của từ với tính cách một tín hiệu ngôn ngữ, nó
thể hiện khái niệm, tức là các đặc trưng chung của đối tượng được con người nhận
thức qua thực tiễn xã hội. Phần hàm nghĩa là nghĩa của từ với tính cách một hàm tố
văn hoá, nó chứa đựng động hình văn hoá, tức là cái cách riêng trong việc tạo ra đối
tượng, thao tác với nó và trong việc cảm nhận nó. Hai phần nghĩa ngữ hiệu và văn
hàm (hàm nghĩa) hợp thành một chỉnh thể mà ông gọi là trường nghĩa của thực từ.
Trường nghĩa này gồm tâm và biên. Phần nghĩa ngữ hiệu là tâm. Phần hàm nghĩa là
biên. Tâm ngữ hiệu lại gồm hai phần nhỏ là nghĩa ngữ hiệu thông tục và nghĩa ngữ
hiệu khoa học (tiếp đó, phần nhỏ thứ nhất lại là tâm - tức là tâm trong tâm, phần nhỏ
thứ hai là biên - tức là biên trong tâm). Biên hàm nghĩa cũng gồm hai phần nhỏ là
hàm nghĩa đặc thù dân tộc và hàm nghĩa liên dân tộc (tương tự, phần nhỏ thứ nhất lại
là tâm - tức là tâm trong biên, phần nhỏ thứ hai lại là biên - tức là biên trong biên).
b. Về ngôn ngữ văn hoá học
Ngôn ngữ văn hoá học là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu tổ chức cấu
trúc - hệ thống ngôn ngữ ở tất cả các bình diện và các đơn vị của ngôn ngữ để phản
ánh những đặc trưng văn hoá của cộng đồng nói ngôn ngữ đó. Khoa học này tìm hiểu
mối quan hệ tương liên giữa các đặc trưng ngôn ngữ với các đặc trưng văn hoá dân
tộc. Theo đó, từ được coi là cái chứa đựng tri thức của một dân tộc. Nghĩa của từ tích
luỹ tri thức xã hội, tri thức cộng đồng, nhờ có từ mà các thành viên của một cộng
đồng văn hoá dân tộc kế thừa được kinh nghiệm đã tích luỹ được từ trước anh ta.
Nghĩa của từ thường rộng hơn rất nhiều so với những điều được ghi trong từ điển, đó
là những thông tin về hiện thực ngoài ngôn ngữ, nhất là những cái nói về đặc điểm
văn hoá của một cộng đồng người. Do các thông tin bổ sung về hiện thực ngoài ngôn
ngữ thường gắn liền với văn hoá của một cộng đồng nên được gọi chung là thành tố
văn hoá trong nghĩa của từ.
Các đặc trưng văn hoá dân tộc được thể hiện qua nhiều phương diện, trong đó
đáng quan tâm hơn cả, xét từ mục đích của luận án này, là các phương diện sau: ý
nghĩa của từ ngữ, việc phạm trù hoá hiện thực và “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”,
định danh ngôn ngữ, hàm nghĩa và sự chuyển nghĩa qua sự so sánh giữa tiếng Việt
với tiếng Anh.
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là một hình thức tồn tại của kinh nghiệm xã hộilịch sử của loài người nói chung, của từng dân tộc nói riêng. Những kinh nghiệm xã
7
hội - lịch sử đó được phản ánh và lưu giữ rất rõ trong ý nghĩa của từ ngữ ở các ngôn
ngữ, nhất là trong ý nghĩa biểu trưng (tức là trong cách dùng biểu trưng biểu vật của
từ).
1.1.3. Ngôn ngữ học tri nhận: Ngôn ngữ học tri nhận là khoa học ngôn ngữ về sự tri
nhận, tức là về quá trình nhận thức, gồm tổng thể các quá trình tâm lí (tinh thần, tư
duy) phục vụ cho việc xử lí và chế biến thông tin. Tri nhận là tất cả những quá trình
trong đó những dữ liệu cảm tính được cải biến khi truyền vào nó dưới dạng những
biểu tượng tinh thần để có thể lưu lại trong trí nhớ của con người dưới dạng ý niệm.
Ngôn ngữ học tri nhận thiết lập mối quan hệ giữa trí tuệ, tư duy của con người với
ngôn ngữ tự nhiên mà con người sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
Thế giới bao quanh loài người là sự vật khách quan chung cho cả loài người.
Nhưng mỗi tộc người lại tri nhận cái thế giới đó theo những cách khác nhau, tức là
chia cắt hiện thực theo những cách khác nhau, thể hiện ở sự khác nhau trong việc
“phạm trù hoá hiện thực” và trong việc tạo ra “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”.
Trong bức tranh này có phần hạt nhân chung cho cả loài người và có phần ngoại vi
(biên) riêng của từng tộc người.
Với những cách hiểu như trên, hiển nhiên là ngôn ngữ văn hoá học và ngôn ngữ
học tri nhận là những cách tiếp cận hết sức hữu hiệu cho việc nghiên cứu các từ chỉ
bộ phận cơ thể người, vốn là những từ ngữ chứa đựng đậm đà những bản sắc của một
tộc người trong văn hoá và trong cách tri nhận thế giới của tộc người đó. Trên cơ sở
đó, định danh được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một trong những cách đó là: sự
gán cho một kí hiệu ngôn ngữ một biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất định
của một biểu vật, nhờ đó mà kí hiệu ngôn ngữ tạo ra những yếu tố nội dung của giao
tiếp ngôn ngữ. Về sự chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng, chuyển nghĩa được hiểu là
một kiểu chuyển từ tên gọi có cấu trúc ngữ nghĩa này sang tên gọi có cấu trúc ngữ
nghĩa khác.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI:
Cho đến nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về nhóm từ chỉ bộ phận
cơ thể. Nhóm Trịnh Đức Hiển nghiên cứu chúng với tư cách là từ tố trong các từ
ghép, Bùi Khắc Việt nghiên cứu nghĩa biểu trưng của chúng. Nhóm Nguyễn Trọng
Khánh tìm hiểu sự chuyển nghĩa của chúng trong tiếng Lào. Cũng có tác giả nghiên
cứu các thành ngữ có thành tố là các từ chỉ bộ phận cơ thể, như, Nguyễn Thị Thu
khảo sát bản chất văn hoá trong thành ngữ tiếng Việt có từ chỉ tứ chi người, còn
Nguyễn Văn Trào lại xem xét các thành ngữ biểu cảm trong tiếng Anh có chứa các từ
chỉ bộ phận cơ thể người. Nhóm Nguyễn Thị Hoài Nhân thì hạn chế ở các thành ngữ
có từ “ruka”, “hand”, “tay” trong ba thứ tiếng Nga, Anh, Việt. Một số tác giả tìm hiểu
ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm các từ chỉ bộ phận cơ thể theo quan điểm của ngôn
ngữ học tri nhận (Lê Thị Kiều Vân), Trịnh Thị Thanh Huệ, Nguyễn Ngọc Vũ. Người
quan tâm nhiều đến nhóm từ này là Nguyễn Đức Tồn. Ông tiếp cận đối tượng từ
nghiên cứu đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt và
người Nga thể hiện qua cách định danh, ngữ nghĩa, cách chuyển nghĩa, nghĩa biểu
8
trưng tâm lí -tình cảm, quan hệ đồng nghĩa giữa các từ của trường đó trong tiếng Việt
và tiếng Nga.
1.3. HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA LUẬN ÁN
1.3.1. Tiếp cận từ lí thuyết nghĩa từ: Trong luận án này, chúng tôi đi theo hướng
hiểu nghĩa của từ thực từ một cách rộng vì các từ chỉ bộ phận cơ thể người đều là
những thực từ, cụ thể hơn là những danh từ. Khi nói đến ý nghĩa của từ theo quan
điểm của lý thuyết trường nghĩa, chúng tôi đã nêu quan niệm rằng, các nét nghĩa
trong ý nghĩa biểu niệm chung cho nhiều từ không chỉ có ý nghĩa từ vựng mà cũng có
tính ngữ pháp. Từ đó, để xác định ý nghĩa biểu niệm thực có của từ, không thể không
chú ý đến các giá trị ngữ pháp, đến hoạt động ngữ pháp của nó trong câu. Với quan
niệm này, nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người sẽ được xét trong hoạt động
hành chức của mình, gắn với những vai trò, chức năng ngữ pháp của cũng câu, những
tình huống giao tiếp cụ thể.
Mặt khác, nghĩa của từ (thực từ) trong một ngôn ngữ phản ánh ý thức xã hội của
cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ đó như tiếng mẹ đẻ, tức là nghĩa của từ (thực từ)
phản ánh mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực tại. Quan hệ này, nói
theo Phan Ngọc, đó chính là văn hoá, được biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng
của một cộng đồng người so với một cộng đồng người khác. Nét khu biệt các kiểu
lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ
khúc xạ. Đứng từ góc độ văn hoá mà xét, nghĩa của mỗi từ (thực từ) là một phiến
đoạn văn hoá, thể hiện văn hoá chung của cộng đồng loài người (khái niệm phổ quát
toàn nhân loại về một đối tượng trong hiện thực khách quan), văn hoá chung liên dân
tộc và văn hoá riêng đặc thù của một cộng đồng người. Nghĩa văn hoá chung liên dân
tộc là sự khúc xạ của nghĩa văn hoá chung của cộng đồng loài người (tức là nghĩa
khái niệm phổ quát toàn nhân loại). Còn nghĩa văn hoá riêng đặc thù của cộng đồng
người, về phần nó, lại là một sự khúc xạ nữa.
Nghĩa văn hoá đặc thù trong nghĩa của từ, theo Dương Kỳ Đức (1996), gồm:
cách gọi tên sự vật, hiện tượng theo kiểu riêng của từng dân tộc, hay nói khác đi, cái
lí do, cái căn cứ định danh (motivation) (vấn đề này, khi được tiếp cận từ góc độ
nghiên cứu đặc trưng văn hoá – dân tộc qua ngôn ngữ và tư duy ngôn ngữ, được gọi
là việc chọn đặc trưng đối tượng làm cơ sở cho tên gọi của nó); cách định danh thứ
cấp (dựa vào một cách định danh khác đã có sẵn trước trong ngôn ngữ, trên cơ sở
một quan hệ nào đó) (một số người coi đây là sự chuyển nghĩa của tên gọi và gọi là
sự định danh gián tiếp. Đặc điểm của sự vật, hiện tượng (hình thức của nó, cách sử
dụng, thao tác với nó) cũng là một nội dung hàm chứa trong nghĩa của từ (thực từ).
Như vậy, lí do, căn cứ định danh - cách định danh sơ cấp, cách định danh thứ
cấp, đặc điểm của sự vật, hiện tượng (hình thức, cách sử dụng, thao tác,...), ý nghĩa,
giá trị, tác dụng của chúng, cách cảm nhận chúng - đấy chính là một số nội dung của
nghĩa văn hoá đặc thù dân tộc trong nghĩa của từ (thực từ).
1.3.2. Tiếp cận từ góc độ văn hoá: Từ vựng văn hoá là tổng thể các đơn vị từ vựng
cơ bản của một ngôn ngữ mà nghĩa và cấu trúc ngữ nghĩa của chúng phản ánh những
nét độc đáo về văn hoá ngôn ngữ khi đối chiếu chúng với các kí hiệu từ vựng tương
9
ứng ở một ngôn ngữ khác. Những sự vật, hiện tượng, đặc tính... được phản ánh ấy,
xét cho cùng lại là sản phẩm văn hoá vật thể, phi vật thể của một dân tộc cụ thể.
Một từ văn hoá bộc lộ rõ những nét nghĩa văn hoá - ngôn ngữ của nó không chỉ
trong chức năng định danh sự vật, hiện tượng mà còn trong những chức năng khác:
thông báo, nhận thức thế giới thông qua sự có mặt của nó trong các cấu trúc thành
ngữ và tục ngữ, câu và thậm chí trong cả các văn bản ngôn ngữ, văn bản văn học như
ca dao, dân ca... Do vậy thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca... có vai trò rất quan trọng
khi nghiên cứu ngôn ngữ văn hoá học.
Luận án này dựa vào các khái niệm cơ bản sau đây: từ vựng văn hoá, hàm nghĩa,
nghĩa biểu trưng và tiếp cận ngôn ngữ văn hoá học.
1/ Trong luận án này chúng tôi coi các từ chỉ bộ phận cơ thể người là một bộ
phận trong từ vựng văn hoá, được hiểu là tổng thể các đơn vị cơ bản của một ngôn
ngữ phản ánh những nét độc đáo về văn hoá ngôn ngữ của một dân tộc so với các
đơn vị tương ứng trong các ngôn ngữ của các dân tộc khác. Những nét độc đáo này
được thể hiện qua nghĩa và cấu trúc ngữ nghĩa của từ. Từ vựng văn hoá (theo cách
chia của Nguyễn Văn Chiến, như đã nói, gồm ba lớp lớn sau: 1) Lớp các từ biểu thị
những sự vật, hiện tượng, khái niệm... thuộc về thế giới tự nhiên xung quanh con
người; 2) Lớp các từ biểu thị những cái thuộc về xã hội/tổ chức và cơ cấu xã hội mà
con người “làm ra” và tuân thủ; 3) Lớp các từ biểu thị những cái có liên quan đến
việc nhận thức chính bản thân con người và về con người. Trong lớp thứ 3 này có
một lớp gồm các từ biểu thị con người, gọi là lớp 3.1. Trong phân lớp 3.1 có nhiều
nhóm, trong đó có nhóm 3.1.1. gồm các từ chỉ cơ thể con người. Thuộc nhóm 3.1.1.
này có các từ “đầu”, “mình”, “thân”, “tay”, “chân” sẽ được khảo sát trong luận án
này.
2/ Nghĩa của từ (thực từ) trong luận án này được hiểu theo một cách nhìn rộng
theo quan điểm của Dương Kỳ Đức, tức là cái phản ánh mối quan hệ giữa thế giới
biểu tượng với thế giới thực tại của cộng đồng người sử dụng một ngôn ngữ như
tiếng mẹ đẻ. Đấy là phiến đoạn văn hoá, thể hiện một mảnh văn hoá của một cộng
đồng người, được khúc xạ qua nhiều cấp, từ văn hoá chung của cộng đồng loài
người, qua văn hoá chung liên dân tộc đến văn hoá riêng đặc thù của một cộng đồng
người. Nghĩa của một thực từ là một chỉnh thể, làm thành một trường nghĩa của thực
từ đó, gồm phần nghĩa ngữ hiệu (thể hiện khái niệm) và phần hàm nghĩa (chứa đựng
động hình văn hoá, là cái cách riêng trong việc tạo ra đối tượng, thao tác với nó và
trong việc cảm nhận nó). Phần hàm nghĩa gồm hai phần là hàm nghĩa liên dân tộc và
hàm nghĩa đặc thù dân tộc. Phần nghĩa sau này gồm các nội dung chính sau đây:
cách định danh sơ cấp (lí do, căn cứ định danh), cách định danh thứ cấp/gián tiếp
(hay còn gọi là sự chuyển nghĩa), đặc điểm của sự vật, hiện tượng (hình thức, cách sử
dụng, thao tác...), ý nghĩa, giá trị, tác dụng của chúng, cách cảm nhận chúng, v.v..
3/ Hàm nghĩa của một thực từ có khi được bộc lộ một cách độc lập, rõ ràng, có
khi bộc lộ trong thế ràng buộc, tức là thực từ ấy khi đứng riêng rẽ thì không chỉ một
nội dung hoàn chỉnh nào, nhưng nếu đi liền với một từ khác thì cả tổ hợp mới có một
nghĩa nhất định.
10
Chương 2 : KHẢO SÁT CÁC TỪ “ĐẦU”, “MÌNH/ THÂN”, “TAY”, “CHÂN”
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG ANH
2.1. TỪ “đầu” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG
TIẾNG ANH
2.1.1. Trong tiếng Việt
2.1.1.1. Định danh và từ đồng nghĩa: Trong tiếng Việt, “đầu” được hiểu là “Phần
trên cùng của cơ thể con người hay phần trước nhất của thân thể động vật, nơi có bộ
óc và nhiều giác quan khác”. Cũng để chỉ bộ phận cơ thể này, trong tiếng Việt còn có
những từ khác như: “đầu lâu”, “sọ”, “sỏ”, “thủ”, “trốc”.
2.1.1.2. Nghĩa tổ hợp: Từ “đầu” còn có thể kết hợp với những từ khác để tạo ra
những từ mới. Với ý nghĩa “phần trên cùng của cơ thể con người”, “đầu” được kết
hợp với “óc”, “não” và “sỏ” tạo thành “đầu óc, đầu não, đầu sỏ”. “Đầu óc” là nói tới
đầu về phương diện trí tuệ, nhận thức, tư tưởng: “đầu óc sáng láng” là thông minh;
“đầu óc con buôn” là có suy nghĩ theo hướng buôn bán kiếm lời; “đầu óc gia trưởng”
là có tư tưởng coi mình là người đứng đầu, quyết định tất cả, coi thường ý kiến người
dưới. “Đầu não” là đầu óc, nhưng được xem như là bộ phận lãnh đạo, chỉ huy cao
nhất trong một tổ chức: “cơ quan đầu não”.
2.1.1.3. Chuyển nghĩa: a. Theo cách ẩn dụ: 1/ Chỉ phần trước nhất hoặc trên cùng
của một số vật. 2/ Chỉ vật có hình dáng giống hoặc hao hao đầu người. 3/ Chỉ một số
thiết bị có hình dáng hoặc công dụng giống đầu người. 4/ Chỉ điểm xuất phát, bắt
đầu (trái với cuối). 5/ Chỉ vị trí hoặc thời điểm hoặc sự vật, hiện tượng trước hết. 6/
Chỉ một trong hai chỗ hoặc hai phần tận cùng của sự vật... b. Theo cách hoán dụ: 1/
Chỉ phần có tóc trên đầu hoặc tóc nói chung. 2/ Chỉ đơn vị tính toán. 3/ Chỉ người,
thứ nhất hoặc con vật đứng đầu, cầm đầu, phụ trách, lãnh đạo, chỉ huy, quan trọng
nhất hoặc hoạt động kiểu như thế. 4/ Chỉ suy nghĩ, nhận thức, tâm trí. 5/ Chỉ tính
cách con người, được coi là kết quả của một lối suy nghĩ, một cách nhận thức nào
đó…
c. Theo cách ẩn - hoán dụ: Chẳng hạn, “đầu bảng” lúc đầu là chỉ tên, họ tên đứng
đầu trong một danh sách người thi đỗ. Đó là ẩn dụ từ đầu người sang đầu bản danh
sách. Nhưng khi nói: “loại nhân sâm đen là đầu bảng các loại sâm”, “ngôi sao âm
nhạc đầu bảng”, thì “đầu bảng” chuyển sang chỉ chất lượng, trình độ hạng cao nhất.
2.1.1.4. Hàm nghĩa: Hàm nghĩa của một thực từ có khi được bộc lộ độc lập, rõ ràng,
có khi được bộc lộ trong thế ràng buộc. Ngoài ra, xét từ góc độ đánh giá, cảm nhận
của đa số người trong cộng đồng, hàm nghĩa được chia thành ba loại là: nghĩa tích
cực, nghĩa tiêu cực và nghĩa trung hoà, tức là theo sắc thái ý nghĩa của chúng. Đôi
khi có những tổ hợp chứa từ “đầu” có thể nhiều hàm nghĩa khác nhau (đa phong
cách, nhiều sắc thái khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, đối tượng và ngữ cảnh sử
dụng.
2.1.2. Trong tiếng Anh
2.1.2.1. Định danh và tổ hợp: Tương ứng với từ “đầu” của tiếng Việt, trong tiếng
Anh có từ “head”. Nó cũng được kết hợp với nhiều từ, yếu tố khác để tạo nên những
từ có các ý nghĩa khác nhau: headpage (trang đầu), headache (đau đầu, nhức đầu),
11
headgear (đồ đội đầu, mũ nón), headphones (loa ở đầu, tức là tai nghe), headmaster
(hiệu trưởng), headwind (gió thổi từ phía đầu, tức là gió ngược, ngược gió), v.v...
2.1.2.2. Chuyển nghĩa: Trong tiếng Anh, từ “head” cũng có những cách chuyển
nghĩa theo kiểu riêng của nó: a. Theo cách ẩn dụ, từ “head” của tiếng Anh còn được
dùng để chỉ đỉnh của núi (mountain), đầu của đoàn người, đoàn xe (procession,
column, line), của cầu (bridge), phố xá (street), trang sách (page)...Với người Anh,
hoa (flower), bắp cải (cabbage) cũng có đầu, một thiết bị thông minh cũng là head:
đầu thu, đầu phát, đầu đọc, đầu từ (tiếng Việt vay mượn cách dùng nghĩa ẩn dụ này
của từ “head” trong tiếng Anh). b. Theo cách hoán dụ, cũng giống như từ “đầu” trong
tiếng Việt, từ “head” của Anh cũng để chỉ mạng sống của con người; chỉ trí não,
năng lực tư duy, lí trí của con người...
2.1.2.3. Hàm nghĩa: 1/ Đầu đuôi sự việc. 2/ Trí óc, khả năng tư duy, suy nghĩ, lí trí.
3/ Tầm hiểu biết, tri thức. 4/ Cách ứng xử. 5/ Bản thân một người. 6/ Sinh mạng của
con người. 7/ Danh dự, thể diện con người. 8/ Sự lãnh đạo. 9/ Vị thế lãnh đạo. 10/
Sức mạnh, khả năng…
2.2. TỪ “mình”, “thân” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG
TRONG TIẾNG ANH
2.2.1. Trong tiếng Việt
2.2.1.1. Định danh và đồng nghĩa: Trong tiếng Việt, “mình” được hiểu là bộ phận
cơ thể người, động vật, không kể đầu, đuôi (động vật) và các chi: “đau mình”, “mình
trần”, “con heo thon mình”. Để chỉ bộ phận cơ thể này, tiếng Việt còn có các từ liên
quan: “mình mẩy”, “thân”, “thân thể”, “thân hình”, “xác”, “thân xác”, “thể xác”. Các
từ này thường chỉ dùng cho người, không cho con vật. Còn có từ “cơ thể”, ngoài
nghĩa chung là chỉ tập hợp thống nhất mọi bộ phận trong một sinh vật, còn có nghĩa
hẹp chỉ cơ thể của người, tức là thân thể.
2.2.1.2. Chuyển nghĩa: a. Theo cách ẩn dụ, “mình” được dùng để chỉ bộ phận cơ bản
tạo ra hình dáng bên ngoài của một số vật, ví dụ: cây tre mỏng mình, chiếc thuyền
nằm phơi mình trên bãi cát. Từ “thân” có nhiều trường hợp chuyển nghĩa ẩn dụ hơn.
1/ Dùng để chỉ phần chính, phần lớn nhất, mang hoa lá trong cơ thể thực vật (thân
cây tre, thân lúa) hoặc động vật (thân mềm)….2/ Chỉ phần giữa và lớn hơn cả,
thường là nơi để chứa đựng hoặc mang nội dung chính: thân tàu, thân lò, thân bài,
thân từ… b. Theo cách hoán dụ, từ “mình” được mở rộng nghĩa, để chỉ: 1/ Cả cơ thể
người nói chung, không phân biệt đầu, mình, chân tay. 2/ Chỉ cái cá nhân của mỗi
con người, còn từ “thân” được chuyển nghĩa để: 1/ Chỉ cơ thể con người nói chung,
xét về mặt thể xác, thể lực.2/ Chỉ cái cá nhân, cái riêng tư của mỗi người.
2.2.1.3. Hàm nghĩa: Các từ “mình” và “thân” trong tiếng Việt chỉ mang các hàm
nghĩa trung hoà. “Mình” có nghĩa “sức khoẻ thể chất” của con người, có thể là (sức
yếu, còm cõi): “mình hạc xác ve” (gày còm, thiếu sức sống) hoặc (sức chịu đựng
cao): “mình đồng da sắt”. “Thân” có một số nghĩa:1/ Tình cảnh, hoàn cảnh, vị thế
của con người: “thân tàn ma dại, thân cô thế cô... 2/ Giá trị vật chất và tinh thần của
một con người: thân bại danh liệt… 3/ Cách ứng xử của con người: thân làm tội
đời….
12
2.2.2. Trong tiếng Anh
2.2.2.1. Nghĩa định danh và tổ hợp: Trong tiếng Anh có từ “body” chỉ toàn bộ phần
thể xác của một con người và cũng chỉ phần chính, chủ yếu của thể xác người, không
gồm đầu và chân tay. Như vậy “body” có nghĩa rộng hơn, tương ứng với cả “thân
thể”, “thể xác”, “thân”, “mình”, “mình mẩy” và cả với “người” trong tiếng Việt. Có
một số từ ghép có yếu tố “body”: ngoài “body-cloth”, “body-coat”, “body shirt”,
“body stocking”, “body suit”… để chỉ các loại quần áo, còn có “Body guard” là vệ sĩ,
“Body-colour” là màu da người. “Body clock” đồng hồ cơ thể, tức là đồng hồ sinh
học”, “Body-surf” lướt trên sóng biển mà không dùng tấm ván (một thú chơi thể
thao); “Body bag” là túi xác, đựng xác người chết, thường là binh lính, có khoá kéo,
“Body language” là ngôn ngữ cơ thể, tức là điệu bộ, cử chỉ của con người...
2.2.2.2. Chuyển nghĩa: a. Theo cách ẩn dụ, body từ nghĩa “thân thể con người”, đã
chuyển thành: 1/ Chỉ mình người, mình /thân ngựa. 2/ Chỉ thân cây, thân súng, thân
xe, thân tàu, thân áo... 3/ Chỉ phần chính của một vật. 4/ Chỉ vật thể, chất theo nghĩa
vật lí học. 5/ Chỉ phần lõi, trục, bệ, chân... b. Theo cách hoán dụ, “body” được dùng
để: 1/ Chỉ phần xác của con người, phân biệt với phần hồn. 2/ Chỉ xác chết, tử thi. 3/
Chỉ người. 4/ Chỉ nhóm người. 5/ Chỉ cơ quan, tổ chức, đoàn, hội đồng, ban. 6/ Chỉ
pháp nhân. 7/ Chỉ đơn vị, phân đội quân đội. 8/ Chỉ khối, mảng, nhóm. 9/ Chỉ tập tài
liệu văn kiện. 10/ Chỉ cái gọi là “dịch vụ tình dục”...
2.2.2.3. Hàm nghĩa: 1/ Một trong hai nhân tố quan trọng của sự tồn tại của con
người. 2/ Cực kì kiên định ý chí, ý muốn của mình...
2.3. TỪ “tay” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG
TIẾNG ANH
2.3.1. Trong tiếng Việt
2.3.1.1. Nghĩa định danh và nghĩa tổ hợp: Trong tiếng Việt, “tay” được hiểu là bộ
phận của cơ thể con người, từ vai đến ngón: “tay trái”, “giơ tay lên!”, “cụt tay”.
Trong con mắt người Việt, tay được chia thành nhiều phần: “cánh tay”, “cẳng tay” và
“bàn tay” (trong đó có “ngón tay, đốt ngón tay, vân tay, hoa tay”). “Tay” được kết
hợp với nhiều từ khác và mang nhiều nghĩa khác nhau: tay đẫy, tay nải, tay thước, tay
sai; tổ hợp thành ngữ: Tay bắt mặt mừng, tay làm hàm nhai, tay hòm chìa khóa, tay
bế tay bồng, tay đã nhúng chàm, tay đứt ruột xót, tay xách nách mang,v.v..
2.3.1.2. Chuyển nghĩa: a. Theo cách ẩn dụ, “tay” được dùng để chỉ chi trước, xúc tu
của một số động vật. “Cánh tay” được dùng để chỉ cánh tay đòn. b. Theo cách hoán
dụ, “tay” chuyển nghĩa: 1/ Chỉ lao động cụ thể của con người. 2/ Chỉ hoạt động tham
gia vào một việc gì. 3/ Chỉ quyền sử dụng, định đoạt. 4/ Chỉ khả năng hoạt động nào
đó của một người, cũng có khi hàm nghĩa tiêu cực, chê bai. 5/ Chỉ khả năng, trình độ
nghề nghiệp, khả năng hành động nói chung. 6/ Chỉ người giỏi một môn, một nghề
nào đó. 7/ Chỉ bên tham gia vào việc gì đó… c. Theo cách ẩn-hoán dụ, “tay” dùng để
chỉ bộ phận của một vật tương ứng với tay hay có hình dáng, công dụng như tay. Từ
“cánh tay” có nghĩa hoán dụ: 1/ Chỉ người giúp đỡ gần gũi và đắc lực. 2/ Chỉ lao
động chân tay có tính sáng tạo. 3/ Chỉ hành động thường là xấu của con người.
13
2.3.1.3. Hàm nghĩa: Chỉ từ “tay” thì có một số nghĩa trung hoà: 1/ (Chỉ thái độ tiếp
đón vui vẻ): tay bắt mặt mừng, mở/giang rộng tay đón chào… 2/ (Chỉ quyền điều
hành, quản lí, lãnh đạo): cờ đến tay ai người ấy phất… 3/ (Chỉ quyền quản lí kinh tế tài chính trong gia đình hoặc tổ chức): tay hòm chìa khoá…4/ (Chỉ sự vất vả, tất
bật): tay xách nách mang, tay bồng tay bế…
2.3.2. Trong tiếng Anh
2.3.2.1. Định danh: Tiếng Anh có hai từ: “arm” và “hand”. “Arm” là bộ phận cơ thể
từ vai trở xuống, bao gồm cả “hand”. “Hand” là phần của “arm” có các ngón tay. Có
thể hiểu “arm” là tay nói chung gồm “upper arm” - cánh tay trên, “forearm” - cánh
tay dưới và “hand” - bàn tay. “Arm” và “hand” cũng có nhiều kết hợp với các từ
khác, tạo nên những nghĩa lí thú. “Armchair” là loại ghế có chỗ để tì tay, người Việt
gọi là “ghế bành”. “Armful” là số lượng vật mà ta có thể mang bằng một tay hoặc cả
hai tay: an armful of firewood là một ôm củi; “Armpit” - hốc tay, tức là nách;
“Handbag” là túi xách tay nhỏ của phụ nữ, túi đầm, để các thứ linh tinh cần thiết;
“Handbook” là sách luôn cầm trong tay để đọc, tức là cẩm nang, sổ tay; “Handful” là
số lượng vật mà ta có thể mang được bằng một bàn tay, tức là một nắm, một nhúm.
“Handstand” - đứng bằng tay, tức là trồng cây chuối…
2.3.2.2. Chuyển nghĩa: a. Trong tiếng Anh, từ “arm” có sự chuyển nghĩa ẩn dụ khá
phong phú: 1/ Chỉ chi trước, chân trước của động vật. 2/ Chỉ một bộ phận trong một
tổ chức. 3/ Chỉ vũng biển hẹp, nhánh sông. 4/ Chỉ cành cây lớn. 5/ Chỉ tay tựa của
ghế bành. 6/ Chỉ một cạnh của tam giác. 7/ Chỉ cần đòn bảy, cánh tay đòn. 8/ Chỉ
công sơn (đỡ mái nhà). 9/ Chỉ chuôi/cán (mái chèo).10/ Chỉ nan hoa (bánh xe). 11/
Chỉ cần (cần trục. Từ “hand” có các nghĩa chuyển kiểu ẩn dụ sau: 1/ Chỉ chân (của
khỉ, vẹt…), càng (cua). 2/ Chỉ bảng chỉ dẫn hình bàn tay. 3/ Chỉ hướng, phía. 4/ Chỉ
kim (đồng hồ, thiết bị đo…)
b. Theo cách hoán dụ, từ “arm” có các nghĩa chuyển sau: 1/ Chỉ sức mạnh, quyền
lực. 2/ Chỉ cánh tay áo. 3/ Chỉ cú ném, cú đập (trong thể thao). 4/ Chỉ vận động viên
có cú ném, cú đập mạnh (tay ném, tay đập). Từ “hand” có các nghĩa hoán dụ sau: 1/
Chỉ nguồn cung cấp tin, nguồn tin. 2/ Chỉ xách, nải (chuối), xâu (thịt…). 3/ Chỉ bàn
tay như một đơn vị đo lường (bằng khoảng 10,16cm). 4/ Chỉ nhân công, tay thợ. 5/
Chỉ thuỷ thủ hoặc đội thuỷ thủ (tay chèo). 6/ Chỉ nhóm, đội. 7/ Chỉ tác giả, người
sáng tác. 8/ Chỉ người có trình độ trong một hoạt động, nghề. 9/ Chỉ tay nghề, tài
nghệ. 10/ Chỉ nét chữ. 11/ Chỉ chữ kí. 12/ Chỉ sự giúp đỡ, trợ giúp.13/ Chỉ vai trò,
phần, sự tham gia. 14/ Chỉ sự vỗ tay, tiếng vỗ tay. 15/ Chỉ sự kiểm soát, quyền lực.
16/ Chỉ sự quản lí. 17/ Chỉ sự quan tâm, chăm sóc.18/ Chỉ sự đồng ý, hứa hẹn. 19/
Chỉ sự đồng ý với lời cầu hôn. 20/ Chỉ người tham gia, chỉ ván bài…
2.3.2.3. Hàm nghĩa. Từ “arm” có các hàm nghĩa trung hòa:1/ Chỉ món nợ nần (trong
tiếng lóng). 2/ Chỉ chừng mực, mức độ vừa phải. 3/ Chỉ người giúp đỡ gần gũi và đắc
lực. 4/ Chỉ biện pháp, cách đối xử. 5/ Chỉ sức mạnh, quyền lực. 6/ Chỉ thái độ thiện
chí, sự ủng hộ. 7/ Chỉ mức độ ngăn cách trong quan hệ đối xử. 8/ Chỉ sức bền thể xác
của con người. 9/ Chỉ nguồn tiếp nhận sức mạnh, nguồn lực… Từ “hand” có các hàm
nghĩa trung hoà: 1/ Chỉ hoạt động, hành động của con người. 2/ Chỉ khả năng vận
14
động, làm việc. 3/ Chỉ phương tiện chiến đấu, đấu tranh. 4/ Chỉ sự tiêu tiền, chi tiêu.
5/ Chỉ thái độ đối xử, ăn ở. 6/ Chỉ mức độ quan hệ giữa con người. 7/ Chỉ thời gian.
8/ Chỉ nội tâm con người…
2.4. TỪ “chân” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG
TIẾNG ANH
2.4.1. Trong tiếng Việt
2.4.1.1. Định danh: Trong tiếng Việt, “chân” được dùng để chỉ bộ phận dưới cùng
của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng: “chân dài”, “chân vòng kiềng”,
“được đằng chân lân đằng đầu”, “chân gà nướng”. Trong chân có “đùi” và “bụng
chân” (phần phình ra ở sau cẳng). “Chân, cụt chân”. Còn có các từ “cẳng”, “cẳng
chân”, “bàn chân”, “giò” và “túc”.
2.4.1.2. Chuyển nghĩa: a. Theo cách ẩn dụ, “chân” có các nghĩa: 1/ Chỉ một phần tư
con vật bốn chân, như một nguồn thực phẩm. 2/ Chỉ phần dưới cùng tiếp giáp và bám
chặt vào mặt nền. Từ “cẳng” có 1 nghĩa chuyển chỉ gốc hoặc cành chia ra ở gốc của
một số cây: cẳng tre, cẳng sắn. b. Theo nghĩa hoán dụ, “chân” có các nghĩa: 1/ Chỉ
hoạt động đi lại của con người. 2/ Chỉ cương vị, phận sự cuả một người là thành viên
của một tổ chức. 3/ Chỉ người làm trung gian, môi giới trong những việc được coi là
không được trong sáng. 4/ Chỉ nguồn hàng tập trung đầu mối thu gom…
2.4.1.3. Hàm nghĩa: a. Hàm nghĩa tích cực: 1/ Chỉ sự khoẻ mạnh, dẻo dai của con
người. 2/ Chỉ sức chịu đựng gian khổ khi đi xa và mang vác nặng. b. Hàm nghĩa tiêu
cực: 1/ Chỉ sự yếu đuối của đàn bà con gái. 2/ Chỉ sự chưa thực sự an tâm trong
công việc, còn trông ngóng nơi nọ nơi kia. 3/ Chỉ thời hạn gấp gáp…c. Hàm nghĩa
trung hoà: 1/ Chỉ sự lảo đảo, đi không vững. 2/ Chỉ tư thế đi, dáng đi. 3/ Chỉ cuộc
sống nhàn hạ, phong lưu. 4/ Chỉ sự lam lũ trong lao động nông nghiệp. 5/ Chỉ sự son
rỗi, thảnh thơi, không bận bịu con cái. 6/ Chỉ sự bận rộn, tất bật. 7/ Chỉ chi tiết rất
sâu. 8/ Chỉ nơi xa xôi, xa cách. 9/ Chỉ tình trạng vừa mới đến một nơi nào mới. 10/
Chỉ vị thế, hoàn cảnh…
2.4.2. Trong tiếng Anh
2.4.2.1. Định danh: Trong tiếng Anh, tương ứng với “chân”, “bàn chân”, có các từ
“leg” và “foot”. “Leg” là bộ phận của cơ thể người, từ đùi xuống bàn chân. Trong
“leg” có “thigh” là đùi, “calf” là bụng chân. “Foot” là bàn chân.
2.4.2.2. Chuyển nghĩa: a. Trong tiếng Anh, theo cách ẩn dụ, từ “leg” có những
nghĩa: 1/ Chỉ chân của động vật, côn trùng. 2/ Chỉ chân giả của người tàn tật. 3/ Chỉ
chân bàn ghế giường, tủ, đồ đạc. 4/ Chỉ chặng đường. 5/ Chỉ vòng đua, vòng chạy,
vòng đấu trong thể thao. 6/ Chỉ cạnh của tam giác, cạnh đáy của hình thang. 7/ Chỉ
đoạn/khúc của đường gãy khúc. 8/ Chỉ pha (của dòng điện, dây điện. 9/ Chỉ nhánh
(của bộ thiết bị, mạng điện)…Từ “foot” có các cách ẩn dụ: 1/ Chỉ bàn chân con vật.
2/ Chỉ chân núi, đế giày, phần dưới các chi tiết kĩ thuật. 3/ Chỉ nền địa tầng (trong
địa chất học). 4/ Chỉ cặn lắng của các chất lỏng. b. Theo cách hoán dụ, từ “leg” có
nghĩa: 1/ Chỉ chân, như một nguồn thực phẩm hoặc món ăn (thịt cừu, bò, lợn…). 2/
Chỉ ống quần hoặc bít tất là phần trang phục tương ứng với chân…. Từ “foot” có
các nghĩa hoán dụ sau: 1/ Chỉ món ăn là bàn chân con vật. 2/ Chỉ bước đi. 3/ Chỉ
15
dáng đi. 4/ Chỉ phần bít tất tương ứng với bàn chân. 5/ Chỉ người đi bộ. 6/ Chỉ bộ
binh (lính đi bộ). 7/ Chỉ đơn vị đo độ dài, vào khoảng chiều dài một bàn chân... c.
Theo cách ẩn-hoán dụ, có nghĩa chỉ phần dưới, phần cuối của một số vật…
2.4.2.3. Hàm nghĩa: a. Trong tiếng Anh, từ “leg” có các hàm nghĩa: a1. Hàm nghĩa
tích cực: 1/ Chỉ chỗ dựa, căn cứ, cơ sở. 2/ Chỉ nguồn lực tự thân. 3/ Chỉ sự giúp đỡ.
a2. Hàm nghĩa tiêu cực: Chỉ mẹo lừa, sự bịa chuyện để đánh lừa. a3. Hàm nghĩa
trung hoà: 1/ Chỉ sự di chuyển, đi lại. 2/ Chỉ hành động/hoạt động. b. Từ “foot” cũng
có nhiều hàm nghĩa. b1. Hàm nghĩa tích cực: 1/ Chỉ chỗ dựa. 2/ Chỉ nguồn lực tự
thân. b2. Hàm nghĩa tiêu cực:1/ Chỉ quyền lực, trong nhiều trường hợp hàm nghĩa
không tán thành. 2/ Chỉ cái bẩn thỉu, thấp hèn. b3. Hàm nghĩa trung hoà: 1/ Chỉ sự di
chuyển, đi lại. 2/ Chỉ hành động. 3/ Chỉ cách ứng xử, tính cách, thái độ. 4/ Chỉ tình
cảm, sự biểu lộ tình cảm. 5/ Chỉ mối quan hệ. 6/ Chỉ mục tiêu, đối tượng. 7/ Chỉ thể
diện, uy thế…
Chương 3
KHẢO SÁT CÁC TỪ “MẮT”, “MŨI”, “MIỆNG”, “TIM”, “GAN”, LÒNG/
BỤNG/ DẠ” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG
TIẾNG ANH
3.1. TỪ “mắt” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG
TIẾNG ANH
3.1.1. Trong tiếng Việt
3.1.1.1. Định danh: Trong tiếng Việt, “mắt” được dùng để chỉ bộ phận trên của
khuôn mặt cơ thể người hay động vật, giúp con người hay động vật không chỉ lĩnh
hội các bức xạ điện từ, thường thuộc vùng phổ hồng ngoại gần đến tử ngoại gần từ
môi trường chung quanh; giúp con người hay động vật định hướng trong môi trường
và phản ứng lại các tác động từ môi trường, mà còn cảm nhận tình cảm, tình yêu của
người khác dành cho mình. Đa số động vật có hai mắt nằm ở phần trên của đầu.
3.1.1.2. Chuyển nghĩa: a. Theo cách ẩn dụ, “mắt” là sự ánh xạ giữa hai miền tri
nhận khác nhau, có các nghĩa: 1/ Ánh xạ sang các lĩnh vực phi vật thể, ngoài cơ thể
con người. 2/ Ánh xạ sang các sự vật trừu tượng: thiên lí nhãn (nhìn thấu muôn
dặm). 3/ Chỉ then chốt, mấu chốt của vấn đề. 4/ Chỉ tâm trạng tức giận. 5/ Chỉ tâm
trạng xúc động. 6/ Chỉ sự ngưỡng mộ, đố kị. 7/ Chỉ sự tham lam. 8/ Chỉ sự thù hận. 9/
Chỉ sự tôn trọng, coi trọng người khác. 10/ Chỉ sự đánh giá nhân cách. 11/ Chỉ màu
sắc của mắt người. 12/ Chỉ sự khinh miệt, chán ghét, khinh bỉ, coi thường, không tôn
trọng người khá. b. Theo nghĩa hoán dụ: 1/ Chỉ hoạt động do thám tin tức. 2/ Chỉ
tướng mạo, khuôn mặt mà mình có ấn tượng. 3/ Chỉ sự thể hiện tình cảm một cách
kín đáo. 4/ Chỉ thái độ bất lịch sự, thiếu thân thiện. 5/ Chỉ sự tinh anh, lanh lợi. 6/
Chỉ sự gian tà, không lương thiện và có ý đồ bất chính. 7/ Chỉ chỉ thái độ nóng nảy,
không nhẫn nhịn trước những chuyện bất bình. 8/ Chỉ thái độ giả tạo, đạo đức giả...
3.1.1.3. Hàm nghĩa: Trong tiếng Việt, từ “mắt” có một số hàm nghĩa. a. Hàm nghĩa
tích cực: Chỉ sự ngưỡng mộ tài năng của con người, hiểu theo nghĩa tích cực, là
16
người có thể chuyến nguy thành an, người làm được những việc phi thường. b. Hàm
nghĩa tiêu cực: Chỉ sức chịu đựng gian khổ khi đi âm thầm gánh lấy trách nhiệm.
3.1.2. Trong tiếng Anh
3.1.2.1. Định danh
33.1.2.2. Chuyển nghĩa: a. Trong tiếng Anh, theo cách ẩn dụ, từ “eyes” có những
nghĩa sau: 1/ Chỉ phần lồi của thực vật. 2/ Chỉ vật dùng. 3/ Chỉ sự nhìn, thị giác. 4/ Chỉ
cách nhìn, con mắt. 5/ Chỉ cách nhìn, sự đánh giá. 6/ Chỉ sự chú ý, sự theo dõi. 7/ Chỉ
sự sáng suốt… b. Theo cách hoán dụ, từ “eyes” có nghĩa: 1/ Chỉ sự âu yếm, cưng
chiều. 2/ Chỉ sự thương tiếc, xót xa. 3/ Chỉ sự yêu thương, ngưỡng mộ. 4/ Chỉ sự bội
bạc, gian dối trong tình yêu đôi lứa. 5/ Chỉ tướng mạo…
3.2. TỪ “mũi” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG
TIẾNG ANH
3.2.1. Trong tiếng Việt
3.2.1.1. Định danh: “Mũi” là một phần lồi ở động vật có xương sống, nơi chứa lỗ
mũi, nơi cho không khí đi vào và ra qua hệ vỏ bọc, thông với miệng. Sau “mũi” là cơ
quan khứu giác và xoang. Ở người, “mũi” nằm giữa khuôn mặt, có hai lỗ mũi, trong
lỗ mũi có lông. Ngoài chức năng đánh hơi (là một phần của hệ thống khứu giác),
“mũi” còn có chức năng điều tiết, làm ấm và tăng độ ẩm cho không khí hít vào.
3.2.1.2. Chuyển nghĩa: a. Theo cách ẩn dụ, “mũi” có các nghĩa: 1/ Chỉ vị trí địa lí:
Mũi đất. 2/ Chỉ tinh thần chiến đấu: mũi tiến công. 3/ Chỉ bộ phận của một số sự vật
phía trước có dáng nhọn: mũi kim, mũi chông, mũi khoan… b. Theo nghĩa hoán dụ,
“mũi” có nghĩa: 1/ Chỉ sự mỉa mai, coi thường, coi khinh người nào: cười (vào) mũi .
2/ Chỉ tướng số: mũi hếch. 3/ Chỉ sự can thiệp không chính đáng: Dí mũi vào công
việc của người khác. 5/ Chỉ sự luyện thanh trong thanh nhạc: giọng mũi. 6/ Chỉ sự
nói dối, lừa gạt: bị xỏ mũi…
3.2.1.3. Hàm nghĩa. a. Hàm nghĩa tích cực: “Mũi” không có nhiều nét ẩn dụ và cũng
ít có cấu trúc mang nghĩa hàm nghĩa. Có thể kể ra một số cấu trúc kết hợp có “mũi”,
như: vuốt mặt phải nể mũi; xông pha nơi mũi tên hòn đạn; đứng mũi chịu sào…b.
Hàm nghĩa tiêu cực: Có một số cấu trúc ẩn dụ mang hàm nghĩa, như mũi dại lái chịu
đòn; vắt/ vặt mũi đút miệng, v.v..
3.2.2. Trong tiếng Anh
3.2.2.1. Định danh: Trong tiếng Anh, “mũi” (nose) được định nghĩa như là phần trên
khuôn mặt trên miệng, dùng để thở và ngửi.
3.2.2.2. Chuyển nghĩa. a. Nghĩa ẩn dụ của “nose” cũng không phong phú. Người nói
tiếng Anh chỉ xem chiếc mũi giống như mặt trước của thân máy bay hoặc xe ô tô;
nose cone-đầu đạn có điều khiển. b. Nghĩa hoán dụ của “nose” thì rất phong phú.
Người nói tiếng Anh coi chiếc mũi đại diện cho: 1/ Khứu giác. 2/ Khả năng nhạy bén
về một vấn đề. 3/ Sự can thiệp vào cái gì khác.
3.2.2.3. Hàm nghĩa. a. Hàm nghĩa tích cực: Chỉ sự nhạy bén, khả năng tiếp thu
nhanh vấn đề. b. Hàm nghĩa tiêu cực: Sự can thiệp, sự tò mò; sự kiêu căng; hay sự
tiếp xúc trực tiếp.
17
3.3. TỪ “miệng” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG
TIẾNG ANH
3.3.1. Trong tiếng Việt
3.3.1.1. Định danh: “Miệng” là phần đầu tiên của hệ tiêu hóa có chức năng nhận
thức ăn và bắt đầu tiêu hoá bằng cách nghiền nát cơ học thực ăn thành kích thước nhỏ
hơn và trộn với nước miếng. Ngoài chức năng là nơi bắt đầu tiếp nhận và tiêu hóa
thức ăn, ở người, “miệng” còn đóng vai trò là cơ quan cấu âm trong giao tiếp. Lời nói
được tạo ra có sự tham gia của một số bộ phận ở trong miệng như răng, lưỡi, lợi, môi,
hàm, và cũng có vai trò của một hộp cộng minh trong cấu âm.
3.3.1.2. Chuyển nghĩa. a. Theo cách ẩn dụ, “miệng” có nghĩa: 1/ Chỉ bộ phận phía
trên của vật có dáng tròn: miệng bát, miệng cốc. 2/ Chỉ sinh khí: thở bằng miệng. 3/
Chỉ sự lo âu, buồn bã: đắng miệng, ăn uống không ngon miệng. b. Theo nghĩa hoán
dụ, “miệng” có nghĩa: 1/ Chỉ quyền lực. 2/ Chỉ thay cho toàn bộ cơ thể. 3/ Chỉ chia sẻ
những niềm vui và nỗi buồn với nhau. 4/ Chỉ món ăn tráng miệng. 5/ Chỉ sự bệnh tật.
6/ Chỉ sự khinh bỉ, coi thường. 7/ Chỉ tướng mạo. 8/ Chỉ thông tin.
3.3.1.3. Hàm nghĩa. a. Hàm nghĩa tích cực: “Miệng” là nơi kết tụ tinh hoa của con
người, nơi trái tim phát ra thành lời, cảm xúc được chia sẻ: miệng có duyên, miệng
hình trái tim, miệng hình cánh cung (là có quan tước lộc vị), miệng vuông (người
giàu có). b. Hàm nghĩa tiêu cực: Vạ miệng; Há miệng mắc quai; Miệng quan trôn trẻ,
Hang hùm, miệng sói…
3.3.2. Trong tiếng Anh
3.3.2.1. Định danh: Trong tiếng Anh, “miệng” (mouth) được định nghĩa như là phần
“mở” của cơ thể (opening) mà qua đó thức ăn được đưa vào cơ thể, là không gian
(space) nơi chứa lưỡi, răng,…
3.3.2.2. Chuyển nghĩa: a. Theo cách ẩn dụ, tri nhận của người nói tiếng Anh
“mouth” những đặc tính giống với “miệng hang” (the mouth of a cave) và “cửa sông”
(the place where the river enters the sea). b. Theo cách hoán dụ: 1/Người ăn theo về
kinh tế (miệng ăn): She’s got 5 mouths to feed (Bà ấy phải nuôi năm miệng ăn/5
người. 2/ Những nghĩa quan hệ đến lời nói: Keep one’s mouth shut (giữ bí mật);
loud-mouthed; big mouth (to mồm, nói nhiều, nói đại ngôn); by mouth (bằng miệng,
bằng lời nói).
3.3.2.3. Hàm nghĩa: Trong tiếng Anh, nghĩa “mouth” có khuynh hướng trung tính
như trong ẩn dụ về vị trí (mouth of cave-miệng hang). Tuy nhiên, trong ẩn dụ, có một
đặc điểm lớn là từ này thường hướng về nghĩa tiêu cực hoặc nghĩa có hàm nghĩa xúc
phạm (derogatory) hoặc quá thân mật, suồng sã (colloquial). (Close your mouth Câm mồm lại, tức là bảo ai đó đừng nói nữa…)
3.4. TỪ “tim” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG
TIẾNG ANH
3.4.1. Trong tiếng Việt
3.4.1.1. Định danh: Trong tiếng Việt, “tim” là bộ phận hoạt động không ngừng nghỉ
trong cơ thể con người, hay của con vật. Trái tim vừa quan trọng về mặt sinh học mà
cũng quan trọng về mặt tinh thần. Về mặt sinh học nếu không có trái tim thì sẽ không
18
sống được. Về mặt tinh thần, nếu không có trái tim thì con người sống như một vật
vô tri vô giác; trái tim là biểu tượng của tình yêu.
3.44.1.2. Chuyển nghĩa: a. Theo cách ẩn dụ: 1/ Chỉ vị trí trung tâm của một vật cụ
thể. 2/ Chỉ vật có hình dáng trái tim. b. Theo cách hoán dụ: 1/ Trái tim là bộ phận
trung tâm của hệ tuần hoàn. 3/ Chỉ suy nghĩ, nhận thức, tâm trí. 4/ Chỉ tính cách con
người…
3.4.1.3. Hàm nghĩa: a. Hàm nghĩa tích cực: 1/ Cái tốt nhất, có giá trị nhất, lợi nhất.
2/ Hạnh phúc lứa đôi, vợ chồng. 3/ Sống lạc quan và luôn nhìn vào mặt tích cực
của mọi việc. b. Hàm nghĩa tiêu cực: 1/ Kẻ hung ác, vô lương tâm, bất lương. 2/
Nghĩa cử làm việc thiện, tâm đức. 3/ Sự không tương ứng tốt đẹp giữa hai người yêu
nhau hay cuộc sống lứa đôi). 4/ Con người càng cao cả khi nhận ra được ý nghĩa
tích cực của đau khổ). c. Hàm nghĩa trung hoà: 1/ Hành động được thực hiện với trái
tim yêu thương, trách nhiệm. 2/ Hoạt động kinh doanh). 3/ Kinh nghiệm sống. 4/ Sự
lo nghĩ. 5/ Cảnh chết chóc; sự sống chết, sinh mệnh…
3.4.2. Trong tiếng Anh
3.4.2.1. Định danh:
3.4.2.2. Chuyển nghĩa: a. Theo cách ẩn dụ, từ “heart” của tiếng Anh còn được dùng
để chỉ “hồn/tâm hồn (mind), cảm xúc, tình cảm và sự can đảm”. b. Theo cách hoán
dụ, cũng giống như từ tim trong tiếng Việt, từ tim trong tiếng Anh làm thành những
nghĩa mềm, nhẹ, ấm, nhân hậu: light heart, soft heart, tender heart, warm heart… Cụ
thể: 1/ Sử dụng hình thức chuyển nghĩa lấy tên gọi của một bộ phận (trái tim) để chỉ
cái tổng thể (con người). 2/ Cứng, rắn, nặng. 3/ Mềm, nhẹ, ấm. 4/ Người/vị thế trực
tiếp. 5/ Chỉ tuổi tác…
3.4.2.3. Hàm nghĩa: a. Nếu như người Việt Nam thường quan niệm khá chung chung
về phần quan trọng của cơ thể liên quan tới tinh thần, thì người Anh lại quan niệm
rằng con người có ba bộ phận quan trọng là bộ óc, trái tim và bộ phận sinh dục, trong
ba bộ phận ấy trái tim là quan trọng nhất. Trái tim (heart) là phần trung tâm của một
con người, chi phối hai bộ phận kia. Trái tim vì thế cũng có nghĩa là "trung tâm"
(centre). Trái tim gắn với một loạt biểu tượng, đại diện cho mặt trời, tình yêu, niềm
hạnh phúc. Người Anh vẫn nói: The heart has its own voice but mind could not
understand itseft (Trái tim có tiếng nói riêng mà lí trí không thể hiểu được). b. Trong
tiếng Anh, các hàm nghĩa của từ “heart” chủ yếu mang tính chất trung hoà: 1/ Rung
động. 2/ Vị trí trung tâm. 3/ Trí óc, khả năng tư duy, suy nghĩ, lí trí. 4/ Tầm hiểu biết,
tri thức. 5/ Cách ứng xử. 6/ Sinh mạng của con người. 7/ Danh dự, thể diện con
người. 8/ Sức mạnh, khả năng…
3.5. TỪ “gan” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG
TIẾNG ANH
3.5.1. Trong tiếng Việt
3.5.1.1. Định danh: Trong tiếng Việt, “gan” là một cơ quan của các động vật có
xương sống, bao gồm cả con người. Cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong
quá trình trao đổi chất, dự trữ Glycogen, tổng hợp protein và thải độc. “Gan” cũng
sản xuất dịch ở “mật”, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hoá.
19
3.5.1.2. Nghĩa tổ hợp: “Gan” kết hợp phổ biến và nhiều nhất với “ruột” mang nghĩa
khái quát “khu vực bên trong ổ bụng”, mà các từ ghép: gan ruột, ruột gan là từ ghép
đẳng lập, các yếu tố ngang nhau về cương vị cho nên có thể đảo vị trí cho nhau
được. Khi so sánh về ý nghĩa tổ hợp của hai từ này, ta thấy, “gan” khi đi một mình
vẫn có ý nghĩa khác do chuyển nghĩa – đồng nghĩa với gan dạ, gan góc, gan lì - Nó
là gan lắm, đánh như thế mà nó không khóc…. Trong khi đó, “ruột” đi một mình chỉ
có ý nghĩa định danh về đoạn ruột dài (non và già), còn trong tổ hợp nó luôn là yếu
tố tạo nên nghĩa của những thành ngữ: mát gan mát ruột, héo gan héo ruột, bầm gan
tím ruột…
3.5.1.3. Chuyển nghĩa: Theo cách ẩn dụ, “gan” được coi là biểu tượng của tâm trạng,
trạng thái tinh thần với nghĩa ẩn dụ: 1/ Tinh thần vững vàng, can đảm, kiên định
trước mọi thử thách. 2/ Tâm trạng, trạng thái tinh thần. 3/ Trí tuệ… Theo cách hoán
dụ, từ “gan” được mở rộng nghĩa: 1/ “Gan” có những cách biểu thị. 3/ “Gan” còn
biểu trưng cho cả tâm trạng, tình cảm tiêu cực, phủ định như. 4/ Chỉ “tính khí, khí
tiết”…
3.5.1.4. Hàm nghĩa. Thường gặp là hàm nghĩa tích cực:1/ Cái tốt nhất, có giá trị
nhất, lợi nhất. 2/ Sự cứng rắn. 3/ Diễn tả những cái gì đã đạt đến mức hoàn hảo.
3.5.2. Trong tiếng Anh
3.5.2.1. Định danh: Tiếng Anh định nghĩa “liver” (gan) là cơ quan lớn trong ổ bụng,
sản sinh ra mật và lọc sạch máu. Ngoài ra, từ này cũng chỉ gan của một số động vật
dùng làm thức ăn như pig’s liver (gan lợn), chicken livers (gan gà), liver sausages
(xúc xích gan).
3.5.2.2. Chuyển nghĩa: Từ “liver” (gan) của tiếng Anh gần như không có sự chuyển
nghĩa phong phú như tiếng Việt. Một điều thú vị nữa là trong khi tiếng Việt coi từ
gan có nghĩa bóng như là sự can đảm, không biết sợ, sự cứng rắn như đã trình bày
trên (gan dạ, gan cóc tía,…), thì trong tiếng Anh, từ “liver” được kết hợp với từ “lilylivered,” lại có nghĩa là “hèn nhát “ (coward).
3.5.2.3. Hàm nghĩa: Từ quan sát về đặc điểm chuyển nghĩa trên, có thể nói rằng từ
“liver” (gan) trong tiếng Anh hầu như không có hàm nghĩa ngoài một hàm nghĩa tiêu
cực là “lily livered” (hèn nhát) như vừa phân tích ở trên.
3.6. TỪ “lòng/bụng/dạ” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG
TRONG TIẾNG ANH
3.6.1. Trong tiếng Việt
3.6.1.1. Định danh: a. Các cơ quan lòng, bụng, dạ đều nằm ở vị trí thấp nhất trong
cơ thể con người so với tim và não bộ. “Lòng” hiểu là “bụng” con người: Ấm cật
no lòng, trẻ mới lọt lòng (vừa mới sinh)…“Lòng” được hiểu là những bộ phận trong
“bụng” của con người và động vật: Lòng lợn, cỗ lòng, xào lòng gà…b. Phần ở giữa
hay ở trong một số vật, có khả năng chứa đựng hay che chở: Lòng suối, đào sâu
vào lòng đất, ôm con vào lòng, biết rõ như lòng bàn tay của mình…c. Bụng: Bộ phận
cơ thể người hoặc động vật, chứa phủ tạng. d. “dạ” cũng là cách gọi khác của bụng.
Bụng con người, về mặt chức năng, là nơi chứa và làm tiêu hoá thức ăn,
hoặc chứa thai.
20
3.6.1.2. Tổ hợp. Lòng/dạ, bụng/dạ” thường kết hợp với nhau thành những thành ngữ
và mang nhiều nghĩa khác nhau, biểu thị cho phạm vi tư duy, thái độ, tình cảm của
con người: Ghi lòng tạc dạ, thay lòng đổi dạ, lòng người dạ thú, lòng lang dạ sói,
bụng bảo dạ…
3.6.1.3. Chuyển nghĩa: a. Theo cách ẩn dụ, “Lòng”: 1/ Biểu tượng của mặt tâm
lí, tình cảm, ý chí, tinh thần, thái độ. 2/ Chỉ phạm vi tình cảm. 3/ Biểu hiện thế giới
nội tâm. 4/ Thái độ đối với người khác. 5/ Chỉ đạo đức và luân lí…“Bụng”:1/ Biểu
tượng của ý nghĩ, tình cảm sâu kín đối với người, với việc.2/ Nơi định vị hay chứa
đựng trí tuệ (tư duy) con người. 3/ Chỉ tâm trạng tích cực, khẳng định của con người.
“Dạ: 1/ Chỉ thái độ cư xử. 2/ Chỉ sự sung sướng, vui mừng. 3/ Chỉ tình cảm tiêu
cực...
3.6.1.4. Hàm nghĩa: a. Hàm nghĩa tích cực:1/ Lòng, hay bụng, được coi là biểu
tượng cho ý chí của con người như lòng kiên định, ý chí kiên cường. 2/ Tấm lòng còn
được dùng chỉ tình cảm trong sáng, nhân hậu. 3/ Lòng ngay dạ thẳng: chỉ sự thẳng
thắn, trung thực, thật thà, không man trá. 4/ lòng lại như lòng: đồng điệu, thông cảm,
sẵn sàng chia sẻ cho nhau…b. Hàm nghĩa trung tính: 1/ Tâm trạng, tâm tư, tình cảm
của mọi người (thường trong một hoàn cảnh) ai cũng như nhau. 2/ Sự đói rét...c.
Hàm nghĩa tiêu cực: 1/ Chỉ sự nông cạn, dễ bộc bạch, thiếu chín chắn sâu sắc. 2/ Có
tâm địa xấu xa, phản trắc, tráo trở, không trung thành. 3/ Lòng tham không đáy,
tham lam vô độ, không có chừng mực…
3.6.2. Trong tiếng Anh
3.6.2.1. Định danh: Không giống như tiếng Việt, tiếng Anh không dùng hai từ
“bụng” và “dạ” với nhau. Hai từ này tiếng Anh coi như là những từ đồng nghĩa,
chúng là “stomach” và “belly”. Đó là một bộ phận của cơ thể giống như chiếc túi để
thức ăn đi vào khi nuốt xuống và ở đó quá trình tiêu hoá đầu tiên xảy ra. (I don’t like
going to work with an empty stomach - Tôi không thích đi làm với chiếc dạ dày lép
kẹp). Người nói tiếng Anh, trong sự thân mật (informal) coi nó như “phần phía dưới
giữa bụng và đùi”, tức là “bụng”. Một từ đồng nghĩa nhưng có vẻ ít dùng hơn là
“belly”.
3.6.2.2. Chuyển nghĩa: a. Từ “belly” thường có những nghĩa bóng ẩn dụ là: 1/ Phần
phình ra hoặc có hình tròn của cái gì: The belly of a ship (phần bụng của con tàu). 2/
Căng phồng/làm cho căng phồng: The sail was bellying out (cánh buồm đang căng
phồng). 3/ Chán ngấy/ chịu hết nổi: I’ve had a bellyful of your complaints (Tôi chán
ngấy những lời than vãn của anh). b. Từ “stomach” mang nhiều nghĩa ẩn dụ hơn: 1/
Cam chịu/chịu đựng: How could I stomach all the violence in the film? (Làm sao tôi
có thể chịu đựng được tất cả những cảnh bạo lực trong phim?). 2/ Sự thèm
thuồng/mong muốn: I had no stomach for sex. (Tôi chẳng thích thú gì về chuyện
quan hệ nữa). 3/ Nghĩa thành ngữ giống như tiếng Việt: Somebody’s eyes are bigger
than his stomach (No bụng đói con mắt). 4/ Sự xúc phạm hay kinh tởm: I was sick to
one’s stomach. (Tôi cảm thấy bị xúc phạm thật sự)...
3.6.2.3. Hàm nghĩa: Ý nghĩa tích cực và tiêu cực của hai từ “belly” và “stomach”
trong tiếng Anh khi được chuyển sang nghĩa bóng thường không rõ ràng mà phải lệ
21
thuộc vào ngữ cảnh. Chủ yếu chúng có khuynh hướng mang những đặc tính sử dụng
mang phong cách thân quen, không trang trọng và thường có hàm nghĩa trung lập hay
tích cực khi có nghĩa ẩn dụ về hình ảnh cái dạ dày (đang no) như “căng phồng”
nhưng cũng có nghĩa tiêu cực nếu có nghĩa bóng về sự dồn ứ (như của một cái bụng
đang no).
Chương 4
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ
NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG
TIẾNG ANH
4.1. SO SÁNH VỀ MẶT ĐỊNH LƯỢNG: 1/ Nội dung của các từ đối tượng khảo
sát trong tiếng Việt và của các từ tương ứng với chúng trong tiếng Anh là không đồng
đều: có yếu tố có, có yếu tố không, có yếu tố nhiều, có yếu tố ít. 2/ Về mặt định danh,
có số lượng lớn nhất là hai từ “mình” và “thân” của tiếng Việt (9 từ khác nhau trong
khi từ tương ứng trong tiếng Anh chỉ có 1 từ là “body” ); có số lượng lớn thứ nhì là
từ “chân” (6 từ, trong khi tiếng Anh chỉ có 2 từ “leg” và “foot”). 3/ Về mặt chuyển
nghĩa, nhiều trường hợp chuyển nghĩa nhất là hai từ “arm” và “hand” của tiếng Anh
(40 trường hợp, trong khi ở từ “tay” và “cánh tay”, “bàn tay” của tiếng Việt chỉ có
13); thứ nhì cũng là các từ “leg” và “foot” của tiếng Anh (23 trường hợp, còn “chân”
và “cẳng” của tiếng Việt chỉ có 9 trường hợp). 4/ Về mặt hàm nghĩa, có nhiều nghĩa
nhất là từ “đầu” của tiếng Việt (22 nghĩa, trong khi “head” của tiếng Anh chỉ có 10
nghĩa); cùng đứng thứ nhì là các từ “arm” với “hand” và “leg” với “foot” của tiếng
Anh (đều là 17 nghĩa, trong khi “tay” chỉ có 4 nghĩa và “chân” chỉ có 15 nghĩa). 5/ Số
lượng từ trong diện đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong tiếng Việt cũng chiếm
ưu thế tuyệt đối là 25 từ (so với tiếng Anh chỉ có 6 từ). 6/ Nhìn chung, tiếng Việt có
ưu thế số lượng về mặt hình thức định danh, trong khi đó tiếng Anh lại trội hơn về
mặt nội dung chuyển nghĩa và hàm nghĩa. Nguyên nhân của tình trạng vượt trội của
tiếng Việt trong vấn đề này nằm ở chỗ nguồn gốc, cách cấu tạo từ và sắc thái ý nghĩa
cũng như sắc thái văn phong tu từ.
4.2. SO SÁNH VỀ ĐỊNH DANH: Nguồn gốc từ ngữ, cách cấu tạo từ, sắc thái ý
nghĩa và văn phong, tu từ làm cho cách định danh các bộ phận cơ thể người trong
diện đối tượng nghiên cứu của luận án này thật là phong phú, đa dạng. Nó cũng
chứng tỏ người Việt có cái nhìn không đơn điệu đối với thế giới sự vật khách quan.
Số lượng của nhóm từ “đầu” trong tiếng Việt rõ ràng là phong phú hơn trong tiếng
Anh (13 so với 8).
Một khía cạnh thú vị khác nữa là cách nhìn thế giới của người Việt và người
Anh cũng khác nhau rất nhiều, thể hiện qua cách định danh sự việc, hiện tượng.
Chẳng hạn, trong khi người Việt nói là “gội đầu” thì người Anh lại gọi là “rửa tóc”
(to wash one’s hair); người Việt: “đầu lưỡi”, người Anh: “chóp lưỡi” (the tip of a
tongue); người Việt: “đầu xuân”, “đầu câu chuyện” thì người Anh dùng từ
“beginning” để chỉ khởi đầu một mùa trong năm hoặc một câu chuyện.
4.3. SO SÁNH VỀ PHƯƠNG DIỆN CHUYỂN NGHĨA
22
- Từ “đầu” trong tiếng Anh với tiếng Việt có những trường hợp vừa giống lại
vừa khác. Cùng chỉ người đứng đầu, nhưng “head” thường dùng cho các trường hợp
như: gia đình, khoa, trường, chính phủ, đảng phái, quân đội, lãnh tụ, tù trưởng bộ lạc,
bộ tộc (trong khi ở tiếng Việt, ta dùng: trưởng tộc/họ, chủ nhiệm/trưởng khoa, hiệu
trưởng, giám đốc, thủ tướng, chủ tịch đảng, đảng trưởng, tư lệnh...).
Có những trường hợp người Anh lại chuyển nghĩa hoán dụ theo kiểu khác với
người Việt. Người Việt gọi là “ảnh chân dung” thì người Anh chỉ nói “head”. “Head”
còn dùng để chỉ khả năng về mặt sinh lí, sức chịu đựng về thân xác của con người:
good head for heights, một cái đầu tốt đối với độ cao, nghĩa là chịu đựng được
(không sợ) độ cao, không bị chóng mặt; a strong head for drink, một cái đầu khoẻ về
uống rượu, nghĩa là có tửu lượng cao, không dễ bị say. “Head” còn được cấu tạo
thành headache có nghĩa là: chứng đau đầu: have a headache, có một cái đầu, tức là
bị đau đầu, nhức đầu.
Theo cách chuyển nghĩa ẩn dụ, về cơ bản hai từ “đầu” và “head” của tiếng Việt
và tiếng Anh có nhiều điểm tương đồng. Tuy tương đồng là chủ yếu, nhưng vẫn có
những dị biệt trong tương đồng. Giữa các từ “mình”, “thân” của tiếng Việt và “body”
của tiếng Anh, sự tương đồng là không nhiều: nghĩa của “thân” gần như tương đồng
với nghĩa của “body”. Còn sự dị biệt là tương đối nhiều. Cũng theo cách ẩn dụ, “tay”,
“cánh tay” của tiếng Việt có sự tương đồng với “arm”, “hand” của tiếng Anh ở các
nghĩa chỉ chi trước của động vật, chỉ cánh tay đòn của đòn bẩy. Nghĩa chỉ bộ phận
của một vật tương ứng với tay hay có hình dáng, công dụng như tay của từ “tay”
tương ứng một phần với nghĩa ẩn dụ của “arm” (chỉ tay tựa của ghế bành). Trong
tiếng Anh, để chỉ “tay nắm”, “tay cầm”, có từ riêng là “handle”.
Nhưng “hand” còn được dùng để chỉ các chi của con cua, trong khi tiếng Việt lại
dùng từ riêng là “càng”. “Hand” còn dùng để chỉ chân của con vật, trong khi tiếng
Việt lại dùng từ “chân”. - Cũng theo cách ẩn dụ, có sự tương đồng giữa nghĩa của
“chân” và các cách diễn đạt có từ “chân” (chân vịt rút xương, đường chân rết…) với
“leg” và “foot”. Còn sự dị biệt là khá lớn, tồn tại ở các nghĩa còn lại của các từ
“chân”, “cẳng”, “leg” và “foot”.
Theo cách chuyển nghĩa hoán dụ, từ “đầu” của Việt và “head” của Anh có
trường hợp tương đồng, với những dị biệt nhỏ. Không thấy có chuyển nghĩa ẩn hoán dụ của các từ “mình”, “thân”, “body”. Giữa từ “thân” của Việt và “body” của
Anh chỉ có một trường hợp tương đồng, đó là nghĩa chỉ “dịch vụ tình dục”. Còn sự dị
biệt là chủ yếu: các nghĩa của “mình” và các nghĩa của “thân” không có sự tương
đồng trong “body” của Anh. Ngược lại, các nghĩa của “body” không thấy có trong
cấu trúc nghĩa của “thân”.
4.4. SO SÁNH VỀ HÀM NGHĨA: Các hàm nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Việt rất
phong phú, tổng cộng tới 22 nghĩa (trong khuôn khổ phạm vi tư liệu của chúng tôi),
đủ cả 3 loại tích cực, tiêu cực và trung hòa. Sự dị biệt lớn nhất là từ “head” chỉ có
hàm nghĩa trung hòa, không có nghĩa tích cực và tiêu cực như ở từ “đầu”. Còn “đầu”
trong tiếng Việt lại là biểu tượng cho nhiều người hoặc hành động, sự vật có tính tiêu
cực, trong khi “head” của tiếng Anh, theo như tư liệu của chúng tôi, không thấy có:
23
kẻ ương bướng, kẻ hung ác, bất lương; sự không ăn khớp… Còn về nghĩa trung hòa,
sự tương đồng giữa “đầu” và “head” là rất lớn: số lượng thì không chênh lệch nhiều,
nội dung thì hầu như không có khác biệt lớn giữa các nghĩa trung hòa của “head” với
các nghĩa riêng biệt của “đầu”.
Nhìn chung, trong tiếng Việt, các từ “mình mẩy”, “thân thể”, “thân hình”,“xác”,
“thân xác”, “thể xác”, “cơ thể” không có các hàm nghĩa. Chỉ có “mình” và “thân” có
hàm nghĩa, nhưng cũng chỉ là nghĩa trung hòa. “Mình”, “thân” và “body” không có
các hàm nghĩa tích cực và tiêu cực và không có sự tương đồng về hàm nghĩa trung
hòa, nhưng hai nghĩa của “body” lại tương ứng với cách diễn đạt có từ “xác” của
tiếng Việt. “Tay”, “arm” và “hand” cũng chỉ có nghĩa trung hòa. Trong tiếng Việt chỉ
có từ “chân” có các hàm nghĩa, còn các từ “cẳng”, “cẳng chân”, “bàn chân”, “giò”,
“thủ” không có. Cả từ “chân” Việt và hai từ “leg”, “foot” Anh đều có cả loại hàm
nghĩa tích cực, tiêu cực và trung hòa, nhưng không thấy sự tương đồng giữa chúng,
mà chủ yếu là sự dị biệt. Các hàm nghĩa dị biệt này rất phong phú, đa dạng, thể hiện
cách nhìn nhận của hai cộng đồng Việt và Anh rất khác nhau đối với bộ phận cơ thể
người ở phía dưới, dùng làm chỗ dựa, làm phương tiện để giúp con người di chuyển.
KẾT LUẬN
1. Nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người là một trong những nhóm từ khá đặc biệt trong
ngôn ngữ các dân tộc. Đây là nhóm từ ra đời sớm nhất gắn với sự quan sát, nhận thức
từ buổi sơ khai, cho nên chúng có đặc điểm chung cho mọi cộng đồng ngôn ngữ ở
tính thuần gốc, bản địa của chúng. Nhưng chúng lại khác nhau trong mỗi ngôn ngữ ở
sự sử dụng trong đời sống giao tiếp. Từ cách biểu đạt định danh, đồng sở chỉ, đến
việc cách thức chuyển nghĩa, sử dụng để biểu đạt ở mỗi ngôn ngữ lại khác nhau tuỳ
thuộc vào cách tư duy, phương thức phản ánh của từng dân tộc. Và những khác biệt
này tạo nên sự phong phú, đa dạng trong sử dụng, đồng thời thể hiện nét văn hoá ở
các ngôn ngữ. Sự đối chiếu so sánh mới cho ta thấy được nét tương đồng cũng như sự
dị biệt giữa chúng trong từng ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi chỉ có điều kiện so sánh 3
cách thức cơ bản (định danh, chuyển nghĩa và hàm nghĩa) của nhóm từ này giữa
tiếng Việt và tiếng Anh.
2. Luận án đã tiến hành khảo sát, thống kê định lượng và đánh giá định tính các từ chỉ
bộ phận cơ thể người; phân tích ý nghĩa của chúng trên các phương diện nghĩa định
danh, nghĩa tổ hợp, nghĩa (từ ghép, thành ngữ), sự chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ, ẩn hoán dụ), hàm nghĩa văn hoá của các từ đó trong tiếng Việt và các từ tương đương
trong tiếng Anh. Sự so sánh được tiến hành không đơn thuần chỉ là sự đối chiếu từ
vựng mà căn cứ vào ngữ nghĩa của chúng nằm trong các kết hợp, đặc biệt là trong
các đơn vị định danh bậc 2 (thành ngữ, tục ngữ).
3. Về cách thức định danh sự vật, ở đây là các bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt
và các từ tương đương trong tiếng Anh cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, khi xem xét
chúng trong sự chuyển nghĩa, đặc biệt là nghĩa hàm ẩn (hàm nghĩa) ta thấy đã có sự
“phân hóa” về các nét nghĩa khi sử dụng. So sánh tìm ra sự tương đồng và khác biệt
về các mặt nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ tương