Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

đề cương ôn thi môn địa lý kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.79 KB, 32 trang )

Câu 1: Phân tích tác động của vị trí địa lý của Việt Nam giáp với Trung Quốc về
phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam?
+ Các tỉnh của VN có chung đường biên giới với TQ: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai,
Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
+ 3 tỉnh có kim ngạch, luồng hàng hóa giao thương giữa VN với TQ lớn nhất: Quảng
Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai.
* Tác động của vị trí địa lý của Việt Nam giáp với Trung Quốc về phát triển kinh tế, xã
hội Việt Nam:
+ Thuận lợi:
- Xuất khẩu hàng hóa (thanh long,..) sang thị trường đông dân. (xuất khẩu sang TQ
chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu)
-Tiếp thu tinh hoa văn hóa Trung Quốc (chữ viết Hán, tôn giáo,..)
- Thu hút nhà đầu tư từ Trung Quốc( công nghệ,…)
- Gần hàng hóa,nguyên liệu giá rẻ: dệt may,…
+ Khó khăn:
- Chịu sức ép cạnh tranh cao.
- Chanh chấp chủ quyền lãnh thổ.(đặc biệt là vấn đề Biển Đông)
- Phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa Trung Quốc. (nhập siêu với TQ chiếm 60% tổng
nhập siêu của VN)
Câu 2: Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lý giáp Biển Đông đối với việc phát triển
kinh tế, xã hội ở nước ta.
+ Thuận lợi:
- Phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển:
. phát triển giao thông vận tải biển, kinh tế biển
. thủy sản (khai thác, nuôi trồng)
. du lịch biển
. khai thác khoáng sản biển.
- Giao thương quốc tế thuận tiện.
- Góp phần nâng cao vị thế của VN về cả chính trị và an ninh quốc phòng.
+ Khó khăn:
- Bất ổn do tranh chấp chủ quyền (vị trí địa chính trị quan trọng mà nước nào cũng


muốn có)
- Thiên tai: bão lũ, ngập mặn


Câu 3: Phân tích nguyên nhân khiến hiệu quả sử dụng đất, khoáng sản ở nước ta
còn thấp?
+ Nguyên nhân chung: quản lý kém dẫn tới lãng phí, thất thoát.
+ Đất: kém hiệu quả vì lựa chọn cơ cấu cho từng lãnh thổ, loại đất chưa hợp lý.
+ khoáng sản: - công nghệ khai thác chế biến còn lạc hậu.
- các mỏ quy mô nhỏ, phân bố tập trung ở miền núi nên chi phí khai thác rất
lớn, hiệu quả kinh tế không cao.
Câu 4: Thế nào là dân số vàng. Nêu thuận lợi và khó khăn:
- * Cơ cấu dân số vàng là:
Số người dướ� độ tuổi lao động + ��ê� độ ��ổ� ��� độ��)/số người
����� độ ��ổ� ��� độ�� < 50%.
- cơ cấu dân số vàng đạt khi chỉ số <50%
* �á� độ��
Thuận lợi:
*sử dụng nguồn lao động dồi dào ( Số người trong độ tuổi lao động lớn) cho tăng
trưởng và phát triển kinh tế, tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an
sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai.
* Tích lũy nguồn lực, vốn do chi phí cho y tế, giáo dục giảm so với giai đoạn trước.
* cơ hội dịch chuyển lao động thông qua di cư, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội,
góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.
Khó khăn:
* Việc làm ( nhiều lao động quá) chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động vì
công nghiệp dịch vụ chưa phát triển, trình độ lao động thấp dẫn tới thất nghiệp
* Trình độ chuyên môn thấp
* Tệ nạn xã hội gia tăng
* Lao động phân bổ không đều => chênh lệch vùng

+ Giàu có ( nhiều lao động trình độ cao)
+ Nghèo ( thưa lao động, thiếu lao động trình độ cao)
> Di cư tự phát
* Chuyển từ vùng nghèo sang vùng giàu
Những người chuyển được+ khá giả, có chí hướng thì giàu càng giàu
+ nghèo càng nghèo
> Bất ổn chính trị
=>để phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng” cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Đó là, duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm
quá trình “già hóa dân số”; tăng cơ hội việc làm, hướng đến những việc làm tạo giá trị
gia tăng cao dựa trên năng suất lao động, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, các
ngành sử dụng nhiều lao động; mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu


cầu thị trường lao động… Đặc biệt, tận dụng và phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng”
thông qua các chương trình phối hợp liên ngành.
Câu 5: Phân tích khó khăn, thách thức trong sản xuất lúa gạo tại 2 vùng đồng
bằng châu thổ nước ta?
* Vùng ĐB sông Hồng
- Nguy cơ bị thu hẹp diện tích do biến đổi khí hậu(1/4 diện tích ĐBSH)
- Công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển dẫn đến sức ép về thu hẹp diện tích; sức ép
dân số làm cho bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp và giảm liên tục.
- Cơ cấu về giống lúa chậm chuyển dịch, vẫn duy trì các loại giống lúa cũ, chất lượng
thấp
- công nghệ chế biến lạc hậu( tiêu chuẩn để xuất khẩu vẫn chưa đạt được)
=> xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông Hồng vẫn còn hạn chế.
* Đồng bằng sông Cửu Long
- Nguy cơ bị thu hẹp diện tích do biến đổi khí hậu(1/3 diện tích ĐBSCL)
- Nguy cơ xâm nhập mặn, phèn vào mùa khô; thách thức trong việc giải quyết vấn đề
nước tưới và tạo ra giống lúa mới chịu mặn, chịu phèn

- Cơ cấu giống lúa mới chưa hợp lý
- công nghiệp chế biến chưa phát triển

Câu 6: Phân tích thế mạnh, hạn chế trong phát triển thủy sản ở nước ta?
+Thế mạnh
- Nước ta có nguồn lợi thủy sản phong phú (cả ở biển và nội địa), diện tích mặt nước
cho nuôi trồng thủy sản lớn
- Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng cả trong nước và xuất khẩu
- Nguồn lao động vùng biển đông;cơ sở vật chất khai thác ngày càng được đầu tư hiện
đại
- Công nghiệp chế biến cũng ngày càng được đầu tư
+ Hạn chế:
- Cơ sở vật chất kĩ thuật nhìn chung vẫn còn tương đối còn lạc hậu
- Sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn yếu, kém do nguyên liệu đầu và, chế biến,
bảo quản(chất lượng chưa cao, năng suất hạn chế)


Câu 7: Nêu những bài học kinh nghiệm thành công trong phát triển đặc khu kinh
tế của Trung Quốc?
- Số lượng khu kinh tế đầu tư phát triển: 4 khu kinh tế: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán
Đầu, Hạ Môn(sau này thêm Hải Nam)
=>số lượng khu kinh tế vừa phải, được đầu tư phát triển phù hợp với các nguồn lực
- Lựa chọn vị trí thuận lợi: khu kinh tế gần các trung tâm kinh tế để dễ dàng trong việc
tiếp nhận nguồn vốn.
+ nơi tập trung quê hương của phần lớn Hoa Kiều trên hế giới này, họ hàng năm đổ về
TQ 60 tỷ USD
=> khu kinh tế nhận được nguồn vốn lớn,
+ Bên cạnh đó, vị trí cũng xa các trung tâm chính trị và kinh tế cả nước nhằm tránh
các tác động xấu từ quá trình thử nghiệm mô hình
- Lựa chọn cơ cấu ngành nghề tốt:ưu tiên chọn những ngành công nghệ cao và có giá

trị gia tăng lớn
- Mô hình quản lý tốt: Ưu đãi xây dựng mô hình 1 cửa,cung cách quản lý học theo mô
hình quản lý của phương Tây với sự tự chủ cao (hạn chế sự can thiệp của nhà nước)

Câu 8: Phân tích những nguyên nhân khiến hiệu quả phát triển khu kinh tế ven
biển ở nước ta còn rất thấp?
- Quy hoạch và thành lập khu kinh tế chưa thực sự phù hợp với điều kiện, tiềm năng
thực tế: Với số lượng khu kinh tế lựa chọn quá lớn trong khi thiếu vốn trầm trọng,
chúng ta không thể tập trung đầu tư vào khu kinh tế nào (hiện nay VN có 18 khu kinh
tế, theo ước tính: để giải phóng 1ha cần 0,1 triệu USD, đầu tư cho 1ha đất cần 1 triệu
USD, nên số tiền tối thiểu đề đầu tư vào 1 khu kinh tế là 11 triệu USD, chưa kể các
khu kinh tế của VN cũng khá lớn về diện tích tuy nhiên số tiền được đầu tư vào đó lại
rất thấp)=> vượt quá khả năng phát triển.
- Kết cấu hạ tầng các khu kinh tế chưa được xây dựng đồng bộ,chưa đáp ứng được yêu
cầu của quá trình phát triển.
- Thu hút đầu tư vào các khu kinh tế gặp nhiều khó khăn, đóng góp của các khu kinh tế
vào phát triển khoa học- xã hội địa phương còn khiêm tốn.
- Các khu kinh tế chưa được định hướng thu hút các ngành, lĩnh vực có lợi thế so
sánh,chưa tạo được sự liên kết, tương hỗ trong quá trình hoạt động (ví dụ tiêu biểu là
các khu kinh tế ở miền Trung gần nhau nhưng lại chỉ làm 1 ngành nghề)
- Quy hoạch nguồn nhân lực gắn với ngành nghề thu hút đầu tư trong các khu kinh tế
chưa được chú trọng (nguồn nhân lực ở gần các khu kinh tế chủ yếu vẫn là lao động
chưa qua đào tạo nên trình độ chuyên môn thấp)
- Cơ chế chính sách phát triển khu kinh tế của VN còn một số bất cập và vướng mắc.



1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu
kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu gắn liền với sự phát triển kinh tế

của một quốc gia, đặc biệt là sự phát triển trong quá trình hội nhập.
Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đồng đều giữa các
ngành. Ngành có tộc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì
sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại, ngành có tốc độ thấp hơn sẽ giảm tỷ trọng. Nếu tất cả
các ngành có cùng một tốc độ tăng trưởng thì tỷ trọng các ngành sẽ không đổi, nghĩa
là không có sự chuyển dịch cơ cấu ngành.
Độ dịch chuyển cơ cấu thường thay đổi nhiều trong thời kì tăng trưởng nhanh vì
kho đó sự chênh lệch về tốc độ giữa các bộ phận sẽ lớn. Khi tăng trưởng thấp độ dịch
chuyển cơ cấu sẽ chậm hơn do sự chênh lệch trong tốc độ phát triển các bộ phận sẽ
không lớn.
2. Đô thị: Là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động
trong nhưng khu vực kinh tế phi nông nghiệp
3. Đô thị hóa: Sự gia tăng đô thị (về mặt diện tích)=>là sự gia tăng của dân số thành
thị và phổ biến lối sống thành thị
4. Mật độ kinh tế
- Là số lượng các hoạt động kinh tế trên 1 đơn vị đất hoặc mức độ dồn nén các hoạt
động kinh tế theo vùng địa lý
- Cách tính: GDP/S
- Mức sản lượng được sản xuất ra, và nhờ đó thu nhập được hình thành, tính trên 1 đơn
vị diện tích.
- Mật độ cao đòi hỏi phải tập trung hàng hóa lao động và vốn theo vùng địa lý (mật độ
việc làm và mật độ dân cư)
5. Chỉ số tích tụ
- Chỉ số dùng để so sánh mức độ tích tụ, mật độ hoặc tập trung các hoạt động kinh tế
theo vùng địa lý giữa các nước
- Chỉ số coi vùng có diện tích 1km2 là đô thị, có sự tích tụ hoặc mật độ cao nếu:
+ Mật độ dân số vượt ngưỡng 150 người/km 2
+ Có thể di chuyển vào thành phố trong 1 thời gian hợp lý (60 phút bằng đường bộ)
+ Quy mô dân số đạt ngưỡng về dân số >50.000 người



Chủ đề 16. Tính mật độ kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng và … khoảng
cách của vùng
Nguyên nhân tích tụ:
+ Vị trí địa lý thuận lợi
+ Trình độ khoa học kĩ thuật phát triển, trình độ dân trí cao
+ Kinh tế được tập trung đầu tư phát triển, thu hút vốn..
+ Tập trung nhiều dân cư
Giải pháp:
Thứ nhất: Cần phải tập trung ưu tiên phát triển các tỉnh có nền kinh tế trọng điểm, tạo
ra các cực phát triển: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng,…
Thứ hai: Cân bằng mạng lưới đô thị, Tạo sự liên kết, phối hợp giữa các vùng có mật
độ kinh tế cao và thấp: Hà Nội với Ninh Bình, Quảng Ninh.
Thứ ba: Thu hẹp khoảng về xã hội và tiến tới giảm bớt sự chênh lệch: thực hiện các
chính sách ưu tiên vùng nghèo, các tỉnh vùng sâu vùng xa,..
Thứ tư: Quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển từng tỉnh: xây dưng cơ sở hạ tầng, an
sinh xã hội,…
Thứ năm: Thu hút rộng rãi các tổ chức toàn thể nhằm đầu tư và thực hiện các phương
án của địa phương: Phát triển bằng trợ cấp trợ giá chính phủ, thu hút đầu tư,…
6. Khoảng cách kinh tế
- Là một khái niệm kinh tế học
- Khoảng cách hàm ý sự dễ dàng hay khó khăn để hàng hóa, dịch vụ, lao động, vốn,
thông tin và ý tưởng có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác
- Khoảng cách đo lường dòng vốn, dịch chuyển lao động, hàng hóa được vận chuyển
và các dịch vụ có thể được cung cấp giữa 2 địa điểm dễ dàng đến đâu
- Địa điểm và chất lượng cơ sở hạ tầng, giao thông ảnh hưởng tới khoảng cách kinh tế
giữa bất kỳ hai điểm nào đó.
7. Chia cắt(cấp độ khu vực) (sự chia cắt về biên giới, vị trí)
- là rào cản ngăn cách giữa các quốc gia đến dòng lưu thông hàng hóa, vốn, con người
và ý tưởng. (chia cắt lớn là một trong những lý do dẫn đến hạn chế, tụt hậu:sự chia cắt

lớn ở Châu Phi)
- Một số dạng chia cắt nằm ngoài tầm kiểm soát của quốc gia
+ vị trí nằm sâu trong đất liền(tiếp giáp với láng giềng nào)
+ ở 1 vị trí xa xôi(với nước nhỏ)
+ có mức độ phân hóa cao về văn hóa và sắc tộc ngay trong địa giới của mình.


8. Một số vấn đề toàn cầu
- Khái niệm: Vấn đề toàn cầu là những vấn đề mà tác động của nó có liên quan trực
tiếp đến vận mệnh của tất cả các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội,
biên giới quốc gia.
8.1 Toàn cầu hóa
- Khái niệm: TCH Là quá trình gia tăng mạnh mẽ những mối quan hệ liên hệ ảnh
hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị
giữa các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới.
-Mức độ TCH tính bằng:Tốc độ cao+cường độ lớn + lan tỏa nhanh + khoảng cách hẹp.
1. Quan niệm
- TCH là một khái niệm đa chiều và năng động gồm các lĩnh vực (Kinh tế, VH, XH,
CT).
- Theo David Held “TCH là một trào cản lưu rộng lớn trong lịch sử phát triển loài
người và có những hệ quả sâu sắc đối với mọi mặt của đời sống con người, xã hội và
thế giới.
- TCH là sự xóa nhòa khoảng cách,ranh giới giữa các quốc gia khu vực, vùng miền
Trình bày các tác động của quá trình toàn cầu hóa
- Tích cực
+ Mở rộng thị trường TG (xóa đi rào cản, sự chia cắt ở các quốc gia)
+ Tăng cường vốn đầu tư (dòng vốn lưu chuyển dễ dàng)
+ Nâng cao trình độ KH – CN của các quốc gia.
+ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia(đặc biệt là
các nước đang phát triển), thay đổi tỷ trọng trong nền kinh tế:ngành, thành phần, lãnh

thổ.)
+ Mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại
+ Tăng cường giao lưu văn hóa, khoa học, xã hội
- Tiêu cực
- Làm gia tăng thêm tình trạng bất bình đẳng, làm sâu sắc thêm sự phân hóa giàu
nghèo giữa các quốc gia (các nước giàu ngày càng thích hợp tác với các nước giàu
khiến họ ngày càng giàu hơn, sự chênh lệch giữa các quốc gia có nguy cơ dẫn đến tình
trạng bất bình đẳng, bạo động, khủng bố…)
- Tăng sự phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài của các quốc gia (nhiều nước chỉ xuất khẩu
dầu mỏ và nhập khẩu tất cả các loại hàng hóa khác, đến khi khủng hoảng dầu mỏ thì
nước đó cũng bị khủng hoảng lương thực như Venezuela hiện nay)
- Suy giảm môi trường, cạn kiệt tài nguyên (các nước giàu đến tìm kiếm thị trường ở
các nước nghèo hơn, họ xây dựng nhiều khu CN, khai thác tài nguyên, dẫn đến vấn
nạn về môi trường cho quốc gia đó)


- Hòa tan văn hóa của nhiều quốc gia (các trào lưu du nhập từ nước ngoài nhưng
không biết nguyên nhân và lý do của trào lưu, không biết văn hóa đó tốt hay xấu)
Chủ đề 1. Tác động tích cực của toàn cầu hóa đến nền kinh tế Việt Nam.
+ Mở rộng thị trường TG (xóa đi rào cản, sự chia cắt)
+ Thu hút vốn đầu tư (dòng vốn lưu chuyển dễ dàng, lượng vốn đầu tư FDI vào VN
năm 2008 cao hơn 30 lần so với năm 1999)
+ Nâng cao trình độ KH – CN (chuyển giao công nghệ, học tập cách ứng dụng KH –
KT từ nước ngoài)
+ Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại (đẩy mạnh hoạt động xuất – nhập khẩu, cán
cân thương mại ngày càng tăng)
+ Tăng cường giao lưu văn hóa, xã hội (phát triển các loại hình du lịch truyền thống,
văn hóa VN cho các nước khác trên TG)
* Nguyên nhân ra đời của TCH:
- Công nghệ:+ CN truyền thông (truyền thông đại chúng,Internet, điện tử, dịch vụ..)

+ Công nghệ giao thông vận tải (vận tải hàng không, đường biển)
- Văn hóa: + Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng (tôn giáo, dân chủ…)
+ Phát triển các sự kiện toàn cầu (thế vận hội, World Cup…)
+ Tiêu dùng (thương hiệu toàn cầu)
- Kinh tế: + Cơ sở thương mại (thương mại tự do)
+ Mở rộng thương mại và thị trường (lợi thế so sánh)
+ Các tập đoàn đa quốc gia (sản lượng toàn cầu)
- Chính trị: + Thể chế quốc gia (các tổ chức tạo đkiện thuận lợi cho giao lưu quốc tế)
+ Ý thức bảo vệ môi trường (biến đổi khí hậu, sự suy kiệt tài nguyên)
Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá
– Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
– Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi
tương đương ¾ giá trị toàn cầu.
– Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti
khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và
ngoài nước.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu
vực(EU,ASEAN,..). Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải
quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
- Là xu thế khách quan không thể đảo ngược.
c) Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức…
– Toàn cầu hoá tạo ra cơ hội hợp tác, khai thác nguồn vốn, tiếp cận khoa học – công
nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, đưa lại sự tăng


trưởng cao…
– Kinh tế phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt; đào sâu sự phân hoá giàu –
nghèo; nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc; độc lập tự chủ dễ bị xâm phạm…
Biến đổi khí hậu
- Thời tiết: Là sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, gió,… trong quãng thời gian ngắn

- Khí hậu: … diễn biến trong thời gian dài và mang tính chất quy luật
- BĐKH: là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu
- BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cơ bản này sang trạng thái cơ bản khác.
Ví dụ BĐKH: nước biển dâng, siêu bão, hiện tượng enino,..
(Theo định nghĩa của LHQ: BĐKH là sự thay đổi của khí hậu, được quy trình trực tiếp
hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển và
đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong khoảng thời gian.)
* Nguyên nhân
- Sự biến đổi tự nhiên: sự thay đổi các tham số quỹ đạo Trái Đất, sự biến đổi trong
phân bố lục địa – đại dương (sự trôi dạt lục địa, phun trào núi lửa, tạo sơn…), sự biến
đổi tính chất phát xạ ở Mặt Trời và hấp thụ bức xạ ở Trái Đất.
- Do hoạt động của con người: Do các hoạt động của con người trong quá trình sản
xuất hàng hóa, phát triển kinh tế như: đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ,
…), chất thải từ nhà máy( hoạt động công nghiệp, nông nghiệp,…); biến đổi sử dụng đất;
sản xuất nông nghiệp;chặt phá rừng.
* biểu hiện BĐKH:
- sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
- sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người
và các sinh vật trên trái đất.
- sự dâng cao mực nước biển: do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các
đảo nhỏ trên biển.
- sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe
dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái.
- sự biến đổi cường độ hoạt động
- sự thay đổi năng suất sinh học.
* ứng phó BĐKH:
- Thích ứng: là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hay con người đối với hoàn cảnh hoặc
môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do các tác động của



BĐKH và tận dụng các cơ hội thuận lợi mà mỗi khí hậu mang lại.(hạn hán: hứng nước
mưa,…)
- Giảm nhẹ: là các hoạt động nhằm giảm mật độ hoặc cường độ phát thải nhà kính và
tăng bề hấp thụ khí nhà kính. Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
Chủ đề 3. Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam và giải pháp ứng phó
1. Thực trạng
Với địa hình đa dạng, đường bờ biển dài và các đồng bằng sông rộng lớn, các hoạt
động kinh tế (đặc biệt là nông nghiệp) và đời sống của người Việt Nam đang chịu ảnh
hưởng lớn từ những thay đổi của khí hậu cùng các thảm họa tự nhiên như bão, lụt, hạn
hán. Trung bình VN mỗi năm có 392 người chết và thiệt hại hơn 1% GDP do các thảm
họa liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Nông nghiệp:
+ Thu hẹp đất sản xuất: Ước tính, mỗi khi mực nước biển dâng cao 1m thì nước ta mất
khoảng 10-11% GDP (40% đất ĐB SCL, 11% đất ĐB SH, 3% đất các tỉnh khác ven
biển sẽ bị ngập).
+ Giảm năng suất, sản lượng cây trồng; thiệt hại về gia cầm, gia súc: Tình hình hạn
hán ở miền Trung và xâm ngập mặn ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long
vẫn đang diễn ra rất gay gắt, hàng chục nghìn ha cây công nghiệp mất mùa và có nguy
cơ mất trắng.
Hoạt động chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng, nắng nóng nền nhiệt cao khiến hơn 44.000
gia súc, gia cầm bị chết ở Bắc bộ và Trung bộ, 2015
- Công nghiệp: BĐKH tác động đến quá trình hoạt động của các nhà máy và tăng một
loạt các chi phí bảo dưỡng, máy làm lạnh,…
- Du lịch: BĐKH làm mất mỹ quan các khu du lịch, có thể làm mất đi hiện trạng ban
đầu của hiện vật (đặc biệt là các di tích lịch sử), sự lo sợ về thiên tai cũng làm giảm
đáng kể lượng khách du lịch
- Đời sống nhân dân: Thiệt hại về người và tài sản, tốn nhiều chi phí để khắc phục
2. Các giải pháp ứng phó
Tăng cường hợp tác quốc tế để chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu
- Thích ứng: (là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hay con người đối với hoàn cảnh hoặc

môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do các tác động của
BĐKH và tận dụng các cơ hội thuận lợi mà mỗi khí hậu mang lại) phát triển các khoa
học về năng lượng thay thế, tạo các giống cây trồng thích ứng với BĐKH…
- Giảm nhẹ: (là các hoạt động nhằm giảm mật độ hoặc cường độ phát thải nhà kính và
tăng bề hấp thụ khí nhà kính) Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, xây dựng hệ
thống lọc thải đề giảm lượng khí thải CN, chất thải hoạt động kinh tế, các nhà máy chế
biến rác thải sinh hoạt…
9.1 Phát triển sản xuất theo chiều ngang(chiều rộng): là phát triển mở rộng quy mô
sản xuất, không làm tăng NSLĐ.


9.2 Phát triển sản xuất theo chiều dọc

Phân tích SWOT để đánh giá lợi thế cạnh tranh của ĐNÁ
a. Điểm mạnh:- Vị trí thuận lợi (giao thương, vận chuyển…)
- Dân cư đông, nguồn nhân lực đông, trẻ, khỏe, rẻ.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (ptriển các cây Nnghiệp nhiệt đới, cây công nghiệp…)
- Tài nguyên (rừng, biển, khoáng sản) phong phú
- Liên kết khu vực ổn định hình thành (ASEAN)
b. Điểm yếu:- Tình trạng nghèo đói, chênh lệch mức sống cao giữa các quốc gia
- phát triển chủ yếu là nông nghiệp nên hiệu quả kinh tế ko cao
- Hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp(du canh)
- Tài nguyên thiên nhiên suy giảm, suy thoái môi trường
- Dân số đông, trình độ nhân lực thấp, gia tăng dân số nhanh
- Xung đột tôn giáo, chính trị(Myanmar, Đông Timo, Phillippines…)
- Tệ nạn XH
Chủ đề 4. Vai trò của người Hoa ở Đông Nam Á.
Cộng đồng người Hoa có nhiều ảnh hưởng đến khu vực ĐNÁ, trong đó nổi bật là
những ảnh hưởng về kinh tế và văn hóa.
a. Kinh tế: Sự phát triển kinh tế của người Hoa được thể hiện qua truyền thống hướng

thị của họ qua 3 nghĩa
- Thứ nhất: Thị với nghĩa là chợ. Người Hoa vươn tới sự trao đổi, buôn bán hàng
hoá (đi đến đâu người Hoa cũng lập chợ để trao đổi, buôn bán với các nhóm khác,
cộng đồng khác. Mặt khác, họ luôn có khát vọng vươn tới các chợ lớn, các trung
tâm để trổ tài buôn bán của mình)
- Thị thứ hai: Thị với nghĩa là thị thành, đô thị, là các trung tâm buôn bán lớn.( Đối
với thương nhân, hướng đến chủ yếu của họ là các đô thị lớn, các hải cảng sầm uất.
Và khi đó, họ là bộ phận quan trọng chi phối các quan hệ kinh tế trong đô thị và là
những người kiến tạo nên sự phồn vinh của đô thị.)
- Thứ ba: Thị với nghĩa là thị trường trong nền kinh tế hàng hoá phát triển cao của
thời hiện đại.(Khát vọng vươn lên thị trường hiện đại đưa người Hoa từ chỗ dân di
cử trở thành một thế lực chi phối khá lớn đến nền kinh tế của cả khu vực ĐNÁ)
2. Văn hóa
Người Hoa mang những nét đẹp văn hóa của người Trung Quốc vào ĐNÁ như:


- Ảnh hưởng của Nho giáo (kính trên nhường dưới, trung nghĩa, quân tử…)
- Ảnh hưởng bởi các phong tục tập quán (tết âm lịch, tết đoạn ngọ, tết hàn thực, tết
trung thu, các trang phục có màu đỏ chủ đạo được coi là may mắn…)
- Tính cách người Trung Quốc: tính liên kết trong buôn bán, linh hoạt, nhạy bén…

ĐÔNG NAM Á
- Dân số: chiếm 7% dân số TG
- Diện tích: chiếm 3% diện tích TG
- Tên Đông Nam Á được biết đến sau Chiến tranh TG (1945) lần thứ 2, khi TG được
chia cắt lại và các vùng thuộc địa giành được độc lập
1. Lãnh thổ
- Gồm 2 bộ phận:
+ ĐNÁ lục địa (bán đảo Trung Ấn): Lào, VN, Campuchia, Myanmar, Thái Lan
+ ĐNÁ hải đảo (quần đảo Mã Lai): các nước còn lại

- Kinh tế biển phát triển+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản
+ Du lịch biển
+ Khai thác khoáng sản
+ Giao thông vận tải biển
3. Khái quát chung Đông Nam Á
a. Tự nhiên
- ĐNÁ là khu vực có vị trí chiến lược về tự nhiên, chính trị và xã hội
+ Tự nhiên: ĐNÁ là nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi và các tài nguyên
qtrọng của TG (các luồng sinh vật từ nhiều phương du nhập,2 vành đai khoáng sản)
+ Kinh tế - Chính trị: tiếp giáp giữa Ấn ĐỘ Dương và Thái Bình Dương; Là cầu nối
giữa Châu Á và Châu Đại Dương
Có vị trí địa chính trị rất quan trọng, nơi giao thoa giữa các nền văn minh (đặc biệt là
của TQ và ÂĐ), nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng
- Môi trường tự nhiên: có 3 dạng địa hình chính (núi cao, đồng bằng thấp, thung lũng)
- 3 con sông lớn nhất ĐNÁ: Sông Mê Kông (chảy qua 6 quốc gia: TQ, Myanmar, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Việt Nam); sông Chao Praya, Thái Lan (còn gọi là sông Mê
Nam); sông Ayeyarwaddy, Myanmar
a. Dân cư Đông Nam Á
* Thuận lợi:
- có nguồn lao động đông, rẻ, trẻ, khỏe. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn....
- Là khu vực đông dân tên TG (2010: 593,4 triệu người), tốc độ tăng trưởng dân số cao
(1,87%). Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%.


+ Lào có tổng tỷ suất sinh cao nhất vì mức độ phát triển thấp (26/1000), tỷ lệ tử vong
cao (8/1000).
+ Indonesia: có dân số lớn nhất của khu vực với 248,6 tr người – 2012, đứng t4 TG.
- Tỷ lệ đô thị hoá khoảng 40% dân số khu vực
- Một số QG, sự phát triển đô thị tập trung vào các thành phố lớn (indo và Việt Nam)
- Nhiều vấn đề XH nảy sinh (nhà ở tạm bợ, tệ nạn XH,…)

- Kualalumpur – Malaysia là thành phố lớn nhất trong KHU VỰC.
- Dân cư có sự di chuyển từ khu vực nông thôn sang thành thị .
* Khó khăn: phân bố dân cư không đồng đều, tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao, trình độ của
người lao động còn kém và là khu vực nhạy cảm về các vấn đề chủ quyền, xung đột
mâu thuẫn giữa các quốc gia.
Văn hoá Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng
- Chịu ảnh hưởng tác động của các nền văn hoá thế giới, khu vực Nam Á
+ ảnh hưởng đầu tiên đến khu vực cách đây trên 2000 năm (Hindu hiện vẫn phát triển
trên đảo Bali – Indo ; Ăngkovat- công trình kiến trúc của người Hindu); làn sóng thứ 2
trong thế kỷ 13 đã đưa Phật giáo nguyên thuỷ đến khu vực (hiện nay phát triển ở
Myanmar, Thai Lan, Lào, Campuchia)
+ Ảnh hưởng của văn hóa TQ:
- Việt Nam đã có ảnh hưởng mạnh mẽ từ Đông Á(1000 năm sau Công Nguyên đã
thành lập 1 quốc gia tự chủ)
- Văn hoá TQ có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực (Singapore, Malaysia,)
+ Hồi giáo: du nhập qua các thương gia Trung Đông:
* Năm 1650, hồi giáo phổ biến ở Indonesia và Malaysia.
* Indonesia có số người theo Hồi giáo đông nhất (87% dân số theo hồi giáo) -> lễ
Ramadan, thánh địa mecka, kinh Koran
+ Thiên chúa giáo: du nhập vào khu vực từ cuối TK 19 – đầu TK 20. Philipines là
quốc gia có dân số theo Thiên chúa giáo đông nhất khu vực.
* Khó khăn: xung đột sắc tộc, tôn giáo giữa các quốc gia, các dân tộc. Khó khăn trong
việc quản lý an minh quốc phòng.
d. Kinh tế
ASEAN: thành công và thách thức
Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575
triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009).
Với mục tiêu hoạt động: Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực; Xây dựng một
cộng đồng hòa hợp ; Hợp tác để cùng nhau phát triển khinh tế-xã hội.
1. Thành công:

- Về chính trị
+ Thứ nhất, về hợp tác phát triển chính trị: ASEAN đã nỗ lực gắn kết, thúc đẩy hợp tác
và tham vấn cũng như tăng cường hiểu biết giữa các nước, các cơ quan chuyên ngành
ở cấp độ khu vực và quốc gia.


+ Thứ hai, về xây dựng và chia sẻ chuẩn mực chung: Hiến chương ASEAN năm 2008
đã tạo ra các khuôn khổ thể chế và pháp lý của ASEAN hướng tới phối hợp hiệu quả
hơn giữa các cơ quan trong ASEAN.
+ Thứ ba, về ngăn ngừa xung đột: các biện pháp phòng ngừa xung đột và xây dựng
lòng tin cũng đã đạt nhiều tiến triển. Hạn chế đc các cuộc xung đột sắc tộc, đấu tranh
tôn giáo...
+ Thứ tư, ASEAN đạt nhiều thành tựu quan trọng trong ứng phó các thách thức an
ninh phi truyền thống: trong đó có chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh
mạng, buôn bán người đã đc kiểm soát và giảm thiểu rất nhiều.
+ Thứ năm, ASEAN đã có những đóng góp quan trọng và thể hiện vai trò không thể
thiếu đối với bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, trong đó có
vấn đề về Biển Ðông.
- Về kinh tế
+ ASEAN đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tự do hoá thương mại hàng
hoá, dịch vụ và đầu tư. Thương mại hàng hoá nội khối hiện nay đã đạt hơn 320 tỷ đô la
mỗi năm.
+ Nỗ lực của ASEAN trong tự do hoá thương mại có thể được tính từ khi thành lập
khu vực mậu dịch tự do (AFTA) năm 1992. Từ đó đến nay, thuế quan trong khu vực đã
được cắt giảm một cách đáng kể. ASEAN cũng đang từng bước giảm thiểu các hàng
rào phi thuế quan đối với thương mại.
+ Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã có những tiến triển tích cực trong tự do hoá thương
mại dịch vụ, mở cửa thu hút đầu tư, hợp lý hoá thủ tục hải quan, hài hoà các tiêu chuẩn
và giảm khoảng cách phát triển.
+ Để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, 12 ngành ưu tiên được xác định là nông sản,

thuỷ sản, đồ gỗ, dệt may, cao su, ô tô, điện tử, du lịch, hàng không, chăm sóc sức
khoẻ, e-ASEAN và logistics. 9 trong số 12 ngành trên chiếm tới trên 50% tổng thương
mại hàng hoá.
- Văn hoá – xã hội
+ Xd ASEAN giàu bản sắc, thống nhất trong đa dạng:
+ Tiến trình giao lưu, hợp tác văn hoá dựa trên nhiều mặt: Cuộc thi Tìm hiểu về
ASEAN đã được tổ chức trên khắp các nước ASEAN ở cấp độ quốc gia và sau đó là
các cuộc thi cấp khu vực .
+ Nỗ lực giải quyết các vđề XH: nghèo đói, thất nghiệp, phát triển con người.
2. Thách thức
- Trong nội bộ ASEAN:
+ Thứ nhất về điều kiện tự nhiên: Ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí
hậu, thiên tai và sự đè dọa về cạn kệt nguồn TNTN.
+ Thứ hai về duy trì sự đoàn kết nội khối: Thách thức lớn nhất của ASEAN là tìm lại
vai trò và ảnh hưởng của một tổ chức khu vực đối với khu vực và đối với từng thành
viên mà nó đã từng có nhưng bị mai một đi trong thời gian gần đây bởi nhiều nguyên
nhân khác nhau. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với ASEAN là vừa phấn đấu để trở nên có
ích hơn đối với tất cả các thành viên, vừa mở rộng hợp tác với bên ngoài. Cái khó đối


với ASEAN trong việc xử lý vấn đề này là phi kết hợp giữa duy trì các nguyên tắc hoạt
động vốn đã trở thành bản sắc và cội nguồn sức mạnh của ASEAN một thời với việc
tranh thủ đối tác bên ngoài, tạo thế và tạo giá trong hợp tác với các đối tác bên ngoài.
- Thách thức từ bên ngoài:
+Thứ nhất là sự ảnh hưởng từ các cường quốc, các khu vực trên thế giới: đang ngày
càng diễn ra mạnh mẽ.
+ Thứ 2, những thách thức đến từ môi trường chính trị và an ninh thế giới. Khủng bố,
toàn cầu hoá và những nguy cơ an ninh phi truyền thống đòi hỏi ASEAN phi có cách
tiếp cận mới trong việc gắn sự phát triển năng động và lâu bền của Hiệp hội với việc
quan tâm giải quyết những nguy cơ mới đó.

+ Thứ ba, ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đến khu vực. TCH đã và đang mang
lại những thách thức: môi trường, TNTN, tội phạm khủng bố... đến với khu vực.
TRUNG QUỐC
1. Khái quát
- Tên nước: từ năm 1/10/1949 khi Mao Trạch Đông thắng Tưởng Giới Thạch
- Diện tích: đứng thứ 3 thế giới (sau Nga, Canada)
- Dân số: đứng thứ nhất thế giới (gần 1,3 tỷ người)
- Ngôn ngữ: tiếng Hoa, âm Bắc Kinh làm âm chuẩn
- Tên “Trung Quốc” có nghĩa: là trung tâm của các quốc gia
- Biên giới tiếp giáp với 14 quốc gia (Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhtan,
Kyrgyztan,Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào,
Việt Nam) tuy nhiên đây ko phải vấn đề lớn do các nơi tiếp giáp đều bị chia cắt bởi tự
nhiên.
- Lãnh thổ gồm 4 phần: + Lục địa
+ Hồng Kông
+ Ma Cao
+ Đài Loan
- Thiên nhiên phong phú giàu có
+ Đông: ĐKTN thuận lợi
+ Tây: giàu tài nguyên khoáng sản và lâm sản
- Dòng sông nổi tiếng:
+ Sông Hoàng Hà (yellow river): “Bao giờ nước Hoàng Hà trong..”
Dòng sông HH đã tạo nên vùng ĐB Hoa Bắc rộng lớn, tuy nhiên do quá nhiều phù sa
nên dễ gây lũ lụt
+ Sông Trường Giang (Dương tử): gắn với trận Xích Bích nổi tiếng
- Nguồn gốc câu “Công cha như núi Thái Sơn”, tuy chiều cao của ngón núi này chỉ
trên 3.000m nhưng là điểm cao nhất của vùng ĐB Hoa Bắc
- Trung Quốc là nữ hoàng của các loài hoa
2. Dân số khổng lồ
- Là quốc gia có dân số đông nhất trên TG, chiếm 1/7 dân số TG



- Tỉ lệ gia tăng dân số thấp do thực hiện nghiêm khắc kế hoạch hoá gia đình (đặc biệt
là chính sách 1 con từ năm 1979) => kết quả giảm dsố, khủng hoảng giới tính (mất cân
bằng), hội chứng con một(htg béo phì), gánh nặng xã hội,buôn bán phụ nữ…
- Phân bố dân cư tập trung ở phía Đông (Bắc Kinh , Thượng Hải , Thiên Tân)- là các
trung tâm kinh tế lớn của TQ và thưa thớt ở phía Tây do ở đây có địa hình và khí hậu
khắc nhiệt tập trung cho phát triển khai khoáng, chăn thả gia súc.. => Phân bố dân cư
không đồng đều giữa thành thị và nông thôn gây khó khăn trong việc quản lý dân số,
đảm bảo an ninh quốc phòng.

3. Văn hóa đặc sắc:- nhiều thành tựu lớn:
- Ẩm thực (phong phú, đặc trưng trong cách chế biến cũng như bày biện)
- Tư tưởng tôn giáo (thuyết âm dương, ngũ hành; tư tưởng Nho giáo, Pháp gia, Đạo
gia, Mặc gia)
- Chữ viết: kho tàng văn học cổ điển phong phú
+chữ viết:thư pháp + văn học: thơ, văn xuôi
+ 4 tác phẩm kinh điển: Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần); Tây du kí (Ngô Thừa Ân);
Thủy Hử (Thi Nại Am); Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung)
- Nghệ thuật (điêu khắc, hội họa; kiến trúc; thư pháp)
- Khoa học – kĩ thuật (nhiều phát minh lớn: La bàn, giấy, thuốc súng, nghề in, toán học
cũng được tìm tòi nghiên cứu từ rất sớm)
=> Một nền văn hóa hình thành và tồn tại hàng ngàn năm lịch sử với nhiều thành tựu
lớn.
4. Đặc điểm con người:
-phong cách làm việc đậm chất Á Đông mang sắc thái riêng biệt:
+ Nhẫn nại, khéo léo, tế nhị trong giải quyết công việc, nhiều hàm ý, ẩn ý trong câu
nói, để ý nhiều chi tiết nhỏ
+ Có kỉ luật, luôn tuân thủ nguyên tắc, lòng tự tôn rất cao.Tác phong nhanh nhẹn
nhưng tỉ mỉ, cẩn thận

- Coi trọng các mối quan hệ, trung thành với các mối quan hệ đã được tạo dựng,gắn bó
lâu dài, luôn suy nghĩ về lợi ích: “có đi, có lại”
5. Kinh tế
- Các giai đoạn phát triển
Trước 1949: Là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hâu
Từ 1949 – 1960: Mao Trạch Đông giành chính quyền, đạt được một số thành tựu quan
trọng


Từ 1960 – 1978: Duy ý chí phát động chương trình “Đại nhảy vọt” (20 năm đau
thương của nền kinh tế TQ) với những chính sách: Nhà nhà luyện thép, trồng rừng trên
sa mạc, toàn dân diêt chim sẻ…
Từ 1978 – Nay: Đặng Tiểu Bình với “cải cách mở cửa”, thực hiện HĐH đi đôi với cải
cách nền kinh tế, chỉ cần làm không cần nói, học tập kinh nghiệm của các nước Mỹ,
Nhật…
* Nhận xét: TQ là nước đang phát triển, mặc dù nền KTế có quy mô cao nhưng
GDP/người thấp, đời sống thấp, chênh lệch mức sống thấp, KTế tập trung vào sản xuất
(CN và NN)

* Đặc điểm nổi bật của nền KTế TQ
- Là cường quốc kinh tế hàng đầu trên TG, nguồn lực cho phát triển to lớn: nền kinh tế
Trung quốc đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ với GDP năm 2013 là 9000 tỷ USD.
- Quy mô ktế đứng, thứ 3 TG
- Hiện tại Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất thế giới (tốc
độ tăng trưởng bình quân là 10% trong ba thập kỷ qua) và cũng là nước xuất khẩu
ròng lớn nhất toàn cầu.
- Có nhiều ngành có quy mô sx đứng đầu TG
+ Nông nghiệp: sản lg trồng trọt, chăn nuôi đứng đầu TG
+ CN: kthác than, sản xuất gang thép, phương tiện thông tin, …
+ Quy mô tiêu thụ lớn do có dân số khổng lồ

+ Có khả năng thu hút đầu tư lớn, ổn định: Năm 2011, Trung Quốc vượt qua Mỹ trở
thành nước có lượng vốn FDI lớn nhất thế giới.
- Nền kt chuyển tiếp mang đặc điểm của các nước đang phát triển
+ Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH: tỷ trọng các nghành thuộc khu
vực I (Nông nghiệp) có xu hướng giảm và tăng tỷ trọng các ngành thuộc khu vực II
(Nông nghiệp) và khu vực III (Dịch vụ). Cụ thể tính theo giá năm 2010 thì tỷ trọng
khu vực I là 18,4%, khu vực II là 41% và khu vực II là 40,5%.
+ Các DN thường có quy mô nhỏ: ở TQ chỉ có 18/500 DN lớn được xếp hạng trên TG
+ Bình quân thu nhập thấp, chưa đạt mức TB của TG: mức thu nhập 8400$ , đứng thứ
120 TG
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chứa nhiều hiểm hoạ: Kinh tế phân bố chênh
lệch lớn giữa miền đông và miền tây, giữa thành thị và nông thôn => khả năng rút
ngắn khoảng cách giàu nghèo là vô cùng khó khăn.


- Nguồn vốn, kỹ thuật phụ thuộc vào nước ngoài
+ Hàng hoá dựa chủ yếu vào lợi thế về giá cả do có chi phí công nhân rẻ, lực lượng
đông đảo và TQ là công xưởng của TG.
+ Nợ nước ngoài nhiều: Theo cơ quan Quản lý Nhà nước về ngoại hối Trung Quốc
(SAFE), khoản nợ nước ngoài của Trung Quốc đã lên tới 823 tỷ USD, tương đương
khoảng 9% GDP
+ Vấn đề an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩn chưa đảm bảo.
Tính đóng mở của văn hóa TQ
Văn hóa TQ có những đặc tính riêng biệt ảnh hưởng của văn hóa du mục ở phương
Bắc và văn hóa nông nghiệp của phương Nam
- Tính đóng
+ Phi dân chủ, người đứng đầu có vai trò quyết định (văn hóa du mục)
+ Coi thường phụ nữ và tầng lớp thấp
+ Coi trọng các nguyên tắc, kỉ luật và mọi thứ đề phải có tôn ti trật tự
- Tính mở+ Hài hòa trong giao tiếp, ôn hòa, kiên nhẫn

+ Linh hoạt nhạy bén, dễ thích nghi, dễ thay đổi
+ Mọi mối quan hệ đều có tính 2 chiều
Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của Trung Quốc”
- Sự can thiệp vĩ mô hiệu quả của Nhà nước (chính sách kinh tế hợp lý trong phát
triển)
+ Cải cách mở cửa (1978), chú trọng tư nhân hóa, phát triển DN khởi nghiệp,
thu hút vốn đầu tư nước ngoài
+ Mô hình kĩ trị(cai trị theo KH-KT) - trọng dụng nhân tài: Đưa giới trí thức,
tinh hoa lên nắm quyền và áp dụng tri thức kĩ thuật vào quản lý nhà nước
- Con người: DN khởi nghiệp là lực lượng có cống hiến lớn nhất cho cải cách TQ(30
năm sóng gió của lực lượng DN TQ: 1978-2008), nguồn lao động dồi dào, đặc điểm
người TQ nhẫn nại, kiên trì, hài hòa trong các mối quan hệ, kỉ luật cao.. phù hợp với
làm kinh tế
- Vị trí địa lý, điều kiện thuận lợi: Phía Đông đất đai màu mỡ, phát triển kinh tế biển;
phía Tây nhiều tài nguyên khoáng sản..
* Nguyên nhân nền KTế TQ giảm tốc
- Nguồn tài nguyên bị cạn kiệt (tăng trưởng theo chiều rộng – dựa vào nguồn tài
nguyên sẵn có)
- Xuất khẩu suy yếu (mô hình kinh tế dựa trên Xk và đầu tư)
- Giá nhân công, đất đai tăng


- Dư thừa công suất nhà máy, đầu tư chậm lại, mức nợ cao, khủng hoảng niềm tin đầu
tư quốc tế
=>Trung quốc đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình: tỷ lệ đầu tư thấp, thị trường lao
động kém sôi động.
Chủ đề 6. Giấc mộng Trung Hoa và những bài học rút ra cho Việt Nam.
1. Cho biết sự khác nhau giữa giấc mơ Trung Hoa và giấc mơ của người Việt. - Người
Hoa: chí lớn ý cường, phát triển, buôn bán kiếm lời
- Người Việt: bản tính ăn đủ no, mặc đủ ấm -do yếu tố con ng+ yếu tố lịch sử, luôn bị

chiến tranh, thiên tai => tư tg lo cho bản thân,an cư lạc nghiệp,ngại đổi mới,thay đổi.
2. Những mặt hại của sự phát triển nhanh chóng mà Trung Quốc đánh đổi. đáp: môi
trường bị phá hủy, phát triển phi cân đối, chênh lệch giàu nghèo,... 3. Giấc mơ Trung
Hoa gồm 3 yếu tố: tham vọng bá quyền của lãnh đạo, ý chí phát triển phục hưng của
toàn dân tộc và là "ước mơ về một cuộc sống giàu đẹp văn minh, ấm no hòa bình"
Vậy, yếu tố nào quan trọng nhất giúp Trung Quốc phát triển mạnh như thế. đáp; yếu tố
bá quyền, tham vọng bá quyền thúc đẩy Trung Quốc vươn lên vị trí số 1 về kinh tế,
hướng ra biển, phát triển kinh tế biển. sẵn sàng dung bạo lực gây uy thế với các nước
xung quanh.
=> Bài học cho VN: Có ý chí vươn lên, có các chính sách trọng dụng nhân tài, đổi mới
và nâng cao quản lý, đặc biệt là việc sử dụng hợp lý các nguồn lực của quốc gia
NHẬT BẢN
“Nếu là hoa hãy là hoa anh đào
Nếu là người hãy là Samurai”
- Được biết đến với các tên gọi : Xứ sở Phù Tang, xứ sở Hoa anh đào
- Hoa anh đào nhanh nở, chóng tàn, nó đẹp nhất là khi cánh hóa rơi xuống
- ‘Phù tang’ là thân cây dâu rỗng ruột (Quan niệm đây là nơi ở của nữ thần Mặt Trời)
1. Tự nhiên
- Diện tích : 378.0002 Km2
- Dân số : 126.9 triệu người (2015)
- GDP : 4.751 tỷ USD (PPP-2014)
- 4 Đảo lớn : Honsu, Kyushu, Hokaido, Shikoku
- Nằm trên vành đai lửa TBD
- Nhiều núi: Chiếm 73% diện tích tự nhiên trong đó có nhiều núi lửa đang hoạt động
(nhưng ko đáng sợ vì núi lửa hoạt động có chu kì)
2. Văn hóa
- Đại bộ phận người Nhật Bản theo Shinto giáo
- Đồng nhất về sắc dân (99% là người Nhật, 1% là người Yamato)
- Theo văn hóa Trung Hoa nhưng theo chiều sâu
- Tinh thần thượng võ, nhạy bén với cái mới, hiếu học

- Nghệ thuật ẩm thực: trà đạo, shushi; Nghệ thuật khác: Bonsai, gấp giấy Origami
- Ý thức, kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc


4. Kinh tế Nhật Bản độc đáo
- Trước 1868: một nước Nông nghiệp thuần túy
- Sau 1868 (cải cách Minh Trị) đến đầu thế kỉ 20: kinh tế phát triển nhanh chóng do
các chính sách CNH
- Trong thế chiến thứ 1: là nước thắng trận, nền kinh tế ngày một phát triển, lòng tự tôn
dân tộc cao (chủ nghĩa quân phiệt muốn cai trị thế giới)
- Sau thế chiến thứ 2: là nước bại trận, nền kinh tế bị tàn phá nặng nềm xã hội rối loạn
(Mỹ trả thù trận Trân Châu cảng, ném 2 quả bom nguyên tử xuống NB), Nhật kí đầu
hàng 14/8/1945.

Chủ đề 8. Đặc điểm tính cách của người Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
- Tính kỉ luật cao và hoạt động theo nhóm: Người Nhật làm việc hăng say, luôn coi
trọng tập thể; Nhân viên được yêu cầu tuyệt đối đúng giờ.
- Biết hài lòng với những gì đã có, hưởng thụ đến cùng thời gian ngắn ngủi
- Linh hoạt, nhanh nhạy, tiếp thu sáng kiến, sáng tạo
- Ý thức về bổn phận: Đối xử với nhau theo tôn ti trật tự, sự trung thành, sự thủy
chung
- Tính kiên trì, nhẫn nại: làm đến nơi đến chốn, ham học hỏi
- Không khoe khoang, không tỏ ra hơn người: Trong mọi hành vi người Nhật Bản luôn
tỏ ra “trung tính”
- Sống dè dặt, khép kín: Khi tiếp xúc với người Nhật Bản, người đối thoại thường khó
biết họ nghĩ gì, khen chê, đánh giá như thế nào.
=> Việt Nam nên học người Nhật những văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử nơi công
cộng, văn hóa đúng giờ, sống tiết kiệm, có kỉ luật. Chúng ta học các đặc tính cội rễ của
họ, chứ không phải lắp ráp những yếu tố có vẻ hợp lý vào thời điểm hiện tại.
Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản (khoảng 20 năm:

1953 – 1973)
- Tiết kiệm quốc gia nhiều (do văn hóa, lối sống)
- Đầu tư hợp lý cho ngành CN, giáo dục
- Xây dựng cơ cấu ngành và lãnh thổ hợp lý
- Cách thức quản lý kinh tế hợp lý của nhà nước, liên kết các tập đoàn cty
- Truyền thống dân cư (hiếu học, tính tập thể, thực tế, kiên trì, nhẫn nại)
- Bối cảnh quốc tế thuận lợi (Mỹ viện trợ - do NB nằm giữa Nga và Trung Quốc, NB
được coi là lá chắn ngăn chặn CNXH phát triển).


* Nguyên nhân nền kinh tế NB suy thoái
- Yếu tố thuận lợi trước đây không còn(không còn nhận được sự viện trợ từ Mỹ, Từ
năm 90. Vì hệ thống XHCN sụp đổ, nền kinh tế NB phát triển mạnh, Nhiều mặt hàng
truyền thống thay thế mặt hàng Mỹ - > yếu tố cạnh tranh sản phẩm.
- Sự già hóa dân số và gành nặng của các chính sách bảo đảm phúc lợi XH
- sự điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước chậm, kém hiệu quả.
- Những mâu thuẫn của một xh đầu cơ và sự đổ vỡ của nền kt bong bóng(tăng trưởng
nhanh nhưng dễ vỡ)
- Những hạn chế, bất cập của mô hình nền kinh tế Nhật Bản trước những yêu cầu
thách thức mới của thời đại. mô hình quản lý kinh tế cũ không còn phù hợp ( mô hình
sx kinh tế tập trung )
- Năng lực cạnh tranh của nền kt Nhật Bản ngày nay đã bị suy yếu so với một số nước
phát triển khác trước yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa – khu vực
-Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á.

KHU VỰC BẮC MỸ
I. Canada - Thủ đô: Ottawa
- Các thành phố nổi tiếng: Toronto, Montreat
- Hoạt động KTế chủ yếu: sản xuất lúa mỳ; cá hồi, hải ly
- Thể thao phổ biến: Khúc côn cầu

II. Mexico: - Nét đặc trưng: Mũ Sombrero (mũ rộng vành); nền văn minh Maya
III. Hợp chủng quốc Hoa Kì (diện tích đứng thứ 4 trên TG)
- Quốc kì: có 50 ngôi sao (48 bang lục địa + 2 bang ngoài – Hawaii và Alaska); 13
vạch trắng (13 bang đầu tiên)
- Tượng nữ thần tự do (quà của nước Pháp)
- Ngọn núi nổi tiếng Rushmore có hình 4 vị tổng thống Mỹ: George Washington;
Thomas Jefferson; Theodore Roosevelt; Abraham Lincoln.
- “Văn hóa đại chúng” (văn hóa phổ thông): là tổng thể các ý tưởng, quan điểm, thái
độ, hành vi lan truyền, hình ảnh và các hiện tượng khác, những gì được cho rằng có sự
đồng tình một cách phổ biến nhưng không tuân theo một thủ tục, quy định của một
nền tư tưởng văn hóa nhất định.
Chủ đề 10. Nước Mỹ “Một dân tộc trong nhiều dân tộc”, minh chứng và tác
động.


Nước Mỹ có số dân nhập cư lên đến hơn 30% với mọi chủng người trên thế giới (gốc
Á, gốc Phi, gốc Âu, gốc Mỹ Latinh). Nước mỹ có nhiều phong tục, tôn giáo: Đạo
Thiên Chúa, Tin Lành, Đạo Phật, Đạo Hồi…
- Thuận lợi:
+ Lao động dồi dào
+ Văn hóa phong phú, đa dạng
- Khó khăn:
+ Khó kiểm soát an ninh
+ Tệ nạn xã hội
+ Phân biệt chủng tộc
- Mỹ cho 3 nhóm người được phép nhập cư:
+ Thiên tài (giỏi)
+ Tỉ phú (giàu)
+ Bất đồng chính trị (phản động)


1. Đặc điểm XH Mỹ
- XH vận hành theo hiến pháp, pháp luật (hiến pháp biên soạn từ năm 1787 đến nay đã
qua 27 lần sửa đổi đề phù hợp hơnvới tình hình mới)
- Ý thức XH cao
- Văn hóa cư xử nơi công cộng văn minh, lịch sự
- Trong XH có nhiều vấn đề phức tạp, tệ nạn(trộm cắp, giết người, đe dọa khủng bố,)
- Chênh lệch giàu nghèo quá lớn (khoảng 24 lần): biểu tình phố Wall
- Tự do các nhân được sùng bái quá mức
* Đặc trưng văn hóa và con người Mỹ.
- Về VH:
+ Nền văn hóa đa dạng, đại chúng, đa sắc tộc: thiên chúa giáo, hồi giáo...
+ Đề cao chủ nghĩa cá nhân, coi trọng sự tự do, độc lập, riêng tư
+ Người Mỹ sống và làm việc tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật chặt chẽ.
- Về con người:
+ Người Mỹ ham học hỏi: luôn khát khao tìm kiếm kiến thức mới...
+ Tính tự lập cao, tôn trọng cá nhân, luôn coi trọng thời gian(sự đúng giờ)
+ Họ rất thẳng thắn: Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề, và không tốn thời gian cho
việc chuẩn bị hình thức. Sự thẳng thắn khuyến khích người Mỹ tự thảo luận các bất
đồng và giải tỏa mâu thuẫn thay vì nhờ sự can thiệp của người thứ 3.
+ Phong thái của người Mỹ rất thoải mái: Ngay cả khi họ có sự khác biệt về tuổi tác
hay địa vị xã hội… sinh viên gọi thầy bằng tên và ngược lại.
+ Sự cạnh tranh cao.
Đặc điểm KTế Mỹ


- Nền kinh tế vừa giàu, vừa mạnh: + Giàu: GDP/ người cao: 47.650$ theo PPP (2013)
+ Mạnh: Quy mô kinh tế rất lớn 25-30% GDP thế giới ( GDP 2013 là 17,2 tỷ

USD = 3 lần NB = 5 lần Đức = 8 lần Anh, Pháp = 10 lần Ý)., có các dự án khổng lồ
vói chi phí lớn (thám hiểm vũ trụ, ko gian..)

- Nền kinh tế có trình độ KH-KT cao
+ là nước đầu tư cho NCKH lớn nhất Thế giới(chiếm ½ tổng chi phí của thế giới)
+ Đầu tưu chất xám
- Nền ktế có a/h to lớn đối với TG nhưng thị trường trg nc lại là động lực chính để pt.
+Có vai trò to lớn so với Thế giới (GDP=25%-30% GDP thế giới,viện trợ ODA chiếm
trên 20% ODA toàn thế giới)
+là nước đóng góp nhiều cho các tổ chức quốc tế 25% đóng góp của LHQ(18%-20%
IMF,WB,WTO,…)
+ đầu tư nhiề cho thế giới( châu Âu 50%, Canada 10%, Nhật 5%); ¼ trong 500 công
ty lớn nhất thế giới có trụ sở tại Mỹ,8/10 thương hiệu trên thế giới là của Mỹ
+ Đồng USD ngoại tệ quan trọng trong giao dịch quốc tế
- Động lực phát triển KTế Mỹ là tiêu dùng trong nước (Mỹ Xk chỉ 2000 tỷ nhưng tiêu
dùng 15 nghìn tỷ)
+ Thị trường trong nước lại là động lực chính để phát triển: kim ngạch xuất khẩu đạt
khoảng 2 nghìn tỷ đô, tiêu dùng trong nước đã đạt 15 nghìn tỷ đô
- Nền kinh tế pt mang tính chu kỳ, có xen giữa sự tăng trưởng và suy thoái, thời gian
độ dài mỗi chu kỳ phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhưng theo chiều hướng đi lên.
Chủ đề 13. Thế mạnh phát triển nông sản nhiệt đới và ảnh hưởng của nông sản
Mỹ Latinh đối với thị trường thế giới.
1. Các loại nông sản nhiệt đới chính của Mỹ Latin: cà phê, chuối, mía, ca cao. Cà phê
đc trồng chủ yếu ở Brazil, Colombia và chiếm hơn 1/3 sản lượng cà phê chè TG.
Ecuador là nước xuất khẩu chuối lớn nhất TG
2. Nông sản nhiệt đới Mỹ Latin có tác lớn đến thị trường TG do nó chiếm thị phần lớn
của tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản nđới (đặc biệt là cà phê và chuối) 3. Câu hỏi
phụ: Từ Latin bắt nguồn từ việc hệ ngôn ngữ của khu vực này là Latin; Lưu ý: cam,
chanh, bưởi ko phải nông sản nhiệt đới mà là nông sản cận nhiệt; Chuối của Ecuador
xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kì và EU.
- Vì là nơi có sản lượng nông sản hàng đầu với tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản
nhiệt đới Mỹ Latin cũng đứng đầu TG, do đó nó có các động lớn đến giá nông sản và
lượng cung trên thị trường TG.



Chủ đề 9. “Nguyên nhân nền KTế Mỹ phát triển”
- Địa lý, lịch sử: Có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Hơn nữa, trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 bằng việc cung cấp vũ khí, thiết bị phục
vụ chiến tranh và việc là nước thắng trận giúp nước Mỹ có được nền tảng vững chắc
về kinh tế để trở thành đất nước giàu có như ngày nay.
- Khoa học và kĩ thuật: Mỹ là nước khởi đầu cho cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật
lần thứ hai của toàn nhân loại nổ ra vào những năm 40 của thế kỉ XX; là nước đầu tàu
trong việc sáng tạo các công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới, vật liệu mới và
Mỹ còn tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng giao thông
vận tải, thông tin liên lạc…
- Chính trị: Mỹ có một thể chế chính trị ổn định. Các đảng thay thế lẫn nhau tuy nhiên
vẫn tuân theo nền tảng chính, luật pháp và hành pháp không hề thay đổi.
- Xã hội: dân chủ và tự do, ý kiến người dân Mỹ được tôn trọng và những người đại
diện cho họ là những người thực sự giúp họ đạt được ý muốn của mình.
- Con người: Nước Mỹ có được những con người tài năng nhất thế giới. Và chính sách
của Mỹ là tạo điều kiện thuận lợi để khuyên khích và thu hút nhân tài từ mọi nơi trên
TG đến làm việc và định cư.

* Sự khác nhau giữa lý do ra đời của EU và ASEAN
- EU: (Nguyên nhân kinh tế) Sau thế chiến thứ 2 châu Âu đổ nát, đề lấy lại vị thế của
mình nên một số nước đã thống nhất thành lập ra EU
- ASEAN: (Nguyên nhân chính trị) Với mong muốn tạo ra sự liên kết chính trị và quân
sự để chống lại chủ nghĩa công sản đang phát triển
1. Về kinh tế:
- Là 1 trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất của TG:
+ Tổng GDP: trong năm 2012 GPD của EU đạt 16.6 nghìn tỷ USD.
+ Thị trường: thị trường rộng lớn với hơn 500 triệu người
+ Chiếm 20% lượng hàng hóa và dịch vụ TG

- Dẫn đầu TG về thương mại và đtư FDI
+ Tổng kim ngạch chiếm 35% toàn TG
+ Thu hút 36% FDI, đầu tư ra nước ngoài 60% TG, HK 20%


×