ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––
MA THỊ THUÝ PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ
SINH HỌC NTT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CHÈ
CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHÈ MỚI TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2010
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––
MA THỊ THUÝ PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ
SINH HỌC NTT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CHÈ
CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHÈ MỚI TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Trồng trọt
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn : TS ĐỖ THỊ NGỌC OANH
THÁI NGUYÊN - 2010
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu
trình bầy trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2010
Tác giả
Ma Thị Thuý Phương
3
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đỗ Thị Ngọc Oanh Trưởng bộ môn Sinh lý, Sinh hoá - Giống Di truyền -khoa Nông học - Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS - TS Đặng Văn Minh cùng toàn thể các
thầy cô giáo trong khoa Sau đại học, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành chương trình học tập và hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học nông
nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Nông học cùng toàn thể
các thầy cô giáo trong nhà trường đã giảng dạy, khuyến khích tôi trong toàn
khoá học và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên,
phòng Kinh tế thành phố, phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình ông Nguyễn Văn Lý xóm Nhà Thờ xã
Phúc Trìu và các hộ nông dân thuộc xóm Hồng Thái 1 xã Tân Cương đã giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Hoàn thành luận văn này còn có sự động viên, khuyến khích của gia đình,
người thân, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn
thành khoá học và công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2010
Tác giả
Ma Thị Thuý Phương
4
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 . Đặt vấn đề.......................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................... 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................. 4
2.1.1. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè ............ 5
2.1.2. Nguồn gốc cây chè ................................................................ 6
2.1.3. Phân loại cây chè................................................................... 8
2.1.4. Sự phân bố của chè ............................................................... 9
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài....................................................................
2.3. Vai trò của giống đối với năng suất và chất lượng chè.....................10
2.4. Vai trò của phân bón đến năng suất và chất lượng chè
2.5. Những nghiên cứu về giống chè ...................................................... 11
2.5 1. Kết quả nghiên cứu về giống chè trên thế giới ................... 12
2.5.1.2. Những nghiên cứu và ứng dụng phân bón cho chè trên thế
giới ……………………………………………………………...14
2.5.2.Kết quả nghiên cứu giống chè ở Việt Nam……….............. 14
2.5.3. Kết quả nghiên cứu phân bón vi sinh ở trong nước………….
2.5.4. Hiện trạng giống chè ở Việt Nam…………………………….
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 44
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 44
3.1.1. Cây trồng.......................................................................44
3.1.2. Phân bón........................................................................44
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................... 45
3.2.1. Thời gian nghiên cứu.....................................................45
3.2.2. Địa điểm nghiên cứ.......................................................45
3.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................ 45
3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 47
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu......................47
5
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm..................................47
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá............48
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 53
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến phát triển
sản xuất chè tại Thành phố Thái Nguyên.....................................
4.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................... 53
4.1.1.1.Vị trí địa lý ............................................................ 53
4.1.1.2. Điều kiện khí hậu ................................................. 53
4.1.1.3. Địa hình, đất đai ................................................... 57
4.2. Tình hình phát triển sản xuất chè tại Thành phố Thái Nguyên ...... 61
4.2.1. Tình hình sản xuất chè nguyên liệu ................................ 62
4.2.2. Tình hình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ tại TPThái Nguyên...
4.2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho cây chè tại TPThái Nguyên...
......................................................................................................................... 66
4.2.4. Tình hình chế biến chè tại TPThái Nguyên .................... 68
42.5. Tình hình tiêu thụ chè tại TPThái Nguyên.......................
4.3. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học NTT đến
sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè………. ............................. 68
4.3.1. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của phân HCSH NTT đến
sinh trưởng của giống chè mới tại TP Thái Nguyên.. ................................ 69
4.3.1.1. Ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của búp .................... 69
4.3.1.2. Ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây chè ............................. 70
4.3.2.1. Ảnh hưởng đến năng suất chè ...............................................71
4.3.2.2. Ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu chất lượng.............................73
4.4. Ảnh hưởng của phân HCVS NTT đến mật độ sâu hại chè tại TP Thái
Nguyên................. .................................................................................. 75
4.4. Ảnh hưởng của phân HCVS NTT đến một số chỉ tiêu cơ bản về đất
trồng chè tại TP Thái Nguyên ................................................................. 78
5. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 82
5.1. Kết luận ............................................................................................ 82
5.2. Đề nghị ............................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 84
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diễn biến khí hậu tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm 2007-2009 ...... 54
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất tại Thành Phố Thái Nguyên...................... 58
Bảng 4.4: Diện tích chè trồng mới từ năm 2001 - 2006 ..................................... 64
Bảng 4.5: Cơ cấu giống chè tại TP Thái Nguyên tính đến năm 2006................... .64
Bảng 4.6: Tình hình sử dụng phân bón cho cây chè tại tỉnh Thái Nguyên .... 67
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các loại phân HCSH đến thời gian sinh
trưởng của giống chè LDP1 tại TP Thái Nguyên .................... 70
Bảng4.8: Ảnh hưởng của phân HCSH NTT đến thời gian sinh trưởng
của giống TRI777 tại TP Thái Nguyên ................................ 71
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của phân HCSH NTT đến thời gian sinh trưởng
của gống chè Kim Tuyên tại TP Thái Nguyên…….…..72
Bảng 4.10 : Ảnh hưởng của phân HCSH NTT đến độ rông tán của giống
chè LDP1…………………………………………………
Bảng4.11 : Ảnh hưởng của phân HCSH NTT đến độ rông tán của giống
chè TRI777
Bảng 4.12 : Ảnh hưởng của phân HCSH NTT đến độ rông tán của giống
chè Kim Tuyên………………………………………………
Bảng : Ảnh hưởng của phân HCSH NTT đến trọng lượng búp của giống
chè LDP1…………………………………………………….
Bảng4.13: Ảnh hưởng của phân HCSH NTT đến trọng lượng búp của
giống chè TRI777……………………………………………
Bảng4.14 : Ảnh hưởng của phân HCSH NTT đến trọng lượng búp của
giống chè Km Tuyên………………………………………
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của phân HCSH NTT đến mật độ búp của giống
chè LDP1………
Bảng4.16 : Ảnh hưởng của phân HCSH NTT đến mật độ búp của giống
chè TRI777…………………………………………………
7
Bảng4.17 : Ảnh hưởng của phân HCSH NTT đến mật độ búp của giống
chè Kim Tuyên……………………………………………
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của phân HCVS NTT đến năng suất của cây chè
LDP1 tại TP Thái Nguyên ......................................................... 73
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của phân HCVS NTT đến một số chỉ tiêu sinh
hoá của giống chè LDP1 tại TP Thái Nguyên........................74
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của phân HCVS NTT đến một số chỉ tiêu sinh
hoá của giống chè TRI777 tại TP Thái Nguyên .....................74
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của phân HCVS NTT đến một số chỉ tiêu sinh
hoá của giống chè Kim Tuyên tại TP Thái Nguyên ...............74
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của phân HCVS NTT đến mật độ sâu hại của
giống chè LDP1 tại TP Thái Nguyên .................................................... 77
Bảng 4.23: Ảnh hưởng của phân HCVS NTT đến mật độ sâu hại của
giống chè TRI777 tại TP Thái Nguyên ................................................. 77
Bảng 4.24: Ảnh hưởng của phân HCVS NTT đến mật độ sâu hại của
giống chè Kim Tuyên tại TP Thái Nguyên............................................ 77
8
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Đồ thị diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong 3 năm
(2008-2010)..................................................................................... 55
Hình 4.2: Đồ thị diễn biến lượng mưa trung bình các tháng trong 3 năm
(2008-2010)..................................................................................... 56
Hình 4.3: Đồ thị cơ cấu sử dụng đất của Thành Phố Thái Nguyên ................ 59
Hình 4.4: Đồ thị cơ cấu giống chè tại Thành Phố Thái Nguyên đến năm
2010........................................................................................................... 65
Hình 4.5: Đồ thị diễn biến năng suất trung bình các lứa hái chè giống chè
LDP1
....................................................................................................... 56
Hình 4.6: Đồ thị diễn biến năng suất trung bình các lứa chè của giống chè
TRI777............................................................ ................................ 56
Hình 4.7: Đồ thị diễn biến năng suất trung bình các lứa của giống chè
Kim Tuyên ...................................................................................... 56
Hình 4.8: Đồ thị diễn biến năng suất trung bình của các công thức .............. 56
9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HCVS
:
Hữu cơ vi sinh
ĐVT
:
Đơn vị tính
NN&PTNT
:
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVTV
:
Bảo vệ thực vật
VSV
:
Vi sinh vật
CTV
:
Cộng tác viên
KHCN
:
Khoa học công nghệ
CT
:
Công thức
DT
:
Diện tích
NS
:
Năng suất
SL
:
Sản lượng
TN
:
Thí nghiệm
10
Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây chè là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, cây
chè sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm, tuy nhiên nhờ
sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cây chè đã được trồng ở những nơi khá xa
với nguyên sản của nó.
Chè có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng và giá trị văn hóa cao. Nước chè
là thứ nước uống giải khát phổ biến của 2/3 dân số toàn thế giới, uống chè còn
có tác dụng bảo vệ sức khỏe, chống được lạnh, khắc phục được sự mệt mỏi của
cơ bắp, và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần
minh mẫn sảng khoái, chữa được một số bệnh đường ruột như kiết lị, ỉa chảy (do
tanin), lợi tiểu (do teofilin, teobromin), kích thích tiêu hóa mỡ, chống béo phì…
trong chè còn có nhiều Vitamin C, B2, PP, K, E, F… và các axitamin rất cần
thiết cho cơ thể. Cây chè còn là cây trồng bản địa truyền thống, trồng chè đúng
quy trình kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật phủ xanh đất trống đồi núi trọc có
tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam. Ngoài ra cây chè còn mang lại
nhiều lời ích về kinh tế xã hội khác cho con người như: Giải quyết công ăn việc
làm, thu nhập kinh tế ổn định cho người dân lao động, là mặt hàng nông sản
xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước
Việt Nam được xem là một trong những quê hương của chè, cây chè và
sản phẩm chè từ lâu đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nền nông
nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm nước ta. Chè Việt Nam đang đứng
thứ 5 trên thế giới về diện tích, đứng thứ 5 về sản lượng xuất khẩu và trở thành
cây kinh tế mũi nhọn, cả nước có khoảng 400.000 hộ sản xuất chè, hơn 600
doanh nghiệp chế biến ở quy mô công nghiệp, hàng năm thu hút khoảng 2 triệu
lao động tham gia vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến, thương mại và du lịch,
mỗi năm xuất khẩu đạt xấp xỉ 100 triệu USD. Trồng chè đã trở thành nghề
truyền thống của nhiều địa phương. Hiện nay, chè Việt Nam đã được Nhà nước
cấp “Nhãn hiệu Chè Việt Nam”, thương hiệu chè Việt Nam đã được đăng ký tại
11
77 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là cơ hội tốt cho ngành chè Việt Nam đầu tư
sản xuất, chế biến và mở rộng thị trường xuất khẩu, đưa hương vị chè của Việt
Nam tới phục vụ quý khách trên toàn thế giới.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có diện tích, sản lượng chè lớn của
của cả nước. Sản phẩm chè xanh truyền thống của Thái Nguyên (đặc biệt là vùng
chè đặc sản Thành phố Thái Nguyên) rất nổi tiếng không những ở thị trường trong
nước mà còn cả thị trường thế giới. Điều kiện tự nhiên, khí hậu của Thái Nguyên
thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, nhân dân Thái Nguyên có kinh
nghiệm trồng và chế biến chè lâu đời. Cây chè được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVI xác định là cây mũi nhọn phát triển kinh tế. Để có cơ sở vững chắc cho sự
phát triển chè ở Thái Nguyên thì viêc đánh giá các tiềm năng về khí hậu, điều kiện
tự nhiên kinh tế, đất đai, phân bón là hết sức cần thiết, giúp cho tỉnh Thái Nguyên
xây dựng chiến lược phát triển chè trong tương lai.
Thái Nguyên xem cây chè là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cây chè đem
lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi tại
địa phương, ngoài giống chè Trung Du sẵn có thành phố Thái Nguyên đang phát
triển mạnh giống chè mới đem lại năng suất cao, chất lượng phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng, tuy nhiên các trên mỗi giống chè cần có quy trình bón phân cho
phù hợp tại địa phương mà không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.
Thực tế cho thấy người dân sử dụng phân khoáng vô cơ nhiều, trong khi
đó lại không sử dụng phân chuồng vì chăn nuôi không phát triển. Mặt khác
nhiều trại chăn nuôi đều sử lý hầm BOGAS. Do lạm dụng phân hóa học, ít sử
dụng phân chuồng, về lâu dài sẽ dẫn đến giảm năng suất và chất lượng chè. Vì
thế sử dụng phân hữu cơ sinh học đã được nông dân áp dụng, với loại phân phổ
biến hiện nay là Lân vi sinh Sông gianh. Để tăng hiệu quả sản xuất và phát triển
kinh tế của tỉnh một cách toàn diện, giải pháp tốt nhất là sử dụng nguồn tài
nguyên tại chỗ.
Khai thác hiệu quả nguồn hữu cơ tại địa phương để cung cấp dinh dưỡng
cho cây chè nhằm ổn định năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp
phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Để từng bước thay đổi quan niệm trong
12
việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng là bằng con đường hữu cơ vi sinh,
giảm dần và tiến tới thoát ly sự phụ thuộc vào phân hoá học để hướng tới một
nền nông nghiệp sạch và bền vững.
Thái nguyên có nguồn tài nguyên phong phú có khả năng sản xuất phân
hữu cơ tại địa phương là than bùn, và vi lượng đất hiếm.
Năm 2008, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu sản xuất phân
hữu cơ sinh học NTT từ nguồn nguyên liệu tại chỗ. Kết quả đánh giá kết
quả của loại phân này cho thấy khi bón thay thế một phần lượng phân
khoáng vô cơ bằng phấn NTT cho thấy tác dụng tốt trên một cây trồng.
Việc chủ động trong việc cung ứng với chi phí thấp, đặc biệt với diện tích
chè sẵn sẽ phát huy tốt nhất thế mạnh của tỉnh về sản xuất và kinh doanh chè. Đó
chính là lý do UBND tỉnh Thái Nguyên đã cấp kinh phí cho đề tài “ĐÁNH GIÁ
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC NTT ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CHÈ CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHÈ MỚI TẠI
THÁI NGUYÊN”
1.2. Mục đích của đề tài:
• Đánh giá tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên
• Xác định lượng phân hữu cơ sinh học NTT bón phù hợp cho ba giống
chè mới ở điều kiện Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phần cải thiện quy trình bón phân cho chè ở Thái Nguyên, giảm dần
sử dụng phân hoá học để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.
Đóng góp vào thực tiễn về khả năng sử dụng phân hữu cơ và các sản
phẩm, phế phụ phẩm trong chăn nuôi, chế phẩm vi sinh vật và sử lý phế thải.
giảm chi phí về phân bón tăng hiệu quả kinh tế cho người làm chè.
Kết quả nghiên cứu là tiền đề có giá trị cho khoa học cho nghiên cứu và
ứng dụng cho người sản xuất.
13
Phần thứ hai
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Phân hữu cơ sinh học là loại phân bón bao gồm nhiều chủng vi sinh vật
hữu ích như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, phân giải
xelluloza, và các chất khó tan, vi sinh vật kích thích quá trình quang hợp, vi sinh
vật kháng bệnh... Kết hợp với các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên như:
than bùn, bùn thải từ các ao hồ, rác thải trong sinh hoạt, các sản phẩm phụ nông
nghiệp... qua quá trình phân giải tạo mùn và cung cấp các nguyên tố cần thiết
cho cây trồng, đồng thời có tác dụng cải thiện độ phì cho đất, bảo vệ môi trường.
Việc thử nghiệm các loại phân hữu cơ vinh sinh thay thế một phần phân
khoáng bón cho cây chè là hết sức cần thiết, trong thực tế hiện nay đã có nhiều
nghiên cứu về quy trình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ song phạm vi ứng
dụng ra thực tế còn nhiều khó khăn vì chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp, thời gian
chuyển đổi ngắn các giải pháp kỹ thuật chưa bộc lộ được hết hiệu quả. Sử dụng
phân hữu cơ vi sinh thay thế dần dần và tiến tới loại bỏ các loại phân khoáng đối
với cây chè, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ tác động đến năng suất và
chất lượng sản phẩm mà còn cải thiện môi trường, cải thiện độ phì cho đất
2.1.1. Một số đặc điểm sinh trưởng triển của cây chè
Chè là cây lâu năm, có hai chu kỳ phát triển là chu kỳ phát triển nhỏ và
chu kỳ phát triển lớn.
Chu kỳ phát triển nhỏ: là chu kỳ phát triển hàng năm của cây chè. Hàng năm
vào mùa đông, khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi như nhiệt độ thấp, khô
hạn… cây chè sinh trưởng và phát triển chậm dần và ngừng sinh trưởng khi
nhiệt độ thấp hơn 100 C đây còn gọi là trạng thái ngủ nghỉ hàng năm. Cây chè
sinh trưởng trở lại khi nhiệt độ và ẩm độ tăng dần vào mùa xuân.
Chu kỳ phát triển lớn (chu kỳ phát dục cá thể ): bao gồm cả đời sống cây chè,
tính từ khi hoa chè được thụ phấn, hình thành hạt, mọc thành cây, qua nhiều
năm sinh trưởng phát triển đến khi già cỗi và chết. Chu kỳ này thường kéo dài
14
30 - 50 năm, có khi tới hàng trăm năm tuỳ thuộc vào đặc tính của giống và chế
độ canh tác.
Chu kỳ phát triển của cây chè trải qua 5 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (giai đoạn phôi thai ): tính từ khi hoa được thụ phấn, hình thành
hạt, quả đến khi quả chín.
Giai đoạn 2 (giai đoạn cây con) : từ khi hạt nảy mần mọc thành cây, đến khi cây
ra hoa kết quả lần đầu (từ 1- 2 năm sau khi trồng).
Giai đoạn 3 (giai đoạn cây non) : từ khi cây ra hoa lần đầu tiên cho tới khi cây
có bộ khung ổn định (từ năm thứ 2 - 3 đến năm thứ 4 sau trồng).
Giai đoạn 4 (giai đoạn chè lớn hay giai đoạn sản xuất kinh doanh): thời kỳ này
kéo dài 20 - 30 năm có khi tới 50 - 60 năm phụ thuộc vào điều kiện giống, đất
đai và điều kiện canh tác.
Giai đoạn 5 (giai đoạn chè già): giai đoạn này cây chè đã trải qua thời kỳ sản
xuất kinh doanh, cây chè có biểu hiện già cỗi, năng xuất giảm nhanh chóng.
Căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn để xây dựng các biện pháp kỹ
thuật khác nhau nhằm tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, có
khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt phát huy hết tiềm năng của giống.
Nghiên cứu về sự hình thành các đợt sinh trưởng của cây chè M.A.
Alikhatde (1964) cho rằng: khi cây chè có 5 lá thì ở các nách lá thứ nhất, thứ 2
có mầm nách, khi có lá thứ 6 thì có mần nách thứ 3 xuất hiện, khi có lá thứ 7 thì
mần nách thứ 4 xuất hiện. Ông cho rằng khi mần chè qua đông, 2 lá đầu tiên bao
bọc mầm chè là lá vẩy ốc, tiếp theo là lá cá. Các mầm nách của lá thứ 4 và lá thứ
5 của đợt sinh trưởng thứ nhất sẽ phát triển thành búp của đợt sinh trưởng thứ 2
[15].
Nghiên cứu về sự sinh trưởng của búp chè, K.E. Bakhơtatde (1971) và
K.M. Đjemukhate (1976) cho rằng: sinh trưởng của búp chè phụ thuộc vào điều
kiện khí hậu, ở những nước có mùa đông rõ rệt, búp chè sẽ ngừng sinh trưởng
vào mùa đông và nó được phục hồi vào thời kỳ ấm lên, ngược lại ở những nước
nhiệt đới búp chè sinh trưởng liên tục, thời vụ thu hoạch búp chè quanh năm
[15].
15
Nghiên cứu về sinh trưởng búp chè trong điều kiện không đốn và có đốn,
K.M. Đjemukhatde (1976) [15] cho rằng: trong điều kiện để giống hay không
đốn thì các mầm chè được phân hoá trọng vụ thu, vụ đông và hình thành búp
trong vụ xuân. Như vậy nương chè hái búp, có đốn thì sinh trưởng bắt đầu muộn
hơn một số ngày so với nương chè để giống hay không đốn.
Nghiên cứu quan hệ giữa búp chè và năng suất K.M. Djemukhatde cũng đã
chỉ ra rằng: tương quan giữa số lượng búp trên đơn vị diện tích và năng suất
tương quan chặt chẽ với nhau [15].
Nghiên cứu quan hệ giữa lá chè và búp chè K. E. Bakhơtatde đã đề ra các chỉ
tiêu về lá làm căn cứ chọn giống
2.1.2. Nguồn gốc cây chè
Nguồn gốc cây chè là vấn đề phức tạp, cho đến nay nhiều quan điểm khác
nhau dựa trên những cơ sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học. Một số quan
điểm được nhiều người công nhận thứ nhất là:
Theo Carl Von Linnaeus, nhà thực vật học Thuỵ Điển, lần đầu tiên trên
thế giới đã xác nhận Trung Quốc là vùng nguyên sản cây chè của thế giới và
định tên khoa học cây chè là Thea sinensis, phân thành 2 thứ chè: Thea bohea (
chè đen) và Thea viridis (chè xanh). Cây chè có nguồn gốc từ các tỉnh Miền núi
phía Bắc của Việt Nam và tỉnh Vân Nam , Trung Quốc, theo Dalaselia – 1989,
đã giải thích sự phân bố của cây chè mẹ như sau: Tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu
hàng loạt các con sông đổ về các con sông lớn ở Việt Nam, Lào, Campuchia và
Miễn Điện. Đầu tiên cây chè mọc ở Vân Nam, sau đó hạt chè được di chuyển
đến các nước nói trên.
Theo Nguyễn Ngọc Kính năm 1823 R.Bruce đã phát hiện được những
cây chè dại, lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ) trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm thực
vật học ông đã đi đến kết luận: Nguyên sản của cây chè là vùng Atxam (Ấn Độ).
Theo Cohen Sta – 1918, nhà phân loại thực vật Hà Lan đã dưa ra thuyết
hai nguồn gốc cây chè (Nhị Nguyên Thuyết): Cây chè lá to có nguồn gốc ở phía
tây cao nguyên tây tạng. Cây chè lá nhỏ có nguồn gốc ở phía Đông và phía
Đông Nam Trung Quốc.
16
Theo Đào Thừa Trân – 1951, nhà khoa học Trung Quốc đã tổng kết ý kiến
của các nhà khoa học trên thế giới, và đi đến kết luận là nguyên sản của cây chè
là tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Chúng di thực về phía đông qua tỉnh Tứ Xuyên,
bị ảnh hưởng của khí hậu nên biến thành loại chè lá nhỏ và di thực về phía Nam
và Tây Nam Là Ấn Độ, Miama, Việt Nam biến thành dạng chè lá to.
Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam: Những công trình nghiên cứu của
Djemukhatde (1961-1971) về phức catechin của lá chè có nguồn gốc khác nhau,
so sánh về thành phần các chất catechin giữa chè được trồng và chè hoang dại,
ông đã nêu lên luận điểm về sự tiến hoá sinh hoá của cây chè. Dựa trên cơ sở đó
Djhemukhatde đã đi đến kết luận “ Nguồn gốc cây chè chính ở Việt Nam”, theo
Djimukhatde -1976
Tuy còn có quan điểm khác nhau nhưng quan điểm trên đều thống nhất
rằng: Cây chè có nguồn gốc ở Châu Á nơi có điều kiện khí hậu nóng và ẩm.
2.1.3. Phân loại cây chè
Tên của cây chè đã trải qua nhiều tranh luận và có rất nhiều cách đặt tên. Tên
gọi đầu tiên được nhà khoa học Thụy Điển Linne đặt tên là Theasinensis vào năm
1753. Đến nay tên khoa học của cây chè được nhiều người công nhận nhất là:
Camellia sinensis (L) Okuntze, xếp trong hệ thống phân loại thực vật sau:
- Ngành hạt kín: Angiosepermae.
- Lớp 2 lá mầm: Dicotyleonae.
- Bộ chè: Theales.
- Họ chè: Thea ceae.
- Chi chè: Camellia.
- Loài: Sinensis.
Cây chè được chia thành những thứ chè (Varietas) căn cứ vào đặc điểm
hình thái, đặc điểm sinh lý, sinh hoá và tính chống chịu, có nhiều cách phân loại
nhưng bảng phân loại nhà Bác học Hà Lan Cohen Stuar – 1916 được nhiều
người công nhận Cohen Stuar đã chia chè làm 4 thứ sau đây:
Chè Trung Quốc lá nhỏ ( Camellia Var Bohea); Có đặc điểm thân bụi
thấp, phân cành nhiều, búp nhỏ mù xoè nhanh, năng suất không cao, phẩm chất
17
bình thường, nhiều hoa, quả, khả năng chống chịu tốt, có thể chịu rét từ 12 0c
đến -150c.
Chè Trung Quốc lá to ( Camellia Sinensis Var Macrophylla); Có đặc điểm
thân gỗ nhỡ cao tới 5m, trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên. Lá to trung bình
màu xanh nhạt dài 12- 15cm, rộng 5-7cm, có 8-9 đôi gân chính, búp to hoa quả
nhiều, khả năng chịu rét kém.
Chè Ấn Độ ( Cemellia Sinensis Var Atxamica); Có đặc điểm là cây thân
gỗ cao to trong điều kiện tự nhiên có thể cao 16- 17m phân cành thưa, búp to
cho năng suất cao thích hợp cho chế biến biến chè xanh và chè đen. Không chịu
được rét, hạn, ít hoa quả.
- Chè Shan (Tuyết); Là giống địa phương, thuộc thứ chè rất phổ biến ở
vùng núi cao (Hà Giang, Mộc châu…) và các đồn điền ở Tây Nguyên thời Pháp
thuộc. Giống hỗn hợp lai tạp, rất nhiều biến dị, được nông dân chia thành chè
trắng (búp tuyết), chè xanh và chè vàng ( Tuỳ theo màu lá).
Hiện nay cả 4 thứ chè trên đều đã được trồng ở Việt Nam nhưng phổ biến
hơn cả là thứ chè Trung Quốc lá to ( Chè Trung Du xanh) và chè Shan.
2.1.4. Sự phân bố của chè
Sự phân bố của cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên, khí
hậu. Vùng chè Miosines của Achentina là khu vực thấp nhất nam địa cầu; Vùng
chè tập chung nhất là ở giữa 6- 220 vĩ Bắc. Ngày nay, sinh trưởng cây chè thiên
về 5Châu lục trong đó nhiều nhất là ở Châu Á, sau đó là Châu phi, Châu Mỹ, rồi
đến Châu Đại Dương là ít nhất- Theo Đỗ Ngọc Quỹ- 1980.
Đến nay có 58 nước trồng chè, sản xuất chế biến chè ở các quy mô khác
nhau, phân bố ở khắp 5 châu như sau:
Châu Á: Có 20 nước bao gồm Trung quốc, Ấn Độ, Srilanca, Inđoneixa,
Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Banglades, Iran, Myanma, Việt Nam, Thái Lan, Lào,
Malaxia, Campuchia, Nepan, Philipin, Triều Tiên, Apganistan và Pakistan.
Châu Phi: có 21 nước bao gồm Kenia, Malavi, Uganda, Tanzania,
Môzambich, Ruanda, Mali, Ghine, Môrixow, Nam Phi, Ai Cập, Cônggô,
18
Camơrun, Đảo rêuyniông. Tchat, Rôđêzia, Abitxi, Brundi, Maroc, Angiêri và
Zimbabuê.
Châu Mỹ: Có 12 nước bao gồm Achenti na, Braxin, Pêru, Colômbia,
Êcuado, Guatêmala, Praguay, Jamaica, Mêhicô, Bôlivia, Guyanna và Mỹ.
Châu Đại Dương có 3 nước sản xuất chè bao gồm: Paqua Tân Ghinê, Fiji
và Australi.
Châu Âu: Có Cộng hoà Liên Bang Nga, Bồ Đào Nha.
Các Nhà khoa học cho rằng: Chè trồng ở những nơi cố độ cao lớn hơn so
với mực nước biển thường có chất lượng tốt hơn trồng ở vùng thấp; chè trồng ở
Hoàng Sơn ( An Huy- Trung Quốc), Sư Tử Phong (Triết Giang – Trung Quốc ),
Hà Giang, Mộc Châu, Nghĩa Lộ (Việt Nam) đều có chất lượng cao.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Vùng chè đặc sản của thành phố Thái nguyên gồm 3 xã: Tân Cương, Phúc
Xuân, Phúc Trìu với diện tích gần 1.000 ha chè với hơn 6.000 hộ dân chuyên
canh chè, chè Tân cương được biết đến với vị thế nổi tiếng " Chè Tân Cương".
Năm 2006 thành phố xây dựng chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu bảo hộ
độc quyền cho nhãn hiệu hàng hóa "Chè Tân Cương", với điều kiện chủ động
nguồn nước tưới người dân thâm canh chè vụ đông đã đạt được hiệu quả kinh tế
rõ rệt, Giống chè người dân đang sản xuất chủ yếu vẫn là giống chè Trung Du
được trồng từ hạt với diện tích 783 ha, nương chè sản xuất chưa đem lại tiềm
năng năng suất.
Đề án phát triển chè của tỉnh Thái Nguyên đã đưa một số mô hình sản xuất
giống chè mới có năng suất và đặc biệt là chất lượng cao để người dân tự đánh
giá hiệu quả kinh tế, Sau khi kết thúc Dự án giai đoạn một diện tích chè toàn
tỉnh đạt khoảng 14.000 ha, trong đó giống chè trung du chiếm 70% diện tích,
còn 20% là giống chè mới, người dân nhận thấy sử dụng giống mới bước đầu
đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, về mặt năng suất giống chè mới chưa
đánh giá hết tiềm năng năng suất, nhưng về mặt chất lượng chè thì giống mới
đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người dân chuyên canh chè, giá bán chè vào
những dịp tết nguyên đán thường cao gấp 2- 3 lần so với những giống chè được
19
trồng bằng hạt, bước đầu người dân khẳng định sự thích ứng của giống chè mới,
chất lượng chè thay đổi nhiều so với giống chè địa phương.
2.3. Vai trò của giống đối với năng suất và chất lượng chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40
năm, nếu lựa chọn giống không tốt sẽ phải chịu thiệt thòi liên tục trong nhiều
năm. Giống chè có chất lượng tốt làm tăng thu nhập gâp 2- 3 lần so với giống có
chất lượng trung bình, giá bán chè trung du thường thấp hơn từ 50.000 đồng đến
70.000đồng/1 kg so với chè giống mới. Giống chè mới có hương thơm, vị dịu,
dễ tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước
Sử dụng giống chè mới phải tuân thủ một số yêu cầu cơ bản là giống mới
có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, thích ứng mạnh với điều kiện ngoại cảnh
của vùng sinh thái, năng suất và chất lượng giống mới phải cao hơn giống chè
địa phương ít nhất là 15% và ổn định. Chủ yếu được nhân giống vô tính, được
trồng theo quy trình trồng trọt liên tiếp, thâm canh cao theo su hướng tăng
cường sử dụng phân hữu cơ, giảm dần sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ
thực vật. Có khả năng chống chịu sâu bệnh, với những loại sâu bệnh nghiêm
trọng có phạm vị và mức thiệt hại lớn tới vùng sản suất.
2.4. Vai trò phân bón đến năng suất và chất lượng cây chè
Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp của tất cả các yếu tố sinh trưởng nội
tại bên trong và các yếu tố ngoại cảnh tác động trong suất quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây trồng.
Chè là loại cây trồng cho sản phẩm thu hoạch là búp và lá non do vậy khi
bón các loại phân khoáng vì nhiều lý do như: điều kiện kinh tế, hạn chế về hiểu
biết kỹ thuật, dẫn đến mất cân đối thừa hay thiếu nguyên tố nào đó đều ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của cây, sâu bệnh phát sinh phát triển
nhiều, năng suất chất lượng giảm. Đồng thời với địa hình tại các vùng trồng chè
chủ yếu là đồi dốc việc sử dụng các phân khoáng như: urê, kalyclorua...với
phương pháp bón trên bề mặt thì rất dễ bị rửa trôi, hiệu quả sử dụng phân thấp,
gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước.
20
Để đạt được tiêu chuẩn chất lượng nông sản, bón phân cân đối cả đa
lượng, trung lượng và vi lượng, với mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế tối đa trên đơn
vị đất, lượng bón phải đủ, nhưng không thừa, để tiết kiệm và tránh ô nhiễm môi
trường đất, nước và nông sản.
Đối với cây chè phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những
cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như
làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của
đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các
thành phần dinh dưỡng: N, P, K và các nguyên tố trung, vi lượng... nhưng
thực trạng hiện nay việc sử dụng phân hữu cơ cho chè còn gặp nhiều khó
khăn: do phải cạnh tranh nguồn hữu cơ với các cây trồng khác; đồi chè
thường xa nhà, cây chè vào giai đoạn kinh doanh đã khép tán nên việc vận
chuyển và bón phân thường gặp khó khăn. Những giải pháp để tăng cường
hữu cơ cho chè là; làm phân tự chế bằng cách đào hố ủ ngay tại vườn chè,
trồng cây phân xanh, cây họ đậu để lấy thân lá ép xanh cho chè, ép xanh
cành, lá già sau khi đốn chè, ngoài ra việc bón phân cho chè phải được chú ý
ngay từ khi bón lót trước khi trồng.
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón bao gồm nhiều chủng vi sinh vật hữu
ích như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, phân giải xelluloza,
và các chất khó tan, vi sinh vật kích thích quá trình quang hợp, vi sinh vật kháng
bệnh... Kết hợp với các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên như: than bùn,
bùn thải từ các ao hồ, rác thải trong sinh hoạt, các sản phẩm phụ nông nghiệp...
qua quá trình phân giải tạo mùn và cung cấp các nguyên tố cần thiết cho cây
trồng, đồng thời có tác dụng cải thiện độ phì cho đất, bảo vệ môi trường.
Sang thập kỷ 70 các giống mới, năng suất cao đã được gieo trồng trên diện
rộng, thay dần các giống cũ lượng phân đạm ngày tăng, giống mới không những
cần nhiều đạm mà còn cần một lượng gấp đôi giống cũ, năng suất trước đó tăng
sau chững lại và giảm xuống, sự cân bằng dinh dưỡng bị phá vỡ Lân trở thành
yếu tố hạn chề năng suất, trong suất 2 thập kỷ qua không bón lân thì hiệu lực của
đạm cũng giảm, thậm chí không cho năng suất.
21
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ,
lĩnh vực nghiên cứu sản xuất phân bón đã có bước phát triển nhảy vọt đặc biệt là
công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, phân HCVS là sự kết hợp giữa các
chất hữu cơ trong tự nhiên và các loại vi sinh có tác dụng vật cải thiện môi
trường cơ giới, lý, hoá, sinh trong đất, phân giải các chất hữu cơ thành mùn, các
nguyên tố khó tiêu thành dễ tiêu, tăng cường khả năng cố định đạm... làm cho
đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy chất dinh dưỡng được hoàn trả cho đất
thấp hơn nhiều so với lượng chất dinh dưỡng mà nông sản và sản phẩm phụ đã
lấy đi và không cân đối giữa tỷ lệ N:P2O5, K2O. Để đảm bảo cho một nền nông
nghiệp bền vững phải tăng cường sử dụng phân bón trên cơ sở kết hợp hài hòa
giữa phân vô cơ và hữu cơ, sử dụng hợp lý với điều kiện hiện nay.
* Hàm lượng N ; P2O5 ; K2O
- Hàm lượng N (Đạm): trong chè N tập trung ở các bộ phận còn non như:
búp và lá non, N tham gia vào sự hình thành các axít amin và protein. Bón đủ N
lá chè có màu xanh quang hợp tốt, cây chè sinh trưởng tốt cho nhiều búp, búp to.
Thiếu N chồi mọc ít, lá vàng, búp nhỏ, năng suất thấp. Nếu quá nhiều N hàm
lượng tanin và cafein giảm, hàm lượng ancolit tăng, chè có vị đắng. Nguồn cung
cấp N cho đất là do quá trình khoáng hoá chất hữu cơ và mùn trong đất, do hoạt
động cố định đạm của các loại vi sinh vật đặc biệt là do con người bón vào đất...
- Hàm lượng P2O5 (Lân) : trong búp non của chè có 1,5% P2O5. Lân tham
gia vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axít nucleic, lân có vai trò quan
trọng trong việc tích luỹ năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển
của cây chè, nâng cao chất lượng chè, làm tăng khả năng chống rét, chống hạn
cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm, có vết nâu hai bên thân chính, búp nhỏ,
năng suất thấp.
- Hàm lượng K2O(Kali) : kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất
là thân cành và các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình trao đổi
chất trong cây, làm tăng hoạt động của các men, làm tăng tích luỹ gluxit và axít
amin, tăng khả năng giữ nước của tế bào, tăng năng suất, chất lượng chè, làm
22
tăng khả năng chống chịu cho cây chè. Hàm lượng kali trong đất phụ thuộc vào
đá mẹ, điều kiện phong hoá đá và hình thành đất, chế độ canh tác và bón phân.
Khi thay thế dần phân hoá học bằng phân hữu cơ và phân ủ (Compost) năng
suất chè không giảm, chất lượng chè được cải thiện. Khi kết hợp 30 tấn phân ủ
(Compost) + NPKMg 3 : 1,5: 1 : 0,3 đã làm cho năng suất chè tăng 15% so đối
chứng, chất lượng chè được cải thiện.
Việc thử nghiệm các loại phân hữu cơ vinh sinh thay thế một phần phân
khoáng bón cho cây chè là hết sức cần thiết, trong thực tế hiện nay đã có nhiều
nghiên cứu về quy trình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ song phạm vi ứng
dụng ra thực tế còn nhiều khó khăn vì chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp, thời gian
chuyển đổi ngắn các giải pháp kỹ thuật chưa bộc lộ được hết hiệu quả. Sử dụng
phân hữu cơ vi sinh thay thế dần dần và tiến tới loại bỏ các loại phân khoáng đối
với cây chè, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ tác động đến năng suất và
chất lượng sản phẩm mà còn cải thiện môi trường, cải thiện độ phì cho đất.
2.5. Nghiên cứu về giống chè và phân hữu cơ vi sinh trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Kết quả nghiên cứu về giống chè trên thế giới
Trong sản xuất nông nghiệp, công tác nghiên cứu về giống có vai trò quan
trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế.
Chè là cây giao phấn, cây con biến dị lớn, những nương chè trồng bằng hạt
không đồng đều về hình thái và chất lượng, chọn lọc lai tạo những giống mới có
vai trò rất lớn trong việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm chè, do vây
việc nghiên cứu chọn tạo và sử dụng giống tốt thích ứng cho từng vùng sinh sản
xuất được các nhà khoa học và người sản xuất quan tâm từ rất sớm.
Năm 1905, Trạm nghiên cứu chè đầu tiên trên thế giới được thành lập trên
đảo Java. Đến năm 1913 Cohen Stuart, đã phân loại các nhóm chè dựa theo hình
thái. Tác giả đã đề cập đến vấn đề chọn giống theo hướng di truyền sản lượng,
đồng thời ông cũng đề ra tiêu chuẩn một giống chè tốt¸ theo ông để chọn được
một giống chè tốt. Theo ông, để chọn được một giống chè tốt theo phương pháp
chọn dòng cần phải trải qua 7 bước:
1. Nghiên cứu vật liệu cơ bản.
23
2. Chọn hạt.
3. Lựa chọn trong vườn ươm.
4. Nhân giống hữu tính và vô tính.
5. Chọn dòng.
6. Lựa chọn tiếp tục khi thu búp ở các dòng chọn lọc.
7. Thử nghiệm thế hệ sau.
Lựa chọn thế hệ sau được tiến hành theo các đặc tính của tính trạng bên
ngoài của cây: Thân, cành, lá, búp, hoa, quả...
Các nước phát triển chè mạnh đầu tư rất lớn cho việc chọn tạo giống mới:
* Nghiên cứu giống chè ở Trung Quốc:
Là nước có lịch sử trồng chè lâu đời (khoảng 4000 năm). Đời nhà Tống
đã có 7 giống chè tốt được chọn lọc ở Vũ Di Sơn (Phúc Kiến). Các giống chè
Thủy Tiên (1821-1850), Đại Bach Trà (1850) Thiết Quan Âm đã có từ 200 năm
nay, đều là các giống chè triết cành do nhân dân tạo ra (Nguyễn Văn Toàn1994) (Nguyễn Văn Toàn- 2002)[43]. Năm 1996 điều tra giống toàn quốc ở
Trung Quốc có trên 1000 giống chè trong đó xác định được 50 giống chè tốt đưa
ra sản xuất. Một số giống chè tốt của Trung Quốc như Đại Bạch Trà; Hùng Đỉnh
Bạch, Phúc Vân Tiên; Hoa Nhật Kim.
Hiện nay ở tỉnh Triết Giang Trung Quốc đang xây dựng nhiều vùng chè
sinh thái (đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ) từ các giống Long Tỉnh 43, Long Tỉnh lá
dài, Phúc Đỉnh, Đại Bạch Trà. Năm 2001, 50 % sản phẩm sản xuất theo kế
hoạch xuất khẩu sang thị trường khó tính như EU, Mỹ
Trong những năm 1950 - 1960 công tác chọn giống chè ở Trung Quốc
phát triển theo chiều sâu. Các tác giả đi sâu nghiên cứu và đánh giá mối tương
quan giữa các yếu tố hình thái của cây đối với sản lượng, chất lượng và tương
quan giữa các chỉ tiêu đó với nhau.
Năm 1956, Trần Khôi Dũ đã đưa ra phương pháp chọn giống 100 điểm đối
với cây ăn quả. Phương pháp được đã áp dụng trong chọn giống chè ở Triết
Giang. Theo điều tra năm 1966, Trung Quốc đã có trên 1.000 giống, trong đó
24
xác định được 50 giống chè tốt phục vụ cho sản xuất như: Đại Bạch Trà, Hùng
Đỉnh Bạch, Phúc Vân Tiên, Hoa Nhật Kim.
Trung Quốc đang xây dựng thêm vùng chè sinh thái nhằm đưa ra những
loại sản phẩm có thể chinh phục những thị trường vốn khó tính như EU, Mỹ.
*Nghiên cứu giống chè ở Ấn Độ:
Là nước có năng suất chè bình quân đạt cao nhất thế giới. Thời gian đầu Ấn
Độ phải nhập giống từ Trung Quốc, về sau công tác chọn dòng trên thứ chè
Assam đã được đẩy mạnh. Tại trạm nghiêm cứu Toctai, tác giả H.P.Banioh
(1986) [22] đưa đã ra phương pháp đơn giản để đánh giá sản lượng về tiềm năng
chất lượng của các dòng riêng biệt trong vườn ươm và trên nương chè, phương
pháp này gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Trên cơ sở đánh giá biểu kiến chọn ra những cây chè tốt.
- Giai đoạn II: Đánh giá khả năng bén rẽ của chè.
- Giai đoạn III: Đánh giá chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm.
Đến nay, Ấn Độ có trên 200 dòng chè phổ biến trong sản xuất và rất coi trọng
tới việc chọn các giống chè thích nghi cho các vùng có độ cao, độ ẩm khác nhau.
*Nghiên cứu giống chè ở Srilanca:
Srilanca là nước sản xuất chè lớn trên thế giới, rất quan tâm chọn tạo và sử
dụng giống tốt trong sản xuất. Qua nhiều năm chọn lọc cá thể kết hợp chọn dòng
có sản lượng cao với tính chịu hạn, khả năng chống chịu sâu bệnh đã chọn được
nhiều dòng tốt phù hợp với vùng cao, vùng trung, vùng thấp như dòng TRI777,
TRI2043 và TRI2025. Gần đây có dòng CT9 cho năng suất cao, chất lượng tốt,
khả năng ra rễ rất mạnh.
* Nghiên cứu giống chè ở Grudia:
Grudia là nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ có điều kiện tự nhiên không
phù hợp so với yêu cầu sinh thái của cây chè nhưng qua lai tạo, chọn lọc đã
chọn ra nhiều giống chè nổi tiếng thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng,
có khả năng chịu rét, cho năng suất cao, chất lượng tốt, trong đó có giống
25