Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh Giá Khả Năng Sản Xuất Của 2 Dòng Nái Chất Lượng Cao Được Tạo Ra Từ Các Nguồn Gen Của Pic Tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.6 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH NGỌC BÁCH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA 2 DÒNG NÁI
CHẤT LƯỢNG CAO ĐƯỢC TẠO RA TỪ CÁC NGUỒN GEN
CỦA PIC TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2011


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH NGỌC BÁCH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA 2 DÒNG NÁI
CHẤT LƯỢNG CAO ĐƯỢC TẠO RA TỪ CÁC NGUỒN GEN
CỦA PIC TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN BÌNH
2. TS. TẠ THỊ BÍCH DUYÊN


THÁI NGUYÊN – 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả

Đinh Ngọc Bách


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành chương trình học tập cao học tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên. Tôi đã được hội đồng khoa học đồng ý cho phép thực hiện đề
tài: “Đánh giá khả năng sản xuất của 2 dòng nái chất lượng cao được tạo
ra từ các nguồn gen của PIC tại Việt Nam ”. Đến nay tôi đã hoàn thành các
nội dung nghiên cứu, xử lý kết quả thu được vào luận văn cao học của mình.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình của Nhà trường, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú
y - Trường Đại học Nông Lâm cùng các thầy cô, cơ quan, gia đình và bạn bè
đồng nghiệp.
Cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Viên Chăn Nuôi, Trung tâm Nghiên
cứu lợn Thụy Phương, Trung tâm Giống gia súc Hải Dương, Trại lợn giống

hạt nhân Tam Điệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu
đó đã giúp tôi hoàn thành chương trình học tập nghiên cứu thuận lợi. Đặc biệt,
tôi xin cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Văn Bình, TS. Tạ Thị Bích Duyên đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài để hoàn
thành bản luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
Tác giả

Đinh Ngọc Bách


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn

....................................................................................................ii

Mục lục

...................................................................................................iii

Danh mục các chữ viết tắt................................................................................ vi
Danh mục bảng................................................................................................ vii
Danh mục biểu đồ ..........................................................................................viii
MỞ ĐẦU

.................................................................................................... 1


1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học....................................................................................... 3
1.1.1. Tính trạng ........................................................................................ 3
1.1.1.1. Tính trạng chất lượng............................................................... 3
1.1.1.2. Tính trạng số lượng .................................................................. 3
1.1.2. Giá trị kiểu hình của tính trạng số lượng ........................................ 4
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số lượng ............................... 5
1.1.4. Lai giống và ưu thế lai .................................................................... 7
1.1.4.1. Lai giống .................................................................................. 7
1.1.4.2. Ưu thế lai.................................................................................. 9
1.1.5. Chọn lọc và các phương pháp chọn lọc ........................................ 12
1.1.5.1. Khái niệm về chọn lọc ........................................................... 12
1.1.5.2. Các phương pháp chọn lọc..................................................... 12
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng ... 16
1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái .................... 16
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái ............ 19
1.2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ...................................... 20


iv

1.2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan .................................. 22
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.......................................... 29
1.3.1. Nghiên cứu trong nước ................................................................. 29
1.3.2. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ......................................................................... 34

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................... 34
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 34
2.2.1. Khả năng sản xuất và giá trị giống của 2 dòng lợn cụ kỵ
VCN02 và VCN05 ..................................................................... 34
2.2.2. Tạo nhóm nái có số con sơ sinh sống cao (L71)........................... 34
2.2.3. Tạo nhóm nái có dày mỡ lưng thấp (L72) .................................... 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 35
2.3.1. Phương pháp chọn tạo có định hướng các nhóm nái chất lượng cao . 35
2.3.2. Ước tính giá trị giống bằng phương pháp BLUP.......................... 36
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán ........................... 39
2.3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................. 39
2.3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản...... 39
2.3.3.3. Phương pháp xác định độ dày mỡ lưng của lợn .................... 40
2.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................. 42
3.1. Khả năng sản xuất của hai dòng cụ kỵ VCN02 và VCN05 ở một số
tính trạng kinh tế quan trọng............................................................... 42
3.1.1. Khả năng sinh sản của hai dòng cụ kỵ VCN02 và VCN05 .......... 42
3.1.2. Khả năng sinh trưởng của hai dòng cụ kỵ VCN02 và VCN05..... 44
3.1.3. Giá trị giống của các cá thể xuất phát ........................................... 45
3.2. Tạo nhóm nái L71 có năng suất sinh sản cao (>10,5 con/lứa) ....... 47


v

3.2.1. Năng suất sinh sản của dòng L71 theo từng thế hệ ...................... 47
3.2.2. Khả năng sinh trưởng của dòng L71 theo từng thế hệ.................. 53
3.2.3. Sức sản xuất thịt của dòng L71 theo từng thế hệ.......................... 55
3.3. Tạo nhóm nái L72 có độ dày mỡ lưng thấp (<15 mm)........................ 57
3.3.1. Năng suất sinh sản của dòng nái L72 qua các thế hệ................... 57

3.3.2. Khả năng sinh trưởng của nhóm nái L72 qua các thế hệ............. 62
3.3.3. Sức sản xuất thịt của dòng L72 qua các thế hệ ............................. 64
3.3.4. Ưu thế lai tổng thể của dòng nái L72 qua các thế hệ so với bố mẹ
của chúng ..................................................................................... 66
3.3.5. Mối tương quan giữa độ dày mỡ lưng và số con sơ sinh sống/lứa
của dòng nái L72 ......................................................................... 67
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 68
4.1. Kết luận ................................................................................................ 68
4.1.1. Khả năng sản xuất của 2 dòng nái cụ kỵ VCN02 và VCN05 ở một
số tính trạng kinh tế quan trọng ... Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Tạo nhóm nái L71 có năng suất sinh sản cao (>10,5 con/lứa)
...................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Tạo nhóm nái L72 có độ dày mỡ lưng thấp (<15 mm)..........Error!
Bookmark not defined.
4.2. Đề nghị ................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 70


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Y

Giống lợn Yorshire

L

Giống lợn Landrace

Pi


Giống lợn Pietrain

D

Giống lợn Duroc

L11

Dòng Yorshire thuần

L19

Dòng Duroc tổng hợp

L64

Dòng Pietrain thuần

VCN02

Dòng Landrace thuần

VCN02TM

Dòng Landrace thuần tươi máu

VCN05

Dòng tổng hợp có máu Meishan


TPvcn22

Lợn thương phẩm có máu VCN02 và VCN05

CS

Cai sữa

KLSS

Khối lượng sơ sinh

KLCS

Khối lượng cai sữa

NCS

Số con cai sữa

SS

Sơ sinh

DML

Độ dày mỡ lưng

Nsss/ổ


Số con sơ sinh sống/ổ

Psss/ổ

Khối lượng sơ sinh sống/ổ

TKL

Tăng khối lượng

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

CTV

Cộng tác viên

GTG

Giá trị giống

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

PIC

Pig Impovement Company



vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Khả năng sinh sản của hai dòng nái cụ kỵ VCN02 và VCN05...... 42
Bảng 3.2. Khả năng sinh trưởng của 2 dòng cụ kỵ VCN02 và VCN05 ......... 44
Bảng 3.3. Giá trị giống của thế hệ xuất phát (VCN02, VCN05 và VCN02TM) ..........46
Bảng 3.4. Năng suất sinh sản của dòng L71 theo từng thế hệ ........................ 48
Bảng 3.5. Khả năng sinh trưởng của dòng L71 theo từng thế hệ ................... 54
Bảng 3.6. Sức sản xuất thịt của dòng L71 theo từng thế hệ .......................... 56
Bảng 3.7. Năng suất sinh sản của dòng nái L72 qua các thế hệ .................... 58
Bảng 3.8. Khả năng sinh trưởng của dòng L72 qua từng thế hệ .................... 63
Bảng 3.9. Sức sản xuất thịt của dòng L72 theo từng thế hệ ........................... 65
Bảng 3.10. Ưu thế lai tổng thể của dòng nái L72 qua các thế hệ so với bố mẹ
của chúng.................................................................................. 66
Bảng 3.11. Mối tương quan giữa độ dày mỡ lưng với số con sơ sinh sống/lứa
của dòng nái L72 ...................................................................... 67


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của dòng nái L71 ở các
thế hệ ........................................................................................ 50
Biểu đồ 3.2. So sánh khả năng TKL/ngày và mức TTTA/kg TKL của lợn con
qua các thế hệ (dòng L71) ........................................................ 55
Biểu đồ 3.3. So sánh số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của dòng nái
L72 qua các thế hệ.................................................................... 60
Biểu đồ 3.4. So sánh khả năng tăng khối lượng/ngày và mức tiêu tốn thức

ăn/kg tăng khối lượng của lợn con qua các thế hệ ................... 64


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, tình hình chăn nuôi lợn trong cả nước có
những chuyển biến đáng kể. Xu hướng tiêu dùng ngày càng đòi hỏi sản phẩm
thịt lợn có chất lượng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đã thúc đẩy
người chăn nuôi phát triển và sử dụng các giống lợn ngoại, lợn lai ngoại để
tạo ra giống nuôi thịt có năng suất và chất lượng cao. Nhưng bên cạnh đó các
cơ sở chăn nuôi lợn quốc doanh đang chịu một sức ép cạnh tranh khốc liệt từ
phía các công ty nước ngoài vì họ có lợi thế về vốn, quy mô và kinh nghiệm
sản xuất...Từ thực tế trên cho thấy, việc cải thiện và nâng cao năng suất, chất
lượng đàn lợn giống để đáp ứng được nhu cầu của thị trường đang là nhiệm
vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài cho sự tồn tại và phát triển của một cơ sở sản
xuất giống.
Trong chăn nuôi, một trong những yếu tố quyết định tới năng suất, chất
lượng là giống. Để có những con giống tốt nhất thì một trong những biện
pháp có hiệu quả là tăng cường chọn lọc lai tạo để tạo giống mới.
Để chọn lọc vật nuôi có hiệu quả, vấn đề then chốt là xác định được đặc
điểm di truyền của từng tính trạng, hệ số tương quan di truyền giữa các tính
trạng. Mọi tiến bộ di truyền chỉ có thể thu được từ chọn lọc, đồng thời được
thể hiện ở đàn hạt nhân và thông qua những tiến bộ di truyền đó mà công tác
lai tạo giống giữa các giống thuần chủng đã được chọn lọc sẽ quyết định nâng
cao năng suất vật nuôi.
Năm 1977, công ty giống lợn Anh Quốc PIC (Pig Impovement Company)
đã đưa vào miền Bắc nước ta 480 lợn giống thuộc cấp giống cụ kỵ gồm 5 dòng:
Dòng L11(Yorkshire), Dòng VCN02 (Landrace), Dòng L64 (Pietrain), L19

(Duroc trắng) và VCN05 (dòng tổng hợp có máu Meishan). Đàn giống này được


2

nuôi tại trại Tam Điệp - Ninh Bình. Từ các nguyên liệu gốc nhân giống theo mô
hình tháp giống sản xuất lợn lai Hybrid 4 và 5 máu.
Năm 2001, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương được tiếp nhận
nguồn gen quí trên từ công ty PIC (Anh). Tuy nhiên, qua một thời gian khai
thác sử dụng, đàn lợn giống này chưa có được các đánh giá cụ thể về giá trị
giống, khuynh hướng di truyền để đưa ra được phương pháp chọn lọc thích
hợp. Bên cạnh đó, việc sử dụng các nguồn gen quí này nhằm tạo ra các nhóm
lợn nái có năng suất và chất lượng cao là một đòi hỏi của thực tế sản xuất. Sự
phối kết hợp giữa các dòng lợn theo định hướng chọn lọc nhất định sẽ giúp
ngành chăn nuôi lợn có được những sản phẩm có chất lượng cao. Đặc biệt,
việc tạo ra các nhóm lợn nái có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của sản
xuất là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá khả năng sản xuất của 2 dòng lợn nái chất lượng cao được tạo ra từ
các nguồn gen của PIC tại Việt Nam ”.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Tạo được hai dòng nái có chất lượng cao:
+ Dòng L71 có số con sơ sinh sống cao, đạt trên 10,5 con/lứa.
+ Dòng L72 có độ dày mỡ lưng thấp, dưới 15 mm.
- Đánh giá khả năng sản xuất của 2 dòng nái này.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
Đặc điểm di truyền của con giống được thể hiện và biểu đạt thông qua
nhiều tiêu chí khác nhau. Trong khoa học di truyền, giống cần phải đề cập và
nghiên cứu các vấn đề cơ bản là: Kiểu gen, kiểu hình, tính trạng số lượng, tính
trạng chất lượng...vì đây chính là những đặc điểm đặc trưng về năng lực di
truyền và phản ánh sức sản xuất của con vật.
1.1.1. Tính trạng
1.1.1.1. Tính trạng chất lượng
Tính trạng chất lượng do một vài cặp gen quy định và có thể nhận thức
đánh giá qua cảm giác mà không thể đo lường được một cách cụ thể, chính
xác (màu lông, màu da, hình dạng...). Những tính trạng chất lượng hầu như
không hoặc chịu ảnh hưởng rất ít từ môi trường bên ngoài. Do vậy, tính trạng
chất lượng không liên quan tới giá trị kinh tế.
1.1.1.2. Tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng là những tính trạng được quy định bởi nhiều cặp
gen có hiệu ứng nhỏ nhất định, tính trạng số lượng bị tác động bởi các nhân tố
môi trường (Hazel L. N., M. L. Baker, C. F. Reinmiler, (1943) [49]. Sự sai
khác giữa các cá thể là sự sai khác về mức độ hơn sự sai về chủng loại, đó là
bản chất của tính trạng đa gen.
Các tính trạng sản xuất của vật nuôi là các tính trạng số lượng do nhiều
gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau và cấu thành lên
năng suất của vật nuôi. Giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất có sự
phân bố liên tục và chịu tác động nhiều bởi nhân tố ngoại cảnh.


4

Tính trạng số lượng còn được coi là tính trạng đo lường vì sự nghiên
cứu chúng phụ thuộc vào đo lường. Hầu hết những tính trạng có giá trị kinh tế của
vật nuôi đều là những tính trạng số lượng và phần lớn những sự thay đổi trong quá

trình tiến hoá của sinh vật cũng là sự thay đổi của các tính trạng số lượng.
Đề giải thích hiện tượng di truyền các tính trạng số lượng. Nilson và
Ehle, (1908) (được Trần Đình Miên trích dẫn, 1975) [15] đã đưa ra giả thuyết
đa gen với nội dung sau: Tính trạng số lượng chịu tác động của nhiều cặp gen.
Phương thức di truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của
di truyền: Phân li, tổ hợp, liên kết…Mỗi gen thường có tác dụng một phần rất
nhỏ tới kiểu hình, nhưng nhiều kiểu gen có giá trị cộng gộp lớn hơn. Tác dụng
của nhiều gen khác nhau trên cùng một tính trạng có thể là không cộng gộp
cũng có thể là cộng gộp.
Theo Nguyễn Văn Thiện, (1995) [25], trước hết là sự giống nhau giữa các
con vật thân thuộc (Relative); quan hệ thân thuộc càng gần con vật càng giống
nhau. Đó là cơ sở di truyền của sự chọn lọc (Selection); thứ nữa là sự suy thoái
cận thân (Inbreeding depression) và hiện tượng ngược lại về sức sống của con lai
(Heterosis). Đây là cơ sở của sự chọn phối để nhân thuần và tạp giao.
1.1.2. Giá trị kiểu hình của tính trạng số lượng
Kiểu hình chịu tác động của kiểu gen và môi trường. Giá trị đo lường
được của tính trạng số lượng trên một cá thể gọi là kiểu hình của cá thể đó.
Các giá trị có liên quan với kiểu gen là giá trị cộng gộp và sai lệch môi
trường. Giá trị kiểu hình của bất kỳ một tính trạng số lượng nào cũng được
biểu thị thông qua giá trị của kiểu gen và sai lệch môi trường. Giá trị kiểu
hình được biểu diễn như sau:
P=G+E
Trong đó:

P: Giá trị kiểu hình (Phenotype Value)
G: Giá trị kiểu gen (Genotype Value)

E: Sai lệch môi trường (Enviromental Value)



5

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số lượng
* Ảnh hưởng của kiểu gen
G=A+D+I
Giá trị “A” (Additive Value) là giá trị cộng gộp của các gen, là thành
phần quan trọng nhất, cố định không thay đổi, có thể di truyền được và còn
gọi là giá trị giống của cá thể (Breeding Value), là cơ sở di truyền của việc
chọn giống. Chúng ta biết rằng, bố mẹ chỉ truyền cho con các gen của chúng
chứ không phải truyền đạt kiểu gen cho đời sau. Kiểu gen phải được sáng
tạo mới ở mỗi thế hệ. Giá trị gen truyền đạt từ bố mẹ cho đời con gọi là
“hiệu ứng trung bình” của các gen.
Hiệu ứng trung bình của một gen là sai lệch trung bình của cá thể so
với trung bình của quần thể mà nó đã nhận được gen đó từ một bố hoặc mẹ
nào đó, còn gen kia nhận được từ bố hoặc mẹ khác trong quần thể. Tổng các
hiệu ứng trung bình của các gen mà nó đang mang được gọi là giá trị cộng
gộp hoặc giá trị giống của cá thể.
Giá trị giống của cá thể có thể được biểu thị bằng đơn vị tuyệt đối,
nhưng để tiện lợi chúng thường để dưới dạng sai lệch so với trung bình quần
thể và dùng chữ A để biểu thị. Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu
gen, vì nó cố định và có thể di truyền được.
Giá trị “D” (Dominance deviation) là sai lệch trội, là tác động giữa các
cặp alen ở trong cùng một locus. Khi xem xét một locus duy nhất, sự khác
nhau giữa giá trị kiểu gen G và giá trị gen A của một kiểu gen nào đó chính là
sự sai lệch trội (D), do đó:
G=A+D
Sai lệch trội được sản sinh từ các tác động qua lại giữa các cặp alen ở
trong cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử. Nếu không có tính
trội thì giá trị kiểu gen và giá trị cộng gộp là trùng hợp với nhau.



6

Có thể hình dung sai lệch trội của các cặp gen như sau: Giả sử locus A
có cặp gen tương ứng là A1 và A2 với hiệu ứng trung bình của các gen là a1 và
a2 thì tác dụng của các gen A1 và A2 tới cá thể là:
G = a1 + a2 + d
Trong đó, d là giá trị của sai lệch trội; có nghĩa là G = A + D.
Giá trị “I” (Interaction deviation) là sai lệch tương tác hoặc sai lệch át
gen của các cặp gen không cùng alen. Khi kiểu gen do từ 2 locus trở lên cấu
thành, giá trị kiểu gen có thể thêm một sai khác do sự tương tác giữa các gen
thuộc locus khác nhau.
Gọi: GA là giá trị kiểu gen của một cá thể thuộc locus A; GB là giá trị
kiểu gen của một cá thể thuộc locus B; G là giá trị kiểu gen của 2 locus. Khi
đó ta sẽ có:
G = GA + GB + IAB
Trong đó: IAB là sai lệch của giá trị kiểu gen so với tổng giá trị cộng gộp
lại. Sai lệch I được gọi là sai lệch tương tác hoặc sai lệch át gen. Loại sai lệch
này thường thấy trong di truyền học số lượng.
Về mặt lý thuyết có nhiều tương tác át gen khác nhau. Đầu tiên là loại
tương tác át gen tuỳ theo số lượng nhân tố (locus) tham gia. Khi có sự tương
tác giữa 2 locus thì gọi là tương tác át gen 2 nhân tố, khi có sự tương tác giữa
3 locus thì gọi là tương tác át gen 3 nhân tố… Những tương tác như vậy gọi là
tương tác át gen tuỳ theo số lượng nhân tố (locus) tham gia.
Giá trị D và I không cố định, không di truyền, nó phụ thuộc vào sự
tương tác giữa các gen nên nó là cơ sở di truyền về lai giống.
* Ảnh hưởng của môi trường
Có 2 loại môi trường chính, đó là sai lệch môi trường chung và sai lệch
môi trường riêng.
Sai lệch môi trường biểu diễn bằng công thức:

E = Eg + ES


7

Trong đó:
- Eg (General environmental deviation): Là sai lệch môi trường chung,
các sai lệch do các nhân tố môi trường tác động đến toàn bộ cá thể trong một
nhóm vật nuôi hoặc tác động lên cả đời con vật… Do đó, sai lệch môi trường
chung là sai lệch giữa các nhóm cá thể.
- ES (Special environmental deviation): Là sai lệch môi trường riêng môi trường đặc biệt; Đây là sai lệch giữa các cá thể do hoàn cảnh tạm thời
hoặc cục bộ gây ra.
Tóm lại, khi một kiểu hình của một cá thể được cấu tại từ 2 locus trở
lên thì giá trị kiểu hình của nó được biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + ES
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng ở
trên, có thể thấy muốn nâng cao năng suất của vật nuôi cần phải thông qua:
- Tác động về mặt di truyền (G) như: Tác động vào hiệu ứng cộng gộp
(A) bằng phương pháp chọn lọc. Tác động vào hiệu ứng trội (D) và át gen (I)
bằng cách phối giống tạp giao (chọn giống).
- Tác động vào môi trường (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi
như thức ăn, thú y, chuồng trại, nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, phòng chống dịch
bệnh và các yếu tố bất lợi khác.
Như vậy, tác động về mặt di truyền là nhiệm vụ của công tác giống,
còn về mặt môi trường là trách nhiệm của các kỹ thuật chăn nuôi, thú y.
1.1.4. Lai giống và ưu thế lai
1.1.4.1. Lai giống
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và
cái giống thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau. Hai quần thể
này có thể lai hai giống, hai dòng hoặc hai loài khác nhau. Do vậy, đời con

không còn là dòng, giống thuần mà là con lai giữa hai dòng, giống khởi đầu
là bố mẹ của chúng.


8

Lai tạo là phương pháp làm lay động tính bảo thủ di truyền của các cá
thể, các dòng, các giống, phối hợp các cá thể hoặc các tổ chức đó lại nhằm tạo
ra những tổ hợp di truyền mới, xuất hiện những cá thể, những dòng, những
giống cao sản hơn những giống cũ. Thông qua chọn lọc, chọn phối và hiện
tượng phối hợp tạo lên những tổ hợp di truyền mới cũng làm phong phú thêm
các đặc tính di truyền.
Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền
của quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế
lai đối với một số tính trạng nhất định.
Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều
giống khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa các động vật thuộc các
dòng khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về
huyết thống hơn lai khác dòng, song hiệu ứng di truyền của cả hai kiều lai lại
tương tự nhau (Nguyễn Hải Quân và ctv, 1995 [20])
Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi,
còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên.
Lai tạo là biện pháp nhân giống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm thông qua tận dụng ưu thế lai.
* Các phương pháp lai phổ biến:
- Lai cải tạo: Là phương pháp dùng một lợn cao sản, thường là giống
nhập nội để cải tạo hẳn đặc điểm di truyền của giống địa phương. Giống lợn
dùng để cải tạo giống kia gọi là giống đi cải tạo và giống địa phương được cải
tạo gọi là giống bị cải tạo.
- Lai kinh tế: là lai giữ hai cá thể, hai dòng khác giống, khác loài hoặc

khác cá thể của hai dòng phân hóa về di truyền cũng như 2 dòng cận huyết
trong cùng một giống. Các con lai sinh ra không dùng để làm giống mà dùng
làm thương phẩm.


9

- Lai luân chuyển: Là một bước phát triển của lai kinh tế và được hiểu
như là một hệ thống lai có sự tham gia của 2 giống (dòng) trở lên. Trong phép
lai này luôn luôn thay đổi con đực giống nên có thường xuyên sản phẩm F1,
tức là luôn có tổ hợp gen mới mong muốn để giữ hay tăng ưu thế lai. Như vậy
con lai nào tốt được giữ lại để tiếp tục sử dụng, con lai được dùng vào mục
đích sản xuất mà chủ yếu là cho thịt. Trường hợp lai luân chuyển 2 giống gọi
là lai thay đổi.
1.1.4.2. Ưu thế lai
Khi lai tạo giữa các cá thể thuộc hai quần thể với nhau thì giá trị kiểu
hình của một tính trạng số lượng ở các tổ hợp lai bao gồm 2 thành phần chính:
- Giá trị trung bình của trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ nhất
Χ P1 và trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ hai Χ P2 đó là ( Χ P1P2).
Χ P1P2 =

Χ P1 + Χ P2

2
Do đó, giá trị trung bình của trung bình giá trị kiểu hình của quần thể
con lai F1 là: Χ F1 = Χ P1P2 + H.
Trong đó H là mức độ biểu hiện ưu thế lai.
Tùy theo nguồn gốc đóng góp của các thành phần trên, người ta chia
chúng thành:
- Di truyền cộng gộp: Bao gồm di truyền cộng gộp trực tiếp (Ad), di

truyền cộng gộp của bố (Ab) và di truyền cộng gộp của mẹ (Am).
- Ưu thế lai: Bao gồm ưu thế lai trực tiếp (Dd), ưu thế lai của bố lai
(Db) và ưu thế lai của mẹ lai (Dm).
Ưu thế lai là thành phần chênh lệch (hơn hoặc kém) của đời lai (đời
con) so với trung bình của đời bố mẹ.
H (%) =

Χ F1 -

Χ P1 + Χ P2

2

Χ P1 + Χ P2

2

x 100 =

Χ F1 - Χ P1P2
Χ P1P2

x 100


10

Trong đó:
- H (%): Mức độ thể hiện ưu thế lai.
- Χ F1: Giá trị trung bình của tính trạng ở con lai F1.

- Χ P1: Giá trị trung bình của tính trạng ở bố (mẹ).
- Χ P2: Giá trị trung bình của tính trạng ở mẹ (bố) kia.
- Χ P1P2: Giá trị trung bình cộng của tính trạng của bố và mẹ.
Ưu thế lai là hiện tượng sinh vật học biểu hiện sự phát triển mạnh mẽ
của những cơ thể do lai tạo các con giống gốc không cùng huyết thống. Ưu
thế lai có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ khối
lượng cơ thể, sự tăng cường trao đổi chất, tăng trọng nhanh hơn, chống đỡ
bệnh tật tốt hơn, rút ngắn thời gian nuôi…Mặt khác, ưu thế lai hiểu theo từng
tính trạng, có tính trạng phát triển, có tính trạng giữ nguyên, thậm chí có tính
trạng giảm sút so với giống gốc (Trần Huê Viên, 2004) [32]
Ưu thế lai hay sức sống của con lai hoàn toàn ngược với suy hóa cận
huyết và sự suy giảm sức sống do cận huyết được khắc phục trở lại khi lai
giống (Falconer, 1993 [44]).
Biểu hiện của ưu thế lai gồm:
- Ưu thế lai cá thể: Là ưu thế lai do kiểu gen của chính con vật gây lên.
- Ưu thế lai của mẹ: Là ưu thế lai do kiểu gen mà mẹ con vật gây ra
thông qua điều kiện ngoại cảnh cung cấp cho nó (ngoại cảnh mẹ). Chẳng hạn,
nếu mẹ là con lai, thông qua sản lượng sữa, khả năng nuôi con khéo...mà con
lai có được ưu thế lai này.
- Ưu thế lai của bố: Là ưu thế lai do kiểu gen mà bố con vật gây ra
thông qua điều kiện ngoại cảnh cung cấp cho nó (ngoại cảnh bố).
Tất cả các tính trạng đều có thành phần di truyền trực tiếp, nhưng
không phải mỗi tính trạng đều có thành phần di truyền con mẹ và rất ít tính
trạng có thành phần di truyền con bố. Ưu thế lai của bố không quan trọng


11

bằng ưu thế lai của mẹ. Có rất ít tính trạng có ưu thế lai của bố, song cũng có
thể thấy rằng, khả năng thụ thai, tình trạng sức khỏe của con đực lại tạo nên

ưu thế lai cho đời con của nó.
Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai: Có nhiều thuyết khác nhau
giải thích ưu thế lai, song có một số thuyết được nhiều đồng thuận hơn cả, đó
là thuyết trội và thuyết siêu trội.
- Thuyết trội: Trong điều kiện chọn lọc lâu dài, gen trội và á gen lặn
(phần lớn các gen có lợi), qua tạp giao có thể đem các gen trội của cả 2 bên bố
mẹ tổ hợp ở đời lai, làm cho đời lai có giá trị hơn hẳn bố mẹ.
- Thuyết siêu trội: Tác động của các cặp alen dị hợp tử Aa là lớn hơn
tác động của các cặp alen đồng hợp tử AA và aa.
Aa > AA > aa
Giả thuyết siêu trội, được Shull đưa vào năm 1914, là sự phát triển tiếp
theo của thuyết về tính dị hợp. Vì vậy, alen ở trạng thái dị hợp tử mạnh hơn so
với các alen ở trạng thái đồng hợp tử, dẫn đến các hiệu ứng ưu thế lai ở con
lai F1 lớn hơn tất cả các alen ở cả hai bên bố mẹ.
- Thuyết gia tăng tác động tương hỗ của các gen không cùng locus: Tác
động tương hỗ các gen không cùng locus là tác động át gen.
Như vậy ưu thế lai phụ thuộc vào:
- Nguồn gốc di truyền của bố mẹ: Bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng
xa thì ưu thế lai càng cao, ngược lại bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng gần
nhau thì ưu thế lai càng thấp.
- Tính trạng xem xét: Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì ưu thế
lai cao, ngược lại các tính trạng có hệ số di truyền cao thì ưu thế lai thấp.
- Công thức giao phối: Ưu thế lai còn phụ thuộc việc dùng con vật nào
làm bố và con vật nào làm mẹ.
- Điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc: Trong điều kiện nuôi dưỡng chăm
sóc kém thì ưu thế lai có được sẽ thấp, ngược lại trong điều kiện nuôi dưỡng
tốt thì ưu thế lai có được sẽ cao.


12


1.1.5. Chọn lọc và các phương pháp chọn lọc
1.1.5.1. Khái niệm về chọn lọc
Chọn lọc là quá trình mà qua đó một số cá thể được giữ lại và cho phép
sinh sản, một số cá thể bị loại đi. Chọn lọc là sự lựa chọn những cá thể đực và
cái để giữ lại làm giống (làm bố, mẹ) đồng thời loại bỏ những con vật không
làm giống. Chọn lọc là biện pháp đầu tiên để cải tiến di truyền giống vật nuôi.
Chọn lọc không tạo ra các kiểu gen mới, song nó cho phép kiểu gen nào tồn
tại nhiều ở thế hệ con cái. Điều đó có nghĩa là tần số các gen hay kiểu gen
mong muốn được tăng lên.
1.1.5.2. Các phương pháp chọn lọc
* Phương pháp chọn lọc theo quan hệ huyết thống
- Chọn lọc cá thể: Là chỉ được chọn lọc con vật theo giá trị kiểu hình của
bản thân cá thể, tức là căn cứ vào năng suất của bản thân cá thể để quyết định
giữ lại làm giống, các cá thể có kiểu hình tốt nhất sẽ được giữ lại làm giống.
Muốn chọn lọc cá thể cũng phải dựa vào lý lịch (tổ tiên, bản thân và đời
sau). Muốn đánh giá con vật để chọn lọc, trước tiên phải xem xét biểu hiện
kiểu hình của nó về ngoại hình, thể chất, các tính năng sản xuất. Tuy nhiên,
điều kiện môi trường, các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng có ảnh hưởng
mạnh đến kiểu hình của cá thể. Vì vậy, không nên khẳng định tính độc lập
hoàn toàn của tính di truyền đối với điều kiện sống của con vật.
Chọn lọc cá thể chỉ có thể xảy ra trong trường hợp áp lực chọn lọc cao,
tức là chỉ giữ lại tỷ lệ rất nhỏ của quần thể, giống, dòng để nhân giống.
- Chọn lọc theo gia đình: Chọn lọc theo gia đình phải căn cứ vào trung
bình giá trị kiểu hình của tất cả các cá thể trong một gia đình để quyết định
việc chọn lọc. Toàn bộ các cá thể trong gia đình có trung bình giá trị kiểu hình
tốt nhết đều được giữ lại làm giống. Như vậy, giá trị kiểu hình của bản thân
các cá thể không được tính đến ngoại trừ việc nó tham gia quyết định giá trị
kiểu hình trung bình của gia đình.



13

Chọn lọc theo gia đình có thể áp dụng với các tính trạng có hệ số di
truyền trung bình. Các tính trạng như vậy thì kiểu hình và kiểu di truyền
không liên hệ với nhau chặt chẽ lắm vì vậy số đông sẽ tạo nên tính đại diện
của tính trạng. Chọn lọc theo cách này hiệu quả chọn lọc không cao, tiến bộ di
truyền đạt được chậm. Các loại tiểu gia súc và gia cầm có thể áp dụng rộng
rãi phương pháp này.
- Chọn lọc trong gia đình: Căn cứ để chọn lọc trong gia đình là độ lệch
giữa các giá trị kiểu hình của từng cá thể so với trung bình giá trị kiểu hình
của gia đình cá thể đó, cá thể nài vượt xa trung bình của gia đình nhiều nhất là
tốt nhất. Như vậy, khác với phương pháp chọn lọc theo gia đình, giá trị kiểu
hình của bản thân con vật ngoài việc tham gia vào giá trị trung bình của gia
đình nó còn có vai trò quyết định xem con vật có được giữ lại làm giống hay
không khi so sánh nó với trung bình của gia đình.
Chọn lọc trong gia đình cũng có hiệu quả tốt đối với các tính trạng có
hệ số di truyền thấp. Chọn lọc trong gia đình càng có ý nghĩa hơn khi có một
môi trường chung cho các thành viên trong cùng một gia đình, nó có hiệu quả
tốt hơn khi có một gia đình lớn. Chọn lọc trong gia đình hạn chế được sự cận
huyết ở các quần thể khép kín có số lượng hạn chế vì mỗi gia đình đều đóng
góp con giống để sản xuất ở đời sau.
Tuy nhiên, chọn lọc trong gia đình vẫn loại thải một số cá thể tốt vì mỗi
gia đình chỉ giữ lại một số con nhất định để làm giống.
- Chọn lọc kết hợp: Chọn lọc kết hợp sẽ sử dụng cả hai thành phần: thứ
nhất là sai lệch giữa trung bình của gia đình và trung bình của quần thể, thứ
hai là sai lệch giữa cá thể và trung bình của gia đình để đánh giá chọn lọc một
cá thể. Tuy nhiên, mỗi thành phần này có tầm quan trọng khác nhau, ta sẽ có
sự chọn lọc kết hợp theo gia đình và trong gia đình. Ngoài ra còn có sự chọn
lọc kết hợp giữa cá thể và theo gia đình, giữa cá thể và trong gia đình cũng

như kết hợp tất cả các phương pháp chọn lọc khác.


14

Khi chọn lọc kết hợp thường phải dùng chỉ số chọn lọc.
- Chọn lọc theo đời trước: Là chọn lọc căn cứ vào giá trị kiểu hình, kiểu
di truyền của tổ tiên con vật (thường là bố, mẹ, ông bà ...). Bằng phương pháp
kiểu hình như phân tích, đánh giá ngoại hình, thể chất, khả năng sản xuất, tình
trạng bệnh tật, khuyết tật...và bằng phương pháp kiểu di truyền như đánh giá
hệ số di truyền, các giá trị kinh tế, các chỉ số, giá trị giống...ở đời bố mẹ, ông
bà của con vật, qua đó đánh giá được mặt tốt, xấu của đời tổ tiên con vật.
Chọn lọc qua đời trước sẽ căn cứ vào năng suất của bố mẹ, ông bà và tổ tiên
của cá thể để quyết định cá thể đó có được giữ lại làm giống hay không.
- Chọn lọc qua đời sau: Chọn lọc qua đời sau nhằm xác định sự di
truyền và sự ổn định của các tính trạng ở con vật được đánh giá. Sự đánh giá
này vừa phải dựa vào số liệu kiểu hình, sinh trưởng và sản xuất của đời con,
vừa phải sử dụng những phương pháp di truyền để phát hiện mức độ di truyền
của tính trạng.
Các phương pháp thường dùng để chọn lọc qua đời sau: So sánh mẹ con; so sánh đời con cùng lứa tuổi ½ ruột thịt.
Phương pháp chọn lọc căn cứ vào đời sau cũng có hiệu quả đối với các
tính trạng có hệ số di truyền thấp và đối với các gia đình có nhiều con.
Phương pháp chọn lọc qua đời sau cũng là phương pháp có thể dự đoán được
năng suất của một số tính trạng không thể đo lường được trên cá thể giữ lại
làm giống. Ðặc biệt phương pháp chọn lọc này có thể cho ta biết được giá trị
gần đúng của cá thể chọn lọc (vì giá trị trung bình của đời con cũng chính là
định nghĩa thực về giá trị giống của nó).
Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra qua đời sau đòi hỏi thời gian lâu dài,
do đó sẽ kéo dài khoảng cách thế hệ, đồng thời phương pháp này phức tạp
hơn phương pháp chọn lọc theo cá thể.



15

* Phương pháp chọn lọc theo số lượng tính trạng chọn lọc
Mỗi một con vật đều mang một hay nhiều tính trạng mà con người
quan tâm và muốn cải tiến. Người ta có thể chọn lọc từng tính trạng riêng rẽ
hay cùng một lúc chọn lọc đồng thời nhiều tính trạng.
- Chọn lọc theo một tính trạng: Khi trong một quần thể chỉ cần nâng
cao một tính trạng thì dùng phương pháp chọn lọc theo một tính trạng là đơn
giản nhất. Ở đây chỉ cần đạt mục tiêu cho tính trạng đó hoặc từng tính trạng
riêng rẽ và xem cá thể nào đạt hoặc vượt mục tiêu thì giữ lại để nhân giống.
Phương pháp này cho tiến bộ nhanh, nhất là đối với các tính trạng có hệ số di
truyền cao. Trong thực tế nhiều khi người ta chỉ cần cải tiến môi trường để
nâng tính trạng đó và chính trong môi trường được nâng cao đó mới chọn giữ
lại những con có tiến bộ di truyền. Tuy nhiên cần chú ý trong lúc có thể dễ
dàng nâng cao tính trạng có hệ sô di truyền cao thì lại có thể làm giảm các
tính trạng hệ số di truyền thấp. Cho nên phương pháp này tuy đơn giản nhưng
chỉ nên tiến hành ở một phạm vi quần thể đã có nhiều đặc điểm tốt chỉ còn
một vài tính trạng riêng rẽ cần nâng cao.
- Chọn lọc theo nhiều tính trạng:
+ Chọn lọc lần lượt: Có thể chọn lọc một tính trạng trước khi nào tính
trạng đó đạt được mức vừa phải thì nâng tiếp tính trạng thứ hai hoặc thứ ba.
Đó là phải những tính trạng ít liên qua đến nhau, nhưng có tầm quan trọng
cùng phải nâng lên. Nếu không, lâu ngày có thể có những tính trạng quan
trọng nhưng không được chú ý. Phương pháp này đơn giản, nhưng phải tiến
hành trong thời gian dài mới chọn lọc được nhiều tính trạng. Mặt khác, một số
tính trạng có quan hệ tỷ lệ nghịch nhau nghĩa là khi tính trạng này khi chọn
lọc được nâng cao nhưng kéo theo tính trạng khác liên quan khác hạ xuống.
+ Loại thải độc lập: Là phương pháp cùng lúc người ta đề xuất mức tối

thiểu cho từng tính trạng cần chọn lọc. Các con vật được chọn nuôi là những


×