Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Xác định tác nhân vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá bống kèo (pseudapocryptes elongates)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 150 trang )

Chƣơng I: GIỚI THIỆU
Cá bống kèo (Pseudapocryptes elongates) là một loài cá bản địa với
nguồn giống tự nhiên phong phú và là nguồn thực phẩm được nhiều người ưa
chuộng. Hiện nay, cá bống kèo là loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, được
tiêu thụ rộng rãi trong nước và có giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, nghề nuôi cá bống kèo gặp trở ngại lớn do bệnh xuất hiện và lây
lan trên diện rộng làm ảnh hưởng đến sản lượng nuôi trồng và thu nhập của
người dân.
Cá bống kèo được nuôi tập trung ở một số tỉnh vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long (ĐBSCL) như Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, trong đó Bạc Liêu
là tỉnh có diện tích nuôi khá lớn, diện tích nuôi đạt 405 ha vào năm 2011 (Sở
Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bạc Liêu, 2012). Tuy nhiên từ năm 2007 đến nay
cá bống kèo nuôi thương phẩm bị bệnh với dấu hiệu bệnh lý là xuất huyết trên
thân, tại các vi và hậu môn với tỉ lệ chết cao và chết trên diện rộng. Xuất huyết
là dấu hiệu bệnh lý do nhiều tác nhân gây ra như virus, vi khuẩn và do môi
trường.
Tác nhân gây xuất huyết được mô tả nhiều nhất là do vi khuẩn. Điển
hình như tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá rô phi (Oreochromis spp.) ở
một số tỉnh miền Bắc Việt Nam được Phạm Hồng Quân và ctv., 2013 xác định
là do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra. Vi khuẩn này cũng gây bệnh
xuất huyết ở cá điêu hồng (Oreochromis spp.) (Đặng Thị Hoàng Oanh và
Nguyễn Thanh Phương, 2012). Bệnh xuất huyết còn do tác nhân là vi khuẩn S.
iniae, theo kết quả nghiên cứu của Trần Vĩ Hích và Nguyễn Hữu Dũng (2011)
thì tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá chẽm (Latex calcarifer) là vi khuẩn S.
iniae, vi khuẩn này còn là tác nhân gây bệnh trên cá bơn Nhật Bản
(Paralichthys olivaceus), cá đù đỏ (Sciaenops ocellates) (Eldar et al., 1999).
Ngoài ra, bệnh xuất huyết trên cá còn do vi khuẩn S. dysgalactiae, vi khuẩn
này gây hội chứng xuất huyết, bơi xoắn, mất phương hướng ở cá đối (Liza
alata, Liza haemotocheila) (Qi et al., 2013), cá tầm (Acipencer schrenckii)
(Yang và Li, 2009), cá nâu (Mugil cephalus) và cá bớp (Rachycentron
canadum) (Abdelsalam et al., 2009).


Tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá còn được tìm thấy do nhiều loài vi
khuẩn khác như Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá tra (Loan và ctv.,
2009), Vibrio parahaemolyticus và V. alginolyticus gây bệnh trên cá mú giống
và cá mú thịt, (Leong tak Seng, 1994; Somkiat Kanchanakhan, 1996; Nguyễn
Thị Thanh Thùy và ctv., 2009 được trích dẫn bởi Võ Văn Nha, 2012).
1


Do tác nhân gây bệnh đa dạng, nên việc phòng trị bệnh xuất huyết ở
động vật thủy sản chỉ có hiệu quả khi tác nhân và nguyên nhân gây bệnh được
xác định chính xác. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu chính thức nào về bệnh
xuất huyết ở cá bống kèo, nhằm cung cấp thông tin cho các đơn vị quản lý, các
nhà chuyên môn khuyến cáo người nuôi phòng, trị bệnh một cách hiệu quả. Vì
thế, đề tài “Xác định tác nhân vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá bống
kèo (Pseudapocryptes elongatus)” sẽ góp phần vào việc kiểm soát dịch bệnh
ở cá bống kèo nói riêng và ở thủy sản nuôi trong vùng nói chung ngày càng
hiệu quả hơn.
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu trƣớc mắt: Khảo sát và đánh giá tình hình xuất hiện bệnh xuất
huyết trên cá bống kèo nuôi tại tỉnh Bạc Liêu. Xác định đặc điểm bệnh học
của tác nhân gây bệnh ở cá bống kèo từ đó đề xuất giải pháp phòng và trị bệnh
hiệu quả.
Mục tiêu lâu dài: Cung cấp thông tin làm cơ sở cho các giải pháp phòng
trị bệnh ở cá bống kèo hướng đến nghề nuôi cá bống kèo bền vững.
1.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào phân lập, định danh,
xác định tác nhân vi khuẩn gây bệnh trên cá bống kèo nuôi. Đồng thời phát
triển qui trình chẩn đoán bệnh và thử nghiệm phòng trị bệnh xuất huyết ở cá
bống kèo ở qui mô phòng thí nghiệm.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

1. Phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá bống kèo
nuôi thương phẩm.
1.1 Điều tra, khảo sát hiện trạng bệnh trên cá bống kèo nuôi.
1.2 Phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá bống
kèo.
2. Xác định tác nhân vi khuẩn gây bệnh xuất huyết ở cá bống kèo.
2.1 Xác định đặc điểm bệnh học.
2.2 Xác định đặc điểm mô học.
2.3 Xác định đặc điểm huyết học.
3. Phát triển qui trình chẩn đoán bệnh xuất huyết ở cá bống kèo bằng
phương pháp sinh học phân tử.
4. Phương pháp điều trị bệnh xuất huyết ở cá bống kèo ở qui mô phòng
thí nghiệm.
4.1 Lập kháng sinh đồ và xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của
thuốc kháng sinh lên vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá bống kèo.
2


4.2 Bố trí thí nghiệm điều trị bệnh ở qui mô phòng thí nghiệm.
1.4 Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu tác nhân vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá bống kèo nuôi
thương phẩm tại tỉnh Bạc Liêu.
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu nhằm đáp ứng cho quá trình đa dạng vật nuôi thủy
sản và góp phần gia tăng sản lượng động vật thủy sản. Thông tin từ kết quả
khảo sát hiện trạng bệnh trên cá bống kèo và qui trình phòng trị bệnh sẽ góp
phần hạn chế thiệt hại trong quá trình nuôi cá bống kèo mang lại hiệu quả về
năng suất và kinh tế, tăng thu nhập cho người nuôi.
1.6. Điểm mới của luận án
Lần đầu tiên xác định được tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá bống

kèo là vi khuẩn Streptococcus dysagalactiae và các thời điểm bệnh thường
xuất hiện ở cá bống kèo nuôi trong ao.
Hoàn chỉnh qui trình phát hiện vi khuẩn S. dysgalactiae để ứng dụng
chẩn đoán sớm, nhanh và đặc hiệu tác nhân gây bệnh xuất huyết ở cá bống kèo
bằng phương pháp PCR.
Đề xuất một số loại kháng sinh điều trị bệnh xuất huyết trên cá bống kèo.

3


Chƣơng II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Phân loại cá bống kèo
Hiện nay cá bống kèo được gọi phổ biến là Pseudapocryptes elongatus.
Tên tiếng Việt là cá bống kèo hay cá bống kèo vẩy nhỏ. Tên tiếng Anh là
Lanceolate goby. Theo Cuveir (1816), cá bống kèo được phân loại:
Bộ: Perciformes
Họ: Gobiidae
Giống: Pseudapocryptes
Loài: Pseudapoccryptes lanceolatus (Bloch & Schneider, 1801)
Pseudapocryptes elongatus (Cuveir, 1816)

Hình 2.1: Cá bống kèo

2.2. Tình hình nuôi cá bống kèo trên thế giới và trong nƣớc
2.2.1. Tình hình nuôi cá bống kèo trên thế giới
Cá bống kèo là loài cá phân bố rộng ở những vùng cửa sông hay trong hệ
sinh thái rừng ngập mặn và bãi bùn ở Ấn Độ, Banglades, Campuchia, Nhật
Bản, Trung Quốc, Việt Nam…(Abid et al., 2014). Đây cũng là một trong
những đối tượng được quan tâm phát triển nghề nuôi trên thế giới do cá dễ
nuôi và có giá trị dinh dưỡng cao, có 34 giống cá bống thuộc họ Gobiiidae

được tập trung nuôi ở các nước như Banglades, Trung Quốc, Đài Loan, Thái
Lan, Philippines và Việt Nam (Polgar và Lim, 2011).
Theo Hong và Zhang (2004) thì Trung Quốc đã sinh sản nhân tạo thành
công một loài cá bống có tên khoa học là Boleophthalmus pectinirostris và đã
phát triển nuôi đối tượng này với mật độ nuôi từ 4,5 – 7,5 con/m2, năng suất
trung bình đạt từ 750 đến 975 kg/ha. Diện tích nuôi loài cá này ở Trung Quốc
đạt khoảng 13.000 ha ở (Hong et al., 2007). Đây cũng là loài cá bống được
nuôi phổ biến ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Takeshi, 2008).
Một loài cá bống khác là cá bống kèo Pseudapocryptes elongates cũng
được phát triển mạnh ở một số nước Châu Á, điển hình như Đài Loan và Việt
4


Nam, đây là loài cá được nuôi ở dạng mô hình nuôi thâm canh và bán thâm
canh (Dinh et al., 2007) với năng suất nuôi đạt bình quân 0,8 tấn/ha ở mật độ
thấp và 6,4 tấn/ha ở mật độ nuôi cao (Trương Hoàng Minh và Nguyễn Thanh
Phương, 2011)
2.2.2 Tình hình nuôi cá bống kèo trong nƣớc
Cá bống kèo là một trong những đối tượng thủy sản được các tỉnh vùng
ven biển ĐBSCL quan tâm phát triển nuôi trong những năm gần đây. Cá bống
kèo (Pseudapoccryptes elongatus) là loài cá bản địa, đây là một đối tượng nuôi
còn khá mới, diện tích nuôi đối tượng này không đáng kể, ở những năm đầu
2000 diện tích nuôi dối tượng này chỉ vài ha, tuy nhiên vào những năm 2011,
2012 diện tích nuôi đối tượng này đã tăng 105 ha ở Cà Mau (Sở Nông nghiệp
& PTNT tỉnh Cà Mau, 2013) và 445 ha ở tỉnh Bạc Liêu (Sở Nông nghiệp &
PTNT tỉnh Bạc Liêu, 2013), diện tích nuôi cá bống kèo ở tỉnh Bạc Liêu tập
trung ở 03 huyện trọng điểm đó là thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và
huyện Đông Hải.
Theo Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư Bạc Liêu (2013) thì cá bống
kèo được nuôi ở quy mô thâm canh với diện tích ao nuôi từ 3.000 m2 đến

5.000 m2. Mật độ thả giống cao, trung bình thả nuôi 100 con/m2, thời gian
nuôi từ 4 – 6 tháng cá đạt trung bình từ 40 – 50 con/kg, năng suất ước đạt từ
10 – 15 tấn/ha, một số hộ nuôi có thể đạt năng suất 20 tấn/ha, lợi nhuận bình
quân từ 100 triệu – 150 triệu đồng/ha. Công trình phục vụ cho quá trình nuôi
đối tượng này khá đơn giản, người nuôi ít tốn công chăm sóc, chủ yếu tập
trung chủ yếu ở giai đoạn cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ nuôi còn trong suốt
thời gian nuôi, người nuôi không có hoạt động thay nước trong ao, chỉ cung
cấp thêm nước khi cần thiết và cho cá ăn liên tục trong ngày. Chính những
hoạt động này đã góp phần làm cho môi trường ao nuôi ngày càng xấu đi do
các chất cặn bã tích tụ dưới đáy ao và cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trên cá
ảnh hưởng đến năng suất nuôi cũng như lợi nhuận của người sản xuất.
2.3. Tình hình xuất hiện bệnh trên cá bống kèo
Do tốc độ phát triển của nghề nuôi cá bống kèo phát triển nhanh chóng,
cá được nuôi dưới hình thức công nghiệp – bán công nghiệp với mật độ nuôi
cao, lên đến 100 con/m2 (Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư Bạc Liêu,
2013), nhưng kỹ thuật nuôi đối tượng này vẫn chưa hoàn chỉnh, người dân
chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về phương pháp quản lý, chăm sóc cũng
như phòng và trị bệnh về cá nuôi. Cá bống kèo được nuôi trong điều kiện ao
nuôi không thay nước, lượng thức ăn được cung cấp liên tục trong ngày tạo ra
một lượng thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao, nhưng trong quản lý môi
5


trường ao nuôi người dân ít sử dụng các loại vi sinh cải thiện điều kiện sống
của cá nuôi, kết hợp những yếu tố trên đã làm cho chất lượng môi trường nuôi
ngày càng bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, tạo điều kiện cho mầm
bệnh bộc phát.
Mô hình nuôi cá bống kèo thương phẩm là mô hình nuôi mới, diện tích
nuôi của mô hình nhỏ so với tổng diện tích nuôi thủy sản của các tỉnh Cà Mau,
Bạc Liêu và Sóc Trăng, nên không có số liệu thống kê diện tích cá bị thiệt hại

và tỷ lệ thiệt hại chính thức từ các cơ quan chức năng, nhưng những năm
2007, 2008 và 2009 là năm mà nghề nuôi cá bống kèo của tỉnh Bạc Liêu và
các tỉnh lân cận như Sóc Trăng và Cà Mau gặp rất nhiều khó khăn do phát sinh
dịch bệnh, cá bị chết hàng loạt có những ao tỷ lệ chết lên đến 90%, cá biệt có
những ao tỷ lệ cá chết “trắng”, mỗi ngày người nuôi vớt từ 200 – 300 con cá
bống kèo chết trong một ao với dấu hiệu thường thấy là xuất huyết, chướng
bụng, nổ mắt và lở loét ().
2.4 Bệnh xuất huyết ở cá
2.4.1 Dấu hiệu bệnh lý
Cá bệnh xuất huyết có dấu hiệu bệnh lý như xuất huyết từng mảng đỏ
trên cơ thể, xuất huyết khắp trên da cá, tập trung nhiều ở gốc vây và đuôi, hậu
môn bị viêm hoặc xuất huyết. Hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên
lưng, mắt lồi, mờ đục và phù ra. Bụng sưng to, xoang bụng chứa dịch, nội tạng
hoại tử, thận và tỳ tạng sưng to (Từ Thanh Dung và ctv., 2005).
Kết quả nghiên cứu trên cá điêu hồng bị bệnh xuất huyết cho thấy, cá
bệnh có dấu hiệu bệnh lý như bơi lờ đờ, hoạt động chậm chạp, kém linh hoạt,
bơi lội mất phương hướng, mắt lồi và đục, trên thân có những đốm xuất huyết
ở vây ngực và vây bụng, mang tái nhạt, bụng trương to, xoang bụng có chứa
dịch màu vàng, nội tạng bị xuất huyết, mềm nhũn (Đặng Thị Hoàng Oanh và
Nguyễn Thanh Phương, 2012). Kết quả tương tự khi nghiên cứu trên một số
loài cá bị bệnh xuất huyết như cá tầm (Wunging và Aihua Li, 2009), cá đối
(Qi et al., 2013) và cá rô phi (Phạm Hồng Quân và ctv., 2013).
2.4.2 Đặc điểm mô bệnh học
Kết quả nghiên cứu của Trương Đình Hoài và ctv. (2012) trên cá rô phi
(Oreochromis niloticus) bị bệnh xuất huyết cho thấy, mang cá xuất huyết, phù
nề và tăng sinh biểu mô. Mô não bị sung huyết, viêm và thoái hóa ở nhu mô
não. Mô thận cá xuất hiện nhiều vùng bị sung huyết, tụ huyết và thoái hóa,
ống thận bị hoại tử và mất cấu trúc. Mô gan cá xuất hiện nhiều tế bào đại thực
bào, đảo tụy tăng sinh, xuất hiện nhiều vùng sung huyết, tụ máu, thoái hóa và
6



giảm số lượng tế bào gan. Ở mô ruột của cá bị sung huyết, xuất huyết, thoái
hóa nội mạc.
Tương tự khi nghiên cứu trên cá điêu hồng (Oreochromis spp.) bị bệnh
xuất huyết cho thấy có những biến đổi về mô học như bị xuất huyết, có chất
dịch tế bào trên da. Gan, tụy và thận sưng to có hiện tượng sung huyết, xuất
huyết (Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2012). Những biến
đổi ở mô mang cá bệnh xuất huyết như các sợi mang bị dính lại, phình to hoặc
mất cấu trúc mang cản trở hô hấp nếu tình trạng bệnh nặng sẽ gây chết cá
(Đặng Thụy Mai Thy và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2011; Trương Đình Hoài và
ctv., 2014).
Kết quả nghiên cứu của Đặng Thụy Mai Thy và ctv. (2012) cho thấy mô
thận cá rô (Anabas testudineus) bệnh xuất huyết bị sung huyết, xuất huyết gây
hoại tử, ống thận bị xơ hóa, quản cầu thận bị biến đổi cấu trúc ảnh hưởng đến
chức năng hoạt động của thận.
Ở cá bệnh xuất huyết, khi quan sát mô gan kết quả cho thấy gan cá bị
sung huyết, xuất huyết gây hoại tử. Mô gan bị nhiễm khuẩn, sự xuất hiện của
các không bào lipid to bất thường, tế bào lympho và tế bào hồng cầu hiện diện
nhiều dẫn đến vùng mô bị xơ hóa nhẹ nếu nặng sẽ hình thành u nang hoặc vôi
hóa cuối cùng gây hoại tử (John và Patricia, 2007).
2.4.3 Đặc điểm huyết học
Tế bào hồng cầu có dạng hình oval hay elip và nhân hình tròn ở giữa. Số
lượng hồng cầu ở cá nước mặn dao động từ 0,9 - 4 triệu tế bào hồng cầu/ml.
Số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể cá bị ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân
như tập tính sống của từng loài, cá sống ở tầng mặt sẽ có số lượng hồng cầu
thấp hơn so với các loài cá sống ở tầng giữa và tầng đáy; ở cá đực có số lượng
hồng cầu cao hơn con cái, ngoài ra số lượng hồng cầu còn phụ thuộc vào chất
lượng thức ăn và nhất là khi cơ thể cá bị nhiễm bệnh sẽ làm thay đổi đáng kể
số lượng hồng cầu trong cơ thể cá (Phạm Tân Tiến, 2010).

Bạch cầu là thành phần cơ bản của hệ thống miễn dịch, với chức năng
bảo vệ giúp cơ thể chống lại các tác nhân ảnh hưởng của các yếu tố bên trong
và bên ngoài môi trường sống. Quá trình tạo bạch cầu trong cơ thể được đáp
ứng cho việc bảo vệ cơ thể trong suốt thời kỳ cơ thể gặp tình trạng sốc hoặc
nhiễm bệnh. Bạch cầu là những tế bào máu có nhân, kích thước khác nhau tùy
thuộc vào từng loại bạch cầu. Các loại bạch cầu thường được tìm thấy gồm tế
bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính và tiểu cầu (Mostafa et
al., 2000).
7


Bạch cầu đơn nhân là tế bào bạch cầu tham gia vào hệ thống miễn dịch
không đặc hiệu với vai trò thực bào, tiêu diệt kháng nguyên và đặc biệt là khả
năng trình diện kháng nguyên và để thực hiện bước khởi đầu của quá trình đáp
ứng miễn dịch đặc hiệu. Bạch cầu trung tính có khả năng thực bào các vật có
kích thước nhỏ như vi khuẩn và có khả năng di chuyển xuyên qua các mao
mạch có chuyển động định hướng đến những nơi bị viêm nhiễm, những nơi bị
viêm có bạch cầu tập trung nhiều nhất (Phạm Tân Tiến, 2010). Sự gia tăng về
tỉ lệ và số lượng bạch cầu trung tính cho thấy hoạt động của hệ bạch huyết gia
tăng để tiêu diệt các vi sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể (Ellis, 1988).
Các tế bào lympho là những tế bào có khả năng miễn dịch. Các bạch cầu
không hạt sản xuất ra các kháng thể β-globulin và nhất là γ-globulin, đây là
kháng thể chống vi trùng rất mạnh. Tế bào lympho có thể sinh ra mọi loại
kháng thể để chống lại mọi kẻ thù (Phạm Tân Tiến, 2010).
Chức năng chính của tiểu cầu là giải phóng chất thromboplastin để gây
đông máu, đặc biệt trong tình trạng viêm nhiễm. Tiểu cầu còn có đặc tính kết
dính nhờ vậy mà góp phần đóng miệng các vết thương. Ngoài ra tiểu cầu còn
tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch (Houston, 1990; Chinabut và ctv.,
1991).
Các chỉ tiêu huyết học ở cá bị bệnh xuất huyết có những thay đổi đáng kể

như số lượng tế bào hồng cầu giảm do bị vi khuẩn phá hủy, số lượng tế bào
bạch cầu tăng đáng kể (Martins et al., 2008), số lượng bạch cầu trung tính ở cá
bệnh tăng cao (Pathiratne và Rajapakshe, 1998) và sự hiện diện của tiểu cầu và
sự gia tăng của tế bào lympho nhằm tăng cường cơ chế phòng vệ của cá bị
nhiễm bệnh (Martins et al., 2008).
2.5. Tổng quan về đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trên cá
2.5.1 Bệnh do vi khuẩn Vibrio
Theo Austin (2010), Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, là vi khuẩn Gram (-),
có dạng hình que, chuyển động nhờ tiên mao, phản ứng oxydase và catalase
dương tính, có khả năng oxy hóa và lên men trong môi trường O/F. Kích
thước tế bào 0,3 - 0,5 x 1,4 - 2,6µm. Hầu hết Vibrio spp. phân bố trong môi
trường nước mặn, thích hợp ở 20 - 40‰, có loài còn có thể phát triển ở độ
mặn 70‰, nên Vibrio luôn là mối đe dọa cho nghề nuôi động vật thủy sản.
Vi khuẩn Vibrio có thể phân lập bằng phương pháp vi sinh vật học trên
môi trường nuôi cấy chọn lọc TCBS, ở môi trường này, vi khuẩn Vibrio phát
triển rất nhanh, sau 15-18 giờ, ở nhiệt độ 30-35oC các khuẩn lạc của Virio đã
lớn và phân biệt rõ ràng trên môi trường nuôi cấy (Đỗ Thị Hòa và ctv., 2004).
8


Bảng 2.1 Đặc điểm sinh hóa của một số loài vi khuẩn Vibrio (Inglis et al.,
1994)
Đặc điểm sinh hóa
Phát triển ở nhiệt độ 4oC
Phát triển ở nhiệt độ 37oC
Phát triển ở 0%NaCl
Phát triển ở 3%NaCl
Phát triển ở 7%NaCl
Nhạy cảm 0/129 (10µg)
Phát triển trên TCBS

Β- galactosidase
Arginine dihydrolase
Lysine decarboxylase
Orinithine decarboxylase
Phản ứng citrate
Sinh H2S
Phản ứng urease
Indole
Voges – Proskauer
Thủy phân gelatin
Axit hóa glucose
Axit hóa mannitol
Axit hóa inositol
Axit hóa sorbitol
Axit hóa sucrose
Axit hóa arabinose

1
+
+
S
Y
+
+
+
+
+
+
+
+

+
+
+

2
+
S
+
+
+
+
-

3
+
+
S
O
+
D
-

4
+
+
+
S
Y
+
+

+
+
+
+
+
+
+
-

5
+
+
S
G
+
+
+
+
+
-

6
+
+
+
R
Y
+
+
D

+
+
+
+
+
+
-

Ghi chú: 1. V. anguillarum; 2. V. ordalii; 3. V. salmonicida; 4. V.cholerae; 5. V. vulnificus;
6. V. alginolyticus. G: màu xanh; Y: màu vàng; D: có phản ứng; O: không biết

Cá khi bị nhiễm khuẩn Vibrio spp. thường có những dấu hiệu điển hình
như xuất huyết trên các vây và mắt lồi, mờ đục giác mạc. Cá lờ đờ biếng ăn,
mang có màu nhợt nhạt do thiếu máu nặng (Toranzo et al., 2005).
Trong họ Vibrionaceae, các loài vi khuẩn gây ra bệnh nghiêm trọng nhất
trên cá biển là V. anguillarum, V. ordalii, V. salmonicida. Vi khuẩn V.
anguillarum phân bố rộng rãi trong môi trường, chúng gây nhiễm trùng huyết
điển hình là bệnh xuất huyết ở các loài cá nước ấm và lạnh có kinh tế quan
trọng, bao gồm cá hồi Thái Bình Dương và Đại Tây Dương (Oncorhynchus
spp. và Salmo salar), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá bơn
(Scophthalmus maximus), cá chẽm (Dicentrarchus labrax), cá tráp (Sparus
aurata), cá vược (Morone saxatilis), cá tuyết (Gadus morhua), cá chình Nhật
Bản và Châu Âu (Anguilla japonica và Anguilla anguilla), và cá Ayu
(Plecoglossus altivelis) (Toranzo và Barja, 1993; Actis et al., 1999). Vibrio đã
gây thiệt hại trên mô hình nuôi tôm công nghiệp ở Philippin, Ấn Độ và
Indonesia (Austin, 2010).
9


2.5.2. Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas

Vi khuẩn Pseudomonas thuộc họ Pseudomonadeceae, Gram (-), có dạng
hình que, không sinh bào tử, kích thước tế bào khoảng 0,5 – 1,0 x 1,5 – 5,0
µm, chuyển động nhờ tiên mao. Pseudomonas phát triển trong môi trường đơn
giản và hiếu khí. Đa số loài Pseudomonas có phản ứng oxy hóa, một số ít
không có phản ứng oxy hóa và không lên men trong môi trường O/F. Giới hạn
nhiệt độ phát triển rộng từ 4 – 43oC. Chúng phân bố rộng khắp trong môi
trường, đất và nước, chúng có thể gây bệnh cho người, động vật và thực vật.
Pseudomonas thường gây bệnh xuất huyết trên cá, nhưng gây bệnh chủ yếu ở
cá nước ngọt. Tác nhân gây bệnh ở cá gồm một số loài: P. fluorescens, P.
chlororaphis, P. anguilliseptica, P. dermoalba, P. putida. (Inglis et al., 1994).
Bảng 2.2 Đặc điểm sinh hóa của một số loài Pseudomonas (Buller, 2004)
Chỉ tiêu
Gram
Di động
Phát triển ở 37oC
Oxidase
Catalase
Lysine decarboxylase
Arginine dihydrolase
Indole
Voges - Proskauer
Thủy phân aesculin
Thủy phân gelatin
O/F
Arabinose
Glucose
Inositol
Lactose
Mannitol
Sorbitol

Sucrose
Trehalose

P.
anguilliseptica
+
+
+
+
+

P.
chlororaphis
+
+
+
v
+
v
+
O
+
+
+
+
+

P.
fluorescens
+

+
+
+
+
O
+
+
v
+
v
v
v

P.
putida
+
+
+
+
O
+
+
+
+
-

Ghi chú: (+) phản ứng dương; (-) phản ứng âm.v: phản ứng xảy ra chậm.

Trong số các loài Pseudomonas được phát hiện từ cá bệnh gồm: P.
chlororaphis, P. anguilliseptica, P. fluorescens, P. putida, và P.

plecoglossicida, trong đó vi khuẩn P. anguilliseptica được coi là tác nhân gây
bệnh nguy hiểm nhất cho cá nuôi (Toranzo và Barja, 1993; Austin và Austin,
1999). P. anguilliseptica gây tỉ lệ chết cao trong các ao nuôi lươn ở Nhật Bản
(Wakabayashi và Egusa, 1972). Sau đó là những trại lươn ở Châu Âu, Đài
Loan, Scotland và Đan Mạch (Stewart et al., 1983). Vi khuẩn này cũng được
phân lập từ các loài cá khác như cá tráp đen và cá Ayu ở Nhật Bản (Nakai et
10


al., 1985), cá hồi ở Phần Lan (Wiklund và Bylund, 1990), cá bơn và cá tráp
đen (Lo'pez - Romalde et al., 2009).
Theo Nguyễn Văn Hảo và Nguyễn Ngọc Du (2009), P. anguilliseptica
được xem là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất. Bệnh xảy ra ở nhiệt độ thấp
(dưới 16oC) vào những tháng mùa đông với biểu hiện là chướng bụng, có
những đốm xuất huyết ở da và nội quan. Ở cá mú, thân bị lở loét, xuất huyết
da, vây và đuôi, mắt lồi và đục. Bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết do
Pseudomonas spp. gây ra và tác động lên cá ở mọi giai đoạn, tỷ lệ cá chết từ
20 – 60%.
2.5.3. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus
Vi khuẩn Streptococcus là vi khuẩn hình cầu hoặc liên cầu, Gram (+),
không có khả năng di động trong môi trường lỏng, phản ứng oxidase và
catalase âm tính, không có khả năng lên men glucose trong cả hai điều kiện
hiếu khí và kỵ khí, mọc trên môi trường thạch máu (Barrow và Feltham,
1993). Streptococcus sinh trưởng tốt trên môi trường Tryptic soy agar (TSA)
có thêm 0,5% Glucose, môi trường BHIA (Brain heart infusion agar), môi
trường THBA (Todd hewitt broth agar), môi trường thạch máu ngựa (Horse
blood agar). Nuôi cấy ở 20 – 30oC, sau 24 - 48 giờ hình thành khuẩn lạc nhỏ
đường kính 0,5 – 1,0 mm; màu hơi vàng, hình tròn, hơi lồi. Các tế bào vi
khuẩn Streptococcus thường ghép với nhau thành từng chuỗi dài, nên được gọi
là liên cầu khuẩn (Buller, 2004; Salvador et al., 2005).

Dấu hiệu chung khi cá bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus là màu sắc đen
tối, bơi lội không bình thường, mắt cá bị phù mắt hoặc lồi mắt và đục, xuất
huyết trên thân (Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2012). Các
vết xuất huyết lan rộng thành lở loét, cá bị bệnh vận động khó khăn, không
định hướng, cá bệnh có hình thức bơi xoắn, thận và lá lách tăng lên về thể tích
do phù nề. Sự thương tổn nội quan là lý do gây chết cá (Bùi Quang Tề và cvt.,
2004).

11


Bảng 2.3 Đặc điểm sinh hóa của một số loài Streptococcus (Buller, 2004)
Chỉ tiêu
Gram
Di động
Phát triển ở 37oC
Oxidase
Catalase
Lysine decarboxylase
Arginine dihydrolase
Indole
Voges - Proskauer
Thủy phân aesculin
Thủy phân gelatin
O/F
Arabinose
Glucose
Inositol
Lactose
Mannitol

Sorbitol
Sucrose
Trehalose
Ribose
Glycogen
α-galactosidase
β- galactosidase
β-glucuronidase
Alkaline phosphatase

S.
agalactiae
+
+
+
+
F
+
+
+
+
+
+

S.
dysgalactiae
+
+
F
+

+
+
+
+
+

S.
iniae
+
+
+
+
F
+
+
+
+
+
+
+
+

S.
phocae
+
+
F
+
+
+


2.5.4. Bệnh do vi khuẩn Flexibacter
Vi khuẩn Flexibacter spp. thuộc họ Cytophagacae. Vi khuẩn có dạng
hình que, dài khoảng 0,3 - 0,7 x 4 - 8 µm, bắt màu Gram (-). Vi khuẩn phát
triển trên môi trường Cytophaga agar có khuẩn lạc màu vàng, mép không đều
và dính vào môi trường như khuẩn lạc của nấm. Dưới kính soi nổi (40 lần),
mép khuẩn lạc có dạng rễ cây. Trong môi trường lỏng (Cytophaga Broth) vi
khuẩn phát triển thành chùm hoặc màng mỏng trên bề mặt của môi trường.
Khi lắc nhẹ chúng phát triển đồng nhất (Inglish et al., 1993).
Theo Bùi Quang Tề và ctv. (2004), Flexibacter spp. gây bệnh ở cá nuôi
thường do hai loài: F. columnaris gây bệnh ở cá nước ngọt và gây bệnh trên cá
nước mặn lợ là loài F. maritimus.
Flexibacter được phát hiện trong cá bơn, cá tráp, cá chẽm, cá tráp đỏ, cá
tráp đen (Acanthopagrus schlegeli) và cá hồi. Bệnh tác động ở tất cả các giai
đoạn phát triển từ giai đoạn giống đến giai đoạn thương phẩm nhưng cá nhỏ bị
12


ảnh hưởng nặng hơn. Cá bệnh có dấu hiệu lở loét, xuất huyết miệng, loét và
tổn thương da, vây và đuôi bị cụt và thối (Toranzo, 2004).
Dấu hiệu bệnh đầu tiên xuất hiện các đốm trắng trên thân, đầu, vây,
mang. Các đốm lan rộng thành các vết loét, xung quanh có viền màu đỏ, ở
phần giữa màu vàng hoặc xám, da và vẩy cá có thể bị lột rồi rụng đi, tạo ra vết
loét lan rộng. Các mép vây xơ mòn cụt. Trên mang xuất hiện các vết loét, tơ
mang bị phá hủy làm cá ngạt thở. Bệnh không gây thương tích trong các cơ
quan nội tạng, nhưng độc lực vi khuẩn vẫn có thể làm chết cá (Đỗ Thị Hòa và
ctv., 2004).
Bảng 2.4 Đặc điểm sinh hóa của một số loài Flexibacter (Buller, 2004)
Chỉ tiêu
Gram

Di động
Phát triển ở 37oC
Oxidase
Catalase
β-haemolysis
Lysine decarboxylase
Arginine dihydrolase
Indole
Voges - Proskauer
Thủy phân aesculin
Thủy phân gelatin
O/F
Arabinose
Glucose
Inositol
Lactose
Mannitol
Sorbitol
Sucrose
Trehalose

F. columnare
+
+
+
+
O
-

F.

maritimus
+
+

+
-

-

F.
flexilis
+
-

F.
canadensis
+
+
+
-

+
O
+

+
F

-


+
-

+
-

-

+

2.5.5. Bệnh do vi khuẩn Aeromonas
Theo Barrow và Feltham (1993), Aeromonas được chia thành 2 nhóm
dựa trên khả năng di động và ngưỡng nhiệt độ phát triển của chúng. Nhóm thứ
nhất gồm những loài Aeromonas có tiên mao và có khả năng di động, bao gồm
A. hydrophila, A. caviae, A. sorbia. Các vi khuẩn có dạng hình que ngắn, kích
thước 0,5 x 1,0 - 1,5 µm, 2 đầu hơi tròn. Mỗi tế bào vi khuẩn có một tiên mao,
nhờ đó có khả năng di động, có phản ứng cytochrom oxidase dương tính, có
khả năng khử nitrate.

13


Vi khuẩn Aeromonas có khả năng vận động, là tác nhân gây bệnh nhiễm
trùng máu, xuất huyết. Cá bị bệnh thường kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên
tầng mặt. Da cá thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp,
rụng vẩy để lộ da bị xuất huyết. Các đốm xuất huyết màu đỏ xuất hiện trên
thân, các gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng. Có thể xuất
hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, có mùi hôi thối, trên vết loét thường có nấm và
ký sinh trùng ký sinh. Mắt cá bị lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể
chướng to, trên bề mặt nội quan có xuất huyết, xoang cơ thể và ruột tích dịch,

các vây xơ rách, tia vây cụt dần (Barrow và Feltham, 1993).
Bảng 2.5. Đặc điểm sinh hóa của một số loài Aeromonas (Inglis et al., 1994)
Đặc điểm sinh hóa
Di động
Phát triển ở 370C
β-galactosidase
Arginine dihydrolase
Lysine decarboxylase
Tạo H2S
Indole
Voges-Proskauer
Thủy phân Gelatin
Thủy phân Aesculin
Acid hóa: Glucose
Mannitol
Inositol
Sorbitol
Sucrose
Arabinose

A. hydrophyla
+
+
+
+
d
+
+
+
+

+
+
+
d
+
+

A. Caviae
+
+
+
+
d
+
+
+
+
+
d
+
+

A. Sorbia
+
+
+
+
d
+
+

d
+
+
+
d
+
+

A. salmonicida
+
+
d
+
+
+
+
+

Nhóm thứ hai là các loài vi khuẩn Aeromonas không di động gây bệnh ở
cá thường gặp là A. Salmonicida (3 loài phụ gồm: A. salmonicida, A.
achromogenes và A. nova). Vi khuẩn có dạng hình que ngắn, không có tiên
mao nên không có khả năng di động và phát triển tốt nhất ở 22°C hoặc thấp
hơn (Barrow và Feltham, 1993).
Vi khuẩn A. salmonicida gây ra bệnh xuất huyết, bệnh lở loét trên một số
loài cá và bệnh Furunculosis ở cá hồi. Cá bệnh thường có dấu hiệu chậm chạp,
kém ăn, thường bơi trên tầng nước mặt, hô hấp khó khăn, trên thân có các
vùng áp xe sâu, xuất huyết trên da và ở các gốc vây, mắt cá bệnh thường bị lồi.
Bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao, theo nhiều con đường khác nhau, nếu vi
khuẩn tồn tại trong nước, chúng xâm nhập vào cơ thể cá khỏe theo miệng, da
và mang. Sự nhạy cảm của cá với tác nhân sẽ tăng lên khi lớp nhầy trên da cá

bị thương tổn do tác động cơ học hay do ký sinh trùng ký sinh (Toranzo et al.,
1991).
14


2.5.6. Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella
Vi khuẩn Edwardsiella thuộc họ Enterobacteriaceae, vi khuẩn có dạng
hình que mảnh, Gram (-), kích thước biến đổi, di động hoặc di động yếu, phản
ứng lên men, phản ứng catalase dương tính, oxidase âm tính, phản ứng indole
và H2S âm tính. (Từ Thanh Dung và ctv., 2005).
Dựa vào dấu hiệu bệnh và phân lập mẫu bệnh phẩm từ gan tụy cá bệnh
trên một số môi trường thông thường như: BHIA (Brain heart infusion agar),
TSA (tryptic soy agar). Trên các môi trường này, khuẩn lạc của Edwardsiella
spp. thường nhỏ, phát triển sau khi nuôi cấy 24 - 48 giờ ở nhiệt độ 30 – 35oC.
Nhiệt độ thích hợp để nghiên cứu đặc điểm sinh lý và sinh hóa của vi khuẩn
này là 28-30oC. E. ictaluri cho các phản ứng sinh lý, sinh hóa yếu hơn các loài
Edwardsiella khác (Waltman et al., 1986).
Bảng 2.6. Đặc điểm sinh hóa của E. tarda và E. ictaluri (Inglis et al., 1994)
Đặc điểm sinh hóa
Di động ở 25oC
Di động ở 35oC
β-galactosidase
Arginine dihydrolase
Lysine decarboxylase
Ornithine decarboxylase
Tạo H2S
Indole
Voges-Proskauer
Thủy phân Gelatin
Acid hóa: Glucose

Mannitol
Inositol
Sorbitol
Rhamnose
Sucrose
Melibiose
Arabinose

Edwardsiella ictaluri
+
+
+
+
-

Edwardsiella tarda
+
+
+
+
+
+
+
-

Họ Enterobacteriaceae gây bệnh trên cá thường gặp hai loài: E. tarda và
E. ictaluri. Cá bị nhiễm E. tarda có dấu hiệu các vết thương tổn nhỏ 3 – 5 mm
trên da, nằm ở mặt lưng và hai bên cơ thể, các vết thương tổn phát triển thành
các vùng bị áp xe, sưng lên rất dễ nhận biết, da cá mất đi sắc tố bình thường.
Cá có mùi hôi thối do các vết thương tổn chứa mô bị hoại tử. Quan sát mô

bệnh học cho thấy các vết thương tổn được đặc trưng bởi sự hoại tử, thường
phát triển ở mô cơ, mô tạo máu và mô gan (Austin và Austin, 1993).
Cá bệnh do nhiễm E. ictaluri thường kém ăn hoặc bỏ ăn, bụng thường
chướng to, xung quanh miệng thường có các đốm xuất huyết, gốc vây xuất
15


huyết, mắt lồi. Giải phẫu bên trong, một số cơ quan nội tạng như gan, lá lách,
thận bị hoại tử, tạo thành những đốm màu trắng đục đường kính 0,5 – 2,5 mm.
Vi khuẩn E. ictaluri được phân lập lần đầu tiên trên cá nheo. Loài vi khuẩn
này cũng là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng máu cấp tính (enteric
septicemia of catfish – ESC) trên cá nheo Mỹ với tỷ lệ hao hụt rất cao (Austin
và Austin, 1993).
Hiện nay, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào ở nước ngoài về
bệnh trên cá bống kèo, đặc biệt là bệnh xuất huyết được công bố. Tuy nhiên,
đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh xuất huyết trên các đối tượng nuôi
thủy sản như cá chép, cá nheo mỹ, cá tra, cá rô phi, cá điêu hồng hay lươn
đồng. Tác nhân gây bệnh chủ yếu gây bệnh xuất huyết ở động vật thủy sản
được công bố nhiều nhất là vi khuẩn thuộc giống Aeromonas và
Streptococcus.
2.6 Tổng quan về bệnh do vi khuẩn Streptococcus trên cá nƣớc lợ,
mặn
Bệnh do vi khuẩn Streptococcus là bệnh nguy hiểm thường gặp ở người,
động vật trên cạn và ở động vật thủy sản. Bệnh được phát hiện xảy ra đầu tiên
vào năm 1956 trên cá hồi Oncorhynchus mykiss tại Nhật Bản (Hoshina et al.,
1958). Từ đó, bệnh đã không ngừng lan rộng và trở thành một bệnh vi khuẩn
gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới.
Nhiễm khuẩn liên cầu ở cá được coi là một vấn đề nghiêm trọng do tác
động gây chết hàng loạt cá nuôi trên khắp thế giới (Kitao, 1993; Bercovier,
1997; Romalde và Toranzo, 1999a).

Khi tiến hành định danh cầu khuẩn dựa vào DNA bằng cách giải trình tự
gen 16S rRNA đã xác định một số loài vi khuẩn được xem là tác nhân gây
bệnh: Lactococcus garvieae (syn. Enterococcus seriolicida), Lactococccus
piscium, S. iniae (syn. S. shiloi), S. agalactiae (syn. S. difficile), S. parauberis
và Vagococcus salmoninarum. Vì vậy, streptococcosis trên cá được coi là một
bệnh phức tạp, vi khuẩn có khả năng gây ra tác động lên thần kinh trung ương
gây mủ và viêm màng não (Toranzo et al., 2005).
Trong số các liên cầu khuẩn gây bệnh trên cá, L. garvieae, S. iniae và S.
parauberis có thể được coi là tác nhân chính gây bệnh ở cá biển. L. garvieae
lây nhiễm trên các loài cá nước mặn như cá chỉ vàng tại Nhật Bản và các loài
nước ngọt như cá hồi vân chủ yếu ở Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh và Úc
(Bercovier et al., 1997). Gần đây, một trường hợp gây nhiễm của L. garvieae
cũng đã được phát hiện ở loài cá biển (Coris aygula) (Colorni et al., 2003).
16


Các chủng vi khuẩn gây bệnh này được phân chia làm 3 nhóm dựa vào
đặc điểm dung huyết: dung huyết α, dung huyết β và dung huyết γ (Baya et al.,
1990). Ngày nay, người ta chia những vi khuẩn này thành hai nhóm dựa vào
độc lực của vi khuẩn theo nhiệt độ. Trong đó, S. parauberis, S. iniae, S.
agalactiae được xem là tác nhân gây bệnh Streptococcosis cho các loài cá
nước ấm ở nhiệt độ trên 15oC. Các vi khuẩn gây bệnh ở vùng nước ấm được
xem là những tác nhân có khả năng gây bệnh cho người (Toranzo et al., 2004).
Khi nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh xuất huyết ở cá rô phi nuôi
(Oreochromis spp.) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam của Phạm Hồng Quân
và ctv. (2013) đã tiến hành thu được 60 mẫu cá bệnh có dấu hiệu xuất huyết,
nhóm nghiên cứu đã phát hiện được có 52/60 mẫu cá bệnh do vi khuẩn S.
agalactiae gây ra.
Ngoài ra, khi tiến hành nghiên cứu trên cá chẽm nuôi ở Khánh Hòa bị
bệnh xuất huyết đã phân lập được vi khuẩn S. iniae (Trần Vĩ Hích và Nguyễn

Hữu Dũng, 2011).
Streptoccosis cũng có thể lây nhiễm sang động vật có vú. Kết quả nghiên
cứu của Toranzo đã xác định Streptoccosis trong cá bơn đã lây sang người đầu
tiên ở phía Tây Bắc của Tây Ban Nha, xảy ra vào năm 1993 (Toranzo et al.,
1994). Trong 02 năm (1995 và 1996), đã có bốn trường hợp nhiễm liên cầu
khuẩn ở con người được xác định trong số các bệnh nhân tại một bệnh viện ở
Ontario (Weinstein et al., 1996). S. iniae, một tác nhân gây bệnh trên cá lại là
nguyên nhân gây ra bệnh ở con người (Eldar et al., 1994; Eldar et al., 1995;
Perera et al., 1995) được phân lập từ cả bốn bệnh nhân trên. Tất cả bệnh nhân
đều có nguồn gốc Trung Quốc và có liên quan đến cá sống, ba trong số các
loài cá liên quan đến bốn bệnh nhân trên là cá rô phi và họ đã bị lây nhiễm khi
tiếp xúc trực tiếp với cá (Weinstein et al., 1996).
2.6.1 Bệnh do vi khuẩn Streptococcus iniae
Vi khuẩn S. iniae là vi khuẩn hình cầu, có đường kính lên đến 1,5 µm,
các tế bào ghép với nhau tạo thành chuỗi liên cầu. Vi khuẩn phát triển trong
các môi trường tổng hợp như TSA, BHIA, hình thành các khuẩn lạc nhỏ có
đường kính 1-2 mm sau 24 – 48 giờ nuôi cấy ở 15-37oC, trong môi trường
TSB kéo dài thành chuỗi (Bromage et al., 1999). Nuôi cấy trên môi trường
thạch có bổ sung 5% máu cừu cho phản ứng dung huyết dạng α hay β (Eldar et
al., 1995; Bromage et al., 1999).
Tác nhân S. iniae gây bệnh chủ yếu trên các loài cá nước ấm như ở cá rô
phi Oreochromis niloticus x O. Aureus (Al-Harbi, 1994); cá vược sọc lai
Morone saxatilis, cá hồi Oncorhynchus mykis (Evans et al., 2000). Ngoài ra,
17


một số loài cá biển như cá trác sọc vàng Seriola spp. (Kitao, 1982), cá bơn
Nhật Bản (Paralichthys olivaceus), cá chẽm Châu Âu (Dicentrarchus labrax)
và cá đù đỏ (Sciaenops ocellates) (Eldar et al., 1999) ở Israel, cá chẽm (Latex
calcarifer) ở Australia (Bromage et al., 1999) cũng đã phân lập được vi khuẩn

này.
Những loài cá khi bị nhiễm vi khuẩn S. iniae có những dấu hiệu biểu
hiện khác nhau, tuy nhiên chúng đều xuất hiện những dấu hiệu chung bao
gồm: màu sắc đen tối, mắt cá lồi và đục, xuất huyết ở các gốc vây và xương
nắp mang, cá mất thăng bằng, bơi lội không bình thường (Bromage et al.,
1999; Eldar et al., 1999; Colorni et al., 2002). Dấu hiệu điển hình của bệnh là
cá bơi lội bất thường, bơi xoắn, không định hướng, xoang bụng chứa dịch,
xuất huyết các cơ quan nội tạng, thận và lá lách sưng to (Bromage et al., 1999;
Suanyuk et al., 2011).
Kiểm tra mô học cho thấy các biến đổi rõ rệt trong gan, thận, tỳ tạng,
tim, mắt và não. Các cơ quan như gan, thận và tim thể hiện bị viêm nghiêm
trọng. Trong mô gan, các mao mạch gia tăng về kích thước, xuất hiện các tế
bào lympho, các tế bào gan xuất hiện nhiều không bào, thoái hóa và hoại tử
(Suanyuk et al., 2011). Màng tim trương to với sự xuất hiện nhiều tế bào
lympho và các trung tâm đại thực bào chứa melanin. Tỳ tạng và não tập trung
các tế bào lympho cao và sự tắc nghẽn nội mạch thường xuyên chứng tỏ sự
suy giảm các sợi fibrin trong các mao mạch (Bromage và Owen, 1999).
Vi khuẩn S.iniae còn được xác định là tác nhân gây bệnh trên cá và động
vật có vú, kể cả con người (Austin và Austin, 1999).
2.6.2 Bệnh do vi khuẩn Streptococcus agalactiae
Vi khuẩn S. agalactiae được gọi là Streptococcus nhóm B là một trong
bốn bêta tán huyết liên cầu khuẩn. Vi khuẩn thuộc nhóm Gram (+), không di
động, sinh trưởng trong các môi trường tổng hợp như TSA, BHIA hình thành
các khuẩn lạc nhỏ có đường kính 1 – 2 mm sau 24 – 48 giờ nuôi cấy ở 15 –
37oC, trong môi trường TSB kéo dài thành chuỗi (Bromage et al., 1999;
Romalde et al., 2009).
Mặt khác vi khuẩn S. agalactiae cho phản ứng voges - proskauer,
alkaline phosphatase và leucine aminopeptidase dương tính nhưng âm tính với
các loại đường, pyrrolidonyl arylamidase, α - galactosidase và nhất là âm tính
với bileesculin. Các đặc tính sinh hóa này giúp phân biệt vi khuẩn S.

agalactiae với các nhóm cầu khuẩn khác và nhất là trong nhóm Streptococcus
(Buller, 2004; Salvador et al., 2005).
18


Bệnh do S. agalactiae gây ra có các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng như bỏ
ăn, bơi lội lờ đờ trên mặt nước, mắt lồi và đục, xuất huyết ở các vây và xương
nắp mang. Quan sát mô gan của cá bị nhiễm bệnh có một số biến đổi như cấu
trúc tế bào gan bị phá hủy, nhiều vùng tế bào có hiện tượng xuất huyết, bị biến
đổi cấu trúc và hoại tử. Tỳ tạng xuất hiện những dịch viêm và mất cấu trúc.
Mô thận cá điêu hồng có nhiều vùng bị biến đổi cấu trúc, ống thận bị hoại tử
(Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2012).
Hiện tượng xuất huyết, bị biến đổi cấu trúc, hoại tử và xuất hiện dịch
viêm ở gan, thận và tỳ tạng cho thấy khả năng gây bệnh ở mức tế bào của vi
khuẩn S. agalactiae. Ngành công nghiệp nuôi cá rô phi ở Bazil đã bị thiệt hại
nghiêm trọng do vi khuẩn S. agalactiae vì vi khuẩn này có xu hướng tấn công
cá vào giai đoạn thương phẩm, tỷ lệ chết ở một trang trại nuôi cá có thể lên
đến 90% (Salvador et al., 2005).
2.6.3 Bệnh do vi khuẩn Streptococcus dysgalactiae
Vi khuẩn S. dysgalactiae thuộc nhóm C Lancefield là vi khuẩn Gram (+),
hình cầu, phản ứng catalase và oxidase âm tính (Buller, 2004). Nhiệt độ tốt
nhất để vi khuẩn S. dysgalactiae phát triển là 37oC, ở nhiệt độ dưới 10oC và
trên 45oC vi khuẩn không phát triển (Abdelsalma et al., 2013). Cũng với kết
quả nghiên cứu của Abdelsalma et al. (2013) cho thấy vi khuẩn S.
dysgalactiae có phản ứng catalase âm tính nhưng dương tính với oxidase.
S. dysgalactiae được phân thành 02 loài phụ: Streptococcus dysgalactiae
subsp dysgalactiae tác nhân gây bệnh trực tiếp trên động vật và Streptococcus
dysgalactiae subsp equisimilis là tác nhân quan trọng gây bệnh trên người
(Suzuki et al., 2011). Sự phân chia này được Vandamme et al. (1996) dựa vào
quá trình điện di vách tế bào và các kết quả kiểm tra sinh lý, theo đó vi khuẩn

S. dysgalactiae subsp dysgalactiae gây bệnh trên động vật gồm Lancefield
nhóm C Streptococcus (GCS) và nhóm L (GLS).
Theo Nomoto et al. (2004), Lancefield nhóm C S. dysgalactiae (GCSD)
gây bệnh trên cá đầu tiên vào năm 2002 tại Nhật. Vi khuẩn này còn gây bệnh
trên cá bò biển (amberjack Seriola dumerili) và cá chỉ vàng (yellowtail Seriola
quinqueradiata) (Nomoto et al., 2004). Bên cạnh đó, S. dysgalactiae cũng
được tìm thấy là tác nhân gây bệnh trên một số loài cá như: kingfish (Seriola
lalandi), cá đối nâu (Mugil cephalus), cá đối (Liza alata, Liza haemotocheila)
và cá bớp (Rachycentron canadum) (Nomoto et al., 2006; Abdelsalam et al.,
2009; Yang và Li, 2009; Qi et al., 2013).
GCSD gây bệnh trên cá được xác định dựa vào quá trình giải mã trình tự
gen 16S rDNA, phân tích trình tự gen sodA và tuf, điện di và sự tạo nhóm
19


Lancefield. S. dysgalactiae subsp dysgalactiae và S. dysgalactiae subsp
equisimilis là vi khuẩn có thể gây bệnh trên cá và động vật có vú (Nomoto et
al., 2008; Nishiki et al., 2010).
Với kết quả nghiên cứu thành công của Netto et al. (2010) khi xác định
được tác nhân gây bệnh trên cá rô phi Nile là do vi khuẩn S. dysgalactiae và
đây cũng là nghiên cứu đầu tiên phát hiện S. dysgalactiae nhóm C gây bệnh
trên cá nước ngọt.
Ngoài ra, đây cũng là vi khuẩn gây bệnh trên người và một số động vật
khác như ngựa, bò, chó và heo (Anders và Morgens, 2011).
2.6.4 Cơ chế gây bệnh
Vi khuẩn S. agalactiae, S. dysgalactiae và S. iniae xâm nhập vào cơ thể
cá thông qua nguồn nước, qua các vết thương trên cơ thể cá (Romalde và
Toranzo, 1999a). Vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể cá đã gia tăng số lượng và
bị thực bào bởi các đại thực bào. Đại thực bào mang vi khuẩn theo máu trở về
thận và tỳ tạng. Vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi đại thực bào gia tăng số lượng

tại hai cơ quan trên và khi vượt quá sức chống chịu của cơ thể cá, vi khuẩn sẽ
tiếp tục nhiễm vào máu, sau đó được di chuyển đến khắp nơi trong cơ thể gây
nhiễm khuẩn toàn thân (Romalde và Toranzo, 1999a).
2.6.5 Phƣơng thức lây truyền bệnh trong môi trƣờng nuôi
Bệnh do S. agalactiae, S. dysgalactiae và S. iniae lây truyền có thể xảy
ra thông qua nguồn nước hay thông qua thức ăn chứa mầm bệnh. Bệnh cũng
có thể lây truyền khi nuôi chung cá khỏe với cá bệnh, cá mang vi khuẩn trong
tự nhiên vào ao nuôi (Perera et al., 1997).
Một số yếu tố bao gồm nhiệt độ nước cao, mật độ nuôi cao và chất lượng
nước kém như nồng độ amoniac cao hoặc nitrite cao đều liên quan đến việc
bùng phát dịch Streptoccosis trong ao nuôi (Yanong và Francis-Floyd, 2002).
Streptoccosis ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển của cá. Streptococcus có
thể tồn tại hơn 6 tháng trong ao nuôi (Romalde và Toranzo, 1999a).
Theo Pereral et al., 1997 cá có thể bị nhiễm bệnh thông qua phương pháp
tiêm, ngâm hay cho ăn sống với những sinh vật mang mầm bệnh. Các cơ quan
mang, da, hệ thống tiêu hóa, hệ thống khứu giác là những vị trí xâm nhập của
Streptococcus spp.. Tuy nhiên, con đường xâm nhiễm, phát triển và lây lan
bệnh khác nhau tùy theo phương pháp cảm nhiễm và loài cá cảm nhiễm.
Streptococcus có thể gây bệnh trên cá rô phi thông qua phương pháp ngâm hay
cho ăn (Pereral et al., 1997).
20


Nghiên cứu của Evans et al. (2004) về đường lây nhiễm của vi khuẩn S.
agalactiae đã cho thấy, mang là vị trí xâm nhập, vi khuẩn phát triển rất nhanh
sau khi xâm nhập, vi khuẩn xuất hiện trong máu, não và thận của vật chủ sau
12 giờ. Trên cá chẽm, Bromage và Owen (1999) đã tiến hành cảm nhiễm S.
iniae bằng phương pháp ngâm và cho ăn, cá nhiễm bệnh và chết với tỷ lệ cao,
tuy nhiên ở phương pháp ngâm bệnh xảy ra ở dạng cấp tính, phương pháp cho
ăn gây bệnh ở dạng mãn tính.

2.6.6 Phƣơng thức chẩn đoán
Streptococcus là vi khuẩn hình cầu, Gram (+) rất đa dạng về thành phần
loài và kiểu huyết thanh nên dễ nhầm lẫn với những nhóm cầu khuẩn khác về
kiểu hình và đặc tính sinh lý, sinh hóa. Do đó, việc chẩn đoán phát hiện bệnh
nhằm xác định tác nhân gây bệnh xuất huyết ở cá phải dựa vào dấu hiệu bệnh
lý bên ngoài và kết hợp với những xét nghiệm đặc hiệu như phương pháp định
danh vi khuẩn, dựa vào hình dạng, kích thước, các chỉ tiêu hình thái, sinh lý,
sinh hóa; phương pháp ngưng kết miễn dịch để xác định kiểu huyết thanh;
phương pháp mô bệnh học và sử dụng phương pháp phân tử để xác định chính
xác tác nhân gây bệnh trên cá (Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh
Phương, 2012).
Rất dễ sai lầm trong nhận dạng vi khuẩn giữa 02 loài S. iniae với S.
uberis (Ravelo et al., 2001). Bên cạnh đó, việc xác định một số loài vẫn còn
khó khăn, nếu chỉ dựa trên kiểu hình và đặc điểm. Gần đây, kỹ thuật phân tử
đã được áp dụng một cách hữu ích trong nghiên cứu dịch tễ học một số tác
nhân gây bệnh Streptoccosis trên cá. Phương pháp sinh học phân tử được áp
dụng để xác định vi khuẩn Streptococcus spp. là Polymerase Chain Reaction
(PCR), Random Amplified đa hình DNA (RAPD), và Ribotyping (RT), và
RAPD được coi là một phương pháp tốt hơn để phân biệt giữa các chủng
Streptococcus (Romalde et al., 1999c).
2.7 Xác định độc lực của một số chủng vi khuẩn gây bệnh xuất huyết
trên cá
Theo Payne et al. (1977) phát hiện các chủng vi khuẩn độc lực và không
độc lực dựa vào sự thay đổi màu sắc trên môi trường thạch Congo red. Một số
vi khuẩn có khả năng hấp thu Congo red. Congo red (C32H22N6Na2O6S2) là
một loại phẩm màu có chứa diazonium, có thể tan trong nước tạo dung dịch
keo màu đỏ hay tan trong dung môi hữu cơ như ethanol. Trong nghiên cứu
dịch tể học, Congo red giúp phát hiện nhanh sự hiện diện độc lực kiểu huyết
thanh 2a của vi khuẩn Shigella flexneri do khả năng kết hợp của Congo red với
lipopolysaccharide của vi khuẩn. Nghiên cứu được thực hiện trên các loài vi

21


khuẩn Shigella, Vibrio cholera, Escherichia coli và Neisseria meningitides
cho thấy các chủng độc lực có khả năng hấp thu Congo red và cho các khuẩn
lạc màu đỏ. Ngược lại, các chủng không hấp thu Congo red và có khuẩn lạc
không màu thì không có độc lực (Payne et al., 1977).
Khi nghiên cứu sự khác nhau giữa các chủng vi khuẩn Yersinia
enterocolitica độc lực và không độc lực của Payne et al., 1977 cho kết quả
tương tự. Vi khuẩn hình thành các khuẩn lạc có màu trên môi trường thạch
Congo red được xác định là vi khuẩn có độc lực.
Độc lực của một số loài vi khuẩn gây bệnh có liên quan đến khả năng
hấp thu Congo red. Theo nghiên cứu của Statner và George (1987) khi tiến
hành thí nghiệm cấy 50 chủng vi khuẩn Aeromonas trên môi trường có chứa
50µg/ml Congo red kết quả cho thấy tất cả các chủng đều phát triển. Mức độ
hấp thu khác nhau giữa các chủng vi khuẩn phụ thuộc vào nhiệt độ ủ, nhiều
nhất ở 37°C và thấp nhất ở 22°C.
Kết quả nghiên cứu của Abdelsalam et al. (2009) cho thấy vi khuẩn S.
dysgalactiae nhóm C phát triển trong môi trường TH-CR agar (môi trường
Todd-Hewitt agar có 30µg/ml Congo red) với các khuẩn lạc có màu cam,
trong khi đó vi khuẩn Lactococcus garvieae phát triển trong môi trường THCR với khuẩn lạc màu trắng hoặc màu cam nhạt. Môi trường TH-CR có thể sử
dụng để phân lập vi khuẩn từ cá bệnh và nhận dạng khuẩn lạc để chẩn đoán vi
khuẩn S. dysgalactiae nhóm C gây bệnh trên cá (Abdelsalm et al., 2009).
2.8 Chẩn đoán bệnh xuất huyết ở cá
Các phương pháp nuôi cấy truyền thống dùng trong chẩn đoán bệnh vi
khuẩn ở cá khi có kết quả thường phải mất vài ngày và không đáp ứng được
tính khẩn cấp trong việc đề xuất giải pháp đối phó với sự lây lan của bệnh.
Một trong những phương pháp kỹ thuật phân tử được sử dụng phổ biến hiện
nay để phát hiện sớm các mầm bệnh ở thủy sản là kỹ thuật PCR. PCR là
phương pháp cho phép phát hiện mầm bệnh vi khuẩn nhanh, chính xác và độ

nhạy cao, có thể phát hiện mầm bệnh vi khuẩn với mật độ rất thấp. Do có tính
chính xác và tính đặc hiệu cao, nên phương pháp PCR là một công cụ hữu
hiệu cho việc phát hiện mầm bệnh vi sinh vật nói chung và mầm bệnh vi
khuẩn nói riêng (Vantarakis et al., 2000; Del Cero et al., 2002; Bader et al.,
2003). Vì vậy có thể phát triển và sử dụng phương pháp PCR để phát hiện các
mầm bệnh vi khuẩn trong thủy sản.
Khi có nhiều mầm bệnh xuất hiện trong môi trường nuôi thủy sản thì khả
năng phát hiện đồng thời các mầm bệnh này được thực hiện nhờ vào một dạng
biến hóa của PCR là kỹ thuật phức hợp PCR (mPCR) (Del Cero et al., 2002;
22


Panicker et al., 2004). Sử dụng kỹ thuật mPCR còn giảm được chi phí và thời
gian phân tích mẫu. Công bố khoa học gần đây cho biết sử dụng kỹ thuật
mPCR có thể phát hiện đồng thời 3 loài vi khuẩn gây bệnh quan trọng ở cá là
E. ictaluri, A. hydrophila và F. columnare (Panangala et al., 2007).
Ở Việt Nam việc sử dụng phương pháp PCR và mPCR phát hiện các
mầm bệnh gây bệnh trên động vật thủy sản cũng được phát triển và ứng dụng,
các qui trình được phát triển và chuẩn hóa với thời gian chẩn đoán ngắn và chi
phí phân tích thấp góp phần cho việc phát hiện sớm mầm bệnh ở cá nuôi
(Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Trúc Phương, 2010; Đặng Thị Hoàng
Oanh và Đặng Thụy Mai Thy, 2009; Nguyễn Hà Giang và Đặng Thị Hoàng
Oanh, 2010; Nguyễn Hà Giang và ctv., 2010).
Ngoài ra, các kỹ thuật ly trích DNA hiện đại cho phép ly trích DNA của
vi khuẩn trực tiếp mô cá nhiễm bệnh mà không cần phải phân lập và nuôi cấy
vi khuẩn theo phương pháp phân lập truyền thống (Nguyễn Hà Giang và ctv.,
2011).
2.9 Phòng và trị bệnh xuất huyết ở cá
2.9.1 Hóa chất
Các hóa chất có thể dùng để phòng trị bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây

ra như: thuốc tím (KMnO4), muối, formalin, sunfat đồng (CuSO4) và iodine.
Thuốc tím (KMnO4) thuận lợi cho việc sử dụng và đồng thời điều trị bệnh có
hiệu quả cao, tuy nhiên hóa chất này không có hiệu quả khi cá nhiễm bệnh ở
dạng cấp tính (Từ Thanh Dung, 2012).
2.9.2 Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là biện pháp thường được áp dụng nhiều nhất để kiểm
soát bệnh xuất huyết nhất là bệnh do vi khuẩn (Fang et al., 2004). Những loại
thuốc kháng sinh đã được sử dụng để trị bệnh có hiệu quả là furance (Mitchell
và Plumb, 1980), sulfonamide (Bowser et al., 1987), chloramphenicol,
neomycin, sulfamethoxazole-trimethoprim, streptomycin, oxolinic acid,
sarafloxacin (Dixon et al., 1990), rifampicin (Ansary et al., 1992),
oxytetracycline, cephamycin, ciprofloxacin, amoxycillin và enrofloxacin
(Ilhan et al., 2006).
Vi khuẩn Gram (+) rất nhạy cảm với erythromycin (Yanong và FrancisFloyd, 2002). Bên cạnh đó, phần lớn các chủng Streptococcus spp. cũng rất
nhạy cảm với tetracycline, ampicillin, doxycycline, josamycin (Romalde và
Toranzo, 1999). Kết quả nghiên cứu của Darwish và Griffin (2002) cho thấy
23


khi sử dụng kháng sinh oxytetracycline với hàm lượng 75 – 100 mg/kg cá đã
khống chế được bệnh do vi khuẩn S. iniae gây ra trên cá rô phi.
Kháng sinh rất cần thiết trong điều trị bệnh do vi khuẩn Vibrio vulnificus
gây ra, các kháng sinh dùng điều trị gồm tetracycline, cephalosporin thế hệ thứ
ba và imipenem (Dijkstra et al., 2009). Kháng sinh được đề nghị để điều trị
bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda là gentamycin, amoxicillin,
trimethoprim – sulfamethoxazole, cephalosporins và oxyquinolones (Lehane
và Rawlin, 2000).
Việc sử dụng thuốc kháng sinh quá liều và sử dụng trong thời gian dài đã
dẫn đến hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc và sự tồn tại dư lượng thuốc trong
sản phẩm thủy sản (Mitchell và Plumb, 1980; Vivekanandhan et al., 2005).

Một số chủng vi khuẩn đã được ghi nhận là kháng với ampicillin,
carbenicillin,
erythromycin,
gentamicin,
penicillin,
tetracycline,
nitrofuradantoin,
ormetoprim-sulfadimethoxine

sulfamethoxazoletrimethoprim (Dixon et al., 1990; Ansary et al., 1992; Dixon và Issvoran.,
1993; Ilhan et al., 2006).
Kết quả nghiên cứu về sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết
trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) của Từ Thanh Dung (2012) cho
thấy, đa số vi khuẩn gây bệnh xuất huyết cá tra (hơn 87% số chủng vi khuẩn)
nhóm vi khuẩn Aeromonas spp. nhạy với florfenicol. Hơn 81% số chủng vi
khuẩn Aeromonas spp. nhạy với doxycycline. So với doxycycline, tetracycline
đã giảm tác dụng chỉ còn 58% số chủng vi khuẩn nhạy. Cũng qua kết quả
nghiên cứu này của Từ Thanh Dung (2012) đã xác định đa số vi
khuẩn Aeromonas spp. gây bệnh trên cá tra kháng với kháng sinh ampicillin,
cefazoline và cefalexine. Thậm chí, vi khuẩn Aeromonas spp. gây bệnh trên cá
tra đã kháng tự nhiên (kháng bẩm sinh) với ampicillin (kháng 100%).
Thuốc kháng sinh được sử dụng rất phổ biến bằng cách trộn vào thức ăn
và người nuôi cá tra thường sử dụng kết hợp nhiều loại kháng sinh và hóa chất
để trị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc và hóa chất không đúng qui định và
lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc của vi
khuẩn làm cho việc điều trị ngày càng kém hiệu quả (Đặng Thị Hoàng Oanh
và ctv., 2005; Từ Thanh Dung và ctv., 2008). Bên cạnh sự kháng thuốc thì vấn
đề dư lượng thuốc và hóa chất trong sản phẩm thủy sản còn gây ảnh hưởng
đến sức khỏe người tiêu dùng và điều này gây nhiều trở ngại cho việc xuất
khẩu. Hiện nay việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thủy sản phải tuân thủ

theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp & PTNT (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2014), thông tư này đã
24


quy định chặt chẽ những loại kháng sinh cấm sử dụng cũng như hạn chế sử
dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm tạo sản phẩm sạch bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng.
2.9.3 Vắc xin
Nghiên cứu vắc xin phòng bệnh do vi khuẩn S. agalactiae gây ra trên cá
rô phi ở Bazil, kết quả cho thấy việc sử dụng vắc xin đã kiểm soát được mầm
bệnh do vi khuẩn này gây ra, kết quả sau khi sử dụng vắc xin này đạt hiệu quả
khá cao (Salvador et al., 2005). Vắc xin L. Garvieae và S. iniae thử nghiệm
đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ trong cá hồi vân trong thời gian từ 3 - 6
tháng (Eldar et al., 1997; Romalde et al., 2005), nhưng vắc xin cho L.
garvieae và S. parauberis hiển thị mức độ bảo hộ cao khi sử dụng cho cá chỉ
vàng và cá bơn (Toranzo et al., 1995; Romalde et al., 1999b). Tuy nhiên khi
thử nghiệm ngoài thực tế ao nuôi, cả hai loại vắc xin này được cấp phép sử
dụng cho cá hồi ngừa chủng lactococcosis nhưng kết quả vẫn gây thiệt hại
nặng nề cho trang trại nuôi cá (Bachrach et al., 2001).
Một số vắc xin được sử dụng nhằm phòng bệnh do vi khuẩn S. iniae, S.
agalactiae và S. dysgalactiae được nghiên cứu và phát triển. Điển hình như
nghiên cứu của Bercovier et al. (1997), thực hiện tiêm vắc xin bất hoạt
formaline dẫn truyền bằng phương pháp tiêm xoang bụng phòng bệnh do vi
khuẩn S. iniae gây ra trên cá rô phi, đạt hiệu quả bảo vệ cao với RPS đạt 80 90%. Kết quả được áp dụng từ năm 1995 đến 1997 khi cá rô phi nuôi đạt 50
g/con tiến hành chủng ngừa bằng vắc xin bất hoạt formaline cho hiệu quả bảo
vệ hơn bốn tháng, với tỷ lệ chết hàng năm gây ra bởi S. iniae đã giảm từ 50%
đến ít hơn 5% (Bercovier et al., 1997).
Trên cá chẽm, vắc xin phòng bệnh S.iniae được nghiên cứu đầu tiên ở
Australia vào năm 2006 với các nghiên cứu của Creeper và Buller (2006),

Delamare - Deboutteville et al. (2006). Các nghiên cứu này đã đạt được kết
quả rất khả quan về khả năng đáp ứng miễn dịch dịch thể trên cá chẽm khi sử
dụng phương pháp tiêm vắc xin bất hoạt ở xoang bụng với một lượng lớn
kháng thể đặc hiệu được tìm thấy trong cả dịch nhầy và huyết thanh sau 21
ngày, ở phương pháp ngâm đáp ứng miễn dịch dịch thể mạnh mẽ được tìm
thấy trong dịch nhầy. Tuy nhiên khi sử dụng vắc xin này vào thực tế ao nuôi
thì gặp một số hạn chế đó là sau khi sử dụng vắc xin phòng bệnh cho cá vài
tuần thì cá bị cảm nhiễm bệnh mà nguyên nhân vẫn chưa xác định được
(Agnew và Barnes, 2007).

25


×