Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của loài râu hùm hoa tía (tacca chantrieri andre, 1901) ở trạm đa dạng sinh học mê linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI

NGHIÊN CỨU M ỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC
CỦA LO ÀI RÂU HÙM HOA TÍA (TACCA C H A N TR IER I
A N D R E, 1901) Ở TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC M Ê LINH
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã sổ: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC s ĩ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Minh Tâm

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận đuợc sự chỉ bảo giúp đỡ
nhiệt tình, quý báu của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Qua đây tôi xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc tới
Ts.Hà Minh Tâm nguời đã huớng dẫn nhiệt tình, cung cấp kiến thức và
phuơng pháp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện
luận văn.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo, cán bộ và các anh chị
em tại Trạm Đa Dạng Sinh Học Mê Linh, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình điều tra thu thập số liệu, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn một
cách tốt nhất,...
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ phòng sau đại
học của Truờng ĐH su phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và quan tâm


tới tôi trong quá trình học tập tại truờng.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Học viên

Nguyễn Thị Quỳnh Mai


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết các số liệu, kết quả nghiên cứu trong đề tài là do tôi điều
tra nghiên cứu, tổng họp và phân tích.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Học viên

Nguyễn Thị Quỳnh Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TÔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................... 3

1.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái tới khả năng sinh trưởng và phát
triển của thực vật................................................................................................3
1.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ..........................................................................3
1.1.2. Ảnh hưởng của ánh sáng.........................................................................5
1.1.3. Ảnh hưởng của nước và độ ẩm .............................................................. 6
1.1.4. Ảnh hưởng của đất..................................................................................9
1.1.5. Ảnh hưởng của phân bón.......................................................................11
1.2. Các công trình nghiên cứu về loài Râu hùm hoa tía (Tacca chantrieri
Andre, 1901) trên thế giới và ở Việt N am ..................................................... 13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ............. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................16
2. 2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................16
2. 3. Thời gian nghiên cứ u..............................................................................21
2. 4. Nội dung nghiên cứu...............................................................................21
2. 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ THẢO LUẬN........................... 24
3.1. Đặc điểm phân loại loài Râu hùm hoa tía ở Việt Nam........................... 24
3.1.1 Danh pháp và vị trí phân loại............................................................... 24
3.1.2. Đặc điểm hình thái.................................................................................24
3.1.3 Phân bố và sinh thái...............................................................................28
3.1.4 Giá trị tài nguyên.....................................................................................29


3.2. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng và phát
triển................................................................................................................... 30
3.2.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các cá thể hoang dại.............. 30
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến các cá thể được trồng............................31
3.2.2.1 Ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ sống của cá thể............................ 31
3.2.2.2 Ảnh hưởng của phân bón đến khối lượng củ...................................... 33
3.2.2.3 Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian ra hoa...................................35

3.2.2.5 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tạo quả.................................40
3.2.2.6. Ảnh hưởng của phân bón đến số lượng hạt trong quả...................... 41
KẾT LUẬN......................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................44


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Một số chỉ số sinh trưởng................................................................ 30
Bảng 3.2. Khả năng nảy chồi của các lô thí nghiệm.......................................31
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của phân bón đến khối lượng c ủ ................................33
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian ra hoa..............................36
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân bón đến số lá khi ra h o a..............................37
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón khả năng tạo quả..................................40
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của phân bón đến số lượng hạt trong quả................... 42

Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ nảy chồi............................... 33
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian ra hoa........................... 37
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian tạo quả......................... 41


DANH MỤC
• CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 : Bản đồ thị xã Phúc Yên và vị trí Trạm ĐDSH Mê Linh - Vĩnh
Phúc................................................................................................................ 16
Hình 2.2: Bản đồ đa dạng thực vật Trạm ĐDSH Mê Linh............................ 20
Hình 3.1. Tacca chantrieri.............................................................................. 25

Ảnh 3.1. Dạng sống..........................................................................................26
Ảnh 3.2. Thân rễ...............................................................................................26
Ảnh 3.3. Cụm h o a............................................................................................26

Ảnh 3.4. Cụm q u ả............................................................................................27
Ảnh 3.5. Quả và hạt........................................................................................ 28


1

MỞ ĐẦU
Lí do chon đề tài:
*

Việt Nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, số lượng
các loài được dùng làm thuốc tuy lớn nhưng chủ yếu là cây hoang dại, phân
bố rải rác và trữ lượng nhỏ, khả năng khai thác ngoài tự nhiên ngày một ít.
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng dược liệu thực vật ngày càng tăng, vượt quá
khả năng tự tái sinh, cho nên, nếu không chủ động trồng trọt thì nguy cơ
tuyệt chủng các loài này là rất lớn.
Râu hùm hoa tía Ợacca chantrieri Andre, 1901) là cây thân thảo sống
lâu năm. Do có chứa một số hoạt chất sinh học có tác dụng thanh nhiệt, chống
viêm, chỉ thống, lương huyết, tán ứ... Cho nên loài này được thu hái nhiều ở
các tỉnh miền núi để làm thuốc trong dân gian. Cho đến nay, ở nước ta chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về các đặc điểm sinh
học, sinh thái, trữ lượng cũng như nhân giống, gây trồng loài này ở Việt Nam.
Từ thực tế nêu trên, tôi đã chọn đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm
sinh thái học của loài Râu hùm hoa tía (Tacca chantrieri Andre, 1901) ở
Trạm Đa dạng sinh học Mê Lỉnh.
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái
đến khả năng sinh trưởng và phát triển của loài Râu hùm hoa tía trong điều
kiện trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu
cho việc bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu cây thuốc ở Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

Ỷ nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung vốn kiến thức cho chuyên ngành
Sinh thái học và là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về tài nguyên thực
vật, đa dạng sinh học và trong y - dược học,....


2

Ỷ nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho việc gây
trồng, bảo tồn và sử dụng loài Râu hùm hoa tía ở Việt Nam.
Điểm mới của đề tài: Một số thông tin về sinh trưởng và phát triển của
loài Râu hùm hoa tía trong điều kiện trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê
Linh.
Bố cục của luận văn: Gồm 46 trang, 5 ảnh, 7 bảng, 3 biểu đồ, được
chia thành các phần chính như sau: Mở đầu 2 trang, chương 1. Tổng quan tài
liệu (13 trang), chương 2. Đối tượng, phạm vi, thời gian, nội dung và phương
pháp nghiên cứu (7 trang), chương 3. Kết quả nghiên cứu (19 trang), Kết luận
và kiến nghị (1 trang). Ngoài ra còn có các phần: Tài liệu tham khảo, Phụ
lục,...


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái tới khả năng sinh trưởng và
phát triển của thực vật
1.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây. Cây có
thể sinh trưởng trong một khoảng nhiệt độ khá rộng, vì vậy các loại cây trồng
khác nhau thì tồn tại những điểm nhiệt độ tối thấp và tối cao cũng khác nhau.
Trong giới hạn nhiệt độ sinh trưởng của cây thì có nhiệt độ tối thích cho sự

sinh trưởng, ở nhiệt độ đó sự sinh trưởng của cây xảy ra thuận lợi nhất, trên
dưới nhiệt độ tối thích thì tốc độ sinh trưởng sẽ giảm. Nhiệt độ tối thấp và
nhiệt độ tối cao cho sự sinh trưởng của cây đó là điểm nhiệt độ mà ở đó cây
ngừng sinh trưởng. Giới hạn nhiệt độ sinh trưởng thay đổi theo sự thích nghi
của cây trồng ở những vùng sinh thái khác nhau.
Sinh trưởng của các cơ quan khác nhau của cây cũng nằm trong khoảng
nhiệt độ khác nhau. Những cơ quan ở trên mặt đất thích nghi với nhiệt độ
không khí cao hơn so với những cơ quan ở dưới mặt đất, vì vậy ở nhiệt độ cao
sự sinh trưởng của rễ kém hơn thân và cành. Nhiệt độ của đất cao làm tăng
tốc độ hút nước của rễ và làm tăng áp lực của rễ [15].
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có ảnh hưởng rất lớn
đến sự sinh trưởng của cây. Ban ngày nhiệt độ cao thuận lợi cho cây quang
hợp và tích lũy chất hữu cơ, ban đêm nhiệt độ hạ thấp sẽ hạn chế hô hấp và
tiêu phí chất hữu cơ, giảm sự thoát hơi nước nên sinh trưởng nhanh hơn.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng tói sự phát tán của hạt [15].
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái giải phẫu, đến sinh lý và từng giai đoạn
phát triển cá thể thực vật:
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái giải phẫu của lá, sự biến đổi mầu của


4

rễ, độ dày vỏ thân, lóp cutin ở lá, sự rụng lá, tán lá...Tùy theo nơi sống có
nhiệt độ cao hay thấp mà cây hình thành nên những bộ phận bảo vệ. Ở những
nơi đất trống trải, cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt dộ cao cây thích nghi
theo hướng chống nóng và chống thoát hơi nước.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của thực vật gồm quang
họp, hô hấp, thoát hơi nước, sự hình thành và hoạt động của diệp lục.
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới các giai đoạn phát triển của cá thể thực vật
như thời kì hạt nảy mầm, ra hoa, quả chín. Khả năng chịu đựng nhiệt độ bất

lợi của các cơ quan khác nhau là khác nhau, lá cây là cơ quan tiếp xúc với
không khí nên nó chịu đựng sự thay đổi về nhiệt độ lớn nhất [15].
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phân bố của các loài
hoa trên thế giới. Các loài hoa có nguồn gốc khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ
để sinh trưởng và phát triển khác nhau. Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến sinh
trưởng, phát triển của cây hoa: từ sự nẩy mầm của hạt, sự tăng trưởng của
cây, sự ra hoa, kết quả và chất lượng hoa. Thông thường tăng trưởng của cây
tăng hoặc giảm dần dần theo sự thay đổi nhiệt độ [16].
Đối với cây thuốc, mỗi loại cây thuốc sinh trưởng và phát triển trong
một thời gian nhất định về nhiệt độ. Tuy nhiên nhiệt độ trong đất và nhiệt độ
không khí đều phụ thuộc vào thời tiết nắng hay mưa. Nhiệt độ thấp, trời rét
hạt sẽ không nảy mầm được hoặc mọc chậm cây chậm lớn, thời gian sinh
trưởng kéo dài, ra hoa kết quả không đều hay chín muộn. Nhiệt độ quá cao thì
các quá trình sinh trưởng tăng lên sau đó suy yếu. Nhiệt độ không khí cũng
ảnh hưởng rất nhiều đến cây thuốc vì vậy cần chọn những loại cây trồng và
thời vụ thích hợp có những biện pháp chống nắng mưa để đảm bảo nhiệt độ
nhất định cho cây thuốc [17].


5

1.1.2. Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho toàn bộ sự sống thông qua
quang họp của thực vật nó điều khiển chu kỳ sống của động vật, thực vật.
Ánh sáng vừa là yếu tố điều chỉnh vừa là yếu tố giới hạn đối với đời sống sinh
vật (nhất là đối với thực vật).
Cường độ ánh sáng sẽ ảnh hưởng khác nhau đến thực vật. Cường độ
ánh sáng yếu và trung bình: vào buổi sáng và buổi chiều (sau 14 giờ) ánh sáng
được thực vật sử dụng tới 10-15%. Còn vào buổi trưa thực vật sử dụng 2%.
Cường độ ánh sáng yếu và trung bình thích họp cho sự sinh trưởng của thực

vật. Cường độ ánh sáng cao thích họp cho nhiều loại cây ưa sáng trồng hàng
năm, thân cây không cao, nhiều cành, nhánh, lá, hoa và quả. Cường độ ánh
sáng cao làm tăng sự thoat hơi nước, cây hấp thụ nhiều chất vô cơ, quang họp
mạnh, tích lũy vật chất nhanh. Cường độ ánh sáng ở trong nước giảm theo cấp
số nhân 2, 4,8 trong khi độ sâu tăng 1, 2, 3 lần [16].
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, có loại cần ánh sáng khi
nảy mầm (phi lao,thuốc lá, lúa...) và loại không cần ánh sáng (cà độc dược).
Ánh sáng còn ảnh hưởng đến hình thái cây, thể hiện ở tính hướng sáng,
khả năng tăng trưởng chiều cao, hình thái loại cây, vỏ thân, sự phân cành, tán
lá, số cành, góc tạo bởi giữa thân và cành...
Với lá cây ánh sáng ảnh hưởng tới sự sắp xếp lá, để tiếp nhận được ánh
sáng nhiều nhất. Cây sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng yếu thì lượng diệp
lục trong lá cao hơn cây ở nơi có ánh sáng mạnh để tăng cường tiếp nhận ánh
sáng, quang họp, tạo chất hữu cơ [18].
Tùy theo nhu cầu ánh sáng đối với sự sinh trưởng của cây mà người ta
chia thực vật thành hai nhóm là cây ưa sáng và cây ưa bóng. Cây ưa sáng sinh
trưởng mạnh trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, còn cây ưa bóng sinh trưởng


6

tốt trong điều kiện bóng râm thích họp. Đại bộ phận cây trồng ở nước ta là
cây ưa sáng như lúa, ngô, khoai, sắn, mía, bông.... Còn những cây ưa bóng
thường phân bố dưới tán cây rừng, dưới tán cây ăn quả lâu năm, chúng sử
dụng chủ yếu ánh sáng tán xạ để quang họp [18].
Đối vói các loài hoa, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ chậm lớn, lá xanh nhạt,
mềm yếu, nếu trong điều kiện thừa sáng lá cây chuyển màu xanh vàng, cây
kém phát triển [16].
Ánh sáng tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của tế bào. Cường độ
ánh sáng mạnh ức chế pha giãn của tế bào làm cho giai đoạn này kết thúc sớm

hơn nên cây ở nơi có ánh sáng chiếu mạnh thường có chiều cao cây thấp. Còn
trong bóng tối hoặc bóng dâm giai đoạn giãn kéo dài hơn, cây vươn dài và
gây ra hiện tượng “vống”.
Đối với cây thuốc, thiếu ánh sáng cây sẽ mọc chậm yếu ớt, cây sinh
trưởng không bình thường, lá mỏng không ra hoa hoặc ra hoa không đều.
Song ánh sáng mạnh quá thì lá sẽ nhỏ, phiến lá dầy, hoa cũng biến sắc. Phần
lớn cây thuốc đều ưa sáng nhưng nhu cầu ánh sáng của mỗi loại cây thuốc
cũng khác nhau nên cần chú ý mật độ và thời vụ sao cho thích họp để đạt
được năng suất cao [17],
1.1.3. Ảnh hưởng của nước và độ ẩm
Cây trồng sống và phát triển được nhờ chất dinh dưỡng trong đất và
được nước hoà tan và đưa lên cây qua hệ thống rễ. Nước giúp cho cây trồng
thực hiện các quá trình vận chuyển các khoáng chất trong đất giúp điều kiện
quang họp, hình thành sinh khối tạo nên sự sinh trưởng của cây trồng. Trong
bản thân cây trồng, nước chiếm một tỷ lệ lớn, từ 60% đến 90% trọng lượng.
Rễ cây là bộ phận hút nước cho cây trồng. Bộ rễ hình thành ở nhiều dạng
khác nhau, tuỳ theo loại cây trồng, điều kiện đất đai, khí hậu và chiều sâu


7

mực nước ngầm. Thông thường, rễ cây hút nhiều nước nhất (chiếm khoảng
40-50%) ở độ sâu lÁ chiều dài của rễ tính từ mặt đất, càng xuống sâu thì tỉ lệ
hút hước càng giảm. Trong điều kiện đất và nước đầy đủ, rễ từng loại cây
trồng sẽ phát triển triển tối đa để tăng trưởng. Chiều sâu tối đa của hệ thống rễ
cây trồng cũng chính là chiều sâu lớp đất cần tưới. Một hệ thống tưới hiệu quả
là khi hệ thống đó có thể cung cấp nước đầy vừa đủ thấm hết bộ rễ của cây
trồng [13].
Nước là yếu tố sinh thái tối cần thiết cho sự sinh trưởng của cây, cây
sinh trưởng mạnh khi tế bào bão hòa nước. Sự thiếu bão hòa nước ở trong cây

dẫn đến làm giảm sự sinh trưởng của cây. Hạt giống phơi khô là một ví dụ
điển hình khi hàm lượng nước chỉ còn 10-12% trọng lượng khô của hạt thì hạt
chuyển sang trạng thái ngừng sinh trưởng. Nếu hạt giống hút nước và lượng
nước đạt 50-60% lượng nước bão hòa thì sự sinh trưởng lại phục hồi và hạt
nảy mầm. Trong quá trình sinh trưởng của cây, ở giai đoạn giãn của tế bào
nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đòi sống của cây, thiếu nước ở
giai đoạn nào cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, nhưng trong pha lớn lên của tế
bào nếu thiếu nước thì sự sinh trưởng bị kìm hãm mạnh [15].
Nước là dung môi: Rất nhiều chất trong môi trường phải tan trong nước
mới xâm nhập được vào cây tất cả các phản ứng hoá học trong cây đều phải
tiến hành ở trạng thái tan trong nước. Khi cây hút nước ít thì đạm, kim... hút
vào cũng giảm. Đại bộ phận nước trong cây được thoát ra ngoài qua lá, sự lưu
thông này của nước càng nhiều thì hoạt động sinh lý càng mạnh [16],
Ẩm độ của không khí và ẩm độ đất ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây. Ẩm độ thích hợp thì cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt, ít
sâu bệnh, ra hoa đẹp, chất lượng cao [16],
Nước điều tiết nhiệt trong cây khi cây thoát hơi nước làm mất nhiệt
lượng trong cây do đó nước điều hoà nhiệt lượng cho cây khi trời nắng nóng.


8

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể thực vật, trong phân chia tếbào,
trong duy trì và phát triển của tế bào. Khi có đầy đủ nước và môi trường thích
hợp, tế bào phân chia và phát triển thuận lợi, cây sinh trưởng nhanh. Khi thiếu
nước, các quá trình sinh lý, sinh hoá trong cây hoa giảm, các họp chất hữu cơ
được tạo thành ít, cây còi cọc, chậm phát triển. Nếu quá trình thiếu nước kéo
dài cây hoa sẽ bị héo, khô và chết [16].
Sự phân bố nước không đồng đều trên cạn đã tạo ra các nhóm thực vật có
những đặc điểm thích nghi khác nhau với chế độ nước. Tính chất giới hạn của

nước cùng với các tính chất khác như giải phẫu, sinh lý - sinh thái của thực
vật là cơ sở phân chia các nhóm thực vật, có 5 nhóm thực vật: Cây ở nước,
cây ngập nước định kỳ, cây ưa ẩm, cây chịu hạn, cây trung sinh [15].
- Cây chịu hạn là cây có thể chịu được sự khô hạn kéo dài của đất và
khí quyển.
- Cây ngập nước: một số cây chỉ sống được trong điều kiện ngập nước
nếu lên cạn thì không thể sống được.
- Cây ngập mặn gặp ở vùng ven biển và ở đây cũng chỉ có những loài
cây ngập mặn sống được như: Đước, Sú, Vẹt...
Đối với cây thuốc, cần chú ý đến hai loại độ ẩm: Độ ẩm trong không
khí và độ ẩm trong đất bởi chúng đều cần thiết cho sinh trưởng của cây trồng.
Nếu thiếu ẩm mặt đất và cây trồng đều tăng cường thoát hơi nước cây sẽ khô
héo, cằn cỗi. Tuy nhiên ở từng thời kì nhu cầu về độ ấm của cây thuốc là khác
nhau. Cây còn non yếu thì phải có đủ độ ẩm thường xuyên nhưng khi cây ra
hoa, kết quả, tạo hạt nếu độ ẩm quá cao sẽ làm cho hoa nở ít, hạt lép. Đa số
cây thuốc đều ưa ẩm nhưng lại sợ úng. Nếu mưa nhiều, độ ẩm cao sâu bệnh sẽ
nhiều, củ rễ hoa quả bị thối.[17],


9

1.1.4. Ảnh hưởng của đất
Đất không chỉ là “yếu tố” của môi trường mà còn là sản phẩm hoạt
động sống của sinh giới; đất là kết quả tổng họp của các tác động khí hậu
và sinh vật, đặc biệt là thực vật trên vật liệu gốc.
Đất vừa là giá thể để cây đứng vững, vừa cung cấp các chất khoáng
cần thiết cho cây, là môi trường sống của nhiều loài động vật và vi sinh vật;
là nơi che chở, bảo vệ cho nhiều loài động vật, có loài cả đời ở trong đất.
Đất có vai trò trong việc phân bố sinh vật, vì đất ở các vùng miền khác nhau
sẽ khác nhau về độ sâu, độ thoáng khí, lượng nước, lượng chất khoáng, độ

chua... [18].
Đặc tính lý hóa học của đất được coi là các yếu tố thổ nhưỡng và nó
tác động rất đa dạng đối với sinh vật đất, đặc biệt đối vớí thực vật có hệ
rễ ở trong đất. Ảnh hưởng có tính quyết định của đất là sự phân tầng, cấu
trúc và thành phần của đất.
Trong các thành phần đất, nước và cây trồng của hệ sinh thái nông
nghiệp, đất là thành phần khó thay đổi nhất, nước là thành phần có thể thay
đổi một phần và cây trồng thì con người có thể thay đổi dễ dàng. Sự lưu giữ
nước trong đất cho cây trồng tuỳ thuộc vào thành phần hạt đất, đất có độ rỗng
càng cao thì khả năng trữ nước càng kém do dễ dàng bị tiêu thoát như trường
hợp đất cát. Đất sét thường giữ nước tốt nhưng tiêu thoát kém. Đất thịt là loại
đất pha trộn giữa đất bùn và đất cát tỏ ra thích hợp cho nhiều loại cây trồng
nhờ khả năng cung cấp nước thuận lợi.
Các chất khoáng trong đất và độ pH ở dạng hòa tan hay liên kết, có
loại đa lượng, cây cần nhiều, như c , H, o , N, s, p, ...; có loại vi lượng, đó
là những loại mà cây cần ít, nhưng nếu thiếu chúng thì thực vật sinh
trưởng và phát triển sẽ không bình thường, gồm các nguyên tố Mn, Cu, Zn,


10

Bo, Mo,... Độ pH ảnh hưởng lên cấu trúc của đất, quá trình phong hoá, mùn
hoá và từ đó ảnh hưởng đến sinh vật.
Chế độ ẩm, độ thông khí và nhiệt độ cùng với cấu trúc của lớp đất
mặt đã ảnh hưởng đến sự phân bố các loại cây và hệ rễ của chúng. Hệ rễ của
những cây gỗ ở những vùng bị đóng băng phân bố nông và rộng. Những
nơi không có sự đóng băng thì hệ rễ vừa ăn sâu và phát triển nhiều rễ ở lớp
đất mặt để hút các chất. Ở vùng núi đá vôi, do thiếu chất dinh dưỡng và thể
nền rất cứng, nên rễ các cây gỗ đã len lỏi vào các khe hở, vách đá, hay ôm
chặt lấy các tảng đá lớn. Các rễ này tiết ra axit hòa tan đá vôi để lấy một phần

chất khoáng.[15].
Thực tế, đất trồng trọt thường pha lẫn nhiều kích thước hạt khác nhau.
Trong thổ nhưỡng, người ta phân loại đất theo tỉ lệ phần trăm (%) thành phần
hạt có trong đất như cát, bùn và sét hiện diện trong mẫu đất.
- Đất pha cát có độ tơi xốp cao, độ hổng lớn, thông khí, thấm nước tốt
nhưng độ phì kém.
- Đất sét có tỷ lệ hạt sét cao, đất dính, canh tác khó, độ xốp kém,...
- Đất thịt có tỷ lệ hạt cát và hạt sét cân đối nên có ưu điểm của cả hai
loại đất.
Độ sâu của đất và độ dày của tầng canh tác cũng rất quan trọng. Hầu
hết các loài hoa khi trồng cần đất có ứng canh tác dầy từ 50 cm trở lên, mỗi
cây trung bình cần một lượng đất từ100 - 120 dm3 đồng thời mực nước ngầm
sâu >40 cm. Mực nước ngầm cao rễ kém phát triển, sản lượng thấp.[16].
Cây thân cỏ mọng nước chỉ có trong các hốc đá và có tốc độ sinh
trưởng từ gốc thân. Ở vùng sa mạc, nhiều loài cây có rễ ăn lan sát mặt đất
để hút sương đêm. Nhưng cũng có loài rễ đâm sâu xuống hơn 20 m, để lấy
nước ngầm, còn phần thân lá trên mặt đất thì tiêu giảm mạnh, như cỏ Lạc


11

đà (Ạllagi camelorum). Ở đầm lầy, nước mặn ven biển, phần lớn các loài
cây gỗ đều có rễ cọc chết sớm hoặc không phát triển, nhưng lại có nhiều rễ
bên mọc ra chậm.
Một số loài thực vật có tính chỉ thị vì sống ở các loại đất đặc trưng: Có
loại ưa đạm nitrat, như cây lá rộng rừng nhiệt đới, rau dền gai,...Cây ưa vôi
như nghiến, trai. Ở điều kiện khí hậu ẩm, lạnh sẽ có một khuynh hướng hình
thành đất chua, nhiều mùn thô, chất dinh dưỡng bị rửa trôi.
Đối với cây thuốc, phần nhiều cây thuốc ưa đất thịt pha cát, tơi xốp nhiều mầu
mỡ. Những nơi nhiều cát sỏi, đất rời rạc, nhiều đất sét hay ngập nước đều

không thể trồng được cây thuốc. Ở đất chua cây mọc được nhưng thiếu vôi bộ
rễ phát triển kém. Đối với cây thuốc độ pH có vai trò nhất định, có loài cây ưa
axit, có loại ưa đất kiềm. [17].
1.1.5. Ảnh hưởng của phân bón
Năng suất cây trồng nói chung phụ thuộc vào tác dụng tổng họp của 4
yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, nước và dinh dưỡng. Trong điều kiện sản xuất, việc
điều khiển các yếu tố nước và dinh dưỡng dễ hơn nhiều các yếu tố khác, trong
đó điều chỉnh dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất
lượng và sức chống chịu của cây trồng. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy
rằng: mức tăng năng suất cây trồng có mối quan hệ rất chặt chẽ với số lượng,
chủng loại và cách sử dụng các loại phân bón trong canh tác [16].
Đối với cây trồng phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho
cây trồng sinh trưởng phát triển. Nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng hoàn toàn
không đủ chất dinh dưỡng mà phải lấy thêm phần lớn từ phân bón. Phân bón
chính là thức ăn nuôi sống cây trồng. Điều tra tổng kết ở khắp nơi trên thế
giới đều cho thấy trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, bón phân luôn là
biện pháp có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng.


12

Đối với đất và môi trường: Bón phân làm tăng độ phì nhiêu cho đất, đất
tốt hon, cân đối hơn, đặc biệt phân hữu cơ và vôi là biện pháp cải tạo đất rất
hữu hiệu. Ở những đất có độ phì nhiêu tự nhiên ban đầu thấp, tức là đất xấu
thì việc bón phân càng có tác dụng rõ. Việc sử dụng các chất phế thải trong
các hoạt động đời sống vủa người và động vật, chất phế thải của công nghiệp
để làm phân bón góp phần hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Đối với hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng trọt: Sử dụng phân bón có
liên quan đến hiệu lực của các biện pháp kỹ thuật khác. Ví dụ:sử dụng giống
mới cần kết họp với bón phân họp lý và đầy đủ. Ngược lại, các biện pháp kỹ

thuật khác cũng ảnh hưởng đến hiệu lực của phân bón. Ví dụ: Chế độ nước
không thích họp hoặc kỹ thuật làm đất kém có thể làm giảm 10-20% hiệu lực
phân bón. Do làm tăng năng suất và chất lượng nông sản nên sử dụng phân
bón họp lý làm tăng thu nhập cho người trồng trọt [26].
Tất cả các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đều quan trọng như nhau đối
với cây trồng. Tuy nhiên có chất cây cần nhiều, có chất cây cần ít. Dựa vào số
lượng cây cần sử dụng, người ta chia các chất dinh dưỡng thiết yếu thành 3
nhóm là các chất đa lượng, chất trung lượng và chất vi lượng:
Các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho dinh dưỡng của cây. Có 3
nguyên tố quan trọng: N, p, K cùng các nguyên tố c , H, o tạo thành chất nuôi
dưỡng cây. Một mức độ cấp thiết nữa phải kể đến Ca, s, Mg với một số lượng
vừa phải. Cuối cùng là các nguyên tố vi lượng cây chỉ dùng với số lượng ít ỏi
Fe, B, Mg, Mo, Co.
Cây thuốc đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng dùng để sinh truởng và phát
triển, ra hoa, làm củ... cho nên chúng ta cần phải bón phân. Trồng cây thuốc
người ta dùng nhiều loại phân bón một lúc:
- Phân hữu cơ thích hợp với cây thuốc, có tác dụng lâu bền cho cây [17].


13

- Phân hoá học (vô cơ): cung cấp kịp thời cho cây thuốc những yếu tố
cần thiết trong giai đoạn phát triển. Tác dụng cung cấp bổ sung cho cây những
yếu tố mà phân hữu cơ còn thiếu hoặc ở dạng khó hấp thu [17].
1.2. Các công trình nghiên cứu về loài Râu hùm hoa tía (Tacca chantrieri
Andre, 1901) trên thế giói và ở Việt Nam
Trên thế giới, các công trình đề cập đến đặc điểm sinh thái học các thể
loài Râu hùm hoa tía chủ yếu là các công trình phân loại hay giá trị tài
nguyên, nhu Drenth E. (1976) [28] đã xây dựng bản mô tả, cung cấp thông tin
về phân bố, sinh thái và giá trị sử dụng loài Râu hùm hoa tía ở vùng

Malesiana; Ling Ping-Ping (1985) [33], z. Y. Wu & al. (2000) [31] xây dựng
bản mô tả, cung cấp thông tin về phân bố, sinh thái và giá trị sử dụng loài Râu
hùm hoa tía ở ở Trung Quốc; Chamlong Phengklai (1993) [27] xây dựng bản
mô tả, cung cấp thông tin về phân bố, sinh thái và giá trị sử dụng loài Râu
hùm hoa tía ở ở Thái Lan; Lemmens & Bunyapraphatsara (2003) [29] cung
cấp một số thông tin về phân bố, sinh thái và giá trị sử dụng ở khu vực Đông
Nam Á ...
Ở Việt Nam, các công trình đề cập đến đặc điểm sinh thái học cá thể
loài Râu hùm hoa tía chủ yếu là các công trình nghiên cứu về cây thuốc, nhu:
Chu Tiên biên soạn cuốn sách “Bản thảo cương mục toàn yếu ” là cuốn sách
đầu tiên, xuất bản năm 1429; Tuệ Tĩnh, tên thực là Nguyễn Bá Tĩnh (vào thế
kỷ XIV) đã biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu ’’ gồm 11 quyển vói 496 vị
thuốc nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật,...[19],
Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chuông đã giói thiệu 519 loài cây
thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện trong “Số tay cây thuốc Việt
Nam”,... [20],


14

Viện Dược liệu cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dược liệu, điều tra ở
2.795 xã, phường, thuộc 351 huyện, thị xã của 47 tỉnh, thành phố trong cả
nước, đã có những đóng góp đáng kể trong các điều tra sưu tầm nguồn tài
nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong Y học cổ truyền
dân gian. Kết quả được đúc kết trong "Danh lục cây thuốc miền Bẳc Việt
Nam’’, “Danh lục cây thuốc Việt Nam’’, tập ‘‘Atlas (bản đồ) cây thuốc”,...
[ 21].

Năm 1976, trong luận văn PTS. khoa học của mình, Võ Văn Chi đã
thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc.

Năm 1997, ông đã biên soạn và xuất bản ‘‘Từ điển cây thuốc Việt Nam”,
trong đó có đề cập tới 3.165 loài. Đến năm 2012, trong cuốn ‘‘Từ điển cây
thuốc Việt Nam” (tái bản từ bộ sách cùng tên công bố năm 1997), tác giả đã
giới thiệu 4.472 loài cây làm thuốc thuộc 1.862 chi, trong 338 họ, của 9 nhóm
ngành từ sinh vật tiền nhân đến ngành Ngọc lan. Trong đó, tác giả đã mô tả
đặc điểm hình thái, phân bố và giá trị sử dụng loài Râu hùm hoa tía ở Việt
Nam. Có thể nói, tài liệu này đã giới thiệu một số lượng loài cây thuốc lớn
nhất và đầy đủ nhất của nước ta cho tới nay [22].
Trước hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc phân bố trong rừng tự
nhiên đang bị đe dọa nghiêm trọng, Nguyễn Tập và các cán bộ Viện Dược
liệu đã nghiên cứu xây dựng Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam làm cơ sở để
xác định các loài cần ưu tiên bảo tồn, cụ thể: Danh lục Đỏ cây thuốc Việt
Nam được biên soạn tương đối hoàn chỉnh lần đầu tiên vào năm 1996 bao
gồm 128 loài thuộc 59 họ thực vật bậc cao có mạch. Đến năm 2007, nâng số
loài trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam lên 144 loài, thuộc 58 họ thực vật
bậc cao có mạch [23],
Ngoài ra, còn có một số công trình phân loại đề cập đến đặc điểm hình
thái, phân bố, sinh thái và giá trị sử dụng loài Râu hùm hoa tía ở Việt Nam,


15

như: Gagnepain F. (1934) [32], Phạm Hoàng Hộ (2001) [9], Nguyễn Thị Đỏ
(2005) [7],...
Nghiên cứu về trồng trọt và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến
cây trồng nói chung và cây thuốc nói riêng có các công trình của Trần Thế
Tục (1998) [24]; Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005) [8];Nguyễn
Duy Minh (2009) [12]; Trần Công Khánh & cs (2010) [10].
Tại khu vực nghiên cứu có các công trình của Đỗ Văn Tuân (2012) [23]
đã tiến hành nhân giống một số loài cây thuốc ở Vườn quốc gia Tam Đảo,

trong đó có loài Râu hùm hoa tía; tương tự là công trình của Trịnh Xuân
Thành (2014) [18] nghiên cứu nhân giống một số loài tại Trạm Đa dạng sinh
học Mê Linh. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến cây
thuốc ở khu vực Xuân Hòa có công trình của Đặng Ngọc Diệp (2014) [5].
Các công trình nêu trên đã cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc nghiên
cứu về loài Râu hùm hoa tía và các hướng nghiên cứu có hên quan.
Như vậy, công trình Nghiên cứu một sổ đặc điểm sinh thái học của loài
Râu hùm hoa tía (Tacca chantrieri Andre, 1901) ở Trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh của chúng tôi là công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về đặc điểm sinh
thái học loài này ở Việt Nam.


16

CHƯƠNG 2. ĐỔI TƯỢNG YÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Đốỉ tượng nghiên cứu
Tài liệu: Các tài liệu về loài Râu hùm hoa tía (Tacca chantrierì Andre,
1901), nhất là các chuyên khảo về sinh trưởng, phát triển và môi trường sống.
Mau vật: Các cá thể thuộc loài Râu hùm hoa tía được trồng tại Trạm Đa
dạng sinh học Mê Linh; các cá thể và quần thể thuộc loài Râu hùm hoa tía
trong quá trình điều tra thực địa.

Hình 2.1: Bản đồ thị xã Phúc Yên và vị trí Trạm ĐDSH Mê Lỉnh - Vĩnh Phúc
2.2. Phạm vỉ nghiên cứu
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và
các vùng phụ cận của Vườn quốc gia Tam Đảo, có Đặc điểm tự nhiên và xã
hội như sau: (theo Vũ Xuân Phương & al. 2001 [16])


17


Điều kiện tự nhiên: Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là vùng đệm của
Vườn quốc gia Tam Đảo ở khu vực xã Ngọc Thanh, toạ độ 21°23'57-21°25'35
độ vĩ Bắc và 105°42'40-105°46'65 độ kinh Đông, thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc. Đây là nơi có địa hình dốc, độ chia cắt mạnh vói nhiều dông phụ gần
vuông góc với dông chính. Độ dốc trung bình 15-25°, nhiều nơi dốc từ 30-35°. Độ
cao từ 100-520 m so vói mực nước biển và độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Cẩu tạo địa chất: Chủ yếu bằng hệ tầng phún trào axít gồm các lớp
Rionit, Daxit kết tinh xen kẽ nhau có độ tuổi 256 triệu năm. các loại đá mẹ khá
cứng, thành phần khoáng có nhiều Thạch anh, Muscovit, khó phong hóa, hình
thành nên các loại đất có thành phần cơ giói nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị rửa trôi và
xói mòn, nhất là những nơi dốc cao bị xói mòn mạnh để trơ lại phần đá rất cứng
(điển hình là khu vực cao 300-400 m). Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có
hai loại đất chính sau:
- Ở độ cao trên 300 m là đất Feralit mùn đỏ vàng. Đất có màu vàng ưu thế
do độ ẩm cao, hàm lượng sắt di động và nhôm tích luỹ cao. Do đất phát triển trên
đá Mácma axit kết tinh chua nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng
mùn mỏng, không có tầng thảm mục, đá lộ đầu nhiều trên 75%.
- Ở độ cao dưới 300 m là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên nhiều loại đá
khác nhau, đất có khả năng hấp phụ không cao do có nhiều khoáng sét phổ
biến là Kaolinit.
Ngoài ra còn có đất dốc tụ phù sa ven suối ở độ cao dưới 100 m.
Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm cao,
màu mỡ, đã được khai phá để trồng lúa và hoa màu.
Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. số liệu quan sát từ
năm 2007-2011 tại trạm khí tượng thủy văn Vĩnh Yên (độ cao 50 m).


18


- Nhiệt độ bình quân năm: 23,91 (trung bình mùa Hè 27-29°C, mùa
Đông 16-17°C)
- Nhiệt độ tối cao tương đối (cao nhất): 41,5°c
- Lượng mưa bình quân năm: 1358,7 mm. Mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung vào các
tháng 6-9 (cao nhất là vào tháng 8).
- Số ngày mưa: 142,5 ngày/năm
- Lượng mưa cực đại trong ngày: 284 mm
- Độ ẩm trung bình: 83 %
- Độ ẩm cực tiểu (thấp nhất): 14 %
Lượng bốc hơi: 1040,1 mm
Thuỷ văn: Khu vực nghiên cứu có một suối nhỏ nước chảy quanh năm
bắt nguồn từ điểm cực Bắc, chảy dọc biên giới phía Tây giáp với Vườn quốc
gia Tam Đảo và gặp suối Thanh Lộc đổ vào hồ Đại Lải. Ngoài ra còn có một
số suối cạn ngắn chỉ có nước sau những trận mưa.
Điều kiện kinh tế - xã hội: Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã
Ngọc Thanh với diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích tự nhiên
của toàn xã. Mật độ dân số của xã là 139 người/km2, dân tộc kinh chiếm 53%,
dân tộc thiểu số chiếm 47%. Thu nhập bình quân đầu người của xã là 3 triệu
đồng/người/năm.
Trong khu vực nghiên cứu không có người dân sinh sống, tuy nhiên do
tập quán của người dân quanh vùng nên rừng trong khu vực nghiên cứu vẫn
chịu những tác động tiêu cực như: Thả gia súc sau mùa vụ, lấy củi, lấy măng
và khai thác lâm sản ngoài gỗ.
Những năm gần đây do có sự đổi mới các chính sách về kinh tế, xã hội
của Nhà nước nên đã có những tác động tích cực đến đòi sống của nhân


×