Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Giới thiệu về luật chống bán phá giá của EU và Mỹ áp dụng cho mặt hàng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 74 trang )

Giới thiệu về luật chống bán phá giá của EU
và Mỹ áp dụng cho mặt hàng thủy sản

Cẩm nang khóa học

Khóa đào tạo được POSMA tổ chức với sự hỗ trợ từ Danida (FSPS). Được chuẩn bị
và thực hiện bởi John Hambrey và David Blandford.
Tư vấn Hambrey 2010 - www.hambreyconsulting.co.uk


Nội dung
Giới thiệu………………………………………………………………………………………..3
1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử chống bán phá giá ………………………………….… …5
2. Những nét cơ bản của các vụ kiện chống bán phá giá ……………………… ………..8
3. Quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ ……………………………………… …….10
4. Quy trình chống bán phá giá của EU………………………… ………………… …...32
5. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - Hiệp định chống bán phá giá (ADA) ……..37
6. Các Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO (DSP)…………………… … ……42
7. Chiến lược và hành động …………………………………………………… …………..48
Phụ lục 1: Một số định nghĩa ……………………………………………………………….51
Phụ lục 2: Các vụ kiện giải quyết tranh chấp hiện nay của WTO và mối liên hệ đặc biệt đối với
Việt Nam……………………………………………………………………………………….55
Phụ lục 3: Một số vấn đề chính phát sinh từ kinh nghiệm các thủ tục chống bán phá giá được
thực hiện bởi Hoa Kỳ chống lại hàng nhập khẩu cá da trơn và tôm từ Việt Nam …..59
Phụ lục 4: Một số vấn đề trình bày dữ liệu………………………………… ……………65
Phụ lục 5: Các trang web liên kết hữu ích……………………………………………….68
Phụ lục 6: Đề cương khóa học…………………………………………………………….69
Phụ lục 7: Chương trình Đào tạo Mẫu ………………………………………………….73

2



Giới thiệu
Tài liệu đào tạo này đã được soạn bởi Tiến sĩ John Hambrey
(nhà kinh tế học thuỷ sản) và Giáo sư David Blandford (chuyên gia
thương mại quốc tế), bổ sung thêm một số tài liệu có trong ba khóa
học một tuần tại Việt Nam – tại Đồ Sơn, Bình Định và Cần Thơ. Các
khóa học được POSMA hỗ trợ với sự tài trợ của Danida (Chương
trình FSPS).
Quá trình bán phá giá diễn ra khi các sản phẩm của một quốc
gia này được bán sang một quốc gia khác (xuất khẩu) với mức giá
"thấp hơn giá thị trường". Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ chi phí
sản xuất cùng một khoản lợi nhuận hợp lý. Việc bán các sản phẩm với
mức giá thấp một cách bất hợp lý có thể đe dọa khả năng tài chính của
các nhà sản xuất trong nước, nước mà các sản phẩm đó đang được
xuất khẩu đến. Nhiều quốc gia đã triển khai luật chống bán phá giá
để chống lại mối đe dọa này. Theo luật đó, các nhà sản xuất tại nước
nhập khẩu có thể đệ đơn khiếu nại đến chính quyền quốc gia, cáo
buộc bán phá giá gây thiệt hại cho các doanh nghiệp của họ. Nếu các
cáo buộc bán phá giá được chứng minh là đúng thì sẽ có một loại thuế
được áp dụng vào các mặt hàng xuất khẩu, tương đương với giá chênh
lệch bán phá giá, hoặc đủ để có thể ngăn ngừa thiệt hại.
Ngành công nghiệp thủy sản của Việt Nam đã phải trải qua hai
vụ kiện chống bán phá giá khởi kiện bởi các nhà sản xuất Hoa Kỳ
chống lại hàng nhập khẩu cá da trơn (3/2002 ) và tôm (4/2003). Thuế
đánh vào các loại hàng hóa này là rất lớn, từ 37% đến 64% cho cá da
trơn và 4$-26% đối với tôm - cao hơn rất nhiều so với mức lợi nhuận
thông thường.
Trong giai đoạn suy thoái, các quốc gia đều sẵn sàng bảo vệ
các ngành công nghiệp nội địa khỏi cạnh tranh nước ngoài. Do đó, khi
Việt Nam tiếp tục xuất khẩu các loại mặt hàng thủy hải sản sang thị

trường Mỹ và Liên minh châu Âu thì khả năng có các vụ kiện trong
tương lai là đáng kể.
Các hành động chống bán phá giá, mặc dù trên lý thuyết có ý
nghĩa giải quyết sự không công bằng trong thương mại, nhưng lại
đang được sử dụng như một rào cản chống lại sự cạnh tranh công
bằng, đặc biệt là chống lại giá lao động hiệu quả / thấp tại các nước
đang phát triển. Các biện pháp đó mang tính phân biệt đối xử, làm suy
yếu các nguyên tắc lợi thế so sánh, và kết quả là người tiêu dùng tại
các quốc gia nhập khẩu phải trả nhiều tiền hơn cho mặt hàng đó, cũng
như làm giảm lợi nhuận cho các nhà sản xuất và xuất khẩu ở các nước

Bán phá giá là
gì?
Quá trình bán phá giá
diễn ra khi các sản phẩm
của một quốc gia này
được bán sang một quốc
gia khác (xuất khẩu) với
mức giá "thấp hơn giá thị
trường". Thuật ngữ này
được sử dụng để chỉ chi
phí sản xuất cùng một
khoản lợi nhuận hợp lý.

3


đang phát triển. Hầu hết các nhà kinh tế coi luật chống bán phá giá là một điều xấu.
Các loại thuế chống bán phá giá thông thường không chỉ dựa trên các cách tính toán có
mục tiêu cứng nhắc mà đang bị ảnh hưởng nhiều bởi các cách tiếp cận, phương pháp, và các

nguồn dữ liệu. Điều này có nghĩa chúng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi vận động hành lang và
chính trị; tuy nhiên nó cũng có nghĩa chúng ta có thể phản ứng, chống lại các loại thuế này một
cách mạnh mẽ tại nhiều thời điểm trong cả quá trình kiện. Trong khi các vụ kiện chống bán phá
giá đều có nhiều thành kiến chống lại các quốc gia như Việt Nam, khả năng các vụ kiện được rút
là rất ít. Do đó, với những chiến lược can thiệp hiệu quả, chúng ta vẫn có thể đạt được một thỏa
thuận tốt hơn.
Việt Nam đang ở một vị trí đặc biệt yếu do quy chế kinh tế phi thị trường (NME) của
mình, được xác định khi gia nhập WTO năm 2007. Tình trạng này cho phép các quốc gia hoặc
các tập đoàn kinh doanh như Mỹ và EU ước tính giá trị thị trường bằng cách sử dụng chi phí và
giá cả tại các nước thứ 3 – các nước tương tự về tình trạng phát triển nhưng được công nhận là
nền kinh tế thị trường. Điều này không mang lại hiệu quả cho ngành sản xuất Việt Nam.
Chống bán phá giá là một vấn đề đa chiều và cách giải quyết hiệu quả vấn đề này phải
yêu cầu một sự hiểu biết về chính trị, kinh tế, pháp luật, thể chế và truyền thông.
Khoá học này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan rộng lớn nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất
chính tại Việt Nam phát triển một chiến lược hiệu quả để tránh hoặc giảm thiểu những ảnh
hưởng xấu của các biện pháp chống bán phá giá.

Bài tập 1: Tầm quan trọng của chống bán phá giá
1.
Liệt kê c|c mối đe dọa chính đến khả năng sinh lời v{ tính bền vững
trong d{i hạn v{ của c|c doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
2.

Xếp hạng (ưu tiên) đối với những đe dọa n{y theo khía cạnh

a)

T|c động lịch sử

b)


T|c động tiềm t{ng trong tương lai

3.
Tầm quan trọng của chống b|n ph| gi| so với những rủi ro v{ mối đe
dọa kh|c?
4


1.

Giới thiệu sơ lược về lịch sử chống
bán phá giá
Nhiều luật pháp đã được ban hành trong những năm đầu thế
kỷ 20 như một biện pháp phòng thủ chống lại sự “bán phá giá bất
chính”. “Bán phá giá bất chính” là quá trình xảy ra khi các công ty
có thị trường trong nước được bảo hộ chống lại cạnh tranh bằng
cách dùng tiền thu được từ bán hàng với giá cao trong nước để trợ
giá cho hàng hóa bán ở các thị trường nước ngoài, do đó loại bỏ
được sự cạnh tranh tại các thị trường đó. Các công ty này sau đó
nắm sức mạnh độc quyền và bán lại hàng hóa với giá cao.
Các luật chống bán phá giá đầu tiên đã được thông qua tại
Canada vào năm 1904 để không cho thép được nhập khẩu vào
Canada từ Mỹ, sau đó là các luật New Zealand (1905), Australia
(1906) và Nam Phi (1914). Trong mọi trường hợp các nhà chức
trách hải quan có thẩm quyền xác định việc bán phá giá có xảy ra
hay không và đánh thuế để tăng giá hàng nhập khẩu tới một mức
giá “thị trường” hoặc “bình thường”.
Mục đích của các đạo luật đó đã nhanh chóng chuyển từ
ngăn chặn các hành xử phi cạnh tranh (ví dụ như “bán phá giá bất

chính”) sang hạn chế sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu, tức là, để
bảo hộ ngành sản xuất nội địa trước sự cạnh tranh của nước ngoài.
Việc sửa đổi luật Canada vào năm 1921 và 1930 có nghĩa rằng “giá
trị thị trường công bằng” trong mọi trường hợp không thể “ít hơn
chi phí sản xuất thực tế của mặt hàng tương tự… cộng với một mức
tăng hợp lý cho chi phí bán hàng và lợi nhuận.”
Đối với hầu hết các nước biểu thuế nhập khẩu hiện tại là
cách chủ yếu hạn chế cạnh tranh nước ngoài (ví dụ, Hoa Kỳ) nhưng
thẩm quyền chống bán phá giá đã được sử dụng rộng rãi ở Úc,
Canada và Nam Phi. Việc sử dụng luật chống bán phá giá bắt đầu
tăng lên từ những năm 1960 khi việc cắt giảm thuế quan được đàm
phán theo Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu Dịch (GATT) đã
trở nên ngày càng quan trọng.
Kể từ đó, luật chống bán phá giá đã được sử dụng rộng
khắp ở cả các nước phát triển và đang phát triển.

Sự chuyển đổi
từ luật chống
cạnh tranh sang
luật bảo hộ
“mối quan tâm chủ yếu
là để bảo vệ ngành sản
xuất của Mỹ trước những
nhà sản xuất nước ngoài
có chi phí sản xuất thật
sự thấp hơn, dù là do họ
trả lương thấp hơn, gánh
chịu ít chi phí điều tiết và
kiểm soát ô nhiễm hơn,
được quản lý tốt hơn, có

nhân công giỏi hơn, hoặc
có nhiều nhà máy và thiết
bị hiện đại hơn.” (Richard
Posner, Phân tích Luật
pháp về mặt Kinh tế,
1992, trang 310-311.)

5


Hình 1: 10 nước đứng đầu trong các vụ kiện chống bán phá giá (1965-2008) (nguồn WTO)
Quốc gia

Số cuộc điều tra

Số vụ kiện

Ấn Độ

564

386

Hoa Kỳ

418

268

Cộng đồng Châu Âu


391

258

Argentina

241

167

Nam Phi

206

124

Australia

197

75

Brazil

170

86

Trung Quốc


151

108

Canada

145

90

Thổ Nhĩ Kỳ

137

124

Tất cả các thành viên WTO

3427

2190

Đáng chú ý hơn cả là Ấn Độ - một nước đang phát triển – là nước sử dụng luật chống bán phá
giá nhiều nhất, có nhiều vụ kiện hơn cả Mỹ hay Liên minh châu Âu.
Hình 2: Các nước bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất (1965-2008) (nguồn WTO)
Quốc gia

Số cuộc Điều tra


Số vụ kiện

Trung Quốc

677

479

Hàn Quốc

252

150

Hoa Kỳ

189

115

Đài Loan

187

120

Indonesia

145


82

Nhật

144

106

Thái Lan

142

84

Ấn Độ

137

84

Nga

109

90

Tất cả các thành viên WTO

3427


2190

Không ngạc nhiên khi Trung Quốc, một quốc gia với mức hiệu quả về lương thấp cùng nền kinh
tế phát triển nhanh chóng đã là mục tiêu của nhiều vụ kiện chống bán phá giá nhất cho đến nay.

6


Tuy nhiên bên cạnh đó Mỹ cũng là một quốc gia bị ảnh hưởng không kém bởi các vụ kiện chống
bán phá giá.
Hình 3: Các loại mặt hàng dẫn đầu trong các vụ kiện chống bán phá giá (1965-2008)
(Nguồn WTO)
Danh mục sản phẩm

Các cuộc điều tra Số vụ kiện

Kim loại thường (XV)

948

642

Hóa chất (VI)

690

453

Nhựa, cao su (VII)


440

286

Máy móc (XVI)

313

173

Dệt May (XI)

271

183

Bột giấy và giấy (X)

163

95

Xi măng, gốm sứ, thủy tinh (XIII)

114

60

Tất cả sản phẩm


3427

2190

Đáng chú ý là hai ngành nông nghiệp và thủy sản không có tên trong bảng này. Điều này phản
ánh thực tế là cho đến gần đây ngành nông nghiệp đã được bảo hộ rất cao ở nhiều nơi trên thế
giới, và "nhu cầu" cho các vụ kiện chống bán phá giá nhằm giảm cạnh tranh đã được hạn chế.
Điều này có thể sẽ thay đổi khi mức thuế nông nghiệp giảm dần. Tuy vậy, ngành thủy sản của
Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các vụ kiện chống bán phá giá: bởi Mỹ - vụ kiện cá Tra và
Basa trong 3/2002, đối với tôm 4/2003.

Những thông điệp chính: Chống bán phá giá có công bằng không? Không


Mang tính chất bảo hộ.



Có khuynh hướng xử phạt những nhà sản xuất có hiệu quả



Quy trình này có cái nhìn thiên lệch về các nước đang phát triển và những nền kinh tế “phi thị
trường”

Chống bán phá giá sẽ xảy ra không? Có lẽ


Ngành sản xuất thủy sản tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng với môi trường thuận lợi.




Năng suất hoạt động và sản xuất tăng nhanh



Tiền lương tương đối thấp



“Sản phẩm tương tự đã được sản xuất tại các quốc gia phát triển hơn, với mức lương cao hơn
trong nhiều năm.



Các nền kinh tế đã phát triển dường như đang trải qua vấn đề suy thoái kinh tế.

7


2.

Những nét cơ bản của các vụ kiện chống
bán phá giá
Các thủ tục tố tụng thường được khởi xướng dưới hình thức một
đơn khiếu nại hoặc đơn khởi kiện nộp bởi hoặc thay mặt cho một
ngành công nghiệp trong nước, đưa ra bằng chứng về bán phá giá, thiệt
hại cho ngành công nghiệp trong nước, và mối quan hệ nhân quả giữa
việc bán phá giá và thiệt hại đó;
Các cuộc điều tra được thực hiện bởi các cơ quan chính phủ

(nhà chức trách theo thuật ngữ WTO). Việc điều tra xác định việc bán
phá giá có diễn ra hay không căn cứ vào việc giá xuất khẩu có thấp hơn
giá trị thị trường không (điển hình là giá của sản phẩm tương tự ở thị
trường trong nước xuất khẩu). Trường hợp không sử dụng được giá bán
hàng ở thị trường nội địa thì giá trị bình thường có thể được căn cứ vào
giá bán hàng cho các nước thứ 3 hoặc giá trị suy định bao gồm giá
thành sản xuất cộng với lợi nhuận.
Người ta cũng xác định xem liệu hàng xuất khẩu được bán phá
giá có gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất
nội địa làm ra sản phẩm tương tự hay không?
Nếu sự xác định việc bán phá giá và thiệt hại đều được khẳng
định thì quyết định cuối cùng là áp thuế chống bán phá giá cho các đợt
nhập khẩu trong tương lai. Ở một số nước (như Mỹ), thuế được đánh giá
trên cơ sở hiệu lực hồi tố – hàng nhập khẩu phải được đi kèm với thuế
ước tính dưới hình thức tiền đặt cọc với thuế thực tế được xác định hằng
năm. Ở các nước khác (ví dụ như Liên minh Châu Âu), thuế được áp
trên cơ sở hiệu lực về sau, tức là được thu khi nhập khẩu với thuế suất
được xác định trong quá trình điều tra.
Các biện pháp tạm thời: có thể được áp đặt trong quá trình điều
tra – sau khi xác định sơ bộ về việc bán phá giá và thiệt hại. Các biện
pháp đó thường là các hình thức ký quỹ hoặc tiền đặt cọc kèm theo các
hàng nhập khẩu trong tương lai.
Các cuộc điều tra có thể được đình chỉ hoặc chấm dứt nếu nhà
xuất khẩu đưa ra cam kết về giá, ví dụ : đồng ý tăng giá để loại bỏ tổn
thất gây ra bởi bán phá giá
Thường có thời hạn cho các biện pháp chống bán phá giá.

Một số thuật
ngữ và định
nghĩa

Sản phẩm tương tự:
“Một sản phẩm giống
hệt, hoặc nếu không
giống hệt thì tương tự về
đặc điểm và cách sử
dụng như sản phẩm được
điều tra”
Phần 771(4)(A) của Đạo
luật Thuế quan Mỹ 1930

Ngành sản xuất bị tác
động (Ảnh hưởng):
“Tập hợp tất cả các nhà
sản xuất một sản phẩm
tương tự nội địa, hoặc
các nhà sản xuất với tổng
sản lượng của 1 sản
phẩm tương tự chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng sản
phẩm quốc nội của sản
phẩm (tương tự) đó”.

Phần 771(4)(A) của
Đạo luật Thuế quan Mỹ
8
1930


Các vấn đề thảo luận
1. Ai được lợi nếu vụ kiện chống bán phá giá thành công?

2. Ai thua thiệt?
3. Cạnh tranh “không công bằng” là gì?
4. Có phải các vụ kiện chống phá giá giải quyết vấn đề cạnh tranh không bình
đẳng không? Nếu không phải thì mục đích của chúng là gì?

9


3.

Quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Luật Pháp
Luật pháp chủ yếu là Điều VII của Đạo luật Thuế quan năm 1930 được sửa đổi bởi Đạo luật
Hiệp định vòng Uruguay Những yêu cầu đối với việc nộp
đơn kiến nghị áp thuế chống bán phá giá được nêu trong Mục 732(b) của Đạo luật này.

Các cơ quan liên quan
1. Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC): có nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế và việc làm. Có
trách nhiệm thực thi luật thương mại của Mỹ. Đơn vị quản lý hoạt động nhập khẩu bao gồm 9 cơ
quan (văn phòng). Văn phòng Trung Quốc/Nền kinh tế phi thị trường (NME) chủ yếu xử lý
những những trường hợp có liên quan tới các quốc gia nêu trên.
2. Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC): có trách nhiệm lớn trong các điều tra về các
vấn đề thương mại.
Thủ tục chống bán phá giá được nêu rõ trong Cuốn Sổ tay về Chống bán phá giá và Thuế Chống
bán phá giá (bản 4056) />
Các bên tham gia tố tụng về chống bán phá giá
Có hai nhóm người tham gia vào các vụ kiện chống bán phá giá - những người có quyền đại
diện pháp lý (các bên liên quan) và những người khác, người không có quyền đó.
Các bên liên quan bao gồm:
 Nhà chế tạo, sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài, hoặc nhà nhập khẩu hoặc các tổ chức kinh

doanh thương mại Mỹ với đa số các nhà sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu mặt hàng liên quan;
 Chính phủ của nước sản xuất/xuất khẩu;
 Nhà chế tạo, sản xuất, bán buôn các sản phẩm tương tự trong nước của Mỹ;
 Nghiệp đoàn hoặc nhóm công nhân Mỹ tham gia chế tạo, sản xuất hoặc bán buôn sản phẩm
tương tự liên quan;
 Hiệp hội thương mại hoặc kinh doanh doanh Mỹ với đa số tham gia chế tạo, sản xuất, hoặc
bán buôn các sản phẩm tương tự liên quan.
Đối tượng khác bao gồm người tiêu dùng và sử dụng hàng công nghiệp Mỹ.

Tiếp cận thông tin
Thông tin công khai trong phòng hồ sơ cộng cộng tại DOC (1401 Đại lộ Constitution , NW,
Washington, DC). Các thông tin Độc quyền kinh doanh chỉ có thể được xem xét theo quy định
của Lệnh bảo mật hành chính (gọi tắt là APO). Chỉ có những đại diện pháp lý của các bên quan
tâm mới có thể xin tiếp cận với APO.

10


Tổng quan về Quy trình chống bán phá giá (AD)
Các vụ kiện chống bán phá giá ở Mỹ thường được khởi
xướng bởi các nhà sản xuất nội địa (Mỹ) (“Bên khởi kiện”) chống
lại các nhà sản xuất nước ngoài (nhà xuất khẩu) (bên bị khởi kiện).
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cũng có thể tự bắt đầu một cuộc điều tra
chống bán phá giá, nhưng điều này rất hiếm (3 trường hợp trong 20
năm).
DOC and ITC cùng một lúc nhận đơn kiến nghị từ ngành
công nghiệp bị ảnh hưởng của Mỹ (một đơn vị trong DOC sẽ tư
vấn và hướng dẫn cho các doanh nghiệp kiến nghị)
DOC là cơ quan duy nhất có thẩm quyền mở hay không mở
một cuộc điều tra. DOC xác định liệu việc bán phá giá có xảy ra

hay không và mức độ của việc bán phá giá – nghĩa là bán hàng với
mức giá dưới giá trị thị trường (LTFV) của các sản phẩm tương tự.
Bên cạnh đó, ITC xác định xem ngành công nghiệp của Mỹ đang
cạnh tranh với những sản phẩm bị cáo buộc là bán phá giá có bị
thiệt hại hoặc đe dọa về vật chất bởi các hàng hóa nhập khẩu đó
hay không.
Cùng các cơ quan thực hiện một đánh giá của cả hai bán
phá giá và thương tích, và nếu cả hai được tìm thấy sau đó ITC đưa
ra một quyết định cuối cùng là bán phá giá đang diễn ra và cho
phép tiền của thuế chống bán phá giá theo tính toán của DOC.
Những cơ quan trên cùng nhau đưa ra đánh giá về mức độ
bán phá giá và thiệt hại, và nếu cả hai yếu tố trên đều có thì ITC sẽ
đưa ra quyết định cuối cùng rằng việc bán phá giá đang diễn ra
cũng như áp thuế chống bán phá giá theo mức tính của DOC.

Thiệt hại vật
chất
Đạo luật định nghĩa
“thiệt hại vật chất” là
những thiệt hại nhỏ, vụn
vặt, không đáng kể.

Biên độ bán phá
giá
Là sự khác biệt giữa giá
trả cho sản phẩm của Việt
Nam tại Mỹ (đôi khi được
hiểu như Giá của Mỹ,
hoặc giá xuất khẩu) và giá
thông thường hay giá thị

trường của sản phẩm
(dựa trên giá thành sản
phẩm tại thị trường của
chính nước xuất khẩu, hay
đánh giá dựa theo chi phí

Hình 1: Trình tự các sự kiện trong điều tra chống bán phá giá

sản xuất cộng lợi nhuận).

11


Tỷ lệ thành công
của các đơn kiện
tại Mỹ
Qua các quyết định sơ bộ,

Các thủ tục khởi kiện












Bên khởi kiện phải điền vào một mẫu đơn khởi kiện với 5 phần
chính:
Mục A. Thông tin chung – yêu cầu mô tả phạm vi của điều
tra (ví dụ: những đặc tính kỹ thuật và chức năng của sản phẩm,
phân loại thuế quan)
Mục B. Mô tả về hàng hóa “tương tự”, ví dụ như đặc tính
của sản phẩm nhập khẩu hoặc được sản xuất trong nước, những nét
tương tự, mức độ tương tác tại thị trường. Mục này cũng yêu cầu
thông tin về nhà xuất khẩu và nhập khẩu
Mục C. Yêu cầu các thông tin về giá và bằng chứng về bán
phá giá. Dữ liệu phải bao gồm thông tin liên quan đến giá hàng hóa
của Mỹ và giá trị bình thường của sản phẩm tương tự ở nước ngoài.
Mục D. Tìm hiểu chứng cứ của các trường hợp nghiêm
trọng như bán phá giá chiến lược nhằm xả hàng trước khi bị áp
thuế.
Mục E. Liên quan tới chứng cứ về thiệt hại cho nhà sản xuất
trong nước – chứng cứ có thật hay mối đe dọa.
Pháp luật của Mỹ quy định những yêu cầu dưới đây phải được đáp
ứng để mở một cuộc điều tra:
1. Phải có chứng cứ về bán phá giá.
2. Phải có chứng cứ rằng ngành công nghiệp của Mỹ hoặc là
* bị thiệt hại vật chất
* bị đe dọa thiệt hại vật chất
* hoặc việc thành lập một ngành sản xuất tại Mỹ bị chậm trễ
công bằng do hàng hóa nhập khẩu.

khoảng 80% các trường
hợp có đơn kiện thành
công.


“Lũy tích”
Khi đánh giá thiệt hại, bên
khởi kiện và chính quyền
có thể tổng hợp hoặc "lũy
tích" các sản phẩm tương
tự đến từ nhiều quốc gia.
Điều này làm tăng tính
tích cực trong quá trình
đánh giá thiệt hại, và có
nghĩa là chỉ một số ít các
nhà xuất khẩu mới phải



Đánh giá của DOC về cáo buộc thiệt hại có thể dựa trên :
giá trong nước sụt giảm

trả tiền thuế.

12













sản xuất trong nước giảm
sử dụng công suất giảm
Giảm doanh thu ròng và thị phần
Doanh thu mất do hàng nhập khẩu
lợi nhuận giảm
Việc làm giảm
Phá sản
Ngoài ra, phải có chứng cứ về mức độ hỗ trợ hợp lý cho các hành động chống bán phá giá:
Bên khởi kiện và các bên ủng hộ của mình phải chiếm ít nhất 25% tổng giá trị khối lượng
sản xuất trong nước
Những người phản đối phải đại diện cho ít hơn 50% tổng sản lượng đầu ra của tất cả các
bên bày tỏ ý kiến.
Để bắt đầu một cuộc điều tra, DOC cũng phải xác định tính chất và phạm vi của sản phẩm
tương tự, và ước tính biên độ bán phá giá (xem bảng bên).
DOC có 20 ngày để đánh giá đơn yêu cầu và để xác định xem có nên bắt đầu một cuộc điều tra
hay không. Nếu DOC xác định có căn cứ để mở một cuộc điều tra, một thông báo về việc điều
tra sẽ được công bố trên ấn bản Đăng ký Liên bang (tập san chính thức của Chính phủ Liên
bang). Một bảng liệt kê danh mục về việc mở một cuộc điều tra cũng sẽ được cung cấp để cho
phép các xác định thông tin.

Bài tập 2: Làm thế nào để né tránh các đơn khởi kiện mặt hàng Tra/Basa vào
năm 2002
Thảo luận. Tóm tắt kết luận của bạn trên đồ thị
1.
Các tác nhân vào g}y ra mối lo lắng đầu tiên đến c|c hộ nuôi c| da trơn của
Mỹ?
2.
Một c|ch chi tiết hơn, thảo luận lý do tại sao c|c nh{ xuất khẩu c|c da trơn

từ việt Nam b|n b|n với gi| thấp hơn so với những sản phẩm tương tự của Mỹ ở
một biên độ lớn như vậy?Liên quan đến c|c vấn đề sau:
a.
Chi phí sản xuất thấp ở Việt Nam?
b.
C|c biên độ lợi nhu}n (C|c hộ nuôi c| da trơn của Việt Nam)?
c.
Mối quan hệ mặc cả không công bằng giữa hộ nuôi với nh{ chế biến?
d.
Mối quan hệ mặc cả không công bằng giữa nh{ xuất khẩu v{ nh{ nhập
khẩu?
e.
Những nguyên nh}n kh|c?
3.
Mối đe dọa đến c|c nh{ sản xuất nước ngo{i có thể được giảm như thế n{o
– m{ không mất đi sự tăng trưởng xuất khẩu l{nh mạnh?
13


Thông điệp chính: Tránh chống bán phá giá







Hiểu biết về thị trường tốt hơn: Người bán (nhà sản xuất và nhà xuất khẩu) có
khả năng cao hơn trong việc thương lượng mức giá tốt nhất có thể - “mức mà thị
trường sẽ chấp nhận” – do đó bán hàng hóa rẻ hơn với biên độ thấp hơn.

Người bán xác định và tiếp cận được nhiều người mua hơn – để gia tăng cạnh
tranh giữa các người mua/nhà nhập khẩu và tăng cường vị thế mặc cả của mình.
Đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường các sản phẩm giá trị gia tăng (nhiều yếu tố
chế biến hơn) – do đó sẽ có ít cạnh tranh hơn, ít gây tác động tới các nhà sản
xuất khác
Đa dạng hóa thị trường - Ít gây tác động tới thị trường của bất kỳ ai, ít bị tổn
thương trước bất kỳ vấn đề nào phát sinh từ một thị trường.
Phối hợp / chia sẻ thông tin giữa nông dân-nhà chế biến-chính phủ
Giảm một cách hiệu quả số lượng các trang trại nhỏ hơn (ví dụ: thông qua các
nhóm marketing hoặc hợp lý hóa) dẫn tới cạnh tranh giảm xuống và giá cả tăng
lên

Trên thực tế Việt Nam đã và đang tiến hành rất nhiều những biện pháp nêu trên (Ví
dụ như quảng bá cá Tra từ Mỹ là chủ yếu đến hơn 60 quốc gia – Châu Âu, Nga, Trung
Đông….; thông tin thị trường VASEP.)

Quyết định của ITC
ITC chủ yếu tập trung vào việc xác định liệu có thiệt hại, mối đe dọa gây thiệt hại, hoặc
sự đình trệ nào theo như định nghĩa trong luật hay không. Trong khi DOC đánh giá tính chất của
các chứng cứ gây thiệt hại, ICT sẽ quyết định xem liệu có bất cứ thiệt hại vật chất thực sự, hay
mối đe dọa gây thiệt hại hay không. ITC cũng đưa ra quyết định riêng đối với sản phẩm tương
tự.
Trong đánh giá về thiệt hại của mình, ITC sẽ tiến hành đánh giá lũy tích các tác động liên
quan đến sản phẩm tương tự từ một số quốc gia. Vì vậy, trong trường hợp vụ kiện chống bán
phá giá tôm giữa Mỹ và Việt Nam, ITC "lũy tích" tôm nước lợ từ Việt Nam, Trung Quốc, Brazil,
Thái Lan và Indonesia.
ITC sẽ tham vấn rộng rãi trước khi đưa ra quyết định của mình. ITC ban hành một phiếu
điều tra sơ bộ tới các nhà sản xuất, nhập khẩu và nhà sản xuất nước ngoài được đại diện bởi luật
sư. Mặc dù không cần thiết phải trả lời phiếu điều tra, nhưng hậu quả của việc không trả lời có
thể sẽ rất tốn kém.

Một Hội nghị công khai ở giai đoạn sơ bộ cho phép trình bày các lập luận. Khuyến khích
có báo cáo tóm tắt sau hội nghị. Báo cáo của nhân viên sau đó được chuẩn bị, Ủy ban sẽ bỏ
phiếu về cuộc điều tra. Cần chú ý rằng một nhân viên kinh tế của ITC sẽ tham gia vào quá trình
điều tra, do đó những tranh luận mang tính chất kinh tế có thể có hiệu quả trong giai đoạn này

14


Một quyết định sơ bộ được đưa ra trong vòng 45 ngày sau khi nộp đơn kiến nghị, hoặc
25 ngày sau khi DOC mở cuộc điều tra chống bán phá giá. Một quyết định cuối cùng thường
được đưa ra trong vòng 280 ngày kể từ khi nộp kiến nghị.

Quyết định sơ bộ của DOC
Theo sau quyết định của ITC, DOC chuẩn bị một phiếu điều tra chi tiết cho các đối tượng
bắt buộc, ví dụ như nhà sản xuất/xuất khẩu của “sản phẩm tương tự”. Trường hợp không thể xem
xét từng nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu đã biết, DOC hạn chế cuộc điều tra ở những mẫu ngẫu
nhiên, hoặc những công ty có thị phần sản phẩm xuất khẩu lớn nhất. Các công ty không được
chọn có thể yêu cầu được trở thành đối tượng tự nguyện, nhưng DOC sẽ quyết định có điều tra
họ hay không.
Giai đoạn điều tra đối với các nền kinh tế phi thị trường sẽ là 2 quý tài khóa hoàn chỉnh
gần đây nhất cho đến tháng có đơn kiến nghị.
Bán phá giá được tính toán dựa trên so sánh giá bán ở Mỹ và giá trị bình thường. Với
những nền kinh tế thị trường, giá trị bình thường được dựa trên
a) Giá bán của sản phẩm giống hoặc sản phẩm tương tự ở 1 thị trường so sánh, hoặc
b) “Giá trị suy định” dựa trên chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận.
Đối với những nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam, giá trị suy định bình thường
được dựa trên các yếu tố sản xuất tại nền kinh tế phi thị trường cùng với các dữ liệu về giá, chi
phí gián tiếp và lợi nhuận từ một nền kinh tế thị trường thay thế khác (như Ấn Độ hoặc
Bangladesh).










Phiếu điều tra của DOC
Phiếu điều tra của DOC cho các công ty (được hỏi) tại các nền kinh tế phi thị trường có cấu trúc
như sau:
Đơn xin/Chứng nhận đánh giá riêng biệt
Mục A: Thông tin chung
Mục B: Không áp dụng (thông tin bán hàng trên thị trường so sánh cho một nền kinh tế
thị trường)
Mục C: Doanh số ở thị trường Mỹ
Mục D: Dữ liệu về các yếu tố trong sản xuất
Mục E: Những ngành sản xuất thêm ở Mỹ
Phụ lục: (Ví dụ: Phạm vi)
Đối xử ―Nền Kinh tế Phi Thị trường‖
Đối xử “Nền kinh tế phi thị trường” được quy định cụ thể trong Luật Thương Mại. Thuật ngữ
„quốc gia có nền kinh tế phi thị trường‟ chỉ:
“bất kỳ nước ngoài nào mà nhà cơ quan có thẩm quyền quyết định không vận hành theo
các nguyên tắc chủ yếu về cơ cấu chi phí hay giá cả theo thị trường, khiến cho doanh số bán
hàng tại nước đó không phản ánh „giá trị công bằng‟ của mặt hàng đó”.
15


“Việc quyết định xem một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường sẽ tiếp tục giữ nguyên
hiệu lực cho đến khi bị hủy bỏ bởi cơ quan có thẩm quyền”.

Các công ty nước ngoài trong các vụ kiện chống bán phá giá có thể xin đánh giá riêng
biệt (ví dụ như Tính toán biên bán phá giá của riêng họ). Các công ty thuộc nền kinh tế phi thị
trường chỉ có thể làm điều này nếu họ chỉ ra không có bất kỳ sự kiểm soát nào của chính phủ cả
về mặt pháp lý (theo luật) và trên thực tế;
Bằng chứng pháp lý (theo luật):
• không có quy định hạn chế trong giấy phép kinh doanh và xuất khẩu
• ban hành theo luật việc kiểm soát có phân cấp
• bất kỳ bằng chứng nào khác về sự kiểm soát có phân cấp.

Chứng cứ trên thực tế:





Các công ty đặt ra giá xuất khẩu độc lập với sự kiểm soát hay chấp thuận của chính phủ
nhà xuất khẩu vẫn giữ lại tiền bán hàng và đưa ra quyết định độc lập trong việc phân bổ
lợi nhuận/thua lỗ tài chính
nhà xuất khẩu có quyền đàm phán và ký kết hợp đồng hay những thỏa thuận khác
nhà xuất khẩu có quyền tự chủ trong việc lựa chọn ban quản lý.

Quyết định cuối cùng của DOC
Sau khi xác định sơ bộ, DOC tiến hành xác minh tại chỗ những dữ liệu trong phiếu điều
tra. DOC xem xét những lập luận về pháp lý và thực tế từ bên kiến nghị và bị đơn. Các bên tham
gia có thể yêu cầu các phiên điều trần công khai hay kín để thảo luận các thông tin về vụ kiện.
Sau đó DOC sẽ xác định lần cuối xem cáo buộc về bán phá giá có thể được ủng hộ hay không
(95 % phán quyết là ủng hộ!) và biên độ bán phá giá là bao nhiêu. Khi có quyết định chính thức
sẽ tiến hành giai đoạn điều tra cuối cùng của ITC.

Cuộc điều tra và quyết định cuối cùng của ITC

Phiếu điều tra cho giai đoạn cuối cùng của cuộc điều tra sẽ được phát ra, bao gồm tất cả
các bên tham gia, bao gồm cả những bên mua hàng hóa nhập khẩu.
Một phiên điều trần công khai sẽ được tổ chức. Báo cáo Tóm tắt trước phiên điều trần
cũng được nhận. Lịch các đối tượng sẽ xuất hiện, nhân chứng… cũng được chuẩn bị trước. Các
bên sau đó trình bày lời khai có tuyên thệ. Các Ủy viên hội đồng sẽ chất vấn các bên liên quan
xem có phù hợp không.
Báo cáo Tóm tắt sau phiên điều trần sẽ được tiến hành. Nhân viên của ITC sẽ lập Dự thảo
Báo cáo cuối cùng và lấy nhận xét từ các bên. Sau đó các Ủy viên sẽ tổ chức một buổi họp báo
cáo công khai cuối cùng và bỏ phiếu. Quyết định cuối cùng sẽ được chuyển đến DOC.
16


Một số thông điệp chính: tìm hiểu về các cơ quan
• 2 cơ quan then chốt là : ITC và DOC, hoạt động một cách độc lập.
• Có cơ hội trình bày quan điểm mang tính pháp lý và kỹ thuật đến cả 2
tổ chức:
– Thông qua trình bày tại các hội nghị/ phiên điều trần
– Giải trình về những vấn đề pháp lý – kỹ thuật
– Trả lời Phiếu điều tra của cả 2 tổ chức.
– Rà soát hành chính hàng năm và rà soát đột xuất (DOC)
• ITC tập trung vào các chứng cứ về thiệt hại đối với nhà sản xuất
trong nước, DOC tập trung vào biên độ bán phá giá.
• ITC có lẽ ít thiên vị hơn cho ngành sản xuất nội địa hơn DOC

17


Một số thông điệp chính: Lấy đúng thông tin và gửi tới đúng đối tượng
càng sớm càng tốt



Cần thu thập những bằng chứng chắc chắn về “giá trị thực sự”. Cần chứng
minh vì sao chi phí sản xuất lại thấp liên quan đến tiền công thấp và/hoặc hiệu
quả sản xuất của mình, cũng như đến tính cạnh tranh của ngành.



Thông tin này phải được đưa đến đúng người đúng thời điểm:
- Bộ Phương Mại Mỹ xem xét tại biên độ bán phá giá có thể xảy ra một cách
đặc biệt dựa trên đánh giá sơ bộ trong 20 ngày.
- Có cơ hội trình bày quan điểm, tranh luận trước những quyết định sơ bộ của
Ủy ban thương mại quốc tế.
- Mặc dù, Nếu một cuộc điều tra đầy đủ được khởi xướng, những thông tin tốt
vẫn có thể ảnh hưởng đến cách tính toán biên độ bán phá giá của DOC
- Thậm chí, nếu có thất bại, có thể khiếu nại lên WTO



Để gây ảnh hưởng, thông tin đệ trình phải kịp thời, phù hợp, súc tích và chính
xác.



Bạn cần tư vấn tốt về mặt pháp lý, kết hợp với sự am hiểu về các vấn đề kinh tế
và sản xuất tại:
- Đất nước của bạn
- Đất nước của bên khiếu nại
- Đất nước được chọn làm quốc gia thay thế hay so sánh




Nếu không làm được sẽ tốn kém rất nhiều.



Bạn cần làm suy yếu luận điểm rằng sản phẩm xuất khẩu của bạn đang là
nguyên nhân gây ra vấn đề:
– Tách biệt sản phẩm của bạn với sản phẩm “tương tự” của đối phương
– Tách biệt sản phẩm của bạn càng nhiều càng tốt với hàng nhập khẩu từ các
nước khác



Bạn (hay là ai?) cần phải trình bày những luận điểm then chốt càng sớm càng
tốt trong cả quá trình để gây ảnh hưởng tới phạm vi, phương pháp luận của cuộc
điều tra.



Chuẩn bị thông tin kỹ thuật để hỗ trợ cho việc xác định giá trị thực sự tại thời
điểm DOC bắt đầu điều tra



Chia sẻ, phối hợp và hợp tác tốt sẽ dẫn đến kết quả:
– Có thông tin tốt hơn
– Có nhiều đầu vào hiệu quả hơn
– Nhất quán hơn – và chắc chắn là đáng tin cậy hơn




Đừng khước từ những phiếu điều tra – tốt hơn nên tình nguyện

18


Bài tập 3: Thông báo và gây ảnh hưởng tới cuộc điều tra.
Thảo luận những ý dưới đây. Tóm tắt kết luận vào sơ đồ hoặc trên máy vi tính
1. Tại sao định nghĩa về “các nhà sản xuất” ở c|c nước nhập khẩu lại quan
trọng trong việc đ|nh gi| “thiệt hại”?
2. Tại sao định nghĩa về “sản phẩm tương tự” lại quan trọng?
3. Bạn có nghĩ rằng c|c sản phẩm được liệt kê trong danh s|ch của vụ kiện
chống b|n gi| tôm của Mỹ có thể được x|c định như các sản phẩm tương
tự? Sử dụng c|c tiêu chuẩn của Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ.
4. Một số sản phẩm n{y, hoặc c|c dạng đặc biệt kh|c của chúng có nên bị
loại trừ không?
5. Nếu quyết định loại trừ h~y sử dụng những tiêu chuẩn của Mỹ.
Danh s|ch sản phẩm tương tự trong vụ kiện chống b|n ph| gi| tôm của Mỹ:
“tôm, được đóng hộp hay đông lạnh, đánh bắt tự nhiên hay nuôi, bỏ đầu hay
nguyên con, lột hay còn vỏ, bỏ đuôi hay không bỏ đuôi, lột chỉ hay không lột chỉ,
được luộc hay con tươi, hoặc các chế biến khác ở dạng trong hộp hay đông lạnh”
Các tiêu chí sử dụng bởi ITC để quyết định “sản phẩm tương tự”
• Tính tương đồng vật lý (kích cỡ, lo{i,v...v)
• Tính thay thế (như sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, như đầu v{o cho chế
biến, tính vụ mùa)
• Kênh ph}n phối (ví dụ để b|n lẻ, dịch vụ thức ăn, nh{ h{ng)
• Cơ sở v{ quy trình chế biến
• Nhận thức của kh|ch h{ng v{ nh{ sản xuất (ví dụ: định nghĩa tiêu
chuẩn quốc gia)
• Giá

Bài tập 4: Sản phẩm tương tự và lũy tích
Thảo luận những ý sau đây. Tóm tắt kết luận vào sơ đồ hoặc trên máy tính
1. Bạn có thể mô tả được sự kh|c biệt của sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam với c|c
quốc gia sau đ}y không? (Trung Quốc, Brazil, Ecuador, Ấn Độ, Th|i Lan, Việt Nam)? Bằng
những c|ch n{o?
2. Liệu c}u hỏi trên có h{m ý gì về c|ch tính to|n gi| trị thực sự hay không?
3. Việc chỉ ra một hay nhiều sản phẩm của bạn kh|c biệt với những sản phẩm đang được
nhập khẩu bởi c|c quốc gia kh|c như Trung Quốc v{ Th|i Lan có phải l{ quyền lợi của bạn
hay không?
4. Nếu có, trong bản tóm tắt gửi đến DOC hay ITC, bạn sẽ thực hiện điều đó như thế n{o?

19


Tính toán biên độ bán phá giá cho nền kinh tế phi thị
trường
Giá trị công bằng hay giá trị thị trường
Cách tính giá trị công bằng trong nền kinh tế phi thị trường
dựa trên giá cả và chi phí sản xuất của một quốc gia thay thế - một
nước có mức phát triển và nền kinh tế phi thị trường tương tự, là
nước sản xuất đáng kể mặt hàng đem so sánh;
DOC sử dụng các yếu tố về thông tin sản xuất từ phía bị
đơn (ví dụ như sô lượng đầu vào sử dụng để tạo ra một đơn vị đầu
ra trong suốt quá trình điều tra), và nhân những yếu tố đầu vào này
với giá thay thế từ những dữ liệu thương mại có sẵn công khai,
những ấn phẩm hay báo cáo tài chính của các nhà sản xuất tại quốc
gia thay thế. DOC cũng sử dụng dữ liệu về các chi phí gián tiếp và
lợi nhuận từ các quốc gia thay thế.
Bangladesh là nước thay thế được sử dụng trong các cuộc
điều tra về chống bán phá giá đối với Việt Nam liên quan đến mặt

hàng fillet cá đông lạnh (bổ sung bởi số liệu từ Ấn độ và
Indonesia) và mặt hàng tôm nước ấm.
Một ví dụ được đưa ra trong hình 2 dưới đây
Hình 2: Tính toán giá trị bình thường

Các yếu tố sản
xuất
DOC sử dụng các yếu tố về
thông tin sản xuất từ phía
bị đơn cùng với các thông
tin về giá cả tại thị trường
của nước thay thế nhằm
xây dựng giá trị thực sự
cho nước có nền kinh tế
phi thị trường
Yếu tố sản xuất là tổng số
lượng đầu vào (nguyên
liệu thô, lao động, năng
lượng...) được yêu cầu
nhằm sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm (ví dụ
như đầu vào/đầu ra),
được đo lường trong suốt
giai đoạn điều tra.

20


Các thực tế có
sẵn

Nếu những thông tin nộp
bởi phía bị đơn bị coi là
không hợp l{ và đáng tin
cậy, DOC có thể bỏ qua
nó và vận dụng “các thực
tế có sẵn” – ví dụ như bất
cứ thông tin nào được
cho là hợp lý. Nếu có bất
cứ chứng cứ nào chứng

Giá điều chỉnh của Mỹ
Để có một so sánh công bằng giữa giá cả của Mỹ (hoặc bên
xuất khẩu) đối với sản phẩm của Việt Nam và giá trị thị trường
hoặc giá trị công bằng theo như tính toán ở trên, giá cả của Mỹ phải
được điều chỉnh để có thể bao gồm các chi phí liên quan trong việc
bán sản phẩm từ Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Hình 3 dưới đây cho thấy các loại điều chỉnh được thực hiện,
mặc dù không phải tất cả đều liên quan đến xuất khẩu thủy sản Việt
Nam.
Hình 3: Điều chỉnh giá của Mỹ - cho nền kinh tế phi thị trường

minh phía bị đơn không
hợp tác hoặc gian dối,
DOC có thể sử dụng các
“thực tế có sẵn” bất lợi –
nói theo cách khác thì
đây là trường hợp xấu
nhất có thể xảy ra. Điều
này được thực hiện với
mục đích trừng phạt các

hành vi không hợp tác.

21


Tính toán biên độ bán phá giá
Biên độ bán phá giá có thể được tính toán đơn giản là sự khác biệt giữa giá trị ước tính thực sự
và giá do Mỹ điều chỉnh, chia cho giá của Mỹ, tức là:
Biên độ bán phá giá (%) = (giá trị công bằng- giá của Mỹ) / giá của Mỹ

22


Bài tập 5: Giá trị thực sự hoặc giá trị thị trường
Sử dụng kiến thức cá nhân, hoặc dữ liệu có sẵn trên Internet (ví du: dữ liệu chính phủ, dữ liệu
của Viện nghiên cứu, dữ liệu của VIFEP, dữ liệu của VASEP) đưa ra ước lượng về giá trị
thực sự hoặc giá trị thị trường cho sản phẩm tôm hoặc là cá da trơn theo USD/kg.
Cách tính toán của bạn nên bao gồm ước lượng về chi phí sản xuất và lợi nhuận cho các nhà
sản xuất (ví dụ: hộ nuôi hoặc ngư dân) và các nhà chế biến/xuất khẩu.
Cách tính toán của bạn nên dựa trên cả giá đầu vào và sự hiệu quả của việc sử dụng yếu tố
đầu vào (năng suất hay các yếu tố sản xuất).
Làm việc theo nhiều nhóm hoặc nhóm đơn, tùy theo sự sắp xếp của lớp.
1. Chi phí sản xuất vật liệu thô
Số lượng
Giá /kg
Chi phí/kg
được sử
đầu vào
thành phẩm
dụng/kg sản

phẩm
Đất (thuê/sở hữu)
Nước
Thực phẩm
Hóa chất
Năng lượng/nhiên liệu
Lao động
Chi phí gián tiếp *
Bán hàng, các chi phí chung và chi phí quản lý
Khác?
Tổng chi phí sản xuất(COP)
Lợi nhuận
Tổng giá trị thực sự/kg
2. Chi phí chế biến
Đất (thuê/sở hữu)
Nước
Nguyên vật liệu thô (cá/tôm)
Hóa chất
Năng lượng, nhiên liệu
Nhân công
Chi phí cố định của nhà máy*
Bán hàng, các chi phí chung và chi phí quản lý
Khác?
Tổng chi phí sản xuất/kg
Lợi nhuận
Tổng giá công bằng
*: c|c chi phí bảo trì, bảo hiểm, sụt gi|, quản lý chung…

23



Những thông điệp chính: tính biên độ bán phá giá








Đối với một nền kinh tế phi thị trường, giá thành được xem là không đáng tin cậy.
Giá trong nước được xem như là không đáng tin cậy. Các nhà chức trách sử dụng
“giá trị thực sự trừ đi giá điều chỉnh của Mỹ”
Điều đó có thể gây ra sai sót nghiêm trọng:
- Ước lượng giá nguyên vật liệu thô dựa vào nước thay thế - thường là những so
sánh không thích hợp
- Cách vận dụng biên độ lợi nhuân cao, hoặc tính chỉ số bình quân ngành tùy ý
áp dụng cho tất cả các sản phẩm.
Có thể sử dụng cách tính riêng của công ty (nếu muốn) nếu các công ty chứng
minh được sự độc lập của mình đối với sự kiểm soát/chi phối của Chính phủ
(bằng chứng)
Việc đánh giá sẽ diễn ra nghiêm khắc – thẩm tra tại chỗ.

Những thông điệp chính: Liệu có được phiên điều trần mang tính chất
công bằng không?







Mặc dù DOC có thể khước từ sự phản đối từ phía các nhà xuất khẩu, hoặc từ chối
những thông tin đệ trình không đáng tin cậy:
– Theo suy luận, những thông tin sẵn có tốt nhất có thể được sử dụng
– DOC/ITC nhận thức rõ Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO có thể
đưa ra phán quyết chống lại họ nếu các thông tin liên quan không được
xem xét
Bên cạnh đó…Nếu các thông tin không đầy đủ/ không đúng/ không nhất quán
được đưa ra, các nhà chức trách có thể sử dụng các thực tế có sẵn bất lợi, gây ra
sự tăng biên độ bán phá giá.

Nhìn chung quá trình này mang tính thiên vị và chống lại bạn. Đó là vấn đề đặt
ra cho việc giảm thiểu mức độ thiệt hại. Tuy nhiên cũng có rất nhiều cơ hội tại nhiều
thời điểm khác nhau rong quá trình tránh hoặc gây ảnh hưởng tới quá trình chống
bán phá giá: sự hiểu biết, thông tin, phân tích, trình bày, ảnh hưởng.

24


25


×