Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

KLTN pháp luật về hoàn thuế GTGT và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH TEP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.22 KB, 61 trang )

TÓM LƯỢC
Thuế GTGT là một trong những sắc thuế tiên tiến được áp dụng rộng rãi và thành
công ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Với bản chất là một loại thuế chỉ đánh trên phần
giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ... nên thuế GTGT được khẳng định như một
loại thuế có độ chính xác, hợp lý khoa học và công bằng hơn thuế TNDN, khắc phục
được tình trạng thuế chồng thuế. Bên cạnh đó, thuế GTGT cũng khuyến khích hoạt
động xuất khẩu, hoạt động đầu tư và góp phần thực hiện công bằng xã hội trong thuế.
Ở Việt Nam, Luật Thuế GTGT được Quốc hội thông qua ngày 10/05/1997 tại kỳ
họp thứ 11 Quốc hội khóa IX và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1999. Sau gần 20 năm
thực hiện, ngoài những kết quả đạt được, Luật Thuế GTGT đã bộc lộ những bất cập
nhất định, đặc biệt là những quy định về hoàn thuế GTGT. Chính vì vây, em xin tập
trung nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về hoàn thuế GTGT và thực tiễn áp dụng tại công
ty TNHH TEP” nhằm tìm ra nguyên nhân của những bất cập của quy định pháp luật về
hoàn thuế GTGT, những khó khăn trong quá trình thi hành các quy định về hoàn thuế
GTGT đồng thời tìm ra các giải pháp khắc phục những bất cập khó khăn đó.
Bài khóa luận nêu thực trạng pháp luật về hoàn thuế GTGT ở Việt Nam hiện
nay cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật hoàn thuế GTGT ở Công ty TNHH TEP;
đồng thời đưa ra những nguyên nhân ảnh hưởng tới các quy định của pháp luật cũng
như thực tiễn thực hiện công tác hoàn thuế GTGT tại Công ty. Đặc biệt cùng với một
nghiên cứu định lượng qua mẫu phiếu điều tra được thực hiện để kiểm định lại quá
trình thực hiện công tác hoàn thuế GTGT trên quan điểm của cán bộ kế toán thuế của
Công ty. Từ đó, đề xuất giải pháp góp phần cải thiện quá trình thực hiện công tác hoàn
thuế GTGT tại Công ty TNHH TEP nhằm tránh những khó khăn, vướng mắc của các
quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT.

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các Quý thầy cô Trường Đại học
Thương mại cũng như Quý thầy cô Khoa Kinh tế - Luật, những người đã trực tiếp
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, để em có được một hành trang
quý báu giúp em có thể tự tin bước vào con đường sự nghiệp sau này. Đặc biệt, em xin
1




chân thành cảm ơn cô giáo –Th.s Nguyễn Thị Nguyệt, người đã tận tình giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập tại Công ty TNHH TEP và làm khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty, các anh chị nhân
viên làm việc tại Công ty TNHH TEP đã quan tâm và giúp đỡ em trong thời gian thực
tập vừa qua. Với những vấn đề được trình bày trong bài khóa luận này, em rất mong
có thể phần nào phản ánh được thực trạng của việc thực hiện các quy định về hoàn
thuế GTGT tại công ty TNHH TEP.
Trong quá trình làm khóa luận, do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều cũng như
thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những sai sót.
Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía giáo viên hướng dẫn, các Quý thầy
cô để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn và có được những kinh nghiệm quý
báu để áp dụng trong thực tiễn làm việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đặng Ngọc Anh

MỤC LỤC

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình hoàn thuế GTGT tại Công ty TNHH TEP

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1: Quy trình hoàn thuế GTGT

3



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GTGT
TNHH
NSNN
BLHS

4

Giá trị gia tăng
Trách nhiệm hữu hạn
Ngân sách Nhà nước
Bộ luật Hình sự


LỜI MỞ ĐẦU
1

Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận
Đối với mỗi quốc gia, thuế có vai trò hết sức quan trọng và chiếm phần lớn trong
tổng doanh thu của NSNN. Việc ban hành, thực thi hiệu quả các chính sách thuế sẽ
đảm bảo ổn định nguồn thu này và thuế GTGT là một trong những loại thuế có tầm
quan trọng nhất định đối với nền kinh tế của quốc gia. Ở Việt Nam, theo thống kê của
Tổng cục thuế thì 94,8%(1) NSNN là thu từ thuế. Do đó, cần phải có phương pháp tính
thuế hợp lý nhằm đảm bải sự công bằng cho các đối tượng nộp thuế; đồng thời kết hợp
với việc hạch toán thuế tại các doanh nghiệp phải theo đúng chế độ kế toán, tài chính
mà pháp luật đã quy định.
Luật Thuế GTGT được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 10/05/1997 tại kỳ

họp thứ 11 Quốc hội khóa IX và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1999. Từ đó cho đến
nay, Quốc hội đã có 08 lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội
của đất nước vào các năm: 1999; 2000; 2001; 2002; 2003; 2005; 2008 và 2013.
Sau gần 20 năm thi hành Luật Thuế GTGT, bên cạnh những thành tựu đạt được
thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết, đặc biệt trong vấn đề hoàn
thuế GTGT. Những năm gần đây, phương tiện truyền thông đại chúng đã chính thức
công bố con số thất thoát NSNN lên tới hàng trăm tỷ đồng từ thuế GTGT. Vậy bản
chất của những con số trên là gì, nguyên nhân vì sao dẫn tới tình trạng thất thoát đó và
trách nhiệm của các bên liên quan như thế nào?
Phần lớn kết quả cho những câu hỏi trên đều là quy trách nhiệm cho công tác
hoàn thuế GTGT ở Việt Nam chưa hoàn thiện. Còn về phía ngành thuế thì lại đưa ra
câu trả lời là do doanh nghiệp trốn thuế, khai khống để được hoàn thuế, do quy định
chủ quan của pháp luật về hoàn thuế làm sai lệch bản chất của thuế GTGT. Còn về
phía doanh nghiệp, họ đánh giá cơ chế hoàn thuế hiện nay của nước ta còn quá nhiều
bất cập, từ quy định pháp luật đến thực tiễn thi hành: phải mất khoảng thời gian rất dài
1

5

() Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các chính sách thuế 2015 của Tổng Cục thuế.


từ thời điểm kê khai cho đến khi chính thức nhận được văn bản hoàn thuế, chưa kể tới
những thủ tục rườm rà, máy móc của cán bộ thuế trong khâu kiểm tra hóa đơn chứng
từ.
Hoàn thuế là một chế định hết sức tiến bộ của Luật thuế GTGT. Những chủ
trương, chính sách của Nhà nước về hoàn thuế GTGT nhằm tác động và đảm bảo tính
công bằng, bình đẳng cho các chủ thể nộp thuế; kích thích hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. Tuy nhiên,
trong thời gian qua, lợi dụng những chủ trương chính sách khuyến khích của Nhà

nước, hàng loạt cac hành vi vi phạm như: gian lận trong lập hồ sơ hoàn thuế, mua bán
hóa đơn, chứng từ... nhằm ciếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT diễn ra ngày càng tinh vi,
phức tạp, không ngừng tăng về tính chất, mức độ vi phạm. Chẳng hạn: Theo số liệu
của Tổng cục Thuế, trong giai đoạn 2007 – 2010, cơ quan thuế kiểm tra 20.800 hồ sơ
“tiền kiểm” (kiểm tra trước, hoàn thuế sau) đã phải từ chối hoàn thuế GTGT với số
tiền lên đến 1.147.425 triệu đồng(2). Công ty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn móc
nối với cựu cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang để khai
khống hơn 446,7 tỷ đồng nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế (17/11/2012-17/04/2013) (3).
Giám đốc công ty TNHH một thành viên Trương Lộc Phát (An Giang) cùng với
Nguyễn Văn Mỹ (Thành phố Hồ CHí Minh) làm thủ tục giấy tờ hợp thức hóa hồ sơ
hoàn thuế GTGT thu lợi bất chính trên 27 tỷ đồng (tháng 8/2012 – tháng 3/2013) (4). Lê
Đình Quốc – Giám đốc và Nguyễn Quang Chung – Phó giám đốc Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu SCI (Hà Tĩnh) lập công ty “ma”, trong 08 tháng mở 114 tờ khai hải
quan khống và mua hóa đơn VAT đầu vào của các doanh nghiệp rồi xin hồ sơ hoàn
thuế, chiếm đoạt 8,3 tỷ đồng (2015)(5)...
Trên đây chỉ là một số ít vụ trong số rất nhiều vụ gian lận, lừa đảo chiếm đoạt
tiền hoàn thuế GTGT ở Việt Nam. Qua đó, không ít người băn khoăn rằng: Liệu có
phải đã đến lúc Thuế GTGT bộc lộ những bất cập, nhược điểm của nó? Hay phải
chăng thuế GTGT chỉ có một ưu điểm là tránh trùng lặp thuế của thuế doanh thu trước
đây? Hoặc các nhà hoạch định chính sách của nước ta đã quá lạm dụng yếu tố chủ
quan nhằm điều chỉnh thuế GTGT mà theo họ là phù hợp với tình hình của kinh tế
Việt Nam?
Chính từ những phân tích trên đã giúp em mạnh dạn chọn đề tài: “Pháp luật về
hoàn thuế GTGT và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH TEP” làm khóa luận tốt
nghiệp. Thông qua đề tài này, em mong muốn được tiếp tục nghiên cứu pháp luật về
2

() />
29355.html


3() />4() />5() />
6


2

hoàn thuế GTGT trên nền tảng của những đề tài, công trình nghiên cứu đi trước, qua
đó phân tích, đánh giá thực trạng chung cũng như thực tiễn thực hiện tại Công ty
TNHH TEP nhằm tìm ra những hạn chế, bất cập, đồng thời đề xuất các giải pháp kiến
nghị về hoàn thuế GTGT ở Việt Nam, góp phần cải thiện chính sách thuế GTGT ở
nước ta.
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan.
Thuế GTGT là một sắc thuế quan trọng với những đóng góp tích cực vào tổng
thu ngân sách nhà nước hàng năm, trong đó, hoàn thuế GTGT là một trong những
chính sách mang tính tiến bộ đột phá của Luật Thuế GTGT. Cho tới nay, đã có nhiều
công trình nghiên cứu trao đổ về thuế GTGT, hoàn thuế GTGT và các vấn đề liên quan
ở các góc độ khác nhau. Dưới góc độ khoa học pháp lý, một số luận án luận văn cho
thấy các chuyên gia pháp lý dành nhiều thời gian cũng như công sức, trí tuệ cho mảng
khoa học pháp lý này như:
Luận văn thạc sĩ của Trần Quốc Hùng: “Pháp luật về hoàn thuế GTGT ở Việt
Nam – Thực trang và giải pháp” (2011). Đề tài này tập trung nghiên cứu một số vấn
đề nổi bật sau: Pháp luật về hoàn thuế GTGT; Đánh giá thực trạng pháp luật về hoàn
thuế GTGT ở Việt Nam; Đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế
GTGT ở Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ của Đào Thị Ngọc Ánh: “Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế
GTGT tại Việt Nam” (2011). Nội dung nghiên cứu của luận văn: Làm rõ khái niệm,
đặc điểm bản chất của thuế GTGT, khấu trừ, hoàn thuế GTGT và các quy định pháp
luật Việt Nam về thuế GTGT, khấu trừ và hoàn thuế GTGT; Đánh giá thực tiễn áp
dụng các quy định của pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế GTGT ở Việt Nam; Nhận
xét đánh giá những mặt tồn tại để có những kiến nghị góp phần khắc phục và hoàn

thiện pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế GTGT ở Việt Nam.
Với tư cách là một cơ quan quản lý về thuế, Bộ Tài chính – Tổng Cục thuế cũng
đã tiến hành nghiên cứu những quy định của các nước về hoàn thuế GTGT trước khi
áp dụng chính sách hoàn thuế GTGT mới ở nước ta, cụ thể: “Thực tiễn tại Pháp khi áp
dụng chỉ thị 2008/9/EC về các phương thức hoàn thuế cho các công ty thành lập tại
một nước thành viên”; “Thực tiễn áp dụng quy chế hoàn lại tiền thuế GTGT cho hàng
hóa và dịch vụ đủ tiêu chuẩn hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tổ chức hay
hiệp hội trong hoạt động kinh doanh tại Đài Loan”...
Ngoài những bài nghiên cứu kể trên, còn rất nhiều bài viết, các đề tài nghiên cứu
khác về thuế GTGT và hoàn thuế GTGT theo thời gian trưởng thành của Luật thuế
GTGT như: Luận văn thạc sĩ luật học của Bùi Công Quang: “Thực trạng và các giải
pháp hoàn thiện pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam” (2006); Bài viết của Lê Thị Thu
Thủy tại Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp điện tử: “Luật thuế GTGT nên thay đổi theo
7


hướng nào” (2008); Báo cáo “Kinh nghiệm cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng
của một số nước trên thế giới” của Chính phủ trình Quóc hội ngày 23/04/2013...
Đề tài về thuế GTGT và hoàn thuế GTGT luôn là vấn đề được quan tâm trên cả
thế giới. Ngoài các bài nghiên cứu trong nước, trên thế giới có rất nhiều bài nghiên
cứu, bài báo cáo về thuế GTGT và hoàn thuế GTGT. Điển hình như: Graham và
Rusell Krelove: “VAT Refunds: A Review of Country Experience”, IMF Working
Paper (2005); Ruud de Mooij and Michael Keen: “Fiscal Devaluation” and Fiscal
Consolidation: The VAT in Troubled Times” IMF Working Paper (2012); Báo cáo
“The 2011 Worldwide VAT, GST and Sales Tax Guide” của Công ty Ernst and Young
và nghiên cứu của Ruud de Mooij and Michael Keen (2012); “Fiscal Devaluation”
and Fiscal Consolidation: The VAT in Troubled Times” IMF Working paper; Ngân
hàng Thế giới: “Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống công bằng và hiệu
quả hơn” (2012)... Các bài viết, báo cáo của các tổ chức trên thế giới nhìn chung đều
nghiên cứu về quá trình cải cách chính sách thuế nói chung, thuế GTGT và hoàn thuế

GTGT nói riêng.
Đề tài khóa luận “Pháp luật về hoàn thuế GTGT và thực tiễn áp dụng tại Công ty
TNHH TEP” được lựa chọn không phải với mong muốn tìm ra được một giải pháp tối
ưu khắc phục được tình trạng thất thu từ hoàn thuế GTGT và hợp lý hóa công tác hoàn
thuế GTGT trong doanh nghiệp bởi điều này rất khó khăn, cần có thời gian và công
sức của nhiều cá nhân, tổ chức. Mà đề tài trên được chọn xuất phát từ mong muốn có
thể hiểu rõ được bản chất của công tác hoàn thuế GTGT và có thể tìm ra giải pháp góp
phần cải thiện được phần nào thực trạng nêu trên.
Với đề tài khóa luận này, từ những nghiên cứu pháp luật về thuế GTGT và hoàn
thuế GTGT, mong muốn tìm ra được những bất cập, khó khăn trong việc quy định về
hoàn thuế GTGT, đồng thời so sánh các quy định về hoàn thuế GTGT tại Luật Thuế
GTGT qua các năm, đánh giá được thực trạng hoàn thuế GTGT ở nước ta hiện nay; từ
đó đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện về mặt pháp lý, cải thiện thực tiễn thực
hiện công tác hoàn thuế GTGT trong doanh nghiệp.
Điểm mới của đề tài là đưa ra được những ví dụ thực tế cụ thể về các vi phạm
quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT; phân tích, đánh giá được những bất cập của
luật thuế GTGT cũng như các quy định về hoàn thuế GTGT thông qua việc so sánh
Luật thuế GTGT qua các lần sửa đổi, bổ sung; đồng thời phân tích được thực tiễn quá
trình áp dụng các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT tại một doanh nghiệp cụ thể,
từ đó thấy được những vướng mắc, khó khăn của các quy định pháp luật hoàn thuế
GTGT khi đưa vào thi hành trong thực tiễn. Qua đó có thể đề xuất, kiến nghị các giải
pháp hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT sát với thực tế hơn. Đây chính là những
8


3

4

đóng góp mới của đề tài mà những đề tài, công trình nghiên cứu đi trước chưa thực

hiện hay thực hiện chưa triệt để.
Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Thuế GTGT ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt trong
giai đoạn hội nhập thế giới như hiện nay. Chính vì tầm quan trọng đó, cùng với những
thành tựu đạt được cũng như những khó khăn do quá trình hội nhập của các chính
sách, quy định pháp luật, trong đó có luật thuế nên em muốn tìm hiểu về thực trạng
quy định pháp luật về thuế GTGT cũng như hoàn thuế GTGT; đồng thời tìm hiểu về
thực trạng công tác hoàn thuế GTGT tại công ty TNHH TEP – là một doanh nghiệp
vừa và nhỏ - thành phần doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam
nhằm tìm ra những bất cập của các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT cũng như
những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện công tác hoàn thuế GTGT
trên thực tế. Từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa
các quy định pháp luật về thuế GTGT nói chung cũng như các quy định về hoàn thuế
GTGT nói riêng.
Từ việc xác lập trên đây, em xin lựa chọn thực hiện đề tài: “Pháp luật về hoàn
thuế GTGT và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH TEP”.
Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ
bản về thuế GTGT, hoàn thuế GTGT; đồng thời phân tích, đánh giá những bất cập,
khó khăn của các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT cũng như thực trạng thực
hiện hoàn thuế GTGT tại Công ty TNHH TEP; từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến
nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT cũng như hoàn thiện
công tác thực hiện hoàn thuế GTGT để nền kinh tế đất nước ngày càng phát tiển bền
vững.
Thứ hai, đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về pháp luật hoàn thuế GTGT ở Việt Nam cũng như
công tác hoàn thuế GTGT tại Công ty TNHH TEP theo cách tiếp cận đối tượng, điều
kiện và các trường hợp được hoàn thuế GTGT. Bên cạnh đó, yếu tố chính sách của các
cơ quan quản lý Nhà nước được nghiên cứu như là yếu tố có tác động trực tiếp đến quá

trình hoàn thuế GTGT ở Việt Nam cũng như tại Công ty TNHH TEP
Thứ ba, phạm vi nghiên cứu:
Với đối tượng mà mục tiêu nghiên cứu như đã đề cập ở trên thì phạm vi nghiên
cứu của đề tài là:
Một là, về không gian: Khóa luận giới hạn trong việc tìm hiểu, phân tích, đánh
giá các quy định của pháp luật về hoàn thuế GTGT, đồng thời nghiên cứu thực trạng
công tác hoàn thuế GTGT tại Công ty TNHH TEP.
9


5

Hai là, về thời gian: nghiên cứu thực trạng hoàn thuế GTGT tại công ty TNHH
TEP được tiến hành trong phạm vi từ năm 2013 đến năm 2015; từ đó đề xuất các giải
pháp đến năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ được thực trạng công tác hoàn thuế tại Công ty TNHH TEP, đề tài sử
dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu sau:
Thứ nhất, phương pháp thu thập dữ liệu:
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu các quy định của pháp luật
Việt Nam về thuế và hoàn thuế GTGT; tham khảo các đề tài, công trình nghiên cứu
khoa học có liên quan; đồng thời dữ liệu thu thập được dựa vào phỏng vấn trực tiếp
cán bộ kế toán thuế, báo cáo tài chính và hóa đơn, chứng từ thuế GTGT liên quan của
Công ty TNHH TEP.
Thứ hai, phương pháp xử lý dữ liệu:
Trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập được từ phiếu điều tra, đề tài công trình nghiên
cứu liên quan cũng như báo cáo tài chính và các hóa đơn, chứng từ thuế GTGT tại
Công ty TNHH TEP, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp; phương pháp thống kê,
phân tích; phương pháp so sánh, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành với các
quy định trước đây để tìm ra ý nghĩa của các kết quả đó.

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần Tóm lược, Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Danh mục sơ
đồ hình vẽ, Danh mục từ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Kết luận, kết
cấu của khóa luận gồm:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh thuế GTGT và hoàn
thuế GTGT
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoàn thuế GTGT và thực tiễn áp
dụng tại công ty TNHH TEP
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
hoàn thuế GTGT

10


CHƯƠNG 1:
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THUẾ GTGT VÀ
HOÀN THUẾ GTGT
1
Một số khái niệm cơ bản liên quan thuế GTGT và hoàn thuế GTGT
1
Thuế GTGT
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về định nghĩa thuế GTGT ở nhiều góc độ khác
nhau. Tuy nhiên, để hiểu thế nào là thuế GTGT thì trước hết cần phải hiểu thế nào là
thuế và thế nào là GTGT.
Thứ nhất, thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các cá nhân và pháp nhân có
nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật
do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối
tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã
hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.
Thứ hai, GTGT là thuật ngữ dùng để chỉ giá trị tăng thêm được tạo ra ở mỗi

giai đoạn của quá trình sản xuất và lưu thông.
 Thuế GTGT là khoản tiền bắt buộc tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ phát sinh từ quá trình sản xuất lưu thông đến tiêu dùng mà cá nhân, tổ chức phải
nộp vào NSNN theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Pháp là nước đầu tiên trên thế
giới ban hành Luật Thuế GTGT (1954). Thuế GTGT theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur
La Valeur Ajou tée (viết tắt là TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắt là
VAT), dịch ra tiếng Việt là Thuế GTGT. Khai sinh từ nước Pháp, Thuế GTGT đã
được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc
gia áp dụng thuế GTGT trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta, tại ký họp lần thứ 11 Quốc hội khoá IX, Quốc hội nước ta đã thông
qua Luật Thuế GTGT và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01/01/1999. Từ đó cho đến
nay, Quốc hội đã có 08 lần thay thế, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế
xã hội của đất nước vào các năm: 1999; 2000; 2001; 2002; 2003; 2005; 2008 và 2013.
Theo quy định của Luật Thuế GTGT 2008 sửa đổi, bổ sung 2013 thì thuế
GTGT là một loại thuế gián thu “tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ
11


phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” (6) và được nộp vào
ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Ðây là một loại thuế đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng
hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là
giai đoạn tiêu dùng. Thuế GTGT được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do
người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.
Qua định nghĩa về thuế GTGT có thể thấy, thuế GTGT có những đặc điểm cơ
bản sau:
Một là, thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế rất lớn. Đó là mọi đối tượng
tồn tại trong xã hội, kể cả cá nhân và tổ chức đều phải chi trả thu nhập của mình để thụ
hưởng kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho xã hội. Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh

thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế, đồng thời thể hiện thái độ của
Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với trường hợp cần khuyến
khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ
không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.
Hai là, thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch
vụ. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá
trị hàng hóa dịch vụ làm cho số thuế giá trị gia tăng áp dụng trong mỗi khâu của quá
trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng. Đây là đặc
điểm cơ bản để phân biệt thuế giá trị gia tăng với những loại thuế gián thu khác. Nếu
như thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh một lần ở khâu sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa,
dịch vụ; thuế xuất – nhập khẩu chỉ đánh ở khâu xuất hoặc nhập khẩu thì thuế giá trị gia
tăng lại đánh ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa.
Ba là, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ, số thuế giá trị gia
tăng phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau. Đánh
thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước, nhập
khẩu và lưu thông hàng hóa nhập khẩu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp chỉ là
phần giá trị mới tăng thêm của khâu sau so với khâu trước nên nếu coi giá thanh toán
tính đến khi người tiêu dùng thụ hưởng hàng hóa dịch vụ đã xác định trước và không
thay đổi, các phần giá trị hàng hóa, dịch vụ có bị chia nhỏ và đánh thuế, tổng số thuế
giá trị gia tăng phải nộp qua các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị
hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải gánh chịu.
Bốn là, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử
dụng trên lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
đó. Như vậy, thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam, không đánh vào những hoạt động bên ngoài phạm vi lãnh thổ Việt
Nam. Điều kiện để hàng hóa dịch vụ là đối tượng chịu thuế của thuế GTGT: (i) Phải là
6

12


() Điều 2 – Luật Thuế GTGT 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013


2

hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam; (ii) Các
khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất đến tiêu dùng phải là
những giao dịch hợp pháp.
Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc
không thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hóa
dịch vụ nhập khẩu.
Năm là, thuế GTGT có căn cứ tính thuế là phần giá trị tăng thêm trong các khâu
của quá trình lưu thông từ sản xuất đến tiêu dùng.
Khác với thuế doanh thu, thuế GTGT chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ trong quá trình lưu thông. Trường hợp không có GTGT thì sẽ không
phải nộp thuế GTGT hoặc nếu có GTGT âm thì được hoàn thuế GTGT. Đây là điểm
ưu việt vượt trội của thuế GTGT nhằm tạo ra tính công bằng, hợp lý cho đối tượng nộp
thuế.
Đặc điểm này yêu cầu các chủ thể là đối tượng nộp thuế phải tự kiểm soát lẫn
nhau về giá trị hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo vệ lợi ích của mình.
Hệ quả của căn cứ này là nhằm khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh sử
dụng hệ thống hóa đơn chứng từ nhằm chứng minh giá trị tăng thêm làm căn cứ tính
thuế, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và nhà nước có thể kiểm soát được giá
cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường nhằm kiểm soát lạm phát và
cung cấp số liệu thống kê hợp lý cho các mục đích kinh tế khác.
Để kiểm soát được số tiền thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp, cán bộ, cơ quan
thuế không chỉ căn cứ vào hóa đơn chứng từ do phía tổ chức kinh doanh xuất trình làm
căn cứ tính thuế mà còn phải đối chiếu với hệ thống hóa đơn chứng từ của chủ thể
cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nếu kiểm soát tốt hoạt động này sẽ hạn chế tình trạng trốn
thuế GTGT nói riêng và tình trạng trốn thuế nói chung.

Sáu là, thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh trực tiếp vào đối tượng tiêu
dùng hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT. Đây là một yếu tố cấu thành trong giá cả
hàng hóa, dịch vụ, là khoản cộng thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách
khác giá cả hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT
Bảy là, thuế GTGT là loại thuế có tính trung lập cao. Tính trung lập biểu hiện ở
hai khía cạnh:
Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người
nộp thuế, bởi chủ thể nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp khoản thuế
này vào NSNN. Do vậy, thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà là
một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá tình tổ chức và phân chia quá
trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế
tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít.
Khấu trừ thuế GTGT
13


Phương pháp khấu trừ thuế GTGT là số thuế GTGT phải nộp được tính trên cơ
sở số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào.
Qua khái niệm trên, có thể đưa ra công thức tính như sau:
Số thuế GTGT phải nộp =

Số thuế GTGT đầu ra

-

Số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ

Đối với phương pháp khấu trừ thuế GTGT, số thuế được xác định một cách trực

tiếp, là hiệu số thuế của các khâu trong quá trình sản xuất lưu thông mà không phải
phần giá trị gia tăng được xác định trực tiếp qua các khâu.
Thuế GTGT đầu ra là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp thuế đã xác
định và tính trong giá bán cho người nhận hàng hóa dịch vụ (trong giá thanh toán).
Hay nói cách khác “Số thuế GTGT đầu ra chính là tổng số thuế GTGT của hàng hóa,
dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT...”(7). Phần thuế này được tính trên toàn bộ giá
trị hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Giá tính thuế của
Số thuế GTGT đầu ra =
x Thuế suất thuế GTGT
hàng hóa, dịch vụ bán ra
Thuế GTGT đầu vào xuất hiện ở khâu mua vào, được tính trong tổng giá mà
chủ thể nộp thuế đã trả để nhận được hàng hóa dịch vụ. Tương tự thuế GTGT đầu vào,
“Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chính là tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn
GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu...”(8)
Số thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng
hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng
hóa nhập khẩu.
Đối với phương pháp khấu trừ thuế, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều
kiện nhất định. Căn cứ vào phương pháp tính thuế, cơ sở kinh doanh muốn nộp thuế
theo phương pháp khấu trừ phải chứng minh được số thuế GTGT đầu vào và số thuế
GTGT đầu ra. Nếu cơ sở không chứng minh được thì không có căn cứ để khấu trừ
thuế. Để chứng minh được số thuế GTGT đầu vào và số thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh
doanh phải sử dụng đầy đủ hệ thống hóa đơn, chứng từ thanh toán theo quy định thống
nhất của Bộ Tài chính. Vì nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là phương pháp
mang lại lợi ích nhất cho đối tượng nộp thuế nên thông qua đó, nhà nước khuyến khích
các cơ sở kinh doanh sử dụng đầy đủ hệ thống hóa đơn chứng từ, góp phần làm lành
mạnh hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp nhà nước kiểm soát được GTGT của
hàng hóa, dịch vụ đang lưu thông trên thị trường. Vì vậy tại khoản 2, Điều 10 – Luật
thuế GTGT quy định: “Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh

() Điểm b), Khoản 1, Điều 10 – Luật Thuế GTGT 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013

7
() Điểm c), Khoản 1, Điều 10 – Luật Thuế GTGT 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013.
8

14


3

thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế
toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế”.
Hoàn thuế GTGT
Hoàn thuế là một nội dung quan trọng trong hệ thống chính sách thuế GTGT
của các nước. Số thuế GTGT được hoàn đối với một số nhóm nước, nhất là các nước
phát triển là khá lớn. Ở những nước như Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Nam Phi và Ca-nada, số thuế GTGT được hoàn chiếm khoảng 40% tổng số thu từ thuế GTGT. Mức hoàn
thuế GTGT ở các nước châu Á, châu Mỹ La tinh thường thấp hơn (dưới 20% tổng
thu). Thông thường quy mô hoàn thuế ở các quốc gia phụ thuộc vào các vấn đề sau: (i)
đặc điểm của nền kinh tế (mức độ tạo ra giá trị gia tăng của các ngành xuất khẩu, tỷ
trọng doanh số giữa các nhóm chịu thuế); (ii) đặc điểm của chính sách thuế GTGT áp
dụng (quy mô nhóm hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thuế 0% và số mức thuế suất);
(iii) mức độ tuân thủ của người nộp thuế và tình trạng gian lận về thuế GTGT; (iv) hệ
thống quản lý thuế. Theo đó, mức độ hoàn thuế GTGT ở những nước có độ mở cao và
tăng trưởng nhanh (có tỷ trọng các hoạt động xuất khẩu và đầu tư trong nền kinh tế
cao) và các nước có hệ thống quản lý thuế hiện đại thường cao hơn các quốc gia
khác(9).
Ở Việt Nam, Luật thuế GTGT 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 không đưa ra
khái niệm cụ thể về hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên có thể xem xét khái niệm hoàn thuế
GTGT dưới nhiều góc độ khác nhau.

Qua thực tiễn pháp luật cho thấy “Hoàn thuế GTGT là việc Ngân sách nhà
nước trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số
tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa
được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng
của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế”.
Dưới góc độ doanh nghiệp, hoàn thuế GTGT chính là việc doanh nghiệp nhận
lại số tiền thuế ứng trước từ phía Nhà nước.
Dưới góc độ thực tiễn, hoàn thuế GTGT thực chất là không đánh thuế mặt hàng
đó (thuế GTGT 0%). Tuy nhiên, trước khi loại mặt hàng đó được xuất ra khỏi kho thì
vẫn phải xuất hoá đơn bán sau đó sẽ được khấu trừ và hoàn trả lại cho người bán. Do
đó, hoàn thuế được coi là một khoản chi của NSNN. Nếu theo quan điểm hoàn thuế là
hệ quả của hành vi khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì hoàn thuế chỉ đơn thuần là một biện
pháp kỹ thuật trong công tác hành thu; nếu theo quan điểm hoàn thuế GTGT mang tính
chất ưu đãi tài trợ của nhà nước thì lại là biện pháp nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã
hội của nhà nước.

9

15

() Graham và Rusell Krelove: “VAT Refunds: A Review of Country Experience”. IMF Working Paper (2005).


Như vậy, trên mỗi góc độ khác nhau, hoàn thuế GTGT có cách hiểu khác nhau.
Tuy nhiên, dù là cách hiểu nào thì công tác hoàn thuế GTGT vẫn được thực hiện theo
quy trình sau:

Cơ sở sản
xuất kinh
doanh


Đăng ký nộp thuế
Nộp thuế
Quyết toán thuế

Cơ quan
thuế

Hồ sơ đề nghị hoàn thuế
Hoàn thuế

Sơ đồ 1: Quy trình hoàn thuế GTGT
Như vậy, hoàn thuế là việc hoàn trả lại số tiền thuế nộp thừa cho tổ chức, cá nhân
nộp thuế khi tổ chức cá nhân đó đáp ứng đủ các điều kiện: (i) Nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ thuế; (ii) Nộp thuế và có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải
nộp.
Hoàn thuế GTGT là một thuận lợi mà Nhà nước đã tạo ra cho các doanh nghiệp
hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu. Người
tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ không thể được hoàn lại thuế
GTGT khi mua hàng, nhưng các doanh nghiệp thì có thể được hoàn lại thuế GTGT đối
với nguyên vật liệu và dịch vụ mà họ mua để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ tiếp theo
để trực tiếp hay gián tiếp bán cho người sử dụng cuối.
Qua những phân tích trên có thể thấy hoàn thuế GTGT có những đặc điểm cơ
bản sau:
Một là, chủ thể được hoàn thuế GTGT là những đối tượng nộp thuế GTGT theo
quy định của pháp luật(10). Theo đó, chỉ những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
hàng hóa dịch vụ chịu thuế và các tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế
GTGT thì mới là đối tượng được hoàn thuế GTGT. Thực chất việc hoàn thuế GTGT là
việc Nhà nước trả lại đối tượng nộp thuế một khoản tiền thuế tương ứng với số tiền
thuế mà chủ thể đó đã nộp thừa. Do đó, đối tượng nộp thuế có quyền làm đơn yêu cầu

cơ quan thuế hoàn lại số tiền thuế nộp thừa đó. Tổ chức, cá nhân thuộc diện nộp thuế
GTGT nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước thì cũng không thuộc
diện được hoàn thuế GTGT.
10

16

() Điều 4 – Luật Thuế GTGT 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013.


4

Hai là, hoàn thuế GTGT là một thủ tục pháp lý đặc biệt do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền thực hiện nhằm trả lại cho tổ chức, cá nhân một khoản tiền thuế mà họ đã
nộp thừa vào NSNN.
Ba là, hoàn thuế GTGT là một quan hệ pháp luật giữa một bên là cơ quan thuế có
thẩm quyền và một bên là chủ thể nộp thuế theo quy định pháp luật. Hoàn thuế GTGT
là quá trình chuyển quyền sở hữu đối với một khoản tiền nhất định. Tổ chức cá nhân
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, đây là quá trình chuyển quyền sở hữu một khoản tiền
thuế vào NSNN. Sau đó, tổ chức, cá nhân này căn cứ vào quy định của pháp luật hoàn
thuế GTGT hiện hành, nếu đáp ứng điều kiện thì sẽ nộp đơn tới cơ quan thuế có thẩm
quyền để yêu cầu được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa. Xét về bản chất thì hoàn thuế là
quá trình Nhà nước chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho tổ chức cá nhân thỏa mãn
các điều kiện hoàn thuế GTGT theo quy định pháp luật. Việc hoàn thuế GTGT được
thực hiện bằng một quyết định của cơ quan thuế có thẩm quyền.
Bốn là, Nguồn tài chính để thực hiện hoàn thuế GTGT được trích lập từ số tiền
thuế GTGT đã thu, được gọi là quỹ hoàn thuế GTGT. Quỹ này do cơ quan tài chính
thành lập và sử dụng vào mục đích hoàn thuế GTGT cho chủ thể nộp thuế theo quy
định của pháp luật. Những quy định cụ thể về quỹ hoàn thuế GTGT được Bộ Tài chính
hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 150/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn về lập, quản lý và việc thực hiện hoàn thuế từ Quỹ hoàn thuế GTGT.
Năm là, căn cứ để được xét hoàn thuế GTGT là bộ hồ sơ hoàn thuế GTGT. Hồ sơ
hoàn thuế GTGT phải do chính chủ thể nộp thuế GTGT chuẩn bị hợp lệ theo quy định
của pháp luật nhằm chứng minh sự thỏa mãn các điều kiện được xét và chấp nhận
hoàn thuế. Hồ sơ hoàn thuế GTGT được quy định cụ thể tại Điều 58 Luật Quản lý thuế
2006(11) và Điều 49 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính
phủ.
Ý nghĩa của việc quy định hoàn thuế GTGT
Việc quy định hoàn thuế GTGT là rất cần thiết, không chỉ có ý nghĩa to lớn đối
với cá nhân, đơn vị sản xuất kinh doanh mà còn đối với nền kinh tế quốc gia, bởi sự
phát triển của nền kinh tế chính là hoạt động có hiệu quả của các tổ chức, cá nhân.
Điều này được thể hiện qua:
Thứ nhất, việc hoàn thuế GTGT đã phát huy tính tự giác cao của doanh nghiệp,
bởi nếu muốn được hoàn thuế GTGT doanh nghiệp buộc phải thực hiện đầy đủ các chế
độ hóa đơn chứng từ, ghi rõ số thuế đầu vào, đầu ra để cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền làm căn cứ xét hoàn thuế.
11

17

() Được sửa đổi bổ sung tại Khoản 17, Điều 1 – Luật Quản lý thuế 2012.


5

1

Thứ hai, hoàn thuế GTGT tạo điều kiện về tài chính cho các doanh nghiệp khi

gặp khó khăn. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ vì những
doanh nghiệp này thường có vốn ít, thường xuyên gặp khó khăn trong quá trình huy
động vốn.
Thứ ba, hoàn thuế GTGT góp phần khuyến khích xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu
được hưởng thuế xuất 0% (hoàn thuế đầu vào). Điều này góp phần giúp doanh nghiệp
có điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế.
Thứ tư, hoàn thuế GTGT giúp tránh sự trùng lặp trong quá trình thu thuế thông
qua việc khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT qua mỗi khâu sản xuất, lưu thông. Chính điều
này giúp doanh nghiệp có điều kiện giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí, gia
tăng doanh số bán hàng.
Thứ năm, hoàn thuế GTGT khuyến khích tổ chức, cá nhân mở rộng đầu tư sản
xuất kinh doanh.
Thứ sáu, việc hoàn thuế đối với các doanh nghiệp sử dụng vốn ODA, sử dụng
viện trợ đã thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết khó khăn về vốn
cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, việc ban hành các quy định về hoàn thuế GTGT giúp đảm bảo tính
công bằng, bình đẳng cho các chủ thể nộp thuế, góp phần buộc các đối tượng nộp thuế
thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn chứng từ; đồng thời hoàn thuế GTGT cũng thể
hiện tính minh bạch, ưu việt của chính sách thuế gián thu.
Mối liên hệ giữa khấu trừ và hoàn thuế GTGT
Khấu trừ và hoàn thuế GTGT có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khấu trừ thuế
GTGT là cơ sở cho việc áp dụng hoàn thuế GTGT, bởi doanh nghiệp muốn được hoàn
thuế GTGT thì phải áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Mặt khác, hoàn thuế
GTGT sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có thể được lấy lại khoản tiền mình đã nộp thừa
cho NSNN mà chưa được khấu trừ hết.
2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh hoàn thuế GTGT
Cơ sở ban hành
Xét một cách tổng quát, hoàn thuế GTGT góp phần kích thích hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung, đặc biệt khuyến
khích hoạt động xuất khẩu, tạo nguồn thu lớn cho NSNN; đồng thời góp phần buộc

các đối tượng nộp thuế thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật.
Chúng ta đều biết rằng, tiền có giá trị về mặt thời gian, giá trị đồng tiền sẽ có sự
thay đổi tăng lên hay giảm đi theo thời gian phụ thuộc cách sử dụng của mỗi người.
Thuế GTGT được xác định bằng thuế GTGT đầu ra trừ đi thuế GTGT đầu vào. Tuy
nhiên có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tính trạng thuế âm, nghĩa là số thuế mà doanh
nghiệp đáng lẽ phải nộp nhỏ hơn số thuế doanh nghiệp đã nộp trên thực tế (trong kỳ
hay trong tháng/ quý). Như vậy, số thuế âm sẽ nằm “chết” trong kho bạc Nhà nước,
18


trong khi nhu cầu về vốn đối với doanh nghiệp luôn luôn là vấn đề cấp thiết. Vì vậy,
vấn đề đặt ra là làm thế nào để số tiền “chết” đó có thể giúp đỡ doanh nghiệp trong
việc huy động và sử dụng nguồn vốn? Chính vì vậy, để giải quyết nhu cầu cấp thiết về
nguồn vốn cho các doanh nghiệp và tránh tình trạng dòng tiền bị “chết”, Nhà nước đã
nghiên cứu và đưa ra các quy định về hoàn thuế GTGT.
Thông qua hoàn thuế GTGT, Nhà nước mong muốn đảm bảo tính công bằng,
bình đẳng cho các chủ thể nộp thuế, góp phần kích thích hoạt động sản xuất kinh
doanh; thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, thông qua hoàn thuế, Nhà nươc cũng mong muốn gúp
doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trong quá trình huy động vốn để sản xuất kinh doanh.
Với số tiền thuế được hoàn lại góp phần giúp doanh nghiệp có thêm vốn để thúc đẩy
hoạt động kinh doanh, làm cho quá trình kinh doanh được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Xét một cách tổng quát, hoàn thuế GTGT góp phần kích thích hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung, đặc biệt khuyến
khích hoạt động xuất khẩu, tạo nguồn thu lớn cho NSNN; đồng thời góp phần buộc
các đối tượng nộp thuế thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật cũng như đảm bảo tính minh bạch của chính sách thuế gián thu.
Như vậy, ban hành cơ chế hoàn thuế cũng như các quy định về hoàn thuế là
một công việc cần thiết. Qua quá trình thực hiện, hoàn thuế GTGT ngày càng thể hiện

sự đúng đắn của Nhà nước ta, giúp DN Việt Nam có điều kiện cạnh tranh về giá cả với
các hàng hoá trên thị trường quốc tế.
2

1

Nội dung pháp luật điều chỉnh hoàn thuế GTGT
Pháp luật về hoàn thuế GTGT điều chỉnh mối quan hệ giữa một bên là Nhà nước
(đại diện là cơ quan thuế) và một bên là chủ thể yêu cầu hoàn thuế. Quan hệ này xuất
hiện khi có sự kiện pháp lý là đơn yêu cầu hoàn thuế GTGT của cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp có quyền này.
Quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT là hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành trong lĩnh vực thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng. Cụ thể: các
quy định về đối tượng, điều kiện, các trường hợp được hoàn thuế; trình tự, thủ tục
hoàn thuế; quy trình, thời hạn giải quyết hoàn thuế; hóa đơn, chứng từ hoàn thuế; tranh
chấp và giải quyết tranh chấp hoàn thuế GTGT.
Như vậy, pháp luật về hoàn thuế GTGT được hiểu là tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh mối quan hệ phát sinh giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm
quyền một bên là chủ thể có quyền yêu cầu hoàn thuế. Cụ thể như sau:
Đối tượng và những trường hợp được hoàn thuế GTGT
Hoàn thuế GTGT chỉ áp dụng cho các chủ thể chịu thuế, nộp thuế GTGT theo
quy định của pháp luật. Đối tượng được hoàn thuế GTGT chính là những cơ sở sản
xuất, kinh doanh chịu thuế, nộp thuế GTGT theo quy định được hoàn thuế GTGT, trừ
19


2

3


những đối tượng không được hoàn thuế theo quy định hiện hành của pháp luật thuế
GTGT.
Luật thuế GTGT nước ta quy định rằng, việc hoàn thuế GTGT chỉ quyết định đối
với các doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp khấu trừ, không phải bất cứ doanh
nghiệp nào cũng được xét hoàn thuế. Tuy nhiên, không phải tất cả doanh nghiệp nộp
thuế theo phương pháp khấu trừ đều được hoàn thuế, mà chỉ những doanh nghiệp có
số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra sẽ được xét hoàn thuế theo đúng quy định của
pháp luật thuế GTGT. Khi các doanh nghiệp thuộc đối tượng được xét hoàn thuế
GTGT thì có quyền nộp hồ sơ và yêu cầu cơ quan thuế xem xét giải quyết theo đúng
trình tự, thủ tục mà Luật Thuế GTGT đã quy định.
Mỗi quốc gia khi xây dựng các quy định về hoàn thuế GTGT đều nghiên cứu kỹ
lưỡng danh mục những đối tượng được hoàn thuế GTGT bởi hoàn thuế GTGT là việc
cơ quan thuế ra quyết định trả lại số tiền thuế GTGT đã nộp vượt quá của chủ thể nộp
thuế. Chính vì thế, nếu không xem xét kỹ lượng các đối tượng được hoàn thuế sẽ gây
thâm hụt nguồn thu của NSNN cũng như gây ra sự bất bình đẳng cho các đối tượng
nộp thuế. Quy định này một phần nâng cao tính tự giác của doanh nghiệp trong kê khai
thuế, một phần nhằm hoàn thiện hơn hệ thống sổ sách kế toán.
Pháp luật về thuế GTGT không quy định từng đối tượng cụ thể được hoàn thuế
mà chỉ quy định các trường hợp được hoàn thuế. Các trường hợp được hoàn thuế này
được quy định tại Điều 18 – Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ
Tài chính Hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Điều 10 – Nghị định số
209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều Luật Thuế GTGT.
Thực tế hiện nay cho thấy, các cơ sở kinh doanh không có hoạt động xuất khẩu
hoặc có xuất khẩu nhưng giá trị thấp, thì dù số thuế đầu vào trong tháng phát sinh cao
đến mấy vẫn không được hoàn thuế theo tháng mà phải chờ đủ 12 tháng. Điều này làm
cho vốn của doanh nghiệp bị lưu lại khá lâu, gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh
doanh tiếp theo. Đây là một hạn chế rất lớn của quy định hoàn thuế GTGT.
Điều kiện hoàn thuế GTGT
Điều kiện hoàn thuế GTGT chính là những quy định đặt ra để các doanh nghiệp

thuộc diện được hoàn thuế GTGT phải đáp ứng khi muốn được cơ quan thuế có thẩm
quyền xem xét hoàn thuế. Khi đáp ứng những điều kiện này, các doanh nghiệp sẽ nộp
hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền và được xem xét hoàn thuế GTGT.
Luật thuế GTGT hiện hành không quy định cụ thể điều kiện hoàn thuế GTGT
chung cho mọi trường hợp mà chỉ quy định điều kiện riêng cho từng trường hợp hoàn
thuế. Tuy nhiên, qua các quy định hiện hành về hoàn thuế GTGT và thực tiễn áp dụng,
có thể thấy điều kiện hoàn thuế GTGT bao gồm: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và
thanh toán qua ngân hàng.
Quy trình, thời hạn giải quyết hoàn thuế GTGT
20


4

5

Quy trình giải quyết là thứ tự để đưa một vấn đề đến kết quả, không còn trở ngại
khó khăn nữa. Từ đó ta có thể hiểu quy trình giải quyết hoàn thuế GTGT chính là thứ
tự để cơ quan thuế có thẩm quyền xem xét và đưa ra kết quả hoàn thuế GTGT đối với
doanh nghiệp.
Nhằm thống nhất thủ tục hành chính trong các quy định của pháp luật về hoàn
thuế, Tổng cục thuế đã ban hành quyết định về quy trình hoàn thuế GTGT nhằm tạo ra
định hướng cho cơ quan thuế trong quá trình giải quyết hoàn thuế GTGT cho doanh
nghiệp(12).
Thời hạn giải quyết là khoảng thời gian xác định để đưa ra kết quả của một vấn
đề nào đó. Vậy, thời hạn giải quyết hoàn thuế GTGT chính là khoảng thời gian để cơ
quan thuế có thẩm quyền xem xét và quyết định các trường hợp được hoàn thuế GTGT
theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Hồ sơ hoàn thuế GTGT
Hồ sơ hoàn thuế GTGT là những giấy tờ mà doanh nghiệp cần phải có khi có yêu

cầu hoàn thuế. Đây chính là cơ sở để cơ quan thuế có thẩm quyền kiểm tra thuế
GTGT, là căn cứ để xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra để xác định số thế GTGT
được hoàn lại.
Thủ tục hoàn thuế GTGT rất phức tạp, phải mất nhiều thời gian, công sức, chi
phí cho một bộ sơ hoàn thuế. Nếu không năm rõ các quy định của pháp luật thuế
GTGT, không có kinh nghiệm về hoàn thuế GTGT thì việc hoàn thuế GTGT có thể
phải kéo dài, gây khó khăn cho chủ thể được hoàn thuế GTGT.
Giải quyết tranh chấp hoàn thuế GTGT
Tranh chấp hoàn thuế GTGT là những tranh chấp trong lĩnh vực hoàn thuế, được
hiểu là những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ hoàn thuế
GTGT, hay nói cách khác tranh chấp hoàn thuế GTGT là tình trạng pháp lý đặc biệt
của quan hệ pháp luật giữa một bên là cơ quan thuế và một bên là đối tượng được hoàn
thuế GTGT. Trong đó, các bên bày tỏ những bất đồng, xung đột mâu thuẫn về ý chí,
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng hành vi khiếu nại hay khởi kiện theo quy
định của pháp luật.
Giải quyết tranh chấp hoàn thuế GTGT chính là việc cơ quan có thẩm quyền dựa
trên cơ sở pháp lý (các văn bản pháp luật về hoàn thuế GTGT và những văn bản pháp
luật có liên quan) để xem xét và đưa ra kết quả cho các xung đột, mâu thuẫn hoàn thuế
GTGT.
Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận những trường hợp khiếu nại, khởi kiện liên
quan đến hoàn thuế GTGT mà tranh chấp phát sinh giữa các bên chủ thể yêu cầu hoàn
12() Quy trình hoàn thuế (Ban hành kèm theo Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế) và Công
văn số 3228/TCT-KK ngày 12/08/2014 của Tổng cục Thuế sửa đổi, bổ sung một số điểm tại quy trình hoàn thuế ban hành kèm theo quyết
định số 905/QĐ-TCT ngày 01/07/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

21


3


1
1

thuế và một bên là cơ quan thuế trong quá trình hoàn thuế GTGT. Giải quyết tranh
chấp liên quan đến hoàn thuế GTGT theo thủ tục khiếu nại hành chính mà thực chất là
việc giải quyết tranh chấp bằng con đường tự thương lượng, hòa giải giữa các bên.
Giải quyết tranh chấp liên quan đến hoàn thuế GTGT theo thủ tục tố tụng thì tại tòa
hành chính.
Yêu cầu, nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh hoàn thuế GTGT
Cơ quan thuế nhà nước có thẩm quyền và ngay cả doanh nghiệp khi thực hiện
chính sách về hoàn thuế GTGT thì đều phải áp dụng đầy đủ, nghiêm chỉnh, đảm bảo
tính pháp chế đối với pháp luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn nói riêng và hệ
thống pháp luật về thuế của nhà nước nói chung.
Tóm lại, hoàn thuế GTGT là một chế định hết sức tiến bộ của pháp luật thuế
GTGT. Hoàn thuế GTGT giữ vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo tính công
bằng, bình đẳng cho các chủ thể nộp thuế; kích thích đẩy mạnh hoạt động sản xuất
hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu.

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOÀN THUẾ GTGT VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH TEP
Khái quát hệ thống pháp luật điều chỉnh hoàn thuế GTGT
Khái quát hệ thống pháp luật điều chỉnh hoàn thuế GTGT
Hoàn thuế GTGT là một vấn đề lớn, hết sức phức tạp và mang tính thời sự cao.
Hoàn thuế là công việc hoàn toàn mới và nhiều phức tạp đối với toàn ngành thuế cũng
22


như với doanh nghiệp. Thực tế các quy định về hoàn thuế GTGT đã được sửa đổi bổ
sung nhiều lần để phù hợp với thực tiễn.

Thuế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế giai đoạn 1 (năm
1990), áp dụng thử nghiệm năm 1993 ở 11 đơn vị (ngành đường, dệt, xi măng). Qua
một thời gian thực hiện thử nghiệm, Luật Thuế GTGT số 57/1997/L-CTN lần đầu tiên
được ban hành vào ngày 10/5/1997, chính thức đưa vào áp dụng từ 1/1/1999 thay thế
cho thuế doanh thu.
Thời kỳ đầu khi Luật thuế GTGT mới ra đời, công tác hoàn thuế GTGT được
thực hiện theo Luật thuế GTGT 1997 và thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày
27/06/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày
11/05/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT. Trong thời kỳ
này, quy trình hoàn thuế GTGT được thực hiện theo chế độ “kiểm tra trước, hoàn thuế
sau”, nghĩa là khi đối tượng nộp thuế nộp hồ sơ xin hoàn thuế, cơ quan thuế tiến hành
kiểm tra chi tiết hồ sơ hoàn thuế trước rồi sau đó khi thấy hồ sơ hợp lệ mới tiến hành
làm thủ tục chấp thuận hoàn thuế cho đối tượng đó. Điều này khiến cho quá trình hoàn
thuế cho doanh nghiệp bị chậm trễ, gây ảnh hưởng tới quá trình đầu tư sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cải cách thuế giai đoạn 2; bắt đầu từ năm 1996 và
dự kiến kết thúc vào năm 2005, thời điểm Việt Nam chính thức ra nhập vào khu mậu
dịch tự do ASEAN. Việc xây dựng, ban hành Luật thuế GTGT được coi là một trong
những sự kiện quan trọng của cải cách thuế trong giai đoạn này và sẽ kết thúc bằng
việc xây dựng một hệ thống thuế có khả năng hội nhập cao. Theo đó, Luật thuế GTGT
ngày càng được sửa đổi sao cho phù hợp với tình hình phát triển đất nước, đồng thời
mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc quay vòng vốn, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh việc sửa đổi Luật thuế GTGT,
Nhà nước cũng đồng thời sửa đổi các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT
sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.
Nhằm cải cách thủ tục hành chính thuế, đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế,
giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số
93/1999/TT-BTC ngày 28/07/1999 về hoàn thuế GTGT. Theo tinh thần của Thông tư
này, quy trình hoàn thuế được thay đổi và thực hiện theo chế độ “hậu kiểm” (hoàn
thuế trước, kiểm tra sau). Việc thực hiện công tác hoàn thuế GTGT theo chế độ “hậu

kiểm” đã đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế hơn trước, giúp doanh nghiệp có thể quay vòng
vốn nhanh hơn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Xuyên suốt từ khi Luật thuế GTGT 1997 ra đời cho đến nay đã có 08 lần sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước vào các năm: 1999;
23


2
1

2000; 2001; 2002; 2003; 2005; 2008 và 2013. Cùng với đó là sự ra đời của rất nhiều
các văn bản hướng dẫn nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh
doanh. Hiện nay các quy định về hoàn thuế GTGT đã có nhiều thay đổi cho phù hợp
với thực tiễn công tác hoàn thuế GTGT cũng như tình hình phát triển kinh tế ở nước
ta.
Ngoài Luật thuế GTGT 2008 sửa đổi, bổ sung 2013 và các văn bản hướng dẫn
Luật thuế GTGT thì công tác hoàn thuế GTGT ở nước ta còn chịu sự điều chỉnh của
các văn bản pháp luật sau: Luật Quản lý thuế 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Quản lý Thuế (2012); Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thi hành; Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 quy định về áp dụng quản
lý rủi ro trong quản lý thuế; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ
về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia; Thông tư 127/2015/TT-BTC ngày 21/8/2015 của Bộ Tài chính
hướng dẫn cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý
đối với doanh nghiệp; Công văn 12485/BTC-TCT ngày 18/9/2013 về việc tăng cường
công tác quản lý thuế, hải quan liên quan đến hoàn thuế GTGT hàng hoá xuất khẩu
qua biên giới đất liền; Công văn số 10024/BTC-TCT ngày 22/7/2014 về một số biện
pháp tăng cường công tác quản lý thuế, hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu qua biên
giới đất liền...
Như vậy có thể thấy, qua thời gian, vấn đề hoàn thuế GTGT ngày càng được

quan tâm và đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc áp dụng các
quy định trong việc thực hiện công tác hoàn thuế GTGT.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đến thực thi pháp luật hoàn thuế GTGT
Nhân tố khách quan
Thứ nhất, đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước.
Bản chất của hoàn thuế GTGT là một khoản chi của NSNN. Vì vậy, hoàn thuế
GTGT là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra, được quy định
nhằm phục vụ chính sách phát triển kinh tế và chính sách thuế ở Việt Nam. Xuất phát
từ mục đích này mà việc thực thi pháp luật hoàn thuế GTGT chịu sự ảnh hưởng không
nhỏ bởi đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
Để thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại, nâng cao vị thế
trên trường quốc tế, cải thiện đời sống nhân dân thì Nhà nước ta phải có một chính
sách thuế hợp lý chặt chẽ, đặc biệt là chính sách hoàn thuế GTGT. Bởi chính sách
hoàn thuế có tác động trực tiếp đến NSNN nên trong quá trình luật hóa cũng như thực
tiễn cần phải nghiêm túc thực hiện để đảm bảo sự ổn định NSNN cũng như sự công
bằng đối với chủ thể nộp thuế. Hiện nay quy định của Luật thuế GTGT 2008 sửa đổi,
bổ sung 2013 cùng với những văn bản hướng dẫn đã thể hiện khá tốt việc thể chế hóa
24


chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Nếu như không có những quy
định chặt chẽ về điều kiện hoàn thuế như thế này thì sẽ gây rối loạn công tác hoàn thuế
GTGT cũng như gây bất bình đẳng cho các đối tượng nộp thuế. Vì vậy, có thể nhận
thấy rằng đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có tác động
trực tiếp tới việc thực thi pháp luật hoàn thuế GTGT.
Thứ hai, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bên cạnh những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước,
thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng là một trong những nhân tố có
ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực thi pháp luật hoàn thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay.

Sự phát triển của kinh tế - xã hội cũng có tác động nhất định đến việc thực thi
pháp luật về hoàn thuế GTGT. Nước ta đã và đang bước trên con đường kinh tế thị
trường với nhiều thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của VN năm
2015 tăng 6,68% so với năm trước, cao hơn mục tiêu 6,2% mà Quốc hội đề ra và cao
nhất trong vòng 5 năm qua. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 162 tỷ USD, tăng 8,1%
so với kết quả của năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
ước tính đạt 115,1 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 70,9% tổng
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 9,3 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng
xuất khẩu chung(13).
Qua các số liệu thống kê ở trên có thể thấy mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội đều
có sự tiến bộ rõ rệt kể từ khi Luật Thuế GTGT được sửa đổi năm 2013. Ngày càng có
nhiều hàng hóa, dịch vụ được sinh ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
ngày càng phát triển. Nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư sản xuất của doanh nghiệp
phát triển hơn nữa, Nhà nước đã đề ra chính sách hoàn thuế GTGT với một số mặt
hàng để khích lệ doanh nghiệp gia tăng sản xuất, đặc biệt hoạt động xuất khẩu. Ngược
lại, nếu tình hình kinh tế - xã hội khó khăn thì việc thực thi pháp luật hoàn thuế GTGT
sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu. Bởi khi nền kinh tế không phát triển thì nguồn thu
NSNN sẽ giảm, dẫn tới tình trạng chi NSNN cũng trở nên khó khăn, ngặt nghèo hơn,
mỗi một khoản chi cũng sẽ phải tính toán chặt chẽ hơn. Tình trạng này dẫn tới hiệu
quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, trong khi áp lực cạnh tranh trên thị
trường quốc tế và cả thị trường trong nước ngày càng trở nên gay gắt hơn. Như vậy, sự
phát triển của nền kinh tế sẽ cóc tác động trực tiếp đến việc thực thi công tác hoàn thuế
GTGT.
Thứ ba, chi phối bởi yêu cầu thu, chi NSNN.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN và hoàn thuế cũng là một trong những
nguồn chi thường xuyên của NSNN. Hiện nay, kinh tế đối ngoại chịu sức ép của quan
hệ “mua bán sòng phẳng”, thuế GTGT ngày càng trở thành công cụ quan trọng góp
phần tích cực giảm bội chi NSNN, giảm lạm phát, ổn định tình hình kinh tế - xã hội,
13


25

() />

×