Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG NHÀ DÂN DỤNG NHÀ CAO TẦNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.75 KB, 54 trang )

Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

CHỈ DẪN KỸ THUẬT

I. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG:
TCVN 4055:2012 – Công trình xây dựng – Tổ chức thi công.
1. Giao nhận mặt bằng, triển khai tim mốc:
- Xác lập hệ thống mốc định vị chuẩn phục vụ thi công: mốc tọa độ, mốc cao độ.
- Triển khai hệ thống tim mốc phụ và tim trục các hạng mục công trình từ hệ thống
mốc chuẩn trên bằng máy trắc đạc và máy thủy chuẩn.
- Các mốc được thiết lập bằng BTCT hoặc gởi vào các công trình lân cận phải đảm bảo
chính xác, dễ thấy.
2. Tổ chức mặt bằng thi công:
2.1.Dọn dẹp mặt bằng:
- Các gốc cây phải được đào và nhặt bỏ hết rễ
- Các bụi cây, cỏ phải được phát quang
- Các vật phế thải, rác thải (nếu có) phải được thu dọn đưa ra khỏi mặt bằng
- Việc dọn mặt bằng phải được giám sát và nghiệm thu như đối với các công tác xây
dựng khác.
2.2.Công tác chuẩn bị:
- Tổng mặt bằng tổ chức thi công bao gồm việc bố trí các hạng mục công trình tạm, hệ
thống kho bãi tạm, hệ thống tuyến đường thi công tạm, …
- Toàn bộ các hạng mục phục vụ thi công phải được thể hiện trên tổng mặt bằng bố trí
như sau :
+ Văn phòng công trường
+ Kho vật tư tạm
+ Bãi tập kết dàn giáo, ván khuôn
+ Bãi chứa vật liệu rời
+ Bãi gia công cốt thép, đúc cấu kiện BTCT
+ Khu vực tập kết phương tiện thi công cơ giới
+ Nguồn cung cấp điện, nước tạm


+ Bố trí trang bị chữa cháy, phương tiện liên lạc
+ Nhà bảo vệ, cổng ra vào chính
+ Khu vệ sinh tạm trong công trường
+ Thoát nước công trường
2.3. Làm hàng rào tạm, biển hiệu, biển báo:
- Nhà thầu sẽ tiến hành cách ly khu vực thi công với xung quanh bằng hệ thống
hàng rào tạm bao quanh công trình. Hệ thống hàng rào tạm được cấu tạo thành các
mảng định hình để có thể dễ dàng lắp đặt và dỡ bỏ sau khi thi công xong phần xây dựng
tường rào.
- Nhà thầu cũng sẽ bố trí các bảng hiệu có quy cách và nội dung tuân thủ đúng yêu
cầu của Hồ sơ mời thầu và theo thỏa thuận với Kỹ sư tại hiện trường bao gồm (không
giới hạn) các thông tin sau:
- Tên và phối cảnh công trình.
- Tên gói thầu.
-

1


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

- Chủ đầu tư.
- Tổ chức Tư vấn Thiết kế.
- Tổ chức Tư vấn Giám sát.
- Tên Nhà thầu.
Nhà thầu cam kết rằng chỉ tiến hành quảng cáo về Nhà thầu trên trên phần hàng rào
tạm khi có sự đồng ý của Chủ đầu tư.
Ngoài ra Nhà thầu sẽ dựng các biển cảnh báo cho người và phương tiện qua lại
nhằm đảm bảo an toàn về người và thiết bị khi thi công. Cụ thể:
 Tại các lối vào Nhà thầu sẽ đặt bảng nội quy, biển báo quy định những người

có nhiệm vụ được vào trong công trường.
 Biển báo tại những nơi nguy hiểm như: Trạm điện, khu vực cẩu, di chuyển
các cấu kiện, để những người không có trách nhiệm đi lại hay lại gần khu
vực này.
 Tốc độ tối đa của các phương tiện đi lại trong công trường <=5km/h
2.4: Bố trí lối vào thi công:
Trong quá trình thi công, Nhà thầu bố trí phân luồng người, phương tiện ra vào công
trường như sau:
 Đối với các phương tiện khi vào công trường, Nhà thầu sẽ bố trí người hướng
dẫn, chỉ đường cho các phương tiện đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các
đơn vị đang thi công.
 Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đường đi lại.
2.5: Bố trí hệ thống cấp điện, nước thi công:
Để bảo đảm cho thi công được thuận lợi, nhà thầu sẽ chuẩn bị sẵn sàng hai nguồn
điện phục vụ thi công:
 Nguồn cấp điện của khu vực
 Nguồn cấp điện của máy phát điện dự phòng (máy phát điện chạy bằng động
cơ diezen)
 Hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ thi công
Nhà thầu sử dụng nguồn nước sạch của mạng cấp nước chung để phục vụ thi công
thông qua đồng hồ nước và bơm tăng áp do nhà thầu tự trang bị.
Để đảm bảo vệ sinh môi trường, tại cổng của công trường, nước thải của công
trường sẽ được thu gom chống chảy tràn và được lọc rác và lắng cát trong các hố ga thu
trước khi cho chảy vào hệ thống thoát nước của khu trung tâm hành chính huyện. Hệ
thống thoát nước tạm cho công trường sẽ chỉ được dỡ bỏ trước khi tiến hành những
công việc cuối cùng của công tác hoàn thiện.
2.6: Bố trí hệ thống phòng cháy chữa cháy:
Để đảm bảo dập tắt kịp thời các đám cháy cục bộ, hạn chế tối thiểu thiệt hại do
cháy gây ra, ngay khi tổ chức mặt bằng thi công, nhà thầu phải bố trí sẵn các bình bột
chữa cháy nhằm dập tắt các đám cháy. Tại phòng bảo về, nhà thầu treo sẵn 1 kẻng báo

động. Bên cạnh các áp phích bảo hộ lao động, nhà thầu sẽ bố trí các tiêu lệnh phòng
cháy, chữa cháy.
3. Tổ chức nhân sự:
- Thành lập Ban chỉ huy công trường và bố trí sơ đồ tổ chức thi công.
- Cán bộ chủ chốt phải đáp ứng yêu cầu năng lực và kinh nghiệm ứng với từng vị trí
trong sơ đồ tổ chức công trường.
-

2


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

- Biểu đồ bố trí công nhân phải phù hợp với tiến độ thi công và tiến độ cung cấp vật tư
thiết bị.
4. Tiến độ thi công:
- Tiến độ thi công được lập trên cơ sở yêu cầu về tiến độ chung của công trình và phụ
hợp với việc tổ chức thi công từng hạng mục nhỏ.
- Tiến độ thi công chi tiết được lập trên cơ sở tiến độ thi công chung kết hợp với việc
tập kết vật tư thiết bị và nhân sự trên công trường.
- Các công việc sẽ được tiến hành đồng loạt nhưng công việc này không được phép xen
lẫn ảnh hưởng tới công việc khác, hạng mục này không ảnh hưởng đến hạng mục khác.
- Tổ chức thi công theo sơ đồ dây chuyền đảm bảo các công việc thi công được liên tục,
không bị gián đoạn, rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm nhân công.
II. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG, GIÁM SÁT, NGHIỆM THU:
1. Công tác đất:
- Lập biện pháp thi công hợp lý bằng thủ công hoặc bằng máy để đảm yêu cầu thi công.
- Cao độ đáy móng : Toàn bộ cao độ quy đổi đáy móng được chỉ ra trên bản vẽ thi
công. Việc xác định cao độ phải sử dụng các thiết bị đo đạc chuyên dùng đảm bảo cao
độ đồng nhất trên toàn bộ đáy móng.

- Các công trình ngầm: Trước khi tiến hành công tác đào đắp đất bất kỳ, phải kiểm tra
để đảm bảo không có các công trình ngầm như đường cáp điện, đường ống nước, và các
ống dịch vụ khác trong kế cận khu vực đào.
- Đào đất: Rãnh đào phải đảm bảo đúng mặt cắt ngang và kích thước hoàn thiện như chỉ
ra trong bản vẽ. Nếu trong khi đào tới cao độ đáy mà gặp các vật chướng ngại (đá tảng,
rễ cây...) thì phải loại bỏ.
- Vật liệu dùng cho công tác đắp là cát được quy định theo thiết kế. Vật liệu lấp được
san đều, tưới nước, lu lèn từng lớp dày 200 mm. Độ đầm nén chặt xác định bằng thí
nghiệm không được thấp hơn K = 0,95. Số mẫu đất được lấy để thí nghiệm độ chặt là :
cứ 20 m² thì lấy 01 mẫu.
- Kiểu máy đầm được phép sử dụng (như: xe lu bánh hơi, xe đầm rung, xe lu trục lăn có
răng, xe lu trục lăn trơn...), sẽ quyết định, căn cứ vào các điều kiện cụ thể của công trình
và tính chất vật liệu để độ đầm chặt đạt kết quả cao nhất. Công tác đầm sẽ được tiến
hành cho tới khi độ chặt đạt được đều khắp diện tích cần lấp, sao cho bất kỳ một mẫu
đất đã đầm nào được lấy và thử nghiệm đều có tỷ trọng khô đạt yêu cầu theo quy định.
- Vật liệu dư thừa: toàn bộ vật liệu dư thừa phải đem đổ đúng nơi quy định.
- Thoát nước bề mặt: đảm bảo thoát nước bề mặt trong diện tích đắp đất, san nền trong
quá trình thi công cũng như trong thời gian sau này.
2. Công tác trắc đạc:
+ TCVN 9360:2012 Qui trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công
nghiệp bằng phương pháp đo cao độ hình học.
+ TCVN 9378:2012 Khảo sát đánh giá tình trạng nhà và công trình xây gạch đá.
+ TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung.
+ TCVN 9401:2012 Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trăc địa công trình.
+ TCVN 9400:2012 Nhà và công trình dạng tháp – Xác định ngang bằng phương pháp
trăc địa.
+ TCVN 9399:2012: Nhà và công trình xây dựng- Xác định chuyển dịch ngang bằng
phương pháp trắc địa
-


3


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

2.1. Những yêu cầu trong công tác trắc đạc:
- Các điểm gửi về mốc cao độ, cọc tim tuyến phải thuận tiện cho việc bố trí thi
công, dễ tìm, dễ kiểm tra, đảm bảo độ chính xác cao và bảo vệ được lâu dài.
- Công tác trắc đạc phải tiến hành có hệ thống, chặt chẽ, đồng bộ với tiến độ thi
công đảm bảo được vị trí, kích thước, cao độ của công trình.
- Máy móc sử dụng trong đo đạc phải đảm bảo tốt, được kiểm tra định kỳ và căn
chỉnh trước khi sử dụng.
- Vị trí đánh dấu các mốc đo phải được bảo vệ ổn định, không bị mờ hoặc mất
trong quá trình thi công.
- Việc quan trắc biến dạng công trình phải được dựa trên hệ thống mốc cơ sở đo lún
được thiết lập gần đối tượng đo, cách xa các thiết bị gây chấn động.
- Việc nghiệm thu, kiểm tra công trình phải căn cứ vào các mốc, tim tuyến đã được
bàn giao cho Nhà thầu.
- Các mốc quan trắc, thiết bị quan trắc do Nhà thầu quản lý và sử dụng trên công
trường sẽ được Nhà thầu trình Chủ đầu tư chấp thuận. Thiết bị đo phải được kiểm
định, hiệu chỉnh và trong thời hạn sử dụng cho phép.
2.2. Công tác trắc đạc có những nhiệm vụ sau:
- Bố trí trên thực địa các trục công trình, xác định độ cao các điểm của công trình
bằng cách:
 Đối với trục công trình: Bật mực và sơn đánh dấu tim phụ các trục của công
trình được gửi ra ngoài cách trục chính>50 cm để tránh mất dấu trong qua
trình thi công.
 Đối với cao độ thi công: Từ các mốc chuẩn, cốt thiết kế sàn đo và bật mực
lên các bề mặt tường cách sàn 1m để lập hệ thống cốt phục vụ thi công hoàn
thiện..

- Bảo đảm khi thi công xây lắp, các kết cấu vào đúng vị trí thiết kế.
- Đo vẽ hiện trạng các bộ phận công trình đã nghiệm thu, bàn giao.
- Quan trắc biến dạng (lún) công trình phục vụ cho việc đánh giá độ ổn định và dự
báo biến dạng sau này.
3. Công tác cọc - ép:
+ TCVN 4087:1985 : Sử dụng máy xây dựng. Yêu cầu chung
+ TCVN 9394:2012 : đóng và ép cọc – thi công và nghiệm thu
+ TCVN 9397:2012: Cọc – kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến
dạng nhỏ
+ TCVN 9393:2012 : Cọc- phương pháp thử nghiệm tại hiện trường bằng tải
trọng tĩnh ép dọc trục.
3.1.Chuẩn bị:
Cọc được mua từ nhà sản xuất cọc chuyên nghiệp. Cọc đưa về công trường phải
được kiểm tra kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật trước khi sử dụng như sau:
- Cọc phải được ghi nhãn bằng sơn ở giữa cọc, trong đó ghi rõ:
 Kí hiệu cọc
 Tên nhà sản xuất
 Số hiệu lô
 Ngày tháng năm sản xuất
- Cọc khi xuất xưởng phải có phiếu kiểm tra chất lượng kèm theo, với nội dung:
 Tên nhà sản xuất
-

4


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng








Kí hiệu quy ước cọc
Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật
Số hiệu cọc xuất xưởng và số hiệu lô
Ngày tháng năm sản xuất
Bản vẽ thiết kế cọc

3.2.Thi công ép cọc:
- Các bước thi công sau chỉ được phép tiến hành thi công khi bước thi công trước
được bên Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát nghiệm thu cơ sở và đồng ý cho chuyển
bước thi công.
3.2.1. Trắc đạc cho công tác ép cọc
- Bố trí cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, kinh nghiệm đảm nhận. Để có cơ sở kiểm
tra nghiệm thu công tác định vị đối với từng tim sau khi ép xong, tại công trình bố trí
một máy toàn đạt theo dõi suốt trong quá trình thi công, máy được Trung tâm đo lường
kiểm định và hiệu chuẩn chính xác.
- Trên cơ sở mặt bằng quy hoạch đã được phê duyệt, các tài liệu liên quan, các bản
vẽ thiết kế thi công ban hành, căn cứ vào các cọc mốc chuẩn dựa trên các biên bản
nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng được ký kết giữa các bên, các mốc công trình
này được các bên tiến hành kiểm tra định vị lưới trục và xác định tim móng cho thi
công.
- Định vị trục công trình dựa trên bản vẽ chi tiết cọc, tiến hành định vị từng vị trí
tim cọc, gởi tim trục vào các công trình lân cận, cố định và tiến hành gởi mốc chuẩn ra
ngoài công trình và được kiểm tra thường xuyên (làm cơ sở phục hồi mốc chuẩn công
trình 00 để phục vụ cho công tác nghiệm thu hoàn công sau này).
- Việc định vị từng tim cọc, móng trong quá trình thi công được tiến hành dưới sự
giám sát của kỹ thuật viên thi công và Tư vấn Giám sát cùng phía đại diện Chủ đầu tư

kiểm duyệt, nghiệm thu bằng biên bản và đồng ý cho thi công hạng mục tiếp theo.
- Trong biên bản bàn giao mặt bằng định vị phải có sơ đồ bố trí mốc, tọa độ, cao độ
của các mốc chuẩn dẫn về từ các vị trí mốc chuẩn theo cao độ quốc gia, do Chủ đầu tư
đã bàn giao.
- Trên cơ sở tọa độ gốc của công trình tiến hành định vị tim cọc bằng máy toàn đạc
điện tử vì trong điều kiện thi công bằng máy ép cọc robot nên đã hạn chế tối đa sự sai
lệch trong quá trình thi công ép cọc đại trà, công tác định vị theo các bước sau:
 Bước 1: Lập lưới khống chế trắc đạc cho toàn công trình.
 Bước 2: Cố định các vị trí mốc chuẩn đúng quy cách.
 Bước 3: Dùng các mốc chuẩn định vị tim trục và tim cọc.
 Bước 4: Kiểm tra lại sau khi thiết bị ép vào vị trí thi công.
 Bước 5: Kiểm tra lại sau khi ép cọc đến mặt đất tự nhiên.
Chuyển qua thi công ép tim cọc tiếp theo ta làm lại bước 4 và 5.
Thường xuyên kiểm tra lại mốc chuẩn bằng các mốc gởi ngoài phạm vi thi công,
nơi không chịu ảnh hưởng bởi tiến trình thi công nhằm hạn chế tối đa độ sai lệch trong
quá trình thi công.
3.2.2. Gia cố mặt bằng (nếu cần thiết)
- Để tránh gây hư hại đến những công trình ngầm hiện có trên công trường như hệ
thống cáp quang, cáp điện, hệ thống cấp thoát nước, hố ga… Khi nằm trên đường vận
chuyển của thiết bị, máy móc ra vào, tiến hành gia cố bằng các vật liệu như tấm tôn,
-

5


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

tấm thép…. Và thường xuyên theo dõi tăng cường để đảm bảo ổn định trong suốt quá
trình thi công.
- Trường hợp có ép âm, sau khi ép xong đơn vị thi công cho tiến hành lấp đầy các

hố rổng bằng cát hoặc bao cát, do đó sẽ hạn chế biến dạng lớp kết cấu mặt nền và đảm
bảo an toàn cho người qua lại.
3.2.3. Ép cọc
• Quy định chung
- Tuân theo trình tự thiết kế thi công, lưu ý các số liệu về bố trí cọc công trình hiện
có và công trình ngầm, đường cáp điện có chỉ dẫn độ sâu lắp đặt đường dây tải điện và
biện pháp bảo vệ chung, danh mục các máy móc, thiết bị, trình tự và tiến độ thi công,
các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường, bản vẽ bố trí mặt bằng
thi công kể cả điện nước và các hạng mục tạm thời phục vụ thi công.
- Tiến hành trắc đạc định vị các trục móng dẫn xuất từ các mốc chuẩn theo đúng
quy định hiện hành. Mốc định vị trục thường làm bằng các cọc đóng, nằm cách trục
ngoài cùng của móng không ít hơn 10m. Trong biên bản bàn giao mốc định vị phải có
sơ đồ bố trí mốc cùng tọa độ của chúng cũng như cao độ của các mốc chuẩn dẫn từ lưới
cao trình quốc gia. Việc định vị từng cọc trong quá trình thi công phải do các trắc đạc
viên có kinh nghiệm tiến hành dưới sự giám sát của kỹ thuật thi công cọc phía Nhà thầu
và trong các công trình quan trọng phải được Tư vấn giám sát kiểm tra. Độ chuẩn của
lưới trục định vị phải thường xuyên được kiểm tra, đặc biệt khi có một mốc bị chuyển
dịch thì cần được kiểm tra ngay.
• Công tác chuẩn bị
- Nhà thầu sẽ căn cứ vào hồ sơ thiết kế, yêu cầu của Chủ đầu tư và điều kiện tự
nhiên để tiến hành thi công ép cọc theo các tiêu chí:
 Dùng dàn ép robot, có hệ thống kiểm tra độ thẳng đứng theo giọt nước.
 Kế hoạch đảm bảo chất lượng như kiểm tra mối hàn, cách đo độ chối…
 Biện pháp an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường…
 Dự kiến sự cố và cách xử lý.
 Tiến độ thi công..
- Trước khi thi công hạ cọc sẽ tiến hành các công tác chuẩn bị sau đây:
 Nghiệm thu mặt bằng thi công.
 Lập lưới trắc đạc định vị các trục móng và tọa độ các cọc cần thi công
trên mặt bằng.

 Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của cọc.
 Kiểm tra kích thước thực tế của cọc.
 Chuyên chở và sắp xếp cọc trên mặt bằng thi công.
 Đánh dấu và chia đoạn lên thân cọc theo chiều dài cọc.
 Tổ hợp các đoạn cọc trên mặt đất thành cây cọc theo thiết kế.
 Đặt máy trắc đạt để theo dõi độ thẳng đứng và độ chối của cọc. Đối với
dàn ép Robot tự hành đã có hệ thống điều chỉnh độ thẳng đứng.
• Hàn nối các đoạn cọc
- Chỉ bắt đầu hàn nối các đoạn cọc khi:
+ Kích thước các bản mã đúng với thiết kế.
+ Trục của đoạn cọc đó được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương
vuông góc với nhau.
-

6


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

-

-

-

+ Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau.
+ Bề mặt liên kết hàn phải được làm sạch.
Các tấm thép bản ốp phải chuẩn bị trước theo đúng mẫu mã:
+ Đúng theo kích thước, bề dày như thiết kế.
+ Bằng những tấm nguyên không được ghép nối.

+ Phải bảo đảm ốp sát chu vi cọc không được có kẻ hở.
+ Bố trí đúng khoảng cách bao quanh cọc như bản vẽ.
Đường hàn mối nối cọc phải đảm bảo đúng quy định của thiết kế về chịu lực,
không được có những khuyết tật sau đây:
+ Kích thước đường hàn sai lệch so với thiết kế.
+ Chiều cao hoặc chiều rộng của đường hàn không đồng đều
+ Đường hàn không thẳng, bề mặt mối hàn bị rỗ, không ngấu, quá nhiệt, có
chảy loang, lẩn xỉ, bị nứt…
+ Nghiệm thu đường hàn dựa trên các yêu cầu về kỹ thuật.
+ Công nhân hàn phải được đào tạo chuyên ngành hàn điện và được trường
đào tạo cấp chứng chỉ.
+ Phải được kiểm tra đường hàn thực tế tại công trường trước khi thi công
ép cọc đại trà.
Chỉ được tiếp tục hạ cọc khi đã kiểm tra mối nối hàn không có khuyết tật.

• Ép cọc bằng phương pháp ép tĩnh
- Lựa chọn thiết bị ép cọc cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
 Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế
quy định.
 Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm cọc khi ép từ
đỉnh cọc và tác dụng đều lên các mặt bên cọc khi ép ôm, không gây ra lực
nang lên cọc.
 Thiết bị phải có chứng chỉ kiểm định thời hiệu về đồng hồ đo áp và các
van dầu cùng bảng hiệu chỉnh kích thước do cơ quan có thẩm quyền cấp.
 Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành và an toàn lao động khi
thi công.
- Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc gồm các khâu:
 Trục của thiết bị tạo lực phải trùng với tim cọc.
 Mặt phẳng công tác của sàn máy ép phải nằm ngang phẳng.
 Phương nén của lực phải thẳng đứng, vuông góc với sàn công tác.

 Chạy thử máy để kiểm tra độ ổn định của toàn hệ thống bằng cách gia tải
khoảng 10 ÷ 15% tải trọng thiết kế của cọc.
- Đoạn mũi cọc cần được lắp dựng cẩn thận, kiểm tra theo hai phương vuông góc
sao cho độ lệch tâm không quá 10 mm. Lực tác dụng lên cọc cần tăng từ từ sao
cho tốc độ xuyên không quá 1cm/s. Khi phát hiện cọc bị nghiêng phải dừng ép
để chỉnh lại.
- Ép các đoạn cọc tiếp theo gồm các bước sau:
 Kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc, sửa chữa cho thật phẳng, kiểm tra chi
tiết mối nối, lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho trục tâm đoạn cọc
trùng với đoạn mũi cọc, độ nghiêng so với phương thẳng đứng không quá
1%.
-

7


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

 Gia tải lên cọc khoảng 10 ÷15% tải trọng thiết kế suốt trong thời gian hàn
nối để tạo tiếp xúc giữa hai bề mặt bê tông, tiến hành hàn nối theo quy
định trong thiết kế.
 Tăng dần lực ép để các đoạn cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá
2cm/s.
 Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu (do hàn nối hoặc
do thời gian đó cuối ca ép…).
- Khi lực nén bị tăng đột ngột, có thể gặp một trong các hiện tượng sau:
 Mũi cọc xuyên vào lớp đất cứng hơn.
 Mũi cọc gặp dị vật.
 Cọc bị xiên, mũi cọc tì vào gờ nối của cọc bên cạnh.
 Trong các trường hợp đó cần phải tìm biện pháp xử lý thích hợp, cụ thể là

một trong các cách sau:
 Cọc nghiêng quá quy định, cọc bị vỡ phải nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung
cọc mới (do thiết kế chỉ định).
 Khi gặp dị vật, vỉa cát chặt hoặc sét cứng có thể dùng cách khoan dẫn
hoặc xói nước như đóng cọc.
- Cọc được công nhận là ép xong khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:
+ Chiều dài cọc đã ép và đất nền trong khoảng Lmin ≤ Lc ≤ Lmax.
Trong đó:
Lmax, Lmin là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết
kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực.
LC, m là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế.
+ Lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pmin) ≤ (Ptk) ≤ (Pmax)
Trong đó:
(Pmin) là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định.
(Pmax) là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định.
(Ptk) là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy
trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn
ba lần đường kính (hoặc cạnh) cọc.
Trong trường hợp không đạt hai điều kiện trên, Nhà thầu sẽ báo cho bên Thiết kế
để có biện pháp xử lý.
- Trong suốt quá trình thi công, cần kiểm tra thường xuyên độ thẳng đứng của
thiết bị ép cọc tránh trường hợp thiết bị ép nghiêng làm ảnh hưởng đến chất lượng cọc
sau khi ép.
- Trong quá trình ép cọc, khi cọc ép đến cao trình mặt đất tự nhiên, thì đơn vị thi
công dùng máy toàn đạt kiểm tra lại vị trí và ghi nhận lại tọa độ để nghiệm thu hoàn
công vị trí tim cọc trước khi ép âm (nếu có).
- Khi đưa cọc lõi ép âm vào thì đơn vị thi công và Chủ đầu tư hoặc Tư vấn giám
sát kiểm tra trong quá trình dùng lõi ép âm phải thật thẳng đứng và phương trục lõi
phải trùng với trục ép cọc.
- Biện pháp cắt cọc: trong quá trình thi công, không thể tránh khỏi những trường

hợp cọc xuống không đúng với cao trình thiết kế mà tải trọng tác dụng lên đầu cọc đạt
Pmax (vì địa chất công trình phức tạp). Để thuận lợi cho việc thi công các tim cọc tiếp
theo ta buộc phải cắt cọc sau khi có sự thống nhất gữa các bên. Tiến hành công tác cắt
đầu cọc đối với những cọc có cao độ dừng đầu cọc là số lượng dương, sau khi đã ép
cọc hoàn tất, cọc đã được nghiệm thu đạt chỉ tiêu thông số kỹ thuật.
-

8


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

- Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng m chiều dài cọc
cho tới khi đạt tới Pmin, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng 20cm cho tới khi kết
thúc, hoặc theo yêu cầu cụ thể của Tư vấnThiết kế,tư vấn giám sát
- Lý lịch ép cọc:
+ Ngày đúc cọc.
+ Số liệu cọc, vị trí và kích thước cọc.
+ Chiều sâu ép cọc, số đốt cọc và số mối nối.
+ Thiết bị ép cọc, khả năng tạo tải tối đa của thiết bị ép.
+ Áp lực ép trong từng đoạn 1 mét hoặc trong một đốt cọc.
+ Áp lực dừng ép cọc.
+ Trình tự ép cọc trong nhóm (có bản vẽ chi tiết đính kèm).
+ Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế các sai số vẽ
vị trí và độ nghiêng.
+ Tên cán bộ giám sát và kỹ thuật thi công.
• Giám sát và nghiệm thu
- Nhà thầu bố trí các kỹ thuật viên thường xuyên theo dõi công tác hạ cọc, ghi chép
nhật ký hạ cọc. Tư vấn giám sát hoặc đại diện Chủ đầu tư sẽ cùng Nhà thầu nghiệm thu
theo các quy định về dừng hạ cọc nêu ở phần trên cho từng cọc tại hiện trường, sau đó

lập biên bản nghiệm thu theo mẫu in sẵn.
- Trong trường hợp có các sự cố hoặc cọc bị hư hỏng Nhà thầu sẽ báo cho Thiết kế
để có biện pháp xử lý thích hợp, các sự cố cần được giải quyết ngay khi đang thi công
ép đại trà.
- Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sở các hồ sơ sau:
+ Hồ sơ thiết kế được duyệt.
+ Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc.
+ Chứng chỉ xuất xưởng của cọc
+ Nhật ký hạ cọc và biên bản nghiệm thu từng cọc.
+ Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu
cùng các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đó được chấp thuận .
+ Các kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc.
- Độ lệch so với vị trí thiết kế của trục cọc trên mặt bằng không được vượt quá trị
số cho phép.
- Nhà thầu cần tổ chức quan trắc trong khi thi công hạ cọc (đối với bản thân cọc,
độ trồi của các cọc lân cận và mặt đất, các công trình xung quanh…).
- Nghiệm thu công tác đóng và ép cọc tiến hành theo các tiêu chuẩn hiện hành. Hồ
sơ nghiệm thu được lưu giữ trong suốt tuổi thọ thiết kế của công trình.
* Biến đổi của địa chất công trình & Tiêu chuẩn dừng ép:
- Trong quá trình ép cọc, do cấu tạo địa chất tầng không đồng đều trong phạm vi
công trình cho nên có thể sẽ xảy ra trường hợp cục bộ mũi cọc nằm trong lớp cát hoặc
thấu kính cát. Do vậy có thể xảy ra các hiện tượng cần lưu ý như sau :
 Nếu trong quá trình ép đạt P(ep)=Pmax mà chiều dài cọc Lbáo cáo ngay TVTK và TVGS cho phép ngừng ép, cắt đầu cọc.
 Nếu trong quá trình ép đạt Ltk mà lực ép P(ep)ngay cho TVTK và TVGS cho tiếp tục nối cọc để ép đạt cho đến
khi đạt Pmin-

9



Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

Tuy nhiên trong mọi tình huống xảy ra đều phải tham khảo ý kiến với các bên liên
quan để báo cáo và cùng thống nhất biện pháp giải quyết.
• Sai số cho phép trong quá trình thi công:
Độ lệch cho phép so với vị trí thiết kế không được vượt quá những trị số cho phép
trong TCVN 9394:2012: đóng và ép cọc – thi công và nghiệm thu
Loại cọc và vị trí của chúng
Độ lệch cho phép của trục cọc trên mặt
bằng
1. Các cọc có cạnh hoặc đường kính đến
0,5m.
a. Khi bố trí cọc một hàng.
0,2d
b. Khi bố trí hình băng hoặc nhóm 2 và 3
hàng.
0,2d
- Cọc biên
0,3d
- Cọc giữa
c. Khi bố trí quá 3 hàng trên hình băng
hoặc bải cọc.
0,2d
- Cọc biên
0,4d
- Cọc giữa
5cm
d. Cọc tròn

3cm
e. Cọc chống
10cm
1. Các cọc tròn rổng đường kính 0,5 đến
0,8m.
15cm
a.
Cọc biên
8cm
b.
Cọc giữa
c.
Cọc đơn dưới cột
4. Đào đất công trình :
+ TCVN 4447:2012: Công tác đất – thi công và nghiệm thu.
4.1. Chuẩn bị
- Trước khi thi công Nhà thầu sẽ định vị chính xác công trình so với điểm gốc
của tuyến cao độ quy định. Nếu có sự sai lệch nào về vị trí, cao độ, tuyến xác định
và kích thước công trình so với tổng thể chung Nhà thầu sẽ thông báo ngay cho Chủ
đầu tư và tiến hành hiệu chỉnh ngay.
- Trước khi đào móng, tiến hành xác định phần ngầm và đánh dấu hiện trạng tất
cả các hệ thống thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống điện, nước (nếu có)..v..v.. và
lập biện pháp thi công chi tiết cho từng vị trí có thiết bị đi qua, đảm bảo an toàn
tuyệt đối.
4.2. Đào đất móng:
+ TCVN 9361:2012 – Công tác nền móng – thi công và nghiện thu.
+ TCVN 6862:2012 – Chất lượng đất – Xác định thành phần cấp hạt trong đất
khoáng – Phương pháp rây và sa lắng
+ TCVN 9350:2012 – Đất xây dựng – Phương pháp phóng xạ xác định độ ẩm và
độ chặt của đất tại hiện trường

+ TCVN 9351:2012 – Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường – Thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)
+ TCVN 9352:2012 – Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh
-

10


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

+ TCVN 9354:2012 – Đất xây dựng – Phương pháp xác định mô đun biến dạng
tại hiện trường bằng tấm nén phẳng
+ TCVN 9355:2012 – Gia cố nền đất yếu bằng bất thấm thoát nước
- Nhà thầu sử dụng 01 máy đào tiến hành đào móng đến cách độ sâu thiết kế
khoảng 0,2m, sau đó sửa thủ công cho tới cốt thiết kế, sửa xong dùng máy đầm cóc
đầm phẳng nền rồi mới tiến hành thi công các việc tiếp theo.
-Trước khi đào, các móng sẽ được tiến hành công tác định vị bằng máy trắc đạc
và vạch tuyến đào móng. Quy trình và chiều cao đào móng thể hiện trong bản vẽ tổ
chức thi công đào đất trong hồ sơ dự thầu. Để đảm bảo cao độ đáy móng thì trong quá
trình thi công Nhà thầu sẽ thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật theo dõi giám sát, việc
kiểm tra cao độ đáy móng được tiến hành bằng máy thuỷ bình và thước.
- Nhà thầu sẽ tiến hành đào đất móng theo trình tự và hướng thuận lợi cho quá
trình thi công.
-Để việc thi công được thuận lợi, khi tiến hành đào đất Nhà thầu sẽ cho làm các
hố thu nước, làm các rãnh thu nước dẫn về, bố trí bơm nước có công suất lớn để bơm,
đảm bảo hố móng luôn khô ráo, dùng ống bơm dẫn nước ra ngoài hố ga nước thải của
khu vực.
- Hố móng đào xong được kiểm tra kỹ càng về định vị tim, cốt, địa chất của đất.
Nếu phát hiện đất có sự thay đổi về địa chất sẽ báo cáo với bên A, tư vấn giám sát và
thiết kế có ý kiến xử lý. Nghiệm thu nền đất xong mới tiến hành công tác tiếp theo.

4.3. Lấp móng, nền công trình
- Công tác lấp đất móng được tiến hành sau khi phần móng và công trình ngầm
thi công xong được nghiệm thu và có bản vẽ hoàn công mới tiến hành công tác lấp
móng.
- Tại vị trí có hệ thống thiết bị công nghệ thông tin, đường điện, đường nước
cấp, nước thải..v..v.. Khi lấp móng, nền, lập biện pháp lấp cụ thể cho từng vị trí,
không làm hư hỏng các hệ thống công nghệ, điện lực, nước khi lấp móng.
-Vật liệu lấp chia thành từng lớp để đầm, Nhà thầu sử dụng đầm cóc (đầm tự nổ)
để đầm. Mỗi lớp vật liệu lấp dày 20-30 cm, san phẳng, đầm chặt đạt độ chặt theo yêu
cầu của thiết kế.
- Chỉ rải, đắp lớp tiếp theo sau khi lớp dưới đã đạt hệ số đầm nén theo thiết kế và
có kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu của Chủ đầu tư.
5. Đổ bê tông lót móng:
- Nhà thầu sẽ sử dụng bê tông lót móng mác theo thiết kế thi công.
- Bê tông lót được sử dụng là bê tông trộn bằng máy trộn.
- Trước khi đổ bê tông lót Nhà thầu sẽ xác định chính xác cốt bề mặt lớp bê
tông lót
- Bê tông lót chỉ được đổ khi hố móng khô ráo. Nhà thầu cũng chuẩn bị sẵn các
hệ cột chống đỡ bằng thép và bạt che để đề phòng trời mưa.
6. Công tác phần thân kết cấu bê tông - coffa- cốt thép:
Sau khi thi công xong phần móng công trình, Nhà thầu tiếp tục thi công phần bê
tông cốt thép thân công trình. Các công tác chính khi thi công phần kết cấu bê tông
cốt thép thân công trình:
6.1. Công tác Cốp pha
+ TCVN 9342:2012 – Công tác bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốt pha
trượt – thi công và nghiệm thu.
-

11



Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

Các yêu cầu chung của công tác cốp pha
* Gia công và lắp dựng cốp pha
Nhà thầu sẽ sử dụng chủ yếu bằng cốp pha tổ hợp : thép định hình, gỗ ván cho
cột, dầm sàn.
Để đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng khi thi công cốp pha, Nhà thầu sẽ tiến
hành theo các bước sau:
- Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông quét lớp chống dính bằng vật liệu không
ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.
- Cốp pha thành bên của các kết cấu dầm, sàn, cột lắp dựng phù hợp với việc
tháo dỡ sớm từng bộ phận mà không ảnh hưởng đến cốp pha và đà giáo còn lưu lại
để chống đỡ (như cốp pha đáy dầm, sàn, cột chống).
- Hệ đỡ chính của cốp pha là giáo thép kết hợp với cây chống co rút thép đặt
vững chắc trên nền cứng có ván gỗ kê chân, không bị trượt và không bị biến dạng
khi chịu tải trọng và tác động của quá trình thi công. Giáo có kích đầu giáo, kích
chân giáo để điều chỉnh chiều cao. Các giáo liên kết không gian với nhau bằng các
giằng thép liên kết bằng khoá sắt để tạo đế ổn định tổng thể tốt nhất.
- Khi lắp đặt cốp pha, Nhà thầu sẽ dùng máy trắc đạc đánh dấu tim, cốt tại các
vị trí cần thiết để lắp dựng và sau đó được kiểm tra lại kỹ càng bằng máy, từ đó đưa
vào sơ đồ hoàn công công tác cốp pha. Trong khi ghép cốp pha cột, Nhà thầu sẽ tạo
các lỗ để khi cần có thể vệ sinh bề mặt chân cột. Trước khi đổ bê tông các lỗ này sẽ
được bịt lại cẩn thận.
- Ván khuôn, đà giáo sau khi lắp dựng xong Nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra các
thông số sau:
+ Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế
+ Độ chính xác về vị trí của các chi tiết đặt sẵn
+ Độ bền vững của nền, đà giáo, cột chống, ván khuôn
+ Độ cứng và khả năng chống biến dạng của toàn bộ hệ thống

+ Độ kín khít của ván khuôn
Sau khi các thông số trên được Chủ đầu tư, tư vấn giám sát xác nhận bằng
biên bản nghiệm thu cốp pha, Nhà thầu mới tiến hành đổ bê tông.
* Tháo dỡ cốp pha, đà giáo
- Tháo dỡ cốp pha, đà giáo chỉ được tháo khi bê tông đạt cường độ cần thiết để
kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng động khác trong giai
đoạn thi công xong. Kết cấu dạng con sơn, chỉ được tháo dỡ cột chống khi bê
tông đạt cường độ 100% và đã đủ đối trọng chống lật. Khi tháo dỡ cốp pha,
đà giáo tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại
đến kết cấu bêtông.
- Trước khi tháo đà giáo chống đỡ ván khuôn chịu tải trọng, phải tháo ván
khuôn mặt bên để xem xét chất lượng của bêtông. Nếu bêtông quá xấu, nứt
nẻ và rỗ nặng thì chỉ khi nào bêtông đã được xử lý mới tháo hết ván khuôn và
đà giáo.
- Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của các kết cấu đáy dầm, cột chống, cốp pha
và đà giáo sẽ chỉ được tháo khi có sự phê chuẩn và cho phép của Chủ đầu tư
và Tư vấn.
- Đối với các kết cấu có khẩu độ lớn, Nhà thầu sẽ lập biện pháp tháo dỡ cụ thể
trình Chủ đầu tư và Tư vấn phê duyệt để đảm bảo an toàn cho công trình và
người thi công.
-

12


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

-

Trong khi tháo cốp pha cần có biển báo hiệu khu vực nguy hiểm và có người

đứng cảnh giới để đảm bảo an toàn.
- Tháo dỡ ván khuôn đà giáo của kết cấu phải theo yêu cầu sau:
+ Tháo từ trên xuống dưới, từ các bộ phận thứ yếu đến các bộ phận chủ
yếu.
+ Trước khi tháo cột chống phải tháo nêm và đệm chân cột
+ Khi tháo dỡ ván khuôn, trước hết phải tháo cột chống ở giữa, sau đó
tháo dần các cột chống xung quanh theo hướng từ trong ra ngoài.
- Cốp pha sau thi tháo dỡ được chuyển về lán để bảo dưỡng và làm vệ sinh trước
khi sử dụng lại cho các hạng mục khác.
6.2.Công tác Cốt thép:
+ TCVN 1651-2008: Thép cốt bê tông
+ TCVN 9390:2012: Thép cốt bê tông – Mối nối bằng dập ép ống – Yêu cầu thiết kế
thi công và nghiệm thu
+ TCVN 9392:2012: Thép cốt bê tông – hàn hồ quang
+TCVN 9356:2012: Kết cấu bê tông cốt thép – phương pháp điện từ xác định chiều
dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông.
6.2.1. Các yêu cầu chung:
- Cốt thép dùng cho thi công công trình đảm bảo các yêu cầu của thiết kế đề ra
và yêu cầu của hồ sơ mời thầu, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế
TCVN : 4453 - 1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối, TCVN
1651:2008 Thép cốt bê tông. Trong công trình này Nhà thầu sẽ sử dụng thép
theo đúng các tiêu chuẩn trên và yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Cốt thép đưa về công trình phải tiến hành thí nghiệm mẫu thử để tiến hành
phân loại để sử dụng chính xác cho các cấu kiện.
- Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông có bề mặt sạch, không
dính bùn đất, không dính dầu mỡ, không bị hoen gỉ. Thép được kéo và nắn
thẳng trước khi gia công.
- Mỗi lô thép giao đến công trường sẽ kèm theo những tài liệu sau:
+ Chứng nhận nguồn gốc từ nhà cung cấp, chứng nhận này sẽ cho biết
nguồn thép và số lượng được giao.

+ Chứng chỉ thử nghiệm cốt thép được thực hiện tại một phòng thí
nghiệm đã được chấp thuận.
+ Các thông tin cho mỗi lô, được trình cho Chủ đầu tư trước khi đem ra
sử dụng với một báo cáo giao nhận theo mẫu sau:
Đường
Thanh
Số chứng nhận Số chứng chỉ thử
STT Ngày cung cấp
kính
mẫu

nghiệm
1
2
-

Mỗi lô thép giao đến công trường (bất kỳ số lượng bao nhiêu nhưng không
quá 100T) có cùng cỡ, cùng cường độ, cùng nơi sản xuất, có cùng giấy chứng
nhận và được giao đến công trình cùng một lúc (nếu thanh thép giao riêng rẽ
trong cùng một thời gian ngắn có thể xem như một phần của một lô nếu có
cùng giấy chứng nhận, cùng nơi sản xuất) sẽ lấy 10 mẫu để kiểm tra.
Các thông số cần kiểm tra là:
+ Tên Nhà sản xuất.
-

13


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng


-

+ Hình dạng
+ Khối lượng
+ Diện tích tiết diện ngang tính toán
+ ứng suất tại giới hạn chảy.
+ ứng suất kéo đứt
+ Độ dãn dài tương đối
+ Cường độ uốn
Nếu một hay nhiều kết quả kiểm tra của các thông số trên không đạt thì lô
thép đó xem như không đạt và bị loại ra khỏi công trường.
Trước khi đổ bê tông, Nhà thầu sẽ báo cho Chủ đầu tư (hoặc đại diện) đến
kiểm tra và nghiệm thu công tác cốt thép.
Thép đưa về được xếp thành từng chủng loại, kê trên các giá cao ít nhất
450mm cách mặt đất và che chắn để tránh hư hỏng, hoen gỉ do mưa gió gây
ra.

6.2.2. Chuẩn bị và gia công cốt thép:
- Gia công cốt thép được thực hiện tại hiện trường bằng máy cắt, uốn kết hợp,
cốt thép được cắt uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế. Sản
phẩm cốt thép gia công cắt uốn xong được tiến hành kiểm tra theo từng lô,
mỗi lô gồm 100 thanh cùng loại đã cắt uốn, cứ mỗi lô lấy 5 thanh bất kỳ để
kiểm tra, trị số sai lệch không được vượt quá qui phạm cho phép . Nối cốt
thép đối với các loại thép được thực hiện theo qui định của thiết kế, không
nối ở các vị trí chịu lực lớn và những chỗ uốn cong, đảm bảo chiều dài mối
nối thép theo thiết kế quy định và quy phạm. Thép trơn uốn móc hai đầu,
chiều dài móc uốn theo quy định.
- Cốt thép gia công buộc thành từng lô theo chủng loại và có ghi số hiệu, số
lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
6.2.3. Lắp đặt cốt thép:

- Các kỹ sư và công nhân của Nhà thầu sẽ nghiên cứu kỹ bản vẽ cốt thép để
xác định bộ phận lắp trước, bộ phận lắp sau, không gây trở ngại lúc lắp buộc.
Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình lắp
đặt và đổ bê tông bằng cách đặt các con kê thép.
- Các con kê được đặt tại các vị trí thích hợp tuỳ theo mật độ thép và loại kết
cấu. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và được làm bằng
các loại vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá huỷ bê tông có mác bằng
hoặc lớn hơn mác bê tông của cấu kiện đó.
6.3.Công tác bê tông:
+ TCVN 4453-1995: Quy phạm thi công và nghiệm thu kết cấu BT và BTCT toàn khối.
+ TCVN 5641:2012: Bể chứa bằng bê tông cốt thép – thi công và nghiệm thu
+ TCVN 8828:2011: Bê tông – yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
+ TCVN 9115:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Thi công và nghiện
thu
+ TCVN 9334:2012: Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng
bật nẩy
+ TCVN 9335:2012: Bê tông nặng – Phương pháp thử không phá hủy – Xác định
cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy
+ TCVN 9336:2012: Bê tông nặng – Phương pháp xác định hàm lượng sunfat
-

14


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

+ TCVN 9337:2012: Bê tông nặng – Xác định độ thấm ion clo bằng phương pháp đo
điện lượng.
+ TCVN 9338:2012: Hỗn hợp bê tông nặng – phương pháp xác định thời gian đông kết
+ TCVN 9339:2012: Bê tông và vữa xây dựng – phương pháp xác định PH.

+ TCVN 9340:2012: Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng
và nghiệm thu
+ TCVN 9343:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – hướng dẫn công tác bảo trì.
+ TCVN 9344:2012: Kết cấu bê tông cốt thép – Đánh giá độ bền của các bộ phận kết
cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tĩnh tải
+ TCVN 9345:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – hướng dẫn kỹ thuật phòng
chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm
+ TCVN 9348:2012: Bê tông cốt thép – Phương pháp điện thế kiểm tra khả năng cốt
thép bị ăn mòn
+ TCVN 9357:2012: Bê tông nặng – Đánh giá chất lượng bê tông – Phương pháp xác
định vận tốc xung siêu âm
+ TCVN 9382:2012: Chọn thành phần bê tông sử dụng cát nghiền
+ TCVN 9489:2012: Bê tông – Xác định độ dày của kết cấu dạng bản bằng phương
pháp phản xạ xung va đập
+ TCVN 9490:2012: Bê tông – Xác định cường độ kéo nhổ
+ TCVN 9491:2012: Bê tông – Xác định cường độ kéo bề mặt và cường độ bám dính
bằng kéo trực tiếp
* Xi măng :
+ TCVN 2682:2009: Xi măng pooc lăng – yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 9203:2012: Xi măng Pooc lăng hỗn hợp
+ TCVN 9488:2012: Xi măng đóng rắn nhanh
- Xi măng được sử dụng theo đúng thiết kế. Tất cả xi măng đưa vào công trường
phải có chứng chỉ của nhà máy sản xuất. Bất kỳ một chỉ tiêu nào của xi măng tỏ ra đáng
ngờ hoặc có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng công trình đều được yêu cầu tiến hành
thử nghiệm theo quy định.
- Phải có biện pháp bảo vệ xi măng khi lưu kho và di chuyển, chống lại ảnh
hưởng của thời tiết. Khi lưu trong kho, chiều cao một hàng không được quá 10 bao, kê
cao hơn mặt nền kho 30cm, phải có biện pháp chống ẩm và thông gió bên dưới sàn.
* Cốt liệu
- Cốt liệu thô và mịn là dăm, cát nguồn gốc tự nhiên theo tiêu chuẩn.

- Đá:
TCVN 6220:1997 : Cốt liệu nhẹ cho bê tông
gốc phải đủ cứng, bền vững, sạch, không chứa vật liệu có hại trong số lượng có
thể làm ảnh hưởng tới cường độ, độ bền, độ chống thấm của bê tông hoặc ăn mòn cốt
thép. Cốt liệu sử dụng phải không có phản ứng kiềm.
- Cốt liệu phải có đủ chứng chỉ thí nghiệm các tính chất trước khi đưa vào sử dụng.
- Cát :
+ TCVN 9205:2012: Cát nghiền cho bê tông và vữa
Thoả mãn các yêu cầu của tiêu chẩn quy định. Dăm: không được dùng dăm có
nguồn gốc đá vôi. Dăm không được chứa bụi sét quá 1% về trọng lượng. Hàm lượng
các hạt thỏi dẹt không quá 15%.
- Cấp phối cốt liệu : cấp phối cốt liệu cho công tác bê tông cốt thép thực hiện
theo tiêu chuẩn.
-

15


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

- Lưu kho cốt liệu : Cốt liệu thô và mịn sẽ được lưu kho trên bãi với nền cứng,
có hệ thống thoát nước. Đống vật liệu được san bằng tránh hiện tượng phân tụ.
* Nước:
+ TCVN 4506:2012: Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật
- Nước sử dụng cho công tác bê tông phải theo tiêu chuẩn quy định. Tốt nhất là
sử dụng nước từ nhà máy cấp nước của địa phương cung cấp. Bể chứa nước kích thước
đảm bảo dung tích nguồn cung cấp ổn định trên công trình.
- Nếu sử dụng nước từ giếng khoan, thì phải thí nghiệm mẫu nước. Nếu đạt yêu
cầu mới được sử dụng.
* Hỗn hợp bê tông:

- Bê tông thương phẩm (từ nhà máy sản xuất Bê tông tươi) được khuyến khích sử dụng
cho những cấu kiện có khối lượng bê tông lớn như móng, đà kiềng, cột, dầm, sàn, ... để
đảm bảo tiến độ và chất lượng.
- Bảng thiết kế cấp phối hỗn hợp bê tông được sử dụng cho công trình phải được phê
chuẩn trước khi sử dụng. Bảng thiết kế này bao gồm các chi tiết sau :
(1) Loại và nguồn gốc xi măng.
(2) Loại và nguồn gốc cốt liệu.
(3) Biểu đồ thành phẩm hạt của cát và dăm.
(4) Tỷ lệ nước - xi măng theo trọng lượng.
(5) Độ công tác quy định cho hỗn hợp bê tông khi thi công.
- Bêtông sẽ không được sử dụng vào công trình nếu chưa có phê duyệt thành phần cấp
phối
* Mẻ trộn thử của hỗn hợp bê tông
- Trước khi trộn đại trà phải trộn thử ba (03) mẻ trộn với cấp phối được phê chuẩn. Sau
đó lấy mẫu thí nghiệm về cường độ.
- Đối với mỗi mẻ trộn thử tiến hành lấy 09 mẫu (150x150x150) để xác định cường độ
bê tông ở tuổi : 07 ngày và 28 ngày. Tỉ lệ cấp phối đã chọn sẽ được phê duyệt nếu
cường độ tất cả các mẫu thí nghiệm đều đạt cường độ quy định.
* Mẻ trộn thi công
- Cốt liệu thô và cốt liệu mịn được định lượng riêng biệt bằng máy cân được phê duyệt.
Nếu như định lượng xi măng theo bao có trọng lượng đóng gói sẵn của nhà sản xuất thì
phải định kỳ kiểm tra trọng lượng tĩnh của nguyên bao xi măng.
* Độ chính xác và kiểm tra thiết bị cân
- Độ chính xác của thiết bị cân sẽ là ± 2,5% trọng lượng xi măng cần thiết hoặc tổng
trọng lượng cốt liệu. Nếu xác định theo thể tích thì độ chính xác cũng như trên. Toàn bộ
thiết bị định lượng nước phải sạch và trong điều kiện làm việc.
* Lượng nước
- Tỷ lệ nước tối ưu sẽ được xác định theo các nguyên tắc nêu ở trên. Do độ ẩm của cốt
liệu thường xuyên thay đổi, lượng nước sẽ được điều chỉnh có tính đến độ ẩm thực này,
cũng như tính tới độ hút nước của cốt liệu.

* Máy trộn bê tông
- Ngoài những cấu kiện được đổ bê tông thương phẩm thì tất cả các cấu kiện còn lại
phải sử dụng bê tông từ máy trộn bê tông trừ những cấu kiện rất nhỏ.
- Kiểu máy trộn (cưỡng bức, rơi tự do) và dung tích máy trộn, khối lượng một mẻ trộn,
thời gian trộn căn cứ vào thông số kỹ thuật của máy trộn và thực tế làm việc của máy
-

16


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

trộn. Nói chung, thời gian trộn máy không quá 1,5 phút kể từ khi nạp liệu đủ vào máy
trộn. Trong mọi trường hợp không được trộn quá 5 phút.
* Độ sụt
- Hỗn hợp bêtông phải có độ sụt phù hợp và được kiểm tra thường xuyên bằng thiết bị
thử độ sụt chuyên dụng theo tiêu chuẩn.
- Nếu độ sụt vượt quá ± 10 mm so với yêu cầu thì sẽ không được sử dụng vào công
trình.
* Vận chuyển
- Thời gian vận chuyển hỗn hợp bêtông phải phù hợp qui định. Không được phép sử
dụng bêtông vượt quá thời gian ninh kết ban đầu.
* Đổ bêtông
- Không được tiến hành đổ bêtông vào phần công trình nào mà chưa có nghiệm thu cốt
thép và ván khuôn.
- Bêtông đổ vào công trình theo phương thức được quy định và được đầm chặt bằng tay
hay bằng máy. Chiều dày một lớp đổ trong ván khuôn không được quá 400 mm đối với
kết cấu cột và đầm sâu, trọn vẹn chiều sâu đối với tấm và đầm nhỏ. Không được dùng
đầm để chuyển bêtông từ nơi này đến nơi khác.
- Không được phép ngừng quá trình đổ bêtông liền khối theo phân khối thiết kế. Nếu bị

dừng do nguyên nhân không thể xác định trước thì phải có biên bản lập tại hiện trường
chỉ rõ vị trí, ngày, giờ để có giải pháp xử lý.
* Đầm bêtông
- Sử dụng đầm bàn hoặc đầm sâu để đầm bêtông tùy theo kích thước hình dạng cấu
kiện. Số lượng đầm phải huy động cùng một lúc theo yêu cầu để đảm bảo yêu cầu về
mặt chất lượng và thời gian. Đầm tay chỉ được phép dùng trong các trường hợp riêng
biệt.
* Đầm sâu
- Đường kính đầm được sử dụng cho mỗi một phần công trình qui định như sau:
Đường kính
Công suất
Áp dụng
đầm (mm)
m3/b.t.
Kết cấu cốt thép rời rạc. Ví dụ, dầm và cột
25
1–3
với cốt thép > 4%.
Kết cấu hẹp, nhiều thép. Ví dụ tường, dầm
40 – 50
6 – 12
chính cột > 4% cốt thép.
Bêtông khối lớn, cốt thép bình thường, đài
50 - 75
12 - 20
cọc, sàn, tấm mái, dầm đất, dầm thứ cấp.
- Mỗi lớp bêtông đã phân bổ sơ bộ trong ván khuôn trước khi đầm được cố kết bằng
cách nhúng thẳng đứng dầm ở khoảng cách bằng 8 - 10 lần đường kính đầm. Mũi đầm
được nhúng sao cho cách lớp đầm cũ khoảng 150 mm để đảm bảo liên kết tốt giữa hai
lớp.

- Việc đầm chặt sẽ được coi là hoàn thành khi vữa ximăng xuất hiện thành một vòng
tròn xung quanh đầm. Tránh đầm quá lâu gây nên sự phân tầng của bêtông. Khoảng 10
- 15 giây nhúng đầm là thời gian thích hợp đối với bêtông chảy dẻo. Đầm nhúng có tác
dụng làm chặt trực tiếp bêtông, không được dùng đầm đè ép lên cốt thép và ván khuôn.
* Đầm mặt
- Đầm mặt dùng cho bêtông có độ sụt nhỏ, có thể dùng liên hợp với đầm dùi.
-

17


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

* Dưỡng hộ bêtông
Nhà thầu sẽ thực hiện phương pháp và qui trình bảo dưỡng bê tông theo các
TCVN có liên quan.
Các bề mặt bê tông không khuôn phải được bảo dưỡng trong vòng 12 giờ sau khi
hoàn tất và thêm 3 giờ khi trời nắng hay vào mùa gió nhiều.
Quá trình bảo dưỡng ẩm của bê tông được chia làm 2 giai đoạn : Bảo dưỡng ban
đầu và bảo dưỡng tiếp theo. Hai giai đoạn này liên tục, kế tiếp nhau.
- Bảo dưỡng ban đầu: Phủ lên bề mặt bê tông bằng các vật liệu đã được làm ẩm
(Bao tải nhúng nước làm ẩm) hoặc tấm phủ Plastic để giữ cho bê tông không bị
mất nước do tác dụng của các yếu tố khí hậu (Như: nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm
không khí...).
- Bảo dưỡng tiếp theo: Tiến hành kế tiếp với bảo dưỡng ban đầu cho tới khi
ngừng bảo dưỡng. Trong giai đoạn này thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho bề
mặt của kết cấu bê tông, số lần tưới trong ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ, thời tiết,
luôn luôn đảm bảo cho bề mặt bê tông ẩm ướt. Thời gian bảo dưỡng bê tông trong
mùa hè không ít hơn 14 ngày và trong mùa đông không ít hơn 7 ngày.
Chỉ sau khi bê tông đạt cường độ từ 15 kg/cm 2 trở lên mới cho phép người đi lại trên

các kết cấu để lắp ván khuôn cho các kết cấu bên trên.
* Thí nghiệm bê tông:
+ TCVN 4453-1995: Quy phạm thi công và nghiệm thu kết cấu BT và BTCT toàn khối.
+TCVN 9115:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Thi công và nghiệm
thu.
+TCVN 9340:2012: Hỗn hợp bêtông trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và
nghiệm thu.
- Trong khi tiến hành đổ bêtông vào công trình, phải lấy mẫu bê tông tại mẽ trộn hay
cối trộn. Mẫu lấy phải ghi rõ ngày, công trình, độ sụt. Báo cáo kết quả thí nghiệm là
một bộ phận của công tác bàn giao công trình.
- Lấy mẫu, dưỡng hộ và thí nghiệm thực hiện theo các tiêu chuẩn quy định. Mỗi một tổ
mẫu thí nghiệm sẽ gồm 6 viên kích thước tiêu chuẩn (150x150x150) mm, trong đó 3
viên dùng cho thí nghiệm cường độ ở tuổi 7 ngày và 3 viên dùng cho tuổi 28 ngày. Mẫu
được đầm theo phương thức tương tự như bêtông trong công trình.
- Các dụng cụ sau đây phải có tại công trình và duy trì suốt thời gian thi công.
(1) Bộ sàng tiêu chuẩn.
(2) Cân thích hợp, tỷ trọng kế, và thiết bị xác định độ ẩm.
(3) Thiết bị thử bêtông gồm:
- Côn thử độ sụt và thanh đầm.
- 16 khuôn kim loại 150x150x150 mm để đúc mẫu thử lập phương.
- Bể mẫu 1,2m x 1,2m x 0,6m để dưỡng hộ.
- Bay, xẻng.
- Thước thép 300 mm.
- Các báo cáo kết quả thí nghiệm về cốt liệu, xi măng và bêtông được lưu 01 bộ tại hiện
trường cho mỗi phần công việc.
- Cường độ bêtông thực tế là cường độ của mẫu chuẩn đem nén ở tuổi 28 ngày. Cường
độ này không được dưới 5% so với mác thiết kế.
-Số lượng mẫu bê tông được lấy sẽ căn cứ vào nguyên tắc như sau:
- Ít nhất một cấu kiện chức năng độc lập có một tổ hợp mẫu thí nghiệm (06
mẫu )

-

18


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

- Nếu cấu kiện chức năng độc lập có khối lượng lớn thì cứ 20 m 3 bêtông lấy
một tổ mẫu.
* Mối nối kết cấu
- Phải tránh để lộ bề mặt dăm bêtông. Bề mặt cứng phải đánh sớm bằng chổi sắt. Ngay
trước khi đổ bêtông nối, các mối nối phải rửa sạch và quét một lớp xi măng hay phụ gia
kết dính trên bề mặt bêtông tươi trước khi đổ nối.
- Mối nối của tấm và dầm sẽ được đặt khoảng giữa 1/3 của nhịp. Toàn bộ dầm, tấm sẽ
được đổ hết chiều sâu. Các mối nối ngang trong thân dầm là không được phép.
- Bề mặt bên trên của phần sàn và cột bê tông phải nằm ngang và ván khuôn không
được phép vượt quá trên mối nối.
* Mặt ngoài của bê tông
- Mặt ngoài của bê tông cần hoàn thiện, về sau sẽ được làm sạch ngay sau khi tháo ván
khuôn. Lỗ bọng, rổ tổ ông phải được lấp đầy bằng vữa xi măng mác cao. Nếu diện tích
rổ, rạn mặt của bê tông lớn và tình trạng xấu thì cần phải sửa chữa các khuyết tật bề mặt
này bằng phụ gia chuyên dụng. Các lỗ rỗng có kích thước lớn hơn sẽ không được chấp
nhận.
- Toàn bộ lỗ chờ cho công tác kỹ thuật khác phải được đặt ngay trong quá trình đổ bê
tông và tạo ra các liên kết chống thấm tạo các vị trí này.
- Các ngàm nên đổ tại chỗ, nếu có thể. Nếu không thực hiện được thì phải dùng xi măng
chống co. Nếu như cường độ kết cấu không thỏa mãn yêu cầu của ngàm thì phải dùng
bu lông hoặc vít nở cố định trong lỗ khoan sẵn.
* Cốt thép
* Các vấn đề chung

- Toàn bộ cốt thép cho kết cấu bê tông phải đáp ứng tiêu chuẩn.
- Yêu cầu về cường độ thép theo hồ sơ thiết kế.
- Thép đưa vào công trường phải có các chứng chỉ của nhà sản xuất hoặc người cung
cấp, các chứng chỉ thí nghiệm cần thiết trước khi cốt thép được đặt vào kết cấu công
trình. Trong quá trình thi công, có thể yêu cầu thí nghiệm bổ sung các thử nghiệm cần thiết
mặc dù các kết quả thử trước đã được nghiệm thu chấp thuận.
* Lưu kho và làm sạch
- Toàn bộ thép kết cấu trước và sau khi cắt uốn phải đặt dưới mái che và cao ít nhất 450
mm cách mặt đất, tuyệt đối không được đặt trực tiếp lên mặt nền mà không có kê.
- Toàn bộ thép tròn được phân loại thành từng khu riêng biệt trong kho theo kích thước
và chủng loại để nhận biết và sử dụng.
- Cốt thép phải được làm sạch trước khi đặt vào ván khuôn, và không được dính dầu,
mỡ hoặc các chất có hại khác khi đổ bê tông.
* Uốn
- Cốt thép được uốn nguội trong máy uốn được phê chuẩn. Kích thước và dung sai
chiều dài thanh cốt, kích thước các phần móc, phần đuôi, đai, thanh nối, thanh giằng
hoặc tương tự phù hợp với tiêu chuẩn.
- Bán kính trong của góc đai không được nhỏ hơn bán kính của thanh dọc mà các đai
này bao quanh.
* Cố định thép
- Cốt thép được đặt vào trong ván khuôn phải được cố định chống dịch chuyển tại các
vị trí chính xác trong bản vẽ.
-

19


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

- Tại các vị trí giao nhau, phải buộc bằng sợi thép. Đai cốt và thanh nối liên kết chặt vào

thép dọc bằng buộc hoặc hàn chắn.
- Sợi thép buộc là loại sợi mềm kích thước 1 mm. Đuôi buộc phải xoắn quay vào trong
* Nối thép
- Nối cốt thép phải thực hiện theo qui phạm.
* Hàn
- Hàn cốt thép, trong những điều kiện thích hợp và với độ an toàn thích hợp. Công tác
hàn được tiến hành phù hợp với tiêu chuẩn.
- Hàn đối đầu sẽ là kiểu W và phải thử hai mẫu uốn cho mỗi một mối nối hàn đối đầu.
Phương pháp thử mối nối hàn đối đầu theo quy định. Hàn dính giữa các thanh thép
dùng để cố định vị trí và không cần phải thử.
* Ván khuôn
* Những vấn đề chung
- Có thể sử dụng ván khuôn gỗ, nhựa hoặc thép.
- Loại gỗ dùng cho ván khuôn, kích thước, hình dạng phải phù hợp với kết cấu xây
dựng, được xử lý tốt.
- Ván khuôn gỗ trước khi dùng lại phải rút đinh, làm sạch và sửa chữa trước khi dùng
lại.
* Ổn định ván khuôn
- Ván khuôn được sản xuất phù hợp tiêu chuẩn. Công tác thiết kế ván khuôn phải đảm
bảo kết cấu vững chắc, duy trì ổn định suốt quá trình đổ bêtông, đầm và ninh kết ban
đầu của bêtông và sao cho khi tháo không làm tổn hao tới bề mặt bê tông, tới kết cấu
gối đỡ.
- Nếu ván khuôn không có lớp ốp bề mặt thì mặt tiếp xúc với bêtông phải được bào
nhẵn, không có khuyết tật; mối nối giữa các tấm phải đủ kín để ngăn ngừa hồ ximăng
chảy khỏi bêtông.
- Khi thiết kế ván khuôn, phải tính tới độ võng dự kiến do trọng lượng bêtông tươi gây
nên sao cho cấu kiện hoàn thiện phù hợp chính xác với kích thước, hình dạng và cao độ
mong muốn. Ván khuôn đáy dầm nên có độ võng 3 mm đối với mỗi khoảng 1,5 m của
nhịp thông thủy giữa hai gối đỡ. Độ võng của các kết cấu nằm ngang phải tuân thủ tiêu
chuẩn. Các chi tiết chờ sẵn phải được đặt ngay từ trước khi đổ bêtông.

* Ván khuôn cho cột
- Ở điều kiện cho phép ván khuôn cho cột sẽ được chế tạo cho toàn độ cao. Trong
trường hợp có mối nối trung gian ở cột, thì ván khuôn sẽ cách mối nối 25 mm. Trong
mọi trường hợp ván khuôn sẽ được sắp xếp sao cho ở một phía của cột bố trí một cửa
kích thước cao 450 mm , tháo lắp được để đổ và đầm bêtông. Ở cột khác cửa này sẽ cao
900 mm.
* Chuẩn bị ván khuôn trước khi đổ bêtông.
- Ngay trước khi đổ bêtông, khuôn được làm sạch khỏi bụi, mạt cưa, dăm vụn bằng vòi
phun nước sạch. Kích thước ván khuôn phải đảm bảo yêu cầu về kích thước của cấu
kiện bê tông theo thiết kế.
* Kiểm tra và nghiệm thu
- Phải có biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn ngay trước khi đổ bêtông theo toàn
bộ các yêu cầu mô tả ở trên. Trong đó phải chỉ ra kích thước, dung sai, chi tiết chờ sẵn,
-

20


Ch dn k thut thi cụng nh dõn dng

sch, n nh. Vỏn khuụn b dch chuyn khi bờtụng hoc trong khi duy trỡ
cụng tỏc vỏn khuụn, thỡ ton b bờtụng s phi loi b.
* Thỏo vỏn khuụn
- Vic gừ thnh vỏn khuụn khi thỏo ch c phộp tin hnh khi cng bờtụng t ớt
nht hai ln ng sut bờtụng phi chu khi gừ.
- Vỏn khuụn c thỏo khụng cú chn ng v rung. Thi gian ti thiu cn thit k t
khi bờtụng ti khi thỏo vỏn khuụn, i vi cỏc phn kt cu khỏc nhau phi tuõn th
theo tiờu chun, quy phm thi cụng v nghim thu.
- S ngy thỏo vỏn khuụn theo quy phm l s ngy ti thiu cú th ỏp dng, da theo
tỡnh hỡnh thc t ngy thỏo vỏn khuụn cn c vo tỡnh trng mu th v cht lng

bờtụng thc t. Sn dựng lm ta chng cho sn khỏc bờn trờn s c chng tng
thớch.
6.4. Biện pháp thi công hồ nớc ngầm:
* Đổ bêtông lót hồ nớc ngầm :
- Sau khi đào cát đến cao độ thiết kế tiến hành rãi cát đen lên trên bề mặt
cát san lấp và đầm bằng thủ công đến độ chặt K= 0.9
- Đổ bê tông lót cho phần đáy bể hồ nớc ngầm bằng bê tông trộn tại chổ
- Sau khi bê tông ninh kết và đạt cờng độ cho phép nhà thầu sẽ chống thấm
bê tông lót để thi công phần đáy bể hồ nớc ngầm.
* Đổ bêtông đáy bể hồ nớc ngầm:
Sau khi chống thấm bê tông lót đáy bể hồ nớc ngầm tiến hành gia công
lắp đặt cốt thép.
Nghiệm thu công tác cốt thép và đổ bê tông đáy bể
*Thi công lắp dựng coffa vách hồ nớc ngầm:
- Cốt thép vách cũng nh coffa vách đợc đa vào lắp dựng sau khi gia công ở
bãi tập kết, cần kiểm tra lại tim cốt vách theo hai phơng rồi mới lắp dựng
coffa vách.
- Dựng các tấm ván khuôn đã đợc liên kết thành mảng vào vị trí. Gia cố các
sờn vách và chống đứng.
- Kiểm tra độ thẳng đứng của ván khuôn vách một lần nữa (bằng dây dọi
hoặc máy thuỷ bình).
- Sau khi tiến hành căn chỉnh vị trí và tim vách, tiến hành gông, neo vách
vào các vị trí thép chờ chôn sẵn trên sàn (thi công khi đổ bê tông đáy hồ
nớc ngầm) bằng các thanh chống và dây neo.
* Đổ bêtông vách hồ nớc ngầm:
+ Kiểm tra độ chính xác của ván khuôn.
+ Kiểm tra độ chính xác của các bộ phận đặt sẵn (ME thực hiện).
+ Kiểm tra độ chặt, kín giữa các tấm ván khuôn nhất là ở các chỗ
nối, độ ổn định.
+ Kiểm tra đờng kính cốt thép sử dụng.

+ Sự phù hợp các loại thép chờ và các chi tiết đặt sẵn so với thiết
kế.
+ Mật độ các điểm kê và sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so
với thiết kế.
Đổ Bê tông:
-

21


Ch dn k thut thi cụng nh dõn dng

Bê tông đợc đổ trực tiếp vào vách qua ống mềm hoặc phểu, trớc khi
đổ bê tông phải đợc kiểm tra độ sụt và phải đúc mẫu để kiểm tra.
Sàn công tác phục cho việc đầm đổ bê tông (đợc lắp dựng ngay từ
phần lắp dựng thép vách gồm hệ thống giáo bên trên đợc ghép các tấm ván
coffa thép để công nhân đứng trên đó thao tác việc đổ bê tông.
Bê tông đợc bơm xuống vị trí vách cần đổ, không cho độ rơi tự do của
bê tông lớn hơn 1,5m để tránh hiện tợng phân tầng, một ngời nữa đứng trên
sàn công tác thao tác việc đầm bê tông cùng với thợ phụ chuyển máy đầm.
Trong quá trình đầm bê tông luôn luôn phải giữ cho đầm vuông góc
với mặt nằm ngang của lớp bê tông. Đầm dùi phải ăn xuống lớp bê tông
phía dời từ 5 - 10 cm để liên tốt 2 lớp với nhau. Khi di chuyển đầm phải rút
từ từ và không đợc tắt máy để lại lỗ hổng trong bê tông ở chỗ vừa đầm
xong. Khi thấy vữa bê tông không sụt lún rõ ràng, trên mặt bằng phẳng và
có nớc xi măng nổi lên đó là dấu hiệu đã đầm xong. Trong quá trình đầm
tránh làm sai lệch vị trí cốt thép.
Trong quá trình đổ bê tông vách mạch ngừng đợc phép dừng lại ở đầu
vách, mặt dới sàn hoặc dầm.
7. Cụng tỏc chng thm:

+TCVN 9065:2012: Vt liu chng thm Sn nh tng bitum
- Cỏc din tớch chng thm da trờn nguyờn tc l to mt s cỏch ly hon ton
gia mụi trng m út v phn bờ tụng ca cụng trỡnh, cỏc mộp giỏp lai gia khu vc
cú chng thm v khụng chng thm s ch c dng nhng ni khụ rỏo.
- Nh thu s ch thc hin chng thm trờn cỏc b mt kt cu ó c nghim
thu.
- Nh thu s a vo thc hin cụng tỏc ny i ng k thut viờn cú kinh
nghim v tay ngh thi cụng cỏc cụng trỡnh cú quy mụ tng t, cú chng nhn ca
Hóng sn xut vt liu chng thm l trỡnh thc hin ỳng quy trỡnh, yờu cu k
thut v cht lng ca cụng tỏc chng thm.
- Nh thu s thc hin cụng tỏc chng thm bng dng c chuyờn dng theo
ỳng hng dn ca Nh sn xut.
- i vi cỏc v trớ nh cỏc gúc cnh, cỏc v trớ cú ng ng xuyờn qua l cỏc v
trớ c bit quan trng, Nh thu s cựng vi Nh sn xut vt liu chng thm xem xột
quyt nh ri mi thc hin.
- thc hin tt cụng tỏc chng thm cn phi chỳ trng ti tt c cỏc khõu
trong thi cụng nh sau:
- Cỏc ct liu c ra sch, loi b hon ton tp cht bng cỏch sng lc nhiu
ln.
- Khi thỏo vỏn khuụn m bo khụng cũn mnh nh vỏn khuụn no dớmh li
trong bờ tụng (i vi vỏn khuụn g). Khi cú cỏc vt lừm, khuyt tt khỏc trong bờ
tụng do vỏn khuụn li phi ghi trong biờn bn vi s xỏc nhn ca Ch u t. Nh
thu s trỡnh bin phỏp x lý khuyt tt b mt bờ tụng lờn Ch u t, ch khi cú s
chp thun mi tin hnh sa cha.
- Vt liu chng thm s dng trong cụng trỡnh theo ỳng quy nh ca thit k
cng nh cho hng trong h s mi thu v c s thng nht ca giỏm sỏt cụng
trỡnh.
- Nh thu s tuyt i tuõn th theo quy trỡnh chng thm c th i vi tng
loi vt liu chng thm m bo cht lng. Nh thu s m bo thi cụng theo
ỳng tiờu chun TCVN 9065:2012

-

22


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

- Làm vệ sinh kỹ mặt bê tông trước khi xử lý chống thấm, dùng bàn chải sắt, chổi
quét sạch rêu, bụi, cát. Nhà thầu sẽ sử dụng máy nén khí thổi sạch bề mặt bê tông.
- Trước khi láng hoặc đổ bê tông lót, trét một lớp vữa XM nguyên chất kín bề
mặt cần chống thấm. Công tác đổ bê tông tạo dốc hoặc láng tạo dốc Nhà thầu sẽ thực
hiện khi lớp vữa đầu còn ướt mới đảm bảo lớp vữa đó chưa bị nứt rạn.
- Đối với các lớp chống thấm được chỉ định, Nhà thầu sẽ tuyệt đối tuân thủ qui
trình kỹ thuật thi công của Nhà sản xuất.
- Nhà thầu sẽ bảo hành công tác chống thấm theo quy định chung.
8. Công tác xây:
+ TCVN 9202:2012: Xi măng xây trát
+ TCVN 9205:2012: Cát nghiền cho bê tông và vữa
+ TCVN 9488:2012: Xi măng đóng rắn nhanh
+ TCVN 4506:2012: Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật
+ TCVN 1450:2009: Gạch rỗng đất sét nung
+ TCVN 1451:2009: Gạch đặc đất sét nung
+ TCVN 4314: 2003 Vữa xây dựng- Yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 3121: 2003 Vữa xây dựng- Phương pháp thử
Nhà thầu sẽ lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, có chứng chỉ về chất lượng theo
đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, để trình Chủ đầu tư phê duyệt. Các chủng loại vật
liệu đều được đảm bảo không có sự lẫn lộn về sản phẩm của các nhà cung cấp khác,
đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Việc trình mẫu sẽ được Nhà thầu thực hiện đầy
đủ và chỉ khi có sự phê chuẩn của Chủ đầu tư mới đưa vào sử dụng.
8.1.Gạch:

- Gạch được sử dụng trong công trình sẽ đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật: đặc chắc,
thớ gạch đồng đều, không phân lớp đạt cường độ yêu cầu, sai số về kích thước trong
phạm vi cho phép. Gạch non không đạt yêu cầu về cường độ thiết kế, gạch nứt vỡ cong
vênh, mặt lồi lõm sẽ được loại bỏ.
- Gạch được vận chuyển ngang bằng xe cải tiến và lên các sàn bằng máy vận thăng.
8.2. Vữa xây:
- Vữa xi măng mác theo thiết kế, được Nhà thầu tuân thủ theo TCVN 4314: 2003
- Các yêu cầu về xi măng, cát và nước dùng cho công tác xây sẽ được Nhà thầu
thực hiện như đối với công tác bê tông.
8.3. Trình tự công tác Xây:
- Trước khi xây Nhà thầu sẽ cho tiến hành định vị tường xây bằng cách bật mực hệ
trục tường theo thiết kế trên mặt sàn bê tông.
- Gạch sẽ được làm ướt bằng nước sạch trong vòng 30 phút trước khi xây.
- Nhà thầu đảm bảo các khối xây đều được xây đúng vị trí theo thiết kế, theo đúng
quy phạm về điểm dừng. Trước khi xây Kỹ sư trắc đạc của Nhà thầu sẽ bật mực, định
vị tất cả các vị trí cần xây trên mặt bằng các tầng, thả dây lèo. ...
- Vữa xây đảm bảo đạt mác theo thiết kế, vữa đã trộn được sử dụng trong 30 phút
sau đó, Nhà thầu đảm bảo không sử dụng vữa đã trộn quá lâu.
- Các khối xây đặc chắc, no mạch vữa ngang và mạch dọc, khối xây phải thẳng
đứng vuông góc với mặt đất, xây 3 dọc 1 ngang. Các dầm qua tường, các lanh tô cửa
đảm bảo đúng kích thước hình học, kết cấu và đặt vào vị trí theo thiết kế về độ cao,
phẳng.
- Để kiểm tra độ thẳng đứng của các khối xây Nhà thầu sẽ dùng quả dọi bằng thép
-

23


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng


quy chuẩn, còn kiểm tra độ phẳng của khối xây sẽ được dùng bằng thước gỗ hoặc
thước hợp kim nhôm có các cạnh song song và thẳng có chiều dài từ 2 đến 2,5m (gọi là
thước tầm) Kiểm tra góc của khối xây Nhà thầu sẽ dùng thước góc hoặc cữ góc từ trước
khi xây.
- Để xây gạch đúng theo hàng ngang, Nhà thầu sẽ cho căng dây làm chuẩn ở cả hai
mặt tường, dây đặt ở mép tường được cắm vào mỏ hoặc ở các thước cữ bằng móc.
Thước cữ là thanh gỗ hoặc là thanh hợp kim nhẹ trên có đánh dấu các hàng xây, cao
trình đặt dầm, bậu cửa sổ, lanh tô và các bộ phận khác của nhà.
- Khi xây mạch hở rải vữa trên mặt gạch vào cách mép tường 2 - 2,5cm. Chiều dày
lớp vữa không quá 2,5cm, khi xây mạch dày vữa rải lùi vào trong mép tường 1 - 1,5cm
- Để đảm bảo liên kết giữa kết cấu bê tông và tường, mạch vữa đảm bảo đặc chắc,
lớp trên cùng sát với đáy dầm, giằng và sàn sẽ được xây nghiêng hàng gạch, chèn vữa
kín đầu trên hòn gạch bằng cách đặt một lớp vữa lên đầu trên của viên gạch. Các cột
đều được để bật thép chờ sẵn và câu vào mạch vữa tường chèn.
- Các thợ xây đều được trang bị quả rọi bằng đồng hoặc thước nhôm dài 2m trở lên
để kiểm tra tường thường xuyên nhằm đảm bảo độ thẳng đứng của các tầng.
- Quá trình xây hàng ngày sẽ được cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra
thường xuyên tại công trường.
9. Công tác hoàn thiện:
+TCVN 9377:1:2012: Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu –
Phần 1: Công tác lát và láng trong xây dựng
+TCVN 9377:2:2012: Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu –
Phần 2: Công tác trát trong xây dựng
+TCVN 9377:3:2012: Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu –
Phần 3: Công tác ốp trong xây dựng
9.1.Công tác trát:
+TCVN 9377:2:2012: Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu –
Phần 2: Công tác trát trong xây dựng
9.1.1. Yêu cầu kỹ thuật
Công tác trát nên tiến hành sau khi đã hoàn thành xong việc lắp đặt mạng dây

ngầm và các chi tiết có chỉ định đặt ngầm trong lớp trát cho hệ thống điện, điện thoại,
truyền hình, cáp máy tính…
Bề mặt nền trát cần được cọ rửa bụi bẩn, làm sạch rêu mốc, tẩy sạch dầu mỡ bám
dính và làm sạch.
Trước khi trát, cần chèn kín các lỗ hở lớn, sử lý cho phẳng bề mặt nền trát.
Vữa dùng để trát phải lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng của công trình,
thích hợp với nền trát và lớp hoàn thiện, trang trí tiếp theo.
Trong trường hợp lớp vữa trát có chức năng làm tăng khả năng chịu lửa hoặc
cách âm, cách nhiệt, vật liệu sử dụng và quy trình chế tạo vữa trát cần được tuân thủ
nghiêm ngặt theo đúng yêu cầu của thiết kế và nhà cung cấp.
Khi tiến hành trát nhiều lớp trên bề mặt kết cấu, cần lựa chọn vật liệu trát sao cho
giữa nền trát, lớp trát lót và lớp trát hoàn thiện có sự gắn kết và tương thích về độ dãn
nở, co ngót.
Khi trát tường, trát trần với diện tích lớn, nên phân thành những khu vực nhỏ hơn
có khe co dãn hoặc phải có những giải pháp kỹ thuật để tránh cho lớp trát không bị nứt
do hiện tượng co ngót.
-

24


Chỉ dẫn kỹ thuật thi công nhà dân dụng

Nếu bên trong lớp trát có các hệ thống đường ống kim loại, vật chôn sẵn, vật liệu
chế tạo vữa trát phải được lựa chọn thích hợp hoặc phải có biện pháp phòng tránh sao
cho không sẩy ra hiện tượng ăn mòn, phá hoại.
Nếu bề mặt nền trát không đủ độ nhám cho lớp vữa trát bám dính trên bề mặt,
trước khi trát phải sử lý tạo nhám bằng cách phun cát, vẩy hoặc phun hồ xi măng cát,
đục nhám… và các biện pháp tạo khả năng bám dính khác. Phải trát thử một vài chỗ để
xác định độ dính kết cần thiết trước khi tiến hành trát đại trà.

Ở những vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, trước khi trát
phải được gắn một lớp lưới thép phủ kín chiều dầy mạch ghép và phải trùm về hai bên
ít nhất một đoạn từ 15 cm đến 20 cm. Kích thước của ô lưới thép không lớn hơn 3 cm.
Cát dùng để chế tạo vữa trát phải được sàng qua các loại sàng thích hợp để đạt
được kích thước hạt cốt liệu lớn nhất (Dmax) ≤ 2,5 mm khi trát nhám mặt hoặc trát các
lớp lót và (Dmax) ≤ 1,25 mm khi trát các lớp hoàn thiện bề mặt.
9.1.2. Thi công trát
Nếu bề mặt nền trát khô, cần phun nước làm ẩm trước khi trát.
Trường hợp có yêu cầu về độ phẳng, các chi tiết, đường cong… với độ chính xác
và chất lượng cao, trước khi trát phải gắn lên bề mặt kết cấu các điểm mốc định vị hay
trát làm mốc chuẩn tại một số vị trí.
Chiều dầy lớp vữa trát phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ, độ phẳng của nền trát,
loại kết cấu, loại vữa sử dụng và phương pháp thi công trát.
Chiều dầy lớp trát trần nên trát dầy từ 10mm đến 12 mm, nếu trát dầy hơn phải có
biện pháp chống lở bằng cách trát trên lưới thép hoặc trát thành nhiều lớp mỏng.
Đối với trát tường, chiều dầy khi trát phẳng thông thường không nên vượt quá 12
mm, khi trát với yêu cầu chất lượng cao không quá 15mm và khi trát với yêu cầu chất
lượng trát đặc biệt cao không quá 20mm.
Chiều dầy mỗi lớp trát không được vượt quá 8mm. Khi trát dầy hơn 8 mm, phải
trát thành hai hoặc nhiều lớp. Trong trường hợp sử dụng vữa vôi hoặc vữa tam hợp,
chiều dầy mỗi lớp trát bắt buộc phải nằm trong khoảng từ 5mm đến 8mm.
Khi trát nhiều lớp, nên kẻ mặt trát thành các ô quả trám để tăng độ bám dính cho
các lớp trát tiếp theo. Ô trám có cạnh khoảng 60 mm, vạch sâu từ 2-3 mm. Khi lớp trát
trước se mặt mới trát tiếp lớp sau. Nếu mặt lớp trát trước đã quá khô thì phải phun nước
ẩm trước khi trát tiếp.
Ở những nơi thường xuyên ẩm ướt như khu vệ sinh, phòng tắm rửa, nhà bếp…
khi trát phải dùng vữa xi măng cát có mác ≥M75 hoặc vữa có khả năng chống thấm để
tăng cường khả năng chống thấm và tăng độ bám dính giữa các lớp trát.
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng hoặc khô hanh, sau khi trát 24h nên tiến hành
phun ẩm để bảo dưỡng và phòng tránh hiện tượng rạn nứt trên mặt trát.

Khi trát các lớp trát đặc biệt trên bề mặt kết cấu như trát sần, trát lộ sỏi, trát mài,
trát rửa, trát băm chiều dầy lớp trát lót tạo phẳng mặt không được vượt quá 12 mm,
chiều dầy của lớp trát hoàn thiện bề mặt không được nhỏ hơn 5mm. Ngoài ra cần tuân
thủ các yêu cầu kỹ thuật chính sau :
Trát sần (trát gai): Khi tạo mặt trát nhám có thể dùng bơm phun hoặc thiết bị
chuyên dùng để phun vữa bám vào bề mặt trát hoặc dùng chổi vẩy nhiều lần, khi lớp
đầu se khô mới vẩy tiếp lớp sau. Vữa vẩy phải bám và phủ đều trên mặt trát .
Trát lộ sỏi: Mặt trát lộ sỏi được trát bằng vữa xi măng cát có lẫn sỏi hay đá có cỡ
hạt khoảng từ 5mm đến 10 mm. Chiều dầy trát không vượt quá 20mm, khi trát phải xoa
và vỗ nhiều lần để mặt trát được chắc đặc. Khi vữa đóng rắn sau lúc trát khoảng từ 4−5
-

25


×