Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Văn mẫu lớp 7 văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.63 KB, 21 trang )

NGỮ VĂN LỚP 7
NHỮNG BÀI VĂN MẪU HAY NHẤT
Chủ đề: Văn nghị luận xã hội
Mục lục


Đề bài: Nghị luận về câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một
sàng khôn”
Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh
năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong lũy tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có
người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng. Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc
rất hiếm hoi. Vì vậy mà trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó mà mở
rộng hoặc nâng cao lên được.
Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ,lạc hậu,vẫn lóe lên những tia sáng nhận
thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. ”Đi một ngày đàng,học một sàng
khôn”. Chỉ cần “đi một ngày đàng” (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so
với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được “một sàng khôn”. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi
được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu
khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo
đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu,ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung
tương tự như câu tục ngữ trên : “Làm trai cho đáng nên trai – Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai
cũng từng” ; ”Làm trai đi đó đi đây – Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Điều đó chứng tỏ
ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng
khuyến khích.


Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho
gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng
đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.


Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi
người càng trở nên cấp bách. Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt
giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học :
“Học, học nữa, học mãi” như lời Lenin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ
phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo
điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.
Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự
do đi lạ, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi
bằng con đường du học… Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm,
những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây
dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và
truyền thống dân tộc.
Học hỏi không phải là chuyện ngày một,ngày hai mà là chuyện của cả đời người. ”Học ở
trường,học trong sách vở,học lẫn nhau và học ở cuộc sống”. Việc nâng cao hiểu biết là rất
quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp
học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản
thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. ”Học vấn làm đẹp con người” – đó cũng là
điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng
khôn” là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi
trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.


Đề bài: Nghị luận về câu “Rừng vàng biển bạc”
Ở nền giáo dục phổ cập của nước ta, trẻ em được day rằng ‘Việt nam là một nước có nguồn
tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng’. Nhưng ở nước Nhật trẻ em được giáo dục rằng
dất nước họ không có nhiều tài nguyên khoáng sản như nhiều nước khác nên chúng cần
phải học tập thật chăm chỉ để khi lớn lên tìm cách sử dụng, đổi mới nền công nghệ do cha
ông để lại.
Như vậy qua nền giáo dục thì đã tạo nên thói quen ỷ lại cho thế hệ trẻ, chúng không cần cố
gắng học tập để phát triển đất nước vì chúng thấy đất nước mình đã quá đầy đủ. Cho đến

khi lớn lên nhiều người lớn vẫn kiếm sống bằng nghề ‘ chặt phá, đốn hạ thiên nhiên. Đó là vì
nhiều năm trước thế hệ trẻ nước ta vẫn chưa được giáo dục đúng về thực trạng tài nguyên
nước ta, nhiều người cho rằng phần lớn lỗi là do nền giáo dục.

Trước tình trạng lũ lụt, dông bão, hạn hán xảy ra liên miên trên nước ta thì nhiều công ty, xí
nghiệp vẫn thản nhiên tàn phá, khai thác một cách triệt để rừng phòng hộ, tài nguyên biển
để khai thác titan, dầu khí, các loại lâm, khoáng, thủy sản,… để xuất khẩu ra nước ngoài, để
kiếm lợi nhuận cho chính họ trong khi nước ta phải nhập các loại hàng hóa giả từ Trung
Quốc về bán cho người dân nước ta.
Vậy thì vấn đề nào cần được giải quyết? Chúng ta biết nhiệm vụ của người lớn, của các nhà
giáo dục là chỉ cho ta hiểu biết, chỉ cho ta cách sống, có nhận thức đúng về vai trò của chính
mình trong xã hội, nhận thức về đất nước ta , từ đó hình thành kiến thức, các thói quen
nhân sinh xã hội. Câu thành ngữ “ Rừng vàng biển bạc “ là câu nói quen thuộc của ông cha ta
chỉ sự giàu có trù phú của nước ta về tài nguyên thiên nhiên.
Câu nói thể hiện lòng tự hào, niềm yêu quý của đối với của cải, giang sơn gấm vóc của dân
tộc Đại Việt. Chúng ta có thể tự hào rằng nước ta có đường bờ biển dài 3260km, phần biển
có diện tích hơn 1000000km vuông, ở trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, có


nguồn khoáng sản phong phú, nhiều đồng bằng rộng lớn, có mạng lưới sông ngòi dày đặc,
lượng phù sa lớn, có hàng chục nghìn loài sinh vật sống và phân bố khắp mọi miền đất nước,
có rừng nhiệt đới gió mùa,… tạo nên nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Nhưng không lẽ trong tự nhiên nước ta phong phú là thế chẳng lẽ lại nói rằng tài nguyên
nước ta khan hiếm, đất đai xơ xác, khô khan là xuyên tạc sự thật chăng? Không thế hệ trẻ
vẫn có thể được biết để tự hào, yêu quý dân tộc ta. Thế hệ trẻ cần phải biết như thế nào để
bảo vệ và giữ gìn sao cho tốt nhất. Các nhà giáo dục phải hướng dẫn cho ta hành động chứ
không phải nói là nói những lời nói suông! Chính bản thân thế hệ trẻ phải tự mình hành
động không nên chỉ dựa dẫm vào thời đi trước được.
Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú đa dạng về tài nguyên rừng cũng như tài
nguyên biển. Nhưng con người ta phải biết cách khai thác hợp lý để trở thành vàng bạc thực

sự. Nhưng mình thấy ở nước ngoài cũng rất giàu tài nguyên nhưng họ không khoe như mình
mà họ chỉ đầu tư và các phương án khai thác nâng cao‘rừng vàng biển bạc’chỉ đúng với một
khía cạnh nào đó, tức là nó chỉ đúng khi con người chúng ta biết khai thác sử dụng đúng
cách,chứ không thể đi phá cây, chặt rừng mà gọi là ‘rừng vàng, biển bạc’ được.

Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào cho nhân dân và giới trẻ, Bác
Hồ phát biểu “rừng vàng biển bạc “nhằm khẳng định những thuận lợi trong công cuộc xây
dựng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt khi nói đến đây Chủ tịch luôn nhấn mạnh việc bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Rừng là vàng, biển là bạc thì nếu phá rừng thì
tiêu hủy vảng, phá biển là đốt bạc còn gì!
Như vậy thông qua lời nói Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ nạn phá rừng, phá biển hủy hoại
tài nguyên thiên nhiên. Những ý kiến của Người vẫn còn vang vọng tới thời nay, nhắc nhở
chúng ta về việc bảo vệ tài nguyên mà chúng ta đang có. Như vậy, việc bảo vệ rừng trong
tầm tay của chúng ta, nhưng tùy vào ý thức của mọi người mà thôi. Nếu ta không biết giữ
gìn và bảo vệ thì tài nguyên sẽ hao tổn, biến mất trước mắt, người mẹ thiên nhiên sẽ nổi
giận và đến chính con người chúng cũng chẳng thể bảo vệ mình được, khi đó có hối hận
cũng không kịp nữa.


Ai cho rằng việc giáo dục như trên là gián tiếp tệ nạn phá rừng, đánh bắt hải, thủy sản sai
trái,.. là hết sức sai lầm. Điều đó chỉ phụ thuộc vào ý thức và hành động của mỗi con người
chúng ta thôi! Chúng ta hãy hành động để bảo vệ “ rừng vàng biển bạc”.

Đề bài: Nghị luận câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
Trong cuộc sống hàng ngày,để đánh giá một đồ vật,một con người đạt mức độ chính
xác,chúng ta nên dựa trên nguyên tắc hay cách thức nào ? Đây cũng là vấn đề xưa nay được
nhiều người quan tâm. Cha ông cũng từng có ý kiến hướng dẫn việc ấy trong câu tục ngữ :
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Ta nên hiểu câu này như thế nào và đánh giá nó ra sao ? Phải chăng đây chính là kinh
nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xưa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và

học hỏi.
Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu
để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên
ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng
nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh
nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao
hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận,đánh giá một sự vật,một con người đừng nên để cái
vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên
trong.Ngoài ra,câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống;hãy sống chân thật bằng
thực chất của mình,chân thành trong cách đối nhân xử thế,đừng ba hoa,khoác lác lòe đời
bằng cái vỏ hình thức giả tạo,”chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên
trong”.


Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng
ta,trải qua biết bao thế hệ,với bao thành bại,nên hư,vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt
gỗ hơn tốt nước sơn”.Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật,ta phải thấy rằng giữa hình thức
bên ngoài và nội dung bên trong,không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì
những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn.Một vật dụng
như chiếc tủ,chiếc giường,chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết,tô điểm với nước sơn
bóng nhoáng,màu mè.Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt,hiểu biết.Những kẻ “miệng
nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội.Do đó,trong tiếp xúc
thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự
vật,vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi
cái mục ruỗng,thối nát,xấu xa và vô vị bên trong.Bởi vì nghĩ cho kĩ,suy cho cùng,nếu chân giá
trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.
Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật
dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt,gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn
tô điểm,trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy,món hàng ấy càng được nâng thêm.Hình thức

bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong.Một cái tủ,một chiếc
bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng
người mua.Một con người cũng vậy,có học vấn,đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn
mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo
đức nhưng ăn nói thô lỗ,cộc cằn,áo quần xốc xếch.Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa
giữa nội dung và hình thức.
Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội
dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng
ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất
lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.
Tóm lại,”tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn
trong việc nhìn nhận,đánh giá,chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách
đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn,không phải của


mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện.Cũng đừng nên
quá chú trọng hình thức bên ngoài,trang điểm mặt này,chưng diện quần áo mà quên đi cái
chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng.Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta
thật là đúng đắn và sâu sắc.

Đề bài: Nghị luận về câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương- Người
trong một nước phải thương nhau cùng”
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì
chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ
nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình
cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây.
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả
không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi
con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong

đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ
ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền
chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của
bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình,
ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái
tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô
cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn
Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa
thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ
thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh
khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để
bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng
quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:


“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của
những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay
nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em
với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn
bè… hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để
cập đến qua các câu ca dao như:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ
hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một
trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi,

còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long
Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người
xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên
đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức
chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần. Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết
tương trợ của nhân dân ta đối với nhau.

Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn
thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi
gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa
là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích
“Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha,
dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình.
Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công
chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần


lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang
cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến bài ” Bình Ngô Đại
Cáo” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần í nghĩa. Tình thương người được thể hiện
qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một
cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở
chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con
người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người
chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng
phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu

mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề
ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại
nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử
tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết
“Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và
người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người
phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết
tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc
bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân
đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại
trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào
huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi
ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi
quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật
thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng
lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận
người dân thời ấy!


Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn
để cao lòng nhân ái” Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương
nhau cùng”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng
rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao
đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ
nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống,
chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.

Đề bài: Giải thích câu: “Thất bại là mẹ thành công”

Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường
được.
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng
đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói
khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục?
Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có
những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố
và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh
có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy.
Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến
trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà
ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.


Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường
được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu
bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân.
Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao
nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé.
Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy
điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không
phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ
với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn
nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé
nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một
người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm
áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành
trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm

thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại.
Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí
thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm
mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn
học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày
con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một – người – cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với
tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng.
Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành
một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ,
khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu
đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia
đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.


Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô
nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng
tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn
sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi
đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của
đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm
sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ
mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi
người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải
gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là
một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có
thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.


Đề bài: Giải thích câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha
ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì
không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”.
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt
ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy,
người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng


thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn
những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh
thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ
hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta
ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng
ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao
động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành
tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công
sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều,
nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người.
Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên,
vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong
những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm
đánh đuổi kẻ thù… để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta
không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.

Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ
của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể

hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã
dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ.
Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây
không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về
đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và
phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người
ăn quả” của hôm nay, vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía
hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì
vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong
nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối


với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu
được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao
quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất
cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng
thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá
trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

Đề bài: Giải thích câu “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ
con người”
Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại.
Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ
con người”.
Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự
hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con
người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao



giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con
người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được
thắp lên từ chính trí tuệ con người.

Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng
những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại
những điều hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất,
trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội. Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người
cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao,…Do đó, “Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con
người” Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho
mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì
thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã
được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M Gooc- ki đã viết: “Sách mở rộng
trước mắt tôi những chân trời mới”. “ Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”- La Roche
fou.
Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống?
Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách
tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách giở , có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều
hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.
Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần
thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt.

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ: “Có chí thì nên”
Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn
xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại
mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho
chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.


Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết

wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự
kiên trì sẽ gặt hái đc nhìu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc
gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.
Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký,
từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập
viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng
để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm
làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích
cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc
sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên
trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt wa khó khăn và
tiến lên phía trước.

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy
thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là
ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng
thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã
hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?
Tóm lại, “có chí thì nên”, mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của
mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như zậy nó mới trở thành nét sống đẹp
trong mỗi con người.

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân
Trong cuộc sống con người, thứ quý nhất ko fải là vật chất xa hoa hay tiền đồ danh lợi mà nó
xuất phát từ trong bản thân con người .Tình yêu thương,đó là tình cảm cao quý mà con
người sẽ ko thể sống nếu thiếu nó.
Tình cảm ấy đc vun đắp và fát triển qua từ ngàn đời nay mà chủ yếu là mối quan hệ tình cảm
giữa GĐ, thầy cô, bè bạn, người thân, …Khi tiếp xúc với nhau, con người đều có những thể



hiện những tình cảm sắc thái riêng biệt như tình cảm iu thương giữa cha mẹ dành cho con
cái và ngược lại, sự đùm bọc yêu thương of anh em, sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô, sự gắn
bó yêu thương quí mến of bạn bè, sự giúp đỡ of con người với con người,sự yêu thương hoà
hợp giữa vợ chồng…Mỗi tình cảm đều có sự thể hiện riêng nhưng bản chất of nó vẫn là lòng
yêu thương con người với con người, đó là thứ tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Ko
những thế, tình cảm đó còn thể hiện hteo nghĩa rộng hơn nữa ở tình yêu đồng bào, quê
hương, đất nước. Thật vậy, tình cảm yêu thương không chỉ gói gọn giữa con người với con
người mà còn từ con tim of họ đến với đất tổ quê hương. Đã có biết bao người với lời thề
“Quyết tử cho TQ quyết sinh” ra đi theo tiếng gọi của quê hương. Tiếng gọi yêu thương ấy
thật mạnh mẽ, hùnh hồn tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng quân thù. Đó là tình cảm
thiêng liêng sáng ngời của người con ĐN
Mỗi ai cũng fải có tình thương, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương. Nó
đánh giá bản chất, đạo đức mỗi con người. Nó giúp nâng cao giá trị of con người và làm cho
con người ngày càng hoàn thiện
Trong dân gian có câu “1 con ngựa đau…..” hay “la` lành đùm lá rách” chính ông cha ta đã từ
lâu dạy ta fải bít tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, con người ko thể sống mà ko có tình
iu thương. Tình iu thương tạo nên sự htân ái, đòan kết cộng đồng, Đã từ lâu nhân dân ta bít
iu thương hỗ trợ nhau, đoàn kết thành 1 khối thống nhất trong lao động và cùng chống lại
thiên tai bbão lũ . Tình yêu thương đồng thời là cội nguồn of sự đoàn kết. Chính tình iu
thương đã tạo ra sự quan tâm gắn bó cùng nhau thực hiện mục đích fục vụ lợi ích cho XH”1
cây là chẳng nên…….”

Tình thương bao la còn đc Bác Hồ nhắc đến qua việc giúp đỡ đồng bào sau CMT8 “…Mọi
người ai cũng fải có cơm ăn, áo mặc, ai cũng fải đc học hành”, việc thực hiện “hũ gạo cứu
đói” , “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” đã đạt kết quả tốt điều đó chứng tỏ dân ta
có tình đoàn kết iu thương gắn bó chia sẻ lẫn nhau
Sức mạnh của lòng thương, một sức mạnh tỏa sáng một cách tự nhiên từ tấm lòng của mọi
người Việt Nam trải qua nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng suối nguồn tình thương đó không
bao giờ cạn, vẫn dồi dào thêm, sẽ làm dập tắt mọi khó khăn và bất hạnh
“Cuộc sống ko fải là tất cả , còn cần biết sống 1 cuộc đời vì mọi người, vì Tổ Quốc” Câu danh

ngôn của nhà văn Nga A.Bô-gô-mô-lét đã chứng tỏ tình yêu thương là thứ qúy báu nhất, nó


vô giá, đc con người tạo ra và con người fải quí trọng nó. Tình thương đó vốn có sẵn trong
chúng ta, nó càng rộng rãi bao nhiêu thì tính vị kỷ sẽ giảm bớt tương đương bấy nhiêu Mà
tính vị kỷ thói hư tật xấu làm gì, nói gì , nghĩ gì cũng vì cái Ta, chính đó thực sự là cội nguồn
của mọi bất hạnh và đau khổ, mọi xung đột và chiến tranh, mâu thuẫn gây ra tang tóc đổ
nát. “Khi tình thương ra đi thì trái đất trở thành hầm mộ”
Quả vậy “Thương người như thể thương thân” – Chúng ta hiểu tình thương là thái độ nhạy
cảm và đồng cảm giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì con
nguơi tiếp cận. Tình thương là thái độ gần gũi, dịu dàng, không hại lẫn nhau mà làm tốt cho
nhau trong phạm vi khả năng của mỗi bên. Biết sống với tình thương đó là biết sống hạnh
phúc, biết sống có ý nghĩa. Còn nếu không có tình thương đó, hay đúng hơn, tuy vốn có tình
thương đó nhưng lại để cho nó mai một, héo tàn, thì cho dù có sống cũng như chết rồi!
Trong cuộc sống ngày nay, tình iu thương ngày càng fát triển hay mai một đều do ý thức of
con người . Vì thế để có 1 XH tốt đẹp đầy lòng nhân ái ta fải quan tâm, san sẻ giúp đỡ lẫn
nhau, nâng cao tinh thần trách nhiệm of bản thân ,tuyên truyền vận động toàn dân giúp đỡ
nhau cùng đi lên,gom góp chút tiền giúp đở những người còn khó khăn , tránh vì lợi ích of
mình mà gây hại cho mọi người cho ĐN.
Là người VN , với truyền thống nhân đạo sâu sắc, em tự cảm thấy bản thân fải có trách
nhiệm với mọi người và quê hương, em sẽ cố gắng học thật tốt, fấn đấu trở thành công dân
tốt có ích cho XH, xây dựng ĐN ngày càng giàu mạnh, nhân dân đc ấm no, hạnh phúc

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh
co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin
tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày
nên kim”.



Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng
sắt tròn, mảnh, nhỏ xíu. Đầu kim nhọn sắt. Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua.
Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời. Còn sắt là vật liệu làm nên kim. Chỉ có
điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu bền bỉ. Nhưng có đi
có lại. Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì, chí bền bỉ chính là
một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm
của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng
lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông
Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên
trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành
được độc lập cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành
công.
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng
khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông
Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ
,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất ,hoàn
toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay
,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .
Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo
vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán
rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ
thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm
sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như
Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai
tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì
đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành
thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .



Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào
trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con
người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn – chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại
cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước
mơ thành hiện thực.
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật
thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong
lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim. Câu tục ngữ không chỉ
là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan, tin tưởng .
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt
động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tuc.
Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con
đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.



×