Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bài tập thảo luận nhóm môn luật hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.77 KB, 24 trang )

BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

BÀI THẢO LUẬN SỐ 3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN – NHÓM 2 – LỚP 4A B2CQ
GHI CHÚ

Nhóm trưởng

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 1/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

VẤN ĐỀ 1 : ĐỐI TƯỢNG DÙNG ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
Câu 1 : Những điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 1995 liên quan đến tài sản có thể
dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong
BLDS 2005 như sau:
Điều 320. Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
và được phép giao dịch.
2. Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình
thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở
hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được
giao kết.


Điều 321. Tiền, giấy tờ có giá dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Tiền, trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác được dùng để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Điều 322. Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh
từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ,
quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp
trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở
hữu của bên bảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
2. Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định
của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
3. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về tài nguyên.
Tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong
BLDS 1995 như sau:
Điều 326. Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của người bảo đảm
và được phép giao dịch.
Điều 327. Tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự
1. Tiền được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải là Đồng Việt Nam, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền được
phép giao dịch có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 2/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM


MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

Những điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 1995 liên quan đến tài sản có thể
dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:
Thứ nhất, Điều 320 BLDS 2005, ngoài quy định “vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự là vật hiện có”, “phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch” còn
cho phép vật dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn là “vật được hình thành trong
tương lai”. “Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên
bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết”.
Thứ hai, Điều 321 BLDS 2005 không quy định “tiền dùng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự” phải là đồng Việt Nam.
Thứ ba, Điều 322 BLDS 2005 quy định về quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự.
Câu 2 : Trong vụ việc được nghiên cứu, đối tượng được sử dụng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự là gì? Và có được Tòa án chấp nhận không?
Đối tượng được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Tòa án không chấp nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản.
Tòa án đã căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành để khẳng định giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá. Cụ thể là:
Theo Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản”;
Điểm 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, giấy tờ có giá là
“bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở
hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”;
Điều 1 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm thì giấy tờ có giá bao gồm : Hối phiếu
đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại (1);
Điểm c, khoản 1, Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005: Trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu;
Điểm 16, Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009: tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công

trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ;
Khoản 1 Điều 6 của Luật Chứng khoán: các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu,
chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp
đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; hợp đồng góp vốn đầu tư; các
loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định);
Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu
doanh nghiệp ...

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 3/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

Câu 3 : Suy nghĩ về hướng giải quyết của Tòa án đối với việc dùng giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Tòa án đã căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành (đã nêu trên) để khẳng
định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá. Ddo đó, nó không trở
thành đối tượng được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Xét ở góc độ lí luận thì
suy nghĩ của bản thân đồng tình với phán quyết của Tòa. Vì thực chất giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất chỉ là một văn bản chứng quyền cho nên không thể coi nó là tài sản và
cũng không thể xem nó là loại giấy tờ có giá trong thanh toán, trao đổi. Trong thực tiễn đời
sống, khi chúng ta mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải làm đơn trình báo và làm
các thủ tục liên quan để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành làm thủ tục cấp
lại. Nếu xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản thì khi tài sản này bị mất và chỉ
với các thủ tục trình báo xin cấp lại thông thường như trên mà được cơ quan có thẩm quyền
cấp lại tài sản đã mất là hoàn toàn vô lý. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do không phải

là tài sản, vì thế khi tờ giấy này bị mất trộm thì không được coi là bị mất tài sản nên cơ quan
Điều tra không khởi tố vụ ánvới tội danh trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 Bộ luật hình
sự năm 1999.
Câu 4 : Trên cơ sở so sánh pháp luật, suy nghĩ về khả năng cho phép dùng giấy tờ có
liên quan đến tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Xét ở góc độ lí luận thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là một văn bản chứng
quyền cho nên không thể coi nó là tài sản và cũng không thể xem nó là loại giấy tờ có giá
trong thanh toán, trao đổi. Tuy nhiên, xét ở góc độ thực tiễn thì giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là một trong những vật rất phổ biến dùng để thế chấp vay tiền ngân hàng. Việc thế
chấp giấy này ở ngân hàng để vay tiền được xem là một loại giao dịch dân sự hợp pháp, đối
tượng của giao dịch này là thế chấp quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp nào thì giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất được coi là tài sản ? Đó là khi nó được dùng trong quan hệ
dân sự, có giá trị thanh toán, trao đổi ngang giá với vật khác, theo thỏa thuận hoặc theo quy
định của pháp luật.
Như vậy, để đánh giá đúng khả năng cho phép dùng giấy tờ có liên quan đến tài sản
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không chỉ căn cứ vào góc độ pháp lí mà còn có thể
căn cứ vào thực tiễn đời sống với từng trường hợp cụ thể nhằm đưa ra những phán quyết
đúng đắn trong xét xử phù hợp với bản chất từng vụ việc.

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 4/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

VẤN ĐỀ 2: PHẠM VI NGHĨA VỤ ĐƯỢC ĐẢM BẢO.
Câu 1: Chị Viên phải thanh toán cho Ngân hàng những khoản tiền nào?

Chị Viên phải thanh toán cho Ngân hàng số tiền vốn 400.000.000 đồng của Hợp đồng
tín dụng ngắn hạn số 500/05/HĐNH-VAB ngày 06/06/2005 và số tiền vốn 100.000.000
đồng của Hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 574/05/HĐNH-VAB ngày 21/07/2005. Và số tiền
nợ lãi tính đến ngày 06/11/2007 của 02 Hợp đồng tín dụng ngắn hạn trên là 126.350.000
đồng.
Câu 2: Trong những khoản tiền nêu trên, theo Hội đồng thẩm phán, khoản tiền nào có
tài sản bảo đảm và khoản tiền nào không có tài sản bảo đảm?
Theo Hội đồng thẩm phán:
Tài sản đảm bảo cho 02 khoản vay là 709 m 2 diện tích đất thuộc thửa số 119, tờ bản
đồ số 12D (gồm 200 m2 đất ở và 509 m2 đất khuôn viên để trồng cây lâu năm tại khuôn viên
để trồng cây lâu năm) tọa lạc tại khối 6 thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB585586 do UBND huyện Điện Bàn cấp
ngày 08/03/2005 do ông Nguyễn Văn Thành và bà Nguyễn Thị Diệu Phương đứng tên. Trị
giá tài sản thế chấp là 709.000.000 đồng;
Hợp đồng thế chấp tài sản số 500/05/TC ngày 06/06/2005, hợp đồng thế chấp tài sản
số 574/05/TC ngày 21/07/2005 và hợp đồng ủy quyền số 38 ngày 06/06/2005 về việc thế
chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng đều được cơ quan công chứng nhà nước
chứng nhận và được đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 500/05/HĐNH-VAB ngày 06/06/2005
và số 574/05/HĐNH-VAB ngày 21/07/2005 đều được xác lập và có hiệu lực trong thời hạn
chị Viên được ủy quyền về việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng.
Đối với trường hợp này:
Theo khoản 1 Điều 319 “nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả
lãi và bồi thường thiệt hại” nếu “không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi
bảo đảm” và Điều 344 “thỏa thuận về thời hạn thế chấp tài sản” thì khoản nợ gốc
500.000.000 đồng và nợ lãi chưa trả của 02 hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 500/05/HĐNHVAB ngày 06/06/2005 và số 574/05/HĐNH-VAB ngày 21/07/2005 kể từ ngày vay đến ngày
06/06/2006 là có tài sản đảm bảo do hợp đồng ủy quyền số 38 ngày 06/06/2005 về việc thế
chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng có thời hạn ủy quyền là 01 năm kể từ ngày
06/06/2005 đến ngày 06/06/2006.


Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 5/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

Còn các khoản nợ lãi kể từ ngày 06/06/2006 cho đến ngày xét xử sơ thẩm là không có
tài sản đảm bảo vì lúc này thời hạn ủy quyền quyền sử dụng đất của ông Thành và bà
Phương cho chị Viên đã hết.
Câu 3: Hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán đã được nêu trong văn bản nào
chưa?
Hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán cũng đã được nêu trong bản án số
05/2009/KDTM-ST ngày 16/01/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Nội dung bản án được tóm tắt như sau:
Ngày 04/05/2007, giữa Phòng giao dịch Tam Xuân và ông Nhất ký kết hợp đồng tín
dụng số 01/05/HĐTD. Theo hợp đồng, Phòng giao dịch Tam Xuân cho ông Nhất vay
215.000.000đ để kinh doanh gia công các mặt hàng cơ khí, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất
trong hạn 1,1%/tháng, lãi quá hạn là 1,65%/tháng, hạn trả nợ ngày 04/05/2008. Tài sản đảm
bảo tiền vay ông Nhất được Công ty Hiền Nhạc thế chấp hai chiếc xe để bảo lãnh cho ông
Nhất vay. Quá thời hạn vay ông Nhất không trả nợ, hiện còn nợ Phòng giao dịch Tam Xuân
số tiền nợ gốc là 215.000.000đ và số tiền lãi đến ngày 16/01/2009 là 42.925.000đ. Nên
Phòng giao dịch Tam Xuân khởi kiện yêu cầu ông Nhất phải trả khoản tiền nợ trên.
Hướng giải quyết của Tòa án:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Ngân hàng - Phòng giao dịch Tam
Xuân đối với ông Nhất về vi phạm hợp đồng và buộc ông Nhất trả cho Ngân hàng - Phòng
giao dịch Tam Xuân số tiền nợ gốc là 215.000.000đ và tiền nợ lãi tính đến ngày 16/01/2009
là 42.925.000đ.

Kể từ ngày Ngân hàng – Phòng giao dịch Tam Xuân có đơn yêu cầu thi hành án, ông
Nhất không chịu trả tiền trên thì hằng tháng còn phải trả lãi nợ quá hạn trên số nợ gốc theo
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nườc công bố tương ứng với thời gian chưa thi hành án
Tài sản bảo đảm cho khoản tiền vay: hai chiếc xe gồm một xe ôtô con và một xe đào
thuộc quyền sở hữu của Công ty Hiền Nhạc thế chấp bảo đảm cho khoản tiền vay của ông
Nhất theo hợp đồng thế chấp tài sản không gắn liền với đất của bên thứ ba số 01/05 ngày
04/05/2007, nếu ông Nhất không trả được nợ thì tài sản bảo đảm trên được bán để thu hồi nợ
cho Ngân hàng - Phòng giao dịch Tam Xuân.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Hội đồng thẩm phán.
Hướng xử lý trên của Hội đồng thẩm phán là rất hợp lý và rõ ràng. Phạm vi bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự được Hội đồng thẩm phán vận dụng tại khoản 1 Điều 319 BLDS
2005 “nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ
Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 6/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại” để xác định
nghĩa vụ của các bên. Cụ thể Hội đồng thẩm phán đã tuyên như sau: “Đối với trường hợp
này, ngoài việc quyết định về tổng số tiền nợ gốc và lãi mà chị Viên phải thanh toán trả cho
Ngân hàng Việt Á theo các hợp đồng tín dụng, còn phải quyết định về việc nếu chị Viên
không thanh toán được nợ thì Ngân hàng Việt Á có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân
sự có thẩm quyền cho bán đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo quy định của pháp
luật. Tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của ông Thành, bà Phượng chỉ đảm bảo cho
khoản nợ gốc và nợ lãi chưa trả theo các hợp đồng tín dụng của chị Viên kể từ ngày vay đến
ngày 06/06/2006 (trong thời hạn ủy quyền), còn các khoản nợ lãi kể từ ngày 06/06/2006 đến

ngày xét xử sơ thẩm thuộc trách nhiệm thanh toán của chị Viên mà không có tài sản đảm
bảo, vì lúc này thời hạn ủy quyền sử dụng đất của ông Thành, bà Phượng cho chị Viên đã
hết”.

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 7/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

VẤN ĐỀ 3: BUỘC TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG
Câu 1: Đoạn nào của bản án cho thấy bên bán chưa giao đủ tài sản (cà phê) cho bên
mua và Tòa án buộc bên bán phải giao tài sản của hợp đồng mua bán cho bên mua?
“Ông Lê Thao – chủ Doanh nghiệp tư nhân Phát Đạt đã nhận 80% tiền mua hạt
nhân cà phê xô loại R1, R2 của Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Lâm Hải Sản (Agrimexco)
trực thuộc Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn Một thành viên là
14.954.027.200 đồng, tương ứng với 613.264 tấn hạt nhân cà phê xô loại R1, R2”.
“Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn Một thành viên trọn quyền
sở hữu với 613.264 tấn hạt nhân cà phê xô loại R1, R2”.
“Số cà phê hiện có 294.761,9 tấn tại kho số 201 quốc lộ 1A, ấp Bảo Định, Xuân Lộc,
Đồng Nai thuôc quyền sở hữu của Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn
Một thành viên”.
“Ông Lê Thao – chủ Doanh nghiệp tư nhân Phát Đạt còn chịu trách nhiệm giao cho
Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn Một thành viên 318.502,1 tấn hạt
nhân cà phê xô loại R1, R2”.
Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy nếu bên bán không giao tài sản cho bên mua thì
Tòa án còn buộc bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền?

“Kể từ ngày nguyên đơn có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bị đơn chưa thi hành xong
số hạt nhân cà phê xô loại R1, R2 và số tiền 16.000.000 đồng cho Tổng công ty Nông
Nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn Một thành viên thì hàng tháng còn phải chịu lãi suất
nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng thời gian chậm
trả”.
Câu 3: Hướng giải quyết nêu trên của Tòa án đã được quy định trong văn bản nào
chưa? Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết này.
Hướng giải quyết trên của Tòa án là buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng.
Trong pháp luật dân sự Việt Nam, BLDS 2005 biện pháp buộc tiếp tục thực hiện
đúng hợp đồng được thừa nhận, cụ thể:
Ðiều 303. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật
1. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền
được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư
hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.
2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải
thanh toán giá trị của vật.
Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 8/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

3. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Ðiều này mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngoài việc thanh
toán giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.
Ðiều 304. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc
không được thực hiện một công việc

1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải
thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình
thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ
thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công
việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện,
khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, các quy định này chỉ liên quan đến một số nghĩa vụ cụ thể, như khoản 1
Điều 303 chỉ đề cập đến giao vật đặc định, khoản 1 Điều 304 đề cập đến nghĩa vụ phải thực
hiện một công việc còn nguyên tắc buộc thực hiện đúng hợp đồng thì không được nêu rõ
ràng.
Bên cạnh đó, trong trường hợp chưa có quy định cụ thể của BLDS về nguyên tắc
buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng chúng ta có thể khai thác điểm d, khoản 2 Điều 9
BLDS 2005:
Ðiều 9. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự
1. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và
được pháp luật bảo vệ.
2. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ
theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
a) Công nhận quyền dân sự của mình;
b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
đ) Buộc bồi thường thiệt hại.
Trên cơ sở của Điều 9 này chúng ta có thể áp dụng đối với trường hợp “quyền dân sự
của một chủ thể bị xâm phạm” nói chung chứ không giới hạn ở một số phạm vi các trường
hợp được liệt kê ở phần trách nhiệm dân sự như hiện nay.
Luật thương mại cũng có quy định về nguyên tắc buộc thực hiện đúng hợp đồng với
mức độ khái quát hơn ở khoản 2, Điều 297 quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng, theo
đó: “Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng

thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường
hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật
Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 9/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo
đúng hợp đồng”.
Tuy nhiên Luật thương mại cũng có nhược điểm là chỉ quy định việc buộc tiếp tục
thực hiện đúng hợp đồng với một số loại vi phạm như: giao thiếu hàng, hàng kém chất lượng
hay khuyết tật đối với hợp đồng về hàng hóa.
Đối với bản án 942/2012/KDTM-PT về việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa,
Tòa án ngoài căn cứ ở các Điều 24,34,35,37,44,50,55,306 Luật thương mại thì cần nêu thêm
căn cứ ở Điều 297 quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng.

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 10/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

VẤN ĐỀ 4: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP

ĐỒNG GÂY RA
Câu 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp
luật Việt Nam?
Cách quy định của BLDS hiện nay về trách nhiệm bồi thường thiệt hại là theo hướng
liệt kê. Nghĩa là BLDS quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với từng loại
nghĩa vụ cụ thể. Ví dụ: Khoản 1 Điều 304 quy định: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ
không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên
có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện
công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại”
hoặc khoản 1 Điều 305 quy định về bồi thường thiệt hại do chậm thực hiện nghĩa vụ dân
sự… Rất nhiều trường hợp vi phạm nghĩa vụ dân sự đã được BLDS quy định về vấn đề bồi
thường thiệt hại nhưng BLDS chưa khái quát được các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.
Tuy nhiên theo quy định tại Điều 137 và đọc các quy định từ Điều 302 và tiếp theo
của BLDS, có thể suy luận rằng để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì theo
BLDS phải đáp ứng đủ 4 Điều kiện:
- Phải có thiệt hại xảy ra.
- Hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi trái pháp luật.
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra.
- Phải có lỗi của bên vi phạm.
Trong khi đó tại Điều 303 Luật Thương mại (LTM) 2005 đã quy định rất rõ các căn cứ làm
phát sinh trách nhiệm BTTH, bao gồm 3 căn cứ: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy
định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu
tố sau đây:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”.
Như vậy có thể hiểu theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại thì cần có đủ 4 điều kiện: Có thiệt hại xảy ra; Có hành vi vi phạm hợp đồng; Có mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại phát sinh; Có lỗi của bên vi phạm.


Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 11/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

Câu 2: Suy nghĩ của anh chị về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường theo pháp luật
Việt Nam (trên cơ sở so sánh với pháp luật nước ngoài)?
Thứ nhất, về vấn đề phải có “thiệt hại xảy ra”: Như đã trình bày ở trên, có thể khái
quát lại trong cả 2 luật nói trên (BLDS và LTM) đều có những các căn cứ phái sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đó là phải có “thiệt hại” xảy ra. Nhưng cả 2 luật đều không cho
biết rõ “thiệt hại” được hiểu là như thế nào.
Đọc từ Điều 302 và tiếp theo của BLDS ta thấy một vấn đề là nếu có sự vi phạm hợp
đồng thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên có thể có những
trường hợp có sự vi phạm hợp đồng nhưng không có thiệt hại thực tế xảy ra thì bên vi phạm
có phải bồi thường hay không? Xét ví dụ sau: A cho B thuê nhà, hai bên thỏa thuận sau khi
hết thời hạn thuê B phải trả lại nhà cho A trong tình trạng như ban đầu khi A bàn giao cho B.
Tuy nhiên trên thực tế, đến khi B trả lại nhà cho A lại không đúng như thỏa thuận ban đầu,
mà nhà bị hư hỏng đến không thể sử dụng được. Như vậy ở đây là có sự vi phạm. Lẽ ra theo
hợp đồng và theo Điều 307 BLDS, B phải bồi thường thiệt hại cho A. Tuy nhiên vấn đề sẽ
thay đổi nếu A nhận lại nhà không để ở cũng không cho thuê tiếp, mà là để phá đi xây mới
lại. Như vậy việc B trả lại nhà cho A trong tình trạng như thế nào cũng không ảnh hưởng
đến lợi ích của A. Vậy vấn đề đặt ra là trong trường hợp này B có phải bồi thường cho A hay
không?
Vấn đề này hiện nay chưa được BLDS quy định cụ thể nhưng lại được LTM ghi nhận
rất rõ ràng, đó là có “Thiệt hại thực tế” (Điều 303 LTM). Nghĩa là theo LTM 2005 như trong

trường hợp của A và B nói trên, tuy B có sự vi phạm hợp đồng nhưng thiệt hại lại không xảy
ra, do đó B không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Cùng vấn đề này, đối với pháp luật một số nước như Anh, Scotlen, Ailen,… có quy
định vẫn có trách nhiệm bồi thường ngay cả khi không có bất cứ tổn thất nào xảy ra, nghĩa là
họ ghi nhận bồi thường “tượng trưng” 1. Tuy nhiên hầu hết hệ thống pháp luật của Châu Âu
đều theo hướng thiệt hại thực tế “Không có bồi thường khi không có thiệt hại” 2.
Như vậy, cách quy định về vấn đề bồi thường của pháp luật Việt Nam là gần gũi với hệ
thống Pháp luật của hầu hết các nước Châu Âu.
Thứ hai, về vấn đề hành vi vi phạm là hành vi trái pháp luật; và thứ ba là vấn đề Mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại thực tế xảy ra. Thiết nghĩ đây là những
yếu tố cơ bản để dẫn tới phát sinh trách nhiệm dân sự nên vấn đề này chúng tôi không đề cập
đến.

Thứ tư: Về vấn đề “Lỗi của bên vi phạm” (Điều 308 BLDS):
1

TS. Đỗ Văn Đại: Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận Bản án – TS. Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2011, tr. 174.

2

Xem G. Rouhette (chủ biên): Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, Nxb. Société de législation comparée, 2003, tr. 397 và 399.

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 12/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG


Lỗi là trạng thái tâm lý của một bên trong hợp đồng về nhận thức của họ đối với hành
vi vi phạm và thiệt hại xảy ra. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ
là lỗi suy đoán. Bởi thực chất, việc xác định mức độ lỗi của các bên là rất khó và một phần
phụ thuộc vào phán quyết của Tòa án.
So sánh với Luật thương mại 2005, yếu tố lỗi là điểm khác biệt giữa hai pháp luật này
(pháp luật dân sự thì bắt buộc có yếu tố lỗi còn pháp luật thương mại thì không).
Đối chiếu với nhiều hệ thống pháp luật nước ngoài, thì yếu tố lỗi không tồn tại ở
nhiều hệ thống luật. Trong Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại phát sinh “không cần yếu tố lỗi”3. Bộ nguyên tắc Unidroit cũng theo quan điểm này:
“Việc không thực hiện một nghĩa vụ đem lại cho bên có quyền quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại” và theo phần bình luận của Điều luật này thì “Bên có quyền thì phải chứng minh
việc không thực hiện, có nghĩa là họ đã không nhận được những gì theo cam kết. Bên này
đặc biệt không cần chứng minh rằng việc không thực hiện được là do lỗi của bên có nghĩa
vụ. Chứng cứ sẽ ít nhiều dễ dàng được đưa ra tùy theo nội dung của nghĩa vụ và nhất là tùy
thuộc vào nghĩa vụ phương tiện hay nghĩa vụ hậu quả” 4. Như vậy đây vẫn còn là điểm chênh
lệch giữa pháp luật Việt Nam với nhiều hệ thống pháp luật nước ngoài về vấn đề Căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiết nghĩ trong tương lai khi sửa đổi BLDS, các
nhà làm luật nên cân nhắc, có nhất thiết phải đưa yếu tố lỗi vào để làm căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại hay không? Theo quan điểm của chúng tôi thì yếu tố này nên
được loại trừ, chỉ cần 3 yếu tố trên là đủ.
Đó là trường hợp lỗi của bên có nghĩa vụ, còn lỗi của bên có quyền thì sao? Theo
khoản 3 Điều 302, “bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh
được nghĩa vụ không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”. Nghĩa là bên có
nghĩa vụ có thể viện dẫn “lỗi của bên có quyền” để miễn trừ trách nhiệm dân sự cho mình.
Tuy nhiên, cả pháp luật dân sự và pháp luật thương mại đều chưa có quy định về vấn đề lỗi
của cả hai bên. Trên thực tế xét xử thì Tòa án vẫn giải quyết giảm trừ trách nhiệm cho bên
có nghĩa vụ khi cả hai bên cùng có lỗi.
Câu 3: Tòa án đã buộc Bitexco bồi thường cho bà Bình những khoản thiệt hại nào?
Nêu rõ đoạn của Bản án liên quan đến từng khoản thiệt hại được bồi thường?

Tòa án buộc Bitexco bồi thường cho bà Bình khoản tiền thuê nhà từ 17/11/2007 đến
19/04/2010: “Về yêu cầu của bà Bình buộc công ty Bitexco phải bồi thường tiền thuê nhà từ
17/11/2007 đến 19/04/2010, do bà không được cấp thẻ từ để vào căn hộ B502 mà công ty
cho bà mượn ở tạm trong thời gian sửa chữa căn hộ AE 305. Theo các chứng cứ bà Bình
cung cấp thể hiện: từ 17/11/2007 đến 30/09/2008, tại căn hộ số 1408, cao ốc An Cư, khu đô
3

Xem G. Rouhette (chủ biên): Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, Nxb. Société de législation comparée, 2003, tr. 397 và 399.

4

TS. Đỗ Văn Đại: Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận Bản án – TS. Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2011, tr. 193.

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 13/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

thị mới An Phú – An Khánh, quận 2 của bà Trần Thị Bích Thu, giá thuê 600 đô la Mỹ/01
tháng, đã thanh toán 5.700 đô la Mỹ và từ ngày 01/10/2008 thuê căn hộ số 2, lầu 11, cao ốc
An cư Intresco, phường An Phú, quận 2, với giá 8.500 đô la Mỹ /tháng, từ ngày 01/10/2009
đến nay giá thuê thay đổi là 1.000 đô la Mỹ/tháng. Tổng cộng số tiền bà Bình đã trả tiền
thuê nhà là 22.000 đô la Mỹ (thời gian từ 17/11/2007 đến 19/04/2010).
Nhận thấy ngày 18/08/2007 bà Bình bàn giao lại căn hộ AE 305 cho công ty Bitexco
để sửa chữa bảo hành và công ty Bitexco cho bà Bình mượn căn hộ B502 để ở tạm. Theo
biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 14/07/2009 thể hiện: để vào căn hộ B502 (thuộc

khu B – Tòa nhà the Manor) phải có thẻ từ vào khu B và bà Bình không được Ban quản lý
Tòa nhà The Manor cấp thẻ từ. Ngoài ra, ngày 14/11/2007 bà Bình có đơn đề nghị ban
quản lý Tòa nhà cung cấp thẻ từ có xác nhận của đại diện công ty. Cũng tại biên bản hòa
giải ngày 22/03/2010 phía đại diện nguyên đơn cũng xác nhận công ty có sử dụng thẻ từ để
vào khu căn hộ B502, nhưng không cung cấp cho bà Bình vì cho rằng bà Bình vi phạm hợp
đồng. Các chứng cứ của bà Bình cung cấp, cũng như lời khai của đại diện công ty là phù
hợp thể hiện bà Bình không thể vào được căn hộ B502 và phải đi thuê nhà để ở từ ngày
17/11/2007. Xét các chứng cứ bà Bình cung cấp là các hợp đồng thuê nhà và các biên nhận
trả tiền thuê nhà, phía nguyên đơn và người bảo vệ quyền lợi cho phía nguyên đơn cho rằng
hợp đồng cho thuê không có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền nên không có giá trị
pháp lý, giá thuê bà Bình không thông báo cho Bitexco nên không chấp nhận bồi thường.
Xét hợp đồng thuê mặc dù không được công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền,
với lý do nhà cho thuê chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Tuy nhiên, như phân tích ở
trên, việc bà Bình đi thuê nhà là có thực và đây là những thiệt hại thực tế, bà Bình không có
vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên yêu cầu của bà Bình buộc công ty Bitexco phải bồi thường
khoản tiền mà bà Bình đã thanh toán tiền thuê nhà là 22.000 đô la Mỹ tương đương
418.000.000 đồng (tỷ giá đô la Mỹ ngày 27/04/2010 là 19.000 đồng/01 đô la Mỹ), trả ngày
sau khi án có hiệu lực pháp luật là hoàn toàn có căn cứ được chấp nhận”.
Câu 4: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án?
Về việc Tòa án buộc Bitexco phải bồi thường cho bà Bình tiền thuê nhà trong khoảng
thời gian nói trên (17/11/2007 – 19/04/2010) là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ trong thời gian này
lẽ ra bà Bình có nhà để ở nhưng thực tế lại buộc phải đi thuê nhà. Do đó việc bà yêu cầu
công ty Bitexco phải bồi thường tiền thuê nhà cho bà là hoàn toàn có căn cứ.
Tuy nhiên trong Điều kiện BLDS còn chưa có quy định rõ về mức bồi thường thiệt
hại giữa các bên như thế nào được coi là hợp lý, việc Tòa án xét xử buộc Bitexco bồi thường
cho bà Bình đúng số tiền như bà đã yêu cầu cần phải xem xét lại:
- Vì nếu Tòa án xét xử theo hướng chấp nhận các mức chi phí mà bà Bình đã đưa ra
để yêu cầu bồi thường, không xem xét các điều kiện có liên quan khác thì liệu có
đảm bảo khách quan và công bằng với Bitexco? Giả sử, nếu bà Bình không phải
Lớp 4A - Nhóm 2


Trang 14/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

-

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

chỉ đi thuê ở các căn hộ nói trên, mà ở trong thời gian dài như vậy trong các khách
sạn 5 sao với các chi phí không phải chỉ khoảng 1.000 USD/tháng nói trên mà là
cả chục ngàn USD, thì tòa án liệu có công nhận và yêu cầu Bitexco bồi thường với
mức như vậy hay không?
Mặt khác, nếu theo kinh tế học, với giá trị căn nhà được Hội đồng định giá tài sản
xác định tại thời điểm xảy ra tranh chấp là 4.851.678.528 đồng, nếu căn nhà được
tính khấu hao trong thời gian 10 năm (60 tháng) thì giá trị khấu hao căn nhà mỗi
tháng là vào khoảng 12 triệu đồng/tháng. (Trong khi tổng số tiền mà bà Bình yêu
cầu bồi thường là 418.000.000 đồng trong thời gian 29 tháng, tương đương
khoảng 14.414.000 đồng/tháng).

Như vậy việc Tòa án xác định giá trị bồi thường chỉ theo yêu cầu đơn phương từ phía
là Bình là cần phải xem xét lại. Theo quan điểm cá nhân, trong trường hợp này có thể xác
định giá trị bồi thường tiền thuê nhà bằng cách lấy giá thuê nhà bình quân tại từng thời điểm
như bà Bình đã nêu đối với các căn hộ có giá trị tương đương với căn hộ mà hai bên đang có
tranh chấp.
Câu 5: Nếu bà Bình có yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần thì bà Bình có được bồi
thường không? Vì sao?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 307 BLDS, trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm
cả trách nhiệm bồi thường về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp cho những tổn thất

về tinh thần. Căn cứ theo quy định này của BLDS thì cho phép vấn đề bồi thường thiệt hại
đối với các tổn thất về tinh thần.
Trong LTM 2003, tại khoản 3 Điều 303 quy định một trong ba căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường là phải có “thiệt hại thực tế” chứ không hề quy định là có “thiệt hại vật
chất”. Như vậy từ quy định trên có thể suy luận tổn thất được bồi thường là bao gồm cả tổn
thất về vật chất và tổn thất về tinh thần nếu tổn thất này thực tế tồn tại.
Như vậy trong trường hợp bà Bình yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần là hoàn toàn có
cơ sở pháp lý. Tuy nhiên việc xác định mức bồi thường là bao nhiêu, thì đây là vấn đề Tòa
án cần xác định rõ nếu yêu cầu của bà Bình được đưa ra.

Câu 6: Trên cơ sở so sánh pháp luật, suy nghĩ của anh chị về bồi thường tổn thất tinh
thần trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam?
So sánh luật thương mại 1997 và 2005, luật thương mại 1997 quy định căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường là có “thiệt hại vật chất” (Điều 230 LTM 1997), trong khi LTM
Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 15/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

2005 chỉ quy định là có “thiệt hại thực tế”, tức là có thể suy luận, ở đây chỉ cần có thiệt hại,
kể cả vật chất hay tinh thần là người bị thiệt hại đều sẽ được yêu cầu bồi thường. Như vậy
LTM 2005 quy định mở rộng hơn về bồi thường tổn thất về tinh thần trong lĩnh vực hợp
đồng thương mại ở Việt Nam.
Còn theo quy định của BLDS 2005 thì như đã phân tích ở trên, bồi thường tổn thất về
tinh thần đã được quy định tại Điều 307, tuy nhiên khi xét xử thì mỗi Tòa án sẽ có một cách
xác định tổn thất về tinh thần là khác nhau.

Khi so sánh pháp luật Việt Nam với các hệ thống luật khác thì không có sự thống
nhất về vấn đề có hay không bồi thường thiệt hại cho những tổn thất về tinh thần trong lĩnh
vực hợp đồng. Có hệ thống thì cho phép, có hệ thống thì không. Tuy nhiên theo quan điểm
của chúng tôi thì vấn đề bồi thường thiệt hại cho những tổn thất về tinh thần trong lĩnh vực
hợp đồng là hoàn toàn hợp lý và nên được áp dụng.

VẤN ĐỀ 5: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Câu 1: Điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2005 so với Bộ luật dân sự năm 1995 về vi
phạm hợp đồng?

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 16/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

Theo quy định tại khoản 1 Điều 377 BLDS 1995, thì: “Phạt vi phạm là biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp
luật, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên có quyền bị vi phạm.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 422 BLDS 2005, thì : “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa
các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị
vi phạm.”
Nhận xét:
Trong BLDS 1995, phạt vi phạm hợp đồng tồn tại bởi do các bên thỏa thuận hoặc
theo pháp luật quy định. Hiện BLDS 2005 quy định phạt vi phạm hợp đồng tồn tại do các
bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì không có vi phạm.
Trong BLDS 1995, phạt vi phạm hợp đồng được quy định trong biện pháp bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ dân sự. Việc loại bỏ phạt vi phạm ra khỏi các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự mà xác định phạt vi phạm trong thực hiện hợp đồng dân sự như một
chế tài được áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng theo khoản 1 Điều 422
BLDS 2005 là hoàn toàn phù hợp với lý luận về hợp đồng dân sự và trách nhiệm dân sự.
Thực tế cho thấy với mức phạt vi phạm như tại Điều 378 BLDS 1995 “mức cao nhất không
quá 5%” đã hạn chế sự chủ động của các chủ thể khi áp dụng biện pháp này. Từ đó Khoản 2
Điều 422 BLDS 2005 quy định “mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận”, trong khi đó,
Luật thương mại 2005 vẫn duy trì mức phạt tối đa là 8%. Như vậy các bên hoàn toàn tự do
căn cứ vào chính hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của hợp đồng để quyết định mức phạt.
Câu 2: Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng?
Theo Khoản 1 Điều 358 BLDS 2005 quy định: “Đặt cọc là việc một bên giao cho
bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài
sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”.
Theo Khoản 1 Điều 422 BLDS 2005 quy định: “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa
các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị
vi phạm”.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 422 BLDS 2005 thì phạt vi phạm theo hợp đồng là một
khoản tiền mà bên vi phạm phải nộp cho bên bị vi phạm. Với quy định như vậy, phạt vi
phạm và đặt cọc đôi khi giống nhau. Tuy nhiên, trong đặt cọc thì tài sản này được giao trước
khi có việc vi phạm còn trong phạt vi phạm việc giao tài sản này diễn ra sau khi có vi phạm.
Câu 3: Khoản tiền 30% trên là tiền đặt cọc hay là nội dung của phạt vi phạm hợp
đồng? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Khoản tiền 30% trên là nội dung của phạt vi phạm hợp đồng vì:

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 17/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM


MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

- Theo hợp đồng ký bán hàng giữa Công ty A và Công ty B: “ngay sau khi ký hợp
đồng, bên B phải giao cho bên A 30% giá trị lượng hàng và trong trường hợp bên A vi phạm
hợp thì sẽ bị phạt” nên khoản tiền 30% mà bên B phải giao cho bên A chính là nội dung của
phạt vi phạm hợp đồng do hai bên thỏa thuận.
- Căn cứ vào Khoản 7 Điều 402 BLDS 2005 quy định Phạt vi phạm hợp đồng là một
trong những nội dung thỏa thuận giữa các bên của hợp đồng dân sự.
Câu 4: Đoạn nào của Quyết định cho thấy Hội đồng thẩm phán xác định thỏa thuận về
lãi chậm trả có bản chất là thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng?
Trong Quyết định của Hội đồng thẩm phán có nêu: “Đối với vụ án này phải áp dụng
quy định tại các Điều 300 (quy định về phạt vi phạm), Điều 301 (quy định về mức phạt vi
phạm) và Điều 306 (quy định về yêu cầu tiền lãi chạm do chậm thanh toán) Luật thương
mại 2005 mới đúng.” cho thấy Hội đồng thẩm phán xác định thỏa thuận về lãi chậm trả có
bản chất là thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng.
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán xác định thỏa thuận về lãi
chậm trả là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.
Tiền lãi do chậm thanh toán: chỉ áp dụng khi bên vi phạm Hợp đồng chậm thanh toán
tiền hàng, thù lao dịch vụ, chi phí hợp lý khác.... (nói chung là vi phạm nghĩa vụ trả tiền).
Căn cứ pháp lý để yêu cầu thanh toán tiền lãi là Điều 306 Luật Thương mại năm 2005;
khoản 2 Điều 305 và khoản 2 Điều 438 Bộ luật Dân sự năm 2005. Đây là quyền yêu cầu
không có Điều kiện đối với bên có quyền, nếu bên có nghĩa vụ trả tiền mà vi phạm thì bên
có quyền có quyền yêu cầu tiền lãi. Chế tài này chỉ áp dụng khi bên vi phạm chậm trả tiền.
Câu 6: Đoạn nào của Quyết định cho thấy Hội đồng thẩm phán cho phép Tòa án địa
phương được giảm mức phạt vi phạm hợp đồng mặc dù mức phạt này đã hợp pháp?
Trong Quyết định của Hội đồng thẩm phán có nêu: “Vì vậy, khi xét xử lại vụ án này,
Tòa án các cấp cần yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy
ra nếu có đầy đủ căn cứ thì có thể xem xét giảm một phần mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng cho Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương” cho thấy Hội đồng thẩm phán cho phép

Tòa án địa phương được giảm mức phạt vi phạm hợp đồng mặc dù mức phạt này đã hợp
pháp.
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán?
Mức phạt vi phạm hợp đồng được quy định trong Luật thương mại 2005 chưa hợp lý.
quy định hiện nay cho phép các bên có quyền thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng nhưng
Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 18/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Nhưng trên thực tế việc xác định
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm sẽ gặp khó khăn do luật chưa quy định rõ cách
tính như thế nào. Mặt khác, Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương trình bày thì do bị cháy
kho hàng tại Campuchia nên gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền cho Công ty Đại Nam.
Trong khi đó, Bộ luật Dân sự không có quy định về mức phạt tối đa mà quy định mức phạt
vi phạm do hai bên thỏa thuận nên có thể xem xét lại.

VẤN ĐỀ 6: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HỦY BỎ DO KHÔNG THỰC HIỆN
ĐÚNG HỢP ĐỒNG
Đối với vụ việc thứ nhất:

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 19/24



BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

Câu 1: Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng.
Giống nhau:
Gữa hai hợp đồng có hệ quả đều làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm
giao kết, hai bên hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả đuợc bằng vật thì
hoàn trả bằng tiền.
Khác nhau:
Hợp đồng vô hiệu: Nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu tại thời điểm giao kết hợp
đồng như: lừa dối, đe dọa, vi phạm về hình thức…
Hợp đồng bị huỷ bỏ: Nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu tại thời điểm hợp đồng
đã được giao kết.
Khi hợp đồng vô hiệu, Tòa án không tuyên bố hủy hợp đồng mà tuyên bố hợp đồng
vô hiệu.
Câu 2: Trong vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa phúc thẩm đã phân biệt
hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng.
"…Song án sơ thẩm lại tuyên bố giao dịch vô hiệu toàn bộ là chưa chính xác, bởi vậy, cần
sửa án sơ thẩm: Tuyên hợp đồng vô hiệu một phần lớn hơn 210 m 2 và huỷ bỏ 1 phần hợp
đồng chuyển nhượng 210 m2 là phù hợp" – Trang 119, Đề cương thảo luận.
Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về việc phân biệt trên của Tòa án phúc thẩm.
Việc phân biệt trên của Toà án Phúc thẩm là hoàn toàn đúng theo pháp luật.
Căn cứ theo bản án:
- Thỏa thuận chuyển nhượng phần diện tích lớn hơn 210m2 là không có giấy tờ gì
chứng minh, ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên khi giao kết hợp đồng nên vô
hiệu – nguyên nhân dẫn đến vô hiệu tại thời điểm giao kết hợp đồng.
- Phần chuyển nhượng diện tích 210m 2 đã được các bên thỏa thuận, mua bán và bên
mua đã ký nhận giấy tờ (đất) ngày 18/07/2007 nhưng không trả tiền theo thỏa
thuận là vi phạm nghĩa vụ trả tiền (Vi phạm điều 290) nên bên bán có quyền đề

nghị hủy bỏ hợp đồng – khi hợp đồng đã được giao kết nhưng một bên không thực
hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng..
Câu 4: Phần chuyển nhượng nào giữa các bên được coi là hợp lệ và, đối với phần hợp
lệ trên, bên mua có thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán không? Đoạn nào của bản án
cho câu trả lời.

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 20/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

Phần đất có diện tích 210m2 theobản án phúc thẩm là hợp lệ và bên mua đã không
thực hiện nghĩ vụ trả tiền cho bên bán. Thể hiện ở đoạn “Phần chuyển nhuợng 210 m2 là
hợp lệ. Xong bên mua ký nhận giấy tờ (đất) ngày 187/2007 nhưng không trả tiền theo thỏa
thuận..”- Trang 119, Đề cương thảo luận.
Câu 5: Nhìn từ góc độ văn bản , bên bán không có quyền huỷ bỏ hợp đồng chuyển
nhuợng trên để đòi lại tài sản không khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
-

Theo Điều 417, BLDS quy định: “…khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ
của mình do lổi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa
vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
- Theo khoản 1 Điều 425: “Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi
thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
- Theo khoản 3 Điều 425: “Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực

từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu
không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền”.
Như vậy, theo quy định của BLDS 2005, khi bên mua vi phạm nghĩa vụ trả tiền thì bên bán
có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và đòi lại tài sản.
Câu 6: Trong thực tiễn, có bản án/quyết định của Tòa án đã cho phép bên bán hủy bỏ
hợp đồng khi bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán không? Nêu rõ các
bản án/quyết định này.
Trong thự tiễn có nhiều bản án/quyết định của toà án cho phép bên bán huỷ bỏ hợp
đồng khi bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán.
Ví dụ như bản án số 451/2006/DSPT ngày 29/9/2006 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh
Long: Vào năm 2004, ông Điệp và ông Anh, bà Chói ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất với giá 130 triệu đồng. Việc chuyển nhượng đã được UBND huyện chấp nhận. Tuy
nhiên, qua xác minh thì bên mua là ông Điệp chưa trả toàn bộ tiền mua. Theo Tòa án, do ông
Điệp không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng đã cam kết nên ông Anh đề nghị
hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là có căn cứ pháp luật theo khoản 1
Điều 425 BLDS.
hoặc Quyết định số 218/GDT-DS ngày 1/12/2003 của Toà dân sự Toàn án nhân dân tối cao.
Câu 7: Việc Toà án đã viện dẫn Điều 425 để cho phép bên bán hủy bỏ hợp đồng có
thuyết phục không? Vì sao?

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 21/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

BLDS Đối với vụ việc trên, Toà án đã viện dẫn Điều 425 BLDS nhưng các bên không có

thoả thuận và pháp luật cũng không có quy định nên việc viện dẫn Điều khoản như Toà án
đã làm là không có căn cứ xác đáng.
Theo khoản 1 Điều 425 BLDS năm 2005: ”Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và
không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các
bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, một bên có thể hủy bỏ hợp đồng
khi thỏa mãn một số điều kiện:
- Thứ nhất, bên kia “vi phạm hợp đồng”. Trong bản án đang được xem xét, Tòa án
đều xác định bên mua chưa thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thanh toán, do vậy điều
kiện này đã thỏa mãn.
- Thứ hai, vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã “thỏa thuận” hoặc
“pháp luật có quy định”. Trong hai bản án này, chúng ta không thấy thể hiện các
bên thỏa thuận về việc hủy bỏ và chúng ta cũng đã khẳng định rằng pháp luật dân
sự hiện hành không có quy định về trường hợp bên bán được hủy bỏ hợp đồng khi
bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Như vậy, nhìn từ góc độ văn bản, chúng ta không có cơ sở để hủy bỏ hợp đồng trong
vụ việc trên – Theo Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân
sự, Nxb. Trẻ tp Hồ Chí Minh, 2005, tr. 183.
Đối với vụ việc thứ hai:
Câu 1: Điểm giống và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp
đồng.
Giống nhau:
Đều dẫn đến chấm dứt hợp đồng, phải thông báo cho bên còn lại và bên có lỗi sẽ
phải bồi thường thiệt hại.
Khác nhau:
- Điều kiện:
+ Hủy bỏ hợp đồng: diễn ra khi một bên vi phạm hợp đồng mà các bên đã thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định.
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng: nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định chứ không nhất thiết là phải có sự vi phạm hợp đồng hoặc pháp luật.
-


Hậu quả:
+ Hủy bỏ hợp đồng: khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từthời
điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn
trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 22/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng: hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận
được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã
thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy bên thuê đã vi phạm hợp đồng và bên cho thuê
được đơn phương chấm dứt hợp đồng?
"…Như vậy Hội đồng xét xử xét thấy khi Nghị định 53/2006/NĐ-CP đuợc ban hành
và căn cứ vào Điều 2.1 của hợp đồng công chứng số 016355 ngày 03/6/2003 thì nghĩa vụ
nộp thuế GTGT nói trên phải thuộc về bên B (bên thuê nhà) nhưng phía bên thuê nhà không
chấp nhận việc nộp thuế nói trên là đã vi phạm đến quyền lợi của bên cho thuê, vi phạm hợp
đồng thuê nhà. Mặt khác, bên cho thuê đã thông báo cho bên thuê bằng văn bản về việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng trước 1 tháng là phù hợp với khoản 3, điều 498 Bộ luật dân sự
năm 2005. Từ những nguyên nhân trên, Hội đồng xét xử xét thấy yêu cầu được đơn phương
chấm dứt hợp đồng mà không bồi thường gì của nguyên đơn là hoàn toàn có cơ sở nên
chấp nhận" – Trang 112, Đề cương thảo luận.
Câu 3: Có quy định nào cho phép bên thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê trong

trường hợp bên thuê vi phạm hợp đồng thuê như trong vụ việc được bình luận không?
Căn cứ theo Điều 498 Bộ luật dân sự thì Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây:
a) Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính
đáng;
b) Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê;
c) Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng;
d) Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê
mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê;
đ) Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt
bình thường của những người xung quanh;
e) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.
Như vậy, không có quy định nào cho phép bên cho thuê đơn phương chấm dứt hợp theo vụ
việc bình luận trên.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án theo hướng cho bên cho thuê đơn phương
chấm dứt hợp đồng như trong vụ việc được bình luận.
Trong vụ việc trên, Tòa án đã không viện dẫn được các điều kiện để bên cho thuê nhà
có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật mà chỉ dựa vào thỏa
Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 23/24


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG

thuận giữa các bên là không đúng qquy định. Tuy nhiên, hợp đồng dân sự là căn cứ trên sự
thỏa thuận giữa các bên, nên việc Tòa án viện dẫn các điều khoản trong hợp đồng là hợp lý
khi các bên không còn đạt được thỏa thuận ban đầu.

Câu 5: Trên cơ sở so sánh pháp luật, ý kiến của anh/chị về chế định đơn phương chấm
dứt, hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng ở Việt Nam hiện nay.
Trong Luật Thương mại hiện hành có quy định về huỷ bỏ hợp đồng nhưng cách quy
định việc cho phép huỷ bỏ hợp đồng rất khác pháp luật dân sự. Luật Thương mại đưa ra căn
cứ để huỷ bỏ hợp đồng với tính khái quát cao nên có thể áp dụng với mọi hợp đồng, cón
pháp luật dân sự chỉ đưa ra căn cứ để huỷ bỏ hợp đồng một số truờng hợp chuyên biệt cụ
thể.

Lớp 4A - Nhóm 2

Trang 24/24



×