Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Canh Tác Đối Với Những Giống Lúa Cạn Có Triển Vọng Tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.3 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------

DƯƠNG VIỆT HÀ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CANH TÁC ĐỐI VỚI NHỮNG GIỐNG
LÚA CẠN CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2011

1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------

DƯƠNG VIỆT HÀ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CANH TÁC ĐỐI VỚI NHỮNG GIỐNG
LÚA CẠN CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỮU HỒNG

THÁI NGUYÊN - 2011

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2011
Tác giả

Dương Việt Hà

3


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tốt nghiệp cao học tại Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của nhà trường,
Khoa Sau đại học, các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè tôi đã vượt qua nhiều khó
khăn để hoàn thành đề tài của mình.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng người
đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành công trình nghiên
cứu này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo Khoa

Nông học, Khoa Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ
tôi rất nhiều cho việc hoàn thành báo cáo này.
Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn UBND huyện Đồng Hỷ, Trạm Khuyến
nông huyện, bạn bè, đồng nghiệp, người thân cùng gia đình đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

4


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục biểu đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

4


1.2. Một số khái niệm về lúa cạn

5

1.3. Nguồn gốc lúa cạn

6

1.4. Những kết quả nghiên cứu về mật độ và số dảnh cấy

8

1.4.1. Những kết quả nghiên cứu về mật độ gieo cấy

9

1.4.2. Những nghiên cứu về số dảnh cấy/khóm

15

1.5. Những kết quả nghiên cứu về phân bón cho lúa

17

1.5.1. Tầm quan trọng của phân bón đối với cây lúa

17

1.5.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt nam


19

1.5.3. Phương pháp bón phân cho lúa

20

1.5.4. Các thời kỳ bón phân cho lúa

21

1.5.5. Kết quả nghiên cứu về phân đạm đối với cây lúa

24

1.5.6. Kết quả nghiên cứu về phân lân đối với cây lúa

30

1.5.7. Kết quả nghiên cứu về phân kali đối với cây lúa

33

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

38

2.1. Đối tượng nghiên cứu

38


2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu

38

2.3. Nội dung nghiên cứu

38

2.4. Phương pháp nghiên cứu

38

5


2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

38

3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá

42

3.4.2.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây lúa

43

3.4.2.2.Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh lý của cây lúa


45

3.4.2.3. Chất lượng hạt

48

3.4.3. Xử lý số liệu thí nghiệm

49

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

50

3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo đến các giống lúa
tại Thái Nguyên trong vụ Mùa năm 2010 và vụ Xuân năm 2011

50

3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng

50

3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây

51

3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng đẻ nhánh

53


3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá

56

3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tích lũy vật chất khô

57

3.1.6. Ảnh hưởng của mật độ đến độ thoát cổ bông

59

3.1.7. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều dài bông, số gié cấp 1, gié cấp 2

60

3.1.8. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu sâu bệnh

62

3.1.8.1. Khả năng chống chịu của các giống trong vụ Mùa 2010

63

3.1.8.2. Khả năng chống chịu của các giống trong vụ Xuân 2011

64

3.1.9. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất


65

3.1.9.1. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của các giống lúa trong vụ Mùa năm 2010

66

3.1.9.2. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của các giống lúa trong vụ Xuân 2011

68

3.1.10. Ảnh hưởng của mật độ gieo đến hệ số kinh tế của các giống

70

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến những giống lúa
cạn có triển vọng tại Thái Nguyên trong vụ Mùa năm 2010 và vụ Xuân năm 2011 72
3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng

72

3.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao cây

73

6



3.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh

75

3.2.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chỉ số diện tích lá

77

3.2.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng tích lũy vật chất khô

79

3.2.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến độ thoát cổ bông

81

3.2.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều dài bông, gié cấp 1, gié cấp 2

83

3.2.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng chống chịu

85

3.2.8.1. Khả năng chống chịu của các giống lúa trong vụ Mùa 2010

85

3.2.8.2. Khả năng chống chịu của các giống trong vụ Xuân 2011


86

3.2.9 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của các giống lúa

88

3.2.9.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của các giống lúa vụ Mùa năm 2010

88

3.2.9.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của các giống lúa vụ Xuân 2011

90

3.2.10. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hệ số kinh tế của các giống lúa

93

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

7



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020

19

Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ đến các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của các giống lúa

51

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây của các giống
lúa trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011

53

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng đẻ nhánh của các
giống lúa trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011

55

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá của các giống
lúa trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011

56

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tích lũy vật chất khô
của các giống lúa trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011

58


Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mật độ đến độ thoát cổ bông của các giống
lúa trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011

60

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của mật độ đến chiều dài bông, số gié cấp 1, gié
cấp 2 của các giống lúa trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011

62

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu của các
giống lúa trong vụ Mùa 2010

63

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu của các
giống lúa trong vụ Xuân 2011

65

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của các giống lúa trong vụ Mùa 2010

67

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của các giống lúa trong vụ Xuân 2011

68


Bảng 3.12: Ảnh hưởng của mật độ đến hệ số kinh tế của các giống
lúa trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011

71

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các giai đoạn
sinh trưởng, phát triển của các giống lúa
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao cây

8

72


của các giống lúa trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011

74

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh
của các giống lúa trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011

76

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chỉ số diện tích
lá của các giống lúa trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011

78

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng tích lũy vật chất

khô của các giống lúa trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011

80

Bảng 3.18: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến độ thoát cổ bông
của các giống lúa trong vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011

82

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều dài bông,
gié cấp 1, gié cấp 2 của các giống lúa

84

Bảng 3.20: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng chống chịu
của các giống lúa trong vụ Mùa 2010

86

Bảng 3.21: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng chống chịu
của các giống lúa trong vụ Xuân 2011

87

Bảng 3.22: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong vụ Mùa 2010

89

Bảng 3.23: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu tố

cấu thành năng suất của các giống lúa trong vụ Xuân 2011

91

Bảng 3.24: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón hệ số kinh tế của các giống
lúa trong vụ Mùa năm 2010 và vụ Xuân 2011

9

93


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa
trong thí nghiệm mật độ ở vụ Mùa năm 2010, vụ Xuân 2011

70

Hình 3.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa
trong thí nghiệm phân bón ở vụ Mùa năm 2010, vụ Xuân 2011

10

92


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS

:


Cộng sự

CV

:

Hệ số biến động

G

:

Giống

HSKT

:

Hệ số kinh tế

IRRI

:

International Institute of Tropical Agriculture

LAI

:


Chỉ số diện tích lá

LSD

:

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

M

:

Mật độ

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSSVH

:

Năng suất sinh vật học

NSTT

:


Năng suất thực thu

P

:

Phân bón

P1000 hạt

:

Khối lượng 1000 hạt

PTNT

:

Phát triển nông thôn

TGST

:

Thời gian sinh trưởng

11



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay cùng với sự phát triển mọi mặt của xã hội và sự gia tăng không ngừng
của dân số thế giới thì nhu cầu về lương thực càng trở thành vấn đề cấp thiết và nóng
bỏng. Cây lúa là một trong ba cây lương thực hàng đầu thế giới, là nguồn lương thực
chính của hơn một nửa dân số toàn cầu. Lúa gạo không những giúp phần giải quyết vấn
đề an ninh lương thực cho toàn xã hội mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng làm
tăng thu nhập quốc dân và là nguyên liệu không thể thiếu cho một số ngành công
nghiệp như: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất tinh bột, rượu, bia, bánh kẹo…
Việt Nam tự hào với nền văn minh lúa nước lâu đời. Cây lúa không chỉ cung cấp
lương thực cho toàn dân Việt Nam và cho nhu cầu xuất khẩu mà nó còn đi sâu cả vào
đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, thể hiện qua các câu chuyện cổ tích, ca
dao, dân ca…
Đặc biệt trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và
sản xuất lúa nói riêng đã có những tiến bộ vượt bậc. Nếu như từ đầu những năm 80 trở
về trước nước ta là một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, phải nhập khẩu lương thực,
thì từ năm 1989 trở lại đây, nước ta không những đã đảm bảo vững chắc mục tiêu an
ninh lương thực Quốc gia (năm 2003) mà còn dư thừa lương thực để xuất khẩu. Hiện
nay, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo [45]. Sở dĩ có được
thành tựu nổi bật như vậy là do được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng
với sự đóng góp của toàn thể bà con nông dân, các nhà khoa học, các tổ chức quản lý
và các doanh nhân Việt Nam.
Thực tế sản xuất cho thấy năng suất và chất lượng của một giống lúa phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: giống, kỹ thuật trồng trọt, thời tiết….Trong đó kỹ thuật trồng trọt
như mật độ và phân bón có vai trò rất quan trọng. Mật độ cùng với tỷ lệ đẻ nhánh quyết
định yếu tố cấu thành năng suất cơ bản nhất, đó là số bông trên m2 [36]. Bên cạnh đó
cây lúa có khả năng sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao nên nhu cầu dinh dưỡng
của cây lúa đòi hỏi lớn. Việc sử dụng hợp lý phân bón có thể là tăng năng suất lúa lên

12



50-70%. Vì vậy tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng là cơ sở để tiến hành các biện pháp kỹ
thuật khác hiệu quả hơn.
Ở Việt Nam các nghiên cứu về ảnh hưởng của kỹ thuật trồng trọt đến năng suất
và chất lượng lúa gạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Bên cạnh những vùng
trồng lúa được áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật trồng trọt như đồng bằng sông
Hồng, đồng bằng sông Cửu Long thì còn rất nhiều vùng sâu, vùng xa còn chưa biết đến
kỹ thuật thâm canh là gì.
Nhất là trong những năm gần đây tình trạng biến đổi khí hậu sẽ làm cho nhiều
vùng đất trở nên thiếu nước ngọt trầm trọng, việc sản xuất lúa nước như hiện nay sẽ gặp
rất nhiều khó khăn. Nước là yêu cầu số một của cây lúa nước, ở các vùng trồng lúa có
tưới, nhiều tính toán cho biết phải mất 5000lít nước mới sản xuất ra được 1kg thóc, như
vậy 1 vụ lúa cho 50-60 tạ/ha thì cần phải có bao nhiêu lít nước. Hiện nay trên 45% diện
tích trồng lúa chỉ dựa vào nước trời nên năng suất và sản lượng không ổn định, thậm
chí là bấp bênh, ảnh hưởng đến an toàn lương thực ở nhiều nước. Gần đây lại có những
nhận xét về hiện tượng giảm năng suất của những giống lúa mới ngay cả trên đất có
nước tưới [14]. Vấn đề đặt ra là ngoài việc nghiên cứu các giống lúa mới có khả năng
chịu hạn thì việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây lúa cho hiệu quả
kinh tế cao, bền vững trên những vùng đất bị hạn chế về nước tưới ngày càng cấp thiết
hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên hiện nay việc nghiên cứu các giống lúa chịu hạn còn là rất mới đối với
nước ta. Các nghiên cứu về nó còn hạn chế cả về chọn tạo giống và các biện pháp kỹ
thuật thâm canh. Nhưng trước những nguy cơ về biến đổi khí hậu, sự khan hiếm về
nguồn nước đang thôi thúc các nhà khoa học chọn tạo ra các giống lúa chịu mới đáp
ứng tình hình hiện nay và tương lai.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác đối với những giống lúa cạn có
triển vọng tại Thái Nguyên".
2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số mật độ gieo và tổ hợp phân bón khác nhau

13


đến sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của các giống lúa cạn
có triển vọng.
Xác định công thức mật độ gieo và tổ hợp phân bón đạt năng suất cao và ổn định.
Xác định giống lúa cho năng suất cao và có triển vọng tại Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu các mật độ gieo và tổ hợp phân bón khác nhau ảnh hưởng đến 5
giống lúa triển vọng, đánh giá được các đặc tính nông học, khả năng chống chịu, từ đó
làm cơ sở để xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp, cho năng suất cao.
Góp phần làm rõ mối quan hệ giữa những đặc tính của từng giống lúa với các
mật độ gieo và tổ hợp phân bón.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở kết quả của đề tài đưa ra được khuyến cáo quy trình kỹ thuật canh tác
của các giống lúa.
Khuyến cáo các giống lúa cùng các biện pháp kỹ thuật thích hợp với điều kiện tự
nhiên của tỉnh Thái Nguyên.

14


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong toàn bộ đời sống của cây lúa có thể chia ra làm ba thời kỳ sinh trưởng,
phát triển cơ bản là: sinh trưởng dinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực, thời kỳ hình thành

hạt và chín. Khi dinh dưỡng ở trạng thái cân đối thì cây sinh trưởng khoẻ mạnh, tạo tiền
đề cho năng suất cao, hoặc ngược lại nếu thiếu hoặc mất cân đối dinh dưỡng thì cây
sinh trưởng không tốt và chắc chắn cho năng suất thấp. Vì vậy, trong sản xuất lúa gạo
muốn đạt được năng suất cao trên cùng một diện tích thì ngoài việc chọn giống ta
không thể xem nhẹ các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Vì nguồn dinh dưỡng cung cấp
cho cây phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta tiến hành các biện pháp kỹ thuật trồng
trọt như thế nào. Trong đó việc xác định công thức mật độ và tổ hợp phân bón Đạm Lân - Kali phù hợp để cây có thể tận dụng được nguồn dinh dưỡng trong đất và hấp thu
tối đa được lượng dinh dưỡng chúng ta cung cấp là hết sức quan trọng. Thật vậy, năng
suất cuối cùng của cây lúa được quyết định bởi quang hợp trong quần thể ruộng lúa. Do
điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, nồng độ CO2 trong ruộng lúa khác hẳn bên ngoài,
nên quang hợp của các lá lúa trong quần thể khác hẳn quang hợp của lá lúa trong điều
kiện cá thể. Nếu xét riêng từng cây lúa thì năng suất có thể không cao lắm, nhưng vì số
lượng cá thể lớn nên năng suất của toàn ruộng cao. Vì vậy mục đích của nhà nông học
là tạo ra quần thể ruộng lúa phát triển tốt chứ không phải cá thể phát triển tốt. Dẫn đến
kết luận: Trong ruộng lúa với điều kiện ánh sáng nhất định, mật độ cấy vừa phải, chế độ
dinh dưỡng cân đối thì tất cả các cá thể đều có thể phát huy năng lực quang hợp ở mức
tối đa. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tới năng suất lúa đến nay đã có nhiều tác
giả đề cập đến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học trên các giống lúa cao sản đều khẳng định: khi các khâu kỹ thuật khác được duy trì
thì chọn một mật độ vừa phải là phương án tối ưu để đạt được số lượng hạt thóc nhiều
nhất trên một đơn vị diện tích gieo cấy [19].
Tuy nhiên, mỗi giống lúa trong mỗi điều kiện sinh thái khác nhau thì mức độ

15


phản ứng với các mật độ gieo và liều lượng dinh dưỡng khác nhau cũng rất khác nhau.
Do đó tìm ra một quy trình kỹ thuật gieo cấy có mật độ và lượng phân bón thích hợp
cho một giống lúa là việc làm cần thiết và đòi hỏi phải có thời gian. Đến nay, việc tiến
hành thử nghiệm để tìm ra các mật độ tổ hợp phân bón phù hợp nhất cho một giống cây

trồng trên một khu vực đã và đang diễn ra rất cẩn thận và khẩn trương. Công việc đó
nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây trồng có thể phát huy hết tiềm năng về năng
suất và chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Ở nước ta lúa cạn đã tồn tại từ lâu đời, cung cấp một lượng lớn lương thực cho
nhân dân vùng cao. Đây là nguồn gen quí trong lai tạo và chọn giống lúa do lúa cạn có
những đặc tính nông học đặc biệt, khác với những cây trồng khác giúp lúa cạn được
phân bố rộng hơn. Qua nhiều nghiên cứu về lúa cạn cho thấy lúa cạn được hình thành
từ lúa tiên, phát triển theo hướng chín sớm, có khả năng chống chịu tốt với hạn, nhất là
hạn cuối vụ mùa, chống chịu sâu bệnh và chịu đất nghèo dinh dưỡng, thích nghi cao với
điều kiện sinh thái khó khăn [22]. Nhưng thực tế các công trình nghiên cứu về giống và
các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cho các giống lúa cạn này còn rất hạn chế.
Chủ yếu người dân vùng cao canh tác các giống lúa này theo lối truyền thống và tự
phát.
Như vậy, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, nhất là về mật độ gieo
cấy trong một nền dinh dưỡng cân đối phù hợp cho một giống lúa cạn trong một khu vực
nhất định nhằm đánh giá khách quan, chính xác tiềm năng của giống và nhanh chóng đưa
giống ra sản xuất đại trà, phù hợp với hệ thống thâm canh là công việc cấp thiết và sẽ
mang hiệu quả.
1.2. Một số khái niệm về lúa cạn
Trên thế giới có nhiều cách định nghĩa về lúa cạn. Theo định nghĩa tại Hội thảo
nghiên cứu lúa cạn ở Bonake, Bờ Biển Ngà (1982) thì “lúa cạn được trồng trên đất
thoát nước, không có sự tích trữ nước trên bề mặt, không được cung cấp nước và không
đắp bờ, chỉ được tưới nhờ mưa tự nhiên” [57].
Theo Huke R.E (1982) định nghĩa: “lúa cạn được trồng trong những thửa ruộng
được chuẩn bị đất và gieo hạt dưới điều kiện khô, cây lúa sống phụ thuộc
hoàn toàn vào nước trời” [61].

16



Theo Garrity D.P lúa cạn được coi là lúa trồng trong mùa mưa trên đất cao, đất
thoát nước tự nhiên, trên những chân ruộng được đắp bờ hoặc không có bờ và không có
lượng nước dự trữ thường xuyên trên bề mặt. Lúa cạn được hình thành từ lúa nước, nhờ
quá trình thích ứng với những vùng trồng lúa thường gặp hạn mà xuất hiện các biến dị
chịu hạn ngày càng cao. Vì vậy giống lúa cạn có khả năng sinh trưởng bình thường khi
ở ruộng nước [58].
Theo Nguyễn Đức Thạnh lúa cạn (upland rice) là lúa trồng trong mùa mưa trên
chân đồi bãi không giữ nước, được hình thành theo hướng thời gian sinh trưởng rút
ngắn, gieo sớm và chịu được hạn [36].
Nguyễn Gia Quốc (1994) chia lúa cạn thành 2 dạng:
- Lúa cạn thực sự hay còn gọi là lúa nương (rẫy), là loại trồng trên các triền dốc
của đồi núi, không có bờ ngăn nước, luôn không có nước ở chân, cây lúa sống nhờ
nước trời.
- Lúa cạn không hoàn toàn hay lúa nước trời là loại lúa trồng ở triền thấp không
có hệ thống tưới tiêu chủ động, cây sống hoàn toàn bằng lượng nước mưa tại chỗ, có
thể có nước dự trữ trên bề mặt ruộng và cung cấp nước cho cây lúa vào một thời điểm
nào đó [28].
Theo Arraudeau M.A, Xuan V.T (1995) thì ở Việt Nam từ “upland
rice” có nghĩa là lúa rẫy ở Miền Nam, lúa cạn ở Trung Bộ và lúa nương ở Miền Bắc
[48].
Theo Nguyễn Thị Lẫm và cs lúa cạn ngày nay bao gồm hai nhóm:
- Giống lúa cạn cổ truyền
- Nhóm giống lúa cạn mới lai tạo mang những đặc điểm quí của lúa nước và lúa
cạn [20].
1.3. Nguồn gốc lúa cạn
Cây lúa nói chung và lúa cạn nói riêng là một trong những cây trồng cổ xưa nhất
của loài người. Có nhiều ý kiến khác nhau về sự xuất hiện của lúa trồng. Nhiều ý kiến
thống nhất cho rằng lúa trồng xuất hiện ở châu Á cách đây 8.000 năm [65]. Tổ tiên trực
tiếp của lúa trồng châu Á (Oryza sativa L.) vẫn còn chưa có những kết luận chắc chắn.


17


Một số tác giả như Sampath và Rao (1951) [71], Oka (1974) [68] cho rằng O.sativa
được tiến hóa từ lúa dại lâu năm O.rufipogon, còn các tác giả khác như Chang (1976)
[50] lại cho rằng O.sativa được tiến hóa từ lúa dại hàng năm O.nivara. Các nhà khoa
học Nhật Bản như Oka (1988) [69], Morshima và cộng sự (1992) [66] cho rằng kiểu
trung gian giữa O.rufipogon và O.nivara giống với tổ tiên lúa trồng O.sativa hơn chính
các loài lúa dại nhiều năm hoặc hàng năm.
Lúa trồng châu Á O.sativa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc (Decadolle A.,
1985; Roscheviez, Ru., 1931) và Ấn Độ (Sampath và Rao, 1951) [71]. Theo công bố
của Chang (1976) [50] thì O.sativa xuất hiện đầu tiên trên một vùng rộng lớn từ lưu
vực sông Ganges dưới chân núi Himalaya qua Myanmar, Bắc Thái Lan, Lào đến Việt
Nam và Nam Trung Quốc. Ông còn cho rằng lúa Indica phát sinh từ vùng Nepal,
Myanmar, Vân Nam (Trung Quốc) đến khu vực sông Hoàng Hà và từ Việt Nam phát
tán dần lên tận lưu vực sông Dương Tử, từ đó phát sinh những biến dị thích ứng và
hình thành các chủng chịu lạnh Japonica (hoặc O.Sinica).
Từ Trung Quốc Japonica được hình thành rồi lan qua Triều Tiên sang Nhật Bản.
Lúa Indica phát tán xuống phía Nam tới Malaysia và lên phía Bắc tới miền Trung
Trung Quốc. Loại hình hạt dài, rộng và dày thuộc kiểu Javanica (Bulu hoặc Gundil)
được hình thành ở Indonesia là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên từ Indica.
Kiểu Javanica từ đây chuyển qua Philippines, Đài Loan đến Ryukyus của Nhật Bản.
Nguyễn Thị Lẫm [20] và nhiều tác giả khác đều cho rằng nguồn gốc lúa cạn là
từ lúa nước. Trong quá trình phát triển do có sự thay đổi về điều kiện đất đai và yêu cầu
về lương thực của con người, cây lúa đã phát triển lên những vùng cao hơn. Sống trong
điều kiện đó cây lúa có một số biến đổi thích nghi với hoàn cảnh khô hạn. Dần dần qua
nhiều thế hệ đã hình thành nên nhóm lúa cạn. Lúa cạn phân bố rất rộng, có khả năng
chịu rét cao và được trồng ở miền núi có độ cao 2.700 m so với mặt biển. Giữa lúa
nước và lúa cạn tuy có khác nhau về yêu cầu nước, khả năng chịu hạn khi thiếu nước,
đặc biệt ở thời kỳ sinh trưởng từ làm đòng đến chín, khác nhau về một số đặc điểm sinh

thái, hình thái phù hợp với điều kiện sống khác nhau, nhưng giữa chúng vẫn còn vết tích
chung về cấu tạo giải phẫu. Những điều đó chứng tỏ chúng có mối quan hệ với nhau. Do

18


đặc điểm của hai nhóm lúa này khác nhau nên yêu cầu kỹ thuật canh tác cũng khác
nhau. Lúa cạn là lúa trồng trong mùa mưa, trên đất cao, đất thoát nước tự nhiên, trên
những chân ruộng không đắp bờ hay không có bờ và không có nước dự trữ trên bề mặt.
Lúa cạn được hình thành và phát triển để thích nghi với những vùng trồng lúa thường
gặp hạn. Như vậy những giống lúa cạn có khả năng trồng ở đất cạn vẫn sinh trưởng bình
thường trên ruộng có nước.
1.4. Những kết quả nghiên cứu về mật độ và số dảnh cấy
Năng suất ruộng lúa do số bông/đơn vị diện tích, số hạt/bông và khối lượng của
hạt quyết định. Trong đó mật độ cấy có liên quan đến quá trình hình thành bông lúa, là
một trong các yếu tố quyết định đến số bông/đơn vị diện tích, do đó là yếu tố rất quan
trọng quyết định đến năng suất.
Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = (Bông/m2 × Số hạt chắc/bông × P1000 hạt) /10.000.
Một quần thể ruộng lúa có nhiều bông trước hết mỗi cá thể phải đẻ nhiều nhánh,
tỷ lệ nhánh thành bông cao. Muốn có nhiều hạt chắc trước hết bông lúa phải có nhiều
hoa, quá trình thụ phấn, thụ tinh bình thường, tỷ lệ hạt mẩy cao. Khối lượng hạt là chỉ
tiêu ổn định do yếu tố di truyền của từng giống quyết định.
Số bông của ruộng lúa là yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất, đồng thời
cũng là yếu tố tương đối dễ điều chỉnh hơn so với hai yếu tố còn lại. Số hạt trên bông
và khối lượng 1000 hạt được kiểm soát chặt chẽ hơn bởi yếu tố di truyền, dù cho đầu tư
kỹ thuật cao cũng không thể biến một bông nhỏ, hạt nhẹ thành giống to, hạt nặng được.
Muốn thay đổi tính trạng này cần phải thay đổi giống.
Tác động kỹ thuật làm tăng số bông đến mức tối đa là vô cùng quan trọng trong
thâm canh lúa. Tuy nhiên, nếu cấy quá dầy hoặc quá nhiều dảnh trên khóm thì bông lúa
sẽ nhỏ đi đáng kể, hạt có thể nhỏ hơn và cuối cùng năng suất sẽ giảm. Vì vậy, muốn đạt

được năng suất cao thì người sản xuất phải biết điều khiển cho quần thể ruộng lúa có số
bông tối ưu mà vẫn không làm cho bông nhỏ đi, số hạt chắc và độ chắc hạt trên bông
không thay đổi. Số bông tối ưu của một giống lúa là số bông thu được nhiều nhất mà
ruộng lúa có thể đạt được nhưng chưa làm giảm khối lượng hạt vốn có của giống đó.
Như vậy, các giống lúa khác nhau có khả năng cho số bông tối ưu trên đơn vị diện tích

19


khác nhau, việc xác định số bông cần đạt trên một đơn vị diện tích quyết định mật độ
gieo cấy, khoảng cách cấy và số dảnh cơ bản khi cấy.
Căn cứ vào tiềm năng cho năng suất của giống, tiềm năng đất đai, khả năng
thâm canh của người sản suất và gieo trồng mà định ra số bông cần đạt một cách hợp
lý. Những yếu tố quyết định số bông bao gồm mật độ gieo cấy và số dảnh cấy/khóm.
1.4.1. Những kết quả nghiên cứu về mật độ gieo cấy
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, nó phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống… Khi nghiên cứu vấn đề này Sasato (1966) đã
kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thưa, ngược lại
phải cấy dầy. Giống lúa cho nhiều bông thì cấy dày không có lợi bằng giống to bông.
Vùng lạnh nên cấy dày hơn so với vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ
dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dày hơn so với lúa gieo sớm.
Mật độ cấy là số khóm cấy/m2. Lúa cấy được tính bằng khóm, lúa gieo thẳng
được tính bằng số hạt mọc. Về nguyên tắc thì mật độ gieo hoặc cấy càng cao thì số
bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không làm giảm số
hạt trên bông, nhưng nếu vượt qua giới hạn đó thì số hạt trên bông bắt đầu giảm đi do
lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều bông. Theo tính toán thống kê cho thấy tốc độ
giảm số hạt trên bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ gieo cấy, vì vậy cấy dày đối
với lúa thâm canh và lúa lai gây giảm năng suất nhiều hơn so với lúa thường. Tuy
nhiên, nếu cấy quá thưa đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó đạt số bông
tối ưu cần thiết theo dự định [19].

Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và quần thể
ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: các giống khác nhau phản ứng với mật độ khác
nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất cũng tăng lên còn nếu
tăng quá giới hạn thì năng suất giảm xuống. Holiday (1960) cho rằng: quan hệ giữa mật
độ và năng suất cây lấy hạt là quan hệ theo đồ thị, tức là mật độ lúc đầu tăng thì năng
suất tăng nhưng nếu tiếp tục tăng mật độ quá thì năng suất lại giảm.
V ề k h ả n ă ng đ ẻ nhán h c ủ a l ú a S. Y os h i da ( 1 98 5 ) đã k h ẳ n g đị n h:

20


trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khoẻ và sớm thay đổi từ
20 × 20cm đến 30 × 30cm. Theo ông việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2,
nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính cho bông. Năng suất hạt tăng
lên khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242 dảnh/m2. Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng
theo mật độ nhưng lại giảm số hạt trên bông. Mật độ cấy thực tế là vấn đề tương quan
giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thường gieo cấy thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều còn gieo
cấy dày thì lúa đẻ nhánh ít [33].
Cũng qua thực tế thí nghiệm nhiều năm đối với nhiều giống lúa khác nhau,
Yoshida cho rằng: trong phạm vi khoảng cách 50 × 50cm đến 10 × 10cm khả năng đẻ
nhánh có ảnh hưởng đến năng suất. Ông đã thấy rằng năng suất hạt của giống IR-154451 (một giống đẻ nhánh ít) tăng lên so với việc giảm khoảng cách xuống 10 × 10cm.
Còn IR8 (giống đẻ nhánh khoẻ) năng suất đạt cực đại ở khoảng cách cấy là 20 × 20cm )
[33].
Các tác giả Yuan Qianhua, Lu Xinggui, Cao Bing và cộng sự (2002) đã sử dụng
tổ hợp lai 2 dòng PA 64S/9311 để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng xuất của tổ hợp lai. Các tác giả sử dụng hai công thức cấy
thưa và công thức cấy truyền thống ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Số
nhánh đẻ ở công thức cấy thưa giảm đáng kể so với công thức cấy dầy vào thời điểm
trước 10/5, nhưng đến sau 25/5 thì sự sai khác chỉ còn rất nhỏ.
Nghiên cứu về hệ thống kỹ thuật làm tăng năng suất lúa lai ở Tứ Xuyên, Trung

Quốc: Trong các mật độ 40cm x 40cm; 40cm x 45cm; 45cm x 45cm; 50cm x 50cm;
55cm x 55cm, thì kết quả các mật độ 40cm x 45cm; 45cm x 45cm; 45cm x 50cm cho
năng suất cao, đều trên 13 tấn/ha [52].
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, nó phụ thuộc vào đặc điểm của
giống, điều kiện đất đai, nước tưới, dinh dưỡng, trình độ thâm canh của người
dân…Khi nghiên cứu về vấn đề này Sasato (1966) đã kết luận: trong điều kiện dễ canh
tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thưa, ngược lại phải cấy dầy. Giống lúa cho nhiều
bông thì cấy dầy không có lợi bằng giống to bông, vùng lạnh nên cấy dầy hơn vùng

21


nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dầy hơn
lúa gieo sớm [20].
Ở Nhật Bản, mạ tốt là mạ non, cấy xuống cây mạ bén rễ rất nhanh, Mật độ cấy
tiêu chuẩn ở Hokkaido là 35 x 15cm, mỗi khóm 3 dảnh. Theo kết quả nghiên cứu của
trạm thí nghiệm nông nghiệp ở Hokkaido cho thấy trong một phạm vi mật độ nhất định
thì năng suất hầu như không thay đổi. Mật độ cấy thích hợp nhất thay đổi tùy theo
lượng phân bón và đặc tính giống. Ở vùng nhiệt đới như Ấn Độ, cấy lúa chín sớm với
mật độ 15 x 15cm, mỗi khóm lúa 2 dảnh, với lúa chín muộn khoảng cách 20 x 20cm
hoặc 15 x 23cm, mỗi khóm 2 dảnh. Còn những nơi đất tốt có thể cấy 30 x15cm [34].
Ở Nhật Bản khoảng cách cấy ngày càng được mở rộng dần. Tương lai sau này
áp dụng những giống tốt, bón nhiều phân thì có thể cấy khoảng cách 25 x 25cm hoặc 30
x 30cm [34].
Quần thể ruộng bao gồm tất cả các khóm lúa đã được gieo cấy ở ruộng đó từ khi
gieo cấy đến khi thu hoạch. Mỗi khóm lúa trong quá trình phát triển đã ảnh hưởng đến
các khóm khác và trước hết đến các khóm ở gần nó. Ngược lại nó cũng chịu ảnh hưởng
của sự phát triển của các khóm lúa khác. Nói cách khác cá thể và quần thể có mối ảnh
hưởng qua lại chặt chẽ, chi phối sự sinh trưởng và phát triển của cả ruộng lúa trong suốt
quá trình cây lúa sinh trưởng ở ngoài ruộng cho đến lúc chín. Mục đích chính của việc

trồng lúa không phải là có một số khóm lúa tốt mà là để đạt năng suất lúa cao, nghĩa là
năng suất của cả ruộng lúa cao [13].
Lâm Thế Thành (1963) đã tiến hành một số thí nghiệm và đi đến kết luận rằng ở
điều kiện bón phân nhiều thì việc xác định mật độ cấy phải dựa vào khả năng đẻ nhánh,
trái lại ở điều kiện bón phân ít thì phải dựa vào số thân chính.
Theo Nguyễn Thị Trâm [39] thì mật độ cấy càng cao thì số bông càng nhiều.
Tuy nhiên cấy quá thưa đối với giống ngắn ngày thì khó đạt được số bông/đơn vị diện
tích theo dự định, các giống lai có thời gian sinh trưởng trung bình có thể cấy thưa ví dụ
Bắc Ưu 64 có thể cấy 35 khóm/m2. Các giống có thời gian sinh trưởng ngắn như Bồi
Tạp Sơn Thanh, Bồi Tạp 77 cần cấy dày 40-45 khóm/m2.

22


Phương pháp cấy truyền thống là cấy lúa hàng đều, thường được cấy theo kiểu
hàng sông và hàng con. Với nhóm lúa thuần, gieo mạ truyền thống: giống ngắn ngày
cần cấy 4 - 5 dảnh/khóm, 45 - 50 khóm/m2 với khoảng cách là 20cm x 10cm hoặc 20cm
x 12cm; giống trung ngày cấy 4 - 5 dảnh/khóm, 40 - 45 khóm/m2 và khoảng cách là
25cm x 10 - 13cm; giống dài ngày cấy từ 35 - 40 khóm/m2 và khoảng cách là 25cm x
10 - 12cm hoặc 20cm x 13 - 14cm. Nhóm lúa thuần gieo mạ thâm canh hoặc gieo mạ
cải tiến cấy mạ non mật độ là 30 - 35 khóm/m2.
Phương pháp cấy cải tiến áp dụng đối với lúa lai, nên đảm bảo mật độ cần thiết
29 - 40 khóm/m2, ở nhiều địa phương đã bố trí phương pháp cấy theo kiểu ‘‘hàng rộng
- hàng hẹp’’ và có thể giãn khoảng cách giữa hai hàng kép 35 - 40cm mà vẫn đảm bảo
mật độ cần thiết.
Vũ Văn Liết, Lê Thị Thanh (2006) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ và
phân bón đến năng suất và chất lượng hạt giống lúa Khang Dân nguyên chủng với 4
mật độ là 50 khóm/m2 (M1), 60 khóm/m2 (M2), 70 khóm/m2 (M3), 80 khóm/m2 (M4)
và các công thức phân bón. Kết quả cho như sau: công thức cấy ở mật độ M2 (60
khóm/m2) và bón cân đối đạm, lân, kali cho năng suất và chất lượng hạt giống cao nhất,

công thức không bón đạm và kali ảnh hưởng mạnh đến năng suất và chất lượng hạt
giống hơn là không bón lân. Mặc dù cấy 1 dảnh/khóm nhưng ở mật độ 70 và 90
khóm/m2 cho năng suất và chất lượng hạt giống siêu nguyên chủng thấp hơn so với mật
độ thưa hơn là 50 và 60 khóm/m2. Như vậy, công thức 60 khóm/m2 là thích hợp nhất
trong sản suất hạt giống lúa siêu nguyên chủng, cho năng suất cao và chất lượng hạt
giống lúa tốt nhất [25].
Nguyễn Thạch Cương [8] đã làm thí nghiệm với tổ hợp Bồi Tạp Sơn Thanh trên
đất phù sa sông Hồng và đi đến kết luận:
+ Trong vụ Xuân: với mật độ cấy 55 khóm/m2 trên đất phù sa sông Hồng cho
năng suất cao nhất là 82,2 tạ/ha, trên đất phù sa ven biển cho năng suất 83,5 tạ/ha, ở
vùng đất bạc màu rìa đồng bằng mật độ 55 - 60khóm/m2 cho năng suất 77,9 tạ/ha.
+ Trong vụ Mùa: mật độ 50 khóm/m2, trên đất phù sa sông Hồng cho năng suất
cao nhất là 74,5 tạ/ha, trên đất phù sa ven biển cho năng suất đạt 74 tạ/ha, mật độ 55

23


khóm/m2 trên đất bạc màu cho năng suất 71,4 tạ/ha.
Nguyễn Văn Luật [26] nhận xét phương pháp canh tác cổ truyền trước đây so
với ngày nay: trước năm 1967, người dân trồng lúa thường cấy thưa với mật độ 40 × 40
cm hoặc 70 × 70 cm ở một vài ruộng sâu, còn ngày nay có xu hướng cấy dày 20 ×
20cm; 20 × 25cm; 15 × 20cm; 10 × 15cm.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng mật độ cấy lúa mẹ BoA tới năng suất hạt lai F1 của
tổ hợp Bắc Ưu 64 tại Đồng Văn - Hà Nam, Đào Trọng Văn (2001) đã kết luận: Mật độ
60 khóm/m2 cho năng suất hạt lai cao nhất, năng suất thấp nhất khi cấy với mật độ 80
khóm/m2 [51].
Theo kết quả nghiên cứu của Ma Thị Ảnh [1] tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang thì
giống lúa Tạp Giao 1 cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất khi cấy với phương
thức cải tiến hàng rộng hàng hẹp (30 + 15)cm × 12cm ứng với 33 khóm/m2, 4
dảnh/khóm (132 dảnh/m2).

Theo Trần Thúc Sơn thì mở rộng khoảng cách cấy (20 x 30 cm) là con đường
tốt nhất để giảm lượng gieo cần thiết cho 1 ha (25kg) mà không làm giảm năng suất
[31].
Trại giống An Khánh - Đại Từ - Thái Nguyên là nơi đã sản xuất được hạt giống
lúa siêu nguyên chủng để đưa vào sản xuất như: K3, C70, C71,…Đây cũng là nơi tiến
hành khảo nghiệm các giống lúa trước khi đưa ra sản xuất đại trà. Năm 1998, trại đã
khảo nghiệm hai giống Khang Dân 18 và Kim Cương 90. Trong đó Khang Dân 18 cho
đến nay vẫn là một giống lúa được gieo trồng phổ biến với quy trình kỹ thuật như sau:
Khang Dân là giống lúa thuần Trung Quốc có năng suất cao, thích hợp vụ Xuân muộn,
Mùa sớm; cấy với mật độ: vụ Xuân 55 - 60 khóm/m2, vụ Mùa 50 - 55 khóm/m2; cấy
nông tay, thẳng hàng. Giống Kim Cương cấy với mật độ thích hợp là 55 - 60 khóm/m2,
cấy 2 - 3 dảnh/khóm [30].
Số bông/khóm
Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) trên một đơn vị diện tích, nếu mật độ càng
cao (cấy dầy) thì số bông càng nhiều song số hạt trên bông càng ít (bông bé). Tốc độ
giảm số hạt trên bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ vì thế cấy dầy quá sẽ làm cho

24


năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cấy với mật độ quá thưa đối với các giống
lúa có thời gian sinh trưởng ngắn thì sẽ rất khó hoặc không thể đạt được số bông tối ưu
[19].
Các thí nghiệm về giống Bắc Ưu 64 cho thấy: Ở mật độ 35 khóm/m2 đạt được
320 bông/m2 và số hạt đạt 130 hạt/bông. Tăng mật độ lên 70 khóm/m2 thì cũng chỉ đạt
400 bông/m2, khi đó số hạt trung bình một bông giảm xuống chỉ còn 73 hạt/bông. Như
vậy tăng mật độ lên 2 lần (từ 35 khóm/m2 lên 70 khóm/m2) cũng chỉ tăng được 1,25 lần
số bông, còn số hạt/bông thì giảm tới 1,78 lần (130 hạt giảm xuống còn 73 hạt).
Mật độ phù hợp của giống San Ưu 63 là 27 - 39 khóm/m 2 . Tuỳ từng
chân đất mà cần phải chọn mật độ thích hợp vì còn phải tính đến khoảng cách giữa các

nhóm lúa, phù hợp nhất là nên bố trí khoảng cách giữa các hàng lúa là 20cm, 25cm,
30cm.
Theo kết quả đạt được những ruộng lúa thâm canh năng suất đạt được trên
300kg/sào thì khóm lúa cần có 7-10bông (thí nghiệm trên Sán Ưu Quế 99) thì mật độ
là: với 7 bông/khóm cần cấy 43 khóm/m2; với 8 bông/khóm cần cấy 38 khóm/m2 với 9
bông/khóm cần cấy 33 khóm/m2; với 10 bông/khóm cần cấy 30 khóm/m2 [19].
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm tới sinh trưởng của
lúa ngắn ngày thâm canh. Nguyễn Như Hà kết luận: tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ
nhánh của một khóm giảm. So sánh số dảnh trên khóm của mật độ cấy thưa 45
khóm/m2 và mật độ cấy dày 85 khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ trong một nhóm lúa ở
công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh (14,8%) ở vụ Xuân, còn ở vụ Mùa lớn tới 1,9
dảnh/khóm (25%). Về dinh dưỡng đạm của lúa tác động đến mật độ cấy tác giả kết luận
tăng bón đạm ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu
hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ cho đến 65 khóm/m2 ở vụ Mùa và 75 khóm/m2 ở vụ
Xuân. Tăng bón đạm ở mật độ cao 55 - 65 khóm/m2 làm tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu [17].
1.4.2. Những nghiên cứu về số dảnh cấy/khóm
Trong điều kiện bình thường ở ruộng tốt, mực nước trong thích hợp, đối với các
giống lúa cao cây ở Việt Nam nên cấy dầy hợp lý và mỗi khóm nên cấy ít dảnh. Bụi lúa

25


×