Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Thâm Canh Lạc Trên Đất Một Vụ Lúa Tại Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------

DƯƠNG THỊ LUYẾN

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM
CANH LẠC TRÊN ĐẤT MỘT VỤ LÚA TẠI HUYỆN HỮU
LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN”

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------

DƯƠNG THỊ LUYẾN

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM
CANH LẠC TRÊN ĐẤT MỘT VỤ LÚA TẠI HUYỆN HỮU
LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN”
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ NGÀNH: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VIẾT HƯNG


THÁI NGUYÊN, NĂM 2010


1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Dương Thị Luyến


2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về nhiều mặt của Nhà trường, cơ quan, tập
thể, cá nhân và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1. TS. Nguyễn Viết Hưng - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, thầy đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn này.
2. Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Nông học và các thầy giáo,
cô giáo giảng dạy chuyên ngành Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái

Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
3. Phòng Nông nghiệp, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân xã Hồ Sơn, xã
Cay Kinh huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, cùng bạn bè đồng nghiệp và gia
đình đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Do còn hạn chế về trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tế và thời gian
có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ,
góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn của
tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Tác giả
Dương Thị Luyến


3

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời mở đầu
Mục lục
Danh mục các từ và cụm từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................12
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài...................................................................................14
2.1. Mục đích................................................................................................................14
2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................14
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................................14

3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................14
3.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 16
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................16
1.2. Tầm quan trọng và vị trí của cây lạc...................................................................18
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng và vai trò của cây lạc đối với chăn nuôi..........................18
1.2.2. Giá trị cây lạc trong hệ thống trồng trọt...........................................................19
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc trên thế giới và trong nước .............................20
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới...............................................20
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam ..............................................23
1.3.3. Tình hình sản xuất lạc ở Lạng Sơn ..................................................................28
1.3.4. Tình hình sản xuất lạc ở Hữu Lũng, Lạng Sơn...............................................29


4

1.4. Tình hình nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và trong nước ...........................32
1.4.1. Tình hình nghiên cứu về cây lạc trên thế giới.................................................32
1.4.1.1. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới ..........................32
1.4.1.2. Tình hình nghiên cứu mật độ và khoảng cách trồng lạc trên thế giới .......34
1.4.1.3. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng và bón phân cho lạc trên thế giới……35
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về cây lạc ở Việt Nam .................................................39
1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống lạc ở Việt Nam...........................39
1.4.2.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng lạc ở
Việt Nam ...........................................................................................................42
1.4.2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón cho lạc ở Việt Nam ...................42
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..................................................................................... 45
2.1. Vật liệu nghiên cứu...............................................................................................45

2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................47
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................47
2.4. Đặc điểm thời tiết khí hậu và đất đai nơi nghiên cứu........................................48
2.4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu nơi nghiên cứu ......................................................48
2.4.2. Đặc điểm đất đai nơi nghiên cứu......................................................................49
2.5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................50
2.5.1. Phương pháp điều tra........................................................................................50
2.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................50
2.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi .........................................................................................53
2.5.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển...............................................................53
2.5.3.2. Đánh giá mức độ bệnh hại.............................................................................54
2.5.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất...............................................55
2.5.3.4. So sánh hiệu quả kinh tế ở các công thức thí nghiệm.................................56
2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................56


5

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 57
3.1. Kết quả của thí nghiệm so sánh 5 giống lạc tại huyện Hữu Lũng tỉnh
Lạng Sơn, vụ Xuân năm 2009.........................................................................57
3.1.1. Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các
giống lạc ở vụ Xuân 2009................................................................................57
3.1.2. Khả năng phân cành của các giống lạc thí nghiệm vụ Xuân năm 2009......59
3.1.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc thí nghiệm ..........................61
3.1.4. Mức độ nhiễm một số loại bệnh hại chính của các giống lạc.......................62
3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc
thí nghiệm..........................................................................................................63
3.1.6. Hiệu quả kinh tế của các giống lạc trong vụ Xuân 2009 ...............................67
3.2. Kết quả nghiên cứu mật độ trồng giống lạc L23 trên đất một vụ lúa tại

huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn vụ Xuân 2010..........................................69
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển
của giống lạc L23 vụ Xuân 2010 ....................................................................69
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân cành của giống lạc
L23 vụ Xuân 2010............................................................................................70
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm một số bệnh ở giống
lạc L23 vụ Xuân 2010......................................................................................71
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống L23 vụ Xuân 2010.........................................................72
3.2.4.1. Ảnh hưởng của mật độ đến tổng số quả/cây................................................72
3.2.4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến số quả chắc/cây................................................74
3.2.4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng 100 quả .........................................74
3.2.4.4. Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng 100 hạt ..........................................74
3.2.4.5. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ hạt/quả......................................................75
3.2.4.6. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất cá thể ...............................................75


6

3.2.4.7. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lý thuyết ..........................................75
3.2.4.8. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất thực thu ...........................................76
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng hiệu quả kinh tế của giống lạc L23 trong
vụ Xuân 2010....................................................................................................77
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến giống lạc
L23 trên đất một vụ lúa tại Hữu Lũng, Lạng Sơn vụ Xuân 2010 ................79
3.3.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng
phát triển của giống lạc L23 vụ Xuân 2010 ...................................................79
3.3.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng phân cành của
giống lạc L23 vụ Xuân 2010 ...........................................................................81
3.3.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến mức độ nhiễm một số bệnh

của giống lạc L23 vụ Xuân 2010 ....................................................................82
3.3.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống lạc L23 vụ Xuân 2010......................................83
3.3.4.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tổng số quả/cây.........................84
3.3.4.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến số quả chắc/cây.........................84
3.3.4.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khối lượng 100 quả ..................84
3.3.4.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khối lượng 100 hạt ...................75
3.3.4.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tỉ lệ hạt/quả................................75
3.3.4.6. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất cá thể.........................75
3.3.4.7. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất lý thuyết....................75
3.3.4.8. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất thực thu.....................76
3.3.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến hiệu quả kinh tế
giống lạc L23 trong vụ Xuân 2010 .................................................................76
3.4. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống lạc L23 vụ Xuân 2010 trên
đất một vụ lúa tại Hữu Lũng, Lạng Sơn.........................................................79
3.4.1. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống lạc L23 vụ Xuân 2010 ............79


7

3.4.2. Đánh giá của người dân đối với giống tham gia xây dựng mô hình
sản xuất trong vụ Xuân 2010...........................................................................81
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................... 83
4.1. Kết luận..................................................................................................................83
4.2. Đề nghị...................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84
PHỤ LỤC


8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên
thế giới ...............................................................................................................21
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn
1998 - 2008........................................................................................................25
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở 6 vùng sản xuất lạc của
Việt Nam giai đoạn 1998 - 2008.....................................................................26
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Lạng Sơn giai đoạn
1998 - 2008........................................................................................................28
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của Hữu Lũng, Lạng Sơn từ
năm 2001 - 2009 ...............................................................................................30
Bảng 2.6. Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
một số năm gần đây..........................................................................................48
Bảng 3.1. Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các
giống lạc thí nghiệm vụ Xuân 2009................................................................57
Bảng 3.2. Khả năng phân cành của các giống lạc thí nghiệm ở thời điểm thu
hoạch vụ Xuân 2009.........................................................................................59
Bảng 3.3. Tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu của các giống lạc thí nghiệm ...........61
Bảng 3.4. Mức độ nhiễm một số loại bệnh chính của các giống lạc thí
nghiệm vụ Xuân 2009......................................................................................62
Bảng 3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc trồng
vụ Xuân 2009....................................................................................................64
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của các giống lạc trồng vụ Xuân 2009 ........................67
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ khác nhau đến các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của các giống lạc L23 vụ Xuân 2010.....................................................69
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân cành của giống lạc
L23 vụ Xuân 2010............................................................................................70



9

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm một số bệnh ở giống lạc thí
nghiệm L23 vụ Xuân 2010..............................................................................71
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống lạc L23 vụ Xuân 2010...................................................73
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống lạc
L23 trong vụ Xuân 2010..................................................................................78
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của giống lạc L23 vụ Xuân 2010………………….......80
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng phân cành của
giống lạc L23 vụ Xuân 2010………………………………………….81
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến mức độ nhiễm một số
bệnh ở giống lạc thí nghiệmn L23 vụ Xuân 2010.........................................83
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của giống lạc L23 vụ Xuân 2010..................................74
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến hiệu quả
kinh tế giống lạc L23 trong vụ Xuân 2010………………........... ……77
Bảng 3.17. Kết quả xây dựng mô hình trồng giống lạc L23 vụ Xuân 2010 ..........80
Bảng 3.18. Kết quả người dân cho điểm giống lạc L23 và giống lạc Đỏ
Bắc Giang..........................................................................................................81


10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Số cành cấp 1 và 2/cây của các giống thí nghiệm...............................60
Biểu đồ 3.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lạc.............67

Biểu đồ 3.3. Hiệu quả kinh tế của các giống lạc trồng vụ Xuân 2009....................68
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của mật độ khác nhau đến số cành cấp 1 và 2/cây
của giống lạc L23..............................................................................................71
Biểu đồ 3.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức
trồng giống lạc L23 ở mật độ khác nhau vụ Xuân 2010..............................77
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống
lạc L23 trồng vụ Xuân 2010............................................................................79
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến số cành
cấp 1 và 2/cây của giống L23………………………………..………..82
Biểu đồ 3.8. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lạc L23 ở
các tổ hợp phân bón khác nhau vụ Xuân 2010..............................................76
Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến hiệu quả
kinh tế giống lạc L23 trong vụ Xuân 2010……………………………78


11

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Đ/c

: Đối chứng

BVTV

: Bảo vệ thực vật

BG

: Bắc Giang


TGST

: Thời gian sinh trưởng

CC1

: Cành cấp 1

CC2

: Cành cấp 2

P

: Khối lượng

NSTT

: Năng suất thực thu

FAO

: Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới

ICRISAT

: Viện Nghiên cứu cây trồng cạn Á Nhiệt đới

UBND


: Ủy Ban nhân dân

KHCN

: Khoa học công nghệ

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

KHKTNNVN

: Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam

VAAS

: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam


12

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạc (Arachis hypogaea line) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực
phẩm, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, có khả năng cải tạo đất tốt. Cây lạc
chiếm vị trí hàng đầu trong các cây có hạt lấy dầu và chiếm một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, không chỉ do được gieo trồng trên diện
tích lớn ở nhiều quốc gia mà còn vì lạc được sử dụng rộng rãi để làm thực
phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp.
Ở Việt Nam, lạc có ý nghĩa lớn trong xuất khẩu và sản xuất dầu ăn mà

hiện nay chúng ta vẫn còn phải nhập. Hơn nữa, cây lạc lại thích ứng tốt với
vùng đất nhiệt đới bán khô hạn như ở Việt Nam, nơi mà khí hậu biến động và
canh tác gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây, nhờ sự chuyển dịch theo hướng nền kinh tế
thị trường, sản xuất nông nghiệp của nước ta đã thu được những thành tựu
đáng kể. Nhờ đó, chúng ta có điều kiện tập trung vào phát triển cây công
nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là nhóm cây đậu đỗ để tăng cường dinh dưỡng cho
con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Đối với cây lạc, các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu,
khảo nghiệm tìm ra những bộ giống thích hợp nhất cho từng vùng lãnh thổ.
Sản xuất lạc Việt Nam đang tiếp cận dần với tiến bộ khoa học trên thế giới,
góp phần đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất và sản lượng lạc, dần đáp ứng
được nhu cầu về lạc cho tiêu dùng và công nghiệp chế biến trong nước và
xuất khẩu.
Hiện nay, ở nước ta cây lạc đã được trồng khá phổ biến và có quy mô ở
một số tỉnh như Nghệ An, Thanh Hoá, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... Về
cơ bản đã áp dụng được các biện pháp thâm canh tăng năng suất phù hợp. Sản


13

xuất lạc ở những tỉnh này đang phát triển theo hướng hàng hóa, mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho người trồng lạc.
Hữu Lũng là một huyện trung du của tỉnh Lạng Sơn, nơi có điều kiện
khí hậu, đất đai tương đối thuận lợi cho cây lạc sinh trưởng phát triển. Chủ
trương của huyện trong những năm tới sẽ đẩy mạnh sản xuất những cây trồng
có giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Trong đó cây
lạc là một loại cây trồng có vai trò rất quan trọng trong công thức luân canh
tăng vụ, cho hiệu quả kinh tế cao và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Đặc
biệt nó phát huy hiệu quả cao trong công thức luân canh với lúa, góp phần cải

tạo đất, nâng cao năng suất lúa.
Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 55247,59 ha. Trong đó,
diện tích trồng lúa là 7871 ha, diện tích đất một vụ là 3120 ha, chiếm 39,64%,
có thành phần cơ giới nhẹ (nguồn tin từ phòng Nông nghiệp huyện Hữu
Lũng). Người dân ở đây trồng một vụ lúa và một vụ trồng các cây trồng khác
như: lạc, ngô hoặc khoai lang… Trong đó, cây lạc vẫn được người dân sử
dụng nhiều nhất do đặc tính phù hợp với chất đất, mức đầu tư thấp, nhưng cho
thu nhập cao hơn các cây trồng khác. Tuy nhiên, người dân vẫn sử dụng các
giống cũ và canh tác theo phương thức truyền thống. Năng suất cây lạc rất
thấp, chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình, có dư thừa mới
mang bán. Sản xuất manh mún và hiệu quả kinh tế thấp.
UBND huyện đã có những chủ trương để phát triển nông nghiệp một cách
bền vững, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nhân dân trên một
đơn vị diện tích, thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xây dựng
thành công vùng lạc hàng hóa trên địa bàn huyện. Kế hoạch của huyện trong
những năm tới sẽ triển khai đưa các giống lạc mới vào sản xuất, khuyến cáo
nông dân đưa cây lạc vào công thức luân canh với lúa, đồng thời chuyển một số
diện sản xuất lúa năng suất thấp, không chủ động nước tưới sang trồng lạc.


14

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc trên đất một vụ
lúa tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định một số giống và biện pháp kỹ thuật phù hợp (mật độ và liều
lượng phân bón) nhằm nâng cao năng suất lạc trên đất một vụ lúa của huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Trên cơ sở đó, góp phần hoàn thiện quy trình sản

xuất lạc trên đất một vụ lúa của huyện.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu một số giống lạc để lựa chọn ra giống có năng suất cao,
phù hợp với vùng đất một vụ lúa, góp phần bổ sung vào cơ cấu giống lạc của
huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
- Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón vô cơ (N, P, K) và mật độ trồng
thích hợp đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc với giống L23
trên đất một vụ lúa của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn làm cơ sở khoa học để xây dựng
các giải pháp kỹ thuật phù hợp cho sản xuất lạc trên đất một vụ lúa của vùng.
- Xác định được 01 - 02 giống lạc có năng suất cao, chất lượng hạt tốt
và một số biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất lạc của vùng,
góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật cho cây lạc trên đất một vụ lúa của
huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả của đề tài, khuyến cáo cho người nông dân trong
vùng sử dụng các giống lạc mới, áp dụng một số biện pháp kỹ thuật phù hợp


15

(mật độ, liều lượng phân bón N, P, K cho lạc...) để góp phần nâng cao năng
suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất lạc trên vùng đất một vụ lúa ở huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời, phát triển cây lạc để xây dựng một
vùng sản xuất lạc hàng hóa trong nay mai ở Hữu Lũng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu trong vụ Xuân năm 2009 và vụ Xuân năm
2010 tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

- Vật liệu nghiên cứu là một số giống lạc do Viện Nghiên cứu nông
nghiệp cung cấp.
- Mật độ và lượng phân bón cho lạc trong thí nghiệm sử dụng quy
phạm khảo nghiệm giống cây trồng 10TCN 340: 2006 do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành năm 2006 làm cơ sở khoa học để thực hiện.


16

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Hiện nay, cây lạc được trồng ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Vấn đề làm thế nào để nâng cao năng suất cây lạc, tăng hiệu quả kinh tế cho
người trồng lạc được đặt lên hàng đầu. Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học và kinh nghiệm trồng trọt cho thấy, chỉ có đầu tư thâm canh cây trồng
mới có thể giải quyết được vấn đề năng suất.
Để thâm canh tăng năng suất lạc, cũng như thâm canh bất kỳ một loại
cây trồng nào khác, người ta phải áp dụng một hệ thống biện pháp kỹ thuật,
trong đó có những biện pháp tác động lên đất, có những biện pháp nhằm chủ
yếu vào cây lạc, có những biện pháp nhằm vào những loài sinh vật khác trong
hệ sinh thái đồng ruộng…nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho cây lạc
phát triển và tạo ra năng suất hạt lạc cao nhất.
Hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng xuất lạc bao gồm:
- Gieo trồng các giống lạc tốt, chất lượng hạt giống cao.
- Chọn đất thích hợp, làm đất kỹ.
- Gieo trồng đúng thời vụ, đúng kỹ thuật.
- Bón phân đầy đủ, cân đối, hợp lý.
- Chăm sóc chu đáo, kip thời.
- Thu hoạch đúng lúc, đúng kỹ thuật. Bảo quản lạc tốt.

- Thực hiện luân canh, xen canh, tăng vụ có cơ sở khoa học và thực tế.
- Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại đúng kỹ thuật, có hiệu quả cao [8].
Điều đầu tiên cần lưu ý là tính hệ thống của các biện pháp. Trong một
hệ thống hợp lý, các biện pháp riêng rẽ ngoài việc phát huy các tác động tích
cực của mình, còn cần tạo ra sự cộng hưởng, sự hỗ trợ trong việc phát huy


17

hiệu quả các biện pháp khác. Khi áp dụng một biện pháp nào đó không thích
hợp, chẳng những không phát huy được hiệu quả của biện pháp đó mà còn
làm giảm tác dụng có ích của các biện pháp khác. Vì vậy, hệ thống biện pháp
thâm canh cần được áp dụng một cách đồng bộ và liên hoàn.
Tuy nhiên việc áp dụng hệ thống các biện pháp thâm canh cần cơ động
và linh hoạt. Không có bất kỳ một công thức có sẵn nào có thể đúng và phát
huy được mọi tác dụng ở bất cứ điều kiện sản xuất cụ thể nào. Các điều kiện
cụ thể của sản xuất vô cùng phong phú và đa dạng. Vì vậy, không nên áp
dụng hệ thống các biện pháp thâm canh một cách cứng nhắc, máy móc, dập
khuôn, nhưng cũng không nên tự do tuỳ tiện. Tiềm năng thâm canh cây lạc ở
nước ta còn nhiều. Khi nông dân dành cho cây lạc sự chú ý thích đáng, sự
quan tâm chăm sóc cần thiết và áp dụng một cách sáng tạo các biện pháp
thâm canh, chắc chắn năng suất lạc sẽ tăng cao.
Hơn nữa, Đảng ta rất coi trọng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông
thôn và nông dân, đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa lớn, đồng
thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu vật nuôi cây trồng, gắn sản
xuất với thị trường, sản xuất theo yêu cầu của thị trường, nhằm nâng cao giá
trị kinh tế, giá trị thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, công tác
nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện các mục tiêu trên luôn nhận được sự
quan tâm, ủng hộ.
Căn cứ vào những tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) để phát triển

nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu lạc cho công nghiệp chế biến
và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Vì vậy, cần mở rộng các vùng trồng lạc
chuyên canh trong cả nước.
Căn cứ vào Nghị quyết của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc chuyển dịch
cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh, chủ trương phát triển vùng lạc hàng hóa và
tăng thu nhập trên vùng đất một vụ lúa của huyện của huyện Hữu Lũng.


18

Mục tiêu của đề tài này là đánh giá khả năng thích ứng của một số
giống lạc năng suất cao và các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, nhằm
chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị trên vùng đất một vụ lúa, phù hợp với
điều kiện của nông dân và vùng sinh thái, thay thế giống cây trồng hiện có
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Khi đưa giống mới và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt mới vào sản
xuất, người ta quan tâm đến hiệu quả kinh tế của nó và việc nó có phù hợp với
điều kiện sản xuất của người dân địa phương hay không. Đó cũng chính là cơ
sở để thực hiện đề tài này.
1.2. Tầm quan trọng và vị trí của cây lạc
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng và vai trò của cây lạc đối với chăn nuôi
Đối với cây lạc thì bộ phận sử dụng chủ yếu là hạt.
Thành phần hoá học của hạt lạc như sau: Nước 8 - 10%, dầu thô (lipit):
40 - 60 %, prôtêin thô: 26 - 34%, gluxit: 6 - 22%, xenlulô: 2 - 4,5%.
Với hàm lượng dầu (lipit) và protein cao, hạt lạc là loại hạt có giá trị
dinh dưỡng cao và từ lâu loài người đã sử dụng lạc như một nguồn thực phẩm
quan trọng. Ngoài việc sử dụng để luộc, rang, nấu canh, ép dầu để làm dầu ăn
thì gần đây, nhờ công nghiệp thực phẩm phát triển, con người đã chế biến
nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như : bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc…
Về mặt cung cấp năng lượng: do hạt lạc có hàm lượng dầu cao nên

năng lượng cung cấp rất lớn. Trong 100g hạt lạc, cung cấp 590 calo, trong khi
trị số này ở hạt đậu tương là 411, gạo tẻ là 353, thịt lợn nạc là 286, trứng vịt là
189 và cá chép là 99.
Ngoài ra, khô dầu lạc, thân lá xanh còn là nguồn thức ăn giàu protein
được dùng làm thức ăn cho gia súc. Với giá trị chiếm tới 25 - 30% trong khẩu
phần thức ăn gia súc, khô dầu lạc đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của ngành chăn nuôi.


19

Thân lá xanh của lạc với năng suất 5 - 15 tấn/ha chất xanh (sau thu
hoạch quả) có thể dùng trong chăn nuôi đại gia súc.
Mặt khác, người ta có thể lấy vỏ quả lạc rồi đem nghiền thành cám đề
dùng cho chăn nuôi. Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương đương
cám gạo dùng để nuôi lợn, gà, vịt công nghiệp đều rất tốt.
Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh và cả
cám vỏ quả lạc để làm thức ăn gia súc, góp phần quan trọng trong việc phát
triển chăn nuôi [1].
1.2.2. Giá trị cây lạc trong hệ thống trồng trọt
Lạc không những cung cấp dinh dưỡng cho con người và gia súc, mà
nó còn có khả năng cải tạo đất nhờ hệ thống vi khuẩn cộng sinh cố định đạm
và các bộ phận thân, lá, rễ của cây.
Cây lạc thuộc họ đậu, có khả năng đặc biệt là: cộng sinh với loài vi
khuẩn Rhizobium virgna có khả năng sử dụng nitơ phân tử ở khí trời. Nhờ
khả năng đặc biệt này mà trồng lạc không cần bón nhiều đạm như các loại cây
trồng khác nhưng vẫn đảm bảo năng suất, đồng thời còn cung cấp trở lại cho
đất một lượng đạm đáng kể.
Lạc là đối tượng cây trồng được sử dụng nhiều trong các công thức
luân canh của hệ thống trồng trọt. Việc luân canh cây họ đậu với cây trồng

khác đã góp phần cải thiện chế độ dinh dưỡng khoáng đối với các loại cây
trồng này. Ngoài ra, lạc có bộ tán dày, có khả năng che phủ tốt, nên có khả
năng làm giảm mức độ xói mòn của đất, nâng cao độ phì đất, bảo vệ đất, đặc
biệt trong mùa mưa [14].
Theo kết quả nghiên cứu cơ cấu cây trồng tại Trung Quốc, đặc biệt là
việc thử nghiệm công thức luân canh các cây trồng cạn với lúa đã rút ra được
những kết luận có ý nghĩa khoa học và thực tiễn là: đưa các cây họ đậu vào
luân canh với lúa, giúp cải thiện tính chất lý, hoá của đất một cách rõ rệt, làm


20

thay đổi pH của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải tạo thành phần cơ giới,
tăng lượng lân, kali dễ tiêu trong đất.
Ngô Đức Dương (1984) [12] khi nghiên cứu cơ cấu cây trồng ở các
vùng chuyên canh lạc phía Bắc nước ta đã kết luận: Cây lạc luân canh tốt nhất
với cây trồng họ hoà thảo đặc biệt là với lúa nước, ở thời điểm một năm sau
khi luân canh với cây lúa chế độ dinh dưỡng đất được cải thiện rõ rệt, pH đất
tăng, lượng chất hữu cơ tăng, hàm lượng đạm tổng số và hàm lượng lân dễ
tiêu trong đất đều tăng.
Theo tác giả Lê Văn Diễn và cộng sự (1991) [13] khi so sánh hiệu quả
kinh tế của các công thức luân canh trên các chân đất khác nhau ở một số
vùng chuyên canh lạc vùng đồng bằng Bắc Bộ đã chỉ ra rằng: ở tất cả các
công thức luân canh có lạc Xuân đều cho tổng thu nhập, lãi thuần và hiệu quả
đồng vốn đầu tư cao hơn so với các công thức luân canh khác trên cùng một
loại đất. Đồng thời, khi so sánh hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính ở
vụ Xuân như: lúa, lạc, đậu tương, ngô, các tác giả cũng ghi nhận việc trồng
lạc trong vụ Xuân cho thu nhập thuần cao hơn so với trồng các cây trồng
khác. Từ đó có thể thấy, lạc là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc
biệt là với các công thức luân canh nền lúa và trồng lạc trong vụ Xuân cho

hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác cùng thời vụ.
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc trên thế giới và trong nước
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới
Cây lạc (arachis Hypogaea L) là một cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao
và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Cây lạc mặc dù có
nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng hiện nay được phân bố rộng trong phạm vi từ
400 vĩ Bắc đến 400 vĩ Nam.
Hiện nay, lạc được trồng ở hơn 100 nước và là cây trồng đứng thứ 2
sau cây đậu tương về diện tích trồng cũng như sản lượng trên thế giới.


21

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước
trên thế giới
Nước
2006

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)


2007

2008

2006 2007

2008

2006 2007 2008

Thế giới

21,04 21,62

24,59

1,54

1,54

1,55

32,47 33,23 38,20

Ấn độ

5,91

6,40


6,85

0,91

1,03

1,07

5,39

Trung Quốc

4,57

4,60

4,62

3,21

3,04

3,10

14,67 14,00 14,34

Nigieria

1,24


1,25

2,30

1,23

1,25

1,70

1,52

1,55

3,90

Senegal

0,59

0,65

0,67

0,77

0,65

0,97


0,46

0,42

0,65

Inđonesia

0,75

0,72

0,64

1,60

1,60

1,22

1,20

1,15

7,74

Mỹ

0,49


0,48

1,17

3,21

3,51

3,09

1,57

1,70

3,60

Việt Nam

0,26

0,26

0,26

1,77

1,77

2,09


0,46

0,46

0,53

6,60

7,34

Nguồn: Faostat, [38]
Qua số liệu bảng 2.1 ta thấy:
Về diện tích:
Hầu hết các nước trên thế giới đều có diện tích trồng lạc tăng. Trong đó,
Ấn Độ, Trung quốc, Nigieria, Senegal là những nước có diện tích tăng liên tục
qua các năm 2006, 2007, 2008, tuy nhiên tốc độ tăng chậm (chỉ từ 0,02 triệu ha
đến 0,49 triệu ha). Ở Mỹ, diện tích trồng lạc nhỏ (0,49 triệu ha năm 2006) và
năm 2007 lại bị thu hẹp (giảm 0,01 triệu ha so với năm 2006). Nhưng đến năm
2008 diện tích lạc của Mỹ tăng đột biến từ 0,48 triệu ha năm 2007 lên 1,17 triệu
ha năm 2008 (tăng gần gấp 3). Indonesia là nước có diện tích trồng lạc giảm liên
tục qua các năm từ 2006 đến 2008, tính đến năm 2008 đã giảm 0,11 triệu ha so
với năm 2006. Điều đó chứng tỏ cây lạc không được chú trọng đầu tư mở rộng
diện tích ở đây. Ở Việt Nam, giai đoạn này không có sự biến động nào về diện
tích trồng lạc. Năm 2006, diện tích trồng lạc của Việt Nam chiếm 1,24% tổng


22

diện tích trồng lạc thế giới. Đến năm 2008, diện tích này vẫn không thay đổi
trong khi diện tích trồng lạc thế giới không ngừng tăng. Lúc này, diện tích trồng

lạc của Việt Nam chỉ còn chiếm 1,06% tổng diện tích trồng lạc thế giới.
Về năng suất:
Giai đoạn từ 2006 - 2008, năng suất lạc thế giới hầu như không tăng, chỉ
giao động từ 1,54 tấn/ha đến 1,55 tấn/ha. Chứng tỏ trong giai đoạn gần đây
không có biến động nào lớn trong sản xuất làm thay đổi năng suất. Các nước có
năng suất lạc tăng đó là Ấn Độ, Nigieria, Việt Nam. Trong đó, tăng nhiều nhất là
Nigieria (năm 2008 tăng 0,47 tấn/ha so với năm 2006). Các nước có năng suất
tăng, giảm không ổn định là Trung Quốc, Senegal và Mỹ. Nước có năng suất
giảm liên tục trong 3 năm là Indonesia. Trung Quốc và Mỹ đều là những nước
có năng suất lạc lớn nhất trên thế giới, vì đây là những nước có nền nông nghiệp
luôn đi đầu các nước. Ở các nước này, sản xuất lạc sớm được đầu tư cho nghiên
cứu, ứng dụng và sớm có những thành công vượt trội. Tuy nhiên, giai đoạn này
đang bị chững lại.
Về sản lượng:
Sản lượng lạc thế giới giai đoạn này gia tăng không lớn (năm 2007 tăng
0,76 tấn so với năm 2006, năm 2008 tăng 4,97 tấn so với năm 2007). Sản lượng
tăng không phải do năng suất lạc tăng mà chủ yếu do diện tích trồng lạc tăng.
Trung Quốc là nước có sản lượng lạc lớn. Tuy những năm gần đây có xu hướng
giảm nhưng vẫn luôn chiếm vị trí đứng đầu thế giới (đạt 14,34 triệu tấn năm
2008, trong khi sản lượng lạc của Việt Nam chỉ đạt 0,53 tấn).
Tất cả các nước đã thành công trong phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất lạc đều rất chú ý đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng
các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Rõ ràng rằng, tiềm năng to
lớn của cây lạc trong sản xuất chỉ có thể được khơi dậy thông qua việc áp
dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật trên đồng ruộng.
Hiện nay, lạc là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn.


23


Trong những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, sản lượng lạc xuất khẩu trên
thế giới bình quân chỉ đạt 1,11 - 1,16 triệu tấn/năm, đến năm 1997 - 1998 tăng
lên 1,39 triệu tấn và đến năm 2001 - 2002 đạt 1,58 triệu tấn. Trong đó châu
Mỹ và châu Á là 2 khu vực xuất khẩu nhiều nhất chiếm 70% sản lượng lạc
xuất khẩu của thế giới.
Ở khu vực Đông Nam Á, trong những năm 80 của thế kỷ 20, xuất khẩu
lạc hàng năm ở chỉ đạt 0,32 triệu tấn/năm. Trong đó, Việt Nam, Indonesia,
Thái Lan, Singapore là các nước xuất khẩu lạc nhiều.
Trung Quốc, Mỹ, Achentina, Ấn Độ, Việt Nam là những nước xuất
khẩu lạc nhiều trên thế giới. Ngược lại, Hà Lan, Canada, Đức, Nhật,
Singapore, Pháp... là những nước nhập khẩu lạc nhiều trên thế giới.
Từ năm 1991 đến năm 2000, Trung Quốc là nước xuất khẩu lạc nhiều
nhất, hàng năm trung bình xuất khẩu gần 78 nghìn tấn, chiếm trên 26,5% tổng
sản lượng lạc xuất khẩu của thế giới. Đứng thứ 2 là Mỹ, trung bình hàng năm
xuất khẩu 67,3 nghìn tấn, chiếm 22,9% tổng lượng xuất khẩu lạc thế giới.
Achentina là nước đứng thứ 3 về xuất khẩu lạc, trung bình hàng năm xuất
khẩu 36,2 nghìn tấn, chiếm 12,3% lượng lạc xuất khẩu thế giới.
Hà Lan là nước nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới từ năm 1991 - 2000,
trung bình hàng năm nhập khẩu 39,8 nghìn tấn, chiếm 13,9% tổng lượng lạc
nhập khẩu của thế giới. Đứng thứ 2 là Indonesia, bình quân hàng năm nhập
khẩu 34,3 nghìn tấn.
Từ năm 2000 - 2005, châu Âu là thị trường nhập khẩu lạc lớn nhất thế
giới, chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu lạc của thế giới với khoảng 460 nghìn
tấn mỗi năm, tiếp theo là thị trường Nhật Bản, nhập khẩu 130 nghìn tấn lạc
mỗi năm [48].
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ những năm 1980, sản xuất lạc có chiều hướng phát
triển ngày càng tăng. Tuy nhiên, do trước đây cây lạc chưa được chú ý nhiều
nên năng suất còn thấp. Trong 10 năm từ năm 1981 đến năm 1990, diện tích
lạc tăng bình quân 7%/năm, sản lượng tăng 9%/năm. Từ năm 1990 - 1995,



×