Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên Cứu Sử Dụng Một Số Loại Thực Vật Thuộc Họ Hành Tỏi (Alliumaceae) Trong Phòng Trừ Sâu Hại Rau Bắp Cải Vụ Đông Xuân Chính Vụ Năm 2010 Tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.25 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CÁI THỊ LAN HƯƠNG

“NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI THỰC VẬT
THUỘC HỌ HÀNH TỎI (ALLIUMACEAE) TRONG PHÒNG TRỪ
SÂU HẠI RAU BẮP CẢI VỤ ĐÔNG XUÂN CHÍNH VỤ
NĂM 2010 TẠI THÁI NGUYÊN”
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn : 1. GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn
2. ThS. Bùi Lan Anh

Thái Nguyên, năm 2011


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong các
nghiên cứu khác. Mọi trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Cái Thị Lan Hương



2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự
giúp đỡ tận tình về chuyên môn và mọi mặt của thày giáo hướng dẫn GS. TS
Trần Ngọc Ngoạn và cô giáo hướng dẫn ThS. Bùi Lan Anh.
Sau hơn một năm làm đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu từ
Ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Sau Đại học, các thầy
cô giáo trong khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn của em
không tránh khỏi những khiếm khuyết, vậy em kính mong các thầy cô giáo
đóng góp ý kiến để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu nói trên
để luận văn của em hoàn thành đúng tiến độ và nội dung đề ra./.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Học viên

Cái Thị Lan Hương


3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV

:

Coeffcienct of varianci (Hệ số biến động)

ĐC


:

Đối chứng

FAO

:

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới

h

:

Giờ

HTX

:

Hợp tác xã

EU

:

Liên Minh Châu Âu

LSD


:

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

STT

:

Số thứ tự


4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm ......................... 20
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất rau ở một số khu vực trong năm 2009............. 21
Bảng 1.3 : Diện tích, năng suất và sản lượng rau quả Việt Nam.................... 24
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng rau ở các huyện trong tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2006 – 2010.................................................................... 23
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chính của
Tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2006 - 2010 ............................ 25
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên tháng 10/2010
đến tháng 02/2011.......................................................................... 41
Bảng 3.2: Thành phần sâu hại rau bắp cải vụ Đông Xuân chính vụ 2010
tại Thái Nguyên ............................................................................ 42
Bảng 3.3: Diễn biến của sâu hại bắp cải vụ đông xuân chính vụ năm
2010................................................................................................ 43
Bảng 3.4. Hiệu lực xua đuổi sâu hại của dung dịch ngâm củ tỏi, dung
dịch ngâm củ hành ......................................................................... 48

Bảng 3.5. Hiệu lực gây ngán sâu hại của dung dịch ngâm củ hành và
dung dịch ngâm củ tỏi.................................................................... 50
Bảng 3.6. Hiệu lực tiêu diệt sâu hại của dung dịch ngâm củ hành và dung
dịch ngâm củ tỏi (Thí nghiệm trong phòng).................................. 53
Bảng 3.7. Hiệu lực tiêu diệt sâu hại rau bắp cải của dung dịch ngâm củ
hành và dung dịch ngâm củ tỏi (Thí nghiệm ngoài ruộng) ........... 57
Bảng 3.8: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của rau bắp cải........ 60


5

DANH MỤC CÁC BIỂU
Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến sâu hại qua các thời kỳ điều tra ......................... 45
Hình 3.2. Hiệu lực xua đuổi sâu hại rau bắp cải của dung dịch ngâm củ
hành và dung dịch ngâm củ tỏi ............................................................ 46
Hình 3.3. Hiệu lực gây ngán sâu hại của dung dịch ngâm củ hành và dung
dịch ngâm củ tỏi ................................................................................... 50
Hình 3.4. Hiệu lực tiêu diệt sâu hại của dung dịch ngâm củ hành và dung
dịch ngâm củ tỏi ................................................................................... 52
Hình 3.5. Hiệu lực tiêu diệt sâu hại rau bắp cải của dung dịch ngâm củ
hành và dung dịch ngâm củ tỏi (Thí nghiệm ngoài ruộng).................. 56
Hình 3.6. Khối lượng trung bình bắp.............................................................. 60
Hình 3.7. Năng suất lý thuyết.......................................................................... 60
Hình 3.8. Năng suất thực thu .......................................................................... 60


6

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1


1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 7
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................ 10
2.1 Mục đích ............................................................................................ 10
2.2 Yêu cầu ............................................................................................... 10
3. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................... 10
3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học................... 10
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất........................................................ 11
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................12
1.1. Cơ sở thực tiễn và lý luận của đề tài..................................................... 12
1.1.1. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 12
1.1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................... 13
1.2. Giá trị dinh dưỡng và vai trò sản xuất rau trong nền kinh tế quốc dân....... 15
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau ....................................................... 15
1.2.2. Vai trò của sản xuất rau trong nền kinh tế quốc dân ...................... 17
1.2.3. Ý nghĩa về mặt xã hội ..................................................................... 19
1.3. Sơ lược tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới và Việt Nam ..... 19
1.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới................................. 19
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam............................... 23
1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện nghiên
cứu đề tài ...................................................................................................... 29
1.4.1 Tình hình sản xuất rau ở Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010........ 29
1.5. Tình hình nghiên cứu các loài thực vật dùng làm thuốc trừ sâu thảo mộc
trên thế giới và Việt Nam............................................................................. 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.........................................................................................................31

2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 31
2.2. Thời gian, địa điểm và điều kiện thực hiện đề tài................................. 31
2.2.1. Thời gian và địa điểm ..................................................................... 31

2.2.2. Điều kiện thực hiện đề tài ............................................................... 31
2.2.3. Quy trình kỹ thuật trồng rau bắp cải............................................... 32
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 33
2.3.1. Điều tra thành phần và diễn biến của sâu hại trên rau bắp cải tại
điểm thực tập............................................................................................. 33


7

2.3.2. Nghiên cứu hiệu lực trừ sâu của dung dịch ngâm củ hành và dung
dịch ngâm củ tỏi trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải tại Thái Nguyên vụ
đông xuân chính vụ năm 2010................................................................ 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 33
2.4.1. Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất rau tại Thái Nguyên ............ 33
2.4.2. Điều tra thành phần và diễn biến của sâu hại trên rau bắp cải tại
Thái Nguyên.............................................................................................. 33
2.4.3. Nghiên cứu hiệu lực trừ sâu của cây hành và cây tỏi ..................... 34
2.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch
ngâm củ tỏi đến năng suất rau bắp cải tại Thái Nguyên.......................... 39
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................41
3.1.Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên tháng 10/2010 đến tháng
02/2011......................................................................................................... 41
3.2. Thành phần sâu hại rau bắp cải vụ Đông Xuân chính vụ năm 2010 tại
Thái Nguyên................................................................................................. 42
3.4. Kết quả nghiên cứu hiệu lực xua đuổi sâu hại của dung dịch ngâm củ
hành và dung dịch ngâm củ tỏi .................................................................... 45
3.5. Kết quả nghiên cứu hiệu lực gây ngán sâu hại của dung dịch ngâm củ
hành và dung dịch ngâm củ tỏi .................................................................... 50
3.6. Kết quả nghiên cứu hiệu lực tiêu diệt sâu hại của dung dịch ngâm củ
tỏi, hành (Thí nghiệm trong phòng)............................................................ 52

3.7. Kết quả nghiên cứu hiệu lực tiêu diệt sâu hại của dung dịch ngâm củ
tỏi, hành (Thí nghiệm ngoài ruộng) ............................................................. 56
3.8. Kết quả nghiên cứu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của rau
bắp cải .......................................................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................62

1. Kết luận .................................................................................................... 62
2. Đề nghị ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


8

Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn
hàng ngày của con người vì chúng không chỉ cung cấp các loại dinh dưỡng
thiết yếu như vitamin, lipit, protein mà còn cung cấp nhiều chất khoáng quan
trọng như canxi, phốt pho, sắt, v.v. rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể
con người. Ngoài ra, rau còn cung cấp cho con người một lượng lớn các chất
xơ, có khả năng làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hoá, là thành phần hỗ trợ sự
di chuyển thức ăn qua đường tiêu hoá bằng cách giúp cho hoạt động co bóp
của đường ruột được dễ dàng. Rau còn là nguyên liệu quan trọng cho ngành
chế biến, đồng thời là mặt hàng xuất khẩu có giá trị góp phần làm tăng thu
nhập cho nền kinh tế quốc dân.
Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản nhất là rau xanh đang
được xã hội đặc biệt quan tâm. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại,
kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá

đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài đối với sức khỏe
cộng đồng. Trước vai trò của rau xanh và những thực trạng trong sản xuất
rau khi đời sống phát triển, nhu cầu về rau an toàn đạt chất lượng cao ngày
càng gia tăng cho thấy việc sản xuất ra nhiều loại rau với số lượng lớn, đảm
bảo chất lượng là một nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các
chiết suất từ các loài thực vật sử dụng để phòng trừ sâu hại trong sản xuất
rau cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Tình trạng rau xanh nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật xảy ra phần lớn
do người nông dân dùng thuốc không theo đúng kỹ thuật:
- Tự phun thuốc theo ý chủ quan, không theo hướng dẫn.
- Phun thuốc quá nhiều lần/vụ, phun theo định kỳ để phòng ngừa trước.
- Sử dụng thuốc quá nồng độ và liều lượng khuyến cáo.
- Tự ý pha trộn các loại thuốc khi dùng.


9

- Sử dụng thuốc cấm, thuốc hạn chế sử dụng cho rau, thuốc ngoài danh mục.
- Dùng thuốc quá gần ngày thu hoạch.
- Không trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết, dụng cụ
phun thuốc không đảm bảo, phun thuốc không đúng cách.
Hiện nay tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng theo
hướng dẫn, không đảm bảo thời gian cách lý, lạm dụng thuốc bảo vệ thực
vật vẫn còn ở nhiều nơi. Theo điều tra có tới gần 70% nông dân phun 8 – 12
lần thuốc bảo vệ thực vật cho một vụ rau.
Trước thực tế đó, nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam đòi hỏi công tác
bảo vệ thực vật phải đảm bảo và ổn định lâu dài về hiệu quả phòng trừ sâu
bệnh hại cũng như ngăn ngừa được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong
nông sản, đồng thời bảo vệ môi trường sống đòi hỏi công tác bảo vệ thực vật
phải nhanh chóng từng bước chuyển dần sang một chiến lược mới, đó là hệ

thống chiến lược bao gồm nhiều biện pháp phòng trừ tổng hợp, trong đó lấy
biện pháp sinh học và sinh thái học làm trọng tâm, kết hợp hài hòa sử dụng
thuốc hóa học với liều lượng thấp một cách hợp lý mà vẫn đạt hiệu quả
phòng trừ cao, nhằm khắc phục dần những hiện tượng tiêu cực do thuốc hóa
học gây ra. Để góp phần tạo dựng và thiết lập nên một nền nông nghiệp
sạch, an toàn, ổn định và bền vững đồng thời góp phần nâng cao ý thức của
mọi người về vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế sử dụng thuốc hóa học bảo
vệ thực vật, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống,… đáp ứng nhu
cầu rau sạch cho người tiêu dùng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng một số loại thực vật
thuộc họ hành tỏi (Alliumaceae) trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải vụ
đông xuân chính vụ năm 2010 tại Thái Nguyên”


10

2. Mục đích nghiên cứu
2.1 Mục đích
- Xác định thành phần, diễn biến sâu hại trên rau bắp cải.
- Xác định tác dụng xua đuổi, gây ngán và tiêu diệt sâu hại rau bắp cải
của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi.
- Xác định ảnh hưởng của việc sử dụng dung dịch ngâm củ hành và
dung dịch ngâm củ tỏi đến năng suất rau bắp cải.
2.2 Yêu cầu
- Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất rau ở Thái Nguyên.
- Điều tra, xác định thành phần sâu hại từ đó xác định những loài sâu
chính hại rau bắp cải.
- Đánh giá hiệu lực của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ
tỏi trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải.

- Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm
củ tỏi đến năng suất rau bắp cải tại Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học
- Xác định được khả năng xua đuổi, gây ngán và tiêu diệt sâu hại rau bắp cải
của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi. Từ đó làm cơ sở cho việc
nghiên cứu sản xuất ra chế phẩm thảo mộc trừ sâu hại góp phần giảm thiểu việc
sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường để hướng tới phát triển
một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững.


11

3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Nghiên cứu dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi có khả
năng trừ sâu hại rau bắp cải là cơ sở cho nghiên cứu tìm hiểu hoạt chất và cơ chế
tác động của hoạt chất đó lên sâu hại.
- Góp phần khai thác tiềm năng sử dụng nguồn tài nguyên thực vật có
sẵn ở Việt Nam trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng để nâng cao
năng suất, chất lượng nông sản đồng thời bảo vệ môi trường, bảo vệ những
loài có ích, tạo ra các sản phẩm sạch và an toàn.


12

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở thực tiễn và lý luận của đề tài
1.1.1. Cơ sở thực tiễn

Tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh, người nông dân không còn mặn mà
với các loại cây trồng, vật nuôi truyền thống vì giá trị kinh tế thấp. Do vậy Thái
Nguyên đang có những đầu tư tổng thể cho nông nghiệp, nông thôn, hướng tới
một nền nông nghiệp đô thị phát triển, nâng cao đời sống của bà con nông dân
vùng ven, trước tình hình diện tích đất nông nghiệp của tỉnh liên tục sụt giảm
do tốc độ đô thị hoá, người nông dân đã chuyển dần một phần diện tích đất cấy
lúa sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Thành phố Thái Nguyên hiện có 750 ha rau các loại với sản lượng
14.500 tấn/năm. Thành phố đã hình thành một số vùng sản xuất rau mang tính
chuyên canh như: Túc Duyên, Cam Giá, Gia Sàng, Quang Vinh, Đồng
Bẩm,... tuy nhiên, rau chủ yếu được sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống,
chưa có sự đầu tư lớn, đồng bộ cho sản xuất rau an toàn chất lượng cao. Bên
cạnh đó rất nhiều hộ nông dân trồng rau vẫn sử dụng phân hóa học bón cho
rau, phun thuốc bảo vệ thực vật quá nồng độ, liều lượng cho phép và không
đảm bảo thời gian cách ly để thuốc phân hủy trong nông sản dẫn đến vệ sinh
an toàn thực phẩm không được bảo đảm.
Hiện nay Thái Nguyên chưa có vùng sản xuất rau an toàn tập trung nên
phải nhập lượng lớn rau từ các tỉnh lân cận.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu nhập cho các hộ nông dân,
thành phố Thái Nguyên đã triển khai Đề án phát triển sản xuất, tiêu thụ rau an
toàn với các mô hình trồng rau an toàn tại một số phường ven sông Cầu: Túc
Duyên, Cam Giá, Gia Sàng, Quang Vinh, Đồng Bẩm, …


13

1.1.2. Cơ sở lý luận
Ở Việt Nam với khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, cây rau được trồng phổ
biến và có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Rau là thực phẩm cung cấp các
vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Vệ sinh an toàn thực

phẩm đối với nông sản nhất là rau xanh đang được xã hội đặc biệt quan
tâm. Việc đẩy mạnh sản xuất rau an toàn cung cấp cho tiêu dùng nội địa và
xuất khẩu hiện nay cũng như thời gian tới là hết sức cần thiết đòi hỏi các cấp,
các ngành cần đặc biệt quan tâm. Nhận thức sâu sắc về vấn đề này đã có
nhiều nghiên cứu và các chương trình phát triển sản xuất rau an toàn tại nhiều
địa phương trên cả nước.
Các nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trồng rau như
sử dụng phân bón lá và dinh dưỡng hợp lý kết hợp kỹ thuật trồng chăm sóc
hợp lý, sử dụng các loại chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc để phòng trừ sâu
bệnh hại đã và đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các Trung
tâm nghiên cứu…
1.1.2.1. Các nghiên cứu về cây tỏi trong phòng trừ sâu bệnh hại

1.1.2.1.1. Đặc điểm hình thái của cây tỏi
Tỏi là cây nhỏ mọc từ củ lên. Cây cao chừng 20 - 40cm, thân giả mang nhiều
lá dài và hẹp, giữa củ mọc lên một cuống mang một số hoa ở đỉnh, bọc trong một
mô mỏng, hoa tỏi có màu trắng hay phớt hồng. Nước ta trồng tỏi vào tháng 10 - 12
dương lịch trên nền đất tơi xốp nhiều mùn. Tỏi củ sẽ được thu hoạch vào tháng 1
năm sau, phơi khô, treo mái hiên hay gác lên nóc nhà dùng dần.
1.1.2.1.2. Công dụng của cây tỏi
Trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hành, gừng,... có chứa hàm lượng
axit có tác động đến cơ thể của những loài sâu bọ hại cây trồng như mắt, da,...
làm chúng chết. Nếu chiết xuất thảo mộc này được chế biến với nồng độ phù
hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu bọ - TS Lê Đình Hường.


14

Theo Amy Cohen (2009) tỏi được đánh giá cao như là một gia vị và
tính chất y học của nó. Giá trị của nó như là thuốc trừ sâu cũng được đánh giá

cao, đặc biệt là trong nông nghiệp hữu cơ, trồng trong vườn rau.
Theo Sally Odum (2008) tỏi là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên tuyệt vời. Nó
có đăc tính diệt nấm và kiểm soát sâu bệnh rất tốt, đẩy lùi và loại trừ các loài côn
trùng và sâu bệnh như: rệp, kiến, mối, bọ cánh cứng, sâu đục thân,…
1.1.2.2. Các nghiên cứu về cây hành trong phòng trừ sâu bệnh hại
1.1.2.2.1. Đặc điểm hình thái của cây hành
Là cây thân thảo, sống lâu năm, có mùi đặc biệt. Lá hình trụ rỗng, dài
30 – 50cm, đường kính 4 – 8mm, phía giữa phình lên, đầu thuôn nhọn, mỗi
cây có 5 – 6 lá. Hoa tự, mọc trên một cán mang hình trụ, rỗng. Bao hoa gồm 2
vòng, mỗi vòng gồm 3 cánh, 3 lá đài màu trắng, 6 nhị, bao phấn hình chữ T.
Quả nang, hình tròn, đường kính 6mm. Hạt hình 3 cạnh, màu đen. Hành trồng
khắp nơi ở nước ta và chủ yếu dùng làm gia vị, đồng thời dùng làm thuốc.
1.1.2.2.2. Công dụng của cây hành
Hành là một phần không thể thiếu trong bếp ăn của mọi gia đình, nó
được xem như một loại rau và cũng là đồ gia vị. Hành lá được trồng quanh
năm để phục vụ nhu cầu nội trợ.
Hành là một chất kích thích và chống lại các kích thích nhẹ. Nghiền nát
hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu.
Các củ hành nhỏ màu đỏ có thể được sử dụng như một thuốc long đờm.
Nếu đem nghiền nát các củ hành này trộn với đường phèn, để một lúc cho
nước chảy ra. Nước ép này có tác dụng giúp làm loãng đờm và ngăn chặn sự
tái phát. Dùng khoảng 3 - 4 thìa cà phê của nước ép sẽ làm dịu đi chứng ho và
đau họng.


15

Việc ăn hành sống giúp giảm cholesterol vì chúng làm tăng cao mật độ
lipoproptein ('''vật" trung chuyển cholesterol). Do vậy rất nên ăn hành sống
trong các món sa lát hàng ngày nếu bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Điều trị bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Để trị chứng nóng rát khi
đi tiểu, đun 100gr hành với 600ml nước. Đun cho đến khi chỉ còn khoảng
một nửa thì có thể uống. Pha với đường sẽ giúp giảm chứng bí tiểu.
Hợp chất lưu huỳnh có trong hành sẽ giúp cho việc ngăn chặn sự phát
triển của các tế bào ung thư.
Hành cũng có tác dụng trong việc điều trị bệnh thiếu máu, sự chảy máu
do bệnh trĩ, chảy máu răng.
Nước ép từ thân hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu.
Các chất có trong hành: trong hành có các men inventrin, pepsin,
pancreatin góp phần vào quá trình chuyển hóa các chất đạm, mỡ và đường.
Hành chứa hợp chất ngăn chặn lipoxygenaea và cyclooxygenaea (các
anzym này gây ra chứng viêm) nhờ vậy mà làm giảm đáng kể chứng viêm.
Trong hành có chứa rất nhiều fructo-oligosac-charides, gây ức chế sự phát
triển của các vi khuẩn có hại tiềm ẩn trong ruột kết. Ngoài ra fructooligosac-charides còn có thể làm giảm sự phát triển khối u của các tế bào
ung thư ruột kết.
Ngày 08/02/2010 các nhà khoa học thuộc trường Đại học Quốc gia
Mêxico (UNAM) thông báo đã chế thành công một loại thuốc trừ sâu sinh học
từ ớt, tỏi, hành và nhiều loại gia vị sẵn có ở Quốc gia Trung Mỹ này.
1.2. Giá trị dinh dưỡng và vai trò sản xuất rau trong nền kinh tế quốc dân
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau
Cây rau là một bộ phận cây trồng hàng năm dùng làm thực phẩm, rất cần
thiết trong đời sống hàng ngày và không thể thay thế đối với sức khoẻ con người.
Rau cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không loại thực phẩm nào có thể


16

thay thế được. Do rau là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng dưới dạng đặc biệt
như: vitamin, các chất khoáng và chất xơ cho người.
Trong khẩu phần ăn của người Việt Nam hiện nay, rau cung cấp

khoảng 95 - 99% nguồn vitamin A, 60 - 70% nguồn vitamin B2, và gần 100%
nguồn vitamin C. Nếu ăn uống lâu ngày thiếu rau xanh ta thường thấy xuất
hiện các triệu chứng như da khô, mắt mờ, quáng gà,... do thiếu vitamin A;
chảy máu chân răng, tay chân mỏi mệt, suy nhược.… do thiếu vitamin C; lở
loét miệng lưỡi, viêm ngứa chủ yếu do thiếu vitamin B2; tê phù do thiếu
vitamin B1. Thiếu vitamin sẽ giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm việc sút kém,
bệnh tật dễ phát sinh, khi mắc bệnh chữa cũng lâu lành. Trong lao động, học
tập, công tác, sinh hoạt hàng ngày mỗi người đều cần một lượng vitamin nhất
định (Bùi Bảo Hoàn, Đào Thanh Vân, 2000).
Ngoài việc cung cấp vitamin, rau còn cung cấp một lượng chất khoáng
đáng kể như Ca, P, Fe,… Trong các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con
người thì canxi và sắt được chú ý hơn cả, canxi rất cần cho việc đảm bảo chức
năng xương và răng, còn sắt ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Các loại muối
khoáng cần thiết cho cấu tạo tế bào, các loại enzime, muối khoáng còn là tác
nhân gây xúc tác và điều hoà các quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể con
người, chúng có tác dụng trung hoà độ chua do dạ dày tiết ra, khi tiêu hoá
thức ăn như thịt, ngũ cốc, đồng thời làm tăng khả năng đồng hoá protit (Tạ
Thu Cúc và CS, 2000).
Lượng gluxit và protein trong rau bổ sung cho ta được một phần năng
lượng tuy không nhiều nhưng điều đáng chú ý là protein của rau nói chung
chứa nhiều lizin (khoảng 5 - 7%) và mỗi loại rau lại có những tỷ lệ axit amin
khác nhau nên khi ăn rau, nhất là ăn một lúc nhiều loại rau sẽ có tác dụng lớn
trong việc nâng cao giá trị sử dụng protein của rau.


17

Chất xơ trong rau giúp cho sự tiêu hoá được điều hoà, chống táo bón, giữ
được cảm giác no.
Ngoài giá trị về dinh dưỡng, một số loại rau còn có ý nghĩa về mặt y học

bởi chúng là những vị thuốc rất có giá trị đối với sức khoẻ con người, ví dụ như
hành, tỏi, nghệ, tía tô, mướp đắng,… đây là những loại gia vị vừa làm ngon
miệng, vừa làm tăng sức đề kháng trong cơ thể.
Rau xanh rất phong phú về chủng loại, vì vậy thức ăn được chế biến từ
rau rất đa dạng với nhiều màu sắc đẹp mắt, hương vị thơm mát, góp phần tạo
nên những bữa ăn ngon miệng và hấp dẫn. Theo quan điểm của các nhà dinh
dưỡng học, thì mỗi người cần 250 - 300g rau xanh/ngày, để đáp ứng cho nhu
cầu hoạt động bình thường của con người (Tạ Thu Cúc và CS, 2000).
1.2.2. Vai trò của sản xuất rau trong nền kinh tế quốc dân
Rau là nguyên liệu và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Vào những năm
1986 - 1990 kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 80 triệu rúp/năm. Chúng ta đang
phải xây dựng cho mình một thị trường mới. Hiên nay, Việt Nam ngoài tiêu thụ
rau trong nước, rau đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Theo số liệu thống kê chính
thức của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong tháng 4 năm
2009 đạt gần 32,5 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung 4
tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam đạt 127,8
triệu USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2008. Trong bối cảnh xuất khẩu khó
khăn, xuất khẩu rau hoa quả giữ được đà tăng trưởng là một trong những điểm
đáng chú ý hiện nay (Rauhoaquavietnam.vn).
Rau là cây trồng quan trọng trong ngành trồng trọt, được trồng ở nhiều
vùng sinh thái khác nhau. Thời gian sinh trưởng của rau ngắn và có thể trồng
được nhiều vụ trong năm, do vậy rau được coi là cây trồng chủ lực trong việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xoá đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam.
Mặt khác, rau có đặc điểm là có nhiều chủng loại với những yêu cầu về điều


18

kiện ánh sáng khác nhau, kích thước nhỏ nên cây rau rất thích hợp trồng xen
canh gối vụ với những cây trồng khác, như vậy trồng rau sẽ nâng cao hiệu quả

sử dụng đất (Tạ Thu Cúc và CS, 2000). Trồng rau có hiệu quả hơn so với các
cây trồng khác về khả năng khai thác năng suất/một đơn vị diện tích/một đơn
vị thời gian vì chúng có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh trong một
thời gian ngắn.
Rau là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất của 1 ha
rau thường gấp 2 - 3 lần 1 ha lúa (Trần Khắc Thi, 2003). Đây là cây trồng có
tỷ suất hàng hoá lớn hơn nhiều cây trồng khác. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế
của sản xuất rau còn tuỳ thuộc vào tính thời vụ của việc trồng rau.
Theo điều tra của Nguyễn Tiến Mạnh (1999), ở 4 tỉnh Hà Nội, Hà Tây,
Nam Định và Thái Bình thì tổng thu nhập trên 1ha lúa là 3.830.000 đồng, ngô là
3.333.000 đồng, khoai tây là 15.641.000 đồng, cải bắp là 11.743.000 đồng và
dưa chuột là 23.532.000 đồng. So sánh hiệu quả kinh tế giữa công thức luân
canh ở đồng bằng Sông Hồng, tác giả cho biết tổng thu nhập trên đất chuyên
canh cao hơn 2 lần so với trên đất 1 lúa – 2 màu và cao hơn 3 lần so với trên đất
2 lúa – 1 màu.
Theo Tạ Thu Cúc và cộng sự (2000), rau có giá trị hàng hoá lớn hơn
một số cây trồng khác, giá trị sản xuất 1ha chuyên canh rau vào năm 1996 1997 ở một số HTX thuộc ngoại thành Hà Nội là 50 - 60 triệu đồng.
Rau và các sản phẩm phụ của rau còn là nguồn thức ăn xanh quan trọng
cho chăn nuôi. Sản xuất rau còn là hình thức đa dạng hoá trồng trọt để nâng
cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và luân canh cải tạo đất.
Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, tăng hiệu quả kinh tế, ngành sản xuất
rau còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển các ngành công
nghiệp khác:
- Công nghiệp đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau,...)


19

- Công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây,...)
- Công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt,...)

- Làm hương liệu (hạt mùi, ớt,...)
1.2.3. Ý nghĩa về mặt xã hội
Sản xuất rau phát triển sẽ góp phần sắp xếp lao động hợp lý, tăng thu nhập
cho người lao động, mở rộng thêm ngành nghề, giải quyết tốt việc làm cho nông
dân lúc nông nhàn. Ngoài ra, còn hỗ trợ các ngành khác trong nông nghiệp phát
triển như làm thức ăn cho chăn nuôi,...
Nghề trồng rau phát triển, người nông dân có cơ hội được tiếp thu
các kỹ thuật tiến bộ mới trong sản xuất, từ đó góp phần nâng cao dân trí,
thay đổi tập quán canh tác lạc hậu từ bao đời nay của nông dân Việt Nam
(Trần Khắc Thi, 2003).
Như vậy, rau không chỉ là cây trồng xóa đói giảm nghèo mà còn là cây
trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có lợi ích nhiều mặt cho người dân,
từ cây rau người nông dân có thể làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình.
1.3. Sơ lược tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Rau là cây trồng ngắn ngày, dễ trồng nên được loài người trồng và sử
dụng từ lâu. Người Hy Lạp, Ai Cập cổ đại đã biết trồng và sử dụng rau như
nguồn lương thực. Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về rau
trong bữa ăn cũng tăng theo.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện
tích trồng rau ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân
(Mai Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996). Từ năm 2004 trở lại
đây, diện tích sản lượng rau trên thế giới không ngừng tăng.


20

Bảng 1.1 : Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm


Năm

Diện tích
(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng
(tấn)

2005

16.480.000

143.0

234.810.000

2006

16.880.000

143.5

243.280.000

2007

17.020.000


144.4

245.080.000

2008

17.630.000

141.6

249.660.000

2009

17.870.000

139.1

248.590.000

(Nguồn: FAO – 2011)
Qua bảng 2.1 cho thấy, nhìn chung diện tích, sản lượng rau thế giới
tăng dần từ năm 2005 đến nay. Năm 2005 diện tích là 16.480.000ha nhưng
đến năm 2009 đã mở rộng diện tích trồng rau lên 17.870.000ha, tăng 1,08%
so với năm 2005. Năng suất nhìn chung trong những năm gần đây năng suất
giảm dần nhưng không đáng kể, từ 143.0 tạ/ha (năm 2005) giảm xuống 139.1
tạ/ha (năm 2009). Sản lượng rau từ năm 2005 trở lại đây tuy năng suất rau
không tăng nhưng do diện tích tăng qua các năm nên sản lượng rau trên thế
giới đã tăng rõ rệt, bình quân hàng năm tăng 3.450.000 tấn/năm. Điều đó
chứng tỏ nghề trồng rau trên thế giới đang có xu hướng phát triển nhanh

chóng, vì rau xanh trở thành nhu cầu thiết yếu với đời sống của con người.
Cây rau phân bố không đều giữa các nước và châu lục trên thế giới, qua
tìm hiểu chúng tôi thu thập được kết quả sau:


21

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất rau ở một số khu vực trong năm 2009
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

Thế giới

17.870.000

139.1

248.590.000

Châu Âu


650.000

168.2

10.930.000

Châu Á

14.430.000

150.1

215.220.000

Châu Mỹ

560.000

121.7

6.780.000

Châu Phi

2.290.000

65.9

15.120.000


Châu Úc

30.000

174.5

540.000

Khu vực

(Nguồn: FAO - 2011)
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Trong các châu, châu Á có diện tích
trồng rau lớn nhất chiếm 80,24% (14.340.000 ha) diện tích rau của thế giới
trong khi đó Châu Úc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ bằng 0,17% (30.000 ha) diện
tích rau của thế giới.
- Về năng suất: Châu Úc là châu lục có năng suất rau cao nhất thế giới
đạt 174.5 tạ/ha, đứng thức 2 là châu Âu có năng suất bình quân lớn hơn thế
giới là 2,91 tấn/ha (168.2 tạ/ha), tiếp theo là châu Á và châu Mỹ (121.7 tạ/ha
và 150.1 tạ/ha) và thấp nhất là châu Phi có năng suất là 65.9 tạ/ha, thấp hơn
năng suất trung bình của thế giới 2,12 lần.
- Về sản lượng: Châu Úc có sản lượng rau thấp nhất đạt 540.000 tấn và
cao nhất là châu Á với sản lượng đạt 215.220.000 tấn chiếm 85,47% sản lượng
rau thế giới. Trong đó Trung Quốc có sản lượng rau đạt 147.212.000 tấn, cao
hơn rất nhiều so với Mỹ, Nhật, Pháp, Thái Lan, Việt Nam và nhiều nước khác.
Sau Trung Quốc là Ấn Độ có sản lượng rau đạt 29.117.000 tấn, Philippin đạt
4.500.000 tấn. Bên cạnh sự ra tăng về năng suất và sản lượng thì chất lượng rau
cũng được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhiều công nghệ tiên tiến ra đời


22


và việc kiểm soát dư lượng hóa chất tồn đọng trong rau ngày càng được thực
hiện triệt để hơn (Faostat, 2011).
1.3.1.2. Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới
Về nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới, theo FAO từ năm 2007 - 2010,
mỗi năm tăng bình quân 3,6%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng về sản lượng
chỉ khoảng 2,8%. Như vậy thị trường rau trên thế giới chưa đáp ứng được nhu
cầu tiêu thụ. Trong những năm qua, nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên thế
giới tăng 1,8% mỗi năm.
Tình hình thị trường rau quả thế giới năm qua do hướng biến động thị
trường rau quả thế giới sẽ giảm dần từ năm 2008 bởi nguồn cung dần bắt kịp nhu
cầu và người dân cũng bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống của mình, nhất là người
dân ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là sử dụng nhiều rau quả
hơn trước đây.
Tại Nhật Bản, Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ thực
hiện một chiến dịch khẩn cấp nhằm thúc đẩy mức tiêu thụ rau quả vốn giảm
mạnh trong thời gian gần đây. Hiện nay, sản lượng rau của Nhật Bản vẫn duy
trì ở mức trung bình như những năm trước. Tuy nhiên, giới trẻ Nhật Bản và
một bộ phận người dân Nhật Bản đang có xu hướng giảm ăn rau dẫn đến mức
tiêu thụ giảm sút, khiến giá rau của Nhật Bản thấp hơn từ 20 - 30% so với
những năm trước đây và khiến nhà sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Tại Trung Quốc, nhiệt độ thấp và lượng mưa kéo dài đã gây thiệt hại
cho ngành nông nghiệp của tỉnh đảo Hải Nam, Trung Quốc ước tính khoảng
993 triệu nhân dân tệ (gần 138 triệu USD). Đây là đợt rét khắc nghiệt nhất
trong vòng 39 năm qua tại tỉnh này. Tổng diện tích lúa và rau hoa quả bị thiệt
hại khoảng 107 nghìn ha, gây tổn thất về kinh tế 620 triệu nhân dân tệ. Cùng
với đó là các loại cây trồng nhiệt đới như cao su, hạt tiêu và dừa gây thiệt hại
khoảng 179 triệu nhân dân tệ. Dự báo giá dưa quả và rau của tỉnh Hải Nam sẽ



23

tăng trong thời gian sắp tới do sản lượng tại hầu hết các địa phương của Trung
Quốc đều bị sụt giảm vì thời tiết xấu.
Tại Liên minh châu Âu (EU), để đối mặt với sự khan hiếm rau quả và
giá lương thực tăng cao trên thị trường thế giới, EU đã kêu gọi các nước thành
viên nới lỏng quy định về hình dạng, mẫu mã các sản phẩm nông nghiệp, để
mọi người dân đều có thể hưởng thụ các sản phẩm này. Các mặt hàng được đề
nghị nới lỏng bao gồm một số nông sản thiết yếu như: đậu nành, bí xanh, dưa
chuột, hành tây, tỏi tây, dưa quả,...
Xuất khẩu rau quả tươi của các nước EU chủ yếu là trong nội bộ khối
EU. Thị trường xuất khẩu ngoài EU chỉ chiếm dưới 20% giá trị xuất khẩu mặt
hàng này của khối. Một số thị trường nhập khẩu tiêu biểu rau quả từ EU là
Thụy Sỹ, Mỹ, Nga và Na Uy. Điều kiện khí hậu khá khắc nghiệt ở Châu Âu
đã gây cản trở rất nhiều đến việc trồng trọt của họ. Do đó, các nước EU nhập
khẩu khá nhiều các loại rau quả. Những nước nhập khẩu hàng đầu EU là Đức,
Anh, Pháp và Hà Lan chiếm hơn 70% giá trị nhập khẩu rau quả toàn EU.
Có thể nói, rau tươi là một trong những mặt hàng nông nghiệp xuất
khẩu có giá trị, hơn nữa nhu cầu rau trên thế giới ngày một tăng bởi vậy rau
có vị trí lớn trên thị trường thế giới.
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Rau là loại thực phẩm đã có từ lâu đời ở nước ta, từ thời vua Hùng
người ta đã phát hiện thấy bầu, bí trong vườn của gia đình. Theo sổ sách ghi
chép thì rau được nhập vào nước ta từ thế kỷ X.
Năm 1783 - 1792, Lê Quý Đôn đã tiến hành tổng kết các vùng phân bổ
rau. Năm 1929 ở nước ta đã trồng rau cải trắng và khoai tây. Có thể nói nghề
trồng rau ở nước ta bắt đầu từ rất sớm, những năm trước đây do nền kinh tế tự
cung, tự cấp kéo dài, nghề trồng rau ở nước ta rất manh mún, chưa được phát



24

triển. Các chủng loại rau còn nghèo, diện tích và sản lượng rau quá thấp so
với tiềm năng đất đai, khí hậu cùng với đức tính cần cù của nông dân Việt
Nam, theo thống kê lúc bấy giờ sản lượng rau chỉ đạt tới 3.225 – 3.250 nghìn
tấn. Vùng sản xuất rau lớn tập trung ở đồng bằng sông Hồng với 27 - 28%
diện tích và chiếm 32 - 33% tổng sản lượng rau của cả nước. Đây cũng là
vùng rau gieo trồng được nhiều loại rau ôn đới như : cải bắp, súp lơ, su hào,...
Theo số liệu thống kê từ năm 2004 đến nay (Abbott, 1925) sản xuất rau
không ngừng tăng nhanh không chỉ đáp ứng cho nhu cầu rau trong nước, cho
công nghiệp chế biến mà còn để xuất khẩu, điều này được thể hiện qua giai
đoạn từ năm 2001 - 2005.
Bảng 1.3 : Diện tích, năng suất và sản lượng rau quả Việt Nam
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2004

520.000


124.038

6.450.000

2005

525.000

125.714

6.600.000

2006

525.000

125.714

6.600.000

2007

525.000

125.714

6.600.000

2008


525.000

125.714

6.600.000

Năm

(Nguồn: FAO – 2009)
Qua bảng 1.2 có thể thấy diện tích rau của nước ta được mở rộng từ
520.000 ha năm 2004 lên 525.000 ha năm 2005, tăng 5.000 ha tương đương
0,96%. Từ năm 2005 đến năm 2008, diện tích năng suất, sản lượng rau phát
triển ổn định, không có sự tăng trưởng giữa các năm.
Theo tác giả Phạm Thị Thuỳ (2005) thì năng suất rau xanh ở nước ta còn
thấp và bấp bênh, năm 1998 năng suất cao nhất cũng chỉ đạt 144,8 tạ/ha bằng
80% so với mức trung bình của toàn thế giới (xấp xỉ 180 tạ/ha). Nếu so với


×