Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Nghiên cứu sử dụng một số cây che phủ trong canh tác ngô đất dốc ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.09 KB, 63 trang )

Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây ngũ cốc chính (lúa mì, lúa
nước và ngô) được trồng phổ biến rộng, có năng suất cao, có giá trị kinh tế
lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người.
Ngô là nguồn giải quyết lương thực cho nhiều dân tộc trên thế giới, với
21% tổng sản lượng ngô được sử dụng làm lương thực đã nuôi sống 1/3 dân
số toàn cầu. Ở một số nước như Mexico, Ấn Độ và một số nước châu Phi
khác (đặc biệt là ở các nước kém phát triển) ngô là nguồn dinh dưỡng chính,
giúp giải quyết nạn đói thường xuyên đe dọa, nên ngô là cây “báo hiệu của sự
ấm no”.
Bên cạnh giá trị làm lương thực, ngô còn là nguồn thức ăn gia súc vô
cùng quan trọng, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp cho gia súc, gia cầm là từ
ngô. Ở các nước phát triển có nền chăn nuôi công nghiệp đã sử dụng 70 - 90%
sản lượng ngô cho chăn nuôi như Hungari 97%, Pháp 90%, Mỹ 89%… Cây
ngô là thức ăn xanh và ủ chua rất tốt cho chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là bò
sữa.
Những năm gần đây ngô còn là cây thực phẩm được ưa chuộng. Ngô rau
(ngô bao tử - baby corn) có giá trị kinh tế hàng hoá và giá trị dinh dưỡng rất cao
so với các loại rau cao cấp khác. Ngoài ra, ngô còn là nguồn cung cấp nguyên
liệu quan trọng cho các nhà máy sản xuất rượu cồn, tinh bột, dầu, glucoza, chất
dẻo… Giá trị sử dụng rộng rãi của ngô được chứng minh bằng 670 mặt hàng
khác nhau của các ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm, công nghiệp
dược và công nghiệp nhẹ. Hiện nay hoạt động sản xuất Ethanol từ nguyên liệu
ngô đang phát triển mạnh và Mỹ là nước đứng đầu trong ngành này.
Đất đồi núi (đất dốc) chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam.
Nhìn chung, đây là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc
biệt khi đất bị bóc trần khỏi thảm thực vật che phủ. Năm 2003, theo số liệu của
1
Tổng cục thống kê thì đại đa số đất có độ dốc < 150 (chiếm 21,9%) đang được


sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm nghiệp. Diện tích đất có độ
dốc từ 15 - 250 chiếm khoảng 16,4%, còn lại là đất có độ dốc > 250 và diện
tích đất có rừng đã đạt 12,0 triệu ha (khoảng 36,5%). Tuy nhiên, ở nhiều nơi,
do không có đất bằng nên nông dân vẫn phải dựa vào canh tác đất có độ dốc >
150 để kiếm kế sinh nhai. Với độ dốc như vậy cộng với thói quen canh tác lạc
hậu lên xói mòn và rửa trôi đất rất mạnh trong quá trình canh tác là điều khó
tránh khỏi.
Về sản xuất ngô ở miền núi, hiện nay cũng đã có nhiều vấn đề nẩy
sinh cần phải nghiên cứu các biện pháp khắc phục kịp thời vì đó là nguồn
sống rất quan trọng, đặc biệt là của đồng bào H’mông và các dân tộc sống
ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Theo TS. Lê Quốc Doanh (2004)[1]thì ở
miền núi phía Bắc Việt nam có tới 62% hộ nông dân có thu nhập từ sản
xuất ngô và bình quân cây ngô chiếm tới 15% thu nhập của họ. Trong
những năm gần đây, do những thành tựu trong sản xuất ngô lai mà năng
suất ngô tăng vọt (từ 2,1 tấn/ha năm 1995 lên 4,0 tấn/ha năm 2008). Cộng
với sự ổn định về thị trường, vai trò kinh tế của cây ngô ngày càng trở nên
quan trọng hơn. Diện tích trồng ngô của miền núi phía bắc tăng lên đáng
kể. Đây là một điều đáng mừng vì thực sự cây ngô đã đóng góp nhiều trong
việc cải thiện đời sống nông dân miền núi. Tuy nhiên, một khi tiềm năng
năng suất ngô đã đạt đến mức trần thì năng suất thực sẽ giảm. Nguyên nhân
là do nông dân chỉ quan tâm sử dụng giống mới và tăng hàm lượng phân
hoá học mà không sử dụng phân xanh, phân hữu cơ hoặc tàn dư cây trồng
để bảo vệ và nâng cao độ mùn cho đất. ở nhiều nơi do đất trồng ngô bị xói
mòn và thoái hoá đến mức giống và phân hoá học không còn phát huy tác
dụng. Do hiệu quả kinh tế thấp dẫn đến thua lỗ nên nông dân trồng ngô sẽ
chuyển sang trồng sắn và sau đó đất sẽ bị bỏ hoá.
Huyện Văn Chấn - Yên Bái là một điển hình của canh tác trên đất dốc
ở miền núi phía Bắc. Phần lớn diện tích đất ở đây là đất dốc với tầng đất
canh tác dày do cộng đồng người H'mông, người Mường, người Thái sử
dụng. Cây trồng trong hệ thống trồng trọt chủ yếu là ngô và lúa nương. Kiểu

canh tác ở đây là dọn sạch và đốt trước khi gieo trồng, mặt đất không được
2
che phủ. Vì thế lượng chất hữu cơ bề mặt bị xói mòn và rửa trôi sau những
trận mưa là rất lớn.
Xuất phát từ yêu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, hiểu được vai trò
của việc bảo vệ đất, chống xói mòn giúp cho đất màu mỡ hơn, kiểm soát cỏ
dại, giữ nước, tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người dân, chúng
tôi đã thực hiện thí nghiệm: "Nghiên cứu sử dụng một số cây che phủ trong
canh tác ngô đất dốc ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái" nhằm góp phần xây
dựng hệ thống canh tác ngô hiệu quả, ổn định và lâu bền hơn.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được cây che phủ có tác dụng tới sinh trưởng phát triển cây
ngô đồng thời hạn chế được xói mòn đất.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu góp phần xác định cơ sở lý luận và thực tiễn để
phát triển hệ thống canh tác trồng Ngô đất dốc bền vững và hiệu quả thông
qua sử dụng một số cây che phủ đất.
- Là cơ sở cho việc định hướng bảo vệ và khai thác tốt hơn tiềm năng
đất dốc vùng miền núi phía Bắc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ hướng nông dân vùng núi tới kiểu
canh tác đất dốc hiệu quả, bền vững hơn; đồng thời bảo tồn được nguồn tài
nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng) và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tăng thu nhập, giảm đầu tư cho Ngô đạt năng suất cao, hiệu quả kinh
tế lớn đồng thời, cải thiện đời sống nông dân vùng cao.
3
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ngô là loại cây trồng có năng suất cao lại chứa một hàm lượng các chất
dinh dưỡng quan trọng đáng kể, cho nên ngô được sử dụng làm lương thực
(một số nước Châu Phi đã sử dụng 50-60% tổng sản lượng ngô làm lương
thực), làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, để cung cấp thịt, trứng,
sữa cho con người (một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ đã dùng 80-90% sản
lượng ngô làm thức ăn chính trong chăn nuôi). Đồng thời, ngô cũng là nguồn
nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến rượu, bia, cồn, đường
và thực phẩm…
Tình trạng đất bị suy thoái đang là vấn đề nghiêm trọng đối với xã hội,
hiện tượng này không những làm cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm đi mà
còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống như ô nhiễm đất, nạn
đói, tình trạng lũ lụt gia tăng, mất diện tích rừng… và những người chịu tác
động trực tiếp từ những hiện tượng trên là dân nghèo sống ở các khu vực núi
cao. Ngày nay, trong sản xuất suất nông nghiệp ở khu vực miền núi chúng ta
đang tập trung vào nghiên cứu phương thức sử dụng đất bền vững, trong đó
việc sử dụng cây che phủ cải tạo đất đang là vấn đề được nhiều cơ quan, tổ
chức, cá nhân quan tâm. Vì cây che phủ ngoài việc chống xói mòn, cải thiện
được điều kiện tiểu khí hậu đồng ruộng (độ ẩm, nhiệt độ…), nó còn trả lại cho
đất một lượng chất dinh dưỡng rất lớn và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người
sản xuất. Do đó chúng tôi thấy việc tiến hành nghiên cứu đề tài này là rất cần
thiết, vì đề tài đáp ứng được nhu cầu của xã hội và của người sản xuất.
2.2. Tình hình sản xuất Ngô trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất Ngô trên thế giới
Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay,
nhất là trong hơn 40 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về
năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng
suất ngô trung bình của thế giới chỉ chưa đến 20 tạ/ha, năm 2004 đã đạt 49,9
4
tạ/ha. Năm 2007, theo USDA, diện tích ngô đã vượt qua lúa nước, với 157

triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha và sản lượng đạt kỷ lục với 766,2 triệu tấn.
(FAOSTAT,USDA 2008)[4]
Kết quả trên có được, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi thuyết ưu thế
lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ
thuật canh tác. Đặc biệt, từ 10 năm nay, cùng với những thành tựu mới trong
chọn tạo giống lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với cộng nghệ sinh
học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô cũng như áp
dụng kỹ thuật trồng xen cho cây che phủ cho Ngô đã góp phần đưa sản lượng
ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô thế giới
và một số khu vực
Khu vực
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Thế giới 157,0 49,0 766.200
Các nước phát triển 49,441 78,80 389.593
Các nước đang phát triển 98,136 31,80 312.073
Mỹ 30,395 92,86 282.260
Trung Quốc 26,222 51,54 135.145
Thái Lan 1,150 36,35 4.180
Nguồn: FAOSTAT, 2006 [5]
Hiện nay, Mỹ là nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới và hầu
hết diện tích này được trồng bằng giống lai. Năm 2005, năng suất ngô trung
bình của Mỹ đạt gần 9,27 tấn/ha trên diện tích 29,8 triệu ha (Faostat
Database, 2006), đứng vào hàng các nước có năng suất ngô cao nhất thế giới.
Việc nghiên cứu và sử dụng ngô lai ở châu Âu bắt đầu muộn hơn Mỹ khoảng

20 năm nhưng cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Một số nước có
năng suất ngô bình quân cao là Israel (16 tấn/ha), Bỉ (12,2 tấn/ha), Tây Ban
Nha (9,9 tấn/ha) (Faostat Database, 2006). Năng suất ngô bình quân của
Trung Quốc đã tăng từ 1,5 tấn/ha năm 1950 lên 5,15 tấn/ha năm 2006
5
(Faostat Database, 2006). Thái Lan là nước dẫn đầu trong việc đưa giống ngô
lai vào sản xuất. Năm 1981, diện tích trồng giống ngô lai của Thái Lan là
0,1% đến năm 1996 là 77,5%. Thái Lan hiện có 90% diện tích ngô được trồng
bằng giống lai (Pichet Gludoyma, 2005)
Từ những năm cuối thế kỷ 20, nghề trồng ngô trên thế giới đã có những
bước phát triển kỳ diệu nhờ ứng dụng rộng rãi ưu thế lai, kỹ thuật nông học
tiên tiến và những thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và
bảo quản... đã đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mỳ và lúa nước. Sự
kết hợp cây trồng xen vào sản xuất ngô đã tăng sản lượng ngô trên thế giới.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mỳ và lúa nước
của thế giới năm 2009
Loại cây
trồng
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Ngô 156,4 50,3 787,3
Lúa mỳ 224,9 30,3 682,2
Lúa nước 155,7 42,5 661,8
(Nguồn: UDSA, 2009)[6]
Trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới, cây ngô tuy chỉ đứng thứ
hai về diện tích nhưng lại dẫn đầu về năng suất và sản lượng. Năm 2008, diện

tích ngô của thế giới đã vượt lúa nước với 156,4 triệu ha sau lúa mỳ (224,9
triệu ha), nhưng năng suất ngô đã đạt 50,3 tạ/ha, gấp 1,66 lần so với lúa mỳ và
1,18 lần so với năng suất lúa nước.
6
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong giai đoạn 2000 - 2009
Năm
Chỉ tiêu
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2000 137 43,25 592,5
2001 137,5 44,77 615,5
2002 137,3 44,06 604,9
2003 144,7 44,6 645,2
2004 147,5 49,45 729,2
2005 147,4 48,42 713,9
2006 148,6 47,53 706,3
2007 158,6 49,69 788,1
2008 161 51.09 822,7
2009 156 51,9 809,02
(Nguồn: FAOSTAT, 2010 và UDSA, 2010)[9]
Trong vòng 40 năm trở lại đây, ngành sản xuất ngô đã có những tiến bộ
vượt bậc: năm 1961 diện tích ngô thế giới chỉ là 104,8 triệu ha với năng suất
20 tạ/ha, đến năm 2000 năng suất ngô trung bình của thế giới đã tăng gấp đôi
lên 43,25 tạ/ha và diện tích cũng được mở rộng thêm 32,1 triệu ha so với năm
1961. Đó là một tốc độ phát triển đáng kể, tốc độ tăng về diện tích đạt 0,82
triệu ha/năm, năng suất là 0,59 tạ/năm, sản lượng tăng 9,96 triệu tấn/năm. Đặc

biệt năm 2007 năng suất ngô đã tăng lên 50,1 tạ/ha và sản lượng đạt kỷ lục
với 791,8 triệu tấn (FAOSTAT, 2008).[7]
Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong những năm gần đây tăng cả về 3
chỉ tiêu là: diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích trồng ngô tăng liên tục từ
năm 2000 đến năm 2007, từ 136,9 triệu ha (2000) tăng lên 158,0 triệu ha (2007).
Năm 2008 diện tích ngô có giảm đi một chút nhưng năng suất lại đạt cao nhất từ
trước đến nay với 50,30 tạ/ha. Trong vòng 8 năm (từ 2000 - 2008) tốc độ tăng
trưởng diện tích là 3,01 triệu ha, năng suất là 0,88 tạ/ha/năm và sản lượng là
7
24,35 triệu tấn/năm. Theo dự đoán xu thế phát triển ngô trong thời gian tới là
diện tích trồng ngô đi vào ổn định và có thể giảm dần do diện tích đất nông
nghiệp bị thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân (dân số tăng, công nghiệp hóa mạnh,
hiện tượng sa mạc hóa…). Nhưng một mặt nhu cầu của thị trường ngày càng
lớn, do vậy phải tăng năng suất và sản lượng bằng cách tạo ra nhiều giống
ngô có khả năng chịu thâm canh, cho năng suất cao, chống chịu tốt.
Tuy nhiên tình hình sản xuất ngô có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, các
nước trên thế giới:
Bảng 2.4: Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2008
Khu vực
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Châu Á 52,17 45,53 237,56
Châu Mỹ 64,12 68,33 438,2
Châu Âu 15,47 60,18 93,14
Châu Phi 29,15 18,25 53,2
(Nguồn: FAOSTAT, 2010)[8]

Châu Mỹ có diện tích trồng ngô lớn nhất so với các châu lục khác với
64,12 triệu ha, chiếm 39,8% diện tích ngô toàn thế giới. Đồng thời đây cũng
là châu lục có năng suất, sản lượng ngô cao nhất, năm 2008 đạt 68,34 tạ/ha,
cao hơn 33,8% so với năng suất trung bình của thế giới; sản lượng đạt 438,21
triệu tấn - chiếm hơn 53,3% sản lượng ngô toàn thế giới. Châu Á là khu vực
có diện tích ngô lớn thứ 2 sau Châu Mỹ với 52,17 triệu ha, nhưng năng suất
ngô ở khu vực này chỉ đạt 45,53 tạ/ha, bằng 89% năng suất trung bình của thế
giới. Châu Âu đứng thứ hai trên thế giới về năng suất với 60,18 tạ/ha. Châu
Phi có diện tích đứng thứ ba trên thế giới nhưng có năng suất ngô rất thấp, chỉ
đạt 18,25 tạ/ha, chỉ bằng 36,1% năng suất bình quân của thế giới. Nguyên
nhân của tình trạng trên là do trình độ khoa học kỹ thuật ở các nước đang phát
triển còn hạn chế, chưa tạo ra được những giống ngô phù hợp cho sản xuất;
điều kiện khí hậu, đất đai không thuận lợi; kinh tế còn kém phát triển nên
thiếu vốn đầu tư vào thâm canh.
8
Các nước phát triển có năng suất ngô cao hơn năng suất trung bình của thế
giới và ngược lại các nước đang phát triển năng suất ngô thấp hơn rất nhiều. Một
số nước có năng suất cao như: Tây Ban Nha 99,01 tạ/ha, Mỹ 96,58 tạ/ha, Pháp
92,94 tạ/ha,... và những nước có diện tích trồng ngô lớn là: Mỹ 31,83 triệu ha,
Trung Quốc 29,88 triệu ha, Brazil 14,45 triệu ha … Các nước này đã đóng
góp rất lớn đối với sản lượng ngô của thế giới, trong đó Mỹ là nước có đóng
góp lớn nhất và luôn là nước dẫn đầu về sản xuất ngô. Sản lượng ngô của
Mỹ năm 2009 là 307,38 triệu tấn, chiếm 38,7% tổng sản lượng ngô của thế
giới. Lý do năng suất ngô ở Mỹ tăng lên trong 50 năm qua là 50% do cải tạo
nền di truyền của các giống lai, 50% do cải thiện chế độ canh tác. Ngoài ra
một trong những lý do năng suất ngô ở Mỹ vẫn tăng cao là nhờ việc áp dụng
ngô chuyển gen.
Trên thị trường quốc tế ngô đứng đầu trong danh sách những mặt hàng có
giá trị khối lượng hàng hóa giao dịch ngày càng tăng, tỷ trọng lưu thông lớn,
thị trường tiêu thụ rộng và nhu cầu ngày càng cao. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ

ngô trên thế giới trung bình hàng năm từ 702,5 đến 768,8 triệu tấn. Trong đó,
nước Mỹ tiêu thụ 33,52% tổng sản lượng ngô tiêu thụ và các nước khác chiếm
66,48%. Sở dĩ nhu cầu ngô tăng mạnh là do dân số thế giới tăng nên nhu cầu
về thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh dẫn đến đòi hỏi lượng ngô dùng trong chăn
nuôi tăng. Hơn nữa trong những năm gần đây khi nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt
thì ngô được coi là nguồn nguyên liệu chính để chế biến ethanol, một loại
nhiên liệu sạch dùng để thay thế một phần nguyên liệu xăng dầu. Trong bối
cảnh giá dầu đang liên tiếp lập những kỷ lục mới, nhiên liệu sinh học đang trở
nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tại nước sản xuất ethanol lớn nhất là Mỹ, ¼ sản
lượng ngô là dùng để sản xuất ethanol, như vậy chỉ riêng lượng ngô cho chương
trình ethanol của Mỹ đã tương đương hơn một nửa nhu cầu ngũ cốc của thế giới.
Hiện nay thị trường ngô thế giới được đánh giá là thị trường tương đối
khả quan. Với tình hình sản xuất và tiêu thụ hiện nay thì cây ngô sẽ càng
khẳng định được vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới.
2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam
Năng suất ngô Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện
tích hơn 200 nghìn hecta; đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ đạt 1,1
9
tấn/ha và sản lượng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phương với
kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm
Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT (2001), World maize Fact and
Trends, CIMMYT- International Maize and Wheat Impruvement Center, el
Batan, Mexico, 1997/2000)[10].
Nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng
năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản
xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm
1990 đến nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản
xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của
giống mới.
Năm 1991 diện tích trồng giống lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn

hecta trồng ngô, năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1
triệu hecta. Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn
trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980 năng suất ngô nước
ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990 bằng 42%
(15,5/37 tạ/ha); năm 2000 bằng 60% (25/42 tạ/ha); năm 2005 bằng 73%
(36/49 tạ/ha) và năm 2007 đã đạt 81,0% (39,6/49 tạ/ha). Năm 1994, sản lượng
ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn, và
năm 2007 chúng ta đạt diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến
nay: diện tích là 1.072.800 ha, năng suất 39,6 tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng 4
triệu tấn - 4.250.900 tấn. Ngô Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 1995 trở lại
đây và hình thành mạng lưới tiêu thụ rộng khắp gắn liền với quá trình chuyển
đổi cơ cấu nông nghiệp và chăn nuôi. Nhu cầu của người chăn nuôi và thị
trường ngô phát triển mạnh mẽ từ đồng bằng sông Hồng đã tạo động lực cho
sản xuất ngô tại các vùng trung du miền núi phía Bắc, cùng với nó là sự phát
triển của các giống ngô lai và áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân vào
sản xuất.
10
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của Việt Nam
giai đoạn 1961- 2009
Năm 1961 1975 1990 1994 2000 2005 2009
(Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2010)[11]
Theo dự báo của Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp & PTN, năm 2008
các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu thêm 672.000
tấn ngô để làm nguyên liệu cho chế biến. Dự kiến tới năm 2010, Việt Nam sẽ
phải nhập 741.000 tấn ngô và năm 2015 xấp xỉ 1 triệu tấn.
Giá ngô trên thị trường khu vực miền núi phía Bắc và đồng bằng sông
Hồng hiện nay thường không ổn định, phụ thuộc vào mùa vụ trồng ngô ở Sơn
La và Hoà Bình. Vào những thời điểm thu hoạch ngô Sơn La, giá ngô thường
thấp hơn những thời điểm khác trong năm và biến động theo giá thu mua của
các nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Khu vực Đông Bắc cũng chịu ảnh

hưởng của biến động giá ngô thị trường trong nước song ít hơn do tỷ lệ ngô
lai (ngô hàng hóa) tại khu vực này còn thấp.
Thị trường ngô của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc được phân chia
thành 2 khu vực rõ rệt: khu vực Tây Bắc phát triển ngô theo hướng hàng hóa
và khu vực Đông Bắc vẫn sản xuất ngô mang nặng tính tự cung tự cấp, có
một số ít tỉnh đang hướng sản xuất ngô theo thị trường bằng cách tăng diện
tích trồng ngô lai (như Cao Bằng, Yên Bái).
Theo những nghiên cứu mới đây của Trung tâm Nghiên cứu và Phát
triển Hệ thống nông nghiệp, mới chỉ có gần 20% lượng ngô của Cao Bằng
được tiêu thụ ra ngoại tỉnh (tại thị trường Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh,
Hải Dương), lượng ngô còn lại phục vụ cho tiêu dùng trong tỉnh. Trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng hiện có 1 nhà máy chế biến thức ăn gia súc nhưng lượng ngô
11
tiêu thụ hàng năm của công ty này chỉ khoảng trên 300 tấn ngô hạt, nhu cầu
còn quá nhỏ so với trên 90.000 tấn ngô mà tỉnh này sản xuất ra. Do lượng cầu
ngô hạt tại thị trường nội tỉnh còn quá nhỏ nên vào thời điểm thu hoạch giá
ngô thường thấp hơn nhiều so với thị trường ngoại tỉnh.
Một số giải pháp phát triển cây ngô theo hướng bền vững, Ngô đất dốc:
Những thách thức đối với sản xuất ngô ở miền núi phía bắc Việt Nam
Mặc dầu đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng sản xuất ngô ở
MNPB (Miền núi phía Bắc) vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra:
- Năng suất vẫn thấp so với trung bình cả nước và thế giới (khoảng
82%), và rất thấp so với năng suất thí nghiệm;
- Hiệu quả sản xuất thấp nên giá thành sản xuất còn cao;
- Sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước đang tăng lên rất
nhanh, những năm gần đây phải nhập từ 500-600 nghìn tấn ngô hạt/năm để
làm thức ăn chăn nuôi. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, năm 2006 theo con
đường chính thức nhập 564.488 tấn ngô, năm 2007 là 585.221 tấn
- Sản phẩm từ ngô còn đơn điệu. Công nghệ sau thu hoạch chưa được
chú ý đúng mức, mất mát sau thu hoạch còn khá cao (10 - 12%). Một số vấn

đề trong canh tác đáng chú ý như khoảng cách, mật độ, phân bón, thời vụ,
phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại, bảo quản sau thu hoạch chưa được quan tâm
đúng mức. Nhu cầu về Ngô đang tăng nhanh ở qui mô toàn cầu, do ngô không
chỉ được dùng làm thức ăn chăn nuôi và lương thực cho người mà hiện nay
lượng ngô để chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) đang ngày một tăng nhanh.
Do đó mậu dịch ngô thế giới tăng liên tục những năm gần đây. Nếu vào năm
1990, lượng ngô xuất nhập khẩu trên thế giới là trên 66 triệu tấn, đến năm 2000
đã tăng lên 90 triệu tấn và đạt trên 100 triệu tấn vào 2005 (Faostat, 2005). Giá
ngô thế giới cũng tăng vọt so với mấy năm trước, nếu như giai đoạn 2002 -
2003, giá ngô vàng số 2 của Mỹ là 88 USD/tấn, thì hiện nay đã tăng gần gấp đôi
- với 150,6 USD/tấn, giá ngô ở ta đã xấp xỉ 300 USD/tấn.
Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô trên đất dốc Yên Bái:
- Tổng diện tích gieo trồng đạt 10.151 ha, trong đó cây ngô vẫn là chủ
lực, với diện tích 6.279 ha trên đất 2 vụ lúa, tăng 1.333 ha so cùng kỳ, năng
12
suất đạt bình quân 28,7 tạ/ha, sản lượng đạt trên 18 ngàn tấn, giá trị thu nhập
đạt 15 triệu đồng/ha. Thành công đối với Yên Bái nhưng sẽ là thất bại nếu
đem so với các tỉnh thành khác, bởi năng suất ngô ở Phú Thọ, Tuyên Quang,
Lào Cai đều đạt gần 40tạ/ha. Vẫn biết sản xuất cây vụ đông ở một tỉnh miền
núi là gặp rất nhiều bất lợi, nhưng không phải là không hiệu quả, mà có nhiều
địa phương trồng ngô, đậu tương, rau màu mang lại hiệu quả rất cao như vùng
Mường Lò, Văn Chấn, hay vùng Đại Phú An - huyện Văn Yên. Thế nhưng
nhìn tổng thể thì năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế rất thấp, mới đạt 15
triệu đồng/ha, trừ chi phí người nông dân được không đáng là bao. Phải chăng
nông dân Yên Bái không biết làm cây vụ đông? Có một thực tế là bà con
nông dân rất tâm huyết với cây vụ đông, điều đó được minh chứng bằng diện
tích tăng lên mỗi năm, nếu như năm 1996 diện tích mới đạt hơn 1 nghìn ha,
thì nay đã lên trên 10 nghìn ha. Chỉ có điều là trong sản xuất chúng ta chưa
thật chú ý đến thời vụ, cơ cấu giống và mức đầu tư thâm canh dẫn tới năng
suất, sản lượng thấp, thậm chí có nhiều diện tích còn mất trắng. Trong sản

xuất nông nghiệp hiện nay yếu tố thời vụ đóng phần quan trọng quyết định tới
năng suất, chất lượng cây trồng. Hẳn mỗi chúng ta vẫn chưa quên trong vụ
đông năm 2008 hàng ngàn ha lúa bị chết, hàng chục ha ngô ở Yên Bình, Lục
Yên, Văn Yên không ra bắp và phải chặt bỏ làm thức ăn cho gia súc. Đành
rằng đợt rét năm 2008 có cường độ mạnh, thời gian kéo dài đã lập nên một kỷ
lục trong vòng 60 năm qua. Nhưng đó không phải là tất cả mà cái chính là do
bà con nông dân không tuân thủ nghiêm ngặt lịch gieo cấy theo đúng thời vụ,
hàng ngàn ha lúa bị chết là do gieo cấy quá sớm, diện tích ngô đông gieo
trồng muộn hơn thời vụ hàng chục ngày, dẫn đến khi ngô trổ bắp phơi màu
gặp thời tiết giá lạnh và sương muối, bắp su lại không phát triển được. Tập
tính canh tác của các đồng bào dan tộc còn thấp, họ chưa áp dụng được
phương thức trồng cây che phủ cho cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng.
- Thách thức đối với sản xuất ngô ở Việt Nam. Mạc đù đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng, nhưng sản xuất ngô ở Việt Nam vẫn còn nhiều
vấn đề đạt ra:
+ Năng suất thấp so với chung bình thế giới (khoảng 82%)
13
+ Rất thấp so với năng suất thí nghiệm
+ Giá thành sản xuất còn cao
+ Sản lượng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước
+ Sản phẩm ngô còn đơn điệu
+ Công nghệ sau thu hoạch chưa được chú ý đúng mức
Nhiều vấn đề đạt ra cho ngành sản xuất ngô thế giới nói chung và nước
ta nói riêng: Khí hậu toàn cầu đang diễn ra phức tạp nhất là hiện tương đang
nóng lên toàn cầu, đạc biệt là hạn hán lũ lụt đang diễn ra phức tạp, tình hình
sản xuất ngô ở nhiều nơi đang gây lên hiện tượng xói mòn rửa trôi, giá nhân
công ngày càng cao cạnh tranh gay gắt giữa ngô và cây trồng khác
2.3. Tình hình nghiên cứu cây che phủ trong sản xuất ngô trên thế giới và
Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây che phủ trong sản xuất ngô trên thế giới

Những nghiên cứu trên thế giới gần đây đã khẳng định vai trò to lớn
của biện pháp sinh học trong canh tác đất dốc bền vững là cắt dòng chảy,
giảm xói mòn và rửa trôi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn rửa trôi
trên đất dốc đối với cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng chính là động
năng của các hạt mưa rơi đã phá vỡ cấu trúc đất và dòng chảy bề mặt cuốn đất
đi. Nước ta nằm trên một đại địa hình mở với khoảng 4/5 diện tích lãnh thổ bị
bóc mòn do mưa, dòng chảy bề mặt và lũ bão. Sản phẩm của, xói mòn và rửa
trôi phần lớn bị cuốn đi một chiều, ít được lắng đọng do các thung lũng bồi tụ
hẹp. Hàng năm, hàng tỷ mét khối phù sa bị cuốn trôi ra sông biển.
14
Bảng 2.6: Tác động của các biện pháp khác nhau đến dòng chảy bề mặt
Nước
Lượng
mưa
Biện pháp canh tác
Dòng chảy bề mặt (mm)
1989 1990 1991
Malaysia
1399
1490
1054
Cao su không trồng xen
Cao su xen dứa
Cao su xen ngô/lạc+dứa
122
633
295
205
318
122

83
56
69
Thái Lan
1648
1733
1906
Không băng phân xanh
Cây ngắn ngày có băng
phân xanh
Cây ngắn ngày có băng cỏ
150
81
77
73
36
46
194
129
111
Việt Nam
999
1143
Sắn không băng phân xanh
Sắn có băng cốt khí
157
285
227
305
(Nguồn: www. />phap.161062.html) [13]

Thảm cây phủ đã giữ lại nước mưa, tích tụ lại thành nguồn và nhả dần
ra cung cấp cho đất quanh năm. Dưới tác dụng của tầng lá, sức công phá của
các hạt mưa rơi đã bị giảm đi rõ rệt. Dòng nước lọc qua tán cây, chạy theo
cành, thân, rễ khi tiếp xúc với mặt đất lại bị cản bởi lớp cành lá rụng làm chậm
tốc độ, tạo nên nguồn nước mặt và nước ngầm rất phong phú và hữu hiệu.
Để tăng năng suất ngô thì trên thế giới người ta đã có nhiều nghiên cứu.
Việc nghiên cứu và sử dụng cây trồng xen, che phủ ngô ở một số nước đang
phát triển bắt đầu từ những năm 1960 như: Braxin, Mehico, Ấn Độ… (Studies
on the combining ability of CIMMYT maize germplasm, CIMMYT research
highlingts, CIMMYT, Elbatan Mexico) [11]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
Ngô phát triển chậm ở các nước đang phát triển là do điều kiện kinh tế - xã hội
và yếu tố môi trường. Ở các nước đang phát triển, một mặt là do đầu tư thấp,
mặt khác do phần lớn diện tích ngô trồng nhờ vào nước trời, đất nghèo dinh
dưỡng, hiện tượng xói mòn, rửa trôi xảy ra thường xuyên, sâu bệnh phá hoại
mạnh, sự kết hợp cây che phủ trông canh tác ngô còn thấp. Do vậy, ở các nước
15
này mặc dù diện tích chiếm 68% diện tích ngô toàn cầu nhưng chỉ đạt 46%
tổng sản lượng ngô thế giới.
Việc kết hợp cây trồng xen trên thế giới vào canh tác ngô ở một số
nước trên thế giới đã đưa vào sản xuất từ lâu. Sự kết hợp trồng xen một số
loại cây họ đậu, cốt khí, lạc, dứa được đưa trồng xen với ngô đã thu được
nhiều kết quả tốt.
Ở Mỹ mặc dù ngô không trồng ở những vùng đất quá dốc như Việt Nam.
Nhưng họ đã thử nghiệm cách làm gieo ngô thành hai hàng gần nhau như một
khối và nới rộng khoảng cách giữa các khối lên 1m. Làm như vậy, mỗi cây ngô
đều được hưởng lợi thế hàng biên thêm nữa lại gieo 2 - 3 hàng đậu tương hoặc
lạc ở giữa các khối để tăng thu nhập, đồng thời bảo vệ và cải tạo đất, đã đạt được
thành tựu to lớn trong canh tác ngô.
Việc đưa cây trồng che phủ vào canh tác ngô ở trên thế giới, đã có từ rất
sớm, trồng kết hợp trồng xen cây che phủ như:

Cây họ đậu dã được các nước phát triển đưa vào để trồng xen với ngô từ
rất sớm, cây đậu triều Ấn độ (cajanus cajan) phù hợp với các vùng đất dưới
1200m, là cây họ đậu ngắn ngày, hạt tròn giống đậu tương. Có nguồn gốc xa xưa
từ Châu Phi, hiện nay được trồng với hàng triệu ha hàng năm ở nước này, do
mọc nhanh lên cây đậu triều có tác dụng cải tạo đất được đưa vào vào trồng xen
với các loại cây lương thực như, ngô, sắn...,
Các mô hình trông xen ngô với các loại cây họ đậu trên thế giới đã được
đưa vào sản xuất từ lâu. Các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc đã đưa cây
ngô trồng xen với các loại cây khác để mang lại hiệu quả kinh tế. Ngô ở Mỹ
được trồng và sử dụng chủ yếu để sản xuất ethanol lên việc tăng năng suất ở
nước này được đưa lên hàng đầu. Với sự kết hợp trông xen các loại cây họ đậu,
để tăng năng suất, lại thu được hiệu quả kinh tế từ cây trồng phụ.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây che phủ trong sản xuất ngô ở Việt Nam
Đất đồi núi (chiếm ¾ diện tích đất tự nhiên của Việt Nam) đóng vai trò
rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn an ninh quốc gia. Tuy
nhiên miền núi đang gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất, ổn định
cuộc sống nông dân và bảo vệ môi trường. Ở nhiều nơi nông dân miền núi
16
vẫn phải canh tác trên đất dốc lớn (trên 25 độ) làm cho đất bị xói mòn mạnh
và năng suất cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng giảm nhanh. Đất bị thái
hóa sẽ không còn khả năng thu nhập. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay,
phương thức du canh này không còn phù hợp và đã gây lên nhiều chở ngại
cho phát triển.
Mặc dù còn nhiều nhiều chở ngại, vùng đất quá dốc có rất nhiều tiềm
năng cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Vai trò của đất dốc
ngày càng quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của loài người.
Tuy nhiên đất dốc là hệ sinh thái đa dạng, nhạy cảm. Mọi sai làm trong
quản lý đất dốc đều tiềm ẩn những hiệu quả khôn lương, mọi thiệt hại sẽ năng
nề trên phạm vi lớn. Vì vậy đất dốc cần được quan tam chăm sóc nhiều hơn,
nhằm sử dụng hiệu quả những tiềm năng của vùng miền núi để tăng và ổn

định năng suất cây trồng mà vẫn bảo tồn được tài nguyên đất và nước canh
tác lâu dài.
Các kỹ thuật nâng cao độ che phủ đất và canh tác theo kiểu làm đất tối
thiểu trên đất dốc có thể giúp ta đáp ứng được nhu cầu này. Qua nghiên cứu
lâu dài ở Việt Nam ta giúp ta hiểu được vai trò to lớn của cây che phủ:
- Tác dụng của che phủ đất đến việc tăng năng suất cây trồng nói chung
và cây ngô nói riêng, là chỉ tiêu quan trọng nhất của mọi tiến bộ về giống và
kỹ thuật canh tác. Thông thường việc bón phân sẽ làm tăng năng suất cây
trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Tuy nhiên, đối với đất quá dốc, điều
này không hoàn toàn đúng khi phần lớn lượng phân bón cho cây trồng bị rửa
trôi theo dòng chảy bề mặt của với sự xói mòn của đất. Che phủ đất dốc là
một biện pháp rất quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng mà không
cần sử dụng nhiều phân bón, nhất là phân bón hóa học.
-Tác dụng của che phủ đất trong việc bảo vệ đất khỏi bị xói mòn. Xói
mòn đất là một trong nhưng nguyên nhân gây thái hóa đất. Muốn canh tác bền
vững, nhiệm vụ quan trọng nhất là chống xói mòn. Kết quả nghiên cứu của
Hà Đình Tuấn và cộng sự (2008)[3], đã cho thấy che phủ đất có tác dụng
ngăn chặn xói mòn rửa trôi và lượng đất bị mất đi do xói mòn sẽ giảm nhiều
khi vật liệu che phủ tăng.
17
- Tác dụng cua che phủ đất trong việc khống chế cỏ dại. Như chúng ta
đã biết, kiểm soát cỏ dại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất cây
trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Tuy nhiên, việc canh tác trên đất dốc
không dễ thực hiện, một phần do địa hình phức tạp, việc làm cỏ chủ yếu dựa
trên phương pháp thủ công lên rất tốn công lao động.
- Tăng hiệu quả kinh tế cho năng suất cây trồng nói chung và cây ngô
nói riêng. Nhìn chung ở đầu vụ thì chi phí cho việc thu gom vật liệu che phủ
sẽ cao hơn. Tuy nhiên không phải cày bừa đất cho cây trồng nói chung và cây
ngô nói riêng lên chi phí cho một đơn vị diện tích thấp hơn khi áp dụng che
phủ đất, đặc biệt từ vụ hai trở đi người dân đã có ý thức sử dụng tàn dư thực

vật của cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng trong việc che phủ đất.
Gần đây, như đã biết, vấn đề suy thoái đất, môi trường, sa mạc hóa nổi
lên, khắp vùng nhiệt đới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Các chính phủ
và tổ chức quốc tế đã ý thức được và đang nỗ lực tìm giải pháp cho một nền
nông nghiệp sinh thái bền vững, nhấn mạnh đến biện pháp sinh học và lớp
phủ thảm xanh an toàn, mặc dù ngày nay nền nông nghiệp có yểm trợ mạnh
hơn yếu. Việt Nam đã có những nghiên cứu vai trò của cây che phủ trên đất
dốc khắc phục một phần do hiện tượng xói mòn, độc canh cây ngô trên đất
dốc gây ra ở các tỉnh miền núi phía bắc,
Đối với vùng núi, trình độ sản xuất của đồng bào còn hạn chế nên sản
Đối với vùng núi, trình độ sản xuất của đồng bào còn hạn chế nên sản


xuất ngô nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung đầu tư chăm bón thấp,
xuất ngô nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung đầu tư chăm bón thấp,


chủ yếu dựa vào độ phì nhiêu của đất đai, canh tác lâu ngày dẫn tới đất đai bị
chủ yếu dựa vào độ phì nhiêu của đất đai, canh tác lâu ngày dẫn tới đất đai bị


thoái hoá, nhất là khu vực có độ dốc lớn. Do vậy biện pháp canh tác ngô
thoái hoá, nhất là khu vực có độ dốc lớn. Do vậy biện pháp canh tác ngô


nương có che phủ bằng xác hữu cơ sẽ hạn chế được tình trạng xói mòn đất.
nương có che phủ bằng xác hữu cơ sẽ hạn chế được tình trạng xói mòn đất.


Vật liệu để che phủ bề mặt nương sản xuất ngô là các loại tàn dư cây trồng

Vật liệu để che phủ bề mặt nương sản xuất ngô là các loại tàn dư cây trồng


của vụ trước hoặc thân lá thực vật hoang dại, các loại cỏ sinh khối lớn như
của vụ trước hoặc thân lá thực vật hoang dại, các loại cỏ sinh khối lớn như


thân ngô, thân lạc, rơm... Đối với những nương rẫy mà đất còn tơi xốp, không
thân ngô, thân lạc, rơm... Đối với những nương rẫy mà đất còn tơi xốp, không


cần cày bừa, chỉ nhổ sạch cỏ dại nhưng không đốt cỏ dại mà cùng với cây
cần cày bừa, chỉ nhổ sạch cỏ dại nhưng không đốt cỏ dại mà cùng với cây


trồng vụ trước và các loại vật liệu thực vật mang đến để che phủ bổ sung cho
trồng vụ trước và các loại vật liệu thực vật mang đến để che phủ bổ sung cho


kín mặt đất. Bề dày che phủ khoảng 10 - 15cm. Chờ khoảng nửa tháng để lớp
kín mặt đất. Bề dày che phủ khoảng 10 - 15cm. Chờ khoảng nửa tháng để lớp


phủ xẹp xuống, định vị tốt hơn, ẩm độ đất cao hơn sẽ tạo điều tốt hơn cho hạt
phủ xẹp xuống, định vị tốt hơn, ẩm độ đất cao hơn sẽ tạo điều tốt hơn cho hạt


nảy mầm và thoát ra khỏi lớp che phủ. Sau đó, tiến hành gieo thẳng hạt ngô
nảy mầm và thoát ra khỏi lớp che phủ. Sau đó, tiến hành gieo thẳng hạt ngô



18
qua lớp phủ. Nếu đất bị nén chặt thì tiến hành cày bừa đất ở vụ đầu, sau đó
qua lớp phủ. Nếu đất bị nén chặt thì tiến hành cày bừa đất ở vụ đầu, sau đó


che phủ đất và gieo hạt. Khi bón phân, vun gốc thì vun luôn vật liệu che phủ
che phủ đất và gieo hạt. Khi bón phân, vun gốc thì vun luôn vật liệu che phủ


vào gốc ngô. Qua vài vụ canh tác có phủ thảm che bằng thực vật, đất trở nên
vào gốc ngô. Qua vài vụ canh tác có phủ thảm che bằng thực vật, đất trở nên


tơi xốp, không cần cày bừa làm đất nữa.
tơi xốp, không cần cày bừa làm đất nữa.


Trên các vùng đất có độ dốc tương
Trên các vùng đất có độ dốc tương


đối lớn thì vật liệu che phủ dễ bị nước mưa cuốn trôi, vì vậy, nên trồng các
đối lớn thì vật liệu che phủ dễ bị nước mưa cuốn trôi, vì vậy, nên trồng các


hàng cây bụi lớn theo các đường đồng mức cách nhau 6 - 7 mét để giảm dòng
hàng cây bụi lớn theo các đường đồng mức cách nhau 6 - 7 mét để giảm dòng



chảy và giữ không để vật liệu che phủ bị trôi xuống dốc. Đất giữa các đường
chảy và giữ không để vật liệu che phủ bị trôi xuống dốc. Đất giữa các đường


đồng mức cũng được che phủ bằng thảm thực vật. Nếu vật liệu che phủ là
đồng mức cũng được che phủ bằng thảm thực vật. Nếu vật liệu che phủ là


thân ngô vụ trước thì không nên chặt mà chỉ cần đạp đổ thân ngô rồi tiến hành
thân ngô vụ trước thì không nên chặt mà chỉ cần đạp đổ thân ngô rồi tiến hành


gieo hạt. Có thể gieo ngay sau khi thu hoạch, không phải chờ đất khô và
gieo hạt. Có thể gieo ngay sau khi thu hoạch, không phải chờ đất khô và


không cần cày bừa. Trong trường hợp cần gieo cho kịp thời vụ, nhất là ngô vụ
không cần cày bừa. Trong trường hợp cần gieo cho kịp thời vụ, nhất là ngô vụ


đông thì có thể trồng gối vụ. Khi ngô đã đen râu, cần cắt lá và phần thân cây
đông thì có thể trồng gối vụ. Khi ngô đã đen râu, cần cắt lá và phần thân cây


phía trên bắp để che phủ đất, sau đó gieo hạt vào giữa các hàng ngô cũ. Tiến
phía trên bắp để che phủ đất, sau đó gieo hạt vào giữa các hàng ngô cũ. Tiến


hành thu hoạch ngô cũ vào thời điểm thích hợp và chăm sóc ngô mới như đã
hành thu hoạch ngô cũ vào thời điểm thích hợp và chăm sóc ngô mới như đã



nêu trên. Mỗi hécta cần che phủ khoảng lượng xác thực vật trên dưới 6 tấn.
nêu trên. Mỗi hécta cần che phủ khoảng lượng xác thực vật trên dưới 6 tấn.


Nên tận dụng tàn dư cây trồng của vụ trước, các loài cây họ đậu và các loài
Nên tận dụng tàn dư cây trồng của vụ trước, các loài cây họ đậu và các loài


cây dại sẵn có tại địa phương. Biện pháp canh tác ngô nương có che phủ bằng
cây dại sẵn có tại địa phương. Biện pháp canh tác ngô nương có che phủ bằng


xác hữu cơ không chỉ hạn chế được trôi rửa, thoái hóa đất mà còn cho năng
xác hữu cơ không chỉ hạn chế được trôi rửa, thoái hóa đất mà còn cho năng


suất cây trồng tương đối cao nhờ được tăng độ mùn và các chất dinh dưỡng
suất cây trồng tương đối cao nhờ được tăng độ mùn và các chất dinh dưỡng


cho đất từ thảm thực vật che phủ, đất được giữ độ ẩm tốt. Năng suất ngô có
cho đất từ thảm thực vật che phủ, đất được giữ độ ẩm tốt. Năng suất ngô có


thể đạt từ 70 -75 tạ/ha, cao hơn không che phủ. Biện pháp canh tác này cũng
thể đạt từ 70 -75 tạ/ha, cao hơn không che phủ. Biện pháp canh tác này cũng



phù hợp với trình độ sản xuất của đồng bào bởi ít đầu tư thâm canh mà nhờ
phù hợp với trình độ sản xuất của đồng bào bởi ít đầu tư thâm canh mà nhờ


vào sự phân hủy tự nhiên của thảm thực vật che phủ để tạo độ mùn và độ tơi
vào sự phân hủy tự nhiên của thảm thực vật che phủ để tạo độ mùn và độ tơi


xốp cho đất. Đây là một trong những phương pháp canh tác bền vững không
xốp cho đất. Đây là một trong những phương pháp canh tác bền vững không


chỉ áp dụng cho cây ngô mà còn cho nhiều loại cây trồng khác ở các vùng
chỉ áp dụng cho cây ngô mà còn cho nhiều loại cây trồng khác ở các vùng


miền núi lẫn đồng bằng.
miền núi lẫn đồng bằng.
Vai trò của cây phân xanh phủ đất (đối với nền nông nghiệp sinh thái
bền vững trên đất dốc cây lương thực nói chung và cây ngô nói riêng thể hiện
ở chỗ: tạo một lớp phủ nhanh chóng bảo vệ đất chống xói mòn và dòng chảy
trên mặt, giữ dinh dưỡng khỏi trôi theo chiều sâu và kéo dinh dưỡng dưới sâu
lên tầng canh tác, bổ sung vào chất lượng dinh dưỡng cây trồng đáng kể, đặc
biệt là đạm (từ 200 - 300kgN/ha) và kali (300 - 500kg/ha), chống giữ chặt lân
19
và giải phóng lân dễ tiêu, nâng cao dung tích hấp thu và thành phần kim loại
kiềm trong dung tích hấp thu và thành phần kim loại kiềm trong dung tích hấp
thu, tạo cấu trúc đất, làm cho đất tơi xốp, tăng độ thấm, giữ nước, điều hòa
tiểu khí hậu và môi trường đất xung quanh hệ rễ, cải thiện căn bản thành phần
nông phẩm lương thực thực phẩm vùng đồi núi, tăng hợp thành protein trong

bữa ăn con người và thức ăn gia súc, tăng thêm nguồn gỗ, củi đun và góp
phần cải thiện môi trường.
Về mặt này có thể nói nông nghiệp Việt Nam là một trong những nền
nông nghiệp có truyền thống sử dụng và kiên trì theo hướng tận dụng nguồn
đạm sinh học từ cây phân xanh, nhất là cây bộ đậu. Trong cơ cấu cây trồng
trên đất dốc, đó là việc trồng cây họ đậu xen canh gối vụ với cây lương thực
rất phổ biến ở nhiều vùng, như trồng ngô, sắn, lúa nương xen các loại đậu đỗ,
vừa thu hạt vừa dùng tàn dư thân lá làm vật liệu phủ đất giữ ẩm và bón phân
Cây cốt khí (Tephrosia Candida): Sinh trưởng khỏe trên mọi loại đất
xấu nhờ bộ rễ khỏe, chịu hạn rất tốt, có thể sống nhiều năm, lượng lá rụng
nhiều. Có nhược điểm là năm đầu mọc yếu, tỷ lệ hóa gỗ cao nếu không cắt
chất xanh kịp thời, sâu hại quả nhiều nhưng cốt khí vẫn là cây có năng suất
hạt cao.
Với mục tiêu tìm kiếm một loại cây trồng có nhiều đặc tính tốt, trong
nhiều năm qua Viện KHKT Nông Lâm nghiệp các tỉnh miền núi phía Bắc đã
nhập nội, tuyển chọn, xây dựng thành các mô hình thâm canh ở nhiều vùng
sinh thái khác nhau giống lạc dại LD99, một loại cây che phủ đất đa tác
dụng. Theo Viện trưởng Lê Quốc Doanh[2] thì lạc dại (Arachis pintoi) là
cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt
nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố
định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. Lạc dại dễ trồng, sinh trưởng, phát triển
nhanh, có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh
dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển. Lạc dại có khả
năng chịu hạn tốt, chịu úng cao, có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt
nhất là mùa xuân và mùa thu với các tỉnh miền Bắc, mùa mưa với các tỉnh
miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Lạc dại là cây đa tác dụng: có thể
20
trồng thuần dạng đồng cỏ hoặc xen với các loại cỏ khác để vừa nhằm bảo vệ,
cải tạo đất trống đồi núi trọc rất tốt (có khả năng cố định đạm từ 200-300kg
N/ha/năm hoặc với lượng chất xanh có thể cung cấp cho đất mỗi năm 595kg

N/ha, 140kg P2O5/ha và 200kg K2O/ha), vừa cắt chất xanh làm phân xanh
hay làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê, cá… với khối lượng
bình quân 150 tấn chất xanh/ha/năm (vì trong thân, lá có hàm lượng đạm rất
cao, từ 2,5-3%N) hoặc trồng xen che phủ ở các vườn cây ăn quả, trồng che
phủ thành các băng chống xói mòn trên vùng đất dốc cho các loại cây ngắn
ngày (ngô, đậu). Lạc dại luôn luôn xanh tốt, ra hoa màu vàng quanh năm nên
có thể trồng làm thảm trang trí ở các công viên, đường phố, công sở… vừa
có tác dụng tạo cảnh quan đẹp, vừa để bảo vệ môi trường sinh thái rất
tốt.Một số nghiên cứu ở viện đã chỉ ra, nhờ có lạc dại trồng xen trong các
nương ngô mà đất được giữ ẩm tốt, không bị xói mòn, rửa trôi như trước, đỡ
được công làm cỏ và cuối cùng là sản lượng ngô thu hoạch được nhiều hơn
so với trước. Nhiều gia đình đã bắt đầu noi theo gia đình chị đưa cây lạc dại
vào trồng xen trên các nương đồi dốc nhằm bảo vệ và cải tạo đất theo
khuyến cáo của các nhà khoa học. Với những diện tích đất bạc màu qua
nhiều năm không trồng được cây gì khác ngoài cỏ dại thì nhờ trồng lạc dại
phủ đất mà chỉ 2-3 năm sau lượng mùn trong đất đã tăng lên, đất tốt hơn, tơi
xốp hơn, độ ẩm cao hơn do đó bà con đã có thể đưa vào canh tác nhiều loại
cây trồng mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Năm 2005, trong khuôn khổ của Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp,
hướng tới chương trình canh tác bền vững, Trung tâm NCNNDH Nam Trung
bộ (nay là Viện NCNNDH Nam Trung bộ) đã trình diễn mô hình trồng đậu
tương ĐT12 xen cây ngô trên đất đỏ bazan thuộc xã Ia Phang, huyện Chư Sê,
tỉnh Gia Lai.Với giống ngô lai 171 (của Cty Monsanto) trên đất đỏ bazan,
trồng trong điều kiện nắng hạn, không được tưới tiêu. Mật độ trồng 120cm x
20cm x 1 hạt (ngô) và 30cm x 10cm x 2 hạt ĐT12. Sau 75 ngày, ĐT12 vẫn
chứng tỏ khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất thực thu 25
tạ/ha. Đậu thu hoạch xong, lúc này cây ngô được 2 - 2,5 tháng, bắt đầu phun
râu, trổ cờ... nông dân có điều kiện đầu tư chăm sóc tiếp tục nên năng suất vẫn
21
đạt 40 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế mô hình đưa lại tại thời điểm lên tới 21 triệu

đồng/ha, cao hơn so với canh tác ngô thuần 2.000.000 đồng/ha. Chênh lệch lãi
giữa 2 phương thức canh tác là 10.790.000 đ/năm (gấp 396%). Ngoài ra, nhờ
trên bề mặt đất đã có cây đậu tương che phủ nên ngay trong vụ 1 mô hình
trồng xen còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ đất đai, chống được xói
mòn rửa trôi trong mùa mưa. Sau khi thu hoạch ngô, mô hình tiếp tục thử
nghiệm trồng ngô gối vụ: 1 - 2 hàng ngô trong hàng ĐT12 vừa mới thu hoạch
(mật độ 20cm x 120cm/cây). Ở vụ 2 này, chân đất được bổ sung một lớp mùn
đáng kể nhờ xác thực vật của đậu tương và của ngô tận dụng lại sau khi thu
hoạch bị phân hủy tạo thành. Chi phí đầu tư và công chăm sóc theo đó giảm
hơn (1.380.000 đ/ha) nhưng năng suất ngô vẫn đạt 45 tạ/ha. Kết quả hạch toán
hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu từ canh tác ngô trồng thuần sang
trồng xen được xác định: Lãi ròng 17.200.000 đồng/ha/năm, trong khi ngô
trồng thuần chỉ 7.280.000 đồng/ha/năm (tỷ suất lợi nhuận tăng 1,63%).
Theo TS. Lê Quốc Doanh (2004)[1] thì ở miền núi phía Bắc Việt nam
có tới 62% hộ nông dân có thu nhập từ sản xuất ngô và bình quân cây ngô
chiếm tới 15% thu nhập của họ. Trong những năm gần đây, do những thành
tựu trong sản xuất ngô lai mà năng suất ngô tăng vọt (từ 2,1 tấn/ha năm 1995
lên 3,2 tấn/ha năm 2003). Cộng với sự ổn định về thị trường, vai trò kinh tế
của cây ngô ngày càng trở nên quan trọng hơn. Diện tích trồng ngô của miền
núi phía Bắc tăng lên đáng kể và cây ngô đã thực sự đóng góp nhiều trong
việc cải thiện đời sống nông dân miền núi. Tuy nhiên, một khi tiềm năng năng
suất ngô đã đạt đến mức trần thì năng suất thực sẽ giảm. Nguyên nhân là do
nông dân chỉ quan tâm sử dụng giống mới và tăng hàm lượng phân hoá học
mà không sử dụng phân xanh, phân hữu cơ hoặc tàn dư cây trồng để bảo vệ
và nâng cao độ mùn cho đất. Ở nhiều nơi do đất trồng ngô bị xói mòn và thoái
hóa đến mức giống mới và phân hoá học không còn phát huy tác dụng. Do
hiệu quả kinh tế thấp dẫn đến thua lỗ nên nông dân trồng ngô sẽ chuyển sang
trồng sắn sau đó đất sẽ bị bỏ hóa. Để khắc phục tình trạng trên, nhóm các nhà
khoa học thuộc Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện Khoa
học Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành thử nghiệm biện kết hợp che phủ đất

sau đó trồng ngô tại một số điểm của miền núi phía Bắc. Kết quả cho thấy,
22
với biện pháp canh tác này đã hạn chế xói mòn đất rất lớn, chỉ 0,53 tấn/ha đất
bị trôi tức là giảm 84,5% so với đối chứng. Ngoài ra, biện pháp canh tác này
cũng thể hiện tác dụng rất tích cực đối với sinh trưởng phát triển của ngô,
tăng chiều cao cây từ 9,1cm (đối chứng) lên 19,1cm và 24,1cm (che phủ đất),
đồng thời khắc phục được các yếu tố hạn chế của đất dốc và tăng năng suất
ngô từ 10,6% đến 31,9%. Do đó, thu nhập cho người dân cũng tăng từ
390.000 - 2.724.000 đồng/ha. Đồng thời giảm nhẹ lao động nặng nhọc như
làm đất, làm cỏ (giảm 25% - 91,7% công làm cỏ); góp phần cải thiện đời sống
nông dân vùng cao mà vẫn bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường sinh thái.
Có rất nhiều mô hình trồng cây họ đậu, lạc trồng xen với ngô được áp
dụng ở rất nhiều nơi mang lại nhưng kết quả tốt vừa cho thu nhập từ cây ngô
vừa cho thu nhập từ cây trồng phụ, phần thân lá cây trồng xen chả lại một
phần chất dinh dưỡng cho đất.
Thách thức đạt ra cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng: Tạo ra
nhiều mô hình trông xen cây che phủ vào canh tác ngô, vừa chống được phần
nào xói mòn đất, vừa mang lại hiểu quả kinh tế. Nghiên cứu và tìm hiểu tác
dụng của vật liệu che phủ và cây trồng xen trên cây ngô, góp phần tăng năng
suất ngô và cây ngô đất dốc ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
23
Phần III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu thí nghiệm
- Giống ngô: LVN99 giống phổ biến ở dịa phương có đặc điểm vượt
trội của giống này là ngắn ngày, chịu hạn, tính thích ứng rộng, có thể đưa vào
2 vụ sản xuất chính, trong điều kiện thâm canh đạt 7-8 tấn/ha, đặc biệt là màu
hạt đỏ đậm rất đẹp.

- Cây che phủ: đậu đen, đậu tương, lạc, cốt khí.
3.2. Địa điểm nghiên cứu
- Tại xã Sơn thịnh, huyện Văn Chấn,tỉnh Yên Bái.
3.3. Thời gian nghiên cứu
- Từ 2 đến tháng 6 năm 2010.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Khả năng chống xói mòn
- Sinh trưởng, phát triển của cây trồng (cây ngô + cây che phủ)
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất (cây ngô)
- Tổng thu nhập hiệu quả kinh tế từ ngô
3.5. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu
3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, với 3 lần
nhắc lại.
- Thí nghiệm gồm 5 công thức:
+ Công thức 1: Ngô + canh tác như nông dân (Đối chứng)
+ Công thức 2: Ngô + Lạc là cây che phủ
+ Công thức 3: Ngô + Đậu đen là cây che phủ
+ Công thức 4: Ngô + Đậu tương là cây che phủ
+ Công thức 5: Ngô + Cốt khí là cây che phủ
24
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ

5 4
1
(Đ/C)
3 2

3 2 5 4 1(Đ/C)

1(ĐC) 5 3 2 4
Dải bảo vệ
+ Diện tích ô thí nghiệm: 50m2
+ Trồng diện tích ô thí nghiệm: 725m2 (không tính bảo vệ)
+ Mật độ trồng cây ngô 70cm x 25cm
3.5.2. Qui trình kỹ thuật
- Thời vụ: Vụ Xuân 20/2/2010.
- Làm đất: Đất dọc sạch cỏ cày sâu 20 đến 25cm. Đất tơi xốp theo đúng
yêu cầu đề ra.
- Kỹ thuật gieo, khoảng cách, mật độ trồng:
+ Cây ngô: Trồng với mật độ khoảng cách (70cm x 25cm) với 5,7 vạn
cây/ha. Gieo sâu 4 - 5cm, mỗi hốc gieo 2 hạt, khi ngô 3 - 4 lá thì tỉa và để mỗi
hốc 1 cây.
+ Cây che phủ: Trồng 1 hàng cây trồng xen giữa 2 hàng ngô, mật độ
khoảng cách trồng là: 15cm x 4cm x 2 cây/hốc
3.5.3. Phân bón và chăm sóc
- Bón phân: Theo quy trình kỹ thuật được áp dụng theo quy trình của
Viện nghiên cứu ngô Trung ương.
+ Phân hữu cơ: 10 tấn phân chuồng/ha.
+ Phân vô cơ: Bón theo công thức 10 tấn PC + 260 kg Ure (120N) +
350 kg supe lân (60P2O5) + 10kg Kali (60 K2O). Đạm urê: 321,89 kg/ha.
Lân supe: 545,45 kg/ha. Kali (KCl): 150 kg/ha.
25

×