Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên Cứu Thành Phần Loài Côn Trùng Ký Sinh Và Ăn Thịt Sâu Róm Thông Dendrolimus Punctatus Walker Tại Tỉnh Lạng Sơn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------------------

LÊ VĂN THANH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG KÝ SINH VÀ ĂN THỊT SÂU RÓM
THÔNG “DENDROLIMUS PUNCTATUS WALKER TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG – TỈNH BẮC
GIANG VÀ HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2010


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------------------

LÊ VĂN THANH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG KÝ SINH VÀ ĂN THỊT SÂU RÓM
THÔNG “DENDROLIMUS PUNCTATUS WALKER TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG – TỈNH BẮC
GIANG VÀ HUYỆN CAO LỌC – TỈNH LẠNG SƠN.

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHẠM QUANG THU


Thái Nguyên, năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lâm học khoá 16
năm 2008 – 2010, được sự đồng ý của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài ký sinh và ăn thịt sâu róm
thông Dendrolimus punctatus Walkes tại huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang và huyện
Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn”.
Trong quá trình thực hiện bản luận văn này, tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ
quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp và các bạn học viên
cùng lớp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các cơ quan và cá
nhân:
- Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Sau Đại học và các thầy, cô giáo trong
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Ban Lãnh đạo Viện và tập thể cán bộ Phòng
Nghiên cứu Bảo vệ thực vật rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Ban Quản
lý rừng phòng hộ huyện Sơn Động, Hạt kiểm lâm Cao Lộc – Lạng Sơn; Lãnh đạo và
đồng nghiệp Tổng cục Lâm nghiêp.
- Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Phạm Quang Thu
– Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học giúp
tôi hoàn thành bản luận văn này.
Do hạn chế về nhân lực, tài chính, các điều kiện nghiên cứu cũng như năng lực
của bản thân nên bản luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong
muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, các nhà khoa
học và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 2010
Lê Văn Thanh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và
kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng để bảo
vệ ở một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả

Lê Văn Thanh


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………..............ii
MỤC LỤC ………………………………………………………………………...iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………….........ix
DANH MỤC CÁC BIỂU..………............................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………....1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ………………...........4
1.1. Tình hình nghiên cứu về sâu róm thông và thiên địch của trúng trên thế
giới………………………………….………………………………...………….….4
1.2. Nghiên cứu trong nước……………………….………….……………………6
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU…………...………………………..……………………....10
2.1. Mục tiêu của đề tài………………………….………………………………..10

2.2. Đối tượng nghiên cứu………………………….……………………………..10
2.3. Giới hạn nghiên cứu…………………………..……………………………...11
2.4. Nội dung nghiên cứu…………………….…………………………………...11
2.4.1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của loài sâu róm thông (Dendrolimus
punctatus Walkes)…………………………………………………………………11
2.4.2. Điều tra thu mẫu và giám định các loài côn trùng ký sinh và loài côn trùng
ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes)………………...11
2.4.3. Mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu đối với các loại côn trùng ký sinh, côn
trùng ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes)……....……11


2.4.4. Đánh giá đa dạng sinh học các loài côn trùng ký sinh và các loài côn trùng
ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes)……….……..…11
2.4.5. Đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả các loài ký sinh và các loài ăn thịt trong
hệ thống phòng trừ tổng hợp đối với sâu róm thông.……………………12
2.5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….……12
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu chung………………………………….……….12
2.5.2. Công tác chuẩn bị……..……………………………………………………12
2.5.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể…………………………..………..…13
2.5.3.1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của loài sâu róm thông (Dendrolimus
punctatus Walkes).…………………………….…………..………13
2.5.3.2. Phương pháp điều tra thu mẫu và giám định các loài côn trùng ký sinh và
loài

côn

trùng

ăn


thịt

sâu

róm

thông

(Dendrolimus

punctatus

Walkes).………………………………………………………………….……..….13
2.5.3.3. Mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu đối với các loại côn trùng ký sinh, côn
trùng ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes).……...……18
2.5.3.4. Đánh giá đa dạng sinh học các loài côn trùng ký sinh và các loài côn trùng
ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes)………...………19
2.5.3.5. Đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả các loài côn trùng ký sinh và các loài
côn trùng ăn thịt trong hệ thống phòng trừ tổng hợp đối với sâu róm
thông………………………………………………...………………………..……21
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU……………...…22
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu huyện Sơn Động – Tỉnh Bắc Giang…...….22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên…………………..…………………………….……......22
3.1.2. Đặc điểm khí hậu…………………………………………..…………….…22
3.1.3. Đặc điểm hệ thống thuỷ văn………………………….……………………23
3.1.4. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội………………………………….........23
3.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu huyện Cao Lộc – Tỉnh Lang Sơn…..……..25


3.2.1. Vị trí địa lý……………………………………….………………………....25

3.2.2. Khí hậu……………….………………………………………..……………25
3.2.3. Đặc điểm địa hình……………………………………………………….…25
3.2.4. Dân số……………………………….………………………………………26

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN…………….………28
4.1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của loài sâu róm thông (Dendrolimus

punctatus Walkes)………………………..………………..…...28
4.1.1. Vị trí phân loại……………………………………….……………………..28
4.1.2. Phân bố và tình hình phá hại………………………………..……….……28
4.1.3. Hình thái, tập tính……………………………………….…………………29
4.2. Kết quả điều tra thu mẫu và giám định các loài côn trùng ký sinh và loài côn
trùng ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes)..…………..33
4.3. Mô tả đặc điểm hình thái và một số đặc tính sinh vật học của các loài côn
trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt thu được...……..……………………………35
4.3.1 Kiến lưng cong (Camponotus japonicas Mayr.)…………………….……..35
4.3.1.1. Vị trí phân loại………………………………………………….………...35
4.3.1.2. Đặc điểm hình thái…………………………………………….………....35
4.3.1.3. Đặc tính sinh vật học……………………………………………………..36
4.3.2. Kiến Vống (Oecophylla smaragdina Fabricius)………….……………….36
4.3.2.1. Vị trí phân loại……………………………………………………………36
4.3.2.2. Đặc điểm hình thái……………………………………………………….36
4.3.2.3. Đặc tính sinh vật học……………………………………….….…………37
4.3.3. Ong Mắt đỏ (Trichogramma dendrolimi Matsumura)……………..…….37
4.3.3.1. Vị trí phân loại……………………………………………………………37
4.3.3.2. Đặc điểm hình thái……………………………….……..………………..37


4.3.3.3. Đặc tính sinh vật học…………………………………………...………...38
4.3.4. Ong đùi to(Brachymiri obscurata Walker)……………………….….…....38

4.3.4.1. Vị trí phân loại……………………………………………………………38
4.3.4.2. Đặc điểm hình thái……………………………………………………….38
4.3.4.3. Đặc tính sinh vật học……………………………………….…………….39
4.3.5. Ong tấm xanh (Anastatus disparis Rusch)…………………………..…….40
4.3.5.1. Vị trí phân loại……………………………………………………………40
4.3.5.2. Đặc điểm hình thái…………………………………………….…………40
4.3.5.3. Đặc tính sinh vật học……………………………………………..............40
4.3.6. Ong cự vàng Xanthopimpla pedator (Fabricius)……………….…………41
4.3.6.1. Vị trí phân loại……………………………………………………………41
4.3.6.2. Đặc điểm hình thái……………………………………………………….41
4.3.6.3. Đặc tính sinh vật học……………………………………………………..42
4.3.7. Ong kén Glyptapanteles liparidis (Bouch)………………………….……...42
4.3.7.1. Vị trí phân loại…………………………………………………………....42
4.3.7.2. Đặc điểm hình thái……………………………………………………….42
4.3.7.3. Đặc tính sinh vật học………………………………………….………….43
4.3.8. Ruồi ba vạch Exorista lasrvarum (Linnaeus)…………………………..…43
4.3.8.1. Vị trí phân loại………………………………………………………...….42
4.3.8.2. Đặc điểm hình thái……………………………………………………….43
4.3.8.3. Đặc tính sinh vật học……………………………………………………..44
4.3.9. Bọ xít hoa Eocanthecona concinna Walker………………………………45
4.3.9.1. Vị trí phân loại…………………………………………………………....45
4.3.9.2. Đặc điểm hình thái…………………………………………………….....45
4.3.9.3. Đặc tính sinh vật học………………………………………..……………45
4.3.10. Bọ xit cổ ngỗng (Sycanus croceovittatus Dohn)………………………….46
4.3.10.1. Vị trí phân loại…………………………………………………………..46


4.3.10.2. Đặc điểm hình thái…………………………………………..………….46
4.3.10.3. Đặc tính sinh vật học…………………………………………………....46
4.3.11. Chuồn chuồn ngô (Brachythemis contamina Fabricus)………………...47

4.3.11.1. Vị trí phân loại…………………………………………………………..47
4.3.11.2. Đặc điểm hình thái……………………………………………………...47
4.3.11.3. Đặc tính sinh vật học……………………………………………………47
4.3.12. Chuồn chuồn ớt (Crocothemis servilla Drury)…………………………..48
4.3.12.1. Vị trí phân loại……………………………………………………….….48
4.3.12.2. Đặc điểm hình thái……………………………………………...………48
4.3.12.3. Đặc tính sinh vật học…………………………………………………....48
4.3.13. Bọ ngựa xanh (Mantis religoisa Linne)......................................................48
4.3.13.1. Vị trí phân loại…………………………………………………………..48
4.3.13.2. Đặc điểm hình thái…………………………………………………...…49
4.3.13.3. Đặc tính sinh vật học……………………………………………………49
4.3.14. Bọ rùa chấm vàng Harmon:ia yedoensis (Takizawa)…………………...50
4.3.14.1. Vị trí phân loại…………………………………………………………..50
4.3.14.2. Đặc điểm hình thái……………………………………………………...50
4.3.14.3. Đặc tính sinh vật học……………………………………………………50
4.4. Đánh giá đa dạng sinh học các loài côn trùng ký sinh và các loài ăn thịt sâu
róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes)…………………………………….51
4.4.1 Đa dạng về thành phần loài, tần suất xuất hiện của côn trùng ký sinh và côn
trùng ăn thịt …...……………………………………………………………..51
4.4.2. Đa dạng về phân bố theo địa hình của các loài côn trùng ăn thịt..……...56
4.4.3. Nghiên cứu đa dạng phân bố theo địa hình côn trùng ký sinh đối với các pha
phát triển của sâu róm thông…………………………………..……………59
4.4.3.1. Pha trứng………………………………….……………………………...59
4.4.3.2. Pha sâu non…………………………………………………………….…61


4.4.3.3. Pha Nhộng……………………………………………………….………..65
4.5. Đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả các loài ký sinh và các loài ăn thịt trong
hệ thống phòng trừ tổng hợp……………………………………………...68
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ…………..………73

5.1.Kết luận………………………………………………………………………..73
5. 2. Tồn tại……………………………………………………………………..…75
5.3.Khuyến nghị…………………………………………………………………...75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Số thứ tự



Chân đồi



Sườn đồi

ĐĐ

Đỉnh đồi

SL

Số lượng

CTKS


Côn trùng ký sinh

SĐ-BG

Sơn Động- Bắc Giang

CL-LS

Cao Lộc –Lạng Sơn

SLSQS

Số lượng sâu quan sát

SLSKBKS

Số lượng sâu không bị ký sinh

OĐT

Ong đùi to

OTX

Ong tấm xanh

OCV

Ong cự vàng


RBV

Ruồi ba vạch

SLN

Số lượng nhộng

SLNKBKS

Số lượng nhộng không bị ký sinh

OK

Ong kén


DANH MỤC CÁC BIỂU
TT
Biểu 4-01.

Biểu 4-02.

Bảng 4-03.

NỘI DUNG
Thành phần loài côn trùng ăn thịt và côn
trùng ký sinh thu được
Thành phần loài và tần suất xuất hiện của
côn trùng ăn thịt tại các địa điểm điều tra

Đa dạng về phân bố theo địa hình các loài
côn trùng ăn thịt

TRANG
34

50

54

Tỷ lệ Ong mắt đỏ (Trichogramma dendrolimi
Bảng 4-04.

Matsumura) ký sinh trứng sâu róm thông, tại
huyện Sơn Động – Tỉnh Bắc Giang và huyện

57

Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn.
Bảng 4-05.

Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu non
tại huyện Sơn Động – Bắc Giang.

59

Tổng hợp số lượng thành phần loài côn trùng
Bảng 4-06.

ký sinh Sâu non tại huyện Cao Lộc – Lạng


61

Sơn.
Bảng 4-07.

Bảng 4-08.

Tổng hợp thành phần loài của côn trùng ký
sinh nhộng tại huyện Sơn Động – Bắc Giang.
Tổng hợp số lượng thành phần loài côn trùng
ký sinh nhộng tại huyện Cao Lộc – Lạng Sơn.

62

59


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong một hệ sinh thái, các loài động thực vật và vi sinh vật chung sống
với nhau trong mối quan hệ cân bằng động, xâu chuỗi với nhau trong sự tồn tại
chung. Những tác động tiêu cực hay tích cực vào một thành phần hay yếu tố nào
đó đều có thể gây ra những ảnh hưởng tới hệ sinh thái, thậm chí cân bằng sinh
thái bị phá vỡ. Hiện nay, thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học được dùng liên tục
và chủ yếu để phòng trừ sâu hại đã không những gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng trực
tiếp tới các loài côn trùng rừng, các loài sâu hại bị nhờn thuốc, các loài ký sinh,
ăn thịt cũng bị tiêu diệt dẫn đến nền sản xuất không ổn định và bền vững, sự xuất
hiện các trận dịch sâu hại trên diện rộng và ngày một gia tăng, khó kiểm soát và
diễn biến phức tạp.

Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái rừng tự nhiên có tính ổn định cao,
không có sinh vật gây hại nghiêm trọng và nó có thể tự điều chỉnh để cân bằng.
Đối với hệ sinh thái rừng trồng thuần loài, diện tích tập trung lớn dẫn đến tính
bền vững và ổn định kém và đã xuất hiện nhiều loài sâu hại nguy hiểm, gây ảnh
hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng, do đó việc phòng trừ
sâu hại rừng là cần thiết và có ý nghĩ rất quan trọng đối với sự sinh trưởng cũng
như tồn tại của cây rừng.
Thông nhựa, Thông mã vĩ là hai loài cây đã và đang được gây trồng chủ
yếu ở các tỉnh của nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và các tỉnh ven biển miền Trung. Các loại côn
trùng gây hại cho hai loài Thông này chủ yếu có: Sâu róm thông, ong ăn lá
thông, sâu đục nõn thông, sâu róm 4 chùm lông....trong đó loài gây hại nguy

1


hiểm nhất là sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) thuộc họ Ngài kén
(Lasiocampidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Khi phát dịch chúng không chỉ
gây thiệt hại về kinh tế do làm giảm quá trình sinh trưởng, giảm sản lượng,..mà
còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường sinh thái.
Từ trước đến nay đã có rất nhiều các biện pháp được nghiên cứu và đưa ra
áp dụng trong phòng trừ sâu róm thông bằng các biện pháp riêng lẻ như biện
pháp vật lý, cơ giới, biện pháp hóa học, biện pháp sinh học cho đến áp dụng biện
pháp phong trừ tổng hợp nhưng cho đến nay dịch sâu róm thông do Dendrolimus
puctatus vẫn còn xuất hiện tại một số nơi như: Sơn Động - Bắc Giang, Hà Trung
- Thanh Hóa; Nghị Lộc, Nam Đàn - Nghệ An, Hương Khê, Hương Sơn - Hà
Tĩnh, Quảng Trạch - Quảng Bình. Dịch do ngài độc cũng đã xuất hiện ở các tỉnh
Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Việc phòng trừ sâu róm thông tuy đã có
kết quả nhất địch và chỉ mang tính chất dập dịch là chính, nhưng những hậu quả
để lại như sự tồn dư của thuốc hóa học, ô nhiễm môi trường, dịch sâu vẫn tái

pháp... là những điều mà các nhà khoa học và quản lý môi trường đang thực sự
lo ngại. Vì vậy cần phải có những phương pháp tiếp cận mới trong việc phòng
chống sâu róm thông nói riêng và sâu hại nói chung với phương châm hiệu quả,
bền vững và thân thiện với môi trường.
Sơn Động là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang nơi có diện tích
thông mã vĩ lớn trên địa bàn tỉnh, dịch sâu róm thông và ngài độc thông đã xảy
ra liên tục trong các năm qua, địa phương rất lúng túng trong việc phòng trừ dịch
và biện pháp tác động chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học nên hiệu quả thu được
không như mong muốn. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu sự đa dạng về thành
phần loài ký sinh và các loài ăn thịt sâu róm thông Dendrolimus punctatus gây
dịch hại lá Thông mã vĩ là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Trên

2


cơ sở nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm của các loài ký sinh và
tập tính của các côn trùng ăn thịt sẽ định hướng được việc sử dụng các loài ký
sinh và các loài côn trùng ăn thịt trong phòng chống sâu róm thông hại rừng
trong hệ thống biện pháp phòng trừ tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế và môi
trường to lớn.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình về sâu róm thông và thiên địch của sâu róm thông trên thế
giới.
Đã có nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về sâu róm thông và các loài
côn trùng thiên địch của chúng, các công trình này đã tập trung nghiên cứu về

đặc điểm cơ bản sinh học, sinh thái học của sâu róm thông và các loài côn trùng
thiên địch của chúng, từ đó đưa ra một số biện pháp phòng trừ tổng hợp, một
trong số biện pháp đó là việc sử dụng các loài côn trùng ăn thịt và côn trùng ký
sinh có ích để tiêu diệt sâu róm thông mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh
thái môi trường. Các công trình nghiên cứu phải kể đến ở đây là:
Năm 1991, Goyer trong “Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho loài sâu ăn lá
thuộc miền Nam nước Mỹ” ông đã phê phán việc sử dụng thuốc hóa học truyền
thống đã gây ra ảnh hưởng lớn đến kinh tế và môi trường, đồng thời làm giảm đa
dạng sinh học của hệ động vật rừng (Dẫn theo [7],[12]).
Năm 1987, Ravlin và Haynes đã sử dụng phương pháp mô phỏng trong
quản lý côn trùng ký sinh phục vụ phòng trừ sâu hại họ Ngài khô lá. Đây là
phương pháp sử dụng thiên địch để diệt trừ sâu hại nên không ảnh hưởng xấu tới
môi trường.
Năm 1997, Cố Mậu Bình và Trần Phương Trầm đã xuất bản cuốn sách
chuyên khảo quan trọng để phân loại các loài bướm ngày. (Dẫn theo [7][12])
Năm 1989, Coulson, Sauders, Loh, Oliveria, Barry Drummond và Swain đã
có những chuyên đề và chương trình nghiên cứu về quản lý côn trùng hại rừng.

4


Theo cuốn sách Parasitoids and Predantors of Forest Pests in China
Chuyên khảo về côn trùng ký sinh và ăn thịt của Chen Xue-xin & He Jun-hua
năm (2006) [32] Ở Trung Quốc đã phát hiện nhiều loài côn trùng ăn thịt và
côn trùng ký sinh sâu róm thông, tác giả đã mô tả về đặc điểm hình thái, tập
tính sinh vật học của từng loài.
Năm 1994, Evans, Fielding trong chương trình phòng chống loài
Dendroctonus micans hại vỏ cây Vân sam ở Anh đã nêu lên cơ sở của việc
phòng chống loài sâu này trong đó có phương pháp sinh học dùng Hổ trùng ăn
thịt Rhizophogus grandis nhập nội, chăm sóc và thả vào rừng. Sau một thời

gian (năm 1997) loài sâu này đã giảm rõ rệt, chứng tỏ tác dụng của loài
Rhizophogus grandis là rất tốt trong việc sử dụng để điều chỉnh mật độ sâu
bệnh hại( Dẫn theo [7],[12]).
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sâu róm thông nói chung
và Sâu róm 4 túm lông nói riêng, các công trình này đã tập trung mô tả hình thái
các loài sâu róm thông và đặc điểm sinh thái của chúng, các công trình phải kể
đến là:
Năm 1987, Alexander Schintlmeister [21] có báo cáo khoa học về hệ côn
trùng thuộc họ Lymantriidae và Notodontidae ở Việt Nam. Trong báo cáo này họ
Lymantriidae có 31 loài, trong đó có 9 loài mới phát hiện. Đây là kết quả nghiên
cứu trên cơ sở kế thừa mẫu vật đã được thu thập từ năm 1980-1982 của Spitzer,
từ năm 1978-1982 của Helia ở Hà Nội, Đồ Sơn, Tam Đảo, Hạ Long, Sa Pa và
một số khu vực khác. Báo cáo cũng cho thấy côn trùng thuộc 2 họ này đã nghiên
cứu từ năm1929 bởi De Joannis. Cho đến thời điểm năm 1987, một số loài thuộc
họ Lymantriidae đã được giám định ở Việt Nam là 84 loài. Theo tác giả có tới

5


80% số loài thuộc họ Lymantriidae cũng có ở Trung Quốc. Có 2 loài thuộc giống
Calliteara là C. Horsfedii Saunder, 1851 (thu được ở Hà Nội năm 1976) và
C.Axutha Coollennette, 1934 (thu được ở Hà Nội năm 1976) và C. Axutha
Coollennette, 1934 (thu được ở Đồ Sơn năm 1978) Hai loài thuộc Dasychira là
D.Mendosa Hubner, 1802 (thu được Tam Đảo năm 1976), D.Dalbergiae Moore,
1988 (thu được ở Hạ Long). Giống Orgyia cũng có 2 loài là O.postica (thu được
ở Tam Đảo), và O. Turrbida (Đồ Sơn). Hai loài Pantana là P.Visum và P.Pluto.
Năm 1991, Xiao Gangrou [31] đã mô tả 2 loại thuộc giống Dasychira là
D.axutha Collenette và D. grotei Moore, trong đó có loài thứ nhất có những
đặc điểm khá giống với sâu róm thông 4 túm lông ở Việt Nam, cũng gây hại
trên cây Thông đuôi ngựa. Tuy nhiên trong tài liệu Xiao Gangrou không thấy

đề cập tới phương pháp phòng trừ.
Năm 2002, Hoàng Chí Bình [30] đã phân tích nguyên nhân gia tăng số
lượng quần thể Ngài độc hại thông (Sâu róm 4 túm lông) và biện pháp phòng trừ
chúng.
Năm 2006, Lưu Kiệt Ân [29]. Nghiên cứu về Sâu róm 4 túm lông và sự
phân tích ảnh hưởng các yếu tố môi trường và phát sinh Ngài độc thông.
Nghiên cứu này đã nói về mối quan hệ giữa lâm phần và sự phát sinh sâu hại,
mối quan hệ giữa thiên địch và phát sinh sâu hại, mối quan hệ giữa khí hậu và
phát sinh dịch sâu hại.
1.2. Nghiên cứu trong nước.
Ở nước ta do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài nên công tác nghiên cứu
gần như đình trệ chỉ có những năm gần đây trong lĩnh vực nông nhiệp, Viện
nghiên cứu khoa học Việt nam đã sản xuất ong mắt đỏ (Trichogramma

6


japonicum Ash) mỗi năm có thể nuôi được 40 thế hệ, mỗi thế hệ ra hàng triệu
con thả thí điểm ở các tỉnh ở đồng bằng bắc bộ. Kết quả đối với sâu cắn lá nhỏ
hại lúa là 84,8%, sâu đục thân ngô là 95% sâu đo hại bắp cải 20%, sâu đo
xanh hại đay 80%, và năm 1993 ong mắt đỏ mới được thửu nghiệm để phòng
trừ sâu róm thông ở Quảng Ninh.
Mãi tới năm 1979 mới có công trình nghiên cứu đầu tiên của Tác giả
Hoàn Đức Nhuận về loài công trùng có ích. Ông đã xuất bản hai cuốn sách
nghiên cứu về bọ rùa ở Việt Nan. Trong đó ông viết “Bọ rùa ăn thịt có vai trò
quan trong trong việt tiêu diệt côn trùng hại thực vật” và “Từ trước tới nay
người ta đã nhập nội các loại bọ rùa nói riêng và các loài côn trùng ăn thịt ký
sinh nói chung để sử dung trong đấu tranh sinh học”
Những kết quả nghiên cứu được các tác giả công bố: Năm 1970, Phạm
Ngọc Anh. Xuất bản cuốn côn trùng học –Trường Đại học Lâm nghiệp[1].

Năm 1968 Nguyễn Hiếu Liêm nghiên cứu về Sâu róm thông ở lâm
trường Yên Dũng và đựa ra một số biện pháp phòng trừ [18].
Năm 1970 Đặng Vũ Cẩn. Đưa ra phương pháp dự báo sự phát dịch của
sâu róm thông (Denderolimus punctatus Walker) [4].
Năm 1999 Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng. Đưa ra Cơ sở
sinh học bảo tồn [25].
Những nghiên cứu trên mang tính chất cục bộ, chỉ nằm trong phạm vi
từng địa phương có dịch sâu và biện pháp phòng trừ hoàn toàn là các biện
pháp hoá học với các thuốc DDT, Wofatox, 666 ... Các nghiên cứu về sâu,
bệnh hại ở nước ta đã thừa kế nhiều thành tựu của ngành khoa học côn trùng,
bệnh cây của Thế giới. Từ những năm 60 khi dịch sâu róm thông bắt đầu bùng

7


phát tại Cầu Cấm, Nghệ An, Tổng cục Lâm nghiệp (cơ quan quản lý trước
đây) và Chính phủ đã chỉ đạo tiến hành dập dịch với các loại thuốc DDT và
666. Tuy nhiên việc phòng trừ không dựa trên những kết quả nghiên cứu về
loài sâu róm thông này ở nước ta mà chủ yếu chỉ dựa trên các thông tin về
chúng qua các tài liệu tham khảo được từ Trung Quốc nên kết quả phòng trừ
rất hạn chế. Ngay sau đó những nghiên cứu về sinh học sâu róm thông, dự
tính dự báo khả năng phát dịch và biện pháp phòng trừ đã được tiến hành tại
một số tỉnh ở miền Bắc nước.
Năm 1984, Trần Công Loanh trong cuốn “Côn trùng lâm nghiệp” đã viết
rất kỹ về đặc điểm hình thái, đặc tính sinh vật học, sinh thái học và phân loại
côn trùng lâm nghiệp, đồng thời nêu ra một số phương pháp dự tính, dự báo
sâu hại và các biện pháp phòng trừ chúng bằng thuốc hóa học [17].
Năm 2001, Nguyễn Thế Nhã – Trần Công Loanh – Trần Văn Mão đã
xuất bản giáo trình “Điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp” [23].
Các tác giả nhấn mạnh điều tra và dự tính, dự báo sâu bệnh hại rừng là công

việc có liên quan chặt chẽ với nhau. Điều tra là cơ sở của dự tính, dự báo, điều
tra sâu bệnh hại tiến hành càng kịp thời, chính xác thì kết quả dự báo càng
đảm bảo độ tin cậy. Dự tính, dự báo là cơ sở của việc phòng trừ sâu bệnh hại
và quản lý hữu hiệu nguồn tài nguyên côn trùng và vi sinh vật có ích.
Năm 1990, Lê Nam Hùng [14] với báo cáo kết quả: “Nghiên cứu biện
pháp dự tính, dự báo và phòng trừ tổng hợp Sâu róm thông Dendrolimus
punctatus Walker ở miền Bắc Việt Nam” đã một bước cụ thể hóa nguyên lý
phòng trừ tổng hợp loài sâu hại này. Tuy nhiên, các phương pháp dự tính dự
báo được đề cập trong nghiên cứu phần lớn dựa vào một số đặc tính sinh vật

8


học của Sâu róm thông nhưng chưa chú ý tới đặc điểm dịch của nó, mặt khác
phạm vi ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp ở công trình này đang ở
phạm vi hẹp của miền Bắc Việt Nam.
Từ năm 1973 đến 1979 một số nghiên cứu bước đầu về sử dụng ký sinh
thiên địch để phòng trừ sâu róm thông cũng đã được tiến hành như: Nghiên
cứu sử dụng nấm Beauveria bassiana để phòng trừ sâu róm thông (Tạ Kim
Chỉnh, 1973)[5].
Những kết quả nghiên cứu này là những xuất phát điểm để thời gian sau
đó một số đề tài theo hướng sử dụng biện pháp sinh học đã được tiến hành và
đã có những kết quả nhất. Tuy nhiên, trong giai đoạn trên, những nghiên cứu
về phòng trừ sâu róm thông bằng biện pháp hoá học và biện pháp sinh học
được nghiên cứu, sử dụng hoàn toàn độc lập với nhau.
Năm 2002, Nguyễn Thế Nhã – Trần Công Loanh đã xuất bản cuốn “Sử
dụng côn trùng và vi sinh vật có ích – tập I” [20]. Đây là tài liệu được nghiên
cứu và biên soạn công phu giúp cho những người làm công tác quản lý tài
nguyên rừng có cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp thích hợp trong việc
phòng trừ sâu bệnh hại rừng theo nguyên lý của quản lý bệnh hại tổng hợp

IPM, lợi dụng được khống chế từ nhiên của các loài côn trùng là thiên địch
của sâu hại rừng, dữ dìn cân bằng sinh thái tự nhiên và an toàn cho môi
trường.
Như vậy, có thể thấy rằng hướng nghiên cứu về sử dụng thiên địch của các
loài sâu hại cho cây trồng làm hạn chế sự tấn công của sâu bệnh hại nói chung và
các loài thông nói riêng đã và đang được nhiều nước trên thế giới thực hiện và có
kết quả. Ưu điểm việc sử dụng thiên địch mang tính bền vững và không ảnh

9


hưởng đến môi trường ngoài ra còn bảo vệ được tính đa dạng sinh học, nhưng
nhược điểm là mất nhiều thời gian, tốn kém kinh phí. Việc nghiên cứu thành
phần loài, đặc điểm, vai trò thiên địch của sâu róm thông tại huyện Sơn Động
tỉnh Bắc Giang và huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn đây chỉ là bước đầu cho việc
nghiên cứu sử dụng thiên định cho loài thông mã vĩ ở nước ta.

10


CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được thành phần loài, đặc điểm sinh học của một số loài ký sinh và
loài ăn thịt sâu róm thông Dendrolimus punctatus.
- Đề xuất sử dụng có hiệu quả các loài côn trùng ký sinh và các loài ăn thịt trong
hệ thống phòng trừ tổng hợp đối với sâu róm thông tại huyện Cao Lộc tỉnh Lạng
Sơn và huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.
2.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài côn trùng ký sinh và các loài côn
trùng ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes).
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Về địa điểm: Đề tài nghiên cứu tại rừng trồng Thông mã vĩ Pinus massoniana
trên địa bàn hai huyện, huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Sơn Động tỉnh
Bắc Giang.
- Về đối tượng nghiên cứu: Thành phần các loài côn trùng ký sinh và các loài
ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes).
- Về nội dung nghiên cứu: Chỉ tập trung nghiên cứu về thành phần loài, đặc
điểm sinh học, sinh thái loài côn trùng ký sinh và các loài côn trùng ăn thịt sâu
róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes).

11


2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của loài sâu róm thông (Dendrolimus
punctatus Walkes).
2.4.2. Điều tra thu mẫu và giám định các loài côn trùng ký sinh và các loài côn
trùng ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes)
2.4.3. Mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu đối với các loại côn trùng ký sinh, côn
trùng ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes)
2.4.4. Đánh giá đa dạng sinh học các loài côn trùng ký sinh và các loài côn trùng
ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes)
- Đa dạng về thành phần loài, tần suất xuất hiện của các loại côn trùng ký
sinh.
- Đa dạng về thành phần loài, tần suất xuất hiện của các loại côn trùng ăn
thịt.
- Đa dạng về thành phần loài côn trùng ăn thịt phân bố theo dạng địa hình
chân đồi.

- Đa dạng về thành phần loài côn trùng ăn thịt phân bố theo dạng địa hình
sườn đồi.
- Đa dạng về thành phần loài côn trùng ăn thịt phân bố theo dạng địa hình
đỉnh đồi.
- Đa dạng về thành phần loài côn trùng ký sinh phân bố theo dạng địa hình
chân đồi.

12


- Đa dạng về thành phần loài côn trùng ký sinh phân bố theo dạng địa hình
sườn đồi.
- Đa dạng về thành phần loài côn trùng ký sinh phân bố theo dạng địa hình
đỉnh đồi.
2.4.5. Đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả các loài côn trùng ký sinh và các loài
ăn thịt trong hệ thống phòng trừ tổng hợp đối với sâu róm thông.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Đề tài áp dụng phương pháp kế thừa về số liệu, và nghiên cứu bổ sung đặc
điểm sinh thái học của sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes); các loài
côn trùng ký sinh và các loài côn trùng ăn thịt sâu róm thông. Tổng hợp, sử lý số
liệu bằng SPSS, vẽ biểu đồ trên phần mềm Exel.
2.5.2. Công tác chuẩn bị
- Thu thập số liệu chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
các xã nằm trong phạm vi khu vực nghiên cứu; các tài liệu, báo cáo, các nghiên
cứu khoa học tại huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Sơn Động tỉnh Bắc
Giang và những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Chuẩn bị bản đồ, ống nhòm, máy ảnh, máy định vị và dụng cụ phục vụ
cho điều tra và thu bắt côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt.
- Xác định hệ thống tuyến, địa điểm điều tra, trên cơ sở các tài liệu về đặc

điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu róm thông: Vòng đời của sâu róm thông,
các thế hệ của sâu róm thông.

13


×