Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Xác Định Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Các Bệnh Thường Gặp Của Nhím Bờm Nuôi Nhốt Trong Nông Hộ Tại Tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG THỊ LAN

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA NHÍM BỜM NUÔI
NHỐT TRONG NÔNG HỘ TẠI TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60 62 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG MẠNH HÙNG

THÁI NGUYÊN NĂM 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung
thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc Sĩ Khoa
học nông nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhà trường và địa
phương. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và


sự kính trọng sâu sắc nhất tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Sau Đại học và
các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo hướng
dẫn: TS. Dương Mạnh Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
triển khai các nội dung nghiên cứu cũng như đã góp nhiều ý kiến quý báu cho việc
hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Chi cục Thú y tỉnh Bắc Kạn, ông
Võ Văn Sự Bộ môn đa dạng sinh học và Động vật quý hiếm Viện chăn nuôi và các
bà con nông dân nuôi Nhím trong tỉnh đã tạo điều kiện, giúp đỡ về thời gian, cơ sở
vật chất, nhân lực giúp tôi hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới toàn thể
gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và sự giúp đỡ vô
hạn về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng chấm
luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
Học viên

Lương Thị Lan


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài.....................................................................................................1
2.1. Xác định được một số đặc điểm sinh học cơ bản của nhím bờm như quá
trình sinh trưởng phát triển, sinh lý sinh dục, sinh sản, khả năng cho thịt và

chất lượng thịt................................................................................................................1
2.2. Xác định được một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị .......................2
2.3. Đưa ra một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả nuôi nhím bờm trong nông hộ2
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ..............................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .....................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................................2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................3
1.1. Vị trí phân loại của nhím bờm trong hệ thống phân loại động vật ................3
1.2. Những hiểu biết về nhím .......................................................................................6
1.2.1. Nhím bờm Nam Phi..............................................................................................6
1.2.2. Nhím Bắc Mỹ ........................................................................................................7
1.2.3. Nhóm nhím Việt Nam ..........................................................................................9
1.2.4. Một số bài thuốc từ con nhím .............................................................................9
1.3. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng phát dục ...................................................13
1.3.1. Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng ...........................................................13
1.3.2. Sự sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng ..............................13
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng.................................................14
1.4. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu các tính trạng ........................................17
1.5. Đặc điểm sinh sản .................................................................................................20
1.6. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng ngoại hình ở động vật .................................20
1.6.1. Màu sắc lông, da .................................................................................................20
1.6.2. Ngoại hình ...........................................................................................................21
1.7. Cơ sở nghiên cứu tập tính của động vật............................................................21


iv
1.7.1. Tập tính của động vật.........................................................................................21
1.7.2. Cơ sở di truyền tập tính ở động vật...................................................................22
1.8. Cơ sở nghiên cứu đề kháng của động vật .........................................................22
1.9. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng sinh trưởng...................................................23

1.9.1. Tốc độ sinh trưởng .............................................................................................23
1.9.2. Khối lượng cơ thể ...............................................................................................24
1.9.3. Tốc độ mọc lông ..................................................................................................24
1.9.4. Kích thước các chiều đo của cơ thể ..................................................................24
1.10. Cơ sở xác định tính trạng của động vật ..........................................................25
1.10.1. Tuổi đẻ lứa đầu .................................................................................................25
1.10.2. Số con đẻ ra - tỷ lệ đẻ .......................................................................................25
1.10.3. Khối lượng con .................................................................................................26
1.11. Tình hình nghiên cứu nhím bờm ở trong và ngoài nước .............................26
1.11.1. Tình hình nghiên cứu nhím ở trong nước ....................................................26
1.11.2. Tình hình nghiên cứu nhím ở nước ngoài ....................................................27
CHƯƠNG 2 : ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................................28
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................28
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu .........................................................................................28
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................28
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..............................................................................28
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................28
2.3.1. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................28
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định các chỉ tiêu .................28
2.3.3. Phương pháp sử lý số liệu và tính toán............................................................32
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................34
3.1. Đặc điểm ngoại hình của nhím bờm ..................................................................34
3.1.1. Hình dáng cơ thể của nhím bờm ......................................................................34
3.1.2. Màu sắc lông, da của nhím bờm .......................................................................34


v
3.2. Khả năng sử dụng thức ăn và các loại thức ăn được sử dụng
nuôi nhím bờm. ........................................................................................................36

3.2.1. Khả năng sử dụng các loại thức ăn của nhím bờm........................................36
3.2.2. Các loại thức ăn trong khẩu phần ăn 1 ngày đêm của nhím bờm ................37
3.3. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của nhím bờm ............................................38
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy của nhím bờm .................................................................38
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của nhím bờm................................................................40
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của nhím bờm..............................................................42
3.4.1. Sinh lý sinh dục của nhím bờm ........................................................................45
3.4.3. Những biểu hiện động dục của nhím bờm ......................................................48
3.5. Theo dõi một số tập tính của nhím bờm ...........................................................49
3.5.1. Tập tính tự vệ và tính nết của nhím bờm .........................................................49
3.5.2. Tập tính ăn ngủ của nhím bờm ........................................................................49
3.5.3. Tập tính giao phối của nhím bờm ....................................................................50
3.5.4. Tập tính đẻ con của nhím bờm .........................................................................51
3.6. Khả năng cho thịt của nhím bờm.......................................................................52
3.7. Thành phần hóa học của thịt nhím bờm ...........................................................52
3.8. Các bệnh thường gặp của nhím bờm ................................................................54
3.9. Sơ bộ hạch toán hiệu quả nuôi nhím bờm ........................................................57
3.10. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả nuôi nhím
bờm.................................................................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................59
1. Kết luận .....................................................................................................................59
2. Đề nghị .......................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................61


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cs


Cộng sự

Tr

Trang

n

Số con

STT

Số thứ tự

Đvt

Đơn vị tính

h

Giờ

g

Gam

Kg

Kilogam


đ

Đồng

%

Phần trăm

kl

khối lượng

a.a

axit amin


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.12. Kết quả mổ khảo sát thịt nhím bờm ..................................................................52
Bảng 3.13. Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt nhím bờm .................................53
Bảng 3.14. Kết quả phân tích thành phần axit amin thịt nhím bờm .....................................53
Bảng 3.15. Kết quả theo dõi các bệnh thư

ng gặp của nhím bờm..................................54



Bảng 3.16. Phác đồ điều trị một số bệnh thư




ng gặp của nhím bờm..............................55

Bảng 3.17. Chi phí thức ăn để sản xuất ra 1kg nhím bờm....................................................57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................59
1. Kết luận ........................................................................................................................59
2. Đề nghị..........................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................61


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng tích luỹ của nhím bờm qua các giai đoạn tuổi ..........40
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của nhím bờm ..............................................42
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của nhím bờm.............................................44
Hình 3.4. Biểu đồ thời gian đẻ con của nhím bờm ......................................................51


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hòa cùng với sự phát triển của nền kinh tế các nước trên thế giới và trong khu
vực, nền kinh tế nước ta cũng có những bước phát triển, nhu cầu của người tiêu
dùng về thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ngày càng được người tiêu dùng quan
tâm. Cùng với nghề nuôi gấu lấy mật, nuôi hươu lấy nhung, nuôi ong lấy mật thì
nghề nuôi nhím đang phát triển rầm rộ trong vài năm gần đây và hiện đang trở

thành nghề chăn nuôi có giá trị thu nhập cao.
Nhím bờm là loại động vật hoang dã quý hiếm sống trong rừng núi ở nhiều địa
phương của nước ta và các nước trên thế giới. Đây là loài động vật đặc sản quý
hiếm: Thịt có mùi thơm đặc biệt, tỷ lệ đạm cao, rất bổ phù hợp với thị hiếu của
nhiều người tiêu dùng được bán trên thị trường với giá cao. Nhím bờm có tầm vóc
cơ thể khá lớn, chịu được kham khổ, dễ nuôi, chống chịu bệnh tật tốt, nguồn thức ăn
đa dạng phong phú, phù hợp với điều kiện kinh tế, khí hậu tập quán chăm sóc của
nhân dân ở nhiều địa phương. Trong một số năm gần đây, nhím cũng đang bị săn
lùng ráo riết đẩy nhím vào nguy cơ diệt vong. Một số nơi đã bắt đầu thuần hóa và
nuôi nhím, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Tuy nhiên, đến nay có rất ít công trình nghiên cứu khoa học nào đi sâu nghiên
cứu về giống nhím bờm. Do vậy những nghiên cứu góp phần xác định về các đặc
điểm sinh trưởng, phát triển, sinh lý sinh dục, sinh sản và các bệnh thường gặp của
nhím bờm là cần thiết. Các nghiên cứu này nhằm cung cấp những thông tin về
giống nhím bờm cho các nhà chăn nuôi để có cơ sở so sánh với các giống nhím
khác. Từ đó góp phần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi động vật hoang dã. Trước thực tiễn đó chúng tôi tiến hành
đề tài: “Xác định một số đặc điểm sinh học và các bệnh thường gặp của nhím
bờm nuôi nhốt trong nông hộ tại tỉnh Bắc Kạn.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Xác định được một số đặc điểm sinh học cơ bản của nhím bờm như quá
trình sinh trưởng phát triển, sinh lý sinh dục, sinh sản, khả năng cho thịt và
chất lượng thịt.


2
2.2. Xác định được một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị
2.3. Đưa ra một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả nuôi nhím bờm trong nông hộ
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài là những tư liệu góp phần nâng cao hiểu biết
về những đặc điểm sinh học cơ bản của nhím bờm.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Những nội dung nghiên cứu của đề tài áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi của
người dân nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
- Góp phần đẩy mạnh chương trình phát triển chăn nuôi nhím bờm trong
nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vị trí phân loại của nhím bờm trong hệ thống phân loại động vật
Nhím Bờm có tên khoa học là Acanthion Subcristatum. Tiếng la tinh có
nghĩa là: Quill big (lợn lông) mặc dù chúng không phải là lợn.
Theo Lê Hiền Hào (1973) [7] nhím bờm là một loài động vật hoang dã có tên
khoa học là Acanthionsubcristatum.
Tiếng Anh là Porcupine.
Tiếng Thái là Tô Miển.
Nhím thuộc loài: Hytrixhodgsoni.
Họ Nhím Hysticidac có bộ răng 1.0.1.3./1.0.1.3 = 20 chiếc
Bộ gặm nhấm Rodentia.
Theo Lê Hiền Hào (1973) [7], loài nhím bờm phân bố ở một số nước như
Nêpan, Axan, Têlaxêrim, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia,Việt Nam,
Trung Quốc (ở tỉnh Thiểm Tây và các tỉnh phía nam lưu vực sông Trường Giang và
có cả ở đảo Hải Nam).
Nhím bờm là loài thú phổ biến gặp ở các địa phương vùng núi và trung du,
(trừ đồng bằng Miền Bắc Việt Nam). Nhím bờm cũng thường gặp trên các đảo gần
bờ ở phía Đông Bắc Bộ, theo Võ Văn Sự và cộng sự (2006) [29].

Nhím lông hay thường được gọi là nhím là tên gọi cho một số loài động vật
thuộc bộ gặm nhấm (Rodentia). Chúng phân bố trên cả Cựu Thế Giới và Tân Thế
Giới. Tên gọi nhím trong tiếng Việt cũng có thể đề cập đến một số loài trong bộ
nhím gai (Erinaceomorpha) hay họ Tachyglossidae của bộ Monotremata, có nhiều
đặc điểm khác hẳn với họ nhím lông Cựu Thế Giới (Hystricidae) và họ nhím lông
Tân Thế Giới (Erethizontidae). Sau lợn nước và hải ly, nhím phân bố rộng thứ ba
trong bộ gặm nhấm. Phần lớn nhím dài từ 630 - 910mm, đuôi dài khoảng 200 250mm. Với khối lượng từ 5,4kg - 16kg, nhím có nhiều màu sắc như: nâu, xám và
ít khi có màu trắng.


4
* Các loài Nhím
Có khoảng 27 loài nhím trong hai họ Hystricidae và Erethizontidae. Chúng
có khả năng tự vệ nhờ bộ lông sắc nhọn xung quanh. Các loại nhím khác nhau có
khối lượng khác nhau khá nhiều: Loài nhím Rothschild (Coendourothschild) ở
Nam Mỹ có khối lượng 1kg, trong khi đó loài nhím Châu Phi (Hystrixcristata) có
thể nặng tới 10kg. Hai họ nhím này khá khác nhau mặc dù chúng cùng thuộc cận
bộ Hystricognathi trong bộ gậm nhấm rộng lớn. Theo
.africaonline.com [43].
Mười một loài nhím trong họ nhím Cựu Thế Giới chỉ sống trên mặt đất.
Chúng được cho rằng tách ra từ cận bộ Hystricognathi từ 30 triệu năm về trước,
sớm hơn nhiều so với họ nhím lông Tân Thế Giới.
Những loài thuộc họ Nhím lông Tân Thế Giới nói chung nhỏ hơn nhiều so
với những loài thuộc họ nhím lông Cựu Thế Giới, mặc dù loài nhím Bắc Mỹ
(Erethirron dorsatum) dài đến 85cm và nặng đến 18kg. Các lông của nhím mọc đơn
lẻ và nhím leo trèo cây rất tốt, tiêu tốn nhiều thời gian trên cây. Các loài nhím lông
Tân Thế Giới đã tiến hóa lông gai của chúng một cách độc lập và có họ hàng gần
gũi với một vài họ khác của tiểu bộ Caviomorpha (tiểu bộ chuột lang) thuộc bộ gặm
nhấm hơn là so với nhím lông Cựu Thế Giới.
* Phân loại Nhím

Bộ Rodentia
Phân bộ Hystricomorpha
Cận bộ Hystricognathi
Họ Nhím Hysticidac: Nhím bờm
Họ Hystricidae: Nhím lông Cựu Thế Giới
Nhím đuôi chổi châu Phi, Atherusrus apricanus
Nhím đuôi chổi châu Á, Atherusrus macrourus
Nhím châu Phi, Hyrtrix cristata
Nhím Cape, Hyrtrixafricaeaustralis
Nhím Himalaya, Hyrtrix hodgsoni
Nhím Ấn Độ, Hyrtrix indicus


5
Nhím Ma Lai, Hyrtrix brachyura
Nhím Suda, Hyrtrix javanica
Nhím Sumatra, Hyrtrixsumatrae
Nhím Borneo, Thecurus crassispinis
Nhím Philippine,Thecurus pumilis
Nhím đuôi dài, Trichys pasciculata
Họ Thryonomyidae: Chuột mía
Họ Petromuridae: Chuột đa man (đề thỏ)
Họ Bathyergidae: Chuột chũi châu phi
Họ Caviidae: Chuột lang
Họ Dasyproctidae: Agouti và acouchi
Họ Erethirontidae: Nhím lông Tân thế giới
Nhím Brasil, Coendou prehensilis
Nhím gai hai màu, Coendou bicolor
Nhím Koopman, Coendou koopmani
Nhím Rothschild, Coendou rothschildi

Nhím cây Mexico Sphiggururus mesicanus
Nhím cây Nam Mỹ Sphiggururus spinosus
Nhím Nam Mỹ Sphiggururus Spinosus
Nhím lùn lông Bahia, Sphiggurus in sidiosus
Nhím lùn lông Pallid, Sphiggururus pallidus (tuyệt chủng)
Nhím lùn lông Brown, Sphiggururus vestitus
Nhím lùn lông gai da cam, Sphiggururus villosus
Nhím đuôi cụt, Echinoprocta rufescens
Nhím gai cứng, Chaetomys subspinosus (đôi khi được coi thuộc họ Echimyidae)
Họ Chinchillidae: Sóc sinsin (chuột lông tơ) và viscacha
Họ Octohontidae: Chuột đá Nam Mỹ, degu
Họ Ctenodactylidae: Gundi
Họ Myocastoridae: Coypu
Họ Ctenomyidae: Tuco - tuco


6
1.2. Những hiểu biết về nhím
Theo “Quỹ Động vật hoang dã Nam Phi” African Wildlife Foundation, nhóm
nhím Nam Phi có 3 giống đó là: Nhím bờm (Crested porcupine) khá phổ biến, tiếp
theo là nhím Nam Phi - South African porcupine (Hystrix africaeaustralis) và cuối
cùng là nhím đuôi chổi (African brush - Tailed porcupine Atherurus africanus) nhỏ
hơn, thon thả hơn và sống cách biệt ở Kenya (Võ Văn Sự và cs, 2005) [30].
Theo các tư liệu của Trường Đại học Michigan, Viện bảo tàng Động vật
(2003) [48] thì vùng Bắc Mỹ cũng có nhím với tên gọi là: nhím, nhím Bắc Mỹ,
nhím Châu Mỹ (American Porcupines).
Như vậy, ta có thể phân loại nhím làm 3 nhóm: nhím Việt Nam, nhím Nam
Phi và nhím Bắc Mỹ. Sau đây là các đặc điểm cơ bản của từng nhóm.
1.2.1. Nhím bờm Nam Phi
Là một trong những loài gặm nhấm lớn và nặng nhất Châu Phi khoảng 20

kg, tuy nhiên chúng khá khác nhau về kích thước như: Đầu hơi tròn, mũi ngắn, mắt
và tai nhỏ. Chân nhím bờm ngắn, khỏe, bàn chân có 5 ngón và được bọc bằng các
móng sắc nhọn, chia thành các đoạn đen, nâu, hơi vàng và trắng. Lông lưng, hai
sườn và đuôi có lẫn với các loại lông mềm khác. Độ dài của lông thay đổi theo bộ
phận trên thân, lông lưng giao động từ 2,5cm đến 30cm. Lông thường nằm bẹp úp
với thân, chỉ khi nào gặp kẻ thù nó mới dựng và xù lên, lông cũng dễ bứt ra khỏi da.
* Nơi ở: Nhím Nam Phi thường sống ở vùng đồi núi, núi đá, nhưng cũng rất
dễ thích nghi ở các địa hình khác. Người ta còn phát hiện nhím này có ở vùng núi
Mt.Kilimanjaro, cao 11,480feet. Chúng thường sống trong các hốc đất, gốc cây, hang
đá và đã được sửa chữa cho phù hợp với nhím. Nhím cũng có thể ở trong các hang
hốc mà con vật khác đã làm, chúng cũng có thể tự đào lấy hang riêng cho mình. Nếu
nhím sống ở một hang nào đó vài ba năm thì hang đó có thể có một vài cửa ra, vào
theo Phùng Quang Trường (2006) [37].
* Tập tính: Là một loài vật được vũ trang tốt, khi gặp nguy hiểm nhím dẫm
mạnh chân, nghiến răng, dựng và xù ra bộ lông điển hình của loài. Khi xù lông đuôi
nhím tạo thành tiếng động. Nếu kẻ thù cứ tiếp tục tấn công nhím sẽ lùi lại và tấn
công vào kẻ thù. Thường quả đánh đó rất hiệu quả vì phần mông của nhím nặng
nhất và lông thường cắm thẳng vào đuôi.


7
Nhím thích đi dọc đường, lối mòn vào ban đêm, chúng có thể đi xa để kiếm
ăn. Thức ăn chính của nhím chủ yếu là rễ cây, củ, quả, hạt tự nhiên. Nhím cũng
rất thích ăn các loại củ, quả do con người trồng như: sắn, khoai lang và cà rốt...
Mặc dù là động vật ăn tạp, nhưng chúng thích ăn cả xương động vật và các loại
khoáng chất khác.
* Đặc điểm sinh sản: nhím Châu Phi có số ngày mang thai là 112 ngày. Một
lứa có thể đẻ được từ 1 đến 4 con. Nhím con phát triển nhanh và mở mắt ngay khi
đẻ ra. Hai tuần sau nhím con có thể rời tổ và lông bắt đầu cứng. Nhím con khá hiếu
động. Nhím con bú mẹ từ 6 đến 8 tuần và tập ăn cây cỏ sau tuổi này. Tuổi thọ

của nhím khá cao, có con sống đến 20 năm. Khi quần thể nhím đông đúc, chúng
có thể gây hại cho hoa màu. Có thể hun khói hoặc dùng chó săn, bẫy để đuổi và
săn bắn chúng.
* Kẻ thù: Nhím trông bề ngoài rất hung dữ, nhưng nhím cơ bản là một loài
nhút nhát. Kẻ thù của nhím là con trăn, con báo, chó sói và đôi khi kẻ thù của nhím
cũng chết do lông nhím đâm vào họng.
1.2.2. Nhím Bắc Mỹ
Có mặt hầu hết ở các vùng Bắc Mỹ từ Alaska đến Labrado. Tại Trung Mỹ có
ở các bang Lake States và New England, ở vùng Trung Bắc có nhiều ở bang
Michigan, Winsconcin và Minnesota. Nhím Bắc Mỹ nặng từ 3 - 7kg. Một số chiều
đo của cơ thể như sau:
Chiều dài thân: 64 - 93cm
Đuôi dài

: 15 - 30cm

Tai dài

: 2 - 4cm

Chân sau dài : 8,5 - 12,5cm
Nặng

: 4 - 8 kg

Màu lông thường nâu sẫm. Lông lưng, hai sườn và đuôi có lẫn với các loại
lông mềm khác. Độ dài của lông thay đổi theo các bộ phận trên thân. Lông lưng ở
nhím dài từ 2,5cm - 30cm, lông thường nằm bẹp úp với thân, chỉ khi nào gặp kẻ thù
nó mới dựng và xù lên. Lông nhím cũng dễ bứt ra khỏi da. Lông nhím có khoảng
hơn 30 ngàn cái, lông dài nhất là ở đuôi và ngắn nhất là ở vùng má.



8
Bàn chân trước có 4 ngón và chân sau có 5 ngón, như vậy đây là một điểm
khác cơ bản giữa nhím Châu Mỹ và Nam Phi. Nhím cái có 2 hàng vú, nhưng cũng
đã bắt gặp cá thể có 3 hàng vú. Nhím Bắc Mỹ hoạt động quanh năm. Thức ăn mùa
hè của nhím chủ yếu là các loại lá cây và cỏ. Mùa đông nhím ăn lớp vỏ bên trong
của cây. Chúng rất thích muối nên thường hay ra đồng nơi mà muối được rắc kết
với nhau thành băng xung quanh khu vực người ở, nhím gặm nhấm tất cả những
gì có chứa muối. Nhím Châu Mỹ cũng rất thích ăn cả xương động vật cũng như
nhím Châu Phi.
Sinh sản ở nhím thường xẩy ra vào đầu mùa đông. Nhím cái thuộc loại động
dục nhiều lần (Polyestrous) và chu kỳ động dục này là 25 - 30 ngày. Rụng trứng xảy
ra đồng thời và có thể thay nhau từ buồng trứng phải đến buồng trứng trái. Thời
gian động dục kéo dài 8 đến 12 giờ. Nhím đực thường đánh nhau tranh giành con
cái. Thời gian chửa của nhím là 90 - 95 ngày.
Nhím mẹ nuôi con đến 6 tháng tuổi, tại phòng thí nghiệm người ta nuôi nhím
con trong vài tháng, nhưng trong cuộc sống hoang dã nhím con có thể tồn tại được
vài tuần sau khi sinh với nguồn thức ăn là cây, cỏ. Sau 2 tuần nhím con có thể ăn
thức ăn cứng, 16 đến 24 tháng tuổi nhím đạt độ thành thục. Nhím có thể sống được
10 năm, trong điều kiện hoang dã nhím có thể sống được 5 - 6 năm. Nhím thường
sống độc thân, tuy nhiên nhiều lúc cũng sống thành từng nhóm đặc biệt là vào mùa
đông. Mùa đông nhím thường trú ẩn trong hang hốc, khi gặp thời tiết xấu nhím
cũng không rời khỏi nơi trú ẩn. Mùa hè nhím hường leo lên cây để tránh sâu bọ.
Nhím nhìn kém, nhưng khả năng cảm giác và khứu giác khá tốt. Nhím thuộc
loài ăn đêm nhưng đôi lúc cũng ra kiếm ăn ban ngày. Nhím thường ở một nơi qua
nhiều năm, nhím cũng hay di cư từ nơi này sang nơi khác để kiếm sống.
Nhím là những “vận động viên bơi lội khá giỏi”. Các tập tính khác của nhím
con Châu Mỹ cũng giống như nhím Nam Phi.
Nhím hiện nay được dùng làm thực phẩm, lông nhím được người Mỹ bản xứ

làm hộp, đồ trang sức và các sản phẩm nghệ thuật khác theo North American
Porcupine (2005) [53].


9
1.2.3. Nhóm nhím Việt Nam
Theo Lê Hiền Hào (1973) [7] loài nhím bờm có ở một số nước như Ne Pan,
Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia, Việt Nam, Trung Quốc (ở tỉnh Thiểm
Tây, các tỉnh phía nam lưu vực sông Trường Giang và có cả ở đảo Hải Nam).
Nhím là loài thú phổ biến gặp ở các địa phương thuộc vùng núi và trung du
(trừ đồng bằng ở Miền Bắc Việt Nam). Nhím bờm cũng thường gặp trên các đảo
gần bờ ở phía Đông Bắc Bộ . Mẫu vật của nhím đã sưu tầm được ở hầu hết các tỉnh:
Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang,
Vĩnh Phú, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nam Hà cũng gặp nhím nhưng
chỉ phát hiện ở gần đồi núi tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình theo Lê Hiền Hòa (1973) [7].
Nhím bờm là loài lớn nhất trong bộ gặm nhấm, nặng trung bình từ 15 - 20
kg, thân và đuôi dài từ 80 - 90cm. Hình dáng nặng nề, mình tròn, đầu to, mõm ngắn
có 4 răng cửa rẹt và rất sắc, mắt nhỏ, tai nhỏ, chân ngắn (4 chi) 2 chi sau ngắn hơn 2
chi trước, móng chân nhọn, sắc để bới rễ, củ cây rừng và đào hang trú ẩn.
Trên lưng lông là những gai cứng, nhọn nhất là nửa lưng phía sau (có hai loại
lông cứng: 1 loại dài nhỏ và một loại ngắn), lông mọc thành chùm từ 3 - 4 cái.
- Ở vùng bụng lông nhím là những sợi cứng có màu đen. Sau gáy có một dải
lông trắng dựng ngược như cái mào, xung quanh cổ viền lông trắng, đuôi ngắn có
những sợi lông phía đầu phình ra thành từng cốc, rỗng ruột màu trắng. Khi gặp kẻ
thù thì nhím dung đuôi, những lông chuông này tạo thành một tiếng kêu “lách
cách”, “lè xè” để dọa nạt kẻ thù và thông báo với những con vật cùng đàn những tín
hiệu để lẩn tránh kẻ thù theo Ngô Trọng Lư (2002) [13].
Nhím có 4 chiếc răng cửa dẹt và rất sắc, tai nhỏ, chân ngắn, móng chân nhọn
và rất sắc dùng để đào bới kiếm ăn và làm hang để ở.

1.2.4. Một số bài thuốc từ con nhím
Thịt nhím hiện nay được dùng làm thực phẩm, tuy nhiên các bộ phận khác của
nhím còn có tác dụng làm dồ trang sức và làm thuốc như: mật nhím được dùng để
chữa đau mắt, xoa bóp các vết thương và dùng để chữa đau lưng. Thịt, ruột già, gan
và cả phân nhím cũng được sử dụng để chữa bệnh phong nhiệt. Đặc biệt dạ dày của
nhím là vị thuốc rất tốt để chữa bệnh dạ dày ở người.


10
Theo Đỗ Tất Lợi (2001) [12], dạ dày của nhím có thể chữa được nhiều bệnh.
Người ta gọi dạ dày nhím là thích vị bì, ta không dùng cả dạ dày mà chỉ bóc lấy lớp
màng bao phủ dạ dày, sau đó đem sấy khô để dùng dần. Khi dùng xao chúng bằng
cát nóng, màng sẽ nở phồng lên, sắc thuốc hoặc tán thành bột để uống.
Dạ dày nhím có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác động vào kinh vị, đại tràng và
có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, giảm đau, trị lậu ra huyết. Có thể
dùng nó để chữa những trường hợp trĩ lòi dom chảy máu, dị mộng tinh, nôn mửa,
lỵ ra máu. Người ta thường dùng với liều lượng từ 6 - 16gam dưới dạng thuốc bột
hay sắc uống.
Theo cuốn “Những động vật cho vị thuốc quý chữa bệnh” tác giả Nguyễn
Hữu Đảng [4] có dùng một số bài thuốc từ con nhím như:
1. Thuốc chữa đau dạ dày
a, Dạ dày nhím: 1 cái
Dùng than củi sấy khô dạ dày nhím, sau đó rang cùng với cát tới khi từ vàng
chuyển màu đen là được. Đem tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g với nước nghệ
loãng. Sau khi uống hết một đợt thuốc, cần nghỉ 2 - 3 ngày. Sau đó lại uống tiếp.
b, - Dạ dày nhím 12g

- Củ mài 30g

- Đường trắng 30g


Dạ dày nhím sấy khô vàng, cùng các vị thuốc tán bột mịn, mỗi lần uống 3g
với nước sôi để nguội, ngày 2 lần sáng, tối.
c, - Da nhím 30g

- Tổ ong mật 15g

Da nhím và tổ ong mật đều được sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 3g với nước
ấm, ngày uống 3 lần.
2. Thuốc chữa cấm khẩu
- Lông nhím 30g

- Quả bồ kết 30g

- Giun đất 40g

Cho các vị thuốc vào nồi đất bịt kín và đốt bên ngoài. Khi các vị thuốc cháy
hết thành than, tán bột cho uống, trẻ em mỗi lần dùng 4g, người lớn mỗi lần dùng
8g. Uống với nước nguội, ngày 2 - 3lần.
3. Thuốc chữa liệt dương
a, - Da nhím 80g

- Tôm 100g


11
Cả hai sao vàng tán bột, ngày uống 2 lần mỗi lần 6g với nước sôi có pha
50% rượu.
b, - Da nhím 40g


- Hạt hẹ 30g

- Múi sầu riêng 100g

Da nhím sao cát cho vàng, các vị thuốc còn lại sấy cho khô, tất cả tan bột,
ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với nước sôi có pha 50% rượu vang. Cần uống liên tục
1 tháng, trong thời gian uống thuốc không gần phụ nữ.
c, - Da nhím 30g

- Nhộng tằm 100g

- Tổ bọ ngựa ở cây dâu (tang phiêu tiêu)
Da nhím sao cát cho vàng, các vị thuốc còn lại sấy cho khô, tất cả tan bột,
ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với nước sôi có pha 50 % rượu vang. Cần uống liên tục
1 tháng, trong thời gian uống thuốc không gần phụ nữ.
4. Thuốc chữa di tinh
a, - Da nhím 20g

- Ngó sen 100g

- Lá đậu ván 150g

Da nhím sao cát cho vàng, các vị thuốc khác sấy khô tán bột mịn. Ngày uống
1 lần trước khi đi ngủ, lượng thuốc 10g với 30ml rượu vang hâm nóng.
b, - Da nhím 50g
- Cam thảo 30g

- Hạt sen 100g
- Hoa mướp 50g


Da nhím sao cát cho vàng, các vị thuốc khác sấy khô tán bột mịn. Ngày uống
1 lần trước khi đi ngủ, lượng thuốc 10g với 30ml rượu vang hâm nóng.
c, - Da nhím 60 g
- Ngũ vị tử 30g

- Dây tơ hồng 60g (có thể dùng hạt)
- Phá cố chỉ 30g

Da nhím sao cát cho vàng, các vị thuốc khác sấy khô tán bột mịn. Ngày uống
3 lần, mỗi lần 5g thuốc với 30ml rượu vang hâm nóng.
5. Thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt
- Da nhím 35g

- Bột hoạt thạch 300g

Da nhím tươi làm sạch cắt thành miếng dài 5cm rộng 3 cm, cho vào bột hoạt
thạch sao nhỏ lửa, khi da nhím khô vàng là được. Lấy da nhím tán bột. Ngày uống 2
lần sáng, tối, mỗi lần 6g thuốc với nước cơm.
6. Thuốc thông sữa
a, - Da nhím 25g

- Da lợn 50g


12
Cả hai sao cát cho khô, tán bột uống mỗi lần 10g với 10ml rượu vang hâm
nóng, ngày hai lần.
- Móng lợn 1 đôi (300g)

b, - Thịt nhím 50g


- Vẩy tê tê 3 cái

Thịt nhím sao cát cho khô vàng, tán bột. Vẩy tê tê nướng trên than củi cho
phồng đều, tán bột. Hai bột thuốc này trộn đều. Móng lợn lấy từ khuỷu đến bàn
chân, làm sạch chặt miếng đem ninh nhừ trước khi ăn cho bột thuốc quấy đều chia 2
lần uống trong ngày.
7. Thuốc chữa chảy máu đường tiêu hoá
a, - Da nhím 30g

- Trắc bách diệp 60g

- Ngó sen 240g

Da nhím sao cát cho cháy đen, ngó sen trắc bách diệp sao cháy tất cả tán bột
mịn, mỗi lần uống 10g, ngày uống 3 lần với nước sôi để ấm.
b, - Da nhím 60g

- Hà thủ ô 120g

Da nhím sao cát cho cháy đen, hà thủ ô chia 2 phần, 1 phần sao cháy, 1 phần
sấy khô. Tất cả tán bột mịn mỗi lần uống 10g, ngày uống 3 lần với nước sôi để ấm.
c, - Da nhím 50g

- Dây mướp 120g

Da nhím sao cát cho cháy đen, dây mướp sấy khô, trộn đều cả 2 thứ mỗi lần
uống 10g, ngày uống 3 lần với nước sôi để ấm.
8. Thuốc chữa cam tích
a, - Thịt nhím 100g

- Phục linh 20g

- Củ mài 25g

- Hạt sen 50g

- Củ súng 30g

Thịt nhím sấy khô, cùng các vị thuốc tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g
thuốc với nước sôi để ấm.
b, - Thịt nhím 150g

- Vỏ quả bưởi 100g

Thịt nhím sấy khô, vỏ bưởi phơi khô, nướng đen tất cả tán bột ngày uống 3
lần mỗi lần 6g với nước sôi để ấm.
9. Thuốc chữa bỏng
a, - Lông nhím 50g

- Nghệ vàng 50g

Lông nhím đốt thành than, nghệ sấy khô, cả hai tán bột mịn cho vào 50ml
dầu vừng trộn đều bôi chỗ đau.


13
1.3. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng phát dục
1.3.1. Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng
Một số tính trạng năng suất của nhím đều có chung bản chất di truyền như
với các gia súc khác, nhưng biểu hiện cụ thể về giá trị kiểu hình của các tính trạng

này lại mang các đặc thù riêng do các gen quy định về di truyền của từng loài. Theo
Nguyễn Ân và cs (1983) [1], Trần Đình Miên và cs (1995) [14], Nguyễn Văn Thiện
(1995) [34], Nguyễn Văn Thiện và cs (1998) [35]: hầu hết các tính trạng về năng
suất hay tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc như: khả năng cho thịt, khả năng
sinh sản, sinh trưởng, cho sữa, cho lông, cho da… đều là các tính trạng số lượng. Ở
các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotype Value - P), do giá trị kiểu gen
(Genotyp value - G) và sai lệch môi trường (Environmental deviation - E) quy định.
Quan hệ này được biểu thị bằng công thức P = G + E.
Khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do
nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành. Đó là gen mà hiệu ứng riêng
biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rất rõ
rệt tới tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygene).
Các minor gen tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và át gen.
Giá trị kiểu gen thể hiện qua công thức: G = A + D + I
Trong đó:
A: là giá trị cộng gộp hay giá trị giống (Additive value or Breeding value)
D: là sai lệch trội (Dominance deviation)
I: là sai lệch tương tác (Interaction deviation)
A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định
được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò quan trọng vì
đó là giá trị giống.
1.3.2. Sự sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng
- Khái niệm về sự sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa,
là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, thể tích, khối lượng các cơ quan bộ phận
và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở các tính chất di truyền từ đời trước truyền lại
theo Trần Đình Miên và cs (1975) [15].


14

Quá trình phát triển của cơ thể là quá trình đồng hóa các vật chất dinh dưỡng,
các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi, nảy nở, vừa
là cơ sở để hình thành chất trong tế bào và giữa các tế bào. Theo Đàm Văn Tiện và
cs (1992) [36] : quá trình sinh trưởng là sự tổng hợp, sự sinh trưởng của các phần cơ
thể như thịt, xương, da, mỡ…
Về mặt sinh học, sinh trưởng ở nhím được xem là sự tăng cường tổng hợp
protein trong các mô bào, vì thế thường lấy việc tăng khối lượng và kích thước các
chiều làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Quá trình này thể hiện ở ba mặt:
Phân chia tế bào để làm tăng số lượng tế bào.
Tăng thể tích của mỗi tế bào.
Tăng thể tích giữa các tế bào.
Người ta biết rằng sinh trưởng của gia súc là một quá trình mang 3 đặc tính:
tốc độ, thời gian và tính chất diễn biến. Tốc độ sinh trưởng biểu thị sự tăng khối
lượng, thể tích, kích thước các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian xác định để cân, đo và tính tốc độ sinh
trưởng nói trên, (Trần Đình Miên và cs 1975) [15].
* Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng
Trong chăn nuôi nhím cũng như chăn nuôi gia súc, gia cầm người ta thường
dùng 3 chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng là : sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng
tuyệt đối và sinh trưởng tương đối.
Sinh trưởng tích lũy: Là sự tăng lên về khối lượng cơ thể, kích thước theo
thời gian khảo sát.
Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước các
chiều cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát theo TCVN (1977) [19] .
Tốc độ sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng,
thể tích và kích thước các chiều cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo
sát theo TCVN (1977) [20].
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
* Yếu tố bên trong (di truyền)
- Ảnh hưởng di truyền của dòng, giống cá thể: trong chăn nuôi gia súc, dòng,

giống có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng. Con sinh ra tiếp thu từ bố mẹ và


15
truyền lại cho đời sau khả năng sinh trưởng mang tính đặc thù của dòng, giống.
Tính di truyền về khả năng sinh trưởng ảnh hưởng tới năng suất vật nuôi. Ảnh
hưởng của dòng, giống đến sự sinh trưởng được nhiều tác giả nghiên cứu và khẳng
định trên các loài gia súc, gia cầm.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [28] cho biết: Yếu tố di truyền là một
trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục
của gia súc. Quá trình sinh trưởng phát dục tuân theo các quy luật sinh học, nhưng
chịu ảnh hưởng của các giống khác nhau.
Nguyễn Thiện và cs (2005) [34] cho rằng: Giống cũng là một yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt.
- Điều khiển quá trình trao đổi chất của các hormone: hormone tham gia vào
tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu.
Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống, kể cả khi chưa có sự hoạt động của tuyến
giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong điều khiển quá trình sinh trưởng. Về sau
điều khiển quá trình sinh trưởng có sự tham gia của tuyến yên. Hormon của thuỳ
trước tuyến yên STH (somatotropin hormone) là loại hormon rất cần thiết cho sinh
trưởng của cơ thể. Theo tác giả Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [33]: STH có tác
dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự
tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là các
xương dài). Khi thiếu hoặc thừa loại hormon này sẽ dẫn đến cơ thể bé (nanismus)
hoặc to (gigantismus). Vào thời kỳ thành thục về tính, các hormon sinh dục như
hormon của dịch hoàn và buồng trứng (androgen và oestrogen) tham gia vào quá
trình điều khiển hoạt động sinh dục của cơ thể và hình thành nên các đặc tính sinh
dục thứ cấp. Hormon sinh dục của con cái tạo ra từ buồng trứng cũng có tác động
đáng kể đến sinh trưởng. Ngoài ra các loại hormon của các tuyến như: tuyến tụy và
tuyến thượng thận cũng tham gia điều tiết sự phát triển của bộ xương và cơ.

* Yếu tố bên ngoài (môi trường)
Trong chăn nuôi nhím ngoài việc cải tiến giống thì thức ăn dinh dưỡng là
một yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển.


16
- Vai trò và nhu cầu về protein, axit amin.
Theo Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985) [3]: Protein là nhóm chất hữu cơ
có phân tử lượng cao và có chứa nitơ. Protein đảm nhiệm nhiều chức năng quan
trọng và là nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào. Quá trình sinh trưởng là quá trình
tăng lên của khối lượng protein, hàm lượng protein trong cơ thể rất cao.
Axit amin là thành phần cấu tạo cơ bản của protein. Theo Từ Quang Hiển và
cs (1995) [9] vai trò của các axit amin trong cơ thể rất đa dạng, nó là thành phần
chủ yếu của protein, nhu cầu protein của cơ thể chính là nhu cầu về axit amin.
Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein bản thân nó theo mức cân đối các
axit amin trong thức ăn, những axit amin nào nằm ngoài mức cân đối sẽ bị oxy
hóa cho năng lượng.
Trong các loại thức ăn, hàm lượng các loại protein rất khác nhau. Một số loại
giàu protein động vật như cá, bột cá, bột thịt, bột máu, tôm, cua, trứng, sữa... Một số
loại thức ăn giàu protein thực vật như: các loại đậu, đỗ và sản phẩm phụ của nó.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [28] cho biết: Nói chung gia súc con tiêu
hóa protein một cách dễ dàng, nhưng do nguồn gốc của thức ăn (động vật hay thực
vật) và bản chất protein khác nhau nên sự tiêu hóa có những đặc điểm khác nhau.
- Vai trò và nhu cầu về khoáng chất.
Theo Từ Quang Hiển và cs (2003) [8] gia súc non cần được cung cấp đầy đủ
khoáng chất để phát triển bộ xương và đảm bảo cho các quá trình xảy ra trong cơ
thể. Nếu tính theo mức tăng trọng thì khoáng chất chiếm 3 - 4% khối lượng cơ thể
tăng. Khả năng sử dụng khoáng chất trong thức ăn của gia súc non tốt hơn gia súc
trưởng thành. Quá trình trao đổi khoáng mà chủ yếu là trao đổi canxi và photpho
xảy ra mạnh mẽ ở gia súc non. Khi gia súc còn non khả năng tích luỹ canxi,

photpho cao. Tuổi càng tăng, khả năng tích luỹ giảm. Nhìn chung, gia súc non cần
hàm lượng canxi lớn hơn photpho, càng lớn và trưởng thành nhu cầu canxi giảm,
nhu cầu photpho tăng lên. Để đảm bảo cho quá trình tiêu hoá hấp thụ và sử dụng
canxi, photpho được tốt, tránh được hiện tượng còi xương. Ở gia súc non cần chú ý
cung cấp đầy đủ, cân đối canxi, photpho.


×