LUẬT THƯƠNG MẠI 1
+
+
+
+
+
-
-
-
Câu 1: Chủ thể của Luật thương mại là ai, điều kiện trở thành chủ thể.
Chủ thể của LTM là những tổ chức, các nhân có đủ điều kiện tham gia vào quan hệ
do LTM điều chỉnh.
Điều kiện:
Thành lập hợp pháp.
Phải có tài sản.
Phải có thẩm quyền kinh tế.
Câu 2: Thương nhân là gì? Gồm mấy loại.
Thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh.
Gồm 2 loại thương nhân:
Các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp)
Cá nhân có đăng kí kinh doanh.
Câu 3: Nguồn của Luật thương mại gồm những văn bản nào.
Hiến pháp
Bộ luật dân sự 2005
Các Luật: Luật doanh nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp 2014, Luật HTX 2012, Luật
đầu tư 2000…Luật cạnh tranh 2004, Luật thương mại 2005, Luật chứng khoán
2006…
Pháp lệnh
Nghị định của CP; Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng CP
Thông tư hướng dẫn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Điều ước quốc tế
Tập quán quốc tế
Điều lệ của thương nhân
Câu 4: Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 so với Luật
Doanh nghiệp 2005
Tách riêng thủ tục thành lập Doanh nghiệp với thủ tục về đầu tư dự án theo Luật
Đầu tư.
Thời gian cấp mới hoặc đăng kí thay đổi nội dung GCNĐK DN là 03 ngày (2005
là 5 ngày)
Nội dung GCNĐK Doanh nghiệp từ 10 ND(2005) giờ còn 4 ND (2014)
Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật của Doanh Nghiệp
Con dấu của Doanh nghiệp: luật DN 2014 quy định doanh nghiệp chỉ cần thông
báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng
-
-
-
-
+
+
+
+
+
+
+
+
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (phải đăng ký với cơ quan công an
2005)
Vốn điều lệ và thời hạn góp vốn của công ty
Điều kiện tiến hành họp và thông qua nghị quyết ĐH đồng cổ đông công ty. Luật
DN 2014, điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông chính thức thay đổi theo
đúng thông lệ quốc tế khi giảm tỷ lệ dự họp từ 65% (luật Doanh nghiệp 2005)
xuống còn 51%.
Người đại diện theo pl của DN: Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép công ty TNHH
và công ty cổ phần có thể tự quyết định, chỉ định một người đại diện theo pháp luật
hoặc trong trường hợp cần thiết thì có quyền tự chủ quyết định việc có nhiều người
đại diện theo pháp luật.
Về Doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp nhà nước quy định tại chương IV Luật DN 2014
Về tổ chức lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
Câu 5 : HTX là gì? Khái niệm, đặc điểm.
Khái niệm: Khoản 1 điều 3 Luật HTX năm 2012 nêu rõ: HTX là tổ chức kinh tế
tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện
thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo
việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX.
Bản chất: k phải DN mà là tổ chức kinh tế tập thể. Mục đích nhằm tương trợ giúp
đỡ lấn nhau giữa các thành viên HTX (đây là đặc điểm khác với các loại hình
DN ). TV HTX bắt buộc use dịch vụ HTX
Đặc điểm:
Tổ chức kinh tế tập thể. Mục đích tương trợ hoạt động các TV trong HTX. Tính
tập thể thể hiện:
Biểu quyết vấn đề chung của HTX
Số lượng TV tham gia
Vốn góp tối đa k quá 20% VĐL. Thể hiện tính tập thể
Tổ chức kinh tế mang tính xã hội
Có số lượng thành viên từ 7 người trở lên
Các thành viên HTX cùng góp vốn,cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. HTX
là chủ thể tham gia hoạt động KD
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí KD. Có sợ
tách bạch TS, thực thể pháp lý độc lập tách biệt với thể nhân
Câu 6: Văn bản điều chỉnh về HTX?
Luật HTX năm 2012:
Ngày thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012
Ngày có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2013
Bao gồm 9 chương, 64 điều
-
-
Nghị định số 193/2013/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của LTX
Câu 7: HTX có phải là doanh nghiệp không? Vì sao?
HTX không phải là doanh nghiệp, vì không được Luật doanh nghiệp điều
chỉnh.
Câu 8: Nguyên tắc hoạt động của HTX?
Tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi HTX
HTX, liên hiệp HTX kết nạp rộng rãi thành viên HTX
Dân chủ, bình đẳng và công khai
Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi
Thành viên, HTX thành viên và HTX, liên hiệp HTX có trách nhiệm thực hiện cam
kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ
Bảo đảm về công tác đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng cho thành viên HTX
Hợp tác và phát triển cộng đồng
Câu 9: Thành lập, giải thể, tổ chức lại HTX?
Thành lập:
Điều 19. Sáng lập viên
+ Sáng lập viên HTX là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện cam kết sáng lập,
tham gia thành lập HTX.
Sáng lập viên liên hiệp HTX là HTX tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia
thành lập liên hiệp HTX.
+ Sáng lập viên vận động, tuyên truyền thành lập HTX, liên hiệp HTX; xây dựng
phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện các công việc để tổ
chức hội nghị thành lập HTX, liên hiệp HTX.
Điều 20. Hội nghị thành lập HTX, liên hiệp HTX
-
Hội nghị thành lập HTX, liên hiệp HTX do sáng lập viên tổ chức theo quy định của
Luật này.
Thành phần tham gia hội nghị thành lập HTX bao gồm sáng lập viên là cá
nhân, người đại diện hợp pháp của sáng lập viên; người đại diện hợp pháp của hộ
gia đình, pháp nhân và cá nhân khác có nguyện vọng gia nhập HTX.
Tphần tham gia hội nghị thành lập liên hiệp HTX bao gồm ng đại diện hợp
pháp của sáng lập viên và của các HTX có nguyện vọng gia nhập liên hiệp HTX.
-
Hội nghị thảo luận về dự thảo điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh của HTX,
liên hiệp HTX và dự kiến danh sách thành viên, HTX thành viên.
-
Hội nghị thông qua điều lệ. Những người tán thành điều lệ và đủ điều kiện theo
quy định tại Điều 13 của Luật này thì trở thành thành viên, HTX thành viên. Các
TV, HTX thành viên tiếp tục thảo luận và quyết định các ndung sau đây:
+ Phương án sản xuất, kinh doanh;
+ Bầu HĐQT và CT HĐQT quyết định việc lựa chọn GĐ (TGĐ) trong số thành viên,
đại diện hợp pháp của HTX thành viên hoặc thuê GĐ (TGĐ);
+ Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
+ Các nd khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của HTX, liên
hiệp HTX
-
Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại khoản 3 Điều
này phải được biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.
Điều 23. Đăng ký HTX, liên hiệp HTX
-
Trước khi hoạt động, HTX, liên hiệp HTX đăng ký tại CQNN có thẩm quyền nơi
HTX, liên hiệp HTX dự định đặt trụ sở chính.
-
Hồ sơ đăng ký HTX, liên hiệp HTX bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký HTX, liên hiệp HTX;
+ Điều lệ;
+ Phương án sản xuất, kinh doanh;
+ Danh sách thành viên, HTX thành viên; danh sách hội đồng quản trị, GĐ (tổng
GĐ), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
+ Nghị quyết hội nghị thành lập.
-
Người đại điện hợp pháp của HTX, liên hiệp HTX phải kê khai đầy đủ, trung thực
và chính xác các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các nội dung đã kê khai.
-
CQNN có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, trường hợp
từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
-
Chính phủ quy định CQNN có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký; trình tự,
thủ tục cấp và nội dung của giấy chứng nhận đăng ký.
Giải thể
Điều 54. Giải thể HTX, liên hiệp HTX
-
Giải thể tự nguyện:
Đại hội thành viên, HTX thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và
thành lập hội đồng giải thể tự nguyện. Hội đồng giải thể tự nguyện gồm đại diện
hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của
thành viên, HTX thành viên.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết giải thể
tự nguyện, hội đồng giải thể tự nguyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau
đây:
+ Thông báo về việc giải thể tới CQNN đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho HTX,
liên hiệp HTX; đăng báo địa phương nơi HTX, liên hiệp HTX hoạt động trong 03
số liên tiếp về việc giải thể;
+ Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với HTX, liên hiệp HTX về
thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản và vốn
của HTX, liên hiệp HTX theo quy định tại Điều 49 của Luật này.
-
Giải thể bắt buộc:
UBND cùng cấp với CQNN cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX, liên hiệp
HTX quyết định giải thể bắt buộc đối với HTX, liên hiệp HTX thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
+ HTX, liên hiệp HTX không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
+ HTX, liên hiệp HTX không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy
định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
+ HTX, liên hiệp HTX không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18
tháng liên tục mà không có lý do;
+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
+ Theo quyết định của Tòa án.
-
Thủ tục giải thể bắt buộc đối với HTX, liên hiệp HTX như sau:
+ UBND cùng cấp với CQNN cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX, liên hiệp HTX ra
quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại
diện của UBND; ủy viên thường trực là đại diện của CQNN cấp giấy chứng nhận
đăng ký; ủy viên khác là đại diện của CQNN chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại
diện, liên minh HTX tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu HTX, liên hiệp
HTX là thành viên của liên minh), UBND xã, phường, thị trấn nơi HTX, liên hiệp
HTX đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, thành viên,
HTX thành viên;
+ Hồ sơ giải thể bắt buộc gồm quyết định giải thể bắt buộc và giấy chứng nhận đăng
ký HTX, liên hiệp HTX;
+ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải
thể có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: đăng báo địa phương nơi
HTX, liên hiệp HTX đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt
buộc; thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với HTX, liên hiệp
HTX về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; xử lý tài
sản và vốn của HTX, liên hiệp HTX theo quy định tại Điều 49 của Luật này.
-
Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều
này, hội đồng giải thể phải nộp 01 bộ hồ sơ về việc giải thể, con dấu và bản gốc
giấy chứng nhận đăng ký HTX, liên hiệp HTX tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận
đăng ký. Việc xử lý các tài liệu khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
-
CQNN đã cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX, liên hiệp HTX phải xóa tên HTX,
liên hiệp HTX trong sổ đăng ký.
-
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải thể bắt buộc, HTX, liên hiệp
HTX có quyền khiếu nại đến CQNN có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án theo
quy định của pháp luật.
Tổ chức lại
Điều 52. Chia, tách hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
-
Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định chia, tách xây dựng
phương án chia, tách trình đại hội thành viên quyết định.
-
Sau khi đại hội thành viên quyết định chia, tách, hội đồng quản trị có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế
với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quyết định chia, tách và giải quyết các vấn
đề có liên quan trước khi tiến hành thủ tục thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã mới.
-
Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được chia, tách thực hiện phương án chia, tách
đã được quyết định và tiến hành thủ tục thành lập theo quy định tại Điều 23 của
Luật này. Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chia, tách phải kèm theo
nghị quyết của đại hội thành viên về việc chia, tách hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã.
-
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Các hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh
toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị
chia.
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị tách và được tách phải liên đới chịu trách nhiệm
về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã bị tách.
+ Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị chia, tách được chuyển
thành tài sản không chia của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi chia, tách
theo phương án do đại hội thành viên quyết định.
Điều 53. Hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
-
Hợp nhất hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
+ Hai hay nhiều hợp tác xã có thể tự nguyện hợp nhất thành một hợp tác xã mới; hai
hay nhiều liên hiệp hợp tác xã có thể tự nguyện hợp nhất thành một liên hiệp hợp
tác xã mới;
+ Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định hợp nhất xây
dựng phương án hợp nhất trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách
nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ
kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của mình về quyết định hợp nhất,
phương án hợp nhất bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản,
vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề khác có liên quan;
+ Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định hợp nhất hiệp
thương thành lập hội đồng hợp nhất. Hội đồng hợp nhất có nhiệm vụ xây dựng
phương án hợp nhất trình đại hội thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp
nhất quyết định. Phương án hợp nhất bao gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở
chính; phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và
những vấn đề tồn đọng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị hợp nhất sang
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất; phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo
điều lệ, dự kiến danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên;
+ Thủ tục đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất theo quy định tại Điều
23 của Luật này.
-
Sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
+ Một hoặc một số hợp tác xã có thể tự nguyện sáp nhập vào một hợp tác xã khác;
một hoặc một số liên hiệp hợp tác xã có thể tự nguyện sáp nhập vào một liên hiệp
hợp tác xã khác;
+ Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập xây dựng
phương án sáp nhập trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách
nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ
kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của mình về quyết định sáp nhập.
Phương án sáp nhập bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản,
vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề khác có liên quan;
+ Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định sáp nhập hiệp
thương về phương án sáp nhập. Phương án sáp nhập bao gồm các nội dung chủ yếu
sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và
những vấn đề tồn đọng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi sáp nhập phải đăng ký thay đổi theo quy
định tại Điều 28 của Luật này.
-
Sau khi đăng ký, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị hợp nhất chấm dứt tồn tại.
Sau khi đăng ký thay đổi, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập chấm dứt tồn
tại.
Câu 10: Quy chế pháp lý thành viên HTX, liên hiệp HTX
- Điều kiện:
+ Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18
tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định
của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ
là cá nhân;
Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
+ Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của
liên hiệp hợp tác xã;
Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;
Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.
+ Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành
viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định
khác.
+ Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục trở thành thành viên hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam và cá
nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
-
Quyền:
+ Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
+ Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.
+ Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.
+ Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
+ Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác
được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải
trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc
kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.
+ Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ
trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã.
+ Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.
+ Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
+ Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật
này và điều lệ.
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
+ Quyền khác theo quy định của điều lệ.
-
Nghĩa vụ:
+ Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.
+ Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.
+ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi
vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
+ Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã
thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.
-
Chấm dứt tư cách:
+ Tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng
lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành
viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;
Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo
quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm
việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;
Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn hoặc góp
vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
Trường hợp khác do điều lệ quy định.
+ Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên được thực hiện như sau:
Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều này thì hội đồng quản trị quyết
định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất;
Đối với trường hợp quy định tại điểm đ, g và h khoản 1 Điều này thì hội đồng quản trị trình đại hội
thành viên quyết định sau khi có ý kiến của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
+ Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên trong trường hợp chấm
dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên thực hiện theo quy định của Luật này và điều lệ.
Câu 11: Về góp vốn trong HTX
- Thành viên góp không quá 20% vốn điều lệ
- LHHTX thành viên góp không quá 30% vốn điều lệ
Câu 12: Tài chính HTX
• Đ42 – Đ51
Câu 13: Phân biệt xã viên HTX và thành viên công ti.
Giống nhau: Xã viên HTX và thành viên công ty đều là người góp vốn và
trở thành chủ sở hữu của tổ chức kinh tế.
Khác nhau:
- Về chủ đầu tư:
+ Xã viên là công dân VN từ đủ 18 tuổi trở lên, hộ gia đình hoặc tổ chức.
+ Thành viên công ty là tổ chức, cá nhân VN và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
+ Như vậy, về chủ đầu tư, HTX có sự khác biệt so với công ty: Chỉ có công dân Việt
Nam mới có thể trở thành xã viên HTX ở Việt Nam, người nước ngoài không được
tham gia vào HTX.
+ Điều 172 Luật HTX quy định cán bộ, công chức được tham gia HTX nhưng phải
được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lí cán bộ, công
chức đó, cán bộ, công chức có thể là xã viên HTX nhưng không được trực tiếp
quản lí và điều hành HTX (Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP). Xã
viên là tổ chức nhưng không được là quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
+ Với thành viên là viên chức, khoản 3 Điều 14, Luật viên chức 2010 quy định: “…
được góp vốn nhưng không được tham gia quản lí, điều hành công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh,HTX, bệnh viện tư, trường hợp tư và tổ chức
nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”.
+ Điều 17 Pháp lệnh về cán bộ, công chức quy định: “ Cán bộ, công chức không được
thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, HTX, bệnh viện
tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư”.
- Về vấn đề góp vốn:
+ Xã viên có thể góp vốn hoặc góp công sức. Pháp luật hạn chế mức góp vốn tối đa
của mỗi xã viên ở mọi thời điểm không vượt quá 30% vốn điều lệ.
+ Thành viên công ty bắt buộc phải góp vốn, không bị hạn chế mức vốn góp tối đa.
+ Nếu như thành viên công ty muốn được tham gia, quản lí, điều hành công ty thì bắt
+
+
-
buộc phải góp vốn( thông qua nhiều hình thức) thì HTX quy định về vấn đề góp
vốn của xã viên linh hoạt hơn. Trong trường hợp có người không có điều kiện góp
vốn nhưng lại mong muốn trở thành thành viên HTX, sẵn sàng góp sức, tán thành
Điều lệ HTX và được Đại hội xã viên chấp nhận thì Nghị định số 177/2004/NĐCP đã quy định hình thức góp sức cụ thể được quy định tại Điều 10 như sau: “ góp
sức dưới các hình thức trực tiếp quản lí, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư
vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kĩ thuật cho HTX tuỳ thuộc nhu
cầu của HTX”.
Về vấn đề quản lí:
Mọi xã viên trong HTX đều có quyền biểu quyết, quyền tham gia bộ máy điều
hành HTX, không phụ thuộc mức vốn góp. Trong biểu quyết, mỗi xã viên có
quyền biểu quyết như nhau, thông qua nguyên tắc mỗi người một phiếu biểu quyết.
Thành viên trong công ty với vấn đề quản lí công ty tương đối phức tạp. Một số
thành viên công ty không có quyền biểu quyết (thành viên góp vốn trong công ty
hợp danh). Quyền tham gia bộ máy quản lí công ty có thể bị hạn chế bằng điều
kiện về mức vốn góp, ví dụ trong mô hình công ty cổ phần. Quyền biểu quyết phụ
thuộc tỉ lệ vốn góp (trừ trường hợp là thành viên hợp danh công ty hợp danh).
Vấn đề chấm dứt tư cách thành viên
Trong những trường hợp như sau, xã viên và thành viên công ty đều chấm
dứt tư cách thành viên:
+ Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
+ Chết, bị Toà án tuyên bố đã chết, mất tích;
+ Bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân
sự ;
+ Bị khai trừ;
+ Do điều lệ quy định
Tuy nhiên, khác với xã viên HTX, thành viên công ty có thể bị chấm dứt tư
cách thành viên nếu như quá 36 tháng mà không nộp đủ số vốn đã cam kết đóng
góp, khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2010/NĐ-CP cũng có quy định về vấn đề này :
“ Thời hạn mà thành viên, chủ sở hữu công ty phải góp đủ số vốn đã cam kết vào
vốn điều lệ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này không quá 36 tháng, kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
bổ sung, thay đổi thành viên”
-
+
+
+
+
Câu 14: Khái niệm và đặc điểm DNTN
Khái niệm doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân:
Là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
Do 1 cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn
quyền quản lý Công ty.
Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của doanh
nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Câu 22: Phân biệt công ty TNHH MTV và DNTN
Thứ nhất: Về chủ đầu tư:
Doanh nghiệp tư nhân: chủ đầu tư chỉ có thể là cá nhân, có thể là công dân Việt
Nam, có thể là cá nhân người nước ngoài, hoạt động theo LDN
- Công ty TNHH 1 thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao
gồm một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu;
Thứ hai: Tư cách pháp nhân
- Doanh nghiệp tư nhân: Không có tư cách pháp nhân
- Công ty TNHH 1 thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư
cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
-
Thứ ba: Trách nhiệm pháp lý
Doanh nghiệp tư nhân: cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
- Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
-
Thứ tư: Tăng, giảm vốn
-
+
+
-
+
+
+
+
+
+
Doanh nghiệp tư nhân: Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có
quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép
đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã
đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ
quan đăng ký kinh doanh
Công ty TNHH 1 thành viên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu
công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác
Câu 22: Khái niệm và đặc điểm công ty TNHH 2 thành viên
Khái niệm: Là công ty có từ hai thành viên là chủ sỡ hữu trở lên (tối đa là 50 thành
viên), và các thành viên chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm
vi vốn góp.
Đặc điểm:
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng không quá năm mươi.
Có tài sản riêng.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều
43, 44 và 45 của Luật doanh nghiệp.
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Không được quyền phát hành cổ phần.
Câu 29: Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu
- Cổ phiếu:
+ Là một chứng thư xác nhận quyền sở hữu trong công ty và cho phép người sở hữu
nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty cổ phần
+ Đặc điểm:
Là một loại chứng khoán vốn, việc phát hành cổ phiếu làm tăng vốn chủ sở
hữu.
Cổ phiếu là một loại chứng khoán không có kỳ hạn thanh toán.
Cổ tức sẽ được trả vào cuối niên để quyết toán
+ Quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông:
Phần vốn góp là vĩnh viễn không được rút vốn lại nhưng có thể chuyển
nhượng quyền sở hữu bằng cách bán cổ phiếu. Trách nhiệm của cổ đông chỉ giới
hạnh trong phần vốn góp.
Quyền được hưởng cổ tức: đươc chia lời khi công ty có lãi tuy nhiên cổ tức
này không cố định phụ thuộc vào lợi nhuận và chính sách chia lời hàng năm của
công ty.
Quyền được tham gia quản lý công ty và phải gánh chịu những rủi ro của
công ty
Quyền lợi đối với các đợt chứng khoán phát hành trong tương lai của công
ty
Được hưởng phúc lợi dành cho cổ đông
- Trái phiếu:
+ Là một lọai chứng thư vay vốn do DN phát hành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết
của DN thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời điểm nhất định cho người
nắm giữ trái phiếu
+ Đặc điểm:
Là một lọai chứng khoán nợ, việc phát hành trái phiếu để huy động vốn vay
trung và dài hạn.
Trái phiếu có thời hạn: là thời hạn đi vay của tổ chức phát hành đối với trái
chủ và được ghi rõ trên bề mặt trái phiếu
Trái phiếu có quy định lợi suất và thời hạn trả: Khác với cổ phiếu không quy
định cụ thể tỷ suất cổ tức và thời hạn trả lãi. Mỗi trái phiếu có ghi cam kết của tổ
chức phát hành thanh toán cho người sở hữu trái phiếu một số tiền lãi cố định vào
một ngày xác định.
Trái chủ là người cho vay tiền nên có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định đối
với khoản vay này:
Lợi tức của trái phiếu không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty
Được hoàn vốn đúng hạn hoặc trước hạn tùy thỏa thuận 2 bên
Được quyền bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố
Được thanh toán trước các cổ phiếu khi công ty thanh lý giải thể
Câu 40: Phân biệt công ty CP và công ty TNHH 2TV
Điểm khác
Công ty cổ phần
Công ty TNHH hai thành viên trở
lên
Lượng thành viên tối thiểu là 3,
Lượng thành viên tối thiểu là 2 và
Số lượng TV không giới hạn thành viên tham
tối đa là 50 thành viên.
gia.
Được phát hành cổ phiếu để huy Không được phát hành cổ phiếu để
vốn
động vốn;
huy động vốn.
chuyển
Được tự do chuyển nhượng vốn Quy định chặt chẽ hơn, phải chào
bán cho thành viên trong công ty
trước. Trong thời gian 30 ngày nếu
thành viên trong công ty không
nhượng vốn theo quy định của pháp luật;
mua hoặc mua không hết, lúc này
mới được chuyển nhượng cho
người ngoài công ty.
Cơ cấu tổ chức phức tạp
Cơ cấu tổ chức đơn giản hơn
gồm:
gồm:
Đại hội đồng cổ đông;
- Hội đồng thành viên;
tổ chức quản Hội đồng quản trị;
CT hội đồng thành viên;
lý
- GĐ hoặc TGĐ;
GĐ hoặc TGĐ;
Công ty cổ phần có trên 11 cổ Công ty TNHH trên 11 thành viên
đông phải có ban kiểm soát gồm phải có ban kiểm soát
từ 3 đến 5 thành viên.