Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trường THCS tân dương, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.72 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục con người phải đảm bảo phát triển cả về thể chất, trí tuệ và tinh
thần. Với thế hệ trẻ, cần trang bị cho các em những tri thức về đời sống tâm lí,
về giới tính, về tình dục để các em có ý thức hơn về những hành vi của mình.
Với quan điểm này, chúng ta có thể thấy được GDGT có vai trò hết sức quan
trọng trong trường học.
Lứa tuổi HS THCS là thời kỳ đang phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần
của con người. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu trong tương lai của đất nước.
Nếu được quan tâm, chăm lo và chuẩn bị đầy đủ những kiến thức cho cuộc sống
tốt đẹp sau này, họ sẽ hoạt động tích cực cho sự phát phát triển của xã hội.
Những thay đổi về kinh tế, xã hội đã kéo theo những hiện tượng yêu sớm,
quan hệ tình dục sớm, hay hiện tượng sống thử, nạo phá thai… của một bộ phận
thanh thiếu niên. Chính vì vậy, GDGT đã được quan tâm và đưa vào hệ thống
trường học để trang bị cho HS những kiến thức về giới tính, góp phần vào sự
hình thành và phát triển nhân cách HS. Tuy nhiên, hiệu quả của chương trình
GDGT đối với HS vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi và đang làm các nhà
quản lý khó khăn trong việc tìm ra con đường GDGT phù hợp cho HS. Muốn
giải đáp những câu hỏi đó cần phải hiểu rõ NC GDGT của các em HS.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nhu
cầu giáo dục giới tính của học sinh Trường THCS Tân Dương, huyện Thủy
Ngun, Thành phố Hải Phịng”. Chúng tơi hi vọng rằng, qua nghiên cứu này
có thể hiểu được phần nào những suy nghĩ, cũng như sự mong đợi của các em
HS THCS để từ đó nâng cao hiệu quả của cơng tác GDGT trong nhà trường.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về NC, NC GDGT và các
khái niệm liên quan đến đề tài.

1



- Tìm hiểu thực trạng NC GDGT của HS trường THCS Tân Dương,
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay, qua đó đề xuất các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDGT trong các trường THCS.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ các khái niệm: NC, GDGT, NC GDGT của HS THCS tạo cơ sở
cho việc nghiên cứu thực tiễn.
- Nghiên cứu thực trạng NC GDGT của HS trường THCS Tân Dương,
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng .
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDGT của HS
THCS.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu GDGT của HS THCS
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Nhóm khách thể nghiên cứu gồm 155 HS trường THCS Tân Dương,
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, 15 giáo viên và cán bộ quản lý
4. Giả thuyết khoa học:
- Hầu hết các em HS đều có NC được tăng cường kiến thức về giới tính
trong nhà trường.
- Mức độ ưa thích GDGT của HS phụ thuộc vào nội dung, người dạy và
cách thức truyền đạt.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng NC
GDGT của HS THCS thông qua nhận thức, hứng thú, mong muốn và sự say mê
của HS về môn GDGT.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng NC GDGT của HS trường
THCS Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
.


- Về thời gian: Từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016

2


- Về số lượng khách thể: Đề tài tập trung khảo sát trên 155 HS trường
THCS Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, 15 giáo viên,
cán bộ quản lý.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1.Phương pháp phân tích, tổng hợp.
6.2.Phương pháp phỏng vấn sâu.
6.3.Phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi.
6.4.Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
6.5.Phương pháp thống kê toán học.
7. Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng NC GDGT của HS trường THCS Tân Dương,
Thủy Nguyên, Hải Phòng.

3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về GDGT ở nước ngoài
Từ xa xưa trong các nền văn minh nhân loại, giới tính đã được đề cập đến
thơng qua hệ thống thần thoại hay qua các thảo luận về tình yêu.
Cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà khoa học ở Châu Âu đã bắt đầu tiến hành

công tác nghiên cứu khách quan về tính dục của con người. Và có thể coi cuốn
“Rối loạn tình dục” của Kraphta Ebing-1886 là mốc đánh dấu đầu tiên.
Đầu thế kỉ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự phổ biến
của các phương tiện truyền thông đại chúng trong xã hội và nhất là sự gia tăng
dân số, vì vậy vấn đề GDGT được nhấn mạnh và đề cập nhiều.
Ở Châu Âu, việc GDGT trong gia đình và trường học được tiến hành từ
rất sớm. Song từ những năm 60 của thế kỉ XX, GDGT mới được khẳng định và
nghiên cứu rộng rãi.
Nghiên cứu của hai tác giả Tôn Vân Hiểu – Trương Dẫn Mặc (từ năm
2002 đến năm 2003) trong cuốn “Hoa hồng giấu trong cặp sách” đã cho thấy
một cái nhìn bao qt về đời sống giới tính và tình dục của lứa tuổi học trò,
cũng như vấn đề GDGT cho lứa tuổi VTN ở Trung Quốc.
1.1.2. Nghiên cứu về GDGT ở Việt Nam
Do chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, nên vấn đề GDGT ở nước
ta vẫn còn tâm lí “né tránh”, chính vì thế mà việc bàn luận một cách công
khai vấn đề GDGT cho thanh thiếu niên bắt đầu khá muộn và chậm chạp.
Từ năm 1985, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả như: Đặng Xuân
Hoài, Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, Bùi Ngọc Oánh, Minh Đức…đã
nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và GDGT.
Những nghiên cứu này đã làm cơ sở cho việc GDGT cho thế hệ trẻ ở nước ta.

4


Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mơ lớn nghiên cứu về giáo dục
gia đình và giới tính cho HS có kí hiệu VIE/80/P09 (do Trần Trọng Thuỷ
chủ nhiệm đề tài) đã được Hội đồng Chính phủ, Bộ giáo dục và đào tạo,
Viện khoa học giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thực hiện với sự
tài trợ của UNFPA và UNESCO khu vực.
Các tác phẩm, cơng trình nghiên cứu của các tác giả Giáo sư Trần

Trọng Thủy với cuốn “GDGT ở nhà trường phổ thông cấp II”, tác giả
Nguyễn Khắc Viện, tác giả Nguyễn Thành Thống hay của TS. Khuất Thu
Hồng đã cho thấy thực trạng về nhận thức, thái độ của HS với vấn đề GDGT từ
đó đưa ra một số biện pháp để đưa GDGT vào trong nhà trường một cách hệ
thống, cũng như nâng cao chất lượng của công tác GDGT cho HS.
Với đề tài nghiên cứu: “NC GDGT của HS trường THCS Tân Dương,
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” chúng tơi tìm hiểu những NC của HS
THCS với mơn GDGT ở nhà trường trung học cơ sở, với mong muốn đóng góp
một phần nào cho cơng tác GDGT nước ta hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Giới tính
Thuật ngữ “Giới tính” có nguồn gốc Latinh là Sectus (nghĩa là chia cắt)
thể hiện chính xác ý định phân chia lồi ra làm hai. Khi nói đến giới tính là nói
đến những khác biệt được xác định về sinh học giữa nam và nữ.
Chúng tôi đồng ý với cách hiểu “Giới tính là sự khác biệt giữa nam và nữ
về phương diện sinh học, bao gồm sự khác nhau về giải phẫu (kích thước, hình
dạng cơ thể…), đặc điểm sinh lý (hoạt động hoóc mon, chức năng của các bộ
phận…).
1.2.2. GDGT
Theo A.G.Khrivcova, D.V.Kolexev: “GDGT là một quá trình hướng vào
việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũng như khuynh
hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết của con người
đối với người khác”.
5


Trong Bách khoa toàn thư y học phương tây (1984) A.V.Petrovxki đưa ra
định nghĩa về GDGT là: Hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo
dục cho thiếu nhi, thiếu niên và thanh niên có thái độ đúng đắn với các vấn đề
giới tính.

Chúng ta có thể hiểu GDGT như sau: GDGT là một quá trình giáo dục
nhằm cung cấp cho các em HS những kiến thức về giới tính, giúp các em
có nhận thức và thái độ đúng đắn với các vấn đề giới tính. Trên cơ sở đó,
hình thành những quan hệ giới tính phù hợp với những chuẩn mực xã
hội, chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng cho cuộc sống tương lai.
1.2.3. Nhu cầu giáo dục giới tính
1.2.3.1. Nhu cầu
Từ điển tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên) định nghĩa: NC là trạng thái cá
nhân, xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại
và phát triển của mình và đó là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân.
A.G.Kovaliop đã tiếp cận khái niệm NC với tư cách là NC của nhóm xã
hội: NC là sự địi hỏi của các cá nhân và nhóm xã hội khác nhau, muốn có
những điều kiện để sống và tồn tại. Như vậy theo ông dù là NC của cá nhân hay
NC xã hội, nó vẫn là sự biểu lộ mối quan hệ tích cực của con người với hồn
cảnh sống.
Trên cơ sở phân tích và tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng
tôi thống nhất với quan điểm về NC như sau: NC là những đòi hỏi tất yếu của
con người cần phải thỏa mãn bằng các phương thức khác nhau để có thể tồn tại
và phát triển. Đó cũng là biểu hiện của tính tích cực hoạt động của con người.
1.2.3.2. Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học cơ cở
NC GDGT của HS THCS có thể được hiểu là mong muốn được giáo dục
các tri thức về giới tính của HS, mà cụ thể là những tri thức về đặc điểm tâm
sinh lý, cách xây dựng mối quan hệ với mọi người đặc biệt là những người
khác giới, về vấn đề sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, vấn đề hơn nhân
gia đình…để các em bước vào cuộc sống tự tin và vững vàng hơn.
6


NC GDGT của HS được nảy sinh, tức là các em HS đang thực sự
thiếu và rất cần thiết được cung cấp những kiến thức về khoa học giới tính

phục vụ cho bản thân, và nếu NC không được thoả mãn, các em sẽ khơng
có được những tri thức đó và có thể gây ra những hậu quả nặng nề. Và như
vậy, khi các em có NC GDGT thì NC này cần phải được đáp ứng để thỏa
mãn nguyện vọng của các em cũng như yêu cầu của xã hội và gia đình, để
mang lại cho các em HS cuộc sống tốt đẹp nhất.
1.2.4. Nội dung giáo dục giới tính
Việc lựa chọn nội dung GDGT phải tuân theo những yêu cầu, những
nguyên tắc chung được quy định bởi mục đích, nhiệm vụ của GDGT và giáo
dục toàn diện, bên cạnh đó lại phải phù hợp với đặc điểm riêng của đối tượng,
phong tục tập quán, đời sống, kinh tế, xã hội…
Tại địa bàn nghiên cứu của chúng tôi trường THCS Tân Dương, vấn đề
GDGT cũng đã được quan tâm và đưa vào trong trường học theo sự chỉ đạo của
Bộ giáo dục và đào tạo thông qua việc lồng ghép và tích hợp với các mơn học
khác như: sinh học, giáo dục công dân, địa lý…. Nội dung của môn GDGT tập
trung vào các chủ đề sau:
- Sự thay đổi tâm sinh lí tuổi dậy thì.
- Quan hệ khác giới, tình bạn, tình yêu.
- Bình đẳng nam nữ và trách nhiệm của nam giới.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Sinh sản.
- Tránh thai.
- Hậu quả của việc phá thai.
Tiểu kết chương 1
GDGT là vấn đề được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm và nghiên
cứu, bởi vai trị quan trọng của nó trong sự phát triển nhân cách toàn diện của
con người. Tuy nhiên, hiện nay xung quanh GDGT vẫn còn nhiều vấn đề tranh
cãi trong việc thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả nhất trong công tác GDGT.
7



Chúng tôi tiến hành nghiên cứu NC của HS trong việc học những kiến thức về
giới tính, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDGT. Tại chương này,
chúng tơi đã trình bày một số nghiên cứu trong và ngồi nước về GDGT, phân
tích và hệ thống hố một số khái niệm cơ bản như: giới, giới tính, NC GDGT,
nội dung GDGT.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHU CẦU GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG THCS TÂN DƯƠNG, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường THCS Tân Dương nằm trên trục đường quốc lộ 10 thuộc địa bàn
Phố Mới xã Tân Dương – huyện Thủy Nguyên – thành phố Hải Phòng. Từ
những năm đầu thành lập với quy mô 3 lớp, 5-6 giáo viên, tới những năm đầu
của thế kỷ 21 trường với quy mô hơn 20 lớp, hơn 800 HS và gần 50 giáo viên.
Nhiều thầy, cô đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cấp thành phố. Các thế
hệ HS nhà trường cũng trưởng thành và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ đất nước.
2.2. Thực trạng nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trườngTHCS Tân
Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
2.2.1.Nhận thức của HS THCS về GDGT
2.2.1.1. Nhận thức về nội dung GDGT của HS
Qua khảo sát 155 HS THCS Tân Dương hiểu về nội dung GDGT, chúng
tôi thu được kết quả như sau:
STT

Nội dung

Tỉ lệ % số
lượt ghi
75,4


1

Quan hệ tình bạn, tình yêu

2

Tâm sinh lí tuổi VTN

75,3

3

Quan hệ tình dục

85,8
8


4

Các bệnh lây truyền qua đường tình
dục

80,7

5

Các biện pháp tránh thai


75,7

6

Hậu quả của việc nạo phá thai

75,7

7

Vấn đề sinh sản

57,1

8

Bình đẳng giới

47,9

Có thể nói, nhìn chung là các em đã hiểu được khá đúng đắn về những
nội dung được trong môn GDGT. Như vậy, các em đã nhận thức được những
kiến thức giới tính nào cần được trang bị cho lứa tuổi các em để phục vụ cho
cuộc sống hiện tại và tương lai của các em.
2.2.1.2. Đánh giá về sự cần thiết của GDGT đối với HS THCS

Số liệu ở biểu đồ trên cho thấy, có đến 90,3% HS cho rằng GDGT là
cần thiết, trong đó với mức độ “Rất cần thiết” chiếm tỉ lệ cao nhất 65,8%
(ứng với 102 HS), và “Tương đối cần thiết” là 24,5% (38 HS). Với số liệu
này khẳng định một lần nữa rằng: Các em HS đã nhận thấy được tầm quan

trọng của GDGT đối với chính bản thân các em.
9


2.2.1.3. Đánh giá của HS THCS về một số quan niệm về GDGT
Đa số HS đều có sự đánh giá tích cực về một số quan niệm mà chúng tơi
đưa ra, chiếm tỉ lệ từ khoảng 80% đến 90% số ý kiến nhận xét.
Qua số liệu trên, rõ ràng HS đã có cái nhìn đúng đắn về mơn GDGT,
khơng cịn là điều gì “ xấu xa” và khơng thể nói được. Ngược lại, hiểu biết
tốt về giới tính sẽ có ý nghĩa trong việc định hướng thái độ và hành vi của
HS. Sự nhận thức tốt này là điều đáng mừng cho công tác GDGT cho HS, bởi
từ nhận thức đúng thì mới có thể dẫn tới thái độ và hành vi đúng. Những
quan niệm cũ về giới tính đã dần được thay thế bởi những tư tưởng tiến bộ,
tôn trọng sự tiến bộ, quyền được hiểu biết về những vấn đề giới tính. Chính
điều này làm cho HS khơng còn e ngại khi tiếp cận với những tri thức về giới
tính.

10


2.2.2. Mong muốn của HS THCS khi học GDGT
2.2.2.1. Mong muốn của HS THCS về nội dung GDGT
Thứ nhất, nội dung sự thay đổi tâm sinh lý tuổi VTN chiếm 92,2% ý kiến
của HS. Ở lứa tuổi này, những đặc điểm thay đổi to lớn về mặt cơ thể, cũng như
tâm lý làm cho các em không tránh khỏi sự tò mò, những băn khoăn và lo lắng.
Bởi vậy, các em rất muốn tìm hiểu và khám phá để lý giải những điều đã và
đang xảy ra với bản thân, nên việc các em mong muốn được học nội dung “tâm
sinh lý tuổi VTN” cũng là phù hợp.
Thứ hai, “Cách cư xử với bạn khác giới, tình bạn, tình yêu” chiếm 89%
mong muốn của HS. Những chủ đề liên quan đến tình bạn, tình u ln rất

hấp dẫn và thu hút sự tham gia hồ hởi của các em. Đây là vấn đề ảnh hưởng
rất lớn tới những suy nghĩ cũng như hành động của lứa tuổi HS THCS.
Nội dung thứ ba được các em lựa chọn chiếm tỉ lệ cao là: “Vẻ đẹp và
cách chăm sóc” với 89,6% ý kiến của HS. Lứa tuổi HS THCS là thời kỳ mà các
em muốn khẳng định bản thân rất mạnh mẽ và để ý đến bạn khác giới cũng
nhiều hơn, nên các em có NC làm đẹp và chăm sóc bản thân cao hơn trước. Vì
vậy, các em có NC được cung cấp những kiến thức về cách chăm sóc bản thân
là điều dễ hiểu.
Những nội dung cịn lại, như tình dục và các bệnh LTQĐTD, sinh sản,
bình đẳng nam nữ….có sự lựa chọn ít hơn, nhưng đều chiếm tỉ lệ rất cao trên
80% ý kiến HS. Có thể lí giải điều này từ những suy nghĩ rằng đây là những nội
dung mang tính chất “tế nhị” và khó nói hơn.
2.2.2.2.Mong muốn về hình thức GDGT của HS THCS
Hình thức

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Học ngoại khóa

106

68,3

Sinh hoạt câu lạc bộ

57

36,7


Lồng ghép vào mơn học khác

35

22,5

Tổ chức thành bộ mơn chính

22

14,1

11


Chỉ phát tài liệu

14

9

Lựa chọn cao nhất là hình thức học ngoại khóa. Và học ngoại khố cũng
là hình thức chủ yếu mà hiện nay trường THCS Tân Dương đang thực hiện
để tổ chức giảng dạy GDGT cho HS.
Mong muốn thứ 2 của HS là, tổ chức theo hình thức sinh hoạt câu lạc bộ
chiếm tỉ lệ là 36,7%. Theo các em HS, hình thức sinh hoạt câu lạc bộ cũng đem
lại tâm lý thoải mái khi trao đổi về giới tính và quan trọng, giúp các em khơng
cảm thấy e ngại khi nói tới những vấn đề nhạy cảm.
Hình thức khác như: “Lồng ghép vào các môn học khác”, “Học thành

mơn học chính thức”, “Chỉ phát tài liệu” có sự lựa chọn nhưng với tỉ lệ ít, cho
thấy các em khơng tin tưởng tính hiệu quả của các hình thức đó.
2.2.2.3. Mong muốn của HS THCS về đối tượng tham gia GDGT
Đối tượng tham gia GDGT

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Các chuyên gia về lĩnh vực này

110

70,9

Giáo viên riêng về lĩnh vực này

56

36,1

Đồn thanh niên

55

35,4

Các thầy cơ giáo ở trường

29


18,7

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
GDGT khơng cịn là vấn đề “xấu hổ” hay “xa lạ” đối với các em HS, thể hiện ở
HS có những mong muốn rất cao ở tất cả những nội dung GDGT mà chúng tôi
đưa ra, chứng tỏ các em đang thiếu hụt kiến thức giới tính và NC cao được học
hỏi những vấn đề đó. Hầu hết HS đều mong muốn hình thức GDGT là học
ngoại khố vì các em cho rằng phù hợp về mặt thời gian cũng như đưa đến cho
các em sự thoải mái về mặt tâm lí khi tiếp cận với những nội dung GDGT.
Cùng với sự mong muốn về hình thức GDGT thì HS lựa chọn đội ngũ chuyên
gia sẽ là người thực hiện công tác GDGT cho các em, do sự tin cậy về mặt trình
độ chun mơn ở đội ngũ này.
2.2.3. Hứng thú của HSTHCS khi học GDGT

12


Nhìn vào số liệu biểu đồ, ta thấy rõ hứng thú của HS với môn GDGT là
không cao, thể hiện qua tỉ lệ chọn lựa là 22,4% các em hứng thú học và mức độ
rất hứng thú chỉ chiếm 9,0% tổng số ý kiến. Những lí do mà các em đưa ra để
giải thích sự hứng thú khi học những nội dung GDGT chính là để giúp cho các
em có những kiến thức cần thiết về bản thân, về giới tính để các em có được
cách cư xử đúng đắn, GDGT mang lại cho cỏc em nhiều kiến thức bổ ích, giúp
cỏc em hiểu hơn về bản thân và biết cách chăm sóc bản thân cho nên em rất hào
hứng khi tham gia học. Bên cạnh đó, tỉ lệ HS tỏ ra “bình thường” với GDGT lại
khá cao chiếm 66,7% và số HS không hứng thú chiếm tỉ lệ thấp nhất là 2,0%.
Với số liệu trên cho thấy, GDGT hiện nay trong nhà trường vẫn chưa gây
được sự hứng thú đối cho HS. Thái độ này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả
học GDGT của HS. Theo tâm lí chung, con người sẽ tích cực hoạt động

chiếm lĩnh đối tượng hơn khi có cảm xúc tích cực với đối tượng đó.
2.2.4. Sự say mê của HS THCS với việc học GDGT
Để tìm hiểu niềm say mê của HS với GDGT, chúng tơi đã thực hiện
phỏng vấn sâu 15 HS có hứng thú với mơn học với câu hỏi: “Em có u thích
học GDGT khơng?” và câu hỏi “Những biểu hiện cụ thể nào chứng tỏ em yêu
thích GDGT?”

13


Tổng hợp những ý kiến của HS qua phỏng vấn chúng tôi thấy rằng: các
em HS được phỏng vấn đều nói rằng thực sự u thích khi học GDGT. Và khi
có hứng thú học GDGT, đặc biệt là đạt đến mức độ say mê thì các em sẽ có
những biểu hiện tìm kiếm, tiếp cận nguồn thơng tin về giới tính qua một số
kênh như: tích cực tham gia những buổi học ở trường, tham khảo qua báo hoa
học trò, trao đổi với bạn bè trên diễn đàn GDGT, nghe chương trình tư vấn trên
đài, tìm thơng tin trên mạng internet…. Như vậy, những biểu hiện về sự say mê
học GDGT của HS chủ yếu tập trung ở việc tìm hiểu qua các buổi học ở trường
và quan phương tiện truyền thông đại chúng, những kênh thông tin khác như
hỏi gia đình, chủ động tìm đến các chuyên gia để tư vấn…ít được các em sử dụng
để tìm hiểu GDGT thoả mãn NC của mình.
2.2.5. Hành vi của HS THCS đối với việc học GDGT
Khảo sát mức độ tham gia học môn GDGT của HS giúp chúng tôi đánh
giá được sự tích cực hay khơng tích cực của các em với môn GDGT trong
nhà trường. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 155 HS với câu hỏi là:
“Bạn có thường xuyên tham gia vào các buổi học GDGT do nhà trường tổ
chức?”. Kết quả thu cụ thể được chúng tôi mô tả ở biểu đồ sau:
Mức độ tham gia học GDGT của HS THCS

Qua bảng số liệu, chúng ta dễ dàng nhận thấy có 53,7% HS lựa chọn là

“thường xuyên tham gia”. Con số này cho chúng ta thấy, việc tham gia học
GDGT của HS là không cao.
14


Lý giải về việc HS tham gia học GDGT, chúng tôi nhận thấy hầu hết HS
tham gia là do nhận thấy những kiến thức về giới tính có ích cho bản thân với tỉ
lệ lựa chọn rất cao (84,6% ý kiến của HS). Điều này cho thấy, việc học GDGT
của HS xuất phát từ chính lợi ích của nội dung GDGT mang lại cho chính cuộc
sống của các em và đây là sẽ là động cơ tích cực thúc đẩy sự tham gia học
GDGT của HS.
Như vậy, những yếu tố thúc đẩy các em tìm hiểu, học GDGT khơng phải
là những yếu tố hời hợt bên ngoài mà là những động lực bên trong liên quan
đến lợi ích của chính bản thân các em. Điều này cho thấy để nâng cao NC
GDGT và hiệu quả của việc học này thì những nhà giáo dục cần phải khai thác
triệt để lí do tích cực này, tức là phải làm sao cho HS thấy hết được những ý
nghĩ cũng như lợi ích của GDGT, từ đó gây hứng thú và thúc đẩy sự tích cực
hơn nữa sự tham gia của HS.
2.3. Thái độ của cha mẹ đối với vấn đề GDGT cho HS THCS
Qua những ý kiến trả lời của HS ghi ở trên phiếu, chúng tôi đã thống kê
được kết quả như sau:
66,5% ý kiến HS cho rằng: cha mẹ ủng hộ và đồng tình với việc GDGT
trong nhà trường. Bên cạnh đó, có 24,3% ý kiến HS nói: cha mẹ có phản ứng
bình thường hoặc khơng có phản ứng gì. Còn lại 5,3% HS trả lời rằng cha mẹ
vẫn còn phân vân “vừa ủng hộ vừa không ủng hộ”. Chỉ có 1,5% nói rằng cha
mẹ phản đối và 2,4% khơng biết được thái độ của cha mẹ.
Với số liệu trên chúng ta thấy, cha mẹ ủng hộ và đồng tình việc GDGT
trong nhà trường cho con em mình là khá cao. Việc cha mẹ ủng hộ chứng tỏ các
bậc cha mẹ đã thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết cho HS trang bị những
kiến thức về giới tính.

Một nguyên nhân nữa dẫn tới thái độ này của cha mẹ là do xã hội phát
triển, những quan niệm về giới tính cũng thay đổi nên đã tác động tới nhận thức
của các bậc phụ huynh, làm cho họ cũng có cái nhìn cởi mở hơn với những nội
dung trong môn GDGT.
15


Như vậy, thực sự nhiều cha mẹ đã thấy vai trò của việc GDGT cũng
như quan tâm tới cách thức thực hiện việc giáo dục này cho con. Cha mẹ đã
có sự cởi mở hơn, và cũng sẵn sàng chia sẻ những tâm sự của con cái họ để
giúp con họ phát triển một cách tốt nhất. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn
còn băn khoăn về phương pháp trò chuyện với con họ về những tri thức giới
tính, bởi đây thực sự cũng khơng phải là điều dễ nói hay nói thế nào cũng
được.
Tóm lại, những thái độ tích cực của cha mẹ trong việc GDGT sẽ là điều
kiện thuận lợi cho các em HS trong việc tiếp cận với những tri thức về giới tính.
Tuy nhiên, cha mẹ cần trang bị những kiến thức về giới tính cũng như kĩ năng
trò chuyện với con về vấn đề này, bởi vai trò quan trọng của các bậc cha mẹ
trong việc giáo dục con cái nói chung và GDGT cho con nói riêng Và như vậy,
cùng với sự giáo dục của nhà trường, cha mẹ là yếu tố quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng GDGT cho HS, từ đó mang đến những điều tốt đẹp nhất
cho cuộc sống hiện tại và tương lai của các em.
2.4.Giải pháp
GDGT tuy chưa trở thành mơn học chính thức trong trường, tuy nhiên
nhà trường cũng đã có những hành động GDGT bước đầu cho các em HS. Do
vậy, nhà trường cũng cần quan tâm đến thời lượng và chương trình đào tạo đã
đủ và đạt yêu cầu cho công tác GDGT, đồng thời nhà trường cần quan tâm đến
tâm tư, nguyện vọng của các em HS như thế nào để có chương trình giảng dạy
phù hợp. Bên cạnh đó, quan tâm đến việc đào tạo những giáo viên có chun
mơn về lĩnh vực GDGT.

Cha mẹ cần phải tìm hiểu những kiến thức về giới tính để nâng cao nhận
thức cũng như thái độ đối với GDGT, nhằm mang lại sự giáo dục tốt nhất cho
con em mình. Tạo một bầu khơng khí gia đình chan hịa tình u thương cũng
rất quan trọng, từ đó mới có thể tạo ra sự tin tưởng của các em và có thể trị
chuyện thoải mái thân mật một cách bình thường về GDGT. Cha mẹ cùng với

16


nhà trường thực hiện những mục tiêu đào tạo trong đó mục tiêu GDGT cho các
em là một mục tiêu quan trọng.
Các tổ chức xã hội cũng mang lại những hỗ trợ khơng nhỏ cho q trình
thay đổi nhận thức của mọi người về GDGT. Cần mở rộng các kênh thông tin
truyền thông cho giới trẻ về GDGT, SKSS. Thường xuyên tổ chức các game
show, chương trình tìm hiểu về SKSS, GDGT. Tuyên truyền về các biện pháp
tránh thai, hậu quả của việc phá thai, mang thai ngoài ý muốn.
Về phía các em: Sự tác động của con cái đến cha mẹ cũng đóng một vai
trị quan trọng khi hình thành thái độ của phụ huynh. Các em cần phải chủ động
hỏi cha mẹ về những vấn đề giới tính ,mà mình cịn thắc mắc để cha mẹ quan
tâm và chủ động trao đổi với các em. Cần có thái độ tích cực hơn trong việc học
các kiến thức liên quan đến GDGT, chủ động trong việc nắm bắt tri thức về giới
tính để bổ sung những thiếu hụt của mình.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. NC GDGT là NC tất yếu của các em HS THCS trong quá trình phát
triển nhân cách tồn diện. NC GDGT của các em cần được đáp ứng, bởi thơng
qua đó các em có đầy đủ những kiến thức về giới tính cũng như những kĩ năng
sống cần thiết cho bản thân, nhằm phục vụ cho cuộc sống hiện tại và chuẩn bị
sẵn sàng cho một tương lai tốt đẹp.
1.2. Hầu hết HS có sự hiểu biết khá tốt về những nội dung GDGT mà các

em đã được học trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, các em lại chưa có sự
hiểu biết sâu sắc ở những nội dung cụ thể, sự hiểu của các em dừng lại ở mức
độ thấp. HS đều cho rằng GDGT có thể tìm hiều ở rất nhiều kênh thông tin
khác, biểu hiện ở việc lựa chọn rất cao ở tất cả các cách thức mà chúng tôi đưa
ra. Và đa số HS đều cho rằng GDGT là rất cần thiết trong trường THCS. Điều
trên còn được thể hiện qua việc các em khẳng định sẽ gặp những khó khăn khi
khơng được trang bị đầy đủ những kiến thức về giới tính.
17


1.3. HS đều mong muốn được học tất cả những nội dung GDGT, điều này
cho thấy hầu hết các em HS đều có NC được trang bị những kiến thức về giới
tính. Các em lựa chọn hình thức GDGT là học ngoại khoá. Bởi theo các em,
học ngoại khoá vừa là hình thức phù hợp về mặt thời gian, vừa mang đến cho
các em cảm giác thoải mái trong việc tiếp thu tri thức giới tính, thơng qua các
hoạt động phong phú và đa dạng. Đa phần các em HS có kì vọng vào đội ngũ
chun gia là những người sẽ thực hiện công tác GDGT trong nhà trường
THCS. Bởi các em cho rằng, chỉ có đội ngũ chuyên gia mới có thể đáp ứng
được NC về kiến thức giới tính của các em. Điều đó, xuất phát từ niềm tin vào
trình độ chun mơn cũng như khả năng hiểu được nguyện vọng của HS.
1.4. Tìm hiểu hứng thú của HS khi học GDGT, chúng tôi thấy rằng: Rất
nhiều HS tỏ thái độ “Bình thường” với GDGT. Chứng tỏ rằng, hầu hết các em
chưa hứng thú với môn học này. Lý do chủ yếu dẫn tới thái độ trên của HS là:
nội dung GDGT nghèo nàn, chưa sâu gây nhàm chán, cách thức truyền đạt của
người dạy chưa phù hợp. Ở từng nội dung cụ thể, các em sự biểu hiện cảm xúc
của các em khác nhau. HS hứng thú hơn cả với những nội dung mà các em cho
rằng gần gũi với lứa tuổi như: tình bạn, tình yêu, thay đổi tâm sinh lý VTN.
1.5. Chính sự khơng hứng thú với môn học là nguyên nhân chủ yếu dẫn
tới việc HS tham gia học mơn GDGT cịn hạn chế, điều này cho chúng tôi thấy
rằng GDGT chưa thu hút được sự quan tâm của các em. Tuy nhiên, việc các em

học GDGT do thấy được lợi ích của mơn học, khẳng định sự hiểu biết đúng đắn
của các em về vai trị của mơn GDGT.
2. Khuyến nghị
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin đề xuất một số khuyến
nghị nhằm nâng cao cũng như đáp ứng được NC GDGT của HS THCS, đó là:
2.1. Đối với các cơ quan chức năng thuộc ngành giáo dục
- Cần có một chương trình GDGT cụ thể, rõ ràng và sâu sắc về mặt nội
dung, hù hợp về mặt hình thức tiến tới xây dựng thành mơn học chính thức để
có thể gây được hứng thú cũng như thoả mãn được NC của các em.
18


- Đào tạo những giáo viên có chun mơn về lĩnh vực GDGT. Bên cạnh
đó thường xuyên bồi dưỡng cho các giáo viên hiện đang thực hiện nhiệm vụ
kiêm nghiệm môn GDGT cả về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy
mơn GDGT.
- Xây dựng phịng tư vấn học đường ở trường THCS để giúp HS tháo gỡ
những khó khăn, khúc mắc của lứa tuổi, để các em yên tâm học tập, tu dưỡng
và phấn đấu.
2.2. Đối với nhà trường và thầy cô giáo
- Quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác GDGT như: tổ chức thêm những
buổi học ngoại khoá với nhiều hoạt động phong phú và đa dạng như: đóng kịch,
thi tìm hiểu về giới tính, giao lưu, toạ đàm với các chuyên gia (như bác sỹ, nhà
tâm lý)… nhằm tạo ra mơi trường GDGT tích cực, lành mạnh cho HS.
- Xây dựng câu lạc bộ như: câu lạc bộ về SKSS VTN để các em HS có
thể tự sinh hoạt, trao đổi những khó khăn của bản thân. Hướng các em vào
những hoạt động lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của các em HS.
- Cung cấp và giới thiệu cho các em những tài liệu, sách báo, kể cả những
tài liệu trên mạng…phù hợp với NC và đặc điểm lứa tuổi để các em tìm hiểu và
tham khảo, để hạn chế các em tiếp xúc với những sách, phim ảnh “đen”…làm

ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành động và lối sống của các em.
- Giáo viên tự nâng cao cho mình những kiến thức và phương pháp
GDGT để nâng cao hiệu quả của công tác GDGT cho HS THCS. Bên cạnh đó,
thầy cơ giáo cần gần gũi, cởi mở để hiểu các em hơn nữa, xây dưng niềm tin ở
các em HS việc chia sẻ những vướng mắc, khó khăn trong học tập cũng như
trong cuộc sống.
2.3. Đối với cha mẹ HS
- Cha mẹ cần nâng cao những hiểu biết của mình về vấn đề giới tính,
SKSS để có thể giải đáp kịp thời và hướng dẫn được con em mình trong quá
trình phát triển.

19


- Cha mẹ phải là người thực sự hiểu, gần gũi và tôn trọng đặc điểm phát
triển lứa tuổi của các em, sẵn sàng chia sẻ với các em những bức xúc của lứa
tuổi, đem lại cho các em cảm giác an tồn trong gia đình của mình.
2.4. Đối với bản thân HS
- Cần có thái độ tích cực hơn trong việc học môn GDGT như: thường
xuyên tham gia các buổi học môn GDGT, chủ động trong việc nắm bắt tri thức
về giới tính để bổ sung những thiếu hụt của mình, tích cực tham gia các hoạt
động liên quan đến việc học môn GDGT do nhà trường cũng như ngoài xã hội
tổ chức…
- Cần mạnh dạn và cởi mở hơn để chia sẻ và nói ra những khó khăn,
vướng mắc của mình để tư vấn kịp thời.

20




×