Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện mỹ đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.44 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ PHƯƠNG HOA

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ ĐẤT
HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ PHƯƠNG HOA

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ XÂY
DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ ĐÁNH
GIÁ ĐẤT HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 60.85.01.03
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Châu Thu

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng


dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Đào Thị Phương Hoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn, trước hết tôi xin chân
thành cảm ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý đào
tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trong suốt quá trình học tập, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, cũng như những kiến thức của các Thầy,
Cô.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Đào Châu
Thu, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi có
thể hoàn thành bản luận văn đạt kết quả tốt nhất.
Đồng thời, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Anh, Chị và Ban lãnh đạo
phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mỹ Đức đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và Ban lãnh đạo Trung tâm
Đánh giá đất - Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất - Tổng cục Quản lý
Đất đai đã giúp đỡ trong quá trình triển khai, thu thập số liệu để tôi hoàn thành
bản luận văn này.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, gia đình của tôi đã động
viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện về mọi mặt, để tôi có thể hoàn thành tốt
chương trình học, cũng như nội dung bản luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Đào Thị Phương Hoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

Trích yếu luận văn

viii

Thesis abstract

ix

Phần 1 MỞ ĐẦU

1

1.1


Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích nghýên cứu

2

1.3

Yêu cầu của đề tài

2

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Một số vấn đề nghiên cứu trong đánh giá đất

3

2.1.1

Một số khái niệm cơ bản đánh giá đất


3

2.1.2

Những nghiên cứu đánh giá đất đai trên thế giới

3

2.1.3

Những nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam

6

2.1.4

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo hướng dẫn của FAO

10

2.1.5

Xác định các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

14

2.2

Những ứng dụng GIS trong đánh giá tài nguyên đất trên thế giới và
ở Việt Nam


2.2.1
2.2.2

16

Những ứng dụng GIS trong đánh giá tài nguyên đất trên thế giới và
ở Việt Nam

16

Giới thiệu vài nét về phần mềm GIS

23

Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

3.1

Địa điểm nghiên cứu

27

3.2

Thời gian nghiên cứu

27


3.3

Đối tượng nghiên cứu

27

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


3.4

Nội dung nghiên cứu

27

3.4.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện

27

3.4.2

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Mỹ Đức

27


3.4.3

Định hướng sử dụng đất huyện Mỹ Đức

28

3.5

Phương pháp nghiên cứu

28

3.5.1

Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu thứ cấp

28

3.5.2

Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp

28

3.5.3

Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

29


3.5.4

Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu theo kết quả nghiên cứu

30

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

33

4.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

33

4.1.1

Điều kiện tự nhiên

33

4.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội

37

4.1.3


Hiện trạng sử dụng đất

39

4.1.4

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

41

4.2

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Mỹ Đức

42

4.2.1

Xác định các loại sử dụng đất

42

4.2.2

Xác định yêu cầu sử dụng đất

45

4.2.3


Xác định, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trong xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai

46

4.2.4

Xây dựng các bản đồ đơn tính

49

4.2.5

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Mỹ Đức

64

4.2.6

Mô tả các đơn vị bản đồ đất đai

68

4.3

Định hướng sử dụng đất huyện Mỹ Đức

70

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


72

5.1

Kết luận

72

5.2

Kiến nghị

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

PHỤ LỤC

78

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CEC

: Dung tích hấp thu

FAO

: Tổ chức nông - lương thế giới (Food and Agriculture Organisation)

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

LMU

: Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)

LUT

: Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)

OM (%)

: Hàm lượng chất hữu cơ tổng số

pHKCl

: Độ chua của đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Hệ thống trạm bơm huyện Mỹ Đức

36

Bảng 3.2

Hiện trạng sử dụng đất huyện Mỹ Đức năm 2013

40

Bảng 3.3

Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất

46

Bảng 3.4

Các chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai huyện Mỹ Đức

49

Bảng 3.5


Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ đất

50

Bảng 3.6

Tổng hợp diện tích các loại đất trên địa bàn huyện

50

Bảng 3.7

Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ địa hình

54

Bảng 3.8

Tổng hợp diện tích các mức địa hình trên địa bàn huyện

54

Bảng 3.9

Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ thành phần cơ giới

56

Bảng 3.10 Tổng hợp diện tích các mức thành phần cơ giới trên địa bàn huyện


57

Bảng 3.11 Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ chế độ nước

59

Bảng 3.12 Tổng hợp diện tích chế độ nước trên địa bàn huyện

59

Bảng 3.13 Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ độ phì

62

Bảng 3.14 Tổng hợp diện tích độ phì trên địa bàn huyện

62

Bảng 3.15 Số lượng và đặc tính các đơn vị đất đai huyện Mỹ Đức

66

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1


Các bước xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Hình 1.2

Sơ đồ quy trình chồng xếp bản đồ đơn vị đất đai khu vực Sa Pả

12

- Tả Phìn

23

Hình 2.1

Trình tự xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

31

Hình 3.1

Bản đồ hành chính huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

33

Hình 3.2

LUT 1 (đất trồng lúa)

42


Hình 3.3

LUT 2 (đất chuyên màu)

43

Hình 3.4

LUT 2 (đất trồng cây lâu năm)

45

Hình 3.5

Sơ đồ loại đất huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

52

Hình 3.6

Sơ đồ địa hình tương đối huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

55

Hình 3.7

Sơ đồ thành phần cơ giới huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

58


Hình 3.8

Sơ đồ chế độ nước huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

61

Hình 3.9

Sơ đồ độ phì huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

63

Hình 3.10 Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

65

Page vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Trong quá trình đánh giá đất cần phải căn cứ vào nguồn cơ sở dữ liệu, xác định
các chỉ tiêu đánh giá của các loại sử dụng đất để có thể bố trí cây trồng hợp lý. Vì
việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là rất cần
thiết. Kết quả nghiên cứu tại huyện Mỹ Đức đã tập trung vào việc ứng dụng công
nghệ GIS để thành lập bản đồ đơn vị đất đai thông qua việc chồng xếp 05 bản đồ
đơn tính, gồm: bản đồ loại đất, bản đồ địa hình, bản đồ thành phần cơ giới, bản
đồ chế độ nước, bản đồ độ phì. Nguồn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
được quản lý trên phần mềm Mapinfo và theo hệ toạ độ chuẩn quốc gia VN

2000. Trong đó, mỗi bản đồ có sự phân loại và phân cấp đặc trưng riêng biệt.
Bản đồ đơn vị đất đai là cơ sở khoa học để định hướng sử dụng hợp lý đất nông
nghiệp tại khu vực nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


THESIS ABSTRACT
During the land evaluation process must be based on the data base resource,
identifying the indicators of land assessment to be able to arrange a reasonable
crop. Since the application of geographic information system for mapping land
units is essential. The reseach in My Duc district has focused on the application
of GIS technology for mapping land units by overlaying 05singular maps:
including soil type maps, topographic maps, mechanical composition map,
country map modes, maps fertility. Sources of spatial data and attribute data are
managed on MapInfo software and follow the national standard coordinate
system VN 2000. In that, each map has a hierarchical classification and specific
characteristics. Map unit of land is a scientific basis to guide the rational use of
agricultural land in the study area.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là đối tượng lao

động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất đai đóng vai trò cho sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người, là cơ sở tự nhiên và là tiền đề cho mọi quá trình
sản xuất.
Để sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên đất đai một cách có hiệu
quả thì đánh giá đất đai là một công tác có vai trò rất quan trọng. Đánh giá đất đai
làm cơ sở cho việc phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, đồng thời cải tạo hạn
chế và sử dụng có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Theo quy
trình đánh giá đất đai của FAO, thì việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là một
trong những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở để so sánh với các yêu
cầu sử dụng đất của từng loại hình sử dụng đất.
Trong quản lý tài nguyên, Việt Nam cũng như nhiều nước trên Thế giới đó
ứng dụng công nghệ thông tin như là một công cụ lưu trữ, quản lý, phân tích và
hỗ trợ giải pháp có hiệu quả cao. Hệ thống Thông tin địa lý (Geographic
Information System - GIS) là một công nghệ máy tính tổng hợp tuy mới chỉ ra đời
vào thập niên 70 của thế kỷ trước nhưng cho tới nay đó được ứng dụng rộng
khắp trên toàn Thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những năm gần
đây, GIS đó được nhiều cơ quan, tổ chức đó ứng dụng trong việc nghiên cứu
nông nghiệp và đặc biệt là trong đánh giá đất đai.Việc áp dụng công nghệ GIS
trong đánh giá đất đang dần phổ biến và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên
công nghệ GIS đã được thực hiện ở nhiều địa phương, đem lại hiệu quả cao trong
công tác quản lý, đánh giá việc sử dụng nguồn tài nguyên đất ở Việt Nam.
Mỹ Đức là một huyện thuộc đồng bằng sông Hồng có nhiều tiềm năng
trong sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích tự nhiên là 22.619,94 ha; trong đó
diện tích đất nông nghiệp có 14.147,30 ha, chiếm 62,54% diện tích đất tự nhiên.
Khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, là ưu thế phát triển các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1



cây trồng nông nghiệp ngắn ngày.
Do đó, việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS nhằm đánh
giá chính xác quỹ đất cả về số lượng lẫn chất lượng, làm cơ sở cho việc xác định
yêu cầu sử dụng đất huyện Mỹ Đức là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây
dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện Mỹ Đức, thành phố
Hà Nội” được lựa chọn để thực hiện.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHİÊN CỨU
- Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai nhằm đánh giá
đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức.
- Định hướng sử dụng đất huyện Mỹ Đức.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được các chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản đánh giá đất
Đánh giá đất là quá trình xem xét khả năng thích hợp của đất đai với những
loại hình sử dụng đất khác nhau. Nhằm cung cấp những thông tin về sự thuận lợi
và khó khăn của việc sử dụng đất làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định
về việc sử dụng đất một cách hợp lý. Thực chất công tác đánh giá đất đai là quá
trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai với các yêu cầu sử dụng đất.
Định nghĩa theo FAO đề xuất năm 1976 như sau: “Đánh giá đất đai là quá
trình so sánh, đối chiếu giữa những tính chất vốn có của những vạt/khoanh đất

cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải
có”.
Như vậy, việc đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao
gồm cả không gian, thời gian các yếu tố tự nhiên và xã hội. Cho nên, đánh giá đất
không chỉ là lĩnh vực tự nhiên mà còn mang tính kinh tế, kỹ thuật.
2.1.2. Những nghiên cứu đánh giá đất đai trên thế giới
Quá trình nghiên cứu và phát triển đánh giá đất trên thế giới đã hình thành
nhiều trường phái đánh giá khác nhau, trong đó đáng chú ý là một số trường phái
và phương pháp đánh giá đất sau đây:
a) Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)
- Việc đánh giá đất ở Liên Xô cũ được thực hiện theo quan điểm đánh giá
đất của V.V Docuchaev bao gồm 3 bước:
+ Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng
+ Đánh giá khả năng sản xuất của đất
+ Đánh giá kinh tế đất
Đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp việc phân hạng thích hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


mới chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá các yếu tố tự nhiên của đất đai và chưa
xem xét kỹ đến khía cạnh kinh tế - xã hội, môi trường (Đỗ Nguyên Hải, 2000).
b) Đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ
Phương pháp “Đánh giá tiềm năng đất đai” của Hoa Kỳ đã phân chia đất đai
thành các lớp (class), lớp phụ (subclass) và đơn vị (unit). Cơ sở đánh giá tiềm
năng sử dụng đất dựa vào nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn và nhóm những yếu
tố hạn chế tạm thời, về sau phát triển thành phương pháp yếu tố: Bằng cách
thống kê các yếu tố tự nhiên, kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm

hoặc 100% để làm mốc so sánh với các sử dụng đất khác. Phương pháp đánh giá
khả năng sử dụng thích hợp (USDA) tuy không đi sâu vào từng loại sử dụng cụ
thể đối với sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế -xã hội, song rất quan tâm
đến những yếu tố hạn chế bất lợi của đất đai và việc xác định các biện pháp bảo
vệ đất, đây cũng chính là điểm mạnh của phương pháp đối với mục đích duy trì
bảo vệ môi trường và sử dụng đất bền vững (Đỗ Nguyên Hải, 2000).
c) Đánh giá đất của tổ chức FAO
Từ năm 1970, tổ chức Nông - Lương liên hợp quốc (FAO) đã xây dựng tài
liệu “Đề cương đánh giá đất đai”. Đến năm 1976, phương pháp đánh giá đất của
FAO ra đời (A Framework for land Evaluatinon,1976) nhằm thống nhất các tiêu
chuẩn đánh giá đất trên toàn thế giới và hoàn thiện vào các năm sau đó để áp
dụng cho từng đối tượng cụ thể như:
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nước trời (FAO, 1983).
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới (FAO, 1985).
- Đánh giá đất cho phát triển nông thôn (FAO, 1988).
- Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất
(FAO, 1989).
- Đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp (FAO, 1990).
- Đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh (FAO, 1991).
Cơ sở khoa học của phương pháp đánh giá đất theo FAO dựa vào phân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


hạng đất thích hợp đất đai, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của các loại
hình sử dụng với các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến
hiệu quả sử dụng đất để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu. Cấu trúc phân
hạng thích hợp đất đai của FAO được thể hiện ở 4 cấp: bộ (order), lớp (class), lớp
phụ (subclass), đơn vị (unit).

Trong quy trình đánh giá đất của FAO, điều tra đất được xem là một phần
thiết yếu và yêu cầu thu thập những thông tin từ nhiều phương diện của đất đai
bao gồm thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, các điều kiện địa chất, khí hậu, thuỷ văn,
lớp phủ thực vật và cả các điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến mục đích sử
dụng đất (Đỗ Nguyên Hải, 2000).
Năm 1996 tổng kết về các hệ thống đánh giá đất trên đây FAO đã có nhận
định: Các nhân tố kinh tế, xã hội yêu cầu phải cân nhắc kỹ trong đánh giá đất.
Phương pháp đánh giá đất đai thích hợp còn liên quan đến các các yếu tố kinh tế,
xã hội như sở hữu đất đai, khả năng lao động, những quyết định về mặt chính
sách, luật pháp, hệ thống hạ tầng, thị trường và khả năng đầu tư tài chính…các
nhân tố kinh tế, xã hội là những kết quả để giúp cho việc đánh giá đất. Việc nhấn
mạnh những yếu tố hạn chế trong sử dụng và quản lý đất có tính đến các vấn đề
về môi trường trong các phương pháp đánh giá đất của FAO và của Hoa Kỳ là rất
có ý nghĩa cho việc tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt trên những
loại đất có vấn đề và dễ bị suy thoái.
Tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững của FAO (1976) với 3 nhóm chính
là môi trường - sinh thái, tác động đến xã hội và hiệu quả kinh tế. Cụ thể như sau:
Môi trường - sinh thái gồm các chỉ tiêu:
- Xét trên quan điểm hệ sinh thái: nhân tạo hay tự nhiên, năng suất sinh học
cao hay thấp, dễ hay khó bị thay đổi.
- Tác động đến môi trường: nước thải (hàm lượng các chất thải độc hại có
trong nước thải); đất, trầm tích (hàm lượng dinh dưỡng và các chất thải độc hại
có trong đất theo độ sâu tầng đất); dịch bệnh (có hay không khả năng xảy ra dịch
bệnh trong sản xuất)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


- Điều kiện tự nhiên khác: thay đổi bề mặt tự nhiên của đất.

- Tác động đến sức khoẻ con người: khả năng tạo ra các chất độc hại đến
sức khỏe con người.
Tác động đến xã hội gồm các chỉ tiêu:
- Công ăn việc làm: số công lao động/ha/năm.
- Khả năng chấp nhận của người lao động (thu hút lao động)
- Khả năng chấp nhận sản phẩm của thị trường
- Phân hoá xã hội (phân chia giàu nghèo, khả năng đầu tư và nợ vốn)
- Các xung đột xã hội và môi trường (mang lại hiệu quả kinh tế cao trước
mắt nhưng tổn hại lâu dài đến môi trường...)
Hiệu quả kinh tế gồm các chỉ tiêu:
- Giá trị sản xuất (sản lượng * giá sản phẩm)
- Tổng chi phí biến đổi (đầu tư cơ bản và hàng năm)
- Thu nhập hỗn hợp
- Hiệu suất đồng vốn
- Giá trị ngày công lao động
Từ những tiêu chí trên tùy theo từng quốc gia hay vùng lãnh thổ có thể hình
thành bộ chỉ tiêu đánh giá các hệ thống sử dụng đất khác nhau phù hợp với điều
kiện thực tế.
2.1.3. Những nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam
Nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam được thực hiện từ những năm 70 của
thế kỷ trước chủ yếu chỉ tiêu đánh giá là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình. Phân
loại khả năng thích hợp đất đai của FAO đã được áp dụng ở Việt Nam từ năm
1986 với các nghiên cứu tiêu biểu của Bùi Quang Toản, Tôn Thất Chiểu, Vũ Cao
Thái. Các kết quả nghiên cứu đã đưa ra được chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá phân
hạng đất cho từng loại cây trồng, các vấn đề về khí hậu, thủy văn và điều kiện
kinh tế xã hội vẫn chưa được đề cập.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6



Các nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam từ những năm 1992 đến nay đều
áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO được thực hiện ở các phạm vi, vùng
lãnh thổ theo hệ thống từ cả nước đến các vùng sinh thái đến các tỉnh, các huyện
và cả ở phạm vi các vùng chuyên canh hẹp. Một số công trình nghiên cứu tiêu
biểu theo thời gian phải kể đến:
Bảy vùng kinh tế của toàn quốc (vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông
Hồng, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long) đều
đã được đánh giá đất đai trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 do các tác giả: Trần An
Phong (1995); Nguyễn Văn Nhân (1996); Nguyễn Công Pho (1995); Nguyễn
Khang, Phạm Dương Ưng (1995).
Năm 1995 Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp đã nghiên cứu đánh giá
đất trên phạm vi cả nước, ở tỷ lệ bản đồ 1/250.000 trong đề tài nghiên cứu “Đánh
giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền” (Trần
An Phong, 1995), đồng thời thực hiện đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc
vùng đất đặc thù (đất đỏ bazan) và rất nhiều các nghiên cứu đánh giá đất khác,
kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định
“việc vận dụng nội dung phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu chuẩn và
điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay” (Nguyễn
Khang, 1995).
Một số tỉnh đã thực hiện đánh giá đất theo phương pháp của FAO ở tỷ lệ
bản đồ 1/50.000 hoặc 1/100.000 như Hà Tây (cũ), Ninh Bình, Bình Định, Gia Lai
từ năm 1994; Bà Rịa Vũng Tàu năm 2000; Bạc Liêu, Cà Mau năm 2001 và
Thanh Hóa năm 2012.
Những năm gần đây ứng dụng GIS trong đánh giá đất theo FAO đã được
nghiên cứu nhiều ở cả phạm vi cấp vùng, cấp tỉnh và cấp huyện hay các vùng
chuyên canh hẹp với mục đích xác định các hệ thống sử dụng đất và tiềm năng sử
dụng đất, qua đó đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả đồng thời
duy trì bảo vệ môi trường như: đánh giá thoái hóa đất các cùng Tây Nguyên,
Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du miền núi phía Bắc và Đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


bằng sông Cửu Long (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010); tỉnh Kon Tum (Trần
An Phong, 2008); huyện Hồng Dân (Lê Tấn Lợi, 2012); huyện Hải Hà (Lê Thái
Bạt và cộng sự, 2008).
Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đánh giá đất đều đã xác định số đơn vị
bản đồ đất đai (LMU), với số loại hình sử dụng chính tương ứng, đồng thời phân
lập được các hệ thống sử dụng đất và lựa chọn các loại hình sử dụng có triển
vọng của vùng nghiên cứu. Một số kết quả nghiên cứu đánh giá sử dụng đất ở
phạm vi hẹp như cấp huyện còn đề cập tới các vấn đề có liên quan đến hiệu quả
kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất nhưng chủ yếu là những
so sánh định tính. Các nghiên cứu đánh giá đất đều tập trung đánh giá thích nghi
theo điều kiện tự nhiên. Một số nghiên cứu có xem xét thêm yếu tố kinh tế song
chưa đi sâu vào nghiên cứu đánh giá tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và môi trường gọi là đánh giá đất đai bền vững.
Ứng dụng đánh giá đất theo FAO và kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu (MCE)
trong đánh giá đất cho quản lý sử dụng đất bền vững đã được một số tác giả
nghiên cứu cho kết quả khả quan. Lê Cảnh Định (2011) đã áp dụng phương pháp
đánh giá đất cho quản lý sử dụng đất bền vững (ESLM) liên quan đến nhiều lĩnh
vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. Đây là bài toán vận dụng phương pháp
đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) cho đánh giá đất tỉnh Lâm Đồng, kết quả đánh giá đất
là phù hợp với thực tiễn của địa phương (Lê Cảnh Định, 2011). Võ Quang Minh
và các cộng sự (2003) đã nghiên cứu và cho rằng đây là phương pháp tập hợp các
thông tin từ một số chỉ tiêu để hình thành một chỉ số duy nhất cho việc đánh giá.
Áp dụng trong nghiên cứu về phân định và hợp nhất cơ sở dữ liệu phục vụ quy
hoạch sử dụng đất được thí điểm tại xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành,
thành phố Cần Thơ đã cho thấy trong phương pháp này các trọng số sẽ được gán

cho các chỉ tiêu tùy thuộc vào mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu và từ đó việc
đánh giá thích hợp của FAO được chi tiết hóa hơn. Lê Quang Trí và cộng sự đã
áp dụng phương pháp này trong đánh giá đất xã Song Phú và huyện Tam Bình
tỉnh Vĩnh Long cho kết quả khả quan khi phân tích hệ thống canh tác với các kỹ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


thuật đánh giá đa mục tiêu (Lê Quang Trí và cộng sự, 2006). Huỳnh Văn Chương
và Lê Văn Mai cũng sử dụng phương pháp đánh giá đất đa tiêu chí để đánh giá
đất trồng cây cao su tại vùng đồi núi của huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế
(Huỳnh Văn Chương và Lê Quỳnh Mai, 2012).
Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu còn được sử dụng nhiều trong đánh giá
môi trường chiến lược của các phương án quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội ở một số tỉnh, thành phố như Thừa Thiên Huế; Hải Phòng; Hà
Tây (cũ); thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh… Trong đó các chỉ tiêu đánh giá
về kinh tế, xã hội, môi trường được cân nhắc, tổng hợp từ các tiêu chí khác nhau
tại cùng một thời điểm rất rõ ràng minh bạch bằng điểm số và các hệ số tầm quan
trọng từ đó xác định được phương án sử dụng đất bền vững (Phạm Ngọc Đăng và
cộng sự, 2006).
Theo Lê Thị Giang (2012), việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ
đánh giá đất tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang gồm các bước như sau:
- Lựa chọn bản đồ nền với tỷ lệ thích hợp cho việc đánh giá đất của vùng/
khu vực nghiên cứu.
- Lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp (các đặc tính và tính chất đất đai) thích
hợp với các LUT cần đánh giá.
- Xây dựng các bản đồ đơn tính/chuyên đề theo các chỉ tiêu phân cấp được
lựa chọn theo mục đích, yêu cầu và phạm vi đánh giá đất. Đối với phạm vi

huyện, xã, trang trại: theo mục đích sử dụng và điều kiện sử dụng đất với các yêu
tố tính chất /độ phì đất, điều kiện tưới tiêu, mức độ thâm canh, khả năng thâm
canh.
- Thực hiện chồng ghép các bản đồ đơn tính cùng tỷ lệ và cùng hệ tọa độ
dùng phương pháp chồng ghép của GIS. Dùng phần mềm ArcGIS giúp chồng
ghép các bản đồ đơn tính để có được bản đồ tổng hợp có đầy đủ các thông tin đặc
tính của đất đai như đất, độ dốc, chế độ nước,...
- Thống kê, mô tả các đơn vị bản đồ đất đai (LMU)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Các phần mềm như Excel, Access,... cũng như các phần mềm GIS giúp
tổng hợp diện tích các đơn vị bản đồ đất đai theo các mục đích khác nhau:
+ Thống kê số lượng và diện tích các LMU
+ Thống kê số khoanh của mỗi LMU và mức độ phân bố của chúng
+ Đặc tính và tính chất đất của các LMU
- Mỗi khoanh trên bản đồ đơn vị đất đai hoàn thành sẽ được ghi ký hiệu và
màu sắc đầy đủ, trong đó chứa đựng các thông tin để có thể khai thác ở các mục
đích tiếp theo như tìm đất đai thích hợp cho một loại cây trồng nào đó, phục vụ
quy hoạch sử dụng đất,....
Nhận xét:
Có thể thấy rõ ở phạm vi lớn toàn quốc, các vùng sinh thái và phạm vi cấp
tỉnh những nghiên cứu đánh giá đất đã có ý nghĩa lớn cho việc hoạch định các
chiến lược sử dụng, quản lý đất cũng như những định hướng cho việc sử dụng
đất bền vững. Tuy nhiên, những nghiên cứu đánh giá chi tiết ở phạm vi cấp
huyện hoặc các vùng chuyên canh hẹp theo phương pháp của FAO kết hợp với
phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môi

trường và tổng hợp kinh tế, xã hội, môi trường trong đánh giá đất bền vững cho
kết quả chi tiết và sát với thực tiễn hơn, mối quan hệ giữa chất lượng đất, tiềm
năng đất đai - khả năng khai thác, sử dụng và vấn đề duy trì độ phì đất, bảo vệ
môi trường được đánh giá đúng mức nhằm đảm bảo khả năng sử dụng đất bền
vững.
2.1.4. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo hướng dẫn của FAO
2.1.4.1. Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai
Theo khái niệm của FAO “Đơn vị bản đồ đất đai (LMU)” là một
khoanh/vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc
tính và tính chất đất đai riêng biệt, thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử
dụng đất, có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng một khả năng sản xuất và
cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng riêng và nó có khả năng thích hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


với một loại hình sử dụng đất nhất định (FAO, 1983). Tập hợp các đơn vị bản đồ
đất đai trong khu vực/ vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất
đai.
Theo đề xuất của FAO, việc xây dựng các LMU phải dựa trên những yếu tố
đất đai có ảnh hưởng rõ đến khả năng thích hợp của các LUT.
* Các đặc tính của đơn vị bản đồ đất đai:
- Các đơn vị đất đai được thể hiện trên bản đồ là những vùng với những đặc
tính và tính chất đủ để tạo lên sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác và đảm
bảo sự thích hợp với các loại hình sử dụng đất khác nhau.
- Các đơn vị đất đai có thể được mô tả theo các đặc tính và tính chất của
chúng.
Đặc tính này là những thuộc tính phản ánh về mặt chất lượng như độ phì,

khả năng về độ ẩm, khả năng cung cấp không khí… Ví dụ: đặc tính về độ ẩm của
đất. Đặc tính này có liên quan đến các tính chất của đất như: lượng mưa, thành
phần cơ giới, cấu trúc đất và độ xốp đất. Khi sử dụng các đặc tính để xây dựng
LMU thì người ta chỉ cần sử dụng số lượng các chỉ tiêu không lớn. Tuy nhiên,
những đặc tính thường không dễ xác định cho từng loại đất và từng vùng đất cụ
thể. Các đặc tính thường trả lời trực tiếp cho các yêu cầu của các LUT, chúng
thường liên quan đến một vài hay nhiều tính chất.
Chất lượng đất đai là tính chất phức tạp, thông thường phản ánh mối quan
hệ nội tại của rất nhiều đặc tính đất, tính chất đất là những thuộc tính có thể đo
đếm được. Ví dụ: PH, thành phần cơ giới, độ dốc, địa hình. Trong thực tế, người
ta có thể dễ dàng xác định các tính chất đất đai, nhưng nếu sử dụng các tính chất
để xây dựng LMU thì số lượng các chỉ tiêu tính chất đòi hỏi phải khá nhiều mới
phản ánh được chất lượng của các LMU.
2.1.4.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm 4 bước theo hình 2.1:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


1. Lựa chọn và
phân cấp chỉ
tiêu xây dựng
bản đồ đơn vị
đất đai

2. Điều tra, tổng
hợp, xây dựng
các bản đồ đơn

tính

3. Xây dựng
bản đồ đơn vị
đất đai

4. Mô tả bản đồ
đơn vị đất đai

Hình 2.1: Các bước xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bước 1: Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phụ
thuộc vào phạm vi, mục đích và yêu cầu cụ thể của chương trình đánh giá đất, cụ
thể là:
- Phạm vi toàn lãnh thổ thì lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp theo vùng sinh
thái nông nghiệp (khí hậu, hình dạng đất đai, điều kiện thủy văn, lớp phủ thổ
nhưỡng…).
- Phạm vi vùng, tỉnh thì lựa chọn phân cấp theo ranh giới hành chính và
mục đích sử dụng đất. Các yếu tố chính là các đặc tính và khả năng sản xuất của
khu vực như hệ thống tưới tiêu, thời vụ, chế độ luân canh…
- Phạm vi huyện thì lựa chọn phân cấp theo mục đích và điều kiện sử dụng
đất. Các yếu tố lựa chọn thường là tính chất đất, điều kiện thủy lợi, luân canh,
thâm canh…
Đơn vị bản đồ đất đai được xác định cho từng vùng cụ thể phải đảm bảo các
yêu cầu chính sau:
- Mỗi LMU phải đảm bảo được tính đồng nhất tối đa theo các chỉ tiêu phân
cấp đã được xác định.
- Các LMU phải mang ý nghĩa thực tiễn cho các LUT được đề xuất lựa chọn.
- Các đặc tính và tính chất dùng để xác định LMU phải là những đặc tính
hay tính chất khá ổn định vì chúng là cơ sở cho việc so sánh và đối chiếu với các

yêu cầu của từng loại sử dụng trong đánh giá thích hợp.
- Các LMU phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những kết quả
điều tra thực tiễn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


- Các LMU phải được thể hiện rõ trên bản đồ.
Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính
Bản đồ đơn tính là bản đồ thể hiện đặc tính, tính chất riêng rẽ theo các mức
khác nhau của đất đai. Sau khi lựa chọn xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai phải kết hợp thu thập, điều tra và khảo sát thực địa để xây dựng
các bản đồ đơn tính. Trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) thì các bản đồ đơn
tính được thể hiện dưới dạng bản đồ số, chúng được xây dựng với sự kết hợp của
một số phần mềm GIS như: Microstation, Mapinfo và ArcView.
Bước 3: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009): Việc xây dựng bản
đồ đơn vị đất đai được tiến hành bằng phương pháp chồng xếp các bản đồ
chuyên đề cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu. Có thể sử dụng phương pháp thủ công
(chồng ghép bằng tay) và phương pháp chồng ghép dưới sự trợ giúp của hệ thống
thông tin địa lý (GIS). Hiện nay, thường sử dụng phương pháp chồng ghép bằng
GIS với các bước thực hiện như sau:
Số hóa các bản đồ chuyên đề để chuyển bộ chỉ tiêu đánh giá đất nông
nghiệp vào GIS.
Mã hóa các chỉ tiêu để chúng có thể so sánh với nhau
Tiến hành chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng phần mềm GIS như
Mapinfor, ArcGis, Arcview...Ở đề tài đề cập đến kỹ thuật chồng ghép các bản đồ
đơn tính trong phần mềm Mapinfor.
Bước 4: Mô tả bản đồ đơn vị đất đai

Việc mô tả các đơn vị bản đồ đất đai nhằm thể hiện được những thuộc tính
cơ bản trong mỗi đơn vị đất đai, qua đó nó sẽ giúp cho người sử dụng nhận biết
được những sai khác chi tiết về mặt chất lượng giữa các đơn vị bản đồ đất đai
trong toàn vùng nghiên cứu. Công tác xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là bước đi
mang tính kỹ thuật không thể thiếu được trong quá trình đánh giá đất theo FAO
và là cơ sở cho toàn bộ quá trình đánh giá đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


2.1.4.3. Ý nghĩa của việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ đơn vị đất đai là sự tổng hợp các điều kiện sinh thái và môi trường
tự nhiên của mỗi vùng. Các đặc tính và tính chất trong phân cấp xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai là sự thể hiện rõ nét các điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
như đặc điểm đất đai, khí hậu, thủy văn, địa hình, lớp phủ thổ nhưỡng… Các đặc
điểm tự nhiên này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xác định các lợi thế và hạn
chế về mặt tự nhiên của vùng nghiên cứu, từ đó đưa ra hướng phát triển nông
nghiệp phù hợp với thực tế sản xuất.
Việc xây dựng và phân chia ra thành các đơn vị bản đồ đất đai chính là việc
tìm ra những sự khác nhau về mặt chất lượng của các khoanh đất theo đặc tính và
tính chất đất đai. Chất lượng này chi phối đến khả năng đáp ứng yêu cầu đất đai
của các LUT và khả năng sử dụng chúng. Chính vì vậy cần phải lựa chọn được
các yếu tố có liên quan mật thiết tới yêu cầu sử dụng của LUT. Thực chất trước
đây các đặc tính hay tính chất đã được người ta xác định song chỉ theo ý nghĩa
tác động độc lập tới yêu cầu LUT chứ chưa thể hiện một cách là tổ hợp của nhiều
yếu tố như trong mỗi một LMU.
2.1.5. Xác định các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Việc lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là rất quan

trọng. Nó yêu cầu phản ánh được ở mức cao nhất các yếu tố liên quan đến chất
lượng đất đai nhằm trả lời các đòi hỏi về yêu cầu của các loại hình sử dụng đất,
trên cơ sở dựa vào các dữ liệu về đất đai trong hệ thống sử dụng đất
Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu và phân cấp tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu và
phạm vi sử dụng của chương trình đánh giá đất đai, song phải đảm bảo được các
nguyên tắc chung trong xác định các ĐVĐĐ mà FAO đã đề ra.
Theo chỉ dẫn của FAO, để đánh giá các đặc tính đất đai ở phạm vi vùng có
diện tích không lớn lắm và có các đặc điểm khí hậu tương đồng, thì có thể đi sâu
lựa chọn các yếu tố thổ nhưỡng như: Tính chất của đất (loại đất, các tính chất vật
lý, hóa học của đất), các đặc tính về địa hình (độ dốc, dáng đất, địa hình tương
đối, độ cao), các tính chất về nước (tình hình tưới, tiêu, úng ngập), tính chất phân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×