Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

BẢN WORD BÀI THUYẾT TRÌNH ĐỘC CHẤT HỌC THÚ Y VỀ CHẤT TẠO NẠC CỦA HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.11 KB, 17 trang )

ĐỘC CHẤT HỌC THÚ Y
CHẤT TẠO NẠC
1.

Đặt vấn đề
Thời gian gần đây rộ lên thông tin rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân bị xử phạt

do có liên quan đến sản xuất, mua bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Đối với
các doanh nghiệp, tổ chức mua bán và sản xuất chất cấm, họ ý thức và biết rất rõ
mình đang làm gì.
Nhưng với người chăn nuôi thì hầu như rất mơ hồ. Nhiều trường hợp người
chăn nuôi có dùng nhưng lại không biết hóa chất đó thuộc danh mục cấm sử dụng.
Ngược lại có những loại hóa chất nếu dùng với hàm lượng hợp lý thì lại có tác
dụng kích thích tăng trưởng một cách an toàn nhưng người chăn nuôi do không
hiểu biết đầy đủ lại nghĩ rằng nó là chất cấm. Từ đó nhiều người tiêu dùng đã quay
lưng lại với loại thịt này khiến hàng loạt trại chăn nuôi lâm vào cảnh điêu đứng do
lợn rớt giá, không tiêu thụ được. Những chất tạo nạc này gồm có: salbutamol,
clenbuterol, ractopamin.
Ngày 6/12, Cục Quản lý dược Bộ Y tế hậu kiểm tại Công ty TNHH hóa dược
quốc tế Phương Đông (phố Pháo Đài Láng, Hà Nội) phát hiện công ty này có giấy
phép nhập 1.000 kg salbutamol nhưng thực tế nhập 1.200 kg và đã bán salbutamol
cho các công ty không có giấy phép sử dụng chất này.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định tại cuộc họp trực tuyến
khởi động Tháng cao điểm phát hiện chất cấm trong thức ăn chăn nuôi và thực
phẩm vào cuối tháng 10, đã có 68 tấn clenbuterol (cũng là chất có tác dụng tạo
nạc) được nhập khẩu vào VN
Trong đợt cao điểm hành động "Năm vệ sinh an toàn thực phẩm" của Bộ NNPTNT vừa qua được triển khai từ tháng 11/2015 đến hết tháng 2/2016, cơ quan
1


công an đã điều tra, bắt giữ 4 đối tượng đang trong quá trình tuồn chất Salbutamol


ra thị trường tiêu thụ cho những người sử dụng trong chăn nuôi. Trong quá trình
điều tra, cơ quan chức năng cũng phát hiện giá Salbutamol bán trên thị trường cao
gấp gần 10 lần giá nhập. trong quá trình đó, cơ quan Công an cùng Thanh tra của
Bộ NN-PTNT đã kiểm tra và phát hiện 30 gói Salbutamol tại tỉnh Điện Biên. Đặc
biệt, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cơ quan chức năng còn phát hiện một xe ô tô
chở khoảng 6 tấn thức ăn chứa Salbutamol, đồng thời, thu 30 bao thức ăn
Salbutamol ở một đại lý để xử lý hành chính.
2.

Tổng quan về chất tạo nạc.
Chất tăng trọng hay chất tạo nạc là một hợp chất hóa học thuộc họ β- agonist

được xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toànthế giới. Họ βagonist gồm 2 nhóm:
Nhóm β1-agonist: gồm các chất có tác dụng kích thích tim, được dùng để điều
trị sốc tim, suy tim cấp tính như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol,
Epinephrine….
Nhóm β2-agonist: Gồm các chất làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn,
bệnh phổi mãn tính: Salbutamol (Albuterol), Clenbuterol,
Ractopamine,Epinephrine(thúc chín tố), Fenoterol,Formoterol,Isoproterenol(β1and
β2), Metaproterenol,Salmeterol, Terbutaline, Clenbuterol,Isoetarine, pirbuterol,
procaterol, ritodrine, epinephrine.
Trong những chất kể trên thì Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là ba
chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong
chăn nuôi.
Họ β-agonist là các hợp chất tổng hợp phenethanolamine được sử dụng như là
một tác nhân dùng để trị các bệnh về hô hấp trong y học.
Tác dụng làm giãn phế quản của các hợp chất β-agonist
2



Chúng còn có tác dụng làm tăng hàm lượng protein, kích thích tăng trưởng
nhờ quá trình chuyển hóa hàm lượng mỡ tích tụ thành các mô cơ ở vật nuôi. Tuy
nhiên chúng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi tiêu thụ những
thức ăn có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm các chất này, gây ra những vụ ngộ độc
thực phẩm do sự tích tụ trong gan, các bệnh liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh
trung ương…Sở dĩ như vậy là do các hợp chất này được sử dụng như là một chất
kích thích tăng trưởng, phân phối lại dưỡng chất trong vật nuôi một cách quá mức
và bất hợp pháp.
2.1 CLENBUTEROL
Công thức phân tử: C12H18N2Cl2
Công thức cấu tạo:

Clenbuterol là một hóa chất thường được dùng để trị các rối lọan về hô hấp
như thuốc thông mũi và thuốc trị viêm phế quản. Clenbuterol thường được sử dụng
dưới dạng muối Clenbuterol hydrochloride.

Tác dụng và liều dùng

3


Clenbuterol là adrenergic agonist với một vài đặc điểm tương tự như
ephedrine, nhưng hiệu quả của nó mạnh hơn và lâu hơn. Nó làm tăng nhịp tim,
tăng sự tuần hòan máu, tăng huyết áp, trao đổi chất và oxy. Nó làm tăng tỷ lệ sử
dụng chất béo và protein của cơ thể cũng như giảm tích lũy glycogen. Clenbuterol
thường cũng được dùng để làm giảm hiện tượng căng cơ trơn.
Sử dụng trong thú y
Clenbuterol được sử dụng rộng rãi trong điều trị các dị ứng hô hấp ngựa, có
tác dụng làm giản cơ đường hô hấp. Nó có thể được sử dụng bằng được miệng hay
tiêm tỉnh mạch. Nó là một chất đồng hóa không phải là steroid và cũng là chất kích

thích trao đổi chất nhưng cơ chế họat động thì chưa được biết rõ. Nó mang lại tăng
trọng cao hơn và tỷ lệ thịt/mở cao, chính vì điều này mà khiến cho nhiều người sử
dụng Clenbuterol một cách bất hợp pháp trong chăn nuôi. Tồn dư Clenbuterol
trong thực phẩm chăn nuôi có thể ảnh hưởng đến phổi và các chức năng của tim.
Tạp nhiễm trong thức ăn
Clenbuterol đựơc công chúng biết đến lần đầu tiên trong Olympic mùa hè
Barcelona năm 1992, hai vận động viên đã bị cấm thi đấu do dùng thuốc này.
Thuốc này được các vận động viên, những người ăn kiêng dùng nhằm mục đích
làm chắc cơ, giảm béo. Clenbuterol cũng được sử dụng trong chăn nuôi cũng với
mục đích như các vận động viên điền kinh là làm trương nở cơ và tăng tỷ lệ thịt
nạc. Đáng lưu ý là chỉ một phần Clenbuterol bị bài tiết và một phần bị chuyển hóa,
phần lớn Clenbuterol còn lại tồn dư trong cơ và các cơ quan trong cơ thể (gan,
thận..). Khi người tiêu thụ ăn những sản phẩm chế biến từ những vật nuôi này, họ
bộc lộ các triệu chứng tương tự như người sử dụng Clenbuterol xịt khi lên cơn
suyển. Đã có hàng trăm vụ ngộ độc Clenbuterol đã được ghi nhận tại Mỹ và Châu
Âu do ăn thịt bị nhiễm chất này. Các triệu chứng được ghi nhận như đau cơ, rung
4


cơ, nhịp tim nhanh, đau đầu kéo dài khoảng 6 ngày. Clenbuterol được sử dụng bất
hợp pháp để tăng lượng cơ của gia súc cho dù chúng rất ít vận động. Người chăn
nuôi thường trộn chất này vào thức ăn cho vật nuôi với hàm lượng cao cho đến khi
giết mổ, một phần chất này sẽ được bài tiết ra ngoài hay được biết đổi thành các
chất khác nhưng một số vẫn tồn dư trong vật nuôi ở gan, cơ hay thận. Clenbuterol
bị phân hủy tại gan. Một số báo cáo gần đây cho biết, ở Tây Ban Nha có 113
trường hợp bênh nhân bị đau đầu, lo lắng, tăng nhịp tim, rung cơ và đau cơ từ 15
phút đến 6 giờ sau khi ăn gan bò (Public Health Reports, May-June 1995.) Thú vị
là mức Clenbuterol trong máu của những người bị bệnh này thấp nhưng trong nước
tiểu lại cao. Sau vụ ngộ độc Clenbuterol đã xảy ra ở Hong Kong vào năm 2000,
Cục Vệ sinh và Môi trường Hong Kong đã thiết lập một hệ thống để kiểm sóat

mức tốn dư Clenbuterol trong thịt. Sắc lệnh của Thành phố và Cục Y tế công cộng
(chỉ thị 132) về việc bảo vệ người dân trước thực phẩm nhiễm Clenbuterol. Theo
Sắc lệnh này, một người nào đó nếu bán thịt hay sản phẩm chăn nuôi có chứa
Clenbuterol sẽ bị phạt tối đa 50.000 USD và bị phạt tù 6 tháng. Một trường hợp
ngộ độc Clenbuterol khác được ghi nhận tại Bồ Đào Nha gồm 4 người bị ngô độc
cấp tính trong số 50 người ăn thịt bò và cứu tồn dư Clenbuterol. Triệu chứng được
ghi nhận ở những bệnh nhân này là rung tứ chi, tim đập nhanh, buồn nôn, đau đầu
và choáng váng (Food Additives & Contaminants. Publisher: Taylor & Francis
Issue: Volume 22, Number 6 / June 2005. Pages: 563 – 566).
Tồn dư:
Codex Alimentarius: Giới hạn tồn dư lớn nhất về thuốc thú y trong thực phẩm
(Clenbuterol)

Gia súc
Bò thịt

Bộ phận cơ thể
Cơ bắp

Giới hạn tồn dư lớn nhất (µg/kg)
0,2
5


Ngựa
Bò thịt
Ngựa
Bò thịt
Ngựa
Bò thịt

Ngựa
Bò sữa

Cơ bắp
Gan
Gan
Thận
Thận
Mỡ
Fat
Sữa (µg/lít)

0,2
0,6
0,6
0,6
0,6
0,2
0,2
0,05

2.2 SALBUTAMOL
Các tên khác
1.Accuneb

18. Salbutamol Sulfate

2.Aerolin

19. Salbutamol Sulphate


3.Albuterol Sulfate

20. Salbutard

4.Albuterol Sulfate Hfa

21. Salbutine

5.Asmaven

22. Salbuvent

6.Broncovaleas

23. Solbutamol

7.Cetsim

24. Sultanol

8.Cobutolin

25. Venetlin

9.Ecovent

26. Ventalin Inhaler

10. Loftan


27. Ventolin

11. Proventil

28. Ventolin Hfa

12. Proventil Inhaler

29. Ventolin Inhaler

13. Proventil-Hfa

30. Ventolin Rotacaps
6


14. Rotahaler

31. Volma

15. Salbulin

32. Volmax

16. Albuterol

33. Xopenex

17. Salbutamol Free Base


34. Xopenex

Công thức cấu tạo:

Chỉ định Salbutamol (INN) hay albuterol (USAN) is là beta2-adrenergic
agonist có tác dụng ngắn, sử dụng để điều trị các bệnh về phế quản như suyễn
Salbutamol sulfate thường được sử dụng bằng đường miệng sẽ cho hiệu quả trực
tiếp lên cơ của phế quản. Salbutamol được sử dụng ở Anh vào năm 1969 và ở Mỹ
năm 1980 với thương hiệu là Ventolin.
• Suyễn cấp tính
• Chống lại suyễn do vận động
• Chứng tăng động, đặc biệt đối với những người có rối lọan về thận.

7


• Có thể dùng cho bệnh nhân bị u nang ( Cystic Fibrosis) Như một β2-agonist,
Salbutamol cũng được sử dụng trong sản khoa để làm giản cơ tử cung (làm trì hoãn
các cơn co dạ con).
Cơ chế hoạt động
Cũng như các agonist β2-adrenergic khác, Salbutamol kết hợp với các thụ thể
β2-adrenergic với ái lực cao hơn các thụ thể β1. Trong đường hô hấp, sự họat hóa
các thụ thể β2 làm giãn các cơ ở khí quản và do đó khí quản mở rộng ra và lượng
không khí vào phổi sẽ tăng lên. Salbutamol sulfate cho hiệu quả khá nhanh chỉ
trong vòng 5-15 phút sau khi xịt. Trong sản khoa, họat động của các thụ thể β2làm
giản cơ trơn tử cung và vì vậy nó có tác dụng làm trì hoãn việc sinh nở.
2.3 RACTOPAMINE
Tên thông thường: Ractopamine
Công thức phân tử: C18H23NO3 thuộc họ Phenylethanolamine


Phương thức họat động: Cơ chế tác động của ractopamine vẫn chưa được hiểu rõ
nhưng chúng họat động thông qua sự chuyển hóa AMP và kết quả là phá vở các
mô mở và tích lũy protein cho các mô cơ. Ractopamine thường được sử dụng dưới
8


dạng ractopamine hydrochloride và được xem như là nhân tố phân phối lại vật chất
trong cơ thể.
Ứng dụng: Ractopamine hydrochloride được dùng như là thức ăn bổ sung kích
thích tăng trưởng và tăng tỷ lệ thịt nạc ở lợn vỗ béo. Ractopamine hydrochloride là
một muối phenethanolamine được cho phép sử dụng ở một số nước để tăng tỷ lệ
thịt nạc ở một số vật nuôi. Sản phẩm sử dụng cho lợn (Paylean®) được khuyến cáo
dùng bổ sung thức ăn cho ăn liên tục trong giai đọan vỗ béo với hàm lượng 5 -20
mg/kg thức ăn để cải thiện tiêu tốn thức ăn và tăng tỹ lệ thịt nạc ở giai đọan 40kg
tăng trọng sau cùng hay hàm lượng 10-20 mg/kg để tăng tỷ lệ thịt nạc và thịt xẻ.
Sản phẩm cho gia súc có tên thương phẩm là Optaflexx®, được khuyến cáo bổ
sung vào thức ăn và cho gia súc vỗ béo ăn liên tục với nồng độ 10 – 30 mg/kg
khỏang 28 - 42 ngày giai đọan trước giết mổ để tăng tỷ lệ tăng trọng và thịt nạc.

3.

Cơ chế

9


3.1.

Trên người.

Chất β-agonist khi đưa vào cơ thể sẽ kích hoạt các thụ thể β-adrenergic dẫn đến

giãn nở cơ trơn trong phổi, từ đó làm giãn nở và mở rộng đường hô hấp.
Thụ thể β-adrenergic gắn với một protein G kích thích adenylyl cyclase. Ezyme
này sẽ tạo ra một thông tin thứ hai là AMP vòng. Trong phổi AMP vòng vừa làm
giảm nồng độ Ca trong tế bào vừa kích hoạt protein kinase A. Cả hai điều này làm
bất hoạt myosin kinase nhưng đồng thời hoạt hóa myosin phosphatase. Ngoài ra,
chất β-agonist hoạt hóa và mở rộng kênh Ca và K từ đó làm giãn nở tế bào cơ trơn
10


đường hô hấp. Sự kết hợp của việc giảm Ca nội bào, sự gia tăng K màng dẫn điện,
và giảm hoạt hóa của myosin kinase dẫn đến giãn cơ trơn và giãn nở phế quản phổi
làm cho người bệnh hen suyễn dễ thở hơn.
Ở gia súc.

3.2.

Ngoài cơ chế tác động như vừa nêu trên, còn có tác động làm tăng độ lớn của sợi
cơ và tiêu biến mỡ ở gia súc theo cơ chế sau:
-

Khi β-agonist kết dinh vào các thụ thể β-adrenergic trên tế bào mỡ, chúng sẽ
làm hoạt hóa một số enzyme, từ đó làm giảm sự tổng hợp và tích lũy mô mỡ
bên trong tế bào. Ngoài ra nó còn huy động mô mỡ trong tế bào để phân giải
mỡ nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể và đưa đến kết quả là tỷ lệ mỡ
tích lũy trong cơ thê gia súc rất ít.

-


Đối với mô cơ cũng có chứa thụ thể β-adrenergic ở trên bề mặt của nó. Sự
tương tác của β-agonis với thụ thể β-adrenergic sẽ làm gia tăng tổng hợp của
acid ribonucleic, từ đó làm tăng tổng hợp protein trong tế bào. Kết quả là
làm gia tăng kích thước của tế bào cơ. Sự tăng trưởng xảy ra bằng cách gia
tăng chiều dài và độ lớn của sợi cơ một cách nhanh chông chứ không phải
gia tăng số lượng tế bào. Tuy nhiên sự gia tăng này là có hạn theo thời gian
và không thể sử dụng kéo dài được vì làm con vật chết.

Tác hại.

4.
4.1.

Trên động vật.

Trong cơ thể động vật, các chất tạo nạc tích lũy lâu trong gan, thận, mỡ, võng
mạc. Chúng làm giảm vận động của cơ khớp khiến động vật ít hoạt động, chỉ nằm
hoặc ngồi bằng hai chân sau, kể cả khi ăn. Sau nửa tháng chất tạo nạc sẽ làm cho
xương giòn, động vật sẽ tự gẫy xương (xương chân) thậm chí là chết.
4.2.

Cơ quan tích lũy.

11


Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong các thử nghiệm trên động vật. Khi chất
tạo nạc vào cơ thể tập trung cao nhât ở gan và thận. Dư lượng của các chất này có
thể tồn dư lâu tới vài tháng. Chất tạo nạc khá bền với nhiệt độ, chỉ bị phân hủy ở
172oC. Vì vậy khi nấu nướng thông thường khó loại bỏ hết độc tinh của chúng.

4.3.

Trên người.

Các chất tạo nạc dễ dàng được hấp thu qua đường tiêu hóa, chúng tác động lên
tất cả các hệ thần kinh, hệ cơ và hệ tim mạch. Khi cơ tim bị ảnh hưởng, nhịp tim sẽ
nhanh hơn và người bệnh có cảm giác đánh trống ngực, hồi hộp và khó thở. Bệnh
năng sẽ gây ra hội chứng ngộ độc, rối loạn tiêu hóa nhiễm trùng hô hấp.
5.

Phát hiện.
Heo nuôi bằng chất cấm rất dễ phân biệt. Khi heo còn sống, da có độ căng khác

thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong. Trên da còn xuất hiện
đốm đỏ, heo đi đứng nặng nề, thậm chí còn bại liệt do xương bị mục, gãy.
Các mẫu nước tiểu và thức ăn sẽ được kiểm tra định tính phát hiện chất cấm
nhóm beta-agonist bằng phương pháp ELISA :
Kít ELISA β-AGONISTS là một bộ thuốc thử cho xét nghiệm miễn dịch phân
tích định lượng dư lượng β-AGONISTS trong mắt, tóc, gan, thịt, sữa... sử dụng
trong phòng kiểm nghiệm.
Giới hạn phát hiện:
+ Nước tiểu, mắt, tóc: 0,185 ppb
+ Gan: 0,296 ppb
+ Thịt: 0,092 ppb
+ Thức ăn gia súc, bột sữa: 3,7 ppb
+ Nước tiểu (phương pháp 2)): 0,037 ppb
+ Gan (Phương pháp 2): 0,074 ppb
12



Ưu điểm
- Dễ sử dụng, độ thu hồi cao, phương pháp chiết xuất mẫu đơn giản.
- Kết quả chính xác nhưng lại tiết kiệm chi phí - Do không đòi hỏi thiết bị đắt tiền.
- Kết quả phân tích nhanh - ít hơn 2,5 giờ bao gồm chuẩn bị mẫu cho đến kết quả
định lượng cuối cùng.
- Kít sẵn để sử dụng.
Thành phần bộ kít:
1. Microtiter plate: 96 wells có thể bẻ rời từng giếng sử dụng.
2. Dung dịch chuẩn Clenbuterol: 6 lọ, mỗi lọ chứa 1.5ml dung dịch chuẩn với nồng
độ: 0 ng/ml; 0,037 ng/ml; 0,075 ng/ml; 0,15 ng/ml; 0,6ng/ml; 2.5 ng/ml.
3. Enzyme conjugate: 8ml.
4. Enzyme conjugate diluent: 12 ml
5. Washing buffer 20X: 50 ml.
6. Developing solution: 15 ml.
7. Stop solution: 9 ml.
8, Dilution buffer 1X: 50ml.
Đặc tính kỹ thuật:
Giới hạn phát hiện.
TT

Loại mẫu

Clenbuterol

Salbutamol

Ractopamine

1


Thức ăn chăn nuôi

10,0

10,0

10,0

2

Thuốc thú y

10,0

10,0

10,0

3

Nước uống

5,0

5,0

5,0

4


Nước tiểu

3,0

5,0

2,0

5

Thịt

0,2

5,0

1,0

6

Thận

0,2

5,0

1,0

7


Gan

0,2

5,0

1,0
13


8

Máu

0,2

5,0

1,0

Độ thu hồi: 90 +/- 10% .
Thời gian phân tích: 80 phút (Không kể thời gian chuẩn bị mẫu).
Phản ứng chéo:
Clenbuterol 100%

Cimbuterol 96%

Salbutamol 80%

Mabuterol 77%


Carbuterol 55%

Clenpenterol 55%

Mapenterol 45%

Clenproperol 35%

Terbutaline 30%

Cimaterol 11%

Fenoterol < 1%

Ractopamine < 1%

Isoxsuprine < 1%
Cục Chăn nuôi đã phối hợp với CASE, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y
trung ương 2 và Trung tâm Sắc ký Hải Đăng. Sau hơn 2 tháng đã cho ra que thử
chất tạo nạc phát hiện Salbutamol và Chiebutarol.
6.

Biện pháp.
Các chất Ractopamine, Clenbuterol và Salbutamol nằm trong danh mục hóa

chất, khánh sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn
chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số
28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014 của Bộ trưởng Bộ NN& PTNT).
Bộ NN& PTNT đã xây dựng kế hoạch sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật

trong đó có sửa đổi một số nội dung Nghị định 119/2013/NĐ-CP quy định chi tiết
các mức vi phạm và nâng mức xử phạt vi phạm hành chính tương xứng với hành vi
vi phạm. Bộ đã đề nghị Quốc hội khóa XIII chỉnh sửa một số điều Luật Hình sự có
liên quan đến việc sản xuất, buôn bán, sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y…
14


để bảo đảm đưa ra được các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe, ngăn chặn được các
hành vi này và đã được Quốc hội thông qua:
Tại điểm a, Khoản 1 Điều 190, tội sản xuất, buôn bán hàng cấm: “Bị phạt tiền
từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật
cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế,
chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối”.
Tại điểm a Khoản 1 Điều 191, tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm có quy định
nội dung “Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật
cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế,
chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối”.
Tại điểm b và điểm c, Khoản 1 Điều 317, tội vi phạm quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm có quy định nội dung “Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử
dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế
biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho
phép trong sản phẩm;
c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,
chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không
rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế

biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm
15


muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a
khoản này mà còn vi phạm”.
7. Giải pháp.
Giống lợn: sử dụng các con giống chất lượng nhập ngoại siêu nạc như: Duroc,
Landrat, Pitrain…
Sử dụng thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, tranh nhầm lẫn giữa chất cấm và thức ăn bổ
sung và phụ gia.
Phòng bệnh cho đàn vật nuôi tốt. Tuân thủ đung thời gian ngừng thuốc trước khi
giết mổ.
Cơ quan thú y địa phương nên tổ chức các buổi tuyên truyền cho người chăn
nuôi, thương lái mua lợn, người giết mổ - lò mổ hiểu rõ về những quy định trong
pháp lệnh, luật… trong lĩnh vực chăn nuôi thú y. cũng như tác hại cho bản thân và
xã hội của việc sử dụng chất cấm. Những người này phải cam kết không sử dụng
chất cấm trong chăn nuôi.
Mặt khác phải đột xuất kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện những
người không tuân thủ cam kết.
Bài học kinh nghiệm.

8.

1. Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh.
Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày
đến 1 cm (khoảng 0,4 cm), trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2
cm.
2. Nhìn màu sắc: Thịt lợn chứa các chất độc Ractophamine và Clenbuterol

thường có màu đỏ tười khác thường, sáng và bóng.(giống thịt bò).
16


3. Thái miếng thịt ra dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng
thẳng được trên bàn thì rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng.
4. Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng
thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc.
9.

Tài liệu tham khảo.
Đoàn Thị Khang và CS. Ứng dụng phương pháp xác định Clenbuterol và

Salbutamol trong thức ăn chăn nuôi bằng kỹ thuật elisa.
Lã Văn Kinh. Tác hại của hóc môn kích thích tăng trường họ β-agonis đối với
sức khỏe của chúng ta.
/> /> /> /> /> />
17



×