Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lạc trên đất mặn ở tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.62 MB, 142 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN


TRƯƠNG THỊ THUẬN

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO
NĂNG SUẤT LẠC TRÊN ĐẤT MẶN
Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN


TRƯƠNG THỊ THUẬN

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO
NĂNG SUẤT LẠC TRÊN ĐẤT MẶN
Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành:



Khoa học Cây Trồng

Mã số:

60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Hoàng Minh Tâm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc
Khoa -học
Nông nghiệp
HÀsỹNỘI
2015

Page i


LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Hoàng Minh Tâm
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô của Ban Đào tạo sau Đại học - Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá
trình học tập của tôi.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, lãnh đạo bộ môn Cây Thực Phẩm cùng toàn thể

đồng nghiệp đã dành cho tôi thời gian tốt nhất và hỗ trợ mọi mặt trong học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên và
cổ vũ tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả sự giúp đỡ
quý báu này.
Tác giả luận văn

Trương Thị Thuận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều chính xác và được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trương Thị Thuận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN

i

LỜI CAM ĐOAN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC BẢNG

viii

MỞ ĐẦU

1

1. Đặt vấn đề

1


2. Mục tiêu của đề tài

3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

1.1. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CÂY LẠC

5

1.1.1. Giá trị dinh dưỡng và sử dụng của cây lạc

5

1.1.2. Giá trị kinh tế của cây lạc

5

1.2. YÊU CẦU SINH THÁI VÀ VAI TRÒ DINH DƯỠNG KHOÁNG ĐỐI VỚI
CÂY LẠC


6

1.2.1. Yêu cầu sinh thái của cây lạc

6

1.2.2. Vai trò của dinh dưỡng khoáng đối với cây lạc

8

1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

10

1.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

10

1.3.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

14

1.3.3. Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Bình Định

15

1.4. NGHIÊN CỨU VỀ CÂY LẠC TRÊN ĐẤT MẶN Ở TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC


20

1.4.1. Nghiên cứu về cây lạc trên đất mặn ở ngoài nước

20

1.4.1.1. Các nghiên cứu về đất mặn

20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


1.4.1.2. Kết quả nghiên cứu về cây lạc trên đất mặn

22

1.4.2. Nghiên cứu về cây lạc trên đất mặn ở trong nước

26

1.4.2.1. Các nghiên cứu về đất mặn

26

1.4.2.2. Kết quả nghiên cứu về cây lạc trên đất mặn

28


1.5. NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT TRỒNG LẠC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 29
1.5.1. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng lạc ở nước ngoài

29

1.5.1.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ cho lạc

29

1.5.1.2. Kết quả nghiên cứu về phân kali cho lạc

31

1.5.2. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng lạc ở Việt Nam

32

1.5.2.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng đối với cây lạc

32

1.5.2.2. Kết quả nghiên cứu về phân kali đối với cây lạc:

33

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35


2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

35

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

36

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36

2.3.1. Đối với nội dung đánh giá các yếu tố hạn chế trong sản xuất lạc trên đất mặn
ở tỉnh Bình Định

36

2.3.2. Đối với nội dung tuyển chọn giống lạc mới triển vọng phù hợp trên đất mặn
ở tỉnh Bình Định

37

2.3.3. Đối với nội dung nghiên cứu các biện pháp canh tác hợp lý cho cây lạc trên
đất mặn ở tỉnh Bình Định

38

2.3.4. Địa điểm thực hiện

41


2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá

41

2.3.6. Các phương pháp phân tích

42

2.3.6.1. Phân tích hiệu quả kinh tế

42

2.3.6.2. Phân tích thành phần hóa, lý tính của đất

43

2.3.6.3. Phân tích số liệu

44

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

45

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv



3.1. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ TRONG SẢN XUẤT LẠC TRÊN
ĐẤT MẶN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

45

3.1.1. Đặc điểm khí hậu và đất mặn ở tỉnh Bình Định

45

3.1.2. Hiện trạng canh tác lạc trên đất mặn ở tỉnh Bình Định

46

3.2. KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG LẠC MỚI TRIỂN VỌNG PHÙ HỢP
TRÊN ĐẤT MẶN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

57

3.2.1. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng/giống lạc trên đất mặn tại
Bình Định

58

3.2.2. Khả năng chống chịu bệnh hại chính của các dòng/giống lạc trong điều kiện
đồng ruộng trên đất mặn tại Bình Định

61

3.2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng/giống lạc trong vụ Đông xuân
trên đất mặn tại Bình Định


62

3.2.4. Năng suất của các dòng/giống lạc trong vụ Đông xuân trên đất mặn tại Bình
Định

66

3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC KỸ THUẬT CANH TÁC HỢP LÝ ĐỐI
VỚI CÂY LẠC TRÊN ĐẤT MẶN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

68

3.3.1. Xác định mật độ gieo trồng lạc hợp lý cho cây lạc trên đất mặn ở tỉnh Bình
Định

68

3.3.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của giống lạc LDH.09 ở các mật độ gieo trồng khác
nhau trên đất mặn tại Bình Định

69

3.3.1.2. Khả năng chống chịu bệnh hại chính của giống lạc LDH.09 ở các mật độ
gieo trồng khác nhau trên đất mặn tại Bình Định

70

3.3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống lạc LDH.09 trên đất mặn tại Bình Định


71

3.3.1.4. Năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lạc LDH.09 ở các mật độ gieo
trồng khác nhau trên đất mặn tại Bình Định

72

3.3.2. Xác định liều lượng và chủng loại phân kali hợp lý cho cây lạc trên đất mặn
tại Bình Định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

74

Page v


3.3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng và chủng loại phân kali đến khả năng sinh
trưởng của giống lạc LDH.09 trên đất mặn tại Bình Định

75

3.3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng và chủng loại phân kali đến khả năng chống
chịu bệnh hại chính của giống lạc LDH.09 trên đất mặn tại Bình Định

76

3.3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng và chủng loại phân kali đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lạc LDH.09


77

3.3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng và chủng loại phân kali đến năng suất và hiệu
quả kinh tế của giống lạc LDH.09

79

3.3.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng và chủng loại phân kali đến một số tính chất hóa
học của đất

83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

86

1. Kết luận

86

2. Kiến nghị

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

88

PHỤ LỤC


95

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

VN

Việt Nam

ICRISAT

Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng Nhiệt đới bán khô hạn

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

FAO


Tổ chức nông lương

đ/c

Đối chứng

N

Đạm

P

Lân

K

Kali

CV

Hệ số biến động

LSD0,05

Sai số thí nghiệm ở độ chính xác 95%

KHKT

Khoa học Kỹ thuật


TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam

TB

Trung bình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC BẢNG
TT Bảng
1.1

Tên bảng

Trang

Diện tích, sản lượng và năng suất lạc trên thế giới từ năm
2003-2013

1.2

11

Diện tích, sản lượng, năng suất lạc Việt Nam từ năm 20032013


1.3

14

Chế độ khí hậu thời tiết ở tỉnh Bình Định (trung bình từ năm
2010-2013)

16

1.4

Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của tỉnh Bình Định

20

3.1

Tính chất lý, hóa tính một số mẫu đất thuộc vùng đất mặn gieo
trồng lạc tại Bình Định

3.2

46

Hiện trạng về đất, nước tưới, vốn sản xuất, giống, kỹ thuật
canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
trong sản xuất lạc trên đất mặn ở tỉnh Bình Định

3.3


46

Hiện trạng về nhận biết và biện pháp đối phó với đất nhiễm
mặn để sản xuất

3.4

49

Hiện trạng về diện tích sản xuất và lực lượng lao động chính
của nông hộ trong sản xuất lạc trên đất mặn ở tỉnh Bình Định

3.5

50

Hiện trạng về giống và phẩm cấp trong sản xuất lạc trên đất
mặn ở Bình Định

3.6

50

Hiện trạng về chủng loại sâu, bệnh và mức độ hại trong sản
xuất lạc trên đất mặn ở tỉnh Bình Định

3.7

51


Hiện trạng về kỹ thuật canh tác lạc đang áp dụng trên đất mặn
ở tỉnh Bình Định

3.8

52

Hiện trạng về lượng giống và phân bón áp dụng cho lạc trên
đất mặn ở tỉnh Bình Định

3.9

52

Năng suất lạc vỏ ở các mức phân bón khác nhau trên đất mặn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


ở tỉnh Bình Định
3.10

55

Thời gian sinh trưởng của các dòng/giống lạc trong vụ Đông
xuân trên đất mặn tại Bình Định

3.11


56

Đặc điểm sinh trưởng của các dòng/giống lạc trong vụ Đông
xuân trên đất mặn tại Bình Định

3.12

59

Mức độ nhiễm bệnh hại của các dòng/giống lạc trong vụ Đông
xuân trên đất mặn tại Bình Định

3.13

61

Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng/giống lạc trong
vụ Đông xuân trên đất mặn tại Bình Định

3.14

62

Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng/giống lạc trong
vụ Đông xuân trên đất mặn tại Bình Định (tiếp theo)

3.15

61


Năng suất của các dòng/giống lạc trong vụ Đông xuân trên đất
mặn tại Bình Định

3.16

64

Đặc điểm sinh trưởng của giống lạc LDH.09 ở các mật độ gieo
trồng khác nhau trong vụ Xuân hè trên đất mặn tại Bình Định

3.17

69

Mức độ nhiễm bệnh hại chính của giống lạc LDH.09 ở các mật
độ gieo trồng khác nhau trong vụ Xuân Hè trên đất mặn tại
Bình Định

3.18

70

Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống lạc LDH.09 trên đất mặn tại Bình Định

3.19

71


Năng suất của giống lạc LDH.09 ở các mật độ gieo trồng khác
nhau trong vụ Xuân hè trên đất mặn tại Bình Định

3.20

72

Ảnh hưởng của liều lượng và chủng loại phân kali đến khả
năng sinh trưởng của giống lạc LDH.09 trong vụ Xuân hè trên
đất mặn tại Bình Định

3.21

75

Ảnh hưởng của liều lượng và chủng loại phân kali đến khả
năng chống chịu bệnh hại chính của giống lạc LDH.09

3.22

76

Ảnh hưởng của liều lượng và chủng loại phân kali đến các yếu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


tố cấu thành năng suất của giống lạc LDH.09

3.23

Ảnh hưởng của liều lượng và chủng loại phân kali đến năng
suất của giống lạc LDH.09

3.24

75
80

Năng suất hạt của giống lạc LDH.09 trong vụ Xuân hè trên đất
mặn tại Bình Định

81

3.25

Kết quả phân tích đất trước khi thí nghiệm

83

3.26

Ảnh hưởng của liều lượng và chủng loại phân kali đến một số
tính chất hóa học của đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

83


Page x


DANH MỤC HÌNH
TT Hình

Tên hình

Trang

1.1

Diện tích lạc năm 2013 của một số quốc gia trên thế giới

12

1.2

Năng suất lạc năm 2013 của một số nước trên thế giới

13

3.1

Hiệu quả kinh tế của các mật độ gieo trồng khác nhau đối
với giống lạc LDH.09 trong vụ Xuân hè trên đất mặn tại
Bình Định

3.2


Tương quan giữa năng suất và liều lượng phân kali của
giống lạc LDH.09

3.3

73
81

Hiệu quả kinh tế của liều lượng và chủng loại phân kali
đối với giống lạc LDH.09 trong vụ Xuân hè trên đất mặn
tại Bình Định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

83

Page xi


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây trồng nhiệt đới có nguồn gốc phát sinh từ
châu Mỹ, là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế và dinh
dưỡng cao. Trong số các loại cây có dầu ngắn ngày, lạc xếp thứ 2 sau đậu tương về
diện tích và sản lượng, xếp thứ 13 trong các loại cây thực phẩm, xếp thứ 4 về nguồn
dầu thực vật và thứ 3 về các loại cây trồng cung cấp protein (Tạ Quốc Tuấn và Trần
Văn Lợt, 2006). Đồng thời, lạc cũng là đối tượng cây trồng có khả năng cải tạo đất
lý tưởng, rất thích hợp trong việc luân, xen canh với những cây trồng khác, góp
phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.
Hiện nay, lạc được trồng tại 112 quốc gia trên thế giới thuộc Châu Á, Châu

Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Đại Dương, trong vùng vĩ độ từ 400 vĩ Bắc đến
400 vĩ Nam (Gokidi Yugandhar, 2005), diện tích tăng từ 21,04 triệu ha năm 1993
lên 25,41 triệu ha năm 2013 (tăng 20,8%); năng suất tăng từ 12,39 tạ/ha năm 1993
lên 17,96 tạ/ha năm 2013 (tăng 45,0%) và sản lượng năm 2013 đạt 45,65 triệu tấn,
tăng 75,1% so với năm 1993 (FAO, 2013). Như vậy, trong những năm qua, sản
lượng lạc trên thế giới gia tăng chủ yếu phụ thuộc vào việc tăng năng suất trên đơn
vị đất canh tác. Để tăng năng suất lạc, các quốc gia trên thế giới đã xúc tiến nghiên
cứu chọn tạo bộ giống năng suất cao và biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý cho
mỗi giống trên các điều kiện canh tác cụ thể.
Ở Việt Nam, lạc được phân bố trên tất cả các vùng sinh thái. Từ năm 1995 đến
nay diện tích gieo trồng lạc ở nước ta có xu hướng giảm, từ 259.900 ha năm 1995
xuống còn 216.300 ha năm 2013 (giảm 16,8%); nhưng sản lượng năm 2013 tăng
47,0% so với năm 1995; như vậy, việc tăng sản lượng chủ yếu là do tăng năng suất
(năm 2013 tăng 76,7% so với năm 1995). Tương tự như nhiều quốc gia khác trên thế
giới, năng suất lạc ở nước ta tăng trong những năm gần đây là do chọn tạo và ứng
dụng nhanh vào sản xuất bộ giống lạc mới năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như: MD7, MD9, L08, L12, L14, L18, L23, L26,
HL25,…cũng như áp dụng kịp thời các biện pháp kỹ thuật (mật độ, thời vụ, phân
bón,…) phù hợp cho mỗi giống và mùa vụ khác nhau trên từng chân đất cụ thể.
Bình Định là một tỉnh thuộc vùng sinh thái Duyên hải Nam Trung bộ với
diện tích đất tự nhiên là 605.058 ha và mang đậm nét khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tỉnh Bình Định thích ứng để sản xuất các loại cây
công nghiệp ngắn ngày, trong đó có cây lạc. Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có
vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Theo số liệu thống kê gần đây

(2005 - 2013), diện tích gieo trồng lạc năm sau luôn tăng hơn năm trước và dao
động trong khoảng 7.657 - 10.226 ha, đứng thứ 2 về diện tích trong các cây trồng
hàng năm của tỉnh; năng suất tăng từ 20,4 tạ/ha năm 2005 lên 29,4 tạ/ha năm 2013
(tăng 44,1%) (Cục Thống kê tỉnh Bình Định, 2014). Năng suất lạc ở Bình Định tăng
là do ứng dụng nhanh các giống lạc mới MD7, L14, L23, HL25, LDH.01,…vào sản
xuất thay thế các giống lạc Sẻ và Lỳ địa phương, năng suất thấp và chống chịu kém
với bệnh héo xanh vi khuẩn.
Cây lạc ở Bình Định chủ yếu được gieo trồng trên các nhóm đất phù sa, xám
bạc màu và đất cát. Thực tế cho thấy, quỹ đất trên có rất nhiều đối tượng cây trồng
khác nhau cạnh tranh nên việc mở rộng diện tích trồng lạc gặp không ít khó khăn.
Bên cạnh đó, do áp lực của quá trình đô thị hóa và nguy cơ xâm nhiễm mặn do biến
đổi khí hậu toàn cầu gây ra, nên diện tích đất hiện đang trồng lạc nói riêng và đất
sản xuất nông nghiệp ở Bình Định nói chung sẽ dần bị thu hẹp, diện tích bị mặn hóa
ngày càng tăng lên. Theo số liệu thống kê, diện tích đất mặn của tỉnh là 12.759 ha,
trong đó, đất mặn trung bình và ít là 9.618 ha chiếm 1,6% diện tích đất tự nhiên và
75,4% diện tích đất nhiễm mặn (Lê Quang Chút, 2005). Đây là loại đất mặn có ít
hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, đang được sử dụng để đa dạng hóa cây trồng
nhằm nâng cao hiệu quả trên đơn vị đất canh tác và cây lạc là một trong những đối
tượng cây trồng đang được nông dân quan tâm phát triển theo mục tiêu kinh tế. Do
vậy, để ổn định sản xuất nông nghiệp nói chung và duy trì vai trò của cây lạc nói
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


riêng ở tỉnh Bình Định thì việc khai thác và sử dụng hợp lý đất mặn để sản xuất
nông nghiệp là một trong những hướng ưu tiên cần được quan tâm và lựa chọn
trong thời gian đến. Hiện tại, đối với vùng đất mặn thật sự chưa được quan tâm
nhiều, chưa được đầu tư nghiên cứu sâu về lĩnh vực chọn tạo giống lạc có khả năng
thích ứng tốt và kỹ thuật canh tác hợp lý cho cây lạc trên đất mặn; chưa xác định đất

mặn là nguồn tư liệu quan trọng trong sản xuất lạc.
Xuất phát từ thực tế đó, việc triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu biện
pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lạc trên đất mặn ở tỉnh Bình Định” là yêu cầu
cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho các hộ nông dân trên
cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được những yếu tố hạn chế trong sản xuất lạc trên đất mặn ở tỉnh
Bình Định.
- Tuyển chọn được 1 - 2 dòng/giống lạc mới triển vọng, thích hợp với điều
kiện sản xuất trên đất mặn ở tỉnh Bình Định.
- Xác định được mật độ gieo trồng; liều lượng và chủng loại phân Kali phù
hợp cho cây lạc trên đất mặn ở tỉnh Bình Định.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc xây dựng cơ sở khoa
học nhằm khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất đai và khí
hậu) cũng như biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý để nâng cao năng suất lạc trên đất
mặn ở tỉnh Bình Định.
- Kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu cần thiết cho các cán bộ kỹ thuật nông
nghiệp, các nhà quản lý tham khảo trong nghiên cứu quy hoạch và phát triển sản
xuất lạc trên đất mặn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


- Tuyển chọn được các giống lạc mới triển vọng kết hợp với kỹ thuật canh tác
hợp lý sẽ góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên đất mặn ở tỉnh

Bình Định.
- Kết quả của đề tài cũng sẽ là cơ sở để xác định các công thức luân canh, xen
canh hợp lý đảm bảo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả và
bền vững trên đất mặn tỉnh Bình Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- 10 dòng/giống lạc triển vọng do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Duyên hải Nam Trung bộ và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ, Viện Cây
lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo;
- Đất cát mặn ven biển tỉnh Bình Định;
- Mật độ gieo trồng lạc;
- Dạng và liều lượng phân Kali: KCl và K2SO4.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các thí nghiệm của đề tài được thực hiện trong vụ Đông xuân năm 2014 2015 và vụ Xuân hè năm 2015 trên đất cát mặn ở xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh
Bình Định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CÂY LẠC
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng và sử dụng của cây lạc
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm và là cây có dầu có giá trị
dinh dưỡng cao được dùng làm thực phẩm cho người và thức ăn cho chăn nuôi,
phân xanh để cải tạo đất.
Hầu hết các bộ phận của cây lạc đều được sử dụng trong sinh hoạt hàng
ngày. Hạt được sử dụng ở dạng thô như luộc, rang và nhờ hàm lượng prôtêin và
dầu cao hạt còn được chế biến thành bánh kẹo, bơ, dầu...Thân, lá lạc sau thu hoạch

được ủ chua để làm thức ăn cho gia súc (trâu, bò) hoặc ủ hoai để làm phân hữu cơ
(Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).
Hạt lạc chứa khoảng 48 - 50% lipit và 26 - 28% prôtêin. Ngoài ra, chúng còn
giàu nguồn khoáng chất, vitamin và chất xơ (SN Nigam et al., 2006). Trong 1 kg
hạt lạc có năng lượng tương đương với 2 kg thịt bò hay với 1,5 kg pho mát hay 36
quả trứng gà (Putnam D.H et al., 2000), (Woodroof LG., 1983). Hơn nữa, so với
vừng thì lạc có tỷ lệ dầu gần tương đương, nhưng tỷ lệ đạm cao hơn nhiều. So với
đậu tương, lạc hơn hẳn tỷ lệ dầu, nhưng tỷ lệ prôtêin thấp hơn.
1.1.2. Giá trị kinh tế của cây lạc
Theo thống kê của FAO (2013), trong số những cây hạt có dầu chính trên thế
giới thì lạc đứng thứ năm về diện tích gieo trồng và đứng thứ tám về sản lượng.
Tương tự, ở Châu Á, lạc cũng đứng thứ năm về diện tích gieo trồng và thứ sáu về
sản lượng hàng năm.
Lạc là cây trồng có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với các
nước nghèo vùng nhiệt đới. Ngoài giá trị kinh tế của lạc đối với con người, công
nghiệp ép dầu, công nghiệp thực phẩm và chăn nuôi, lạc còn có ý nghĩa quan trọng
trong việc cải tạo đất do khả năng cố định ni tơ tự do. Cũng như các loại cây họ đậu
khác, rễ lạc có thể tạo ra các nốt sần do sự cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium của bộ
rễ để cố định ni tơ tự do và tăng hiệu quả kinh tế khi luân canh hoặc xen canh với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


các loại cây trồng khác.Trong điều kiện bình thường, lượng đạm do vi khuẩn
Rhizobium cộng sinh trong bộ rễ cố định được từ 27 đến 207 kg N/ha, trong điều
kiện thuận lợi lượng đạm được tăng lên từ 200 - 260 kg N/ha (Tạ Quốc Tuấn và
Trần Văn Lợt, 2006). Kết quả nghiên cứu công thức luân canh các cây trồng cạn với
lúa tại Trung Quốc cũng cho thấy, khi luân canh cây lạc trên đất trồng lúa thì cải
thiện được tính chất lý hóa của đất rõ rệt, làm thay đổi pH đất, tăng hàm lượng chất

hữu cơ, cải thiện thành phần cơ giới, tăng hàm lượng lân và kali dễ tiêu trong đất,
đặc biệt là hiệu quả kinh tế đạt cao hơn so với các công thức luân canh khác trên đất
lúa (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).
Về hiệu quả kinh tế, ở phía Bắc Đài Loan, so với trồng thuần lúa thì lãi thuần
công thức ngô - lúa tăng 26%, công thức cao lương - lúa tăng 28% và công thức lạc
- lúa tăng 40% (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).
Cũng tương tự kết quả trên, ở Việt Nam, nhiều tác giả cũng ghi nhận ở đồng
bằng Bắc Bộ việc trồng lạc trong vụ Xuân cho thu nhập thuần cao hơn so với trồng
các cây trồng khác, đặc biệt trồng xen lạc với ngô sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất,
cao hơn trồng thuần ngô hoặc thuần lạc từ 26,3 đến 29,8% (Đỗ Tuấn Khiêm và cộng
sự, 1994). Tại Quảng Ngãi, lãi thuần của mô hình trồng lạc xen trong sắn trên đất
cát đạt 56,5 triệu đồng/ha và tăng 39,1% so với trồng sắn thuần (Hồ Huy Cường và
cộng sự, 2010).
1.2. YÊU CẦU SINH THÁI VÀ VAI TRÒ DINH DƯỠNG KHOÁNG ĐỐI
VỚI CÂY LẠC
1.2.1. Yêu cầu sinh thái của cây lạc
Trong các yếu tố khí hậu, nhiệt độ và chế độ nước ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của cây lạc. Sự phân bố các vùng
trồng lạc trên thế giới là do yếu tố khí hậu quyết định.
- Yêu cầu về nhiệt độ: Lạc là cây trồng có nguồn gốc Nhiệt đới, nhiệt độ
tương quan đến thời gian sinh trưởng. Cùng một giống, ở điều kiện nhiệt độ thấp thì
thời gian sinh trưởng luôn kéo dài hơn so với điều kiện nhiệt độ ấm và cao (Phạm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Văn Thiều, 2001). Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến quá trình nảy mầm, phát triển thân
lá và thụ phấn, thụ tinh của cây lạc. Tùy theo giống, lạc yêu cầu tổng tích ôn từ
2.600 đến 4.8000C. Trong đó, thời kỳ nảy mầm, cây cần từ 250 đến 3200C, giai

đoạn sinh trưởng sinh dưỡng cần từ 700 đến 1.0000C, còn lại là giai đoạn ra hoa và
tạo quả. Nếu nhiệt độ đất thấp hơn 180C thì hạt nảy mầm chậm và cây con mọc yếu,
nếu nhiệt độ trên 540C thì phôi hạt bị chết. Đối với giai đoạn sinh trưởng sinh
dưỡng, nhiệt độ tối thích là từ 270C - 300C tùy theo giống (Fortanier, 1957), nhiệt
độ tối thấp nguy hiểm là 13,30C (Mills, 1964). Đối với giai đoạn ra hoa, hình thành
quả, nhiệt độ tối thích là từ 250C - 300C, khi nhiệt độ nhỏ hơn 200C thì sự ra hoa bị
trì trệ và tỷ lệ hoa được thụ phấn kém (Chang, 1974), khi nhiệt độ lớn hơn 340C thì
sức sống hạt phấn kém và hạt bị nhỏ lại (De Beer, 1963) (dẫn theo Vũ Công Hậu và
cộng sự, 1995).
- Yêu cầu về ánh sáng: Lạc là cây trồng phản ứng tích cực với cường độ
ánh sáng. Ánh sáng yếu, sinh trưởng sinh dưỡng của cây lạc chậm lại, rụng hoa vào
thời kỳ ra hoa đầu, số lượng tia quả giảm, ít quả và trọng lượng quả giảm. Theo
Ono và Ozaki (1971), 60% lượng bức xạ mặt trời trong 60 ngày sau mọc là yêu cầu
cần thiết để cây lạc sinh trưởng. Mặc dù, lạc là cây trồng không phản ứng ánh sáng,
tuy nhiên, nếu trồng lạc trong điều kiện ngày ngắn, cây lạc ra hoa chậm lại và hoa
nở ít hơn so với điều kiện ngày dài (Wynne và Emery, 1974) (dẫn theo Vũ Công
Hậu và cộng sự, 1995).
- Yêu cầu về nước: Lạc thường được xem là một loại cây trồng chịu hạn. Tuy
nhiên, lạc chỉ có khả năng tương đối chịu hạn ở 1 thời kỳ sinh trưởng nhất định.
Ngoài ra, thiếu nước ở các thời kỳ khác đều ảnh hưởng đến năng suất. Theo Gillier
(1968) (dẫn theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 1996), tổng nhu cầu về nước
trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ 450 - 700mm và nhu cầu này thay
đổi tùy theo giống, mùa vụ và khả năng giữ nước của đất. Theo John (1949) (dẫn
theo Vũ Công Hậu và cộng sự, 1995), lượng mưa lý tưởng để cây lạc sinh trưởng
tốt và phát huy năng suất là từ 80 đến 120mm của những tháng trước khi gieo hạt,
từ 100 đến 120mm khi gieo hạt, khoảng 200mm từ khi bắt đầu ra hoa đến khi tia
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7



quả đâm xuống đất và khoảng 200mm từ khi quả bắt đầu lớn đến khi thu hoạch.
Tuy nhiên, để đảm bảo cây lạc sinh trưởng phát triển tốt cần duy trì ẩm độ đất từ 70
- 80% (Phạm Văn Thiều, 2001).
- Yêu cầu về đất: Đất trồng lạc không yêu cầu cao về độ phì tự nhiên, nhưng
do đặc tính sinh lý của cây lạc, cây lạc yêu cầu chặt chẽ về điều kiện lý tính của đất.
Cây lạc thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình,
thoáng, xốp, thoát và giữ nước tốt, độ phì đất tương đối và độ cao so với mặt nước
biển dưới 1.065m (Vũ Công Hậu và cộng sự, 1995). Về hóa tính, lạc có thể chịu
được pH từ 4,5 đến 9,0, nhưng đất thích hợp nhất cho cây lạc là đất hơi chua và gần
trung tính (pH đất từ 5,5 đến 7,0).
1.2.2. Vai trò của dinh dưỡng khoáng đối với cây lạc
Lạc cũng giống như các loại cây trồng khác, ngoài các nguyên tố C, H, O cây
trồng tự lấy trong nước và không khí, để sinh trưởng và tạo năng suất, cây lạc cần
được cung cấp đủ lượng các khoáng chất N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, B, Zn, Cu và Mo
có sẵn trong đất hoặc bổ sung vào đất thông qua việc bón phân. Trong đó, N, P, K
và Ca cần cung cấp một lượng lớn; Mg, S, Fe, B, Zn, Cu và Mo tuy không yêu cầu
lượng lớn nhưng không thể thiếu (Ngô Thế Dân và Phạm Thị Vượng, 1999).
- Vai trò đạm (N) đối với cây lạc: Đạm là thành phần quan trọng cấu tạo nên
tất cả các axit amin và từ axit amin đó tổng hợp nên tất cả các loại protein, ngoài ra
N còn có mặt trong axit nucleic, chlorophyl, phytohocmon, phytocrom, vitamin và
các enzim quan trọng trong các hoạt động sống của cây. Đạm cung cấp cho cây lạc
để hình thành các cơ quan sinh trưởng thực hiện nhiệm vụ hấp thu dinh dưỡng và
quang hợp, hình thành cấu trúc sinh sản, tham gia hình thành diệp lục nên liên quan
đến hiệu suất và sản phẩm quang hợp để lấp đầy nguồn chứa kinh tế quan trọng.
Như vậy, đạm có vai trò quan trọng đối với năng suất cây lạc khi thu hoạch (Ngô
Thế Dân và cộng sự, 2000). Chiều cao cây và chiều dài cành có tương quan chặt chẽ
với hàm lượng đạm cây lạc hấp thụ được. Nếu hấp thụ quá ngưỡng sẽ làm mất cân
đối giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, thân lá phát triển mạnh,


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


quá trình tạo quả và hạt kém dẫn đến năng suất quả hoặc hạt khi thu hoạch thấp
(Nguyễn Thị Chinh, 2005).
- Vai trò lân (P) đối với cây lạc: Lân có tác dụng tích cực đến sự phát triển
của nốt sần, sự ra hoa và hình thành quả vì nó tham gia vào quá trình chuyển hóa tế
bào. Đồng thời, lân còn tham gia vào việc tổng hợp các chất hữu cơ, quá trình
quang hợp và tổng hợp ATP (để sử dụng cho quá trình vận chuyển, hút nước, hút
các chất khoáng khác) (Trần Kim Đồng và cộng sự, 1991). Như vậy, lân có vai trò
quan trọng đối với sự sinh trưởng và năng suất của cây lạc, vì lân liên quan trực tiếp
đến nguồn cung cấp đạm, hút nước và dinh dưỡng khoáng, ra hoa tạo quả, sản phẩm
quang hợp, vận chuyển sản phẩm quang hợp về quả.
- Vai trò của kali (K) đối với cây lạc: Vai trò quan trọng nhất của kali được
thể hiện ở khả năng hoạt hóa các enzim trong ATP đóng vai trò cung cấp năng
lượng cho rất nhiều quá trình sinh lý sinh hóa xảy ra trong cây. Kali tham gia vào
quá trình quang hợp, vận chuyển, sự phát triển của quả, tăng khả năng giữ nước của
tế bào và tăng độ vững chắc của thành tế bào (Phạm Văn Thiều, 2001). Thiếu kali,
cây sinh trưởng chậm lại, lá chết khô và chuyển màu mất diệp lục. Nếu thừa kali,
năng suất lạc sẽ bị giảm đối với những giống có kiểu hình thân đứng và chín sớm
(Walker, 1979) (Ngô Thế Dân và cộng sự, 2000). Như vậy, kali chẳng những có vai
trò quyết định năng suất mà còn góp phần làm tăng khả năng chống chịu với những
điều kiện bất thuận (chịu hạn, chống đổ và chống chịu với sâu, bệnh hại) của cây lạc.
- Vai trò của canxi (Ca) đối với cây lạc: Vai trò hàng đầu của canxi là tham
gia vào sự hình thành tế bào, canxi kết hợp với axit pectinic tạo petan canxi. Ngoài
ra, canxi còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành membran tế bào, hoạt hóa
nhiều enzim, trung hòa các axit trong cây. Do vậy, thiếu canxi sự nảy mầm và sinh
trưởng của hạt phấn bị ức chế, mô phân sinh và nhất là mô phân sinh đỉnh rễ bị hại.

Đối với lạc, trước hết canxi là thức ăn cần thiết. Ngoài ra, canxi còn giảm độ
chua, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nốt sần hoạt động cố định đạm nhiều
hơn, canxi ngăn ngừa việc tích lũy các chất độc hại (các độc tố nhôm trong đất) và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


điều chỉnh bốc hơi nước, làm tăng tính chịu hạn cho lạc. Thiếu canxi, bệnh và độc
tố trong đất tấn công hại lạc, không hình thành hoa, quả không tạo, quả ốp, hạt
không mẩy.
- Vai trò của các yếu tố trung và vi lượng đối với cây lạc:
Magiê (Mg) và lưu huỳnh (S) là những yếu tố trung lượng có vai trò quan
trọng trong đời sống của cây lạc. Thiếu magiê, cây lạc thường bị bệnh đốm nâu và
hàm lượng chất diệp lục trên lá giảm. Lưu huỳnh tham gia vào quá trình trao đổi
giữa đạm và lân trong cây lạc, tác động vào quá trình ra hoa và đậu quả của cây lạc.
Theo Trần Kim Đồng và cộng sự (1991), các nguyên tố vi lượng là thành
phần không thể thiếu của nhiều loại enzim, tham gia vào việc hình thành và hạn chế
phá hủy của diệp lục, thúc đẩy sự phát triển của cây trồng, tăng khả năng chống
chịu của cây trồng đối với hạn, nhiệt độ thấp và nồng độ dung dịch đất cao.
Các yếu tố vi lượng cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với sinh trưởng và
năng suất của cây lạc. Bo (B) hỗ trợ vào quá trình hình thành rễ, thúc đẩy quá trình
ra hoa, đậu quả, hạn chế tia quả nứt và nấm bệnh xâm nhập gây hại. Molipden (Mo)
có tác dụng tăng hoạt tính sinh học của vi khuẩn Rhizobium trong nốt sần của cây
lạc. Đồng (Cu) làm tăng khả năng quang hợp của cây, tăng chất lượng hạt và hạn
chế sự tấn công gây hại của bệnh đốm lá và gỉ sắt. Kẽm (Zn) là chất xúc tác và điều
tiết quá trình trao đổi chất trong cây. Sắt (Fe) tham gia vào thành phần của nhiều
loại men ôxy hóa khử nên liên quan trực tiếp đến hoạt động sống của cây và tổng
hợp chất diệp lục.
1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
- Về diện tích: Theo thống kê của tổ chức FAO (2013), diện tích gieo trồng
lạc trên thế giới năm 2003 là 23,07 triệu ha, diện tích bình quân của giai đoạn 2004
- 2008 là 23,24 triệu ha và giai đoạn 2009 - 2013 là 24,88 triệu ha. Như vậy, hiện
nay, diện tích gieo trồng lạc trên thế giới có xu hướng tăng hơn so với các thời điểm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


trước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân diện tích của giai đoạn 2003 - 2013
không cao chỉ đạt 1,1%.

Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng và năng suất lạc trên thế giới từ năm 2003-2013
Năm

Diện tích (triệu ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Năng suất (tạ/ha)

2003

23,07

36,33

15,74


2004

23,71

36,48

15,38

2005

24,05

38,55

16,03

2006

21,54

33,37

15,49

2007

22,67

37,15


16,39

2008

24,22

38,50

15,90

2009

23,97

37,16

15,50

2010

25,48

42,73

16,77

2011

24,74


40,47

16,35

2012

24,80

40,78

16,45

2013
25,41
Nguồn: FAO, 2013

45,65

17,96

6.000.000

5.000.000

4.000.000

(ha)
3.000.000


2.000.000

1.000.000

0

India
China
Nigeria
Sudan Myanmar
Diện tích
lạc năm 2013 5.250.000 4.651.599 2.360.000 2.161.740 890.000
(ha)

Senegal

Tanzania

Niger

Indonesia

Congo

769.803

740.000

720.000


518.982

477.000

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Nguồn: FAO, 2013
Hình 1.1. Diện tích lạc năm 2013 của một số quốc gia trên thế giới
Năm 2013, diện tích gieo trồng lạc trên thế giới đạt 25,41 triệu ha, có trên
112 nước trồng lạc. Trong đó, diện tích trồng lạc ở các nước châu Á chiếm 46,59%,
châu Phi 48,76%, châu Mỹ 4,55%, châu Âu 0,04% và châu Đại Dương 0,06%.
Trong số các quốc gia trồng lạc trên thế giới, 10 quốc gia có diện tích gieo trồng
hàng năm lớn nhất là Ấn Độ (5,25 triệu ha), Trung Quốc (4,65 triệu ha), Nigeria
(2,36 triệu ha), Sudan (2,16 triệu ha), Senegal (0,77 triệu ha), Niger (0,72 triệu ha),
Indonesia (0,52 triệu ha), Myammar (0,89 triệu ha), Tanzania (0,74 triệu ha) và
Congo (0,47 triệu ha). Trong số 10 quốc gia trên, các quốc gia có diện tích lạc năm
2013 tăng đáng kể so với thời điểm năm 1990 là Niger từ 0,06 triệu ha lên 0,72 triệu
ha (tăng 1.100%), Sudan từ 0,22 triệu ha lên 2,16 triệu ha (tăng 881,8%), Tanzania
từ 0,11 triệu ha lên 0,74 triệu ha (tăng 572,7%), Nigeria từ 0,70 triệu ha lên 2,36
triệu ha (tăng 237,1%), Myammar từ 0,52 triệu ha lên 0,89 triệu ha (tăng 71,2%) và
Trung Quốc từ 2,94 triệu ha lên 4,65 triệu ha (tăng 58,2%). Riêng Ấn Độ giảm
36,8%, Indonesia giảm 20,2% và Senegal giảm 15,8% (FAO, 2013).
- Về năng suất: Nhìn chung, năng suất lạc bình quân trên thế giới còn thấp.
Tuy nhiên, so với thời điểm năm 1993, năng suất lạc bình quân trên thế giới của
năm 2013 đạt 17,96 tạ/ha, tăng 45,0%, so với tốc độ tăng trưởng bình quân năm của
giai đoạn từ năm 1993 - 2013 là 2,0%/năm (FAO, 2013).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


×