Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của chăm sóc cận thu hoạch tới thời điểm thu hái và chất lượng quả vải thiều trong quá trình bảo quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.93 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

VŨ TIẾN THỊNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHĂM SÓC CẬN THU HOẠCH
TỚI THỜI ĐIỂM THU HÁI VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ VẢI
THIỀU TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

VŨ TIẾN THỊNH


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHĂM SÓC CẬN THU HOẠCH
TỚI THỜI ĐIỂM THU HÁI VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ VẢI
THIỀU TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN

Chuyên ngành

: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

Mã số

: 60.54.01.04

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN HOÀNG ANH
2. TS. NGUYỄN VĂN DŨNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong
bất kỳ một nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Vũ Tiến Thịnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn
Dũng - Viện nghiên cứu rau quả, TS. Nguyễn Hoàng Anh – Khoa Công nghệ thực
phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ths. Nguyễn Thùy Linh - Bộ môn Bảo
quản chế biến, Viện Nghiên cứu rau qủa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Công
nghệ thực phẩm, Học viên nông nghiệp Việt Nam.
Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn các cán bộ Bộ môn bảo quản chế biến,
Viện Nghiên cứu rau qủa đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn bè
và đồng nghiệp, những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Vũ Tiến Thịnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh mục bảng ...................................................................................................... vi
Danh mục các từ, cụm từ viết tắt .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 4
1.1 Giới thiệu chung về cây vải......................................................................... 4
1.1.1

Nguồn gốc, phân bố ........................................................................... 4

1.1.2

Phân loại giống và giống vải .............................................................. 6

1.1.3

Các giống vải chủ yếu trên thế giới và trong nước .............................. 7

1.2 Đặc điểm ra hoa, đậu quả của cây vải thiều ................................................. 8
1.2.1

Sự phân hóa mầm hoa ........................................................................ 8

1.2.2

Sự phát triển của chùm hoa và nở hoa của vải. ................................... 8


1.2.3

Quá trình đậu quả ............................................................................... 9

1.2.4

Các giai đoạn phát triển của quả ......................................................... 9

1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ............................................................. 11
1.3.1

Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới ................................. 11

1.3.2

Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại Việt Nam ................................ 12

1.4 Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón lá và chất điều hòa
sinh trưởng AVG trong giai đoạn cận thu hoạch .................................. 15
1.4.1

Các nghiên cứu về phân bón lá ......................................................... 15

1.4.2

Chất điều hòa sinh trưởng AVG ....................................................... 19

Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 26
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 26

2.3 Hóa chất sử dụng cho nghiên cứu ............................................................. 26
2.4 Nội dung nghiên cứu................................................................................. 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


2.4.1

Nội dung 1: ...................................................................................... 26

2.4.2

Nội dung 2: ...................................................................................... 26

2.5 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26
2.5.1

Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................... 26

2.5.2

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa sinh, hóa lý ......................... 30

2.5.3

Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan ..................................... 35

2.5.4


Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 35

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 36
3.1 Nghiên

cứu

ảnh

hưởng

của

xử



cận

thu

hoạch

đến

thời điểm thu hái của quả vải thiều ....................................................... 36
3.1.1

Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến một số chỉ tiêu vật lý

của quả vải thiều............................................................................... 36

3.1.2

Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến màu sắc của quả vải thiều............ 40

3.1.3

Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến cảm quan của quả vải thiều ......... 41

3.1.4

Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến một số chỉ tiêu hóa học
của quả vải thiều............................................................................... 42

3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến chất lượng
quả vải thiều trong quá trình bảo quản .................................................. 46
3.2.1

Sự Biến đổi các chỉ tiêu cảm quan quả vải thiều trong quá trình
bảo quản ........................................................................................... 47

3.2.2

Sự Biến đổi các chỉ tiêu vật lý quả vải thiều trong quá trình bảo quản .... 48

3.2.3

Sự biến đổi các chỉ tiêu hóa học quả vải thiều trong quá trình bảo quản ...... 51


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 54
1

Kết luận .................................................................................................... 54

2

Đề nghị ..................................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 55
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.2

Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng đầu năm 2007 ....... 12

Bảng 3.1


Sự thay đổi chỉ tiêu chiều cao của quả vải thiều tại các thời điểm
thu hái (mm) ...................................................................................... 37

Bảng 3.2

Sự thay đổi chỉ tiêu đường kính của quả vải thiều tại các thời
điểm thu hái (mm) .............................................................................. 37

Bảng 3.3

Sự thay đổi chỉ tiêu khối lượng của quả vải thiều tại các thời
điểm thu hái (g) .................................................................................. 37

Bảng 3.4

Sự thay đổi chỉ tiêu độ lún của quả vải thiều tại các thời điểm thu
hái (mm) ............................................................................................ 39

Bảng 3.5

Sự thay đổi tỉ lệ thu hồi (tỉ lệ phần ăn được) của quả vải thiều tại
các thời điểm thu hái (%) ................................................................... 40

Bảng 3.6

Màu sắc vỏ quả vải thiều tại các thời điểm thu hái ............................. 40

Bảng 3.7

Đánh giá cảm quan quả vải thiều tại các thời điểm thu hái ................. 41


Bảng 3.8

Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến hàm lượng vitamin C
của quả vải thiều tại các thời điểm thu hái (mg%) .............................. 42

Bảng 3.9

Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến hàm lượng chất khô hòa
tan tổng số của quả vải thiều tại các thời điểm thu hái (0Bx) ............... 43

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến hàm lượng đường tổng số
của quả vải thiều tại các thời điểm thu hái (%) ................................... 44
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến hàm lượng axit tổng số
của quả vải thiều tại các thời điểm thu hái (%) ................................... 45
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến hàm lượng nước của quả
vải thiều tại các thời điểm thu hái (%) ................................................ 45
Bảng 3.13 Chất lượng cảm quan của quả vải thiều trong quá trình bảo quản ....... 47
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến màu sắc của quả vải
trong quá trình bảo quản (∆Eab ) ......................................................... 48

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


Bảng 3.15 Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến độ cứng của quả vải
trong quá trình bảo quản ( mm ) ......................................................... 49
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến cường độ hô hấp của quả
vải trong quá trình bảo quản (mg CO2/kg.h) ....................................... 49

Bảng 3.17 Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến tỉ lệ hư hỏng của quả vải
trong quá trình bảo quản ( %) ............................................................. 50
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của xử lý cận thu hoạch đến tỉ lệ hao hụt khối lượng
của quả vải trong quá trình bảo quản ( %) .......................................... 50
Bảng 3.19 Ảnh hưởng xử lý cận thu hoạch tới hàm lượng vitamin C của quả
vải thiều trong quá trình bảo quản (mg%) .......................................... 51
Bảng 3.20 Ảnh hưởng xử lý cận thu hoạch tới hàm lượng chất khô hòa tan
của quả vải thiều trong quá trình bảo quản (0Bx) ................................ 52
Bảng 3.21 Ảnh hưởng xử lý cận thu hoạch tới hàm lượng đường tổng số của
quả vải thiều trong quá trình bảo quản (%) ......................................... 52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
TSS

:

Hàm lượng chất khô hòa tan tổng số

TS

:

Đường tổng số

CT


:

Công thức

TN

:

Thí nghiệm

ĐC

:

Đối chứng

VTM C

:

Vitamin C

HHKL

:

Hao hụt khối lượng

CĐHH


:

Cường độ hô hấp

AVG

:

Aminoethoxyvinylglycine

HL

:

Hàm lượng

IAA

:

Indole Acetic Acid Oxidase

PPO

:

Enzyme Polyphenol oxidase

POD


:

Enzyme Peroxidase

CS

:

Cộng sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Quả vải là một trong những loại quả đặc sản có hương vị thơm ngon, giàu
giá trị dinh dưỡng rất được ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nổi
tiếng về chất lượng và được trồng với diện tích, sản lượng lớn nhất phải kể đến
vùng sản xuất vải thiều tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Quả vải thiều có vỏ mỏng, hạt dài, nhỏ, cùi dày chiếm tỉ lệ 70 ÷ 80% so
với trọng lượng quả. Hàm lượng chất khô hòa tan đạt 18÷ 200Bx, hàm lượng
nước 82%, chất xơ 1,5%, đường 17 - 18%, vitamin C 39mg%, ngoài ra còn
chứa một số loại vitamin nhóm B và các chất khoáng vi lượng rất cần thiết cho
sức khỏe con người.
Với diện tích trồng và năng suất ngày càng tăng, cây vải đã trở thành một
trong những loại cây ăn quả chủ lực trong cơ cấu phát triển nền Nông nghiệp nước
nhà. Tuy nhiên quả vải có nhược điểm là thời gian thu hoạch ngắn lại không bảo

quản được lâu trong điều kiện thường do rễ thối hỏng điều này gây thiệt hại rất lớn
cho người nông dân do bị tư thương ép giá vì thời gian thu hoạch ngắn.
Do vậy, việc cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian thu hái đối với quả vải
thiều là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu.
Chất lượng quả vải thiều nguyên liệu đưa vào bảo quản và sau bảo quản phụ
thuộc rất nhiều vào các biện pháp chăm sóc trong giai đoạn trước và cận thu hoạch.
Trong giai đoạn trước và cận thu hoạch, đã có rất nhiều nghiên cứu áp dụng
các biện pháp kỹ thuật cho cây vải như chọn tạo giống, thâm canh, bón phân, tưới
nước.... Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng năng suất, chọn tạo ra một số giống vải chín
sớm góp phần rải vụ thì việc cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian thu hái vẫn
chưa thật sự rõ rệt.
Phân bón qua lá là hình thức cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhanh
và hiệu quả. Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chỉ ra rằng, sử dụng
phân bón lá có đầy đủ các thành phần đạm, lân, kali và bổ sung các nguyên tố vi
lượng như Mg, Mn, Bo, Zn, Fe,....vào từng thời kỳ phát triển của cây vải sẽ cải
thiện được đáng kể năng suất và chất lượng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Thời kỳ từ sau khi đậu quả khoảng 10 - 15 ngày đến trước khi thu hái 2
tuần là thời kỳ cây vải tập trung dinh dưỡng nuôi quả, nếu cây vải được chăm
sóc, bón phân, tưới nước đầy đủ và đúng cách sẽ cho quả to, vỏ quả ít bị nứt,
mẫu mã đẹp, giá trị được nâng lên rõ rệt, theo Menzel (2000), Menzel.C (2002 ),
Trần Thế Tục (1988).
AVG (Aminoethoxyvinylglycine) là chất điều hoà sinh trưởng, có tác dụng
làm chậm quá trình chín và tăng cường độ chắc cũng như chất lượng của quả. Cơ
chế tác dụng chính của AVG là ức chế hoạt lực ACC synthase, đây là enzym có

trách nhiệm chuyển hóa cơ chất SAM thành ACC (chất tiền etylen). Hàm lượng
ACC tạo thành thấp sẽ dẫn đến cường độ sản sinh etylen thấp. Vì vậy, làm chậm
quá trình chín và kéo dài thời gian bảo quản quả sau thu hoạch.
Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng AVG của các
tác giả Jobling và cs (2003), Drake và cs (2005), Leja và cs (2002) trên các loại quả
táo, mận, lê, đào... Các nghiên cứu chỉ ra rằng phun AVG ở giai đoạn cận thu hoạch
đã có tác dụng đáng kể trong việc tăng năng suất, duy trì độ cứng, cải thiện màu sắc,
làm chậm quá trình chín và kéo dài thời gian bảo quản đáng kể so với mẫu không
xử lý.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu ứng dụng AVG trong giai đoạn cận và sau thu
hoạch còn khá mới mẻ. Một số nghiên cứu của tác giả Chu Doãn Thành và cs
(2007) trên quả mận Tam Hoa, tác giả Nguyễn Ngữ và cs (2010) trên quả vú sữa,
tác giả Nguyễn Tuấn Minh và cs (2008) trên trên quả vải chín sớm Bình Khê … cho
thấy, khi xử lý AVG vào giai đoạn trước thu hoạch 2 - 3 tuần giúp tăng khối lượng,
độ cứng của quả và kéo dài thời gian thu hái.
Chính vì vậy, cùng với việc chọn tạo giống các giống vải ưu tú có khả năng
cho hiệu quả kinh tế cao thì việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trong đó có việc
sử dụng chất điều hòa sinh trưởng nhằm nâng cao khả năng ra hoa, đậu quả, tăng
năng suất cũng như chất lượng đồng thời kéo dài thời gian thu hái nâng cao hiệu
quả kinh tế là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


“Nghiên cứu ảnh hưởng của chăm sóc cận thu hoạch tới thời điểm thu
hái và chất lượng quả vải thiều trong quá trình bảo quản”.
2. Mục đích, yêu cầu

2.1. Mục đích
Đưa ra được biện pháp xử lý trong giai đoạn cận thu hoạch nhằm kéo dài thời
gian thu hái và ổn định chất lượng quả vải trong quá trình bảo quản.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý trong giai đoạn cận thu hoạch
tới thời điểm thu hái của quả vải thiều.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý trong giai đoạn cận thu hoạch
tới chất lượng quả vải thiều trong quá trình bảo quản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây vải
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn, thuộc họ bồ hòn
Sapindaceae. Cây vải là cây thân gỗ, ưa khí hậu nóng,có chu kỳ sống lâu năm
(50 - 70 năm), lá xanh quanh năm có tác dụng rất tốt đến môi trường sống của
con người, che phủ đất, hạn chế sói mòn cho đất (vì cây vải có tính chịu hạn,
chịu úng cao, phát triển tốt trên đất đồi, núi trọc). Hoa vải là nguồn mật và
phấn rất quí để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Quả thường chínvào cuối
tháng 6 đầu tháng 7, khi chín vỏ quả có màu đỏ thẫm, trọng lượng trung bình
của quả 15- 20g (đối với vải thiều ở Phú Hộ có trọng lượng quả thường cao hơn
và đạt 25- 27 g/quả) Trần Văn Lài (2005).
Quả vải được coi là một loại đặc sản, được người tiêu dùng rất ưa chuộng bởi
hương thơm, vị ngọt đậm, ngon, rất bổ dưỡng cho cơ thể (quả vải có tác dụng bổ
não, khỏe người, khai vị, có thể chữa bệnh đường ruột, là một thực phẩm quý đối
với phụ nữ và người già). Quả có vỏ mỏng, hạt dài, nhỏ, cùi dày chiếm tỉ lệ 70 80% so với trọng lượng quả. Hàm lượng chất khô hòa tan đạt 18- 20o Bx, hàm

lượng nước 82%, chất xơ 1,5%, đường 17 - 18%, vitamin C 39mg%, ngoài ra còn
chứa một số loại vitanin nhóm B và các chất khoáng vi lượng rất cần thiết cho sức
khỏe con người Nguyễn Thị Xuân Hiền, Ngô Hồng Bình và cs (2002).
Ở Việt Nam, vải là một trong những loại cây trồng đặc sản, được trồng ở hầu
khắp các tỉnh thành phía bắc nước ta và đã trở thành cây ăn quả chủ lực. Theo Cục
trồng trọt, Bộ NN&PTNT năm 2008 diện tích trồng vải là 86,9 ngàn ha, chiếm 26%
tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng. Các tỉnh có diện tích trồng và thu hoạch quả
với sản lượng lớn là: Bắc Giang (Lục Ngạn), Hải Dương (Thanh Hà), Vĩnh Phú
(Thanh Hoà), Quảng Ninh (Đông Triều), Hà Tây (Quốc Oai, Chương Mỹ), Bắc
Thái (Đồng Hỷ, Phú Lương), Lạng Sơn (Đình Lập, Hữu Lũng), Ban Mê Thuột,
Huế.... Trong đó Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương) là hai vùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


trồng vải thiều nổi tiếng có diện tích và sản lượng hàng năm lớn nhất cả nước (diện
tích trồng vải của hai tỉnh chiếm trên 70% diện tích trồng vải cả nước). Quả vải
thiều ở đây có chất lượng rất thơm ngon, tạo được thương hiệu nổi tiếng khắp trong
và ngoài nước.
Cây vải có nguồn gốc ở giữa miền Nam Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam và
bán đảo Malaysia và được trồng trọt cách đây trên 3.000 năm. Hiện tại, ở Trung
Quốc vẫn còn những cây vải tổ ở huyện Bồ Điền (Phúc Kiến), có tuổi cây trên
1.000 năm (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần ,1998).
Thực tế, nhiều tài liệu Trung Quốc cho biết, nhiều nơi cây vải mọc dại như:
núi Tạ Hoài Sơn, huyện Liên Giang, tỉnh Quảng Đông; Thạch Phượng Sơn, huyện
Bác Bạch, tỉnh Vân Nam, núi Lôi Hồ Lĩnh, Bá Vương Lĩnh... Tại núi Kim Cổ Lĩnh
(đảo Hải Nam), vải dại mọc thành rừng. Ngoài ra, ở Dương Xuân, Hoá Châu, Liêm
Giang và trên sáu vạn núi ở vùng giáp gianh huyện Bác Bạch và huyện Hồ Bắc của

tỉnh Quảng Tây... đều có cây vải dại, điều đó chứng tỏ cây vải có nguồn gốc từ
Trung Quốc (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998).
Theo FAO (1989), tài liệu đầu tiên viết về cây vải đã ghi lại vào năm 100
trước công nguyên, Hoàng Đế Hán Vũ đã đem vải vào miền Nam Trung Quốc và
miền Bắc Indonexia. Cuối thế kỷ 17, cây vải từ Trung Quốc đầu tiên được đưa vào
Myanmar, cuối thế kỷ 18 đưa sang Ấn Độ Singh (1954), năm 1775 đưa sang quần
đảo Tây Ấn. Năm 1870 vải được du nhập vào Nam Phi Meulen (1957), năm 1873
sang Hawai của Mỹ Grove (1952), đến năm 1886 vào Florida của Mỹ Barley
(1916). Vào những năm 30 của thế kỷ 20, công nhân Hoa Kiều gốc Quảng Đông
đã đưa vải vượt qua xích đạo vào Công Gô, Cao Lệ Hoa (1985), (Nghê Diệu
Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998).
Ở Việt Nam, cây vải được trồng từ cách đây khoảng 2000 năm và phân bố từ
18 - 190 vĩ Bắc trở ra. Tuy nhiên, do yêu cầu chặt chẽ về điều kiện thời tiết, nên tập
trung chủ yếu vẫn là vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc và
một phần khu Bốn cũ . Sử sách đã chép lại rằng cách đây 10 thế kỷ, dưới thời Bắc
thuộc, vải (tiếng Hán là Lệ Chi) là một trong những cống vật hàng năm Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


phải đem nộp cho Trung Quốc Vũ Công Hậu (1982), Trần Thế Tục (2004). Theo C.
Petelot (1952), dẫn theo Vũ Công Hậu (1999) có nhiều cây vải dại mọc ở sườn núi
Ba Vì. Năm 1982, đã phát hiện cây vải mọc ở chân núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) . Từ
đó miền Bắc Việt Nam cũng được coi là nơi có nguồn gốc phát sinh của cây vải.
Hiện nay, vải được trồng ở các nước nằm trong phạm vi 20 - 30 vĩ độ Bắc và
Nam đường xích đạo . Theo (Nguyễn Mạnh Hải, Nguyễn Quang Thạch, 1999),
Trần Thế Tục (1997).
Ở Châu Á vải được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam,

Myanmar, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippin, Indonexia, Srilanca, Bănglades,
Nhật Bản và Ixrael.
Ở Châu Phi vải có ở Nam Phi, Morithiuyt, Madagasca, Ga Bông, Công Gô
và Rêuyniông.
Ở Châu Mỹ có Hoa Kỳ, Hundurat, Panama, Cu Ba, Tirinidat, Pooctoricô và
Braxin. Châu Đại Dương có Australia và Newzeland.
Đến nay, ở Việt Nam đã hình thành một số vùng trồng vải mang tính sản xuất
hàng hoá như: Thanh Hà (Hải Dương), Đông Triều (Quảng Ninh), Lục Ngạn (Bắc
Giang), Đồng Hỷ (Thái Nguyên)... Một số vùng thuộc các tỉnh miền Trung như Đăk
Nông, Đăk Mil, Đăk RLâp (Đăk Lak); Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng trồng được vải .
1.1.2.Phân loại giống và giống vải
Theo Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1987), Menzel (2002), Hoàng Thị Sản,
2003, cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn thuộc họ Bồ hòn
(Sapindaceae), bộ Bồ hòn (Sapindales), phân lớp hoa hồng (Rosidae). Họ Bồ hòn
có 150 chi với trên 2.000 loài được phân bố ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, tập
trung chủ yếu ở Châu Á và Châu Mỹ. Ở Việt Nam, họ Bồ hòn có 25 chi và trên 70
loài, phân bố trên khắp các miền của đất nước.
Về đặc điểm phân loại, cây vải là cây gỗ nhỡ, xanh tốt quanh năm, lá kép
lông chim, hoa nhỏ không có cánh hoa, bầu có 2 ngăn. Trên cùng chùm hoa có 3
loại hoa: Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, và một số ít hoa dị hình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


1.1.3.Các giống vải chủ yếu trên thế giới và trong nước
Hiện tại, Trung Quốc có số lượng giống vải nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên,
chỉ có khoảng 15 giống trong số hơn 100 giống vải ở Trung Quốc có khả năng sản
xuất thương mại như: Wai chee, Baila, Baitangying, Heiye, Feizixiao, Huaizhi... đặc

biệt hai giống Gwiwei và Nuomici được trồng ở tỉnh Quảng Đông với diện tích lớn
(trên 60.000 ha mỗi giống). Tỉnh Phúc Kiến có 2 giống chủ lực là Soney Tung và
Haak Yip. Ở tỉnh Vân Nam, Lanzhu là giống trồng chính. Các giống quan trọng
khác là Taiso, Chen Zi, Sum Yee Hong, Kwai May và NoMai Chee Menzel và
Simpson (1986) . Một số giống mới được chọn tạo có năng suất phẩm chất tốt như:
Giống hạt lép Hoong Hu, giống chín sớm Dong guan Seedless Nghê Diệu Nguyên
và Ngô Tố Phần (1998).
Ấn Độ có khoảng 50 giống vải, được trồng ở các bang khác nhau. Bihar là
nơi trồng vải với diện tích lớn nhất của Ấn Độ (chiếm trên 74% diện tích). Các
giống quan trọng là: Shahi, Bombai, China, Deshi, Purbi, Cabcutta, Rose Scenetd
và Mazaffarpur. Trong đó những giống cho năng suất và chất lượng tốt là West
Bengal, Bom bai, China và Bedana. Hai giống lai mới được chọn tạo là H - 105 và
H - 73 có tiềm năng cho năng suất cao đang được phát triển mạnh trong sản xuất.
Ở Australia, có trên 40 giống vải được trồng tập trung ở những vùng nằm
theo dải bờ biển phía Đông. Các giống chính hiện nay là: Taiso, Haak Ip, Kwai May
Pink, Wai Chi, FayZee Siu, Salathiel.
Ở Việt Nam, sự phân chia các giống còn mang tính tương đối, xét theo thời
gian thu hoạch có: nhóm chín sớm, chính vụ và chín muộn, xét theo phẩm chất quả:
nhóm vải chua, vải nhỡ và vải thiều Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Quang Thạch
(1999) . Theo Vũ Mạnh Hải và cs (2002), Viện Nghiên cứu Rau quả (2002) đã thu
thập và mô tả 33 giống vải được trồng ở các vùng khác nhau. Trong đó 8 giống có
triển vọng, đã và đang được phát triển ngoài sản xuất như giống vải thiều Thanh Hà,
Hùng Long, Yên Hưng, Bình Khê, Yên Phú...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


1.2. Đặc điểm ra hoa, đậu quả của cây vải thiều

1.2.1. Sự phân hóa mầm hoa
Phân hóa mầm hoa là quá trình chuyển hóa từ trạng thái sinh lý và tổ chức
của mầm lá sang trạng thái sinh lý và tổ chức của mầm hoa. Cành mẹ của cây vải
thành thục về sinh trưởng sớm hay muộn ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phân
hóa mầm hoa. Trên cùng một cây, thông thường cành thành thục sớm sẽ phân hóa
mầm hoa sớm hơn cành thành thục muộn (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần,
1998), Trần Thế Tục (1997).
Theo Vũ Công Hậu (1982, 1999), Phạm Văn Côn (1992), Trần Thế Tục
(1994, 1997) điều kiện cho vải phân hóa mầm hoa được thuận lợi là cần có nhiệt độ
thấp trong một khoảng thời gian nhất định, song phản ứng với nhiệt độ thấp ở các
giống khác nhau, các giống vải chín sớm có thể có thể hình thành mầm hoa ở nhiệt
độ cao hơn so với các giống vải chính vụ và chín muộn.
Theo Lương Vũ Nguyên (1986), hàm lượng IAA trên đỉnh cành non rất cao,
khi lá chuyển màu xanh, mầm ngưng sinh trưởng tương đối thì hàm lượng IAA
giảm thấp, về sau mới bắt đầu phân hóa mầm hoa. Trong quá trình phân hóa mầm
hoa, đối với cây năm sai quả (hình thành hoa nhiều), hàm lượng IAA và gibberellin
ở đầu ngọn cành hơi thấp. Điều này chứng tỏ hàm lượng các chất này thấp có lợi
cho sự phân hóa mầm hoa (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998).
1.2.2. Sự phát triển của chùm hoa và nở hoa của vải.
Tốc độ phát triển của chùm hoa phụ thuộc vào giống và vùng trồng. Các
giống chín sớm thường xuất hiện hoa vào tháng 12, ra hoa tháng 1 và nở hoa tháng
2. Các giống chín chính vụ và chín muộn thì ra hoa cuối tháng 1, đầu tháng 2 và nở
hoa tháng 3 (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998).
Cây vải nở hoa theo thứ tự từ dưới lên trên, những hoa ở các nhánh giữa nở
trước, sau đến các nhánh ở trên đỉnh và ở gốc. Trên một chùm hoa thì thời gian hoa
đực và hoa cái nở rộ cũng không trùng nhau, thường thì hoa đực nở trước, rồi mới
đến hoa cái, rồi lại đến hoa đưc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 8


1.2.3. Quá trình đậu quả
Tỷ lệ đậu quả của vải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc tính ra hoa,
môi giới truyền phấn, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa hay hàm lượng các chất dinh
dưỡng, các loại phytohoocmon trong cây. Trong quá trình nở hoa nếu gặp mưa
phùn kéo dài, sẽ làm hạn chế sự tung phấn, hạt phấn bị trương lên, ống phấn có
thể vỡ khi đang kéo dài, do đó rất khó khăn trong việc thụ phấn, thụ tinh. Trái lại
nếu nhiệt độ cao quá sẽ làm cho hạt phấn mất sức nảy mầm, thậm chí còn làm
hạt phấn khô và chết khi chưa kịp nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp cho thụ phấn,
thụ tinh là 22-270C, mặt khác ở khoảng nhiệt độ này mật hoa vải tiết nhiều hấp
dẫn sự hoạt động của ong (môi giới truyền phấn) làm tăng tỷ lệ đậu quả. Thời
gian nở hoa nếu tạnh nắng, ấm áp thì tỷ lệ đậu quả của chùm ngắn cao, ngược lại
thời tiết mưa râm thì chùm dài mọc ngoài tán thoáng gió nhanh khô nước nên tỷ
lệ đậu quả. Ngoài ra môi giới truyền phấn (côn trùng, gió...) cũng đóng vai trò
tích cực trong việc làm tăng tỷ lệ đậu quả.
1.2.4. Các giai đoạn phát triển của quả
Nghê Diệu Nguyên (1991), quan sát trên giống vải Tam Nguyệt Hồng, Hắc
Diệp và vải Nếp cho thấy: sau khi thụ tinh xong, bầu nhụy bắt đầu phát triển, tiến
trình phát triển của quả vải được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn phát triển của phôi và vỏ quả: Là giai đoạn từ khi hoa cái thụ
tinh xong cho đến trước khi cùi xuất hiện rõ (khoảng 34 ngày). Giai đoạn này một
ngăn bầu nhụy phát triển, còn ngăn kia không phát triển bị rụng đi, ít khi cả hai
ngăn bầu nhụy đều phát triển thành quả. Phôi hạt phình to hoặc ngừng phát triển.
Sau 30 ngày cuống hạt nổi rõ, cùi quả bắt đầu xuất hiện.
+ Giai đoạn tử diệp tăng trưởng nhanh: Được tính từ khi cùi xuất hiện đến
khi hạt đầy đặn (khoảng 14 ngày). Cùi xuất hiện và phát triển từ gốc hạt lên phía
trên bao bọc lấy hạt, trong khoang hạt dần dần đầy tử diệp. Hạt lớn nhanh và tăng
khối lượng, vỏ hạt từ mềm dần chuyển sang cứng và rắn chắc.

+ Giai đoạn cùi tăng trưởng nhanh và quả chín (khoảng 20 ngày): Sau khi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


bao kín hạt, cùi dày lên nhanh chóng và tăng khối lượng. Do cùi bị ép chặt trong lớp
vỏ nên cùi bị gấp nếp. Tiếp theo là sự chuyển hoá chất hữu cơ, chất đặc dễ hoà tan
ngày càng tăng nhanh, hàm lượng nước tăng lên, vỏ quả quanh cuống bắt đầu
chuyển sang màu hồng, vỏ phẳng hơn, cùi đầy đặn và chín. Trong thực tế sản xuất
thường gặp những giống kết quả đơn tính (quả không hạt) như giống Giả Quái Lục,
Hoà Hà Xuyên, Giả Hương Lệ, những giống có quá trình phát triển của phôi thuộc
loại không hoàn thiện như giống Lam Trúc (Trung Quốc). Khi hoa nở 30 - 35 ngày,
phôi phát triển bình thường, nhưng sau đó một bộ phận phôi tiếp tục phát triển hình
thành hạt to, bộ phận còn lại phôi ngừng phát triển, nếu ngừng sớm thì hạt lép,
ngừng muộn hơn thì tạo hạt to nhỏ khác nhau. Thực chất sự phát triển của hạt bao
gồm quá trình sinh trưởng của phôi và quá trình sinh trưởng của nội nhũ. Hiện
tượng hạt lép xảy ra là do: Phôi chết làm nội nhũ ngừng phát triển hoặc phôi sống
nhưng nội nhũ bị ức chế không hình thành. Kích thước hạt là một trong những tiêu
chuẩn đánh giá tốt xấu của quả vải, vì vậy nếu đảm bảo năng suất và chất lượng thì
việc ứng dụng các chất ức chế sự phát triển của phôi hạt là điều hoàn toàn có ý
nghĩa (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998).
Hiện tượng rụng quả vải diễn ra liên tục từ khi đậu quả non đến trước thu
hoạch và được chia làm 3 thời kỳ:
Thời kỳ rụng quả non: Khi quả bằng hạt đậu xanh, quả non rụng hàng loạt
(rụng quả sinh lý đợt 1). Nguyên nhân chủ yếu của đợt rụng quả này là do thụ phấn,
thụ tinh không hoàn toàn hoặc do thiếu dinh dưỡng hay nhiệt độ không thích hợp
làm phôi teo quắt hoặc ngừng phát triển. Đợt rụng quả này thường chiếm 30 - 35%
tổng lượng quả rụng cả năm.

Thời kỳ rụng quả khi quả đang phát triển: Khi cùi quả đã bao bọc được một
nửa hạt, những hạt được phát triển đầy đủ thì to lên rất nhanh, những hạt không có
khả năng phát triển thì phôi chết đi, nội nhũ ngừng sinh trưởng, thiếu dinh dưỡng và
các chất điều hoà sinh trưởng gây rụng quả. Đây là thời kỳ rụng quả sinh lý đợt 2, tỷ
lệ rụng chiếm 5 - 6% tổng lượng rụng quả non.
Thời kỳ rụng quả trước thu hoạch: Thời kỳ này quả đã tích luỹ được phần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


lớn các chất dinh dưỡng, sự chuyển hoá các chất trong quả diễn ra nhanh, hàm
lượng đường tăng lên. Nguyên nhân rụng quả thời kỳ này chủ yếu là do thời tiết và
sâu bệnh hại. Nếu gặp mưa lâu ngày hay đang nắng hạn gặp mưa đột ngột sẽ làm
nứt và rụng quả. Rụng quả thời kỳ này tập trung vào 10 - 15 ngày trước thu hoạch.
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới
Năm 2006 diện tích trồng vải trên thế giới đạt 720.000 ha nhưng sản lượng
đạt 2,3 triệu tấn. Trong đó 98% sản lượng vải tập trung ở Châu Á, Trung Quốc là
nước có sản lượng vải lớn nhất chiếm 70%, Ấn Độ đứng thứ 2 với 20% sản lượng,
Thái Lan 3,9%, Việt Nam 2,3%, các nước còn lại sản lượng chiếm không quá 2% .
Năng suất vải trên thế giới khá thấp, trung bình đạt 3,0 tấn/ha theo Phạm Văn
Côn (1992). Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích vải cho thu hoạch với tỷ lệ thấp
và năng suất thấp.
Quả vải chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa (90-95%), còn lại chỉ một
phần nhỏ được xuất khẩu (5-10%). Theo tổng kết của những nước gần đây thì vấn đề
khó khăn nhất trong sản xuất vải là bảo quản vải để xuất khẩu. Sâu bệnh cũng là yếu tố
giảm năng suất, sản lượng và chất lượng vải. Trong khi đó quả vải đang được ưa thích
tại các thị trường Châu Âu. Các nước nhập khẩu vải là: Pháp, Đức, Anh, Hà Lan...Và

một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Philippin, Nhật và Singapore.
Thị trường Hồng Kông ngoài việc nhập khẩu vải tiêu thụ tại chỗ còn là nơi
tái xuất vải lớn nhất sang các thị trường khác nhau trên thế giới như: Vùng Viễn
Đông (Nga) và một số nước Trung Cận Đông, EU...Chính vì vậy sự cạnh tranh trên
thị trường này khá gay gắt. Đầu những năm 80 vải Quảng Đông gần như độc chiếm
thị trường này. Những năm gần đây vải ở những vùng khác tham gia vào thị trường
này như Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam.
Ở Australia cũng là một nước trồng nhiều vải, sản lượng vải năm 1990 vào
khoảng 15000 tấn quả, đáng chú ý nhất là nước này rất chú trọng công tác cải tạo
giống, chăm sóc cũng như bảo quản và chế biến quả sau thu hoạch.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại Việt Nam
Năm 2007, diện tích trồng vải của cả nước đạt 88.900 ha với năng suất
bình quân đạt hơn 5,5 tấn/ha và đạt sản lượng cao nhất với 428.900 tấn. Một số
tỉnh có diện tích trồng vải lớn như: Quảng Ninh (diện tích 5.174 ha; sản lượng
17.349 tấn), Thái Nguyên (diện tích 6.861ha; sản lượng 8.787 tấn), Lạng Sơn
(diện tích 7.473 ha; sản lượng 12.684 tấn), Hải Dương (diện tích 14.219 ha; sản
lượng 47.632 tấn). Tỉnh có diện tích và sản lượng lớn nhất là Bắc Giang:
39.835 ha (chiếm 40,42% tổng diện tích vải), sản lượng đạt 228.558 tấn (chiếm
51,36% sản lượng vải của cả nước).
Khoảng 75% sản lượng vải được tiêu thụ ngay trong thị trường nội địa, phần
còn lại được sơ chế, xuất khẩu tươi và chế biến. Thị trường xuất khẩu vải của Việt
Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản... và một số nước
khác trong khu vực và thị trường Châu Âu. Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả
vải 6 tháng đầu năm 2007 được trình bày ở Bảng 1.2.

Bảng 1.2. Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng đầu năm 2007
STT

MẶT HÀNG

NƯỚC NHẬP

SẢN LƯỢNG

GIÁ TRỊ

KHẨU

(tấn)

(USD)

1

Vải tươi

Hàn Quốc

2

Vải hộp

Nhật Bản

17,35


14.700

125,84

116.225

Hà Lan

46,00

51.750

Hàn Quốc

22,00

22.810

211,19

239.495

Pháp
3

4

Vải đông lạnh


Tổng

34.000

Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt Nam, 2007.
Trong những năm gần đây, với chủ trương đẩy mạnh công tác phát triển cây
ăn quả đặc sản trên phạm vi toàn quốc, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


biệt là sự đầu tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên diện tích trồng
cây ăn quả mỗi ngày càng tăng. Bên cạnh việc phát triển cây ăn quả như cam, quýt,
bưởi...thì trong vòng 10- 20 năm trở lại đây, cây vải đã được người sản xuất quan
tâm nên ngày càng được phát triển mạnh thành các vùng tập trung như: Thanh Hà,
Lục Ngan, Đông Triều, Phú Hộ, vườn quốc gia Cát Bà...và một số vùng như Hà
Tây, Hòa Bình cũng đang có kế hoạch trồng vải thiều và xem đó như một loại cây
chủ lực của cơ cấu cây ăn quả trong vùng.
Năm 2007, diện tích trồng vải của cả nước đạt 88.900 ha với năng suất đạt
bình quân hơn 5.5 tấn/ha và đạt sản lượng cao nhất với 428.900 tấn (Bộ nông
nghiệp và PTNN (2009).
Khoảng 75% sản lượng vải tiêu thụ ngay thị trường nội địa, phần còn lại
được sơ chế, xuất khẩu tươi và chế biến. Thị trường xuất khẩu vải của Việt Nam
chủ yếu là: Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản...một số nước khác trong
khu vực và thị trường Châu Âu.
Tuy nhiên từ năm 2008 đến năm 2010, diện tích trồng vải trong cả nước đã có
xu hướng giảm xuống. Cụ thể năm 2008, diện tích trồng vải cả nước là 86.9 ngàn ha,
chiếm 26% cây ăn quả toàn vùng thì đến năm 2009 diện tích trồng vải cả nước chỉ

còn 62 ngàn ha. Tỉnh Bắc Giang là tỉnh có diện tích trồng vải lớn nhất cả nước với
hơn 39 ngàn ha, chiếm hown 44% diện tích vải cả nước, với sản lượng vảo thiều lớn
nhất, chiếm hơn 50% sản lượng vải thiều cả nước năm 2008 thì đến năm 2010 tổng
diện tích vải thiều của Bắc Giang là 36.900 ha, giảm 181 ha so cới năm 2009. Không
chỉ riêng tỉnh Bắc Giang mà các huyện thuộc tỉnh Hải Dương, diện tích trồng vải
cũng đang giảm mạnh xuống, trung bình mỗi năm diện tích vải giảm từ 100 - 150 ha.
Diện tích trồng vải của cả nước có xu hướng giảm kéo theo đó là sự sụt giảm
về sản lượng. Cụ thể năm 2009, vải thiều ở huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang không
những bị thu hẹp về diện tích mà sản lượng cũng giảm khoảng 50% so với cùng kỳ
năm trước (đạt khoảng 25.000 tấn quả tươi). Năm 2010, sản lượng vải thiều của tỉnh
Bắc Giang đạt 126.100 tấn quả tươi, xấp xỉ sản lượng thu hoạch của năm 2009 ( sản
lượng năm 2009 là 127.796 tấn). Trong đó vải sớm chiếm khoảng 20%, vải muộn là
80%. Huyện Lục Ngạn là huyện có vải thiều lớn nhất tỉnh, ước đạt 60 nghìn tấn,
chiếm gần 50% sản lượng vải thiều toàn tỉnh. Theo số liệu của Tổng cục thống kê,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


năm 2011, diện tích trồng vải tại Bắc Giang đạt hơn 35 nghìn ha, sản lượng toàn
tỉnh đạt hơn 218 nghìn tấn, cao gần gấp đôi so với năm 2010 tập trung tại các huyện
Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam. Riêng huyện Lục Ngạn sản lượng đạt khoảng 120
nghìn tấn. Sang đến năm 2012, diện tích vải huyện Lục Ngạn đạt gần 84.000 tấn,
giảm đi rất nhiều so với năm 2011.Sang đến năm 2013, toàn tỉnh Bắc Giang với
tổng diện tích trên 32.000 ha (giảm 1.000 ha so với năm 2012), sản lượng toàn tỉnh
đạt trên 140.000 tấn quả tươi. Cụ thể: huyện Lục Ngạn đạt 72.000 tấn, Lục Nam
25.000 tấn, Tân Yên 8.000 tấn, Lạng Giang 7.500 tấn, Yên Thế 15.000 tấn, Sơn
Động 4.000 tấn.Trong đó, vải sớm 21.000 tấn (chiếm 16%), vải muộn khoảng
110.000 tấn (chiếm 84%).

Tỉnh Hải Dương có sản lượng vải quả toàn tỉnh năm 2010 đạt 24 nghìn tấn,
bằng 60,4% năm 2009 và chỉ bằng 34,8% so với năm 2008 (năm vải được mùa).
Thanh Hà chỉ đạt sản lượng hơn 10.000 tấn, trong đó vải sớm đạt 7.000 tấn, vải
thiều chính vụ đạt khảng 3.000 tấn (chỉ bằng 15-20% so với năm 2009).
Bên cạnh tiêu thụ quả vải tươi trong nước, quả vải tươi Việt Nam còn đã
và đang được xuất khẩu sang nước ngoài nhưng chủ yếu là qua của khẩu quốc
tế Lào Cai để sang Trung Quốc. Trong vụ vải năm 2010 đã xuất khẩu gần 29
ngàn tấn qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai và đây là vụ vải thiều của Việt Nam có
số lượng xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai lớn nhất từ
trước đến nay, tăng gần 10 ngàn tấn so với năm 2009 với giá bán là 14.000
đồng/kg, tăng hơn 4.000 đồng/kg so với năm 2009.
Nhìn chung vải vẫn được tiêu thụ dưới dạng tươi là chính. Theo ước tính hiện
nay có khoảng 70% sản lượng vải tiêu thụ dưới dạng này. Trong đó tiêu thụ nội địa
chiếm khoảng 35- 40%. Phần lớn lượng quả vải tươi sau khi thu hoạch đều được
vận chuyển về phục vụ nhu cầu của dân cư các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định, Vinh...ngay trong ngày. Một phần được các thương lái, các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ ở xa
hơn như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai...hoặc xuất khẩu sang các nước Trung Quốc,
Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


1.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng
AVG trong giai đoạn cận thu hoạch
1.4.1. Các nghiên cứu về phân bón lá
Ngoài phương pháp bón phân vào đất qua rễ hấp thụ cung cấp cho cây, ta
vẫn có thể cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây bằng cách phun qua lá. Biện pháp

này có tác dụng bổ sung nhanh chóng một vài yếu tố cần thiết cho cây nhằm hạn
chế kịp thời tác động xấu do thiếu chúng gây ra.
Phân bón lá thường gồm 3 thành phần chính: các nguyên tố đa lượng, trung
lượng và vi lượng, ngoài ra còn có một số chất kích thích sinh trưởng. Vai trò của
phân bón lá đối với cây trồng là tác động tổng hợp của từng nhóm các nguyên tố
đa lượng, trung lượng và vi lượng, chúng có vai trò rất quan trọng trong đời sống
cây trồng .
- Nitơ: Rất cần cho cây ở các giai đoạn sinh trưởng, có tác dụng nâng cao
năng suất, phẩm chất quả. Nitơ thúc đẩy quá trình sinh trưởng dinh dưỡng, bón Nitơ
hợp lý sẽ tạo cho cây phát triển khoẻ mạnh, nâng cao hiệu suất quang hợp, tích luỹ
được nhiều chất dinh dưỡng, thuận lợi cho quá trình phân hoá hoa, tăng năng suất.
Bón thừa Nitơ làm cho cành lá phát triển quá mạnh, khó phân hoá mầm hoa, rụng
hoa, rụng quả làm giảm sản lượng và phẩm chất quả kém, sức chống chịu sâu bệnh
giảm. Thiếu Nitơ, cây có màu vàng nhạt, sinh trưởng kém, lộc mọc yếu, cành lá bé,
lá rụng sớm, hoa và quả rụng nhiều, năng suất thấp, tuổi thọ của cây ngắn.
- Phốt pho: Giúp cho sự phát triển của rễ, tăng cường khả năng chống hạn,
chống rét cho cây, thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa, sự phát dục của quả, sự
thành thục của hạt, nâng cao phẩm chất quả. Thiếu lân cây vải có lá to hơn và có
màu xanh tối, nếu thiếu nghiêm trọng lá nhọn ra, chóp lá có màu nâu sẫm, có đốm
khô và sau loang ra gân chính.
- Kali: Giúp cho cấu tạo mô cây thêm cứng cáp, việc vận chuyển các sản
phẩm quang hợp đến các tổ chức của cây được thuận lợi. Kali làm tăng sức đề
kháng của cây như: chịu hạn, chịu lạnh, chịu nóng, tăng khả năng chống chịu sâu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


bệnh... Kali thúc đẩy chuyển hoá và vận chuyển đường giúp cho quả lớn nhanh,

tăng phẩm chất quả, tăng khả năng bảo vệ của vỏ quả.
- Can xi: Tham gia vào cấu tạo của vách tế bào, thiếu can xi lá nhỏ lại, mép
lá có những đốm khô và uốn cong, rễ sinh trưởng kém, lá non dễ bị rụng.
- Magiê: Tham gia vào cấu tạo diệp lục, thúc đẩy quá trình tăng trưởng quả,
nâng cao chất lượng quả. Thiếu Mg lá nhỏ lại, hai bên gân chính xuất hiện nhiều
đốm khô nhỏ gần như phân bố song song với nhau, rễ ít.
Các nguyên tố vi lượng giữ vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và phát
triển của cây. Theo Lê Văn Tri (1992), ngoài các nguyên tố đa lượng và trung lượng
còn có một số nguyên tố mà cây cần rất ít nhưng nếu thiếu thì cây không thể phát
triển bình thường được, những nguyên tố đó được gọi là nguyên tố vi lượng. Vai trò
sinh lý và nông hoá của các nguyên tố vi lượng trong đời sống cây trồng thể hiện ở
nhiều mặt, chúng thúc đẩy sự trao đổi chất trong cây, tác động tốt đến các quá trình
sinh lý và sinh hoá, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp diệp lục và nâng cao cường
độ quang hợp, tăng cường khả năng chống chịu của cây đối với bệnh nấm, vi khuẩn
và các điều kiện bất lợi của môi trường.
Theo Nguyễn Văn Uyển (1995), Võ Minh Kha (1996), các nguyên tố vi
lượng có thể được phun lên lá nhằm kịp thời cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây,
nhất là các nguyên tố như: Bo, Mn, Cu, Zn, Mo...
Khi cung cấp Bo cho vải trong trường hợp cấp bách dùng 50 ppm axit boric
(H3BO3) phun liên tiếp 2-3 lần sẽ có tác dụng tăng tỷ lệ đậu quả từ 2,4 lên 4 lần so
với đối chứng. Dùng axit boric nồng độ 60 ppm để phun vào giai đoạn nở hoa làm
tăng khả năng nảy mầm của hạt phấn và ống phấn kéo dài có lợi cho việc thụ tinh.
Nếu sử dụng axit boric 80 ppm không có lợi cho sự nảy mầm của hạt phấn, với 300
ppm có hại cho hoa cái. Vì vậy, khi sử dụng axit boric cần chú ý đến nồng độ của
Bo, nồng độ phun thường là 0,05 - 0,1% .
Kỹ thuật bón phân cho cây được các nước trên thế giới nghiên cứu, áp dụng
dựa trên cơ sở phân tích dinh dưỡng đất, phân tích dinh dưỡng lá và năng suất ở
vụ quả trước. Ngoài khả năng hút dinh dưỡng từ đất qua rễ cây trồng còn có khả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 16


×