Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển cây hoa địa lan hoàng vũ (cymbidium sinensis) tại gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG THỊ VÂN HÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY HOA ĐỊA LAN
HOÀNG VŨ (CYMBIDIUM SINENSIS) TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG THỊ VÂN HÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY HOA ĐỊA LAN HOÀNG VŨ
(CYMBIDIUM SINENSIS) TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

Chuyên ngành : Khoa học cây trồng.
Mã số

: 60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Quang Sáng
PGS.TS Đặng Văn Đông

HÀ NỘI - 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 8 tháng 01 năm 2016
Tác giả

Trương Thị Vân Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình
của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Quang
Sáng và PGS.TS Đặng Văn Đông đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp
nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm nghiên cứu và Phát triển hoa cây
cảnh – Viện nghiên cứu Rau quả Trâu Qùy – Gia Lâm – Hà Nội nơi tôi thực
hiện đề tài đã hướng dẫn, giúp đỡ tạo mọi điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Sinh lý thực vật Khoa Nông Học của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tôi

trong thời gian học tập cũng như khi hoàn thành và báo cáo luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân,
bạn bè những người đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.
Hà Nội, ngày 8 tháng 1

năm 2016

Tác giả

Trương Thị Vân Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục


iii

Danh mục bảng

v

Danh mục hình

vii

Phần 1 Mở đầu

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích và yêu cầu của đề tài.

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.


2

Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3

2.1

Giới thiệu chung về hoa địa lan

3

2.2

Tình hình sản xuất hoa lan

7

2.3

Tình hình nghiên cứu cây hoa và cây hoa địa lan.

12

Phần 3 Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

22

3.1


Thời gian và địa điểm nghiên cứu

22

3.2

Vật liệu nghiên cứu

22

3.3

Nội dung nghiên cứu

24

3.4

Phương pháp nghiên cứu

24

3.4.1

Phương pháp bố trí thí nghiệm

24

3.4.2


Phương pháp theo dõi thí nghiệm

26

3.4.3

Phương pháp xử lý số liệu

28

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

29

4.1

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng và phát triển cây địa lan
hoàng vũ

29

4.1.1

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng đường kính thân

29

4.1.2

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều dài, rộng lá


30

4.1.3

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái ra nhánh

32

4.1.4

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa

33

4.1.5

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến thành phần sâu bệnh hại

35

4.2

Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển cây địa lan hoàng vũ

36

4.2.1

Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường kính thân


36

4.2.2

Ảnh hưởng phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều dài, rộng lá

37

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


4.2.3

Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra nhánh

39

4.2.4

Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa

39

4.2.5

Ảnh hưởng của phân bón lá đến thành phần sâu bệnh hại


41

4.3.1

Ảnh hưởng của khoảng cách bón phân qua lá Plant Soul đến động thái
tăng trưởng đường kính thân

4.3.2

42

Ảnh hưởng của khoảng cách bón phân qua lá Plant Soul đến động thái
tăng trưởng chiều dài và chiều rộng

4.3.3

43

Ảnh hưởng của khoảng cách bón phân qua lá Plant Soul đến động thái ra
nhánh của cây địa lan Hoàng Vũ.

4.3.4

44

Ảnh hưởng của khoảng cách bón phân Plant Soul đến khả năng ra hoa và
chất lượng hoa

4.3.5


45

Ảnh hưởng của khoảng cách bón phân qua lá Plant Soul đến thành phần
sâu bệnh hại

4.4

46

Ảnh hưởng của độ ẩm giá thể đến sinh trưởng, phát triển cây địa lan
hoàng vũ

48

4.4.1

Ảnh hưởng của độ ẩm giá thể đến động thái tăng trưởng đường kính thân

48

4.4.2

Ảnh hưởng độ ẩm giá thể đến động thái tăng trưởng chiều dài, rộng lá

49

4.4.3

Ảnh hưởng của độ ẩm giá thể đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa


51

4.4.4

Ảnh hưởng của độ ẩm giá thể đến thành phần sâu bệnh hại cây địa lan

52

4.5

Ảnh hưởng của mức che ánh sáng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển
cây địa lan hoàng vũ.

53

4.5.1

Ảnh hưởng mức che ánh sáng đến động thái tăng trưởng đường kính thân

53

4.5.2

Ảnh hưởng của mức che ánh sáng khác nhau đến động thái tăng trưởng
chiều dài, chiều rộng lá

54

4.5.3


Ảnh hưởng của mức che ánh sáng khác nhau đến động thái ra nhánh

56

4.5.4

Ảnh hưởng của mức che ánh sáng đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa

56

4.5.5

Ảnh hưởng của mức che ánh sáng khác nhau đến thành phần sâu bệnh
hại đối với cây lan Hoàng Vũ.

58

Phần 5 kết luận và đề nghị

60

5.1

Kết luận

60

5.2

Đề nghị


60

Tài liệu tham khảo

61

Phụ lục

66

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Các vùng phân bố hoa lan chính

4

Bảng 4.1

Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng đường kính thân

30

Bảng 4.2


Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều dài lá

30

Bảng 4.3

Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều rộng lá

31

Bảng 4.4

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái ra nhánh

32

Bảng 4.5

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa

33

Bảng 4.6

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến thành phần sâu bệnh hại

35

Bảng 4.7


Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường kính thân

37

Bảng 4.8

Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều dài lá

38

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra nhánh

39

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự ra hoa và chất lượng hoa

40

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của phân bón lá đến thành phần sâu bệnh hại

41

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của khoảng cách bón phân qua lá Plant Soul đến động
thái tăng trưởng đường kính thân

42

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của khoảng cách bón phân Plant Soul đến động thái tăng
trưởng chiều dài lá


43

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của khoảng cách bón phân Plant Soul đến động thái tăng
trưởng chiều rộng lá

44

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của khoảng cách bón phân qua lá Plant Soul đến động
thái ra nhánh

44

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của khoảng cách bón phân Plant Soul đến khả năng ra
hoa và chất lượng hoa

45

Bảng 4.18 Ảnh hưởng của khoảng cách bón phân Plant Soul đến thành phần sâu
bệnh hại

47

Bảng 4.19 Ảnh hưởng của độ ẩm giá thể đến động thái tăng trưởng đường kính
thân

48

Bảng 4.20 Ảnh hưởng độ ẩm giá thể đến động thái tăng trưởng chiều dài lá


49

Bảng 4.21 Ảnh hưởng của độ ẩm giá thể đến động thái tăng trưởng chiều rộng lá

49

Bảng 4.22 Ảnh hưởng của độ ẩm giá thể đến động thái ra nhánh

50

Bảng 4.23 Ảnh hưởng của độ ẩm giá thể đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa

51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


Bảng 4.24 Ảnh hưởng của độ ẩm giá thể đến thành phần sâu bệnh hại

53

Bảng 4.25 Ảnh hưởng ánh sáng đến động thái tăng trưởng đường kính thân

54

Bảng 4.26 Ảnh hưởng của của ánh sáng đến động thái tăng trưởng chiều dài lá

55


Bảng 4.27 Ảnh hưởng của ánh sáng đến động thái tăng trưởng chiều rộng lá

56

Bảng 4.28 Ảnh hưởng của ánh sáng đến động thái ra nhánh

56

Bảng 4.29 Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa

57

Bảng 4.30 Ảnh hưởng của ánh sáng đến thành phần sâu bệnh

59

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1

Phân bố hoa lan ở Việt Nam

Hình 4.1

Động thái tăng trưởng chiều dài lá trên các nền giá thể


31

Hình 4.2

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ cây ra hoa

33

Hình 4.3

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến ngồng hoa/chậu

33

Hình 4.4

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến chiêu dài ngồng hoa

34

Hình 4.5

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến số hoa/ngồng

34

Hình 4.6

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến đường kính hoa


34

Hình 4.7

Ảnh hưởng của giá thể trồng đến độ bền hoa

34

Hình 4.8

Động thái tăng trưởng đường kính thân

37

Hình 4.9

Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ cây ra hoa

40

Hình 4.10

Động thái ra nhánh ở các khoảng cách bón phân qua lá

45

Hình 4.11

Ảnh hưởng của khoảng cách bón Plant Soul đến tỷ lệ cây ra hoa


46

Hình 4.12

Động thái tăng trưởng chiều rộng lá ở các mức độ ẩm giá thể khác nhau

50

Hình 4.13

Ảnh hưởng của độ ẩm giá thể đến tỷ lệ cây ra hoa

51

Hình 4.14

Động thái tăng trưởng chiều dài lá ở các chế độ che sáng khác nhau

55

Hình 4.15

Ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ cây ra hoa

57

Hình 4.16

Ảnh hưởng của ánh sáng đến đường kính hoa


58

Hình 4.17

Ảnh hưởng của ánh sáng đến độ bền hoa

58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

4

Page vii


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ bao đời nay, thú chơi lan, thưởng lan đã trở thành một thú vui truyền
thống văn hoá hàng ngàn năm của người Á Đông nói chung và Việt Nam nói
riêng. Những ghi chép sớm nhất về các loài lan là của người Trung Quốc từ trước
thời kỳ đạo Khổng tử (551 - 479 trước công nguyên). Vua Trần Anh Tông (12931314) lập ra Ngũ Bách Lan Viên với rất nhiều những loài lan đây có thể được coi
là những ghi chép đầu tiên về hoa địa lan ở Việt Nam.
Có thể nói hoa lan là loại hoa đẹp nhất trong các loại hoa, hoa có nhiều
màu sắc, cánh hoa cũng đẹp một cách giản dị và thanh cao. Cùng với các loài hoa
địa lan Thanh Ngọc, Cẩm Tố, Thanh Trường, Đại Mặc, Trần Mộng, Bạch Ngọc,
Tứ Thời v.v…Địa lan Hoàng Vũ (thuộc chi Cymbidium, họ lan Orchidaceae) là
một trong những loài hoa địa lan bản địa quý hiếm của Việt Nam, với những đặc
tính ưu việt về vẻ đẹp của cây hoa, dạng lá thanh thoát, hình dáng hoa đẹp quý

phái, mùi thơm dịu dàng và độ bền hoa cao. Hiện các giống hoa này đang được
các nhà vườn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Lâm
Đồng... gìn giữ và phát triển (Đặng Văn Đông và Cs, 2014).
Với những đặc tính nổi trội, từ năm 2010-2014 địa lan Hoàng Vũ đã được
Viện Nghiên cứu Rau Quả tiến hành thu thập khảo nghiệm và tuyển chọn tại các
tỉnh phía Bắc trong đó có Hà Nội, đây là loại hoa được đánh giá sinh trưởng khỏe,
có năng suất chất lượng hoa cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên,
nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây địa lan Hoàng Vũ còn rất ít,
người trồng loại hoa địa lan này không theo quy trình kỹ thuật nên cây sinh
trưởng kém, năng suất hoa thấp, hoa nhanh tàn dẫn đến hiệu quả không cao.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để tiến tới xây
dựng quy trình kỹ thuật chăm sóc cây địa lan Hoàng Vũ sinh trưởng tốt, ra hoa
nhiều, bền đẹp nhằm nâng cao giá trị cây địa lan này là việc làm mang tính cấp
thiết hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển cây hoa địa
lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinenses) tại Gia Lâm – Hà Nội”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI.
1.2.1. Mục đích .
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm góp phần xây dựng quy trình
trồng giống hoa địa lan Hoàng Vũ sinh trưởng tốt, ra hoa nhiều, đúng thời điểm
và chất lượng cao phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng hoa địa lan tại Hà Nội và
các tỉnh khác.
1.2.2. Yêu cầu.
- Xác định được giá thể phù hợp cho cây địa lan Hoàng Vũ sinh trưởng và

phát triển tốt.
- Xác định được hiệu quả của phân bón lá đối với cây địa lan Hoàng Vũ
- Xác định được khoảng cách phun phân bón lá Plant Soul thích hợp nhất
cho cây địa lan Hoàng Vũ sinh trưởng, phát triển tốt.
- Tìm được độ ẩm giá thể trồng cây địa lan Hoàng Vũ phù hợp để cây sinh
trưởng, phát triển tốt nhất.
- Xác định được mức che ánh sáng trực xạ bằng lưới cản quang thích hợp
giúp cây địa lan Hoàng Vũ sinh trưởng tốt, ra hoa nhiều và chất lượng hoa cao.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ
thuật đến sinh trưởng, ra hoa và chất lượng cây hoa địa lan Hoàng Vũ tại Gia
Lâm, Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm tài liệu tham khảo phục
vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về cây hoa địa lan.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp vào việc xây dựng quy trình
trồng giống hoa địa lan Hoàng Vũ sinh trưởng tốt, ra hoa nhiều và đúng thời
điểm cho hiệu quả cao làm động lực để phát triển ngành trồng hoa nói chung, cây
hoa địa lan nói riêng tại Hà Nội và các tỉnh ở miền Bắc Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOA ĐỊA LAN
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và vị trí trong hệ thống phân loại thực vật

2.1.1.1. Nguồn gốc
Địa lan Hoàng Vũ có tên khoa học Cymbidium sinense. Xuất xứ của loài
địa lan này là ở Việt Nam và Trung Quốc. Hoàng có nghĩa là vàng, Vũ có nghĩa
là múa.
Cây hoa lan Orchids thuộc họ lan Orchidaceae, bộ lan Orchidales, lớp
một lá mầm Monocotyledoneae. Họ lan là một trong những họ lớn nhất của thực
vật (chỉ đứng sau Họ Cúc) có từ 20.000 đến 30.000 loài (Bianca Nicoletti, 2003),
và chúng phân bổ nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, phân bố chính của họ này là
ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt là châu Mỹ và Đông Nam Á (Trần Hợp, 1998).
Ở Phương Đông, lan được chú ý đến bởi vẻ đẹp duyên dáng của lá và
hương thơm tuyệt vời của hoa. Vì vậy, trong thực tế lan được chiêm ngưỡng
trước tiên là lá chứ không phải màu sắc của hoa, quan niệm thẩm mỹ thời ấy
chuộng tao nhã chứ không ưa phô trương sặc sỡ (dẫn theo Đặng Văn Đông và
cộng sự, 2014).
Ở châu Âu, phong lan được chú ý đến từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc
đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong lan đã
đi khắp các miền của địa cầu. Lúc đầu là Vani sau đó đến Bạch Cập, Hạc Đính
rồi Kiến Lan... Lan chính thức ra nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới
400 năm nay.
Robut Bron (1773 - 1858) là người đầu tiên đã phân biệt rõ ràng giữa họ
lan và các họ khác. Joanlind (1979-1985) là người đặt nền tảng hiện đại cho môn
học về lan. Năm 1836, ông công bố sắp xếp các tông họ lan (A tabuler view of
the Tribes of orchidalr) tên của họ lan do ông đưa ra đựơc dùng cho đến ngày nay
(Trần Thị Kiều Nhung, 2013).
2.1.1.2. Phân bố
Trong các loài động thực vật sinh sống ở vùng nhiệt đới. Các chủng loại
và giống hoa lan được thay đổi theo từng loại địa hình. Tuy nhiên, hoa lan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3



thường được tìm thấy ở độ cao từ 1000-2000m so với mực nước biển (Nguyen
Van Tien, 2009).
Bảng 2.1 Các vùng phân bố hoa lan chính
Quốc gia (Vùng)

Số lượng ước tính (loài)

Vùng nhiệt đới châu Á
Vùng nhiệt đới châu Phi

6800
3100

Colombia
Braxin
Venezuela
Trung Quốc

8000
2500
1500
1200

Australia
Việt Nam

900
800

Nguồn: Nguyen Van Tien, 2009.

I. Đông bắc bộ
II. Tây Bắc Bộ
III. Bắc Trường Sơn
IV. Nam Trường
V. Nam Bộ
VI. Hải đảo

Hình 2.1 Phân bố hoa lan ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nhìn chung từ Bắc vào Nam, từ vùng đồng bằng thấp lên
vùng núi cao, hệ thực vật họ lan nước ta vô cùng phong phú, một số loài, chi chỉ
xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, một số chỉ phân bố ở các tỉnh phía Nam làm cho sự
phân chia về phân bố khá phức tạp và khó khăn (Trần Hợp, 1998).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


2.1.1.3. Vị trí phân loại thực vật
Cây hoa lan (Orchids) thuộc họ lan (Orchidaceae), bộ lan (Orchidales),
phân lớp hành (Lilidae), lớp một lá mầm (Monocotyleoneae), ngành ngọc lan –
thực vật hạt kín (Magnoliophyta).
Theo tác giả Trần Hợp (1998), Phạm Hoàng Hộ (1998), gần đây do việc phân
tích hoa đầy đủ hơn và đi sâu vào nghiên cứu đặc tính di truyền, các nhà khoa học đã
chia họ lan làm 6 họ phụ: Apostasioideae, Cypripedioideae, Neottioideae,
Orchidioideae, Epidendroideae, Vandoideae. Chi địa lan Cymbidium thuộc họ phụ
Vandoideae. Cả 6 họ phụ này đều phân bố rộng rãi trên trái đất. Theo thống kê sơ bộ,
Họ lan ở Việt Nam khá phong phú, có 137-140 chi, trên 800 loài. Như vậy họ lan đã
trở thành đối tượng cực kỳ phong phú và đặc sắc của hệ thực vật Việt Nam.

2.1.2. Đặc điểm thực vật học của địa lan
Về hình thái bên ngoài địa lan là những cây thân thảo, đa niên, đẻ nhánh
hàng năm tạo thành những bụi nhỏ.
- Rễ: Có loài rễ mọc bám trên vỏ cây, mặt đất (bì sinh hay phụ sinh); có
loài rễ ăn sâu trong bọng cây, trong đất mùn (địa sinh hay thực sinh). Rễ mới
thường chỉ mọc ở cây con, cây mẹ khó ra rễ mới mà chỉ thấy phân nhánh từ củ rễ
(Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng, 2012).
- Thân: thân ngầm của địa lan (căn hành) thường ngắn nối những củ với
nhau. Các củ lan thực chất là những cành ngắn của căn hành, thường có dạng con
quay hay dạng hột xoài, đường kính từ 1 cm đến 15 cm, củ thường tươi và được
bọc trong các bẹ lá. Củ già, khi bị tách khỏi căn hành cũ có thể phát sinh đoạn
căn hành mới, từ đó mọc lên những cây con, do đó người ta xếp Cymbidium vào
nhóm lan đa thân (Trần Duy Quý, 2005)
- Lá: thường có hai dạng, dạng vẩy đính theo một đoạn căn hành và dạng
thực đính trên giả hành. Lá ở dạng thực đính trên giả hành thường có cuống lá,
giữa bẹ lá và cuống lá có một phần phân cách, khi phiến lá rụng vẫn còn đoạn bẹ
ôm lấy giả hành, một số loài không có cuống lá (Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm
Đồng, 2012). Tùy theo từng loài mà hình dáng của phiến lá, gân lá rất khác nhau,
gân dọc nổi rõ khay gân chìm trong thịt lá. Một số loài ít chịu rợp có phiến lá
màu vàng xanh, còn lại thường là màu xanh đậm. Bản lá và độ dày của lá thay
đổi tùy theo từng loài, các loài sống ở trảng trống có lá hẹp và dày hơn các loài
ưa bóng rợp. Lá có dạng dải, dạng mũi mác hay dạng phiến, đầu lá thường là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


nhọn, hay chia thành hai thùy. Kích thước của lá biến động từ 0,5cm - 6cm, chiều
dài thay đổi từ 10cm - 150cm.
- Chồi hoa: Chồi hoa thường xuất hiện bên dưới của giả hành từ các nách

lá, tách bẹ già đâm ra ngoài. Chồi hoa thường xuất hiện cùng với chồi thân mọc
đâm ra hai phía hình đuôi cá, nhưng chồi hoa căng tròn hơn, trong khi đó chồi
thân thì hơi dẹt (Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng, 2012). Các lá đầu tiên ở
chồi thân mọc đâm ra hai phía hình đuôi cá, còn các lá bao ở chồi hoa thì luôn
ôm chặt quanh phát hoa.
- Cành hoa: cành hoa không phân nhánh, có thể dựng đứng hay buông
thõng. Cành hoa có thể mang từ vài hoa đến vài chục búp hoa xếp luân phiên
theo hình xoắn ốc. Búp hoa khi đã đủ lớn bắt đầu dang xa khỏi cành hoa, xoay
nửa vòng tròn để đưa cánh môi xuống dưới, sau đó búp hoa bắt đầu bung
cánh. Chiều dài của phát hoa từ 10 đến hơn 100 cm.
- Hoa: Thoạt nhìn, hoa Cymbidium có 5 cánh gần giống nhau, thực ra chỉ
có 2 cánh hoa ở bên trong, còn lại là 3 lá đài ở bên ngoài, có cấu trúc và màu sắc
giống cánh hoa. Cánh hoa thứ 3 chuyên hóa thành cánh môi, màu sắc rực rỡ hơn,
xẻ thành 3 thùy tạo ra dạng nửa hình ống. Hai thùy bên ôm lấy trụ, thùy thứ ba có
dạng bầu hay nhọn tạo thành hình đáy thuyền, làm chỗ đậu cho côn trùng khi đến
hút mật và thụ phấn cho hoa. Giữa cánh môi có hai gờ dọc song song màu vàng,
tận cùng bên trong có dĩa mật và đôi khi có những tuyến tiết mùi hương (Sở
Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng, 2012).
- Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ti (do đó trước đây gọi là họ vi tử). Phải trải qua
nhiều tháng hạt lan mới chín, phần lớn hạt thường bị chết vì khó gặp được loài
nấm cộng sinh cần thiết để nảy mầm. Trọng lượng toàn bộ hạt trong một quả chỉ
bằng 1/1000 đến 1/10 miligam.Trong đó không khí chiếm khoảng 76-96% thể
tích của hạt (Nguyễn Xuân Linh, 2000).
2.1.3. Giá trị kinh tế của hoa lan
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân ta đã được
cải thiện rõ rệt, nhu cầu thưởng thức về hoa lan tăng rất cao so với những năm
trước đây.Ngoài việc phục vụ các nhu cầu giải trí, thưởng thức cái đẹp, nghề
trồng hoa lan cũng đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho người dân. Theo tính
toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nếu trồng hoa lan cắt cành,
mỗi ha đất trồng có thể thu nhập 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm, cao hơn nhiều lần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


so với trồng lúa và một số hoa màu khác. Ngoài ra, nếu lan được dùng cho xuất
khẩu hoặc bán vào dịp tết thì lợi nhuận thu được còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, trong
dịp tết nguyên cổ truyền giá trị kinh tế hoa lan được tăng lên rất cao, trung bình
150.000-200.000 đồng/cành đối với lan hồ điệp và từ 500.000 - 1.000.000
đồng/cành đối với hoa địa lan.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2007, kim ngạch nhập
khẩu hoa lan cắt cành qua đường chính ngạch của nước ta trong tháng 02/2007 là
26,515 nghìn USD, giảm 20,17% so với tháng 01/2007 nhưng vẫn tăng 51,76%
so với tháng 12/2006. Thị trường nhập khẩu lan cắt cành chính của Việt Nam
trong thời gian qua là Thái Lan (với gần 95% lượng lan cắt cành).
Tháng 9 năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hoa lan lại tăng rất mạnh, tăng
21,8% so với tháng 8 năm 2009, đạt 61.000 USD. Nhật Bản là thị trường xuất
khẩu hoa lan tiềm năng của nước ta.
Hiện nay, mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng để nhập hoa lan
từ các nước láng giềng cho nhu cầu nội địa. Thị trường nhập khẩu hoa lan chính
của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan, Trung Quốc với gần 95% lượng
lan cắt cành. Chính vì vậy không chỉ thị trường xuất khẩu mà thị trường trong
nước cũng rất tiềm năng cho người trồng lan.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA LAN
2.2.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, châu Âu là nơi đầu tiên đưa các
chủng loại hoa lan trong đó đại diện là Catlleya trở thành hàng hóa thương mại,
sau đó lan rộng hầu khắp thế giới (Nguyen Van Tien, 2009)
Năm 2000, theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, kim ngạch xuất khẩu
hoa lan cắt cành và hoa lan chậu của toàn thế giới đạt trên 150 triệu USD, trong

đó hoa lan cắt cành 128 triệu USD, hoa lan chậu đạt 23 triệu USD, trong đó châu
Á là thị trường chỉ yếu.
Thái Lan là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu lan với tổng kim ngạch xuất
khẩu đạt 68,20 triệu USD vào năm 1994 và lên đến 110,0 triệu USD năm 2003, chỉ
tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, Thái Lan đã thu được hơn 70,0 triệu USD từ việc
xuất khẩu. Tổng diện tích trồng hoa lan của Thái Lan năm 2000 đạt 2240ha và hàng
năm không ngừng được tăng lên (Nguyen Van Tien, 2009). Hiện tại, Thái Lan đã có
những trang trại chuyên trồng hoa lan Dendrobium rộng đến 39 ha với quy mô các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


dự án đầu tư cho ngành thương mại hoa lan là rất lớn. Tại Panama đang có dự án với
vốn đầu tư lên đến 200.000 USD để phát triển việc nhân giống và lai tạo các giống
hoa lan mới như Dendrobium, Phalaenopsis, tạo ra các phát hoa dài, hoa lớn, đa
dạng màu sắc (dẫn theo Đặng Văn Đông và cộng sự, 2014). Thái Lan có 18 phòng
nuôi cấy in vitro hoa lan thương mại lớn hoạt động ở Băng Cốc và các vùng phụ cận.
Hàng năm sản xuất 35,6 triệu cây con, trong đó Dendrobium chiếm 80%, Mokara
chiếm 5%, còn lại là các loại lan khác. Trung Quốc chính là thị trường tiềm năng
nhập khẩu hoa lan Thái, với giá trị nhập khẩu đã tăng từ 70% tới 100% trong vài
năm qua.
Vì vậy, trong suốt một thập kỷ qua, Thái Lan luôn giữ vững vị trí Quốc
gia xuất khẩu hoa lan lớn nhất thế giới.
Ở Đài Loan, diện tích trồng hoa cây cảnh là 12.481 ha, trong đó diện tích
trồng phong lan là 484 ha. Giá trị xuất khẩu lan Hồ Điệp của Đài Loan đạt 23,9
triệu USD (năm 2004); 27,05 triệu USD (năm 2005) và tăng lên 35,38 triệu USD
trong năm 2006 (Pan-Chi Liou, 2006). Theo số liệu thống kê của Ủy ban Nông
nghiệp và Tổng cục thuế, Bộ Tài chính Đài Loan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng hoa của Đài Loan trong năm 2010 đạt 149 triệu USD, trong đó hoa lan

chiếm 78,2%, tương đương 116,56 triệu USD, tăng 36% so với năm 2009 (85,91
triệu USD). Trong các loại hoa lan, hoa lan hồ điệp có kim ngạch xuất khẩu đạt
lớn nhất, cụ thể: trong năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 82,55 triệu USD,
chiếm 55% tổng số kim ngạch xuất khẩu của ngành hoa, tăng 32% so với năm
2009 (62,68 triệu USD) (Li Yihang et al., 2011).
Thị trường hoa cắt cành ở Malaysia được xác định là nhóm sản phẩm
ưu tiên có nhiều tiềm năng đáp ứng cho nhu cầu trong nước và thế giới, tạo ra
thu nhập cao hơn cho người sản xuất. Ước tính có ít nhất 1.000 nhà vườn
trong ngành công nghiệp hoa này đóng góp cho nền kinh tế khoảng 370 triệu
RM vào năm 1995. Hoa lan đóng góp 40% tổng giá trị sản phẩm, kế tiếp là
hoa ôn đới (33%) và cây cảnh (27%) (dẫn theo Đặng Văn Đông và cộng sự,
2014). Theo kế hoạch kinh tế Malaysia lần thứ 7 (1996 - 2000) và chính sách
nông nghiệp Quốc gia (1992 - 2010), hoa cắt cành được xác định là nhóm sản
phẩm ưu tiên có nhiều tiềm năng đáp ứng cho nhu cầu trong nước và thế giới,
tạo ra thu nhập cao hơn cho người sản xuất. Malaysia có tổng số diện tích
trồng hoa cắt cành khoảng trên 1.218,0 ha trong đó 580,0 ha trồng hoa lan.
Hoa lan được trồng phổ biến là Dendrobium, Aranda, Oncidium và Mokara
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


đóng góp đến 97,0% hoa lan cắt cành của Malaysia. Nhật Bản là thị trường
hàng đầu của hoa lan cắt cành, Singapore là thị trường hoa cảnh trang trí và
Hồng Kông là thị trường hoa ôn đới.
Ở Singapore, nghề trồng hoa lan xuất khẩu trên quy mô lớn bắt đầu
năm 1987. Nhà nước đã thấy rõ tiềm năng xuất khẩu loại hoa này trên thị
trường thế giới nên đã mở rộng các trang trại trồng hoa phong lan. Năm 1992,
xuất khẩu đạt hơn 18 triệu USD, năm 1995 đạt 37,0 triệu USD, chiếm 12,0%
thị trường phong lan trên thế giới (dẫn theo Đặng Văn Đông và cộng sự, 2014).

Trung Quốc là nước đi sau, nhưng họ đã tận dụng các lợi thế về đất đai,
khí hậu, thị trường rộng lớn để phát triển sản xuất hoa lan, những năm qua,
tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành sản xuất hoa lan của Trung Quốc tăng
trưởng trung bình là 20%/năm, trong các năm 2007-2009, mặc dù khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành lan của Trung quốc, vẫn tăng trưởng
15%/năm. Hiện nay Trung Quốc xuất khẩu lan đi 22 nước trên thế giới, mỗi
năm thu về 150 triệu USD.
Hoa lan là loại hoa mới được thương mại hoá ở Mỹ. Tuy nhiên, chúng đã
chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, doanh thu của chúng đem lại tăng lên
rất nhanh chóng. Năm 2006 với tổng giá trị thu thập từ một số loại hoa chính đạt
trên 800 triệu USD trong đó hoa lan chậu là một trong những loại hoa được bán
nhiều nhất, đứng thứ 2 sau hoa Trạng Nguyên và đạt 144,0 triệu USD.
Italia là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất châu Âu, hàng năm kim
ngạch xuất khẩu đạt 0,652 triệu USD.
Qua nghiên cứu thị trường nhập khẩu hoa lan năm 2000 cho thấy, Nhật Bản
là nước nhập khẩu hoa lan cắt cành đứng thứ nhất thế giới, và được nhập chủ yếu từ
Thái Lan 50%, NewZealand 19%, Singapore 13%, số còn lại được nhập từ Đài
Loan, Malaysia, Srilanka. Ý là nước có lượng nhập khẩu lớn thứ 2 trên thế giới, giá
trị nhập khẩu ước đạt 24 triệu USD, trong đó nhập từ Thái Lan 12 triệu USD, Hà
Lan 11 triệu USD. Pháp xếp thứ 3 về giá trị nhập khẩu hoa lan với tổng giá trị nhập
khẩu đạt 14 triệu USD, tiếp theo là Đức (11 triệu USD), Mỹ (6,7 triệu), Anh (2,9
triệu), Hà Lan (1,9 triệu) và Australia (1,7 triệu) (Nguyen Van Tien, 2009).
2.2.2. Tình hình sản xuất hoa lan tại Việt Nam
Trong điều kiện hội nhập, đầu tư phát triển công nghiệp hoa cây cảnh
không những chỉ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng hoa, mà còn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9



thúc đẩy du lịch, hội nhập và đời sống văn hóa tinh thần của quốc gia. Đã có
những công ty hàng năm sản xuất và tiêu thụ hoa lan doanh thu lên hàng tỷ đồng
như Sài gòn Orchidex, công ty hoa Hoàng Lan..., song các công ty này chủ yếu
buôn bán các giống lan nhập nội.
Ngoài ra, do Công ước quốc tế bảo vệ các giống động vật và cây trồng
hiếm - Convention on International Trade in Endangered Species of wild
fauna and flora (CITIES) đã cấm mua bán một số đặc sản, cho nên hoa lan của
Việt Nam rất khó được chính thức nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Trong khi đó nhiều
lái buôn đã thuê người vào rừng thẳm, núi cao để tìm kiếm lan, bất kỳ lớn,
nhỏ, quý hiếm hay không đều đem bán cho các lái buôn Trung Quốc, Thái Lan
hoặc Đài Loan với giá rẻ mạt: 2 – 3 USD/kg. Những cụm lan rừng vẫn được
bày bán tại các hội hoa lan tại Santa Barbara hay South Coast Plaza có thể là
xuất xứ tại Việt Nam.
Theo thống kê năm 1993 tổng cộng diện tích trồng hoa của Việt Nam là
1.585 ha. Tuy nhiên, diện tích sản xuất hoa lan chỉ chiếm xấp xỉ 10,0%. Vùng
sản xuất hoa lan còn hết sức manh mún, chưa thành hàng hóa, mấy năm gần đây
đã có một số công ty lớn, trong đó có những công ty nước ngoài trồng phong lan
tại Đà Lạt (Lâm Đồng), thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà
Rịa- Vũng Tầu, Hà Nội, Sơn La, Lào Cai... với diện tích khoảng 4 - 5ha/một
doanh nghiệp như công ty Nông Ích, công ty Ánh Dương, công ty Lâm Thăng,
công ty Hoàng Lan, công ty Trường Xuân. Tháng 8/2004 Lâm Đồng đã thành lập
Hiệp hội hoa lan ‘Dalat orchid Association’ với mục đích là tập hợp những
người yêu mến và có kinh nghiệm trồng lan tiến tới phát triển nhân rộng, sản
xuất theo hướng hàng hoá.
Trong những năm gần đây xuất khẩu hoa lan Việt Nam tăng mạnh. Chín
tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan lại tăng 218% so với
tháng 8/2009, đạt 61,0 nghìn USD. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hoa lan
tiềm năng của chúng ta.
Đà lạt ngày từ năm 1978 đã xuất khẩu 3000 cành hoa địa lan sang châu
Âu và với điều kiện tự nhiên của Đà Lạt phù hợp với việc trồng nhiều loài hoa

đặc biệt là hoa địa lan, hiện nay Đà lạt có 20 ha trồng hoa địa lan và hướng phát
triển đến năm 2020 là 50ha.
Trang trại Rinsun tại Gia Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng) đã đầu tư trang thiết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


bị hiện đại có thể tự tạo ra nguồn cây giống để sản xuất hoa thương phẩm. Sản
phẩm ở đây là lan Hồ điệp với 16-17 màu hoa khác nhau, từ những màu phổ biến
như: tím, trắng môi đỏ, trắng môi hồng, đỏ… đến những màu mới lạ như: trắng
điểm đen, vàng…Trang trại đã đầu tư 1 ha diện tích nuôi trồng hiện đại, cung cấp
trung bình 400.000 chậu lan Hồ điệp mỗi năm. Ngoài tiêu thụ trong nước, lan Hồ
điệp của trang trại này còn xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, các nước Đông Nam Á và
châu Âu. Mặc dù nước ta có điều kiện thuận lợi hơn cả Thái Lan với miền Nam
khí hậu gió mùa ổn định, nhưng giá trị xuất khẩu hoa lan ở Việt Nam còn khiêm
tốn, từ năm 1998 - 2003 mới chỉ đạt khoảng 90.000 - 150.000 USD/năm .
Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng
giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác, trong vài năm trở lại đây, nông dân ở
vùng ven và ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng phát triển
nhanh diện tích trồng hoa lan. Giai đoạn 2005 - 2006 các chủ trang trại đã đầu
tư xấp xỉ 20 ha nuôi trồng hoa lan và 20 ha trồng cây cảnh. (Dự án đầu tư, phát
triển hoa và cây cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh. T7/2005). Đến năm 2008,
diện tích trồng lan của thành phố đã tăng lên gần 80ha. Trong năm 1999, diện
tích trồng hoa lan ở đây đã tăng lên xấp xỉ 200 ha. Tại các huyện Củ Chi, Hóc
Môn, Bình Chánh và quận 12 đã có các hộ trồng hoa lan với quy mô 2 ha. Hiện
nay tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Đồng Nai,
Bình Dương… có trên 100 loài lan khác nhau. Riêng trên địa bàn thành phố
trong năm 2003 doanh số kinh doanh hoa lan cây kiểng chỉ đạt 200 - 300 tỷ
đồng, nhưng đến năm 2005 đã tăng đến 600 - 700 tỷ đồng và ngay từ đầu năm

2006 doanh số đạt được là 400 tỷ đồng, năm 2009 đạt trên 1000 tỷ đồng (Vũ
Thị Phượng, 2005).
Ở miền Bắc, tại một số vùng núi cao như Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh
Phúc), Mộc Châu (Sơn La), Quyết Chiến (Hòa Bình) có điều kiện rất thích hợp
cho việc trồng hoa lan, nhờ đó diện tích trồng lan đã tăng từ 20 ha lên 50 ha trong
các năm từ 2003 - 2005. Công ty TNHH Hoàng Lan (Đông Anh - Hà Nội) có
diện tích trồng lan 3 ha, Công ty TNHH Trường Xuân có diện tích 2ha trồng lan
tại Thanh Trì, Ba Vì (Hà Nội).
Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn sản xuất, trong các năm 2008-2010,
Viện Nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất hoa lan hồ
điệp theo quy mô công nghiệp và đã xây dựng thành công mô hình sản xuất hoa
lan hồ điệp tại Viện Nghiên cứu Rau quả với diện tích 4000m2, công suất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


100.000 cây/năm. Hiện nay Viện đã chuyển giao quy trình sản xuất cho các đơn
vị như: HTX Đan Hoài (Đan Phượng – Hà Nội), Hợp tác xã Như Quỳnh (Văn
Lâm – Hưng Yên), TT Khoa học & Sản xuất Nông lâm nghiệp Quảng Ninh,
Công ty TNHH Cửu Long (Từ Sơn – Bắc Ninh), Công ty cổ phần Vạn Xuân
(Tiên Du – Bắc Ninh), Công ty Cổ phần Giống Vật tư CNC Việt Nam, Hợp tác
xã cây trồng Vũ Chính (Thái Bình), HTX Thụy Hương (Chương Mỹ - Hà Nội)
với quy mô từ 500m2- 4.000m2.
Với hiện trạng sản xuất của ngành xuất hoa lan ở Việt Nam như trên nhìn
chung vẫn đang ở dạng quy mô nhỏ, lẻ, chưa có các vùng quy hoạch trồng lan tập
trung, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng hoa lan
trong nước ngày càng tăng dẫn đến mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng
để nhập hoa lan từ các nước ngoài cho nhu cầu nội địa. Theo số liệu thống kê
của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu phong lan cắt cành qua đường

chính ngạch của nước ta trong tháng 02/2007 là 26,515 nghìn USD, giảm
20,17% so với tháng 01/2007 nhưng vẫn tăng 51,76% so với tháng 12/2006.
Thị trường nhập khẩu lan cắt cành và lan chậu chính của Việt Nam trong
thời gian qua là Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY HOA VÀ CÂY HOA ĐỊA LAN.
2.3.1. Tình hình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho cây địa lan, cây hoa trên
thế giới.
2.3.1.1. Chọn tạo giống
Đánh giá tính đa dạng di truyền là kỹ thuật bổ trợ hiệu quả trong công
tác tạo giống giống hoa lan, hiện nay kỹ thuật này đã và đang được sử dụng
rộng rãi, nhằm phân loại nhanh, rõ ràng. Theo Wenli and et al. (2001) và Choi
(1998), lợi dụng kỹ thuật RAPD phân tích 13 giống thuộc 5 loài khác nhau
của chi Cymbidium, kết quả cho thấy Kiến lan, Mặc lan và Xuân lan có mối
quan hệ họ hàng rất gần, trong khi đó, Xuân kiếm (Cym. longibracteatum),
Hàn lan, Cym. eburneum, lan kiếm lá giáo (Cym. lancifolium) với kiến lan lại
có quan hệ họ hàng tương đối xa. Viện Nghiên cứu Thâm Quyến, Đại học
Thanh Hoa và Viện Nghiên cứu Gen Hoa Đại tuyên bố đã hoàn thành việc
phác họa khung bản đồ gen hoa lan, nhờ đó mà có kế hoạch khai thác và tận
dụng kho tài nguyên gen một cách hiệu quả và thiết thực nhất (Ngọc Thúy, 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới đã tiến hành lai xa khoảng trên
473 chi (Ling Chunying, 2010) đã cho ra trên 1000 giống. Vài năm trở lại đây
một số nước như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã tiến hành lại tạo giữa dòng lai
địa lan với kiến lan và lan kiếm lô hội, cho ra hàng loạt giống hoa địa lan mới có
đặc điểm nở hoa sớm, mùi thơm, lá ngắn, hoa to... (Zhu Genfa, 2003).

Ngoài việc lai tạo, các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến việc tạo các
giống hoa lan mới bằng phương pháp xử lý đột biến. Từ Vệ Huy (1995) cho rằng
sử dụng tia tử ngoại với cường độ thích hợp có tác dụng ngăn chặn sự phân chia
NST trong quá trình giảm phân dẫn đến hình thành tế bào không đầy đủ gây nên
sự biến dị. Khi sử dụng tia tử ngoại với cường độ cao. Còn việc sử dụng tia 60Coγ với cường độ bán tử vong đã cho kết quả biến dị rất rõ ràng và không đồng nhất
(Pen L X và Cs, 2004).
Yang và Cs (1999) thành công chuyển gene kháng virus bằng súng bắn
gen vào thể protocom và mô callus cây hoa lan lai, kết quả thu được tỷ lệ biểu
hiện đạt tương đối cao, do đó đã mở ra hy vọng trong việc tạo giống bằng con
đường chuyển gene. Hiện tại, công nghệ chuyển gene được sử dụng chủ yếu trên
các gene quy định màu sắc hoa.
2.3.1.2. Một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lan:
- Giá thể trồng: Giá thể vô cơ có ưu điểm là có thể ổn định một vài năm, đối
với giá thể này, việc quan trọng nhất là sử dụng phân bón hợp lý. Giá thể hữu cơ
chúng phân hủy theo thời gian gây ra sự thối rễ ở đáy bầu do sự đóng kết và tích
lũy nước. Do vậy, cần thường xuyên bổ sung thêm giá thể mới để kích thích, trẻ
hoá bộ rễ cây. Treder và Cs (2013) đã nghiên cứu khi trồng cây trên giá thể gồm
than bùn và perlite có hệ thống rễ phát triển tốt hơn và chiều dài rễ lớn hơn trồng
trên than bùn và xơ dừa. Sử dụng giá thể còn phải chú ý đến điều kiện nhiệt độ,
Theo tác giả Juntima - Pipatpongsa (1992) nhiệt độ tác động ở cây lan thông
qua con đường quang hợp, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số
loài. Như vậy, cây lan chỉ sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt
độ gọi là tối thích. Khoảng nhiệt độ này khác nhau tuỳ thuộc vào loài
(Parinda-Sriyaphai, 2002) song nhiệt độ trung bình thích hợp cho sinh trưởng
là 18-250C, nhiệt độ phân hoá là 16-180C. Ở vùng có nhiệt độ thấp 650F
(18,330C) ban ngày và 450F (7,220C) ban đêm với độ ẩm trung bình có thể thêm
vỏ cây linh sam và đá bọt biển (peclit thô) vào hỗn hợp trên. Hỗn hợp này có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13



nhiều tác dụng nhất cho khí hậu lạnh vào mùa đông và ấm nóng vào mùa hè vì
vỏ cây giúp giữ lại lượng ẩm đáng kể trong hỗn hợp (Huỳnh Thanh Hùng, 2007).
- Ánh sáng: Như chúng ta đã biết, sự phát triển của cây tăng theo tỷ lệ
với cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng đến mức độ nhất định và khi vượt
mức độ đó nó sẽ ngừng tăng trưởng. Do đó cần đặc biệt chú ý tới ánh sáng cho
tất cả các loại cây lan. Cần thiết phải làm giàn che nắng cho cây bằng linong đen,
tùy thuộc vào từng loài mà có chế độ che nắng cho thích hợp. Tuyệt đối không để
cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây, kể cả những tia nắng xiên. Khi chuyển
chậu, thì phải chuyển sang chỗ có ánh nắng nhiều hơn, nhưng không quá 60% độ
nắng (Lin WC và Cs, 2003)...Tận dụng ánh nắng buổi sáng, hạn chế ánh nắng
buổi chiều. Nếu cần, che hoàn toàn ánh nắng buổi trưa, từ 12 giờ đến 14-15 giờ
vào những ngày quá nắng. Đặc biệt đối với những cây lan dưới 2 tháng thì việc
điều chỉnh cường độ và thời gian chiếu sáng trong ngày phải thực hiện chu đáo
và linh hoạt để chúng làm quen dần với ánh nắng ngày càng tăng đến mức chúng
có thể chịu đựng nổi.
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loài lan, nếu thiếu ánh
sáng cây không ra hoa, các loài lan khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác
nhau. Chi lan Kiếm là chi lan được xếp vào nhóm lan ưa sáng trung bình, nhu
cầu ánh sáng khoảng 50% đến 80% ánh sáng trực xạ (Lin WC và Cs, 2003).
Jaime A. Teixeira da Silva and Michio Tanaka (2009) đã xác định, thể
Protocorm (PLB) và các chồi phát triển tiếp theo trong điều kiện ánh sáng ngày
ngắn Cymbidium có thể được tạo ra trong in vitro thông qua 3 con đường: PLBs,
tế bào PLB lớp mỏng (TCLs), hoặc phát sinh phôi callus (EC). Theo phép lai
truyền thống Cymbidium được sản xuất thương mại thông qua sự hình thành
PLBs thứ cấp hoặc các phân đoạn PLB, hoặc từ TCLs PLB, dưới cảm ứng hình
thức trực tiếp từ EC trên cùng một môi trường hoặc sau khi cấy chuyển EC vào
môi trường PGR. Phân tích tế bào chất và PCR-RAPD đã chứng minh được sự
ổn định di truyền tế bào của EC và các cây hoàn chỉnh hình thành từ chúng

(Jaime A, 2006). Các nghiên cứu cho thấy, đối với cây hoa việc chiếu sáng về
cường độ và chất lượng ảnh hưởng khá rõ đến sinh trưởng và ra hoa cũng như độ
bền hoa. Vì vậy đã và đang được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và ngành trồng hoa nói riêng (Stutte, 2009). Ứng dụng đèn LED giúp cây
tăng hấp thu ánh sáng bước sóng đỏ (660 nm) nên cây sinh trưởng, phát triển tốt
(Yanagi et al, 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Giống địa lan (Cymbidium) được xếp vào nhóm lan ôn đới, chúng được phân
bố từ vĩ độ 280-400 và nhiệt độ dao động quanh 15oC rất thuận lợi cho quá trình phát
dục mầm hoa, nhưng nhiệt độ lớn hơn 20oC thì hoa nở chậm nên che bớt ánh sáng
bằng lưới đen phản quang là rất cần thiết vì có tác dụng vừa giảm ánh sáng, vừa làm
mát cây để cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Khi ánh sáng mặt trời yếu ta chỉ cần
che bằng lưới phản quang 1 lớp, nếu ánh sáng mạnh cần phải che 2 lớp sẽ giúp cây
sinh trưởng tốt (Lin WC và Cs, 2003) và theo nghiên cứu của Stutte (2009) thì
cường độ ánh sáng từ 9.000- 12.000lux là tốt nhất cho cây địa lan sinh trưởng,
phát triển tốt.
- Dinh dưỡng bón gốc và qua lá :
Dinh dưỡng rất quan trọng đối với lan, tuy không đòi hỏi số lượng lớn
nhưng yêu cầu phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, tuỳ vào từng thời kỳ sinh
trưởng mà nhu cầu dinh dưỡng của cây lan khác nhau và cung cấp hiệu quả dinh
dưỡng cho cây lan là phun qua lá (Supaporn-pornprasit, 2005).
Đối với cây lan từ trong ống nghiệm tới khi ra hoa thì mỗi thời kỳ phát
triển chúng cần có một chế độ dinh dưỡng khác nhau được các nhà khoa học
chia ra làm các giai đoạn:
+ Lan con từ trong ống nghiệm đến 3 tháng tuổi: Thời kỳ này được dùng
chủ yếu là đạm, lân và kali có dùng nhưng rất loãng.

+ Lan từ 4-10 tháng tuổi: Tỷ lệ phân bón (N:P:K = 3:1:1).
+ Lan từ 10 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Tỷ lệ phân bón (N:P:K = 2:2:2).
+ Lan từ 24 tháng tuổi cho tới khi ra hoa. Tỷ lệ phân bón (N:P:K = 1:2:3).
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng còn tùy thuộc vào các yếu tố khác. Nếu ánh
sáng đầy đủ, cây được quang hợp tốt thì cần nhiều chất dinh dưỡng hơn chỗ
thiếu ánh sáng. Thông thường, người ta xem màu sắc của lá và sự phát triển của
bộ rễ và thân cây để quyết định nên tăng hay giảm liều lượng sử dụng N : P : K.
Về phân hữu cơ, các tác giả nước ngoài giới thiệu rất nhiều các loại khác nhau,
kể cả máu khô, ốc ngâm, bột xương. Có người dùng phân bò, phân chim bồ câu
ngâm nước và vài ngày sau, khi chu trình lên men sắp kết thúc thì lấy ra lọc kỹ
và pha loãng với nước, cho thêm P và K với tỉ lệ 1/1000 (1g cho hoà tan trong 1
lít nước) và tưới gốc, phun qua lá cho lan. Ngoài ra có thể dùng phân chim cút,
nhưng với tỉ lệ bằng 1/3 phân bò vì tỉ lệ đạm trong phân chim cút cao hơn nhiều.
Đó là những loại phân hữu cơ đối với lan đã trưởng thành (Treder và Cs (2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


Còn đối với lan con, khi dùng phải thận trọng hơn nhiều, vì lá và rễ của lan con
còn quá yếu, rất dễ sinh bệnh. Nếu dùng phải lọc kỹ (bằng cát) và được tiệt trùng
bằng hóa chất. Cũng như khi dùng phân vô cơ, ta cần tưới loãng, cây dễ tiếp
thu, đồng thời phòng bệnh cả cho cây. Khi có bệnh, phải chữa cho cây khỏi bệnh
rồi mới tiếp tục bón phân qua gốc và qua lá. Khi cây hoa ra nụ cần bổ sung phân
bón phân vi lượng qua lá sẽ tăng chất lượng hoa (Supavadee, 2006).
- Ẩm độ giá thể trồng lan
Độ ẩm đất và không khí là một trong các yếu tố sinh thái quan trọng đối
với sự sinh trưởng, phát triển và đặc biệt đối với các cây hoa, cây cảnh cũng như
ăn quả trồng chậu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu độ ẩm giá thể đối với cây lan
nói chung và cây địa lan nói riêng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, độ ẩm trồng

lan có thể chia theo điều kiện sinh thái, quy mô của diện tích trồng...
+ Độ ẩm của vùng: Là độ ẩm của khu vực rộng lớn, nơi mà ta thiết
lập vườn lan. Ẩm độ này do điều kiện địa lý, địa hình nói chung quy định.
+ Độ ẩm của vườn: Là ẩm độ của chính vườn lan, độ ẩm này có thể cải tạo
theo ý muốn của người trồng lan.
+ Độ ẩm trong chậu trồng lan: Gọi là ẩm độ cục bộ, do cấu tạo của giá thể,
thể tích chậu, số lần tưới quyết định. Ẩm độ này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật
của người trồng lan. Đối với địa lan thì ẩm độ này trong khoảng 50 - 80% và cần
kết hợp che bớt ánh sáng bằng linong đen (Yanagi et al, 2006).
2.3.2. Tình hình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho cây hoa, cây địa lan tại
Việt Nam
Việt Nam, dấu vết những nghiên cứu về lan thời kỳ đầu không rõ rệt, có lẽ
người đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro - nhà truyền
giáo Bồ Đào Nha, Ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1789.
Trong cuốn “Flora cochin chinensis” gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình
đến Nam phần Việt Nam là aerides, Phaius và Sarcopodium...mà đã được
BenTham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera plante rum” (1862- 1883) (dẫn
theo Nguyễn Hữu Duy, Phan Ngọc Cấp, 1995).
Theo Phạm Hoàng Hộ (1972) đã mô tả kèm theo hình vẽ của 289 lòa lan
gặp ở miền Nam Việt Nam trong bộ “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” (quyển II).
Sau năm 1975, các nhà khảo cứu Việt Nam, Liên Xô, Tiệp Khắc bắt đầu tìm
kiếm nghiên cứu về những giống lan tại Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×