Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

nghiên cứu bệnh thối gốc trên cây sinh địa (rehmannia glutinosa libosch) và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh tại bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.17 MB, 96 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN
-----------------***-------------------

TRỊNH THÙY DƯƠNG

NGHIÊN CỨU BỆNH THỐI GỐC TRÊN CÂY SINH
ĐỊA (REHMANNIA GLUTINOSA LIBOSCH) VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH TẠI
BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - NĂM 2015


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VNVIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

---------

--------

TRỊNH THÙY DƯƠNG

NGHIÊN CỨU BỆNH THỐI GỐC TRÊN CÂY SINH ĐỊA
(REHMANNIA GLUTINOSA LIBOSCH) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH TẠI BẮC GIANG

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60620112



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THÚY HIỀN

HÀ NỘI, 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi
còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu khác.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS. Phan Thúy Hiền đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và tập thể cán bộ làm việc
tại Trung tâm trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội – Viện dược liệu đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của của lãnh đạo
và tập thể cán bộ tại Trung tâm Tài nguyên thực vật – Viện Khoa học nông
nghiệp Việt Nam đã động viên tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến các cán bộ Trung tâm khuyến nông, khuyến
ngư thành phố Bắc Giang, bà con nông dân tại xã Dĩnh Trì thành phố Bắc
Giang đã giúp đỡ, tạo điểu kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề
tài.
Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới tất cả người
thận, bạn bè những người luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện bản luận văn này.

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Trịnh Thùy Dương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một công trình
nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đều đã được cảm ơn. Trong luận văn của tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau, các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ các
nguồn gốc, xuất xứ.
Tác giả luận văn

Trịnh Thùy Dương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn


i
ii

Lời cam đoan

iii

Mục lục

iv

Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

x

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài


1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

4

1.1.1. Tiềm năng cây thuốc ở Việt Nam và vấn đề bệnh hại

4

1.1.2. Giới thiệu cây sinh địa

6


1.2. Nấm Sclerotium rolfsii Sacc.

16

1.2.1. Phạm vi ký chủ

16

1.2.2. Triệu chứng gây bệnh

17

1.2.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái của nấm S. rolfsii

18

1.2.4. Biện pháp phòng trừ

21

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

24

NGHIÊN CỨU
2.1.Vật liệu, nội dung nghiên cứu

24

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu


24

2.1.2. Nội dung nghiên cứu

25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


2.2. Phương pháp nghiên cứu

25

2.2.1. Phương pháp điều tra và thu thập mẫu bệnh hại

26

2.2.2. Phương pháp phân lập, xác định tác nhân gây bệnh thối gốc

27

trên cây sinh địa
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của

30

nấm gây bệnh thối gốc trên cây sinh địa

2.2.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bệnh thối gốc trên cây sinh

31

địa
2.3. Công thức tính toán

34

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

34

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

35

3.1. Xác định tác nhân gây bệnh thối gốc trên cây sinh địa

35

3.1.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất và bệnh hại trên cây sinh địa

35

tại xã Dĩnh Trì - Bắc Giang.
3.1.2. Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại trên cây sinh địa tại xã

37


Dĩnh Trì – Bắc Giang năm 2014
3.1.3. Triệu chứng bệnh hại trên cây sinh địa.

38

3.1.4. Kết quả lây bệnh nhân tạo

40

3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh phát triển của

42

nấm S. rolfsii gây bệnh thối gốc trên cây sinh địa.
3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự phát triển của nấm S. rolfsii

42

3.2.2. Ảnh hưởng của pH tới sự phát triển của nấm S. rolfsii

45

3.2.3. Quy luật phát sinh phát triển của bệnh thối gốc sinh địa (S.

50

rolfsii) trên đồng ruộng
3.3. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bệnh thối gốc trên cây sinh địa

54


3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối gốc (S. rolfsii) trên

54

cây sinh địa tại xã Dĩnh Trì – Bắc Giang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến bệnh thối gốc (S. rolfsii) trên

57

cây sinh địa tại xã Dĩnh Trì – Bắc Giang
3.3.3. Khả năng ức chế sinh trưởng của một số loại thuốc hóa học với

58

nấm Sclerotium rolfsii trong phòng thí nghiệm.
3.3.4. Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ nấm S. rolfsii của một số loại

62

thuốc hóa học ngoài đồng ruộng
3.4. Đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh thối gốc (S. rolfsii) trên cây sinh

67


địa
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

69

Kết luận

69

Kiến nghị

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Từ viết tắt


STT
1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

mPDA

modified Potato Dextrose Agar

3

TLB

Tỷ lệ bệnh

4

NXB

Nhà xuất bản

5

PDA

Potato Dextrose Agar


6

R. solani

Rhizoctonia solani

7

S. rolfsii

Sclerotium rolfsii

8

WA

Water Agar

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
STTbảng

Tên bảng

Trang


3.1

Tình hình sản xuất và bệnh hại cây sinh địa tại xã Dĩnh

36

Trì – Bắc Giang năm 2013 - 2014
3.2

Thành phần bệnh hại sinh địa tại Dĩnh Trì - Bắc Giang

37

năm 2014
3.3

Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng các phương pháp khác

41

nhau
3.4

Khả năng sinh trưởng của nấm S. rolfsii ở các nhiệt độ khác

43

nhau
3.5


Khả năng sinh trưởng của nấm S. rolfsii trên các môi trường

46

có điều kiện pH khác nhau
3.6

Số lượng và thời gian hình thành hạch của nấm S. rolfsii

49

ở môi trường PDA có pH khác nhau
3.7

Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ cây sinh địa chết do bệnh thối gốc

51

(S.rolfsii) qua các kỳ điều tra tại xã Dĩnh Trì – Bắc Giang
năm 2014 - 2015
3.8

Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến diễn biến bệnh

55

thối gốc (S. rolfsii) trên cây sinh địa tại xã Dĩnh Trì – Bắc
Giang
3.9


Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến tỷ lệ bệnh thối

56

gốc và năng suất dược liệu sinh địa tại Dĩnh Trì – Bắc
Giang năm 2014 - 2015
3.10

Tỷ lệ bệnh trước khi thu hoạch và năng suất trung bình

58

của các ô thí nghiệm thời vụ
3.11

Bán kính quầng thuốc sau cấy

60

3.12

Hiệu quả phòng trừ bệnh thối gốc S. rolfsii của một số

63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii



loại thuốc hóa học ngoài đồng ruộng
3.13

Năng suất sinh địa tại các công thức thí nghiệm thử thuốc

64

3.14

Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh thối gốc (S. rolfsii) trên

65

cây sinh địa tại Dĩnh Trì – Bắc Giang trong vụ dược liệu
năm 2014 -2015
3.15

Dư lượng thuốc trừ bệnh trong mẫu củ sinh địa trồng năm

66

2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

hình
1.1

Cây sinh địa

7

1.2

Rễ củ sinh địa

9

2.1

Phân lập tác nhân gây bệnh từ gốc thân và hạch nấm trên

28

môi trường mPDA
2.2

Cấy nấm trên WA nghiêng trước khi cấy đỉnh sinh trưởng


28

2.3

Tản nấm thuần cấy từ đỉnh sinh trưởng trên môi trường PDA

28

3.1

Triệu chứng bệnh thối gốc trên cây sinh địa: A. Cây héo

38

rũ; B. Sợi nấm trên bộ phận bị bệnh
3.2

Triệu chứng bệnh cháy lá sinh địa (A); quả cành nấm

40

Phomopsis sp. (B)
3.3

Nhân sinh khối nấm S. rolfsii (A) và kết quả lây bệnh nhân tạo

42

qua đất (B)
3.4


Kết quả lây bệnh trực tiếp qua vết thương cơ giới

42

3.5

Khả năng sinh trưởng của nấm S. rolfsii ở các nhiệt độ khác

44

nhau
3.6

Đường kính tản nấm ở nhiệt độ 25oC, 30oC, 35oC sau 24 giờ

44

nuôi cấy
3.7

Đường kính tản nấm ở nhiệt độ 25oC, 30oC, 35oC sau 24 giờ

44

nuôi cấy
3.8

Đường kính tản nấm ở nhiệt độ 25oC, 30oC, 35oC sau 72 giờ


45

nuôi cấy
3.9

Tản nấm và hạch ở nhiệt độ 25oC, 30oC, 35oC sau 6 ngày

45

nuôi cấy
3.10

Đường kính tản nấm S. rolfsii khi nuôi cấy trên môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

47

Page ix


trường PDA có pH = 4 sau 24, 48 giờ nuôi cấy và khi
hình thành hạch
3.11

Đường kính tản nấm S. rolfsii khi nuôi cấy trên môi

47

trường PDA có pH = 5 sau 24, 48 giờ nuôi cấy và khi

hình thành hạch
3.12

Đường kính tản nấm S. rolfsii khi nuôi cấy trên môi

48

trường PDA có pH = 6 sau 24, 48 giờ nuôi cấy và khi
hình thành hạch
3.13

Đường kính tản nấm S. rolfsii khi nuôi cấy trên môi

48

trường PDA có pH = 7 sau 24, 48 giờ nuôi cấy và khi
hình thành hạch
3.14

Đường kính tản nấm S. rolfsii khi nuôi cấy trên môi

48

trường PDA có pH = 8 sau 24, 48 giờ nuôi cấy và khi
hình thành hạch
3.15

Sự Đường kính tản nấm S. rolfsii khi nuôi cấy trên môi

48


trường PDA có pH = 9 sau 24, 48 giờ nuôi cấy và khi
hình thành hạch
3.16

Số lượng hạch nấm S. rolfsii hình thành trên môi trường

50

PDA có pH khác nhau
3.17

Diễn biến bệnh thối gốc (S. rolfsii) trong vụ trồng sinh địa

52

năm 2014 - 2015 tại Dĩnh Trì – TP. Bắc Giang
3.18

Tản nấm S.rolfsii trên môi trường có thuốc Daconil

60

500SC sau 24, 48 và 72 giờ nuôi cấy
3.19

Tản nấm S.rolfsii trên môi trường có thuốc Tilt – super

61


350EC sau 24, 48 và 72 giờ nuôi cấy
3.20

Tản nấm S.rolfsii trên môi trường có thuốc Kasumin 2SL

61

sau 24, 48 và 72 giờ nuôi cấy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


3.21

Tản nấm S.rolfsii trên môi trường có thuốc Topsin M

61

70WP sau 24, 48 và 72 giờ nuôi cấy
3.22

Tản nấm S.rolfsii trên môi trường có nước cất (đối chứng)

61

sau 24, 48 và 72 giờ nuôi cấy
3.23


Sự phát triển của nấm S. rolfsii trên các môi trường thuốc sau

62

72 giờ nuôi cấy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, ông cha ta đã xây dựng một nền y học dân tộc bền vững và
có bản sắc riêng, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm tới nguồn dược liệu làm
thuốc, phát triển nền Y học Việt Nam trên cơ sở kết hợp giữa Y học cổ truyền
và y học hiện đại. Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập WTO, Chính phủ đã xác
định thế mạnh của Việt Nam là dược liệu. Do vậy, định hướng phát triển công
nghiệp dược của Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm
2020 chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu làm thuốc đi từ nguồn dược liệu
mà Việt Nam nuôi trồng và chế biến được.
Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi có nhiều lợi thế về khí hậu cho
nhiều loài cây, đặc biệt là cây thuốc. Nhiều loại dược liệu được trồng tại Bắc
Giang và cung cấp cho thị trường trong nước. Trong các loại cây này có thể
kể đến là sinh địa, địa điền, thảo quyết minh, cỏ ngọt… Đặc biệt, cây sinh địa
(Rehmannia glutinosa Libosch) được đánh giá là một loại dược liệu quý. Cây
sinh địa có nguồn gốc từ Trung Quốc thuộc họ hoa mõm chó
(Scrophulariaceae). Năm 1958, giống sinh địa lần đầu được nhập nội vào Việt
Nam từ Trung Quốc, Viện Dược liệu sau đó đã nghiên cứu di thực thuần hóa
thành công và đưa vào phát triển trồng đại trà. Từ củ sinh địa người ta chế

biến thành các vị thuốc địa sinh, can địa hoàng, thục địa. Các vị thuốc này đều
được dùng phổ biến trong Y học cổ truyền, nhất là thục địa (củ sinh địa sau
khi nấu chín), ngoài ra sinh địa cũng có thể dùng tươi. Với những lợi thế vượt
trội của cây sinh địa, trong thời gian qua nhiều đơn vị đã quan tâm phát triển
trồng và khai thác sinh địa làm nguyên liệu thuốc cho Y học cổ truyền.
Qua quá trình trồng trọt và theo dõi, chúng tôi nhận thấy cây sinh địa bị
bệnh thối gốc gây chết hàng loạt, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


nóng và độ ẩm cao. Theo quan sát của nhóm nghiên cứu bảo vệ thực vật Viện
Dược liệu, nhiều ruộng trồng sinh địa tại huyện Việt Yên và thành phố Bắc
Giang năm 2013, tỷ lệ bệnh lên tới 50 - 60%, có ruộng thậm chí còn không
cho thu hoạch. Điều này gây ảnh hướng lớn tới năng suất, chất lượng sinh địa
dược liệu, gây khó khăn cho viêc mở rộng diện tích sản xuất sinh địa tại Bắc
Giang. Kết quả phân lập ban đầu tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến
cây thuốc Hà Nội cho thấy nấm Sclerotium rolfsii có thể là nguyên nhân gây
bệnh. Để khẳng định tác nhân gây bệnh thối gốc cây sinh địa, tìm hiểu quy
luật phát sinh, phát triển của bệnh và chủ động việc phòng trừ nấm bệnh đạt
hiệu quả cao nâng cao năng suất, chất lượng sinh địa dược liệu, chúng tôi thực
hiện đề tài “Nghiên cứu bệnh thối gốc trên cây sinh địa (Rehmannia glutinosa
Libosch) và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh tại Bắc Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định tác nhân gây bệnh thối gốc trên cây sinh địa, đặc điểm phát
sinh, phát triển của bệnh và các biện pháp phòng trừ bệnh có hiệu quả cao
phục vụ cho nhu cầu sản xuất giống và dược liệu sinh địa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học:
+ Đây là nghiên cứu đầu tiên về bệnh thối gốc trên cây sinh địa tại Việt
Nam. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về triệu chứng, quy
luật phát sinh, phát triển của bệnh thối gốc sinh địa và đặc điểm sinh học, sinh
thái nấm gây bệnh.
+ Đề tài sẽ đưa ra các kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh và
gây hại của bệnh thối gốc sinh địa làm cơ sở khoa học để xây dựng và đề xuất
các biện pháp phòng trừ có hiệu quả và làm tài liệu phục vụ cho đào tạo và
cho các nghiên cứu ứng dụng khác.
- Ý nghĩa thực tiễn:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


+ Kết quả của đề tài giúp cho chẩn đoán chính xác triệu chứng, tác
nhân gây bệnh thối gốc cây sinh địa tại Bắc Giang, các cán bộ BVTV có thể
nhận biết bệnh trong điều tra và phòng trừ bệnh.
+ Đề xuất các biện pháp phòng trừ hiệu quả góp phần hạn chế bệnh,
giảm lượng thuốc hóa học sử dụng trên đồng ruộng, nâng cao năng suất, chất
lượng sinh địa, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác nhân gây bệnh thối gốc trên cây sinh địa
tại xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nấm bệnh gây thối gốc cây sinh địa
tại Bắc Giang, các đặc điểm gây hại của bệnh và một số biện pháp phòng trừ
có hiệu quả và an toàn với môi trường
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 6 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Tiềm năng cây thuốc ở Việt Nam và vấn đề bệnh hại
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, vị trí kéo dài từ
8 - 24 độ vĩ Bắc, địa hình ¾ là đồi núi kéo dài từ Bắc vào Nam, điều kiện thổ
nhưỡng đất đai khá phong phú, phù hợp để trồng trọt và phát triển nhiều loài
cây thuốc quý, có giá trị bồi bổ sức khỏe và giá trị chữa bệnh cao. Theo Ngô
Quốc Luật (2012) Việt Nam hiện đang có khoảng 12.000 loài thực vật bậc
cao, trong đó có khoảng 4.000 loài được sử dụng làm thuốc, chiếm tới gần
20% tổng số loài cây thuốc được ghi nhận trên thế giới. Nhiều loài thuốc có
trữ lượng lớn, tuy nhiên nếu dựa vào nguồn nguyên liệu này để sản xuất thuốc
sẽ không ổn định, việc khai thác không có kế hoạch và không có biện pháp
bảo tồn, duy trì và tái sinh sẽ làm cho nguồn dược liệu ngày một cạn kiệt và
có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo báo cáo tổng kết công tác dược năm 2000 – 2005 của Cục quản lý
dược, trong khoảng 4000 loài cây thuốc đang được sử dụng hiện nay có gần
90 % là cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ
có gần 10 % là cây thuốc trồng. Theo số liệu thống kê của ngành Y tế, mỗi
năm ở Việt Nam tiêu thụ từ 30 - 50 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau để
sử dụng trong y học cổ truyền làm nguyên liệu cho công nghiệp Dược và xuất
khẩu. Trong đó, trên 2/3 khối lượng này được khai thác từ nguồn cây thuốc
mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước. Riêng từ nguồn cây thuốc tự nhiên đã
cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm. Khối lượng dược liệu này trên thực tế
mới chỉ bao gồm từ hơn 200 loài được khai thác và đưa vào thương mại có
tính phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, còn nhiều loài dược liệu khác vẫn được

thu hái, sử dụng tại chỗ trong cộng đồng và hiện chưa có những con số thống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


kê cụ thể. Từ nguồn tài nguyên dược liệu này, nhiều loài cây thuốc đã được sử
dụng để chiết tách các hoạt chất làm thuốc như: Rutin từ Hoa hòe (Sophora
japonica); berberin từ Vàng đắng (Coscinium fenestratum); vinblanstin và
vincristin từ Dừa cạn (Catharanthus roseus); artemisinin từ Thanh cao hoa
vàng (Artemisia annua); methol và tinh dầu từ Bạc hà (Mentha arvensis); beta
caroten và lycopen từ Gấc (Momordica cochinchinensis); Đ-strophantin từ hạt
quả Sừng dê (Strophantus divaricatus); rotundin từ nhiều loài Bình vôi
(Stephania spp.); papain từ Đu đủ (Carica papaya); diosgenin từ Củ mài
(Dioscorea persimilis) và Râu hùm (Tacca chantrieri ); curcuminoid từ Nghệ
(Curcuma longa); morantin từ Mướp đắng (Momordica charantia);
andrographolid từ Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata); shikimic acid
từ Hồi (Illicium verum); taxol từ Thông đỏ (Taxus wallichiana )…Bên cạnh
đó, từ các dược liệu đã nghiên cứu thành công và sản xuất nhiều loại thuốc có
giá trị chữa bệnh, như: Bidentin từ Ngưu tất, Morantin từ Mướp đắng; Abilin
từ Nhân trần; Abivina từ Bồ bồ; Raucaxin từ Ba gạc; Ngũ sắc từ cây Cứt lợn,
Dihacharin từ Diệp hạ châu; Kim tiền thảo từ Kim tiền thảo; Ampelop từ Chè
dây; Angala và Angelin từ Đương qui…Đáng lưu ý rằng, phần lớn khối lượng
dược liệu kể trên được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. Số lượng dược
liệu để chiết xuất hoạt chất làm thuốc còn ở mức khiêm tốn (mới chỉ khoảng
50 loài).
Hiện nay, việc trồng trọt phát triển sản xuất dược liệu tạo vùng trồng,
tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc chủ động đang được tiến hành một các mạnh
mẽ, có nhiều địa phương, các doanh nghiệp đã chủ động phát triển các vùng

trồng nhiều loài cây thuốc, tuy nhiên trong thực tế đã gặp không ít khó khăn
về khách quan và chủ quan đã làm hạn chế công tác phát triển dược liệu
chung của đất nước, trong đó có nguyên nhân hết sức quan trọng là sự phát
sinh phát triển của sâu bệnh hại trên các đối tượng cây làm thuốc, đã gây thiệt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


hại nghiêm trọng nhiều diện tích sản xuất dược liệu và hạt giống, làm thiệt hại
đáng kể về chất lượng lẫn năng suất cây trồng sau thu hoạch.
Các loại bệnh hại cây trồng phần lớn có phổ ký chủ rộng, chúng gây hại
cây này rồi tràn sang cây khác trên cùng một vùng trồng. Sự phát sinh phát
triển của các loài bệnh hại có liên quan đến các cây dại, các loài cây rừng ở
xung quanh các cánh đồng, vùng trồng cây thuốc. Nhiều loài cây dại là ký chủ
phụ của bệnh. Một số loài bệnh hại có giai đoạn ngủ nghỉ trên cây dại hoặc
trong các thảm lá mục trong rừng, trong đất trên đồng ruộng hoặc ở các đám
đất hoang, do vậy việc phòng trừ các loại bệnh hại cần phải chú ý đến công
tác vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây trồng và tiêu diệt cây cỏ dại.
Nghiên cứu về bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây thuốc đặc biệt là các
bệnh hại mới sẽ hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh, có ý nghĩa lớn lao trong
công tác bảo vệ cây trồng, tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc an toàn, phục
vụ nhu cầu sức khoẻ của cộng đồng.
1.1.2. Giới thiệu cây sinh địa
1.1.2.1. Danh pháp, nguồn gốc lịch sử
Theo Nguyễn Tiến Bân (1979) cây sinh địa (Rehmannia glutinosa
Libosch) thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) là cây thân thảo cao từ
20cm đến 40cm, toàn thân cây có lông trắng mềm. Thân rễ phình thành củ,
lúc đầu mọc thẳng, sau đâm ngang, mỗi cây có 5 – 7 củ, củ có cuống dài, vỏ

củ màu đỏ nhạt, đường kính thân củ từ 1cm đến 4 cm. Lá hình trứng lộn
ngược đến hình bầu dục dài, đuôi lá tù, mép lá có răng cưa tù không đều nhau,
lá có nhiều nếp nhăn, lá dưới gốc dài hẹp, lá dài từ 3 – 15 cm, rộng từ 1 – 6
cm. Hoa hình chuông mọc thành chùm ở đầu cành, đài hoa hình chuông, bên
trên nứt thành 5 cánh, tràng hình ống hơi uốn cong, đầu khía 5 cánh, giống
như hình môi, mặt ngoài màu đỏ tím, mặt trong màu vàng có vân tím, Có 4
nhị (2 lớn, 2 bé), rất hiếm khi thấy quả. Quả bế đôi, hình tròn trứng, cánh đài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


bao úp, nhiều hạt, hình trứng, bé nhỏ, màu nâu nhạt.
Năm 1958 giống sinh địa được nhập từ Trung Quốc về Việt Nam, Viện
Dược liệu đã nghiên cứu di thực thuần hóa và đưa vào phát triển trồng đại trà.
1.1.2.2. Đặc điểm thực vật học
Theo tác giả Nguyễn Bá Hoạt và cs. (2005) cây sinh địa có các đặc
điểm thực vật như sau:
- Thân lá
Thân cây sinh địa được phát sinh từ các điểm sinh trưởng trên đoạn
hom giống. Sinh địa là loại cây thân thảo, có chiều cao trung bình 40 - 50 cm.
Các đốt rất ngắn, mỗi đốt mang một lá. Thân không có khả năng phát sinh
cành, các đốt thân phía trên dài ra nhanh ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa. Toàn
thân cây có một lớp lông mềm màu tro trắng. Sau khi ra hoa cây đạt chiều cao
tối đa (Hình 1.1). Trên thân lá mọc quanh gốc theo các đốt thân, các lá phía
trên và diện tích lá nhỏ.
Lá sinh địa loại lá đơn nguyên, mép lá có răng cưa tù, không đều. Phiến
lá có nhiều gân chính và gân phụ nổi rõ nhưng phiến lá vẫn mềm. Trên mặt lá
có một lớp lông mềm màu tro trắng làm cho lá có màu lục hơi ngả bạc.


Hình 1.1. Cây sinh địa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


- Bộ rễ
Rễ sinh địa là bộ phận dùng để làm thuốc bao gồm 4 loại: rễ hom, rễ tơ,
rễ bất định và rễ củ. Trong đó rễ củ là bộ phận thu hoạch.
+ Rễ hom: Hom củ giống sau khi trồng 8 - 10 ngày thì các mầm trên
hom phát sinh rễ. Nhiệm vụ của rễ hom hút dinh dưỡng ở giai đoạn đầu khi
mới trồng.
+ Rễ tơ: Phát sinh ở phần gốc thân của cây mới mọc từ hom. Rễ tơ thực
hiện nhiệm vụ hút nước nước, dinh dưỡng cung cấp cho cây trong suốt quá
trình sinh trưởng phát triển. Chúng thường có kích thước nhỏ, ngắn và số
lượng nhiều (hơn 100 rễ). Sau trồng 30 ngày thì cây con xuất hiện loại rễ này.
Khi phát sinh rễ củ thì rễ tơ vẫn phát triển.
+ Rễ bất định: Đây là loại rễ có khả năng hình thành củ, có thể do điều
kiện bất lợi hoặc do nguyên nhân nội tại không thể hình thành củ được. Kích
thước loại rễ này lớn hơn rễ tơ và dài từ 15 - 20 cm, số lượng 6 - 10 rễ trên
cây. Rễ bất định tiêu hao dinh dưỡng của cây cho nên cần hạn chế loại rễ này
bằng các biện pháp kỹ thuật thích hợp.
+ Rễ củ: Loại rễ này thường xuất hiện sau trồng 45 - 50 ngày, đây là
loại rễ có khả năng tạo củ lớn nhất và quyết định năng suất của địa hoàng. Rễ
củ có được hình thành hay không và hình thành sớm hay muộn được quyết
định bởi sự phân hoá nội tại kết hợp với ảnh hưởng của các điều kiện ngoại
cảnh cụ thể. Khi mới xuất hiện loại rễ này có biểu hiện bên ngoài nửa giống
như rễ bất định, nửa như rễ tơ. Sau đó nhờ sự phân hoá bên trong, đặc biệt là

sự phân hoá của tế bào tượng tầng, sự phát triển của bó mạch libe sơ cấp và
thứ cấp mà hình thành nên củ sinh địa (Hình 1.2). Phần sát gốc với thân của
củ kém phát triển tạo thành cuống củ có chiều dài vào khoảng 4 - 7 cm, chiều
dài của củ từ 15 - 20 cm, có đường kính củ biến động 0,5 - 3,4 cm, vỏ củ màu
hồng nhạt, phần ruột có màu vàng nhạt. Trên củ địa hoàng có rất nhiều điểm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


sinh trưởng và rất dễ nảy mầm ngay tại ruộng nếu như tiếp xúc trực tiếp với
ánh sáng.

Hình 1.2: Rễ củ sinh địa
- Hoa, quả và hạt
Hoa sinh địa là hoa tự chùm, phát sinh từ đỉnh sinh trưởng của thân.
Đài và cánh hoa đều hình chuông. Hoa có 5 cánh, phía dưới hợp và hơi cong,
dài 3 - 4 cm; mặt ngoài màu tím sẫm, mặt trong hơi vàng và có những đốm
tím. Hoa có 4 nhị gồm 2 nhị lớn và 2 nhị lại kém phát triển.
Trong điều kiện khí hậu ở nước ta cây sinh địa có ra hoa nhưng không
tạo hạt.
1.1.2.3. Các thời kỳ sinh trưởng của cây sinh địa
Thời gian sinh trưởng cửa cây sinh địa thường kéo dài từ 150 – 180
ngày với 3 thời kỳ chính (Vũ Tuấn Minh, 2014)
- Thời kỳ nảy mầm
Thời kỳ nảy mầm được xác định từ có 75 % số cây mọc trên đồng
ruộng đến khi cây đạt 4 - 5 lá thật. Trong điều kiện bình thường, thời kỳ này
kéo dài 25 ngày, trong điều liện bất lợi như hạn hán hay gặp rét có thể kéo dài
hơn 1 tháng. Trong giai đoạn này sức sinh trưởng của sinh địa phụ thuộc vào

chất lượng hom giống, hạt giống và các điều kiện ngoại cảnh khác như nhiệt
độ, ẩm độ đất, độ sâu lấp đất. Cây con trong giai đoạn này yếu, dinh dưỡng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


chủ yếu dựa vào hom giống, thân lá sinh trưởng chậm.
- Thời kỳ sinh trưởng thân lá và hình thành củ
Sau khi cây đạt 4 - 5 lá thật, bộ rễ hút dinh dưỡng để nuôi cây. Sức sinh
trưởng của cây mạnh dần lên, khi cây được từ 5 - 6 lá thì tốc độ ra lá tăng,
trung bình 5 - 10 ngày cây ra được 1 lá. Số lá đạt tối đa cho từng giống khác
nhau, dao động từ 24 - 25 lá đến 37 – 38 lá.
Khi cây có 9 - 10 lá thật là giai đoạn tăng nhanh về số lá và rễ củ được
hình thành và phát triển. Sau trồng 65 ngày tốc độ củ tăng mạnh nhất. Thời
gian đầu, củ chủ yếu phát triển về chiều dài, sau đó củ sẽ phát triển về đường
kính và đạt cực đại sau trồng 85 – 90 ngày. Tại thời điểm này các bộ phận
trên mặt đất đạt tối đa về đường kính tán, tổng số lá trên cây. Bộ phận dưới
mặt đất có bước nhảy vọt về tích luỹ các chất đường và Glucosid.
Cùng lúc đó phía ngọn cây, mầm nách xuất hiện nụ hoa. Lúc này dinh
dưỡng cần cho sự tích luỹ trong củ và ra hoa.
- Thời kỳ củ già chín
Khi cây sinh trưởng được 140 ngày thì sức sinh trưởng của cây chậm
dần, đường kính tán giảm xuống, các lá phía dưới rụng dần, các lá phía trên
chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng rồi héo. Dưới mặt đất củ sinh địa
đạt tới độ lớn nhất cả về chất và về lượng, đây là thời kỳ bước vào thu hoạch
cho năng suất cao nhất, chất lượng tốt nhất.
Trong điều kiện bình thường một cây có từ 8 - 14 rễ củ, nhưng chỉ có 3
- 5 rễ hình thành củ. Những rễ hình thành củ thường nằm ở vị trí gần mặt đất,
khi thiếu dinh dưỡng rễ củ sẽ trở thành rễ bất định, bởi vậy chúng ta cần phải

tạo mọi điều kiện để tất cả rễ củ đều thành củ.
1.1.2.4. Yêu cầu sinh thái
Sinh địa là cây có sức sinh trưởng tương đối yếu, do đó chỉ thích nghi
với khí hậu ôn hoà, đầy đủ ánh sáng, đất đủ dinh dưỡng, thoát nước tốt, có độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


xốp và độ dày tầng canh tác cần thiết. Theo tác giả Đỗ Tất Lợi (2011) và
Nguyễn Bá Hoạt và cs. (2005) các yêu cầu sinh thái cần thiết cho cây sinh địa
phát triển là:
- Nhiệt độ:
Khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là 18 – 25oC, ngoài
khoảng nhiệt độ này địa hoàng sinh trưởng phát triển kém.
Nếu nhiệt độ dưới 10oC thì cây bắt đầu ngừng sinh trưởng và có những
biểu hiện ra bên ngoài từ màu lá xanh chuyển sang màu lá tím thẫm, nếu nhiệt
độ thấp và kéo dài 10 ngày thì lá không thể khôi phục được chức năng quang
hợp và dần chết.
Nếu nhiệt độ cao quá làm cho cây sớm phát triển gây mất cân đối, cây
sớm ra hoa, số lá ít, sự tích luỹ dinh dưỡng về củ kém. Nắng nhiều, nhiệt độ
cao làm cho lá bị khô xém, dễ bị nhiễm bệnh.
- Ẩm độ
Ẩm độ đất thích hợp trong thời kỳ nảy mầm là 65 – 70 %. Thời kỳ sinh
trưởng thân, lá và hình thành rễ củ là 70 – 75 %; Thời kỳ củ già, chín cần 65 –
70 %. Khi thu hoạch cần ẩm độ 60 – 65 %.
Thời kỳ củ già, chín có mưa lớn, ẩm độ đất quá cao củ dễ bị bệnh và
thối nhũn.
- Lượng mưa:

Một trong những yếu tố cần quan tâm đến trong quá trình trồng sinh địa
là sự phân bố lượng mưa các tháng trong năm. Để có năng suất ổn định thị
lượng mưa cần phân bố tương đối đều. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu lượng
mưa yêu cầu nhiều hơn các tháng sau. Các vùng có lượng mưa từ 1500 –
1800 mm/ năm có thể trồng được sinh địa.
- Đất đai:
Sinh địa là cây ưa đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát pha là loại đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


thích hợp nhất. Đất mới khai hoang có độ phì cao, tầng canh tác tương đối
dày, giữ nước và thoát nước tốt, đất đồi có độ dốc 5 - 100 có thể trồng được
sinh địa.
Các loại đất sét, đất thịt nặng, nghèo dinh dưỡng không nên trồng sinh
địa. Độ pH thích hợp sẽ cho sinh địa sinh trưởng phát triển tốt từ 5,5 - 7,0. Vì
vậy khi trồng trên đất chua cần phải bón vôi.
1.1.2.5. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Đỗ Huy Bích và cs. (2003) có đề cập đến thành phần hóa học và tác
dụng dược lý của cây sinh địa như sau:
- Thành phần hoá học: Trong rễ sinh địa có catalpol, mannit, rehmannin,
glucose, carotene và có tới 15 acid amin và D-glucozamin, acid phosphorie và
các cacbohydrat, chủ yếu là stachyoza; còn có chất campesterol.
- Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng đối với huyết đường: Khi dùng nước sắc sinh địa hay dùng
Remanin 0,5 g/kg khối lượng tiêm cho thỏ thì huyết đường giảm xuống, sau 7
h mới trở lại bình thường vì vậy người ta cho rằng trong cây sinh địa có một
loại chất tan trong nước, có phản ứng trung tính, màu vàng nhạt giống như

dầu, có thể chứa nitơ và sulfua làm giảm huyết đường trong máu.
+ Tác dụng với huyết quản: Khi dùng sinh địa với liều lượng nhỏ thì
làm co mạch máu, liều lượng lớn thì làm giãn mạch máu, có tác dụng lên tĩnh
mạch, làm gây mê động vật thí nghiệm.
Ngoài những tác dụng trên sinh địa còn có các tác dụng khác như cầm
máu, ức chế quá trình hình thành kén của một số loại vi trùng.
Theo y học cổ truyền sinh địa có vị ngọt hơi đắng, tính hàn, vào 4 kinh
Tâm, Can, Thận và Tiểu trường, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, ức chế
huyết đường, lợi tiểu, mạnh tim nên thường được dùng trong các bệnh thiếu
máu, suy nhược, tiểu đường, chảy máu, rong kinh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


×