Tải bản đầy đủ (.pdf) (265 trang)

Tư tưởng của trần quốc tuấn đặc điểm và ý nghĩa lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 265 trang )

QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TP. HỒ CHÍ MINH - 2016


QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----000-----

PHẠM TRƢỜNG SINH

TƢ TƢỞNG CỦA TRẦN QUỐC TUẤN ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.80.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS, TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH
TS. NGUYỄN ANH QUỐC

Phản biện độc lập:
1.PGS,TS. Nguyễn Anh Tuấn
2. PGS,TS. Phạm Ngọc Anh
Phản biện:
1. PGS,TS. Trần Nguyên Việt
2. PGS,TS. Lƣơng Minh Cừ
3. PGS,TS. Nguyễn Xuân Tế


TP. HỒ CHÍ MINH - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện dƣới
sự hƣớng dẫn của PGS, TS. Trịnh Doãn Chính và TS. Nguyễn Anh Quốc.
Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố.
Các tài liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Ngƣời cam đoan

PHẠM TRƢỜNG SINH


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 01
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 16
Chƣơng 1: CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH
TƢ TƢỞNG CỦA TRẦN QUỐC TUẤN ................................................. 16
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, VĂN HÓA
ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XIII VỚI VIỆC HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA
TRẦN QUỐC TUẤN ................................................................................... 17
1.1.1. Khái quát điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội Đại Việt thế kỷ
XIII - cơ sở xã hội hình thành tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn ...................... 17
1.1.2. Sự phát triển văn hoá, giáo dục thời kỳ nhà Trần với việc hình thành
tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn ....................................................................... 40
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA TRẦN
QUỐC TUẤN .............................................................................................. 45
1.2.1. Giá trị tƣ tƣởng và văn hoá truyền thống Việt Nam với sự hình thành

tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn ....................................................................... 45
1.2.2. Sự ảnh hƣởng của “Tam giáo” với việc hình thành tƣ tƣởng của Trần
Quốc Tuấn ..................................................................................................... 63
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 79
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG
CỦA TRẦN QUỐC TUẤN ....................................................................... 82
2.1. CÁC GIAI ĐOẠN CHỦ YẾU TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
TƢ TƢỞNG CỦA TRẦN QUỐC TUẤN .................................................... 84
2.1.1. Giai đoạn thứ nhất - Trần Quốc Tuấn trƣớc cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên - Mông ................................................................................... 85


2.1.2. Giai đoạn thứ hai - Trần Quốc Tuấn với ba lần kháng chiến chống
quân Nguyên - Mông ................................................................................... 89
2.1.3. Giai đoạn thứ ba - Trần Quốc Tuấn tổng kết kinh nghiệm lịch sử trong
sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta.......................................... 98
2.2. NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CỦA TRẦN QUỐC TUẤN ...................... 104
2.2.1. Tƣ tƣởng chính trị của Trần Quốc Tuấn ........................................... 105
2.2.2. Tƣ tƣởng quân sự của Trần Quốc Tuấn ........................................... 133
2.2.3. Vấn đề nhân sinh trong tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn .................... 153
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 166
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TRONG
TƢ TƢỞNG CỦA TRẦN QUỐC TUẤN ............................................... 168
3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU TRONG TƢ TƢỞNG CỦA TRẦN
QUỐC TUẤN ............................................................................................. 168
3.1.1. Tính kế thừa trong tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn ............................ 168
3.1.2. Tính dân tộc trong tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn ............................ 182
3.1.3. Tính nhân văn trong tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn ......................... 188
3.2. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TƢ TƢỞNG TRẦN
QUỐC TUẤN ............................................................................................ 197

3.2.1. Ý nghĩa lịch sử chủ yếu của tƣ tƣởng Trần Quốc Tuấn .................... 197
3.2.2. Bài học lịch sử của tƣ tƣởng Trần Quốc Tuấn với công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nƣớc hiện nay ........................................................................ 214
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................... 239
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG .................................................................... 241
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 247
PHỤ LỤC ................................................................................................... 255


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nƣớc, một sự nghiệp có tính
chất cách mạng to lớn, do Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta khởi xƣớng, lãnh
đạo và tiến hành, cùng với nhiệm vụ đổi mới, xây dựng và phát triển đất
nƣớc trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội nhằm xây dựng đất nƣớc Việt
Nam trở thành một nƣớc xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc,
“Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [27, tr. 70], chúng ta
đồng thời phải “xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa
thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng con ngƣời,
từng gia đình, từng tập thể và cộng động, từng địa bàn dân cƣ và mọi lĩnh
vực sinh hoạt và quan hệ con ngƣời, tạo ra trên đất nƣớc ta đời sống tinh
thần cao đẹp” [22, tr. 54], nhằm phát triển đất nƣớc một cách hài hòa, bền
vững, bởi lẽ: “Văn hóa là nền tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [22, tr. 55]. Để làm đƣợc
điều đó, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu lý luận, đúc kết kinh nghiệm thực
tiễn; đồng thời tiếp thu, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
của lịch sử dân tộc, đặc biệt là bản sắc văn hóa dân tộc “những giá trị bền

vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc vun đắp
nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc” [22, tr.
56]; cái “tạo nên cốt cách, tinh thần, bản lĩnh và sức mạnh trƣờng tồn của
dân tộc trong lịch sử và sức mạnh nội sinh trong công cuộc đổi mới” hôm
nay, tạo thành sức mạnh tổng hợp gồm kinh tế, chính trị và văn hóa nhằm
góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nƣớc và xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội.


2

Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nƣớc và
giữ nƣớc. Thực tiễn lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta không
chỉ kết tinh nên truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, mà qua đó còn đúc
kết, để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Trong lịch sử
dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta, thời đại nhà Trần (1226 - 1400) đƣợc
xem là một trong những giai đoạn phát triển cao của văn hoá Đại Việt. Đó là
một nền văn hoá, là kết quả của quá trình đấu tranh, xây dựng và phát triển
bền bỉ, lâu dài của dân tộc ta trên cơ sở kế thừa và phát triển tinh hoa các giá
trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam qua các nền văn hóa Hòa Bình,
Gò Mun, Đồng Đậu, Đông Sơn và quá trình tiếp thu, cải biến các giá trị văn
hóa tƣ tƣởng từ bên ngoài. Trong suốt 174 năm tồn tại, vƣơng triều Trần
không chỉ đạt tới sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đại Việt, mà còn để
lại những trang sử sáng ngời với những thành tựu và chiến công vĩ đại trong
công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc. Một trong những nhân vật tiêu biểu trong
sự nghiệp giữ nƣớc của triều đại nhà Trần, đó là Hƣng Đạo Đại vƣơng Trần
Quốc Tuấn (1232? - 1300), nhà tƣ tƣởng lớn, nhà chính trị lỗi lạc, nhà quân
sự kiệt xuất của dân tộc ta. Ông trực tiếp tham gia ba cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên - Mông xâm lƣợc. Với trọng trách là Quốc công tiết
chế, ông biết hy sinh lợi ích của bản thân, gia đình, đặt lợi ích quốc gia - dân

tộc lên trên hết, đoàn kết thống nhất trong gia tộc, trong triều đình và trong
quân dân Đại Việt, cùng lòng giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Ông không chỉ là tấm
gƣơng sáng, tiêu biểu cho đức hy sinh, tinh thần đoàn kết mà còn có một ý
chí và sự quyết đoán mạnh mẽ trong việc bảo vệ quốc gia - dân tộc.
Cuộc đời, sự nghiệp và tƣ tƣởng của ông để lại dấu ấn đậm nét trong
lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam, đƣợc thể hiện qua các tác phẩm: Hịch tướng sĩ,
Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư và Lâm chung di chúc. Tƣ


3

tƣởng yêu nƣớc, tinh thần dân tộc, tƣ tƣởng chính trị “thân dân”, “trọng
dân”, “khoan sức cho dân”, quan điểm đánh giặc giữ nƣớc dựa vào lòng dân,
xây dựng quân đội luôn coi trọng về chất lƣợng, tinh nhuệ và đoàn kết nhƣ
cha con, nghệ thuật quân sự dựa trên nền tảng chiến tranh nhân dân “dĩ đoản
chế trƣờng”, “chúng chí thành thành”, “lấy ít mà thắng nhiều, lấy yếu mà
địch mạnh, lấy nhỏ mà chế lớn” của ông là những tƣ tƣởng tiên tiến, đúng
đắn, sáng tạo và vƣợt thời đại.
Những tƣ tƣởng trên của ông tuy còn có những hạn chế nhất định,
nhƣng về cơ bản nó vẫn có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, thiết thực không những
đối với thời kỳ nhà Trần, mà còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối
với sự nghiệp đổi mới ở nƣớc ta hiện nay, đặt biệt là tƣ tƣởng yêu nƣớc, tinh
thần dân tộc, tƣ tƣởng về nhân dân, tổ chức và xây dựng quân đội.
Trong thời đại ngày nay, tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi
nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lƣờng; xâm phạm chủ quyền quốc gia,
tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai, bạo loạn,
can thiệp lật đổ, “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, khủng bố,
chiến tranh mạng, chiến tranh cục bộ,… tiếp tục diễn ra gay gắt. Xu thế toàn
cầu hóa vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu

tranh. Sự tác động mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, của nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã, đang và sẽ đặt ra cho chúng ta nhiều
khó khăn, thách thức lớn trong việc giữ vững, phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tệ
quan liêu, sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, củng cố lòng
tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc và chế độ ta.
Bối cảnh châu Á, khu vực Đông Nam Á vẫn tiềm ẩn những nhân tố
gây mất ổn định. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu
vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp và những âm mƣu


4

hoạt động của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nƣớc ta, chế độ ta,
đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của
nƣớc ta. Vì vậy, nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống Việt Nam, giữ vững độc lập, tự chủ, bảo vệ độc lập, chủ quyền biển,
đảo, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
trong thời kỳ mới càng trở nên cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Những bài học “dân là gốc”; tích cực và chủ động, “đặt mồi lửa dƣới
đống củi nỏ”, “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” [112, tr. 392]; xử trí với
kẻ thù “vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nƣớc dồn sức lại mà bọn
chúng đành phải chịu trói” [112, tr. 397]; giữ nƣớc từ khi nƣớc chƣa nguy,
“đề bạt đƣợc bậc hiền tài”, “gây dựng đƣợc một đội quân cha con”, “Trên
dƣới cùng ý nguyện, lòng dân không chia lìa”, “Khoan sức cho dân làm kế
sâu rễ bền gốc, đó là thƣợng sách giữ nƣớc” [112, tr. 397] của Quốc công
tiết chế Hƣng Đạo Đại vƣơng Trần Quốc Tuấn vẫn giữ nguyên giá trị lý
luận và thực tiễn sinh động, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc mà thế hệ chúng ta
tiếp tục vận dụng để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, chống chiến tranh xâm lƣợc và phát triển đất nƣớc.

Trên tinh thần tiếp thu, kế thừa và phát huy những giá trị tƣ tƣởng
quý báu đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi
trọng và đề cao vai trò của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Dân là gốc”, “Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân
dân” [51, t. 5, tr. 410]. Trong các văn bản Nghị quyết của Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn nhấn mạnh: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là ngƣời làm nên những thắng lợi
lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện
vọng chính đáng của nhân dân” [27, tr. 65]. Trong quá trình đổi mới đất
nƣớc, Đảng ta đã nêu cao tinh thần yêu nƣớc, tinh thần độc lập tự chủ, tự


5

cƣờng và tự hào dân tộc, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc nhằm
thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn vấn đề: “Tư tưởng của
Trần Quốc Tuấn - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử”, làm đề tài luận án tiến sĩ
triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Với những giá trị khoa học và thực tiễn hết sức sâu sắc và thiết thực,
cuộc đời, sự nghiệp hoạt động và tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn đã đƣợc các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều công trình nghiên cứu ở những
góc độ khác nhau. Có thể khái quát kết quả các công trình đó trong những
chủ đề chính sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn ở
góc độ lịch sử nhƣ: Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội, 2009; Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, t. 1, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 2006; Đặng Xuân Bảng, Việt sử cương mục tiết yếu, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000; Viện Sử học, Khâm định Việt sử thông giám

cương mục, t. 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007; Nguyễn Thiện Khảo (Chủ
biên), Danh nhân lịch sử qua các triều đại Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 2009; Trịnh Quang Khanh, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc
Tuấn, Sở Văn hoá - Thông tin Nam Định, 1999; Vũ Ngọc Khánh (Chủ
biên), Nhân vật chí Việt Nam, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2009;
Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 2003; Phạm Ngọc Phụng, Tổ tiên ta đánh giặc, Nxb. Quân giải
phóng, Sài Gòn, 1975; Trƣơng Hữu Quýnh (Chủ biên), Đại cương lịch sử
Việt Nam, t. 1, Nxb. Giáo dục, Hà Hội, 2008; Trƣơng Hữu Quýnh - Đinh
Xuân Lâm - Lê Mậu Hãn, Đại cương lịch sử Việt Nam, Toàn tập (từ thời
nguyên thủy đến năm 2000), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002; Hà Văn Tấn -


6

Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ
XIII, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003; Nguyễn Thị Thu Thủy, Việt
Nam và Đông Nam Á thời kỳ chống xâm lược Nguyên - Mông, Nxb. Trẻ, TP.
Hồ Chí Minh, 1999; Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Lịch sử Việt Nam,
tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971. Các công trình nghiên cứu trên
đã tập trung trình bày và phân tích khái quát quá trình suy vong của nhà Lý,
chỉ ra sự chuyển biến tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Đại Việt ở thế kỷ
XIII và công cuộc xây dựng, củng cố chính quyền của vƣơng triều Trần gắn
liền với việc hình thành, phát triển tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn. Những
hoạt động chủ yếu của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống
quân Nguyên - Mông xâm lƣợc đƣợc các sử gia chép lại hết sức khái quát.
Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả cũng đánh giá công lao của
ông đối với lịch sử của dân tộc. Đặc biệt là bộ Đại Việt sử ký toàn thư - một
bộ sử lớn của dân tộc Việt Nam, có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là giá trị về
mặt lịch sử, văn hóa nói chung và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam nói riêng. Theo

bản in từ ván khắc năm Chính Hòa thứ XVIII (1697) mang hiệu bản in Nội
các quan bản, gồm có quyển thủ và 24 quyển, biên chép một cách hệ thống,
chi tiết tỉ mỉ các sự kiện, nhân vật lịch sử, dân tộc từ thời Hồng Bàng đến
năm 1675. Trong đó, Kỷ nhà Trần gồm có các quyển V, VI, VII, VIII và
quyển IX Kỷ Hậu Trần. Các sử gia đã khái quát quá trình suy vong của nhà
Lý, chỉ ra sự chuyển biến tình hình chính trị - xã hội đầu nhà Trần, sự thống
trị của giặc Nguyên - Mông và tình hình kinh tế, chính trị - xã hội cũng nhƣ
tƣ tƣởng thời kỳ này có sự ảnh hƣởng nhất định đến sự hình thành và phát
triển tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn. Đặc biệt trong quyển thứ V, các sử gia
đã chép nguyên văn nội dung tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
và bài Tựa Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Khánh Dƣ bằng chữ Hán.
Bộ Lịch triều Hiến chương loại chí, bộ bách khoa toàn thƣ đầu tiên trong


7

kho tàng thƣ tịch Việt Nam, với 2 tập và 49 quyển đã cung cấp cho chúng ta
tƣơng đối đầy đủ những tƣ liệu về chính trị kinh tế học, địa lý, luật pháp,
văn học, ngoại giao, quân sự, chế độ quan liêu phong kiến, nhân vật lịch sử,
... Ở quyển thứ 39, mục Binh chí I có viết: “Thánh Tông, năm Thiệu Long
thứ 10 [1267], định quân ngũ, mỗi quân 30 đô, mỗi đô 80 ngƣời” [10, t. 2, tr.
315]. Phan Huy Chú nhận xét: “Binh thế thời bấy giờ (thời Trần) rất thịnh.
Đại để lúc vô sự thì phục binh ở nơi thuận tiện, khi có nạn thì đều hết sức
chống cự. Thế là đời Trần, nhân dân ai cũng là binh, nên mới phá đƣợc giặc
dữ, làm cho thế nƣớc đƣợc mạnh” [10, t. 2, tr. 316].
Cùng với hƣớng nghiên cứu này, còn có quyển Tìm hiểu xã hội Việt
Nam thời Lý - Trần. Đây là cuốn sách tập hợp những bài viết phân tích và
làm rõ đặc trƣng chế độ sở hữu ruộng đất, các hình thức sở hữu ruộng đất
thời Lý - Trần, sự phát triển của thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp, cấu trúc xã
hội chính trị, đóng vai trò là nền tảng hình thành nên kết cấu kinh tế - xã hội

của thời kỳ này. Từ đó các tác giả làm rõ vấn đề xây dựng chính quyền và
nhà nƣớc phong kiến, luận giải nhu cầu xây dựng củng cố nhà nƣớc phong
kiến trung ƣơng tập quyền thời Trần là một tất yếu lịch sử. “Chính nhu cầu
này đã đòi hỏi một sự phát triển tƣơng xứng về mặt lý luận chính trị xã hội”
[105, tr. 564]. Có thể nói, “Cuộc đấu tranh nhằm giữ vững độc lập dân tộc là
một thực tiễn chính trị lớn nhất thời Lý - Trần” [105, tr. 566]. Ý thức về độc
lập dân tộc và tự chủ của đất nƣớc đƣợc đề cao, nhà Trần nhận thức đƣợc
nhân dân là cơ sở để tiến hành công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc, “ý dân”,
“lòng dân”, “khoan thƣ sức dân” là những chủ trƣơng chính trị lớn để xây
dựng đất nƣớc và hiến hành những cuộc chiến tranh giữ nƣớc đánh thắng kẻ
thù. Cũng có một số bài viết tập trung phân tích về giáo dục khoa cử “Ra đời
trong hoàn cảnh lịch sử có yêu cầu cấp thiết phải củng cố một quốc gia độc
lập thống nhất vững mạnh, … nền giáo dục khoa cử thời Lý - Trần đã đào


8

tạo nên một đội ngũ quan lại, liêu thuộc cung cấp cho bộ máy hành chính,
… xuất hiện những tác gia, tác phẩm xứng đáng với tầm vóc của một dân
tộc đang bƣớc vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên Đại Việt” [105, tr. 470 471]. Quyển Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII,
gồm có 9 chƣơng viết, tác giả đã phân tích tình hình xã hội Đại Việt trƣớc
chiến tranh (chƣơng 1), ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm
lƣợc (chƣơng 3, 6, 7), nguyên nhân thắng lợi và bài học lịch sử (chƣơng 9).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi trong ba lần chống quân Nguyên
Mông xâm lƣợc là do “toàn dân đánh giặc” dân ta đoàn kết một lòng trong
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. “Lòng yêu nƣớc và sự đoàn kết của nhân dân là
một lực lƣợng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lƣợng ấy mà tổ
tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do
dân chủ. Nhờ lực lƣợng ấy mà chúng ta cách mạng thành công giành đƣợc
độc lập. Nhờ lực lƣợng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh.

Nhờ lực lƣợng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn
thiếu thốn, đói khổ tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cƣóp nƣớc”
[74, tr. 357]. “Chiến thắng ngoại xâm thế kỷ XIII để lại cho chúng ta một
bài học lớn. Đó là một khi nhân dân đã đoàn kết thành một khối quyết tâm
chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nƣớc thân yêu của mình thì có thể chiến
thắng bất kỳ kẻ thù nào, dù kẻ thù đó lớn mạnh gấp mấy lần” [74, tr. 399].
Có thể nói, những tƣ liệu lịch sử hết sức quý giá về ngƣời anh hùng dân
tộc vĩ đại Trần Quốc Tuấn nêu trên đã giúp tác giả trình bày khái quát về
cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn ở góc
độ văn học nhƣ: Viện Văn học, Thơ văn Lý - Trần, t. 2, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1989; Ngô Tất Tố, Văn học Việt Nam - Văn học đời Trần, Nhà
sách Khai Trí, Sài Gòn, 1960; Lê Bảo, Thơ văn Lý - Trần, Nxb. Giáo dục, Hà


9

Nội, 1999; Lê Thu Yến (Chủ biên), Văn học trung đại (những công trình
nghiên cứu), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000; Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân Mai Cao Chƣơng, Văn học Việt Nam thế kỷ thứ X, nửa đầu thế kỷ XIII, t. 1,
Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1978; Văn Lang - Quỳnh
Cƣ - Nguyễn Anh, Danh nhân đất Việt, t. 1, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội, 1989;
Ngô Văn Phú, Trần Quốc Tuấn (Gươm thần Vạn Kiếp), Nxb. Hội Nhà văn,
2001; Lê Minh Quốc, Danh nhân quân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí
Minh, 2009.
Bộ Thơ văn Lý - Trần là một di sản văn học viết tƣơng đối cổ trong
lịch sử văn học nƣớc ta do Viện Văn học biên soạn gồm có 3 tập. Tập 1 –
Từ Ngô Quyền dựng nƣớc (938) đến hết nhà Lý (1225), gồm có gồm có 136
bài thơ - văn. Tập 3 – Từ khoảng 1341 đến khởi nghĩa chống quân Minh của
Bình Định Vƣơng (1418), gồm có 415 bài thơ - văn. Phần lớn các tác phẩm
thể hiện tinh thần yêu nƣớc, thƣơng dân, nỗi băn khoăn, trăn trở về trách

nhiệm của mình đối với đất nƣớc và vận mệnh tƣơng lai của dân tộc. Đặc
biệt là Tập 2 – Từ mở đầu nhà Trần cho đến đầu đời Trần Dụ Tông (1341),
gồm có 2 quyển: Quyển thượng và Quyển hạ với 363 bài thơ - văn. Trong
đó, Quyển thượng có liên quan trực tiếp đến nội dung của luận án. Những tƣ
liệu lịch sử về thân thế, sự nghiệp, nội dung tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn
qua các tác phẩm viết bằng chữ Hán nhƣ: Hịch tướng sĩ, Trả lời nhà vua
hỏi về thế giặc, Căn dặn trước khi mất. Đồng thời, các tác giả cũng đánh giá
tài năng quân sự kiệt xuất của ông - Đó là “một vị tƣớng tài kiêm văn võ”,
“một công thần của nhà Trần” và “là một anh hùng lớn” của dân tộc ta.
Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung giới thiệu các tác phẩm và
thân thế sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn. Bên cạnh đó, tác giả của các công
trình trên đã có những nhận định và đánh giá về vị trí, vai trò của Trần Quốc
Tuấn đối với cuộc kháng chiến quân Nguyên - Mông xâm lƣợc. Những tác


10

phẩm của Trần Quốc Tuấn là những tài liệu rất quan trọng, hỗ trợ trực tiếp
cho quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án của tác giả.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn ở
góc độ tƣ tƣởng và văn hoá nhƣ: Trƣơng Văn Chung - Doãn Chính, Tư
tưởng Việt Nam thời Lý - Trần, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008;
Nguyễn Hùng Hậu - Doãn Chính - Vũ Văn Gầu, Đại cương lịch sử tư tưởng
triết học Việt Nam, t. 1, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2002; Viện Triết
học, Lịch sử tư tưởng Việt Nam văn tuyển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004; Viện Sử học, Binh thư yếu lược, (Bản dịch của Nguyễn Ngọc Tỉnh và
Đỗ Mộng Khƣơng, Đào Duy Anh hiệu đính), Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1977; Trần Huy Liệu, Vai trò lịch sử của Trần Quốc Tuấn, Tạp chí Văn
Sử Địa, số 10 - 1955; Nhiều tác giả, Thời kỳ nhà Trần và Hưng Đạo đại
vương Trần Quốc Tuấn, Nxb. Mũi Cà Mau, 1998; Lê Xuân Mai - Nguyễn

Ngọc Tỉnh - Đỗ Mộng Khƣơng, Thập đại binh thư (bản dịch), Nxb. Văn hoá
- Thông tin, Hà Nội; 2002; Lê Văn Quán, Tư tưởng chính trị - xã hội Việt
Nam (từ Bắc thuộc đến thời kỳ Lý - Trần), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2008; Lê Đình Sỹ (Chủ biên): Trần Hưng Đạo, nhà quân sự thiên tài, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Lê Đình Sỹ - Nguyễn Danh Phiệt, Kế sách
giữ nước thời Lý - Trần, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Lê Đình Sỹ,
Thời kỳ nhà Trần xây dựng quân đội, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 3-1982;
Văn Tân, Vài ý kiến về bộ Binh thư yếu lược, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số
62-1964; Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nam Định - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam,
Anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn và quê hương Nam
Định, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000. Trong đó, nổi bật là tác phẩm
Binh thư yếu lược gồm có 4 quyển và chỉ có quyển I là không có đoạn nào
chép của Hổ trướng khu cơ, các quyển còn lại có nhiều đoạn, nhiều mục
giống với Hổ trướng khu cơ. Cho nên nghiên cứu tƣ tƣởng quân sự của Trần


11

Quốc Tuấn ở phần này, trƣớc hết chúng ta căn cứ vào nội dung binh pháp mà
ông đã chắt lọc từ binh pháp của phƣơng Đông cổ đại và tƣ tƣởng quân sự
trong bản Lâm chung di chúc của ông. “Tƣ tƣởng quân sự trong Binh thư yếu
lược là tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn, trong đó có cả những phần kế thừa tƣ
tƣởng của Tôn Vũ và Ngô Khởi mà Trần Quốc Tuấn thấy thích hợp muốn
đem vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam hồi thế kỷ XIII” [83, tr. 232 - 233],
đồng thời chứa đựng tính nhân văn sâu sắc “Khi dùng binh, không đƣợc đánh
thành không lỗi, không đƣợc giết ngƣời vô tội. Giết cha mẹ, anh em của
ngƣời, bắt con cái của ngƣời làm tôi tớ hầu thiếp, đó là cƣớp bóc. Cho nên
việc binh chỉ là trừ bạo dẹp loạn, ngăn chặn điều bất nghĩa” [104, tr. 50 - 51].
Các công trình trên chủ yếu đề cập đến những nội dung tƣ tƣởng chủ
yếu của Trần Quốc Tuấn nhƣ: Tƣ tƣởng yêu nƣớc, tƣ tƣởng chính trị, tƣ

tƣởng quân sự, nghệ thuật quân sự từ góc độ những hoạt động lý luận và
thực tiễn của Trần Quốc Tuấn với nhiều nhận định, đánh giá mang tính
chất tổng quát về sự vận dụng tài tình các tƣ tƣởng quân sự của ông trong
việc đánh thắng kẻ xâm lƣợc. Nhƣ vậy, các công trình khoa học công bố
trên đã đem lại một cái nhìn khái quát về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình
hình thành tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn. Các tác giả đã làm nổi bật tài
năng quân sự của Trần Quốc Tuấn và công lao to lớn của ông đối với lịch
sử của dân tộc.
Ngoài ra, trong 25 năm qua (1985 - 2010) các ngành hữu quan đã tổ
chức ba cuộc Hội thảo khoa học về thời kỳ nhà Trần và anh hùng dân tộc
Trần Quốc Tuấn. Hội thảo lần thứ nhất vào năm 1985 với chủ đề: “Sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân Hà Nam Ninh thời kỳ nhà
Trần”; đã có 50 bài báo khoa học, nghiên cứu và công bố dƣới các góc độ
khác nhau về tình hình chính trị, kinh tế, quân sự, tƣ tƣởng, văn hoá thời kỳ
nhà Trần. Hội thảo lần thứ hai vào năm 1995 với chủ đề: “Thời kỳ nhà Trần


12

và Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà”. Hội
thảo này có trên 40 bài báo tham luận đã công bố những vấn đề về lịch sử,
tƣ tƣởng, chính trị, kinh tế, văn hoá thời kỳ nhà Trần và một phần dành riêng
để nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn đối với công cuộc
dựng nƣớc, giữ nƣớc của dân tộc ta. Năm 1998, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau
đã chọn lọc, tổng hợp và cho ra đời cuốn sách của nhiều tác giả, mang tên
“Thời kỳ nhà Trần và Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”. Hội thảo lần
thứ ba vào năm 2000, nhân kỷ niệm 700 năm ngày mất của Trần Quốc Tuấn
(1300 - 2000), với chủ đề: “Anh hùng dân tộc, thiên tài Trần Quốc Tuấn và
quê hương Nam Định”. Trong cuộc hội thảo có gần 60 bản báo cáo tham
luận khẳng định và làm sáng tỏ thêm công lao, vai trò của ngƣời anh hùng

dân tộc Trần Quốc Tuấn trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm thời kỳ nhà
Trần ở thế kỳ XIII; những cống hiến của ông với sự phát triển khoa học
quân sự nƣớc nhà. Tháng 9 - 2000, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nam Định và Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam đã xuất bản cuốn sách “Anh hùng dân tộc - thiên
tài quân sự Trần Quốc Tuấn và quê hương Nam Định” do Nxb. Quân đội
nhân dân ấn hành. Cuốn sách tập trung làm nổi bật các vấn đề: Quê hƣơng
của Vƣơng triều Trần và Quốc Công tiết chế Hƣng Đạo đại vƣơng Trần
Quốc Tuấn; công lao, vai trò, sự nghiệp của ngƣời anh hùng dân Trần Quốc
Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông; những cống
hiến to lớn của Trần Quốc Tuấn với sự nghiệp phát triển khoa học quân sự.
Nhìn chung cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Trần
Quốc Tuấn ở phƣơng diện này hay phƣơng diện khác, bƣớc đầu làm rõ những
nét lớn trong tƣ tƣởng của ông và cũng có những ý kiến khác nhau về những
vấn đề đƣợc quan tâm giữa các nhà nghiên cứu. Song, vẫn chƣa có một công
trình nào tập trung nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống, toàn diện để đi
đến khái quát, rút ra nội dung tƣ tƣởng chủ yếu, đặc điểm và giá trị lịch sử


13

trong tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn, cũng nhƣ chỉ ra tƣ tƣởng của ông nảy
sinh, phản ánh những nhu cầu và giải đáp những vấn đề gì mà xã hội Đại Việt
đặt ra. Kế thừa kết quả nghiên cứu đạt đƣợc từ những ngƣời đi trƣớc, trong
luận án này, tác giả làm rõ nhu cầu xã hội Đại Việt trong thế kỷ XIII với sự
hình thành, phát triển tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn, trên cơ sở khái quát, đi
sâu vào nội dung tƣ tƣởng cơ bản, từ đó rút ra những bài học lịch sử thiết
thực đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc hiện nay. Đó là những
vấn đề tiếp cận mới của luận án.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án:

Từ việc trình bày, phân tích và làm rõ những nội dung tƣ tƣởng chủ
yếu của Trần Quốc Tuấn, luận án rút ra những đặc điểm, ý nghĩa và bài học
lịch sử trong tƣ tƣởng của ông đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nƣớc hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án:
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận án cần thực hiện một số nhiệm
vụ cơ bản sau:
Một là, trình bày, phân tích và làm rõ yêu cầu xã hội Việt Nam trong
thế kỷ XIII, đặc biệt là thực tiễn của các cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên - Mông xâm lƣợc; làm rõ sự ảnh hƣởng của “tam giáo”, sự tiếp thu
và kế thừa truyền thống văn hoá dân tộc trong quá trình thình thành tƣ tƣởng
của Trần Quốc Tuấn.
Hai là, phân tích và trình bày quá trình hình thành, phát triển và những
nội dung tƣ tƣởng chủ yếu của Trần Quốc Tuấn qua các vấn đề: tƣ tƣởng
chính trị, tƣ tƣởng quân sự và vấn đề nhân sinh
Ba là, chỉ ra những đặc điểm chủ yếu, ý nghĩa và bài học lịch sử trong
tƣ tƣởng Trần Quốc Tuấn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc


14

hiện nay, đó là bài học phát huy lòng yêu nƣớc, tinh thần độc lập tự chủ, ý
thức tự cƣờng dân tộc, lấy dân làm gốc, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc,
xây dựng quân đội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án:
Luận án tập trung nghiên cứu tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn, qua các
tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí
truyền thư và Lâm chung di chúc.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để đạt đƣợc mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nêu trên, luận án đƣợc

thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan, phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời, tác giả luận án còn sử
dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: phân tích và tổng
hợp, diễn dịch và quy nạp, lôgíc và lịch sử, so sánh - đối chiếu để nghiên cứu
và trình bày luận án.
5. Cái mới của luận án
Một là, luận án đã trình bày, phân tích những điều kiện, nhu cầu xã hội
hình thành tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn và những tiền đề lý luận Trần Quốc
Tuấn đã kế thừa, phát triển trong tƣ tƣởng của ông.
Hai là, luận án đã trình bày, phân tích, làm rõ nội dung tƣ tƣởng cơ
bản của Trần Quốc Tuấn, góp phần làm sâu sắc tƣ tƣởng của ông về lòng
yêu nƣớc và tinh thần dân tộc, tƣ tƣởng về nhân dân qua những quan điểm
“thân dân”, “trọng dân”, “khoan sức cho dân”, về tƣ tƣởng quân sự nhƣ “dĩ
đoản chế trƣờng”, đánh giặc giữ nƣớc dựa vào lòng dân, xây dựng quân đội
luôn coi trọng về chất lƣợng, tinh nhuệ và đoàn kết nhƣ cha con, từ đó luận
án đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn; đó
là tính kế thừa, tính dân tộc và tính nhân văn sâu sắc; luận án đã rút ra ý
nghĩa lịch sử trong tƣ tƣởng của ông về mặt lý luận và thực tiễn đối với quá


15

trình phát triển của lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam và công cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên - Mông xâm lƣợc.
Ba là, luận án đã rút ra những bài học lịch sử trong tƣ tƣởng của Trần
Quốc Tuấn đã đƣợc kế thừa qua các triều đại phong kiến Việt Nam, thời đại
Hồ Chí Minh và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc hiện nay. Đó là bài
học về nêu cao tinh thần độc lập tự chủ và ý thức tự cƣờng dân tộc, bài học
phát huy lòng yêu nƣớc, dân là gốc và đoàn kết toàn dân tộc, bài học về xác
định đƣờng lối chiến lƣợc, phát triển kinh tế với quân sự, tổ chức và tiến hành

chiến tranh nhân dân.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về ý nghĩa khoa học, luận án đã góp phần làm rõ những tƣ tƣởng cơ
bản, đặc điểm, giá trị và bài học lịch sử trong tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn
qua các vấn đề về lòng yêu nƣớc; tinh thần độc lập tự chủ, tự cƣờng dân tộc;
phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; “khoan sức cho dân”, dân là gốc;
về tổ chức và xây dựng quân đội.
Về ý nghĩa thực tiễn, trên cơ sở trình bày, phân tích một cách có hệ
thống nội dung và đặc điểm tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn, những giá trị và
ý nghĩa lịch sử trong tƣ tƣởng của ông cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn
trên các phƣơng diện tƣ tƣởng, văn hoá, chính trị, quân sự mà luận án rút ra
thực sự là những bài học có ý nghĩa lịch sử bổ ích đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nƣớc hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử tƣ
tƣởng triết học Việt Nam, Sử học, Văn hoá học trong các trƣờng Cao đẳng
và Đại học ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận án đƣợc kết cấu gồm có 3 chƣơng, 6 tiết, 15 tiểu tiết.


16

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH
TƢ TƢỞNG CỦA TRẦN QUỐC TUẤN
Theo quan điểm của triết học mácxít, trong một xã hội, tồn tại xã hội
và ý thức xã hội luôn có sự liên hệ, tác động thống nhất biện chứng với
nhau; trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, và ý thức xã hội bao

giờ cũng phản ánh những đặc điểm, điều kiện xã hội mà nó nảy sinh; nhƣng
ý thức xã hội cũng có tính độc lập tƣơng đối, nó tác động trở lại tồn tại xã
hội. Đúng nhƣ C. Mác đã từng viết: “Không phải ý thức của con ngƣời
quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của
họ” [49, t. 13, tr. 607].
Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, tƣ tƣởng triết học bao giờ
cũng phản ánh và chịu sự ảnh hƣởng sâu sắc của những điều kiện lịch sử
kinh tế - xã hội nhất định. Lịch sử triết học hàng ngàn năm của nhân loại đã
chứng minh rằng không có một học thuyết, trƣờng phái triết học nào nảy
sinh trên mảnh đất trống không, mà đều hình thành, phát triển trên những
nền tảng, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội nhất định. Nó là sản
phẩm của lịch sử, của dân tộc và của thời đại, là “tinh hoa về mặt tinh thần
của thời đại mình”; đồng thời cũng là tấm gƣơng phản chiếu sâu sắc đời
sống muôn vẻ của lịch sử, dân tộc và của thời đại đó. Triết học không tồn tại
đâu đó ngoài thế giới, nó bao giờ cũng là tiếng nói của một lực lƣợng xã hội
nhất định; nảy sinh và tồn tại trên một tồn tại xã hội nhất định. Khái quát về
sự hình thành và phát triển của tƣ tƣởng triết học trong lịch sử, C. Mác đã
nhận định: “Các triết gia không mọc lên nhƣ nấm từ trái đất, họ là sản phẩm
của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô


17

hình đƣợc tập trung lại trong những tƣ tƣởng triết học” [49, t. 1, tr. 156].
Chính vì vậy, nghiên cứu tƣ tƣởng triết học không thể tách rời điều kiện lịch
sử xã hội, đặc điểm của dân tộc và thời đại đã sinh ra nó.
Bất kỳ quan điểm, học thuyết nào cũng đều phản ánh những điều kiện
lịch sử kinh tế - xã hội nhất định và giải đáp những nhu cầu mà xã hội đó đặt
ra. Do đó, chỉ có thể tìm hiểu, phân tích một cách thấu đáo những điều kiện
lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và thực tiễn xã hội lúc bấy giờ mới có

thể thấy đƣợc cơ sở kinh tế - xã hội quy định nội dung, tính chất và đặc điểm tƣ
tƣởng của Trần Quốc Tuấn nhƣ thế nào và tƣ tƣởng của ông nảy sinh, phản ánh
cũng nhƣ giải đáp những mâu thuẫn, vấn đề nào mà xã hội đặt ra? Có thể nói,
tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn, một mặt phản ánh và chịu sự quy định bởi
những đặc điểm, nhu cầu của xã hội Việt Nam thế kỷ XII - XIII; mặt khác, còn
là sự kế thừa và phát triển sáng tạo những quan điểm tƣ tƣởng trƣớc đó.
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, VĂN HÓA
VIỆT NAM THẾ KỶ XIII VỚI VIỆC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA TRẦN
QUỐC TUẤN

1.1.1. Khái quát điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội, văn
hóa Việt Nam thế kỷ XIII – cơ sở xã hội hình thành tư tưởng của Trần
Quốc Tuấn
Quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn
không phải ngẫu nhiên, hay từ ý muốn chủ quan của ông, mà đƣợc nảy sinh
và phản ánh từ những đặc điểm, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
của Đại Việt trong thế kỷ XIII và những vấn đề, nhu cầu mà xã hội đặt ra
cần phải giải đáp. Có thể nói tƣ tƣởng của Trần Quốc Tuấn hình thành và
phát triển chính là sự phản ánh ba đặc điểm chủ yếu của điều kiện lịch sử xã
hội Đại Việt ở thế kỷ XII - XIII. Một là, xây dựng nƣớc Đại Việt hùng mạnh
thống nhất về chính trị, kinh tế - xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của vƣơng triều
Trần và bảo vệ nền độc lập dân tộc; hai là, nhu cầu phát huy sức mạnh đoàn


18

kết toàn dân tộc để chống giặc Nguyên - Mông, bảo vệ độc lập chủ quyền và
lợi ích dân tộc; ba là, xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm của các cuộc
kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông.
Trước hết, tư tưởng của Trần Quốc Tuấn được hình thành và phát

triển là sự phản ánh nhu cầu xây dựng nhà nước Đại Việt hùng mạnh
thống nhất về chính trị, kinh tế - xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của vương
triều Trần và bảo về nền độc lập dân tộc
Sau thời kỳ hƣng thịnh kéo dài hơn 200 năm, khoảng giữa thế kỷ XII
trở đi nhà Lý bƣớc vào giai đoạn suy tàn. Cao Tông thì mê xây cung điện,
thích nghe đàn hát, cả ngày cùng cung nữ dạo chơi. Huệ tông thì nhu nhƣợc.
Trong trong triều đình, các gian thần, nịnh thần nhƣ Đỗ Anh Vũ, Đỗ An Di
lộng hành nhiễu loạn. Ngoài xã hội, nhân dân chịu cảnh nhiều năm mất mùa,
đói kém. Nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề nên liên tiếp nổi dậy đấu
tranh. Những khó khăn về kinh tế - xã hội làm cho xã hội Đại Việt lúc này
lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Đầu thế kỷ XIII, các thế lực
phong kiến nổi dậy chống phá triều đình, gây nên tình trạng cát cứ phân
quyền, làm suy yếu chính quyền nhà Lý. Lúc bấy giờ, họ Trần có thế lực
quân sự hùng mạnh đã dập tắt cuộc hỗn chiến giữa các phe phái phong kiến,
lập lại trật tự triều chính. Do có công lao nên đƣợc nhà Lý trọng dụng, từ
đây gia tộc họ Trần lần lƣợt đƣa con cháu vào cung giữ những chức vụ quan
trọng trong triều đình nhằm thao túng quyền lực, dần dần lấn át đƣợc quý
tộc nhà Lý và giành lấy quyền thống trị.
Tháng 7 năm 1225, Huệ Tông phải nhƣờng ngôi cho Chiêu Thánh vừa
mới bảy tuổi - tức Lý Chiêu Hoàng, rồi lên làm Thái Thƣợng Hoàng và sau đó
xuất gia đi tu ở chùa Chân Giáo lấy hiệu là Huệ Quang đại sƣ. Do Lý Chiêu
Hoàng còn quá nhỏ nên mọi quyền hành trong thực tế đều do anh em họ Trần
thao túng, nhất là quyền bính nằm trong tay Trần Thủ Độ. Theo sự dàn xếp của


19

Trần Thủ Độ, ngày 12 tháng 12 năm Ất Dậu tức ngày 11 tháng 01 năm 1226,
Chiêu Hoàng trút bỏ áo ngự, nhƣờng ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Vƣơng
triều nhà Lý đến đây chấm dứt sau 216 năm cầm quyền. Trần Cảnh lên ngôi

Hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung, mở đầu cho triều đại nhà Trần.
Kế tục những thành quả trong việc phát triển kinh tế, chính trị - xã hội
thời kỳ nhà Lý, các vua nhà Trần tiếp tục củng cố nhà nƣớc phong kiến
trung ƣơng tập quyền vững mạnh, tăng cƣờng tiềm lực quân sự nhằm bảo vệ
đất nƣớc và chống giặc ngoại xâm.
Về kinh tế, sau khi củng cố, xác lập vƣơng triều, nhà Trần đã khôi
phục, phát triển kinh tế nông nghiệp và công thƣơng nghiệp nhằm ổn định
đời sống nhân dân. Dựa trên các tài liệu lịch sử, các nhà sử học đều thống
nhất rằng, cơ sở kinh tế của xã hội thời Lý - Trần về cơ bản là “chế độ sở
hữu nhà nƣớc về ruộng đất” [105, tr. 68], thông qua công xã nông thôn.
Quyền sở hữu nhà nƣớc về đất đai đƣợc thiết lập trên các công xã nông
thôn, còn các công xã đƣợc nắm quyền chiếm dụng và phân phối lại ruộng
đất cho các thành viên công xã. Đây là mối quan hệ sở hữu kép mang đậm
màu sắc của chế độ phong kiến phƣơng Đông. Hình thức sở hữu ruộng đất
gồm có ruộng đất sở hữu thuộc nhà nước và ruộng đất tư nhân. Hình thức
ruộng đất sở hữu thuộc nhà nước đƣợc cấu thành bởi hai bộ phận: ruộng đất
do nhà nƣớc trực tiếp quản lý và ruộng đất công làng xã (ruộng đất công do
làng xã trực tiếp quản lý). Bộ phận ruộng đất do nhà nƣớc trực tiếp quản lý
bao gồm: Sơn lăng, Tịch điền và Quốc khố. Sơn lăng là đất phần mộ, ruộng
thờ (ruộng mộ), Sơn lăng thƣờng đƣợc chọn đặt ở quê hƣơng nhà vua. Về
nguyên tắc những khu ruộng này đƣợc giao cho nông dân địa phƣơng cày
cấy nộp một số hoa lợi để dùng vào việc thờ phụng và sửa sang lăng, đền.
Tổng diện tích của ruộng sơn lăng rất nhỏ hẹp. Tịch điền là loại đất riêng
của cung đình, phần lớn các hoa lợi trên ruộng này đều sung vào kho riêng


20

của vua, dùng để tế tự, chẩn cấp cho dân nghèo hoặc để tiếp khách. Tổng
diện tích ruộng tịch điền cũng rất nhỏ hẹp. Ruộng quốc khố là một trong

những loại ruộng do nhà nƣớc trực tiếp quản lý - dùng cho tội phạm và tù
binh cày cấy, nhà nƣớc còn quy định cả mức tô cho ruộng quốc khố. Ruộng
đất do nhà nƣớc quản lý chiếm số lƣợng không lớn, nhƣng cũng là nguồn
thu nhập đáng kể của triều đình và vua nắm quyền chủ sở hữu. Chế độ thuế
khoá quy định trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng đất. Năm 1242, Trần Thái
Tông quy định thuế nhân đinh nộp bằng tiền và đánh luỹ tiến theo ruộng đất.
Ai có ruộng tƣ “từ 1 đến 2 mẫu phải nộp 1 quan, có từ 3 đến 4 mẫu nộp 2
quan, từ 5 mẫu trở nên nộp 3 quan. Ruộng bãi dâu và ruộng muối cũng nộp
thuế bằng tiền” [21, tr. 276]. Có thể nói: “chế độ sở hữu nhà nƣớc về ruộng
đất giữ một vị trí hết sức quan trọng. Đó là cơ sở kinh tế của nhà nƣớc. Nhà
nƣớc không chỉ coi nó là nguồn thu nhập gần nhƣ duy nhất về lƣơng thực và
tiền mà còn lấy nó làm cơ sở để có đƣợc sức lao động lao dịch gần nhƣ duy
nhất và lực lƣợng quân sự cần thiết” [105, tr. 112 - 113].
Bộ phận ruộng đất công làng xã cũng là một cơ sở kinh tế của nhà
nƣớc. Ruộng đất công làng xã thuộc sở hữu của nhà nƣớc nhƣng do làng xã
trực tiếp quản lý, nó chiếm một tỉ lệ lớn về tổng diện tích ruộng đất trong cả
nƣớc và chiếm ƣu thế. Nhà Trần định ra chế độ tô thuế cho ruộng công làng
xã. Ruộng công làng xã chủ yếu giao cho làng xã chia nhau cày cấy và nộp
tô trực tiếp cho nhà nƣớc. Hình thức sở hữu ruộng đất tư nhân, gồm có: thái
ấp, điền trang của quý tộc nhà Trần, ruộng đất tƣ hữu của địa chủ và sở hữu
ruộng đất tiểu nông.
Nhà Trần còn định lệ cấp bổng cho các quan văn võ trong ngoài, sử
dụng ruộng đất công làng xã vào việc phong cấp cho quan lại, họ hàng, cận
thần và công thần của mình, đƣợc gọi là thái ấp - ruộng đất do nhà vua ban
cấp cho các quý tộc và triều thần có công. “Thái ấp là một hình thức phong


×