Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bt lớn thương mại quy chế thành viên hợp tác xã theo quy định pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.26 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, hợp tác xã được hình thành từ lâu và trong một khoảng thời gian,
hợp tác xã luôn đi đầu trong công tác phát triển kinh tế của đất nước. Nhà nước đẩy
mạnh phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã, nơi mà những chủ thể kinh doanh nhỏ lẽ
có thể đ ược tương trợ bởi sức mạnh của tập thể. Những quy chế pháp lý về mô hình
này được các nhà làm luật ghi nhận tại Luật Hợp tác xã 2012. Hợp tác xã được hình
thành từu những xã viên, vậy quy chế pháp lý về các thành viên của hợp tác xã được
luật quy định như thế nào, sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu thông qua đề tài “Quy
chế thành viên hợp tác xã theo quy định pháp luật hiện hành”

NỘI DUNG
I.
1.

Khái quát về hợp tác xã và thành viên hợp tác xã:
Hợp tác xã
1


Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 (Luật Hợp tác xã
2012): “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do
ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất,kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên,
trên cơ sở tự chủ,tự chịu trách nhiệm,bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác
xã”.
Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Hợp tác xã 2012: “Liên hiệp hợp tác xã
là tổ chức kinh tế tập thể, có tư cách pháp nhân do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện
thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm
đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách


nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã”.
Về mặt bản chất, hợp tác xã là mô hình kinh doanh đặc thù thuôc thành phần
kinh tế tập thể, có mục tiêu: “lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các
thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của thành viên, góp
phần xóa đói, giảm nghèo tiến lên làm giàu cho các thành viên và phát triển cộng
đồng”.
Khác với doanh nghiệp, hợp tác xã luôn tồn tại hai chức năng song song là kinh
tế và xã hội, trong đó, tính chất xã hội được đề cao là mục đích nòng cốt trong suốt
quá trình hoạt động của hợp tác xã. Tính xã hội được thể hiện qua việc hợp tác xã
hoạt động để tối đa hóa lợi ích cho thành viên; tính tương trợ, giúp đỡ nhau giữa các
thành viên đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội cho các thành viên.
Mô hình hợp tác xã có những đặc điểm sau:


Thứ nhất, về bản chất, hợp tác xã mang tính chất xã hội sâu sắc. Thể hiện ở
chỗ, hợp tác xã không chỉ quan tâm đến mục đích kinh tế mà còn chú trọng đến
lợi ích về kinh tế, văn hóa, xã hội của các thành viên.
2




Thứ hai, hợp tác xã hoạt động dựa trên những nguyên tắc cơ bản là hợp tác, tự


-

nguyện, dân chủ, bình đẳng và công khai.
Thứ ba, về đối tượng có quyền tham gia hợp tác xã:
Thành viên hợp tác xã vừa là người sở hữu hợp tác xã, vừa là người quản lý của

hợp tác xã đồng thời là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm, dich vụ của hợp
tác xã có cùng yêu cầu chung là hợp tác tương trợ và có ý thức tham gia xây

-

dựng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hợp tác xã.
Các thành viên hơp tác xã có thể là các nhân, pháp nhân, hộ gia đình đáp ứng



các điều kiện do pháp luật quy định và Điều lệ hợp tác xã.
Thứ tư, về vốn hợp tác xã: vốn hoạt động của hợp tác xã bao gồm vốn góp của
thành viên, vốn huy động, vốn tích lũy, các quỹ của hợp tác xã; các khoản trợ
cấp, hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; được tặng cho
và các nguồn thu hợp pháp khác.
∗ Thứ năm, về tư cách pháp lý: hợp tác xã có tư cách pháp nhân kể từ thời
điểm đươc cấp Giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh, giấy phép đăng ký


kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,
Thứ sáu, trách nhiệm tài sản: hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa
vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn thu hợp
pháp khác của hợp tác xã. Thành viên hợp tác xã chỉ chịu trach nhiệm về các

2.

khoản nợ trong phạm vi vốn góp của mình.
Thành viên hợp tác xã
Thành viên hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân đủ điều kiện gia


nhập hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã và điều lệ của hợp tá xã trở thành
đồng sở hữu quản lý hợp tác xã theo nguyên tắc dân chủ.
Đối tượng là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình. Trong đó, cá nhân có thể là công
dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Tham gia với mục đích cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất,
kinh doanh và nâng cao đời sống về vật chất tinh thần, góp phần phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước.
3


Quy chế thành viên của hợp tác xã theo pháp luật hiện hành

II.

Luật Hợp tác xã năm 2012 đã có những quy định cụ thể và chi tiết về các điều
kiện trảo thành thành viên của hợp tác xã cũng như về các quyền và nghĩa vụ của các
thành viên này. Sau đây, sẽ đi vào phân tích cụ thể về từng nội dung
1)

Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã
Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012 đã quy định về Điều kiện trở thành thành viên,

hợp tác xã thành viên

Đối với thành viên là cá nhân
Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ
đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Có đơn xin gia nhập hơp tác xã; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác
xã;
Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; góp sức dưới các hình thức trực

tiếp quản lý,trực tiếp tham gia lao động sản xuất,tư vấn cung cấp kiến thức, kinh
doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;
Cá nhân không có đủ các điều kiện nói trên, cá nhân đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, cá nhân đang phải chấp hành hình phạt tù, cá nhân bị Tòa án tước
quyền hành nghề do phạm các tội theo quy định của pháp luật và cá nhân đang trong
thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh không được
là xã viên hợp tác xã.


Đối với cá nhân là người nước ngoài

4


Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật Hợp
tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng
các điều kiện sau đây:
Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy
định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài. Đối với việc sử
dụng lao động là người nước ngoài thì sẽ có những điểm khác so với việc sử dụng lao
động là người Việt Nam vì vậy họ phỉa tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của
người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ
các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó. Như vậy, so với là
người mang quốc tịch Việt Nam thì người nước ngoài có những hạn chế nhất định khi
tham gia và hợp tác xã.
Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định. Nếu trong điều lệ hợp tác xã
có thêm những quy định mới thì phải tuân theo các điều kiện này.



Đối với cá nhân là cán bộ, công chức:
Cán bộ, công chức muốn trở thành xã viên hợp tác xã thì điểu kiện trở thành

thành viên hợp tác xã được quy định chặt chẽ hơn.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng và
điều 20 Luật cán bộ, công chức, thì cán bộ, công chức, viên chức không được thành
lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành hợp tác xã. Theo đó, cán bộ,
công chức chỉ được phép góp vốn vào hợp tác xã với tư cách người lao động trong
hợp tác xã.
5


Đối với thành viên là hộ gia đình
Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012, hộ gia đình muốn trở thành
xã viên hợp tác xã trừ hợp tác xã tạo việc làm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Là hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo pháp luật.
Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dich vụ của
hợp tác xã;
Có đơn xin gia nhập và tán thành với điều lệ hơp tác xã;
Góp vốn theo quy định của Điều lệ của hợp tác xã
Đối với thành viên là pháp nhân
Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam
Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật Dân sự có nhu cầu hợp tác với
các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
Pháp nhân Việt Nam khi tham gia hợp tác xã phải có đơn tự nguyện gia nhập và
tán thành điều lệ của hợp tác xã. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật
của pháp nhân đó. Không khác gì với các đối tượng khác, muốn ga nhập hợp tác xã,
pháp nhân cũng phải có đơn tự nguyện tham gia hợp tác xã. Khác với cá nhân là

người trực tiếp ký đơn thì trong pháp nhân có rất nhiều người nên không thể lấy chữ
ký của tất cả mà người ký sẽ là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp (đại diện
theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó.
Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã và điều lệ hợp tác
xã. Vốn gáp là một điều bắt buộc đối với các thành viên nếu muốn gia nhập hợp tác

6


xã, tùy vào số vốn đã có hoặc số vốn muốn góp mà pháp nhân sẽ góp vốn theo thỏa
thuận và không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã
Pháp nhân phải đáp ứng các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định. Nếu
trong điều lệ của hợp tác xã có quy định khác về điều kiện trở thành thành viên của
pháp nhân thì pháp nhân phải chấp hành theo điều lệ đã quy định.
Đối với hợp tác xã là thành viên liên hiệp hợp tác xã khoản 2 điều 13 luật Hợp
tác xã có quy định.
Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều
kiện sau đây:
Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản
phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp
tác xã;
Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.
Những quy định này mang tính khắt khe hơn và yêu cầu cao hơn đối với các
thành viên tham gia hợp tác xã. Đảm bảo cho Liên hiệp hợp tác xã được hoạt động có
hiệu quả và đạt được kết quả cao.
2)


Quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác xã
a. Quyền của thành viên, hợp tác xã thành viên
Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng

dịch vụ. Các thành viên khi tham gia hợp tác xã đều được hợp tác xã cung ứng các
sản phẩm và dịch vụ theo ngành nghề mà hợp tác xã đang xây dựng và phát triển.
7


Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ. Lợi ích đều là
mục đich hướng tới của các thành viên khi tham gia vào hượp tác xã. Thu nhập mà
hợp tác xã thi được sẽ được chia cho các thành viên theo quy định của pháp luật hoặc
theo các điều lệ đã ghi.
Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành
viên. Là một thành viên, xã viên có quyền được tham dự các đại hội do hợp tác xã tổ
chữ cũng như được bầu các đại biểu hay quyết định vấn đề của hơp tác xã.
Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định
tại Điều 32 của Luật này. Điều 32 đã nêu rất rõ về quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội
thành viên, theo đó các thành viên căn cứ vào quy định tại điều này mà có quyền hạn
và nhiệm vụ phù hợp với mình
Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát
hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu
cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên
bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.
Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục
vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ. Khi không
muốn tham gia hoạt động của hợp tác xã nữa, các thành viên có thể yêu cầu rời khỏi
hợp tác xã khi đã thực hiệm công tác được giao.
8


Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định
của Luật này và điều lệ.
Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
theo quy định của Luật này và điều lệ.
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Quyền khác theo quy định của điều lệ.
b. Nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên
Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng
dịch vụ. Hợp tác xã cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các thành viên, và các thành
viên phải có nghãi vụ sử dụng chúng.
Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ. Như đa
cam kết khi tham gia vào hợp tác xã, các thành viên phải góp đủ phần vốn góp như
cam kết góp, trường hợp không đủ vốn như cam kết thì thành viên có thể xin giảm
phần vốn góp của mình.
Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy
định của pháp luật. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi các thành viên
gây ra thiệt hại và hợp tác xã đại diện bồi thường cho phía bị hại, khi đó thành viên
gây ra thiệt hại phải hoàn trả lại phần bồi thường tương ứng với phần thiệt hại do
mình gây ra.
Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội
thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã.

9


Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ, nếu điều lệ có những quy định khác về
nghĩa vụ thì các thành viên phải tuân theo.
3)

Chấm dứt tư cách thành viên
Điều 16 luật Hợp tác xã 2012 quy định tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên

bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế
hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của
pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của liên
hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã;
Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;
Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời
gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã
tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của
điều lệ nhưng không quá 02 năm;
Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp
vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
Trường hợp khác do điều lệ quy định.
Như vậy, khi một thành viên nào trong hợp tá xã rơi vào các trường hợp đã nêu
trên thì chấm dứt tư cách thành viên. Không còn ràng buộc gì với hợp tác xã nữa, và
10



nếu muốn tham gia lại thì phải thông qua những thủ tục tham gia vào hợp tác xã như
ban đầu.
Hạn chế của quy chế thành viên hợp tác xã

III.

Như đã phân tích ở trên ta có thể thây được còn một số hạn chế mà các quy chế
về thành viên hợp tác xã còn gặp phải.
Pháp luật chưa quy định cụ thêt và chi tiết về điều kiện của đối tương tham gia
hợp tác xã là hộ gia đình và điều kiện người đại diện hộ gia đình khi tham gia hợp tác
xã, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.
Vấn đề tỷ lệ góp vốn của các thành viên, điều này được quy định tại điều 17 của
Luật Hợp tác xã: “Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa
thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
Đối với Liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa
thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của Liên hiệp
hợp tác xã”. Điều này có sự phân biệt giữa các loại hình hợp tác xã, liệu quy định như
vậy đã thật sự phù hợp chưa? Và trên thực tế liệu điều này đã được đảm bảo thực
hiện?

KẾT LUẬN
Với những phân tích trên đây đã thấy rõ được phần nào về quy chế pháp lý của
thành viên hợp tác xã. Nhìn nhận được những thành tích đạt được song cũng còn
nhiều hạn chế còn vướng mắc. Đây là những quy định khuôn khổ cho việc là thành
viên của hợp tác xã, hướng đến sự phát triển hợp tác xã lành mạnh, bền vững, góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện ổn định kinh tế và đầu tư phát triển.

11



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật thương mại 1
Luật hợp tác xã 2012
Nghị định Số: 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều
của Luật Hợp tác xã
/> />
12



×