Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.75 MB, 34 trang )

MỤC LỤC

PHẦN I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CƠ SỞ THAM QUAN..........................................................1
1. XÍ NGHIỆP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BUÔN MA THUỘT..................................................1
2. NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN ĐAKLAK........................................................3
3. NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN-ĐAK LAK.............................................................................6
4. XÍ NGHIÊP CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ - CÔNG TY CAO SU ĐAK LAK......................8
PHẦN II. TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI NHÀ MÁY
NƯỚC THẢI BUÔN MA THUỘT..........................................................................................11
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................12
DANH MỤC HÌNH ẢNH....................................................................................................12
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................13
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................14
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP THOÁT NƯỚC BMT....................15
1.1. Sự hình thành của xí nghiệp.......................................................................................15
1.2. Các lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp........................................................................16
1.3. Nhân sự của Xí nghiệp thoát nước Buôn Ma Thuột..................................................17
1.4. Nhiệm vụ và chức năng của nhân sự:........................................................................17
CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI............................................................19
2.1. Hệ thống xử lý nước thải............................................................................................19
2.1.1. Mô tả hệ thống thu gom, xử lý nước thải............................................................19
2.1.2 Nhà máy xử lý nước thải:.....................................................................................20
2.1.3. Sơ đồ công nghệ tại nhà máy..............................................................................21
2.1.4. Chức năng của từng giai đoạn xử lý...................................................................25
2.2. Hệ thống xả thải, tái sử dụng nước thải....................................................................30
2.2.1. Hệ thống xả thải.................................................................................................31
2.2.2. Hệ Thống tái sử dụng nước thải..........................................................................31
2.2.3. Các hạng mục chính của Hệ thống tái sử dụng nước thải...................................31
2.3. Đặc điểm công nghệ:..................................................................................................32
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................32
3.1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập.........................................................32


3.2. Kết luận......................................................................................................................33
3.3. Kiến nghị....................................................................................................................33

PHẦN I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CƠ SỞ THAM QUAN
1. XÍ NGHIỆP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BUÔN MA THUỘT


 Giới thiệu chung:
- Địa điểm: khố 6, phường Thành Nhất, Tp. BMT, tỉnh Đắk Lak, cách trung tâm
thành phố về hướng Tây Bắc khoảng 4km.
- Diện tích: 36,36 ha, khu xử lý giai đoạn 1 là 20 ha.
- Thiết kế: gồm 2 chuỗi hồ thiết kế song song nhau, mỗi chuỗi gồm 5 hồ.
- Công suất thiết kế: 8.125 m3/ ngày đêm.
Nước
sinh
Thác
tạo
- Tiếp nhận Công
nước trình
thải sinh hoạtHồ
củakỵ
5.500
5 phường:
Thành Hồ
Công,
khí hộ dân tại
học
khí
thu
Thống Nhất, Thắng Lợi, Tân Tiến và Thành Nhất tương đương khoảng 33.000

người.
- Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN 14:2008, được xả ra suối
Hồ sinh
học

tiếp nhận hoặc phục vụ nông nghiệp.
Hồ làm
thoáng
 Quy trình công nghệ:

Xả tạm

Trạm bơm tái sử dụng
2

Tưới tiêu

Suối

Thác tạo
khí


Ghi chú:

: Ống dẫn phụ
: Ông dẫn chính

Thuyết minh quy trình:
• Công trình thu: Giữ lại các chất rắn kíc thước lớn.

• Hồ kỵ khí: Lắng, ổn định bùn; Giảm dung tích bùn hồ.
• Thác tạo khí: Thu nhận thêm oxy, tăng hiệu quả cho quá trình tiếp theo.
• Hồ sinh học: Làm giảm dung tích bùn hồ.
2. NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN ĐAKLAK

3


 Giới thiệu chung:
- Địa chỉ: thôn 9 xã Easô, Huyện Ea Kar, Đắc Lắc
- Sản lượng: 200-250 tấn sản phẩm/ ngày
- Sản xuất theo quy trình khép kín
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, chế biến, mua bán tinh bột sắn và các
sản phẩm có nguồn gốc từ nguyên liệu sắn.
 Quy trình xử lý nước thải tinh bột sắn:

Nước thải

Suối

Bể lắng sơ
bộ

Men
vs

Hồ sinh học
4

Khí biogas


Hồ kị khí

Hồ hiếu khí


• Bể lắng sơ bộ để lắng cặn có kích thước lớn, tăng hiệu quả cho quá trình xử
lý tiếp theo.
• Hồ kị khí:
- Cấu tạo: được che phủ bởi lớp nhựa HDPE
- Kích thước: 97x170 m
- Số lượng: 2 hồ
- Nước thải dẫn qua máng sang hồ kị khí, trước đó nước thải được bổ
sung men vi sinh nhằm tăng sinh khối vi sinh vật.
- Hồ kị khí giúp phân giải chất hữu cơ chứa trong nước thải, cuối quá
trình phân hủy thu được khí biogas (khí biogas được thu hồi sử dụng
vào quá trình sản xuất).
• Hồ hiếu khí:
- Số lượng: 2 hồ
- Có hệ thống sục khí
- Giúp phân giải chất hữu cơ trong điều kiện có oxy
• Hồ sinh học
- Xây dựng bằng bê tông
- Độ sâu: >4 m
- Công suất: 5000 m3
• Nước sau xử lý:
- Hàm lượng nitơ không đạt tiêu chuẩn (> 20 mg/l)
- Lượng nước thải sau xử lý quá tải ( nhà máy đang xây dựng thêm hồ
chứa)


5


3. NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN-ĐAK LAK

Nhà máy Bia Sài Gòn - Dak Lak.
 Giới thiệu chung:
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Dak Lak thành lập vào ngày 2-2-2005.
Được khởi công vào tháng 6-2006 và hoàn thành sau 9 tháng xây dựng, công
trình Nhà máy Bia Sài Gòn – Dak Lak giai đoạn I với công suất 25 triệu lít/năm
(gồm 3 khu vực: sản xuất, nhà văn phòng và nhà phụ trợ, khu vực xử lý nước
thải và khu đất trồng cây xanh với tổng nguồn vốn đầu tư 200 tỷ đồng) chính
thức đi vào sản xuất từ ngày 1-5-2007. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, chỉ
một năm sau đó, Công ty đã đầu tư xây dựng giai đoạn II nâng công suất thiết kế
nhà máy từ 25 triệu lít lên 70 triệu lít/năm với tổng vốn thực hiện 430 tỷ đồng và
đưa vào sản xuất từ tháng 9-2009.
Thực hiện chủ trương của Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải
khát Sài Gòn về việc tổ chức lại các công ty con, công ty liên kết, ngày 20 - 9 –
2008, Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Dak Lak, Công ty cổ phần Bia Sài Gòn Phú Yên và Công ty cổ phần Sài Gòn – Quy Nhơn được hợp nhất thành Công ty
cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Trung, Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Dak Lak
được đổi tên thành Chi nhánh Công ty cổ phần Bia Sài Gòn –Miền Trung tại
Dak Lak (Nhà máy bia Sài Gòn – Dak Lak). So với các nhà máy khác thuộc
6


Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn thì Nhà máy Bia
Sài Gòn – Dak Lak ra đời muộn hơn và đối mặt với nhiều thử thách khi mới đi
vào hoạt động. Đặc biệt, trong 2 năm 2007, 2008, nhà máy vừa phải duy trì ổn
định sản xuất vừa phải hoàn thành dự án giai đoạn II đúng tiến độ và yêu cầu kỹ
thuật trong khi giá cả nguyên vật liệu tăng cao do tác động của cuộc khủng

khoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của tỉnh về nguồn vốn vay, sự
giúp đỡ của Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, và
những giải pháp linh hoạt, sự quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ công nhân viên
đã đưa nhà máy vượt qua thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Dự án đầu tư giai
đoạn II hoàn thành đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật, sản xuất cũng luôn hoàn
thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Tính từ tháng 5-2007 đến tháng 8-2010, nhà
máy đã sản xuất và đưa ra thị trường 145 triệu lít bia, lợi nhuận đạt 70 tỷ đồng
và nộp ngân sách Nhà nước xấp xỉ 550 tỷ đồng. Hơn 200 lao động địa phương
được tạo công ăn việc làm ổn định với mức lương bình quân tăng từ 2,8 triệu
đồng đến 4,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, để khai thác lợi thế về nguồn
nước, điều kiện thời tiết trên địa bàn tỉnh, ưu thế của máy móc thiết bị, công
nghệ sản xuất bia, năm 2009, nhà máy tiến hành sản xuất sản phẩm bia tươi và
tính đến nay đã sản xuất và đưa ra thị trường 1 triệu lít bia tươi được người tiêu
dùng đánh giá cao. Năm 2010, nhà máy tiếp tục sản xuất và đưa ra thị trường
sản phẩm Bia chai SEREPOK.

 Quy trình xử lý nước thải:

Bể thu gom

Hồ sinh học

Bể cân bằng

Bể khử trùng

• Bể thu gom

7


Bể yếm khí
UASB

Bể lắng

Bể trung
gian
Bể hiếu khí
BểSBR
hiếu khí
SBR
UASB

Bể trung gian


- Sức chứa 700 m3, nước thải từ dây chuyền sản xuất qua lọc thô bằng song
chắn chảy vào bể.
• Bể cân bằng
- Sức chứa 1200 m3 , nước được dẫn từ bể thu gom qua lưới chắn rác guồng
quay rồi vào bể cân bằng. Tại đây pH của nước được điều chỉnh về khoảng
5.5 – 8.5.
• Bể yếm khí UASB
- Gồm có 2 bể, tại đây diễn ra quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ và
vô cơ
• Bể lắng
- Lắng bớt cặn
• Bể trung gian
- Ổn định nước, điều hòa lưu lượng
• Bể hiếu khí SBR

- Gồm 3 bể, hoạt động theo mẻ. Bể 1: cấp + sục, bể 2: sục, bể 3: lắng
• Bể khử trùng
- Khử trùng nước bằng Clo
• Hồ sinh học
- Ổn định nước
4. XÍ NGHIÊP CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ - CÔNG TY CAO SU ĐAK LAK

8


 Quá trình hình thành và phát triển:
- Công ty cao su ĐăkLăk được hình thành vào ngày 19/3/1993. Gồm có 15
chi nhánh, trong đó có chi nhánh xí nghiệp chế biến và dịch vụ - Công ty cao
su ĐăkLăk ở xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, tỉnh ĐăkLăk.
- Lĩnh vực hoạt động chính của công ty: khai thác, chế biến và xuất khẩu cao
su thiên nhiên.
 Quy trình hệ thống xử lý nước thải

9


Nước thải

Bể Gạn Mủ

Bể Kị Khí

Bể Hiếu Khí

Bể Pha Hóa Chất


Bể Lắng Đứng

Bể Trung Hòa

Bể ổn định

Bể Khử Trùng

Bể Tái Sử Dụng

Trạm Bơm

 Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
• Bể gạn mủ:
- Gồm 196 bể chạy theo hình zíc zắc.
- Nước thải được thải ra bể gạn mủ,sau một thời gian lượng mủ còn dư sẽ
nổi lên và thu hồi để tái sử dụng
• Bể trung hòa:
- Điều chỉnh pH về môi trường trung tính
- Lắng sơ bộ trước khi qua bể ổn định.
• Bể ổn định :
- Ổn định pH có trong nước.
- Ổn định hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải.
10


• Bể pha hóa chất :
- Dùng để pha hóa chất
• Bể kỵ khí :

- Gồm có 3 bể ,trong đó 2 bể phủ bạc , 1 bể hiện nay đang trồng cỏ.
- Ở đây xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ , giảm hàm lượng COD.
• Bể hiếu khí :
- Có 2 bể hiếu khí , ở bể hiếu khí có sử dụng bơm để cung cấp lượng oxy
cho vi sinh vật phân hủy hết chất hữu cơ .
- Phân hủy lượng chất hữu cơ còn lại của bể kỵ khí.
• Bể lắng đứng :
- Dùng để lắng cặn .
• Bể khử trùng :
- Sử dụng Clo , thuốc tím KMnO4 để khử trùng nước .
• Bể tái sử dụng :
- Dùng để tái sử dụng nước cho mục đích khác .

PHẦN II. TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH
HOẠT TẠI NHÀ MÁY NƯỚC THẢI BUÔN MA THUỘT
11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
MTV : Một thành viên
BOD : Nhu cầu oxy hòa tan
DO
: Nồng độ oxy hòa tan
COD : Nhu cầu oxy hóa học
TSS
: Tổng chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
BMT

: Buôn Ma Thuột
XNXL : Xí nghiệp xử lý
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường.

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt...................................................................19
Các hạng mục chính của nhà máy xử lý nước thải...........................................21
Sơ đồ chi tiết các hạng mục tại nhà máy xử lý nước thải.................................23
Bộ đo lưu được điều khiển bằng tay.................................................................25
Hồ kỵ khí...........................................................................................................26
Mô tả về hồ kỵ khí.............................................................................................27
Hồ sinh học.......................................................................................................28
Hình ảnh các hồ làm thoáng tự nhiên...............................................................29
12


Hệ thống tái sử dụng nước thải.........................................................................31

LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn
luận một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia
nào trên thế giới. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế giới
ngày nay do các hoạt động kinh tế - xã hội. Các hoạt động này, một mặt cải
thiện chất lượng cuộc sống con người và môi trường, mặt khác lại mang lại hàng
loạt các vấn đề như: Khan hiếm cạn kiệt tài nguyên thiên thiên, ô nhiễm và suy
thoái chất lượng môi trường khắp nơi trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế của nước ta có những bước
phát triển mạnh mẽ và vững chắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng
13



cao thì vấn đề môi trường và các điều kiện vệ sinh môi trường lại trở nên cấp
thiết hơn bao giờ hết. Trong đó các vấn đề được quan tâm nhiều hơn cả. Các
biện pháp để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi trường nguồn nước mặt, nước
ngầm không bị ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người là
thu gom và xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn
thải vào môi trường cũng như khả năng tái sử dụng nước sau xử lý. Lượng nước
chưa qua xử lý xả trực tiếp vào các nguồn nước sông hồ gây ô nhiễm môi trường
nước. Đứng trước thách thức đó cần có biện pháp hữu hiệu để xử lý nước thải
bảo vệ môi trường. Hầu hết các đô thị ở nước ta đang tiến hành xây dựng các hệ
thống xử lý nước thải và hệ thống thoát nước mưa.
Buôn Ma Thuột là thành phố đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ xử lý
hồ ổn định. Nhà máy xử lý tập trung sử dụng phương pháp xử lý sinh học không
dùng hóa chất hay năng lượng để xử lý nước thải đem lại hiệu quả xử lý rất cao
về mặt xử lý nước thải và hiệu quả kinh tế. vì những lý do trên em chọn đề tài
“……… công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt TP.BMT.”

LỜI CẢM ƠN
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa KHTN & CN, Trường Đại
học Tây Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập.
Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập là nền tảng vững chắc
cho em để em bước vào đời một cách tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị tại Xí Nghiệp thoát
nước Buôn Ma Thuột đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại
xí nghiệp.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong xí nghiệp thoát nước
luôn dồi dào sức khỏe.
14



CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP THOÁT NƯỚC
BMT
1.1. Sự hình thành của xí nghiệp
Căn cứ QĐ số 05/QĐ – công ty ngày 15/9/2008 của công ty TNHH Một
Thành Viên Quản Lý Đô Thị và Môi Trường ĐăkLăk về việc thành lập Xí
Nghiệp thoát nước BMT.
Dự án Thoát nước & Vệ sinh môi trường thành phố Buôn Ma Thuột được cơ
quan Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA) và Chính Phủ Việt Nam
tài trợ thực hiện tháng 04/2001 đến tháng 06/2006, với kinh phí tài trợ là 110,7
triệu cu-rôn từ DANIDA VÀ 69,3 tỷ đồng từ chính phủ Việt Nam, công ty
TNHH MTV Đô Thị và Môi Trường đã thành lập nên Xí nghiệp thoát nước
Buôn Ma Thuột nhằm giúp giảm thiểu lượng nước thải gây ô nhiễm đưa ra
15


ngoài môi trường (sông, suối, ao, hồ,…) và việc cung cấp nước tưới phục vụ cho
người dân trong nông nghiệp.
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Buôn Ma Thuột được thiết kế
riêng biệt, tách biệt với hệ thống thoát nước mưa với công nghệ xử lý bằng
chuỗi hồ ổn định.
Dự án sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống thành nâng cấp điều kiện
vệ sinh và cải thiện ý thức về vệ sinh cộng đồng.
1.2. Các lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp.
Lĩnh vực sản xuất /kinh doanh của xí nghiệp là hoạt động công ích chuyên
quản lý, vận hành xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.
Công ty duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước
Tính đến thời điểm 31/12/2013 Xí Nghiệp Thoát Nước đang quản lý, vận
hành, duy tư bảo dưỡng 47,86 km đường ống D150-D300; 6km đường ống
D400-D700; 927 giếng thăm; 388 giếng chuyển hướng và 5.128 hộp nối.

Công tác nạo vét hệ thống thoát nước mưa
Xí Nghiệp thoát nước quản lý toàn bộ hệ thống thoát nước mưa trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột, với tổng chiều dài 72,17km. Trong đó hệ thống cống
ngầm là 55,71km, mương thoát nước hở là 16,46km; 368 giếng thăm nước mưa
và 3,167 hố ga.
Xử lý nước thải được thiết kế theo phương pháp đơn giản cho công tác vận
hành.
Dựa trên công nghệ sinh học hồ xử lý ổn định với các hồ kỵ khí, sinh học kết
hợp và làm thoáng. Xí nghiệp nước thải gồm 2 chuỗi hồ được thiết kế song song
hồ với nhau, mỗi chuỗi có 5 hồ, có công suất 4.125 m3/ngày đêm xử lý nước thải
cho khoảng 5.500 người. Xí nghiệp xử lý nước thải được xây dựng để xử lý
nước thải đạt tiêu chuẩn nước thải của Việt Nam quy định. Sau khi xử lý nước
thải đã hoàn toàn để thải ra suối tiếp nhận cũng như an toàn cho việc tưới tiêu
phục vụ cho nông nghiệp.
Tại cuối quy trình xử lý của xí nghiệp một hệ thống khai thác tái sử dụng
nước thải đã xử lý gồm một trạm bơm, các đường ống áp lực, có 4 hồ chứa nước
và các đường ống phân phối tự chảy đã được đầu tư. Trong mùa khô hệ thống
này sẽ mang lại nguồn nước tưới ổn định với dung tích khoảng 8000 m 3/ngày
16


đêm cho những hộ nông dân trồng cà phê, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào
nguồn nước ngầm.
Hàng năm, Xí nghiệp thoát nước phục vụ tưới tiêu cho khoảng 100 hộ nông
dân với diện tích khoảng 100ha.
1.3. Nhân sự của Xí nghiệp thoát nước Buôn Ma Thuột.
Tổng số cán bộ công nhân viên Xí nghiệp thoát nước đến thời điểm ngày
15/02/2016 là 76 người. Được bố trí cụ thể như sau.
- Ban Giám đốc: 03 người.
- Phòng KH - KT: 05 người.

- Đội vận hành - bảo vệ: 32 người.
Trong đó:
+ Ban chỉ huy Đội: 02 người.
+ Vận hành nhà máy XLNT: 15 người.
+ Vận hành công trình TSD nước thải: 07 người.
+ Vận hành trạm bơm Tân Tiến: 04 người.
+ Vận hành trạm bơm Tái sử dụng: 04 người.
- Đội thoát nước mưa - nước thải: 18 người.
- Đội chăm sóc cây xanh hoa – cây cảnh khu vực nhà máy: 18 người.
1.4. Nhiệm vụ và chức năng của nhân sự:
Ban Giám đốc:
• Ban giám đốc giám sát thực hiện nhiệm vụ quản lý và vận hành xí nghiệp
thoát nước.
• Đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động lao động
• Phòng chống và khắc phục sai sót trong quá trình làm việc
• Xây dựng cơ sở dữ liệu, thống kê, thông tin báo cáo cho công ty
• Khai thác và vận hành xí nghiệp.
Phòng KH-KT:
• Các nhân sự phân ra công việc
• Đánh giá và kiểm tra các hồ trong ngày
• Quản lý con dấu tên và chức danh của cán bộ trong xí nghiệp, cấp phát và
quản lý các chức năng của các loại giấy tờ giới thiệu, giấy đề xuất…

17


• Soạn thảo văn bản, các tài liệu hành chính lưu hành nội bộ xí nghiệp cũng
như gửi cho công ty.
• Quản lý cấp phát văn phòng phẩm làm việc cho văn phòng xí nghiệp theo
mức quy định.

• Công tác quản lý kỹ thuật
• Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý và hướng dẫn ghi chép,
kiểm tra tại các vị trí các hồ và tìm hiểu quy trình hoạt động tại xí nghiệp, các
công nhân thực hiện tốt công tác quản lý và kiểm tra hệ thống.
Đội chăm sóc cây xanh thảm cỏ
• Tạo khuôn viên cho xí nghiệp
• Tỉa cây, làm cỏ và chăm sóc các cây tại xí nghiệp
• Trồng cây xanh để giảm mùi hôi ra nhà dân
Đội vận hành bảo vệ






Giữ an toàn cho Xí nghiệp
Giữ trật tự tại Xí nghiệp
Kiểm tra các trạm bơm
Vận hành trạm bơm để thu gom và bơm nước thải lên tuyến ống chính rồi

tự chảy về nhà máy xử lý và sau khi xử lý cho chảy ra suối.
Đội thoát nước thải và nước mưa

• Kiểm tra các hệ thống nước thải, nước mưa
• Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống thoát nước.
• Phân công nhiệm vụ: Mỗi thành viên trong Đội thoát nước mưa sẽ chịu
trách nhiệm quản lý, kiểm tra giám sát một số tuyến đường có hệ thống thoát
nước mưa trên địa bàn thành phố.
• Định kỳ kiểm tra: Hàng tháng các thành viên phải tiến hành công tác khảo
sát, kiểm tra toàn bộ hệ thống tuyến đường của mình đã được phân công vào

một ngày gần cuối của tháng.
• Công tác vận hành quản lý hệ thống thoát nước thải bao gồm các hoạt động
kiểm tra, vệ sinh xúc rửa giếng thăm, giếng kiểm tra, đường ống….. hoạt động
này phải được tiến hành thường xuyên qua đó nhằm phát hiện kịp thời những sự
cố hư hỏng xảy ra trong đường ống và hạn chế tối đa sự tắc nghẽn trong đường
ống thoát nước.
• Vệ sinh xúc rửa giếng thăm, giếng kiểm tra và đường ống.

18


CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1. Hệ thống xử lý nước thải
2.1.1. Mô tả hệ thống thu gom, xử lý nước thải.
Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý và thu gom nước thải tại khu vực trung tâm thành phố
Buôn Ma Thuột có mật độ dân số cao bao gồm các phường Tân Tiến, Thắng
Lợi, Thống Nhất, Thành Công và Thành Nhất. Nước thải được thu gom từ các
hộ xả thải trong khu vực phục vụ của dự án, chủ yếu từ toilet, bồn rửa bếp, thoát
nước nhà tắm được đấu nối vào các hộp đấu nối trên vỉa hè trước nhà. Từ hộp
đấu nối nước thải sẽ chảy vào hệ thống đường ống thu gom được lắp đặt ngầm
dưới vỉa hè và dưới lòng đường rồi tự chảy về nhà máy.

19


Hình: Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt
2.1.2 Nhà máy xử lý nước thải:
Để phục vụ công tác vận hành hoạt động, công tác bảo dưỡng vệ sinh định
kỳ tại nhà máy Dự án đã đầu tư xây dựng các hạng mục sau:


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Các hạng mục công trình
Nhà điều hành
Căn tin
Nhà kho
Nhà bảo vệ
Sân bãi
Trạm bơm
Hệ thống hồ chứa nước tái sử dụng
Cây xanh tạo cảnh quan khu vực
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Diện tích đất dự phòng cho giai đoạn II
Tổng diện tích

20

Ghi chú



Các hạng mục công trình nhà cửa được thiết kế xây dựng với kết cấu bê
tông cốt thép vững chắc đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài. Bố trí vị trí các hạng
mục phù hợp, thoáng mát đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo về yêu cầu kỹ
thuật trong quá trình hoạt động của nhà máy.
Khu vực Nhà máy bố trí xây dựng đường giao thông nội bộ thuận tiện cho
việc đi lại làm việc của cán bộ công nhân viên. Xây dựng bờ kè kiên cố xung
quanh các hồ, xây dựng hàng rào xung quanh nhà máy, bố trí trồng cây xanh tạo
cảnh quan, tạo thành vùng đệm giữa nhà máy và khu vực lân cận, giảm thiểu
mùi hôi tạo môi trường thông thoáng.
Đối với các hồ xử lý được thiết kế thi công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
của các công trình xử lý, được gia cố BTCT nền móng đáy hồ, thành hồ được lót
các lớp chống thấm HDPE ... đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Hình: Các hạng mục chính của nhà máy xử lý nước thải
2.1.3. Sơ đồ công nghệ tại nhà máy
Nhà máy xử lý nước thải áp dụng công nghệ xử lý Hồ ổn định, bao gồm hai
chuỗi hồ song song, mỗi chuỗi gồm năm hồ nối tiếp nhau. Đầu tiên nước thải từ
các hộ gia đình, cơ quan, công sở, nhà hàng, khách sạn... được đấu nối chảy vào

21


hệ thống cống chung, chảy về nhà máy bằng hệ thống đường ống HDPE D700
chôn ngầm dưới đất.

Nước thải

Công trình thu


Hồ kỵ khí

Thác tạo khí

Hồ sinh học

Hồ làm thoáng

Hồ sinh học

Thác tạo khí

Tram bơm tái sử
dụng
Tưới tiêu

Xả tạm

Suối

Chú thích:

Suối

Ống dẫn chính
Ống dẫn phụ

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy

* Hoạt động công nghệ Xử lý nước thải.

Nước thải từ các đường ống tự chảy về nhà máy, tại điểm đầu công trình
thu nước thải chảy qua một hố chìm (giếng thu đá) là nơi đá, cát, sỏi được tích
đọng lại, lượng cặn này sẽ được đinh kì xả ra hố thu cặn gần kề. Sau đó nước
thải chảy vào hệ thống thu gom, qua hệ thống thu gom các bao bì, các chất rắn
có kích thước lớn được song chắn rác giữ lại sau đó được vớt ra theo chu kỳ.
Cũng tại công trình thu các công nhân kiểm tra lưu lượng nước thải vào nhà máy
hàng ngày.
Nước thải qua hệ thống thu gom vào hố phân chia lưu lượng SB-1, tại đây
có hố thu nước thải, hút từ hầm từ hoại nước thải các khu vực khác mà nhà dân
chưa có đấu nối. Sau đó nước sẽ được chia làm 2 dòng chảy vào một trong 2 hồ
kỵ khí A-1 và A-2.
Tại các hồ kỵ khí nước sẽ được làm giảm lượng đáng kể chất ô nhiễm nhờ
quá trình tự lắng, phân huỷ của các vi sinh vật yếm khí... sau khi đi ra Hồ kỵ khí
nước được dẫn vào thác tạo khí CA-1.

22


Các thác tạo khí có lỗ thu khí sẽ làm cho oxi trong không khí được hấp phụ
vào nước thải tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động trong giai
đoạn tiếp theo.
Nước thải đi vào 2 Hồ sinh học kết hợp F1-1, F2-1, sau đó lại được đi ra
khỏi hồ rồi lại qua thác tạo khí CA-2 rồi chảy vào 2 Hồ sinh học kết hợp F1-2,
F2-2. Sau đó lại qua giai đoạn xử lý tiếp theo.
Nước thải đi vào 2 dãy Hồ làm thoáng nối tiếp M2-1, M2-2 và M1-1, M12 lúc này nồng độ chất ô nhiễm, các vi sinh vật gây bệnh trong nước được giảm
đáng kể với cấu tạo đặc biệt nước sau khi qua các hồ này nồng độ các chất ô
nhiễm, vi sinh vật còn lại rất thấp, nước được dẫn vào hố thu gom tái sử dụng
một phần để tưới tiêu cho nông nghiệp (đối với mùa khô), phần còn lại được thải
ra suối EaKdren (đối với mùa mưa)


23


Quy trình công nghệ nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt TP Buôn Ma Thuột
Hố phân chia lưu lượng

Trạm thu nước thải
lấy từ hầm tự hoại

Máng đo lưu lượng

Lưới lọc

Hố thu cặn

Ống
dẫn
nước
thải về
700mm

SB1
Máng đo
Thoát theo đường phụ

A-1

A-2

A


A
Trạm bơm tháo khô

Miệng dẫn nước ra

Trạm
bơm
tái sử
dụng

Hồ kỵ khí
600mm

Miệng dẫn nước ra

Hồ làm thoáng

Hồ sinh học kết hợp

M2-2

M2-1

F2-2

F2-1

M1-2


M1-1

F1-2

F1-1

Xả tạm

Thác tạo khí CA-2

Suối

Hình: Sơ đồ chi tiết các hạng mục tại Nhà máy xử lý nước thải

24

Thác tạo khí CA-1


2.1.4. Chức năng của từng giai đoạn xử lý
* Công trình thu
Công trình thu là đầu tiên và quan trọng trong quy trình xử lý. Công trình thu
được thiết kế với các chức năng gạn đá, lọc rác khỏi nước thải và đo lưu lượng.
Nước thải được dẫn về Nhà máy xử lý qua ống HDPE D 700mm, tại công
trình thu, nước thải chảy qua một hố chìm (Giếng thu đá) là nơi đá, sỏi, cát tích
đọng lại. Cát, sỏi, đá này được định kỳ xả ra hố thu đá gần kề, khi lượng đất, đá,
sỏi, cát đầy hố sẽ được xe hút chuyên dùng lấy lên và đưa vào bãi rác xử lý.
Sau đó nước thải chảy tiếp qua lưới lọc chính, là lưới lọc được thiết kế có các
song chắn đặt cách nhau 10/20mm. Tại đây, nhà máy bố trí công nhân dùng cào
tay để lấy rác đọng trên song chắn ra khỏi lưới lọc sau đó nước chảy qua máng đo

lưu lượng.
Trường hợp có sự cố lưới lọc không hoạt động được (vì rác nghẽn đầy song
chắn) thì nước thải sẽ chảy theo đường phụ sang lưới lọc khác (lưới lọc phụ) được
thiết kế song song với lưới lọc chính. Lưới lọc này có các song chắn đặt cách nhau
50mm, đặt bên cạnh và cao hơn lưới lọc chính.
Mục đích nước thải qua lưới lọc là để loại toàn bộ các chất rắn thô và rác thải
ra khỏi nước thải. Nếu lưới lọc không hoạt động được thì các chất thô sẽ đi vào các
công trình hồ xử lý kế tiếp và càng khó loại bỏ hơn.
Sau khi đi qua lưới lọc chính, nước thải sẽ qua máng đo lưu lượng (Parshell
Flume) tại đây nước được theo dõi lưu lượng hàng ngày.
Đo lưu lượng: Việc theo dõi lưu lượng trong máng đo được thực hiện bằng
thủ công. Đo độ cao của mực nước tại điểm nước thải chảy vào máng (Tại ống đo
đặc biệt nằm một bên mương dẫn nước vào). Dựa trên thông số đo, người vận hành
sẽ tính được lưu lượng hàng ngày của Nhà máy.
Theo thiết kế nhà máy xử lý nước thải với quy mô phục vụ 65.000 dân vào
năm 2020: Lưu lượng tiếp nhận khoảng 65.000 dân tương ứng 8.125 m 3 nước
thải /ngày đêm.
* Các hạng mục của công trình thu bao gồm:


×