Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tiểu luận môn nghiệp vụ ngân hàng thương mại hệ thống luật ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.79 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC - KHOA NGÂN HÀNG
--------------

ĐỀ TÀI 6:

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 3

Tháng 04 năm 2016


DANH SÁCH NHÓM 3:
TÊN THÀNH VIÊN NHÓM

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Lê Hoàng Long (NT)

Câu hỏi 2+ Dịch 3 paper

Lê Đại Thành

Câu hỏi 4+Dịch 2 paper+Tổng hợp

Phạm Triều Dung

Câu hỏi 1+Dịch 2 paper



Lê Thị Phương Tuyền

Câu hỏi 3+Dịch 3 paper

Nguyễn Tuấn Tú

Câu hỏi 2 + Làm slide +Dịch 1
paper

CHỮ KÝ


MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................................3
Câu 1: Những vấn đề cơ bản về NHTM và pháp luật về NHTM Việt Nam.........................................................1
1.Những vấn đề cơ bản về NHTM.................................................................................................................1
1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại.......................................................................................................1
1.2.Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam:.......................................................................................1
1.3.Chức năng của các ngân hàng thương mại.........................................................................................2
2.Pháp luật về ngân hàng thương mại:.........................................................................................................3
Câu 3: Những văn bản, quy định pháp luật nào đang được áp dụng tại các NHTM tại Việt Nam?.................15
Câu hỏi 4: Đánh giá vai trò và hạn chế của hệ thống pháp luật ngân hàng Việt Nam?...................................20
1. Vai trò của pháp luật ngân hàng..............................................................................................................20
2. Những bất cập trong hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay................................................................21
Câu 5. Gợi ý giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật cho NHTM VN............................................................28


Câu 1: Những vấn đề cơ bản về NHTM và pháp luật về NHTM Việt Nam
1. Những vấn đề cơ bản về NHTM

1.1.

Khái niệm ngân hàng thương mại

Theo nghiên cứu của Frederick A. Bradford năm 2014: NHTM được tóm tắt “là 1 tổ
chức nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, chính phủ, cá nhân..., và sau đó cho vay hoặc
đầu tư để tạo ra thu nhập”
Theo giáo trình Nghiệp vụ NHTM của PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương và các tác
giả khác năm 2013, khi đề cập đến khái niệm Ngân hàng thương mại (NHTM), tùy
theo lịch sử hình thành của hệ thống ngân hàng có nhiều khái niệm về NHTM:
Tại Hoa Kỳ: khái niệm ngân hàng thương mại được định nghĩa “Ngân hàng
thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, chuyên cung cấp các
dịch vụ về tài chính như nhận tiền gửi, chuyển tiền, thanh toán,cho vay, đầu tư,
đổi tiền, mua bán ngoại hối và các dịch vụ khác liên quan đến tiền như bảo quản,
ủy thác, làm đại lý trong nước và quốc tế”.
T ạ i Pháp: theo đạo luật ngân hàng Pháp năm 1941, “Ngân hàng thương m ạ i là
những xí nghiệp hay là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền
bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới các hình thức khác và sử
dụng số tiền đó cho chính họ trong các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và cung cấp
dịch vụ tài chính”.
Đối với Việt Nam: khái niệm về NHTM được quy định của pháp luật. Theo
điều 4 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 được Quốc hội thông qua vào ngày
16/06/2010 được phát biểu như sau: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân
hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo quy định của luật các TCTD nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Như vậy, NHTM là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, kinh doanh
trong lĩnh vực đặc thù – lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi
dưới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch
vụ thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.2.


Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam:

Ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm:

1


- Ngân hàng thương mại nhà nước: là ngân hàng do nhà nước thành lập, vốn của
nhà nước, thuộc sở hữu nhà nước, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
NHTM nhà nước hoạt động theo mô hình của 1 công ty TNHH một thành viên.
- Ngân hàng thương mại cổ phần: là ngân hàng được thành lập và hoạt động bằng
nguồn vốn góp của các cổ đông dưới hình thức mua cổ phần, có tư cách pháp nhân
theo pháp luật Việt Nam, tổ chức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
- Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp
của bên Việt Nam (gồm 1 hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm
1 hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên
doanh hoạt động theo mô hình công ty TNHH, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở
chính tại Việt Nam.
- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của các tổ chức tài chính
nước ngoài (ngân hàng mẹ) hoạt động theo giấy phép kinh doanh do ngân hàng nhà
nước Việt Nam cấp và tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam được ngân hàng mẹ bảo
đảm bằng văn bản về việc chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ của chi nhánh tại
Việt Nam
- Ngân hàng 100% vốn của nước ngoài: Là ngân hàng được thành lập tại Việt
Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài, trong đó phải có 1 ngân hàng
nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được
thành lập dưới hình thức công ty TNHH, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại
Việt Nam.
1.3.


Chức năng của các ngân hàng thương mại

- Chức năng trung gian tài chính: Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM,
quyết định sự phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong chức năng này NHTM đóng vai trò là 1 định chế tài chính trung gian đứng ra
tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân có nhu cầu về vốn,
góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, góp phần điều tiết nguồn vốn cho nền
kinh tế. Mặt khác, NHTM cũng là 1 chủ thể tham gia trên thị trường tài chính bằng
các hoạt động đầu tư sinh lời, cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho các chủ thể
trong nền kinh tế, như vậy NHTM cũng là 1 trong những chủ thể tham gia vào việc
phân phối tài chính cho nền kinh tế.
- Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng thương mại là người quản lý tiền
trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, do đó NHTM thực hiện được chức
2


năng trung gian thanh toán cho khách hang. Trong chức năng này, NHTM đóng vai
trò là 1 tổ chức trung gian thực hiện việc thanh toán, chi trả thay cho những khách
hàng có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng theo sự ủy nhiệm của khách hàng. Để
thực hiện chức năng này, NHTM phải tổ chức mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho
khách hàng, phát hành và quản lý các phương tiện thanh toán, tổ chức thực hiện
thanh toán khi nhận được lệnh thanh toán của khách hàng. Chức năng trung gian
thanh toán mang lại sự tiện lợi cho khách hàng trong hoạt động thanh toán đồng thời
góp phần thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, nâng cao uy tín thương hiệu
ngân hàng trên thị trường.
- Chức năng tạo tiền: Chức năng này được thể hiện trong quá trình Ngân hàng
thương mại cấp tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động đầu tư của Ngân hàng thương
mại, trong mối quan hệ với Ngân hàng trung ương đặc biệt trong quá trình thực hiện
chính sách tiền tệ mà mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền. Từ

một lượng tiền cơ sở do Ngân hàng trung ương phát hành qua hệ thống Ngân hàng
thương mại sẽ được tăng lên gấp bội khi Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho nền
kinh tế.
2. Pháp luật về ngân hàng thương mại:
2.1

Các nghiên cứu liên quan:

Theo nghiên cứu của (Davide Iacovoni and Alberto Zazzaro, năm 2000) đã chỉ ra
rằng cấu trúc của hệ thống pháp luật và hiệu quả của việc thực thi pháp luật ảnh
hưởng đến cấu trúc tài chính của công ty, khả năng tiếp cận thị trường vốn, và tốc độ
tăng trưởng của hệ thống kinh tế. Nghiên cứu này sử dụng mô hình ngân hàng đơn giản
với bất cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay để phân tích những hiệu
quả tác động của của hệ thống pháp luật trên thị trường tín dụng. Kết luận của nghiên
cứu cho thấy:
- Trong phần lớn các trường hợp hệ thống pháp lý có hiệu quả làm giảm lãi suất
cho vay và số lượng trung bình của khoản vay bị vỡ nợ.
- Cải thiện hiệu quả các tổ chức pháp lý, cải thiện thủ tục lựa chọn các ngân hàng
chỉ được cung cấp khi hệ thống pháp luật hoàn thiện.
Theo nghiên cứu của (Luis Felipe Zegarra, năm 2009) xem xét tác động của các yếu
tố pháp lý và kinh tế đối với sự phát triển của ngân hàng thương mại ở Mỹ Latinh đầu
thế kỷ 19 và thế kỷ 20, nghiên cứu này cho thấy tăng trưởng trong xuất khẩu có ảnh
hưởng lớn đến sự tăng trưởng của các khoản nợ ngân hàng. Đối với hầu hết các trường
3


hợp, thay đổi trong luật ngân hàng không có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngân
hàng. Kết luận này có vẻ như phản ánh tính không đồng nhất trong ý nghĩa của sự thay
đổi, cũng như ưu thế tiềm năng của yếu tố chính trị thực tế trong việc định hình tầm
quan trọng của việc thay đổi pháp luật thực tế.

Theo nghiên cứu của (Ismail Elnihewi, Faudziah Hanim Fadzil, Rapiah Mohamed,
năm 2014) nghiên cứu vai trò trung gian của các biện pháp thực hiện trong các liên kết
giữa các yếu tố thể chế (thể chế và văn bản quy phạm) và tổ chức thực thi. Nghiên cứu
này sử dụng dữ liệu thu thập từ 154 chi nhánh ngân hàng thương mại ở Libya, kết quả
cho thấy sự tồn tại của một liên kết quan trọng và tích cực giữa yếu tố thể chế và tổ
chức thực thi thông qua các biện pháp thực hiện phi tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu lại
cho thấy không có bằng chứng của một mối quan hệ giữa những văn bản quy phạm và
tổ chức thực thi thông qua các biện pháp thực hiện phi tài chính.
2.2

Khái niệm hệ thống pháp luật Việt Nam:

Theo giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của GS.TS Lê Minh Tâm và các tác
giả năm 2009 định nghĩa :
“Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại
thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật
và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ
tục và hình thức nhất định’’.
Theo định nghĩa này, hệ thống pháp luật là 1 khái niệm chung bao gồm 2 mặt
trong 1 chỉnh thể thống nhất là hệ thống cấu trúc (bên trong) của pháp luật và hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật):
-

Về hệ thống cấu trúc (bên trong) của pháp luật: hệ thống cấu trúc được

hợp thành từ 3 thành tố cơ bản ở 3 cấp độ khác nhau là : quy phạm pháp luật, chế
định pháp luật và ngành luật
-

Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: hệ thống pháp luật được cấu


thành từ các văn bản quy phạm pháp luật. Do tính hệ thống của pháp luật, các văn
bản quy phạm pháp luật dù rất phong phú, đa dạng và được ban hành vào các thời
điểm khác nhau nhưng đều hợp thành 1 hệ thống, nghĩa là giữa các văn bản đó
đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.
2.3

Hệ thống pháp luật áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hệ thống pháp luật của NHTM là công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động vào các
quan hệ tiền tệ ngân hàng với mục đích làm cho các quan hệ này phát triển ổn định theo
4


một hướng nhất định có lợi cho nền kinh tế - xã hội. Theo đó, nội dung cơ bản của hệ
thống pháp luật đối với hoạt động của NHTM bao gồm tổng thể các mối quan hệ tiền tệ
ngân hàng được quy định với những chế định, nguyên tắc, quy phạm chứa đựng trong
luật và các văn bản dưới luật. Hoạt động của NHTM ở các nước khác nhau sẽ có nội
dung và phạm vi khác nhau tùy thuộc vào pháp luật và định hướng mô hình hoạt động
của NHTM ở các nước đó. Nhìn chung, theo pháp luật của Việt Nam, nội dung cơ bản
của hệ thống pháp luật của NHTM thường bao gồm:
- Các quy định về tạo vốn, bao gồm cả việc huy động vốn, như nhận tiền gửi của
công chúng dưới các hình thức khác nhau, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái
phiếu, vay vốn của các TCTD và NHTW theo quy định.
- Các quy định về hoạt động tín dụng: cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân dưới
các hình thức khác nhau như cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có
giá, bảo lãnh, CTTC và các hình thức khác theo quy định.
- Các quy định về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: bao gồm việc mở và sử dụng
tài khoản tại NHTW và các TCTD theo quy định để cung ứng các phương tiện
thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước cho khách hàng

theo quy định.
- Các quy định về các dịch vụ khác: dùng vốn tự có để thực hiện các nghiệp vụ
góp vốn, liên doanh, mua cổ phần; kinh doanh ngoại hối; ủy thác và nhận ủy thác;
làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng (như quản lý tài
sản, vốn đầu tư của khách hàng, tư vấn tiền tệ, tài chính, bảo quản hiện vật quý và
giấy tờ có giá, cho thuê két sắt và các dịch vụ khác; cung ứng dịch vụ bảo hiểm,
chứng khoán theo quy định của pháp luật).
- Địa vị pháp lý của NHTM (quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm phát sinh của các chủ
thể theo pháp luật và phù hợp với pháp luật).
- Cơ chế bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng (quy định về giới hạn cho
vay, bảo lãnh; BHTG; cấm cạnh tranh bất hợp pháp; tỷ lệ DTBB; dự phòng rủi
ro; tỷ lệ bảo đảm an toàn; bảo đảm tiền vay...).
- Chế độ thanh tra, giám sát; quy chế kiểm soát đặc biệt; giải thể, thanh lý, phá
sản...
Hệ thống pháp luật của NHTM ở nước ta trước hết chủ yếu bao gồm Luật NHNN,
Luật các TCTD và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật. Về tổng thể hệ thống
pháp luật của NHTM không chỉ bao gồm pháp luật trong nước (thể hiện dưới các hình
5


thức như: Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định...) mà còn cả các điều ước và tập
quán quốc tế liên quan đến hoạt động ngân hàng. Hiện nay, các nước ngày càng tham
gia, ký kết các hiệp định hai bên hay nhiều bên về thương mại (bao gồm thương mại dịch
vụ theo nghĩa rộng) làm phát sinh các cam kết về dịch vụ tài chính ngân hàng. Mặt khác,
các nước còn ký kết với nhau các hiệp định (hai bên hay nhiều bên) hoặc thiết lập các
quy tắc, Thỏa ước để điều chỉnh các mối quan hệ về thanh toán quốc tế. Ngoài ra, do tính
chất quốc tế hóa các hoạt động ngân hàng nên nhiều tập quán quốc tế cũng được các
nước coi là nguồn luật không thể thiếu trong hoạt động của NHTM. Trong số các tập
quán này, trước hết phải kể đến:
- Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600) do Phòng

Thương mại Quốc tế ban hành, sửa đổi năm 2007.
- Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu, số xuất bản 522 do Phòng Thương mại
quốc tế ban hành, 1995.
- Quy tắc thống nhất về Bảo lãnh theo yêu cầu, số xuất bản 758, do Phòng Thương
mại Quốc tế ban hành, năm 2009 v.v...
Việc áp dụng các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng
với nước ngoài đã được pháp luật nước ta đề cập và quy định trong các văn bản pháp
luật khác nhau, như Luật các TCTD 2010 (Điều 3), Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày
20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán (Điều 4).
Hệ thống pháp luật về NHTM bao gồm tổng thể các chế định, nguyên tắc và quy
phạm chứa đựng trong luật và các văn bản dưới luật nhằm điều chỉnh phạm vi hoạt
động của NHTM phát sinh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các hoạt động
kinh doanh ngân hàng khác có liên quan.
2.4. Vai trò của hệ thống pháp luật NHTM Việt Nam:
2.4.1. Tính đặc thù về hoạt động của ngân hàng thương mại
Với tư cách là một trung gian tài chính, NHTM thực chất là tổ chức, doanh nghiệp
kinh doanh tiền tệ, do vậy, ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc thù. Đối tượng kinh doanh
chủ yếu của loại hình này là "quyền sử dụng các khoản tiền tệ". Là loại hình doanh nghiệp
kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù, NHTM có những nét tương đồng và cũng có những điểm
khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường.
Điểm tương đồng dễ nhận thấy là, hoạt động kinh doanh của ngân hàng khá gần gũi
với hoạt động của các doanh nghiệp trong chu trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Điểm
6


khác nhau là ở chỗ, "hàng hóa" mà các NHTM kinh doanh là tiền tệ và các loại giấy tờ có
giá.
Ngoài ra tính đặc thù về hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế còn
được thể hiện qua các mặt hoạt động sau đây:

Thứ nhất, hoạt động của NHTM là một lĩnh vực kinh tế tổng hợp, liên quan đến hầu
hết các ngành kinh tế quốc dân, ảnh hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của một
nước.
Về cơ bản, ngân hàng nhận tiền gửi từ các cá nhân và các tổ chức rồi dùng số vốn
đó để cho vay nhằm thu lợi nhuận tối đa. Bằng các hoạt động dịch vụ chuyển tiền và thanh
toán, ngân hàng cung cấp các phương tiện thanh toán vốn cho cả nền kinh tế. Với việc cung
cấp các dịch vụ khác, hoạt động ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu đa dạng, phức tạp của nền
kinh tế và đời sống xã hội. Các hoạt động trên đây vừa phản ánh tính đặc thù của ngân hàng,
vừa phản ánh bản chất xã hội của ngân hàng. Mặt khác, trong khi thực hiện chính sách tiền
tệ của Ngân hàng Trung ương, các NHTM còn góp phần thực hiện việc cung ứng và điều
tiết khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế, điều tiết việc lưu thông tiền tệ, thúc đẩy sản xuất và
lưu thông hàng hóa. Mối quan hệ giữa ngân hàng với nền kinh tế và thể chế chính trị xã hội
thể hiện mối quan hệ tương hỗ và tác động ở cả hai chiều thuận nghịch. Những chính sách,
thể chế tích cực sẽ tác động đến sự phát triển, thay đổi tích cực của ngân hàng, và ngược lại.
Đồng thời các biến động của ngân hàng cũng sẽ tác động ở cả hai phương diện tích cực và
tiêu cực đến thể chế chính trị, đời sống kinh tế của một đất nước, thậm chí có thể làm thay
đổi thể chế chính trị của một nước. Đặc thù này chỉ ra yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật ngân hàng là cần thiết.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính "nhạy cảm" cao, rất dễ bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố tâm lý xã hội và tác động có tính lây truyền.
Là trung gian tài chính, ngân hàng đứng giữa người gửi tiền và người đi vay. Chính
vì thế, trong mối quan hệ này, giữa NHTM với người gửi tiền và người đi vay đều phải dựa
vào quan hệ lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau để thực hiện. Lòng tin và sự tín nhiệm, tin
tưởng lẫn nhau là điều kiện cần thiết cho quan hệ tín dụng phát sinh. Trong mối quan hệ
này, ngân hàng phải duy trì niềm tin cho mình và người gửi tiền và do vậy, phải cân nhắc kỹ
lưỡng năng lực, uy tín của người đi vay. Nếu không, ngân hàng sẽ không thu hồi được vốn
để hoàn trả cho người gửi tiền và do vậy sẽ đánh mất lòng tin đối với dân chúng. Tình trạng
tài chính của một ngân hàng phụ thuộc vào niềm tin của khách hàng gửi tiền, vào giá trị tài
sản của ngân hàng đó. Một khi khách hàng gửi tiền tin rằng nhiều tài sản của ngân hàng đã
bị giảm giá trị hoặc bị thất thoát lớn thì chắc chắn rằng họ sẽ cố gắng tìm cách rút tiền của

7


mình ra để gửi vào ngân hàng khác tốt hơn. Điều đáng quan ngại là sự phá sản không chỉ
dừng lại ở một ngân hàng yếu kém. Các vấn đề của một ngân hàng phá sản sẽ có thể dễ
dàng lan truyền sang cả những ngân hàng tốt, nếu dân chúng và những người gửi tiền cho
rằng những ngân hàng đó đã cho ngân hàng bị phá sản kia vay. Sự mất lòng tin này sẽ kéo
theo sự suy giảm nghiêm trọng của hệ thống ngân hàng, đẩy hệ thống ngân hàng vào tình
trạng yếu kém và tồi tệ, đẩy nền kinh tế vào sự suy thoái, thậm chí có thể làm thay đổi thể
chế chính trị của một nước khi dân chúng mất lòng tin vào khả năng điều hành của giới cầm
quyền.
Đặc thù này của ngân hàng chỉ ra yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ngân
hàng một cách tổng hợp và đồng bộ, xét về chủ thể, phạm vi và lĩnh vực hoạt động ngân hàng.
Thứ ba, kinh doanh của ngân hàng chứa đựng độ rủi ro cao và rủi ro mang tính hệ
thống.
Đối với hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp, rủi ro có nghĩa là sự không ổn định
của thu nhập tương lai và tác động của nó tới giá trị doanh nghiệp. So với các loại hình
doanh nghiệp khác, hoạt động của NHTM mang tính chất rất phức tạp và chứa đựng rủi ro
hơn nhiều. Tính chất phức tạp của nó thể hiện ở chỗ: ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh
doanh, từ các nghiệp vụ truyền thống như nhận ủy thác, chiết khấu, tín dụng ứng trước,
thanh toán séc... cho đến các nghiệp vụ hiện đại nhất, như nghiệp vụ thẻ thanh toán, thuê
mua (leasing), mua nợ, bao thanh toán (factoring) hợp đồng tương lai (future agreement)
nghiệp vụ hoán đổi lãi suất và tỷ giá hối đoái... Còn độ rủi ro cao của ngân hàng lại xuất
phát từ chính phạm vi hoạt động đa dạng mà nguyên nhân của nó có thể là vì: rủi ro của ngân
hàng bắt nguồn từ rủi ro của các khách hàng. Mặt khác, rủi ro cũng do tính chất kinh doanh
đặc thù của kinh doanh ngân hàng: đối tượng và nguyên liệu kinh doanh là tiền tệ - một loại
hàng hóa có độ nhạy cảm cao đối với rủi ro. Hơn nữa, rủi ro của ngân hàng còn bắt nguồn từ
tính chất dễ lây truyền từ phía công chúng cũng như giữa các ngân hàng với nhau. Đặc biệt
tính rủi ro trong hoạt động ngân hàng còn được bộc lộ do việc mức độ cạnh tranh ngân hàng
ngày càng gay gắt, ngân hàng khó duy trì được lợi thế trong việc đưa ra thị trường các sản

phẩm mới vì nó rất dễ bị bắt chước... Như vậy, có thể nói rằng, kinh doanh ngân hàng là loại
hình kinh doanh có độ rủi ro rất cao, ít tìm thấy một lĩnh vực kinh doanh nào có độ rủi ro
cao như kinh doanh ngân hàng.
Đặc thù này của ngân hàng chỉ ra yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật về ngân hàng theo hướng tăng cường các thiết chế an ninh, an toàn và đảm bảo cho hoạt
động của NHTM.

8


Thứ tư, hoạt động ngân hàng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật và giám sát
nghiêm ngặt của nhà nước.
Xuất phát từ môi trường kinh doanh của ngân hàng, yêu cầu cần phải quản lý các
ngân hàng và hoạt động ngân hàng bằng một hệ thống pháp luật đầy đủ, bằng việc thực hiện
cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt. việc có quá nhiều rủi ro trong hoạt động
ngân hàng là một lý do khách quan để nhà nước buộc phải quan tâm đặc biệt đến việc điều
chỉnh và chi phối hoạt động ngân hàng. Mặt khác, những quy định của hệ thống pháp luật
không chỉ nhằm bảo vệ người gửi tiền tránh khỏi những thiệt hại tài chính mà còn tạo cho
ngân hàng những lá chắn để tránh khỏi những đổ vỡ nghiêm trọng của việc phá sản ngân
hàng và những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế.
Đặc thù này chỉ ra yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật NHTM vừa thường
xuyên vừa cấp bách mà nội dung của nó, thông qua các chế định cụ thể, cần phải được xây
dựng cụ thể, chi tiết và rõ ràng trên khắp các lĩnh vực chủ yếu của NHTM. Đặc biệt cần chú
trọng và tăng cường các chế định về thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tổ chức và hoạt
động của NHTM nói riêng và các TCTD nói chung.
Thứ năm, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có tính chất quốc tế rất cao với một
nền công nghệ hiện đại.
Quá trình mở rộng và tăng cường các quan hệ đối ngoại ở mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, đặc biệt là quá trình tích tụ, tập trung vốn và chu chuyển vốn không ngừng đã
làm cho hoạt động ngân hàng mang tính quốc tế rõ rệt. Một trong những hoạt động cơ bản

nhất do các ngân hàng thực hiện khi tham gia vào các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là tài trợ
xuất nhập khẩu và thương mại giữa các nước, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế,
thực hiện cho vay đồng tài trợ, chứng khoán, đại lý, ủy thác... Đây là các nghiệp vụ mang
tính quốc tế cao, các quốc gia không thể làm khác nhau, do đó đòi hỏi phải có những quy
định pháp lý và tập quán chung điều chỉnh các hoạt động này.
Có thể nói, công nghệ ngân hàng là một trong những điều kiện tiên quyết, là chìa
khóa để một NHTM hoạt động thành công, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà xu
hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa với những đặc trưng tự do hóa thương mại và tự do hóa tài
chính đang phát triển sâu rộng, mạnh mẽ và đang thực sự chi phối khuynh hướng và cấu
trúc vận động của hệ thống tài chính ngân hàng từng quốc gia. Đặc thù này đặt ra nhiệm vụ
xây dựng và hoàn thiện pháp luật ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chủ động phục
vụ tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trên cơ sở thừa nhận các nguyên tắc chung
của pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
9


2.4.2 Vai trò của hệ thống pháp luật đối với sự phát triển của hệ thống NHTM
Việt Nam
Hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối
với các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng khi phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng
nước ngoài không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có nhiều kinh nghiệm trong việc
phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh giữa các tổ
chức tài chính ngày càng lớn, yêu cầu đòi hỏi của người sử dụng cũng ngày càng cao và
nhất là do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng không ngừng được cải tiến, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển đó thì các vấn đề rủi ro ngày càng gia tăng.
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại được sử dụng ngày càng nhiều là một dấu
hiệu khả quan, là thành công của ngân hàng, song cũng là thách thức không nhỏ đối với các
ngân hàng khi các vấn đề rủi ro liên quan đến các hoạt động này ngày càng gia tăng. Các

vần đề về rủi ro như: rủi ro gian lận, rủi ro bảo mật, rủi ro về công nghệ thông tin ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại. Điều này đòi hỏi phải có
những quy định chặt chẽ trong hoạt động để giảm thiểu khả năng rủi ro xảy ra cho ngân
hàng. Để đáp ứng các yêu cầu trên việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân
hàng là nhiệm vụ cấp thiết nhằm tăng cường các thiết chế an ninh, an toàn và đảm bảo cho
hoạt động và sự phát triển của NHTM.
2.4.3 Sự cần thiết của hệ thống pháp luật đối với hoạt động của ngân hàng
thương mại ở Việt Nam
Về mặt lịch sử, có thể nói, các quy phạm pháp luật về NHTM hình thành cùng với
sự ra đời của ngân hàng. Quan hệ ngân hàng hình thành và phát triển là do nhu cầu về trao
đổi, mua bán hàng hóa, nhu cầu vốn và các dịch vụ khác cần được đáp ứng. Do vậy, sự cần
thiết của hệ thống pháp luật đối với hoạt động ngân hàng bắt nguồn từ nhu cầu quản lý xã
hội, nhu cầu phát triển kinh tế của nhà nước và xã hội. Để hoạt động của các NHTM được
ổn định và phát triển theo một hướng chung, phù hợp với lợi ích của nền kinh tế và các tầng
lớp dân cư, cần phải có pháp luật để quy định các quan hệ này. Mặt khác, tính đặc thù trong
hoạt động ngân hàng cũng như sự an toàn trong tổ chức và hoạt động của ngân hàng với các
lĩnh vực hoạt động đa dạng của nó trong nền kinh tế cũng cần thiết phải được quy định bằng
pháp luật. Hoạt động ngân hàng với các nội dung đa dạng của nó, nếu không được pháp luật
quy định cụ thể, thì các quan hệ ngân hàng sẽ phát triển tự phát, vô chính phủ cùng với tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội. Tình
10


trạng hỗn loạn này, không những làm cho quyền lợi của các chủ thể tham gia hoạt động
ngân hàng không được bảo đảm mà còn ảnh hưởng tiêu cực và gây thiệt hại khôn lường đến
sự phát triển của nền kinh tế.
Ngoài ra, sự khác biệt giữa hoạt động của NHTM với hoạt động của các định chế tài
chính phi ngân hàng cũng là một trong những yêu cầu khách quan đòi hỏi sự ra đời của hệ
thống pháp luật đối với hoạt động của NHTM.
Với vai trò quan trọng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tổ chức và hoạt động

ngân hàng, pháp luật về NHTM sẽ tạo ra môi trường pháp lý cần thiết, định hướng hoạt
động cho các NHTM đi vào ổn định và phát triển, tạo ra chuẩn mực chung, là "thước đo
chung" cho các hoạt động ngân hàng. Thông qua việc thể chế hóa các quan hệ ngân hàng
thành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các lĩnh vực và nội dung hoạt động ngân hàng,
Nhà nước xác định các quy chế pháp lý cần thiết về việc cấp giấy phép hoạt động của các
NHTM, xây dựng các quyền và nghĩa vụ cho các NHTM, xây dựng hành lang pháp lý đối
với những nội dung hoạt động của ngân hàng, các chế tài pháp lý đối với các hành vi vi
phạm pháp luật NHTM.
Hiện nay, pháp luật ngân hàng còn được nhìn nhận như một đòi hỏi tất yếu để điều
chỉnh hoạt động ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Các điều kiện đó
còn đặt ra cho pháp luật ngân hàng những yêu cầu mới cần phải đáp ứng: đó là một hệ thống
pháp luật bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận chung của pháp
luật và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế.

11


Câu 2: Các quy định pháp luật ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của ngân hàng
thương mại?
1. Nghiên cứu liên quan: Does financial regulation affect the profit efficiency and risk
of banks? Evidence from China’s commercial banks (Tung-Hao Lee, Shu-Hwa
Chih, 2013)
- Nội dung:
Bài nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng mà các quy định tài chính của CBRC (China
Banking Regulatory Commission – Uỷ ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc) tác
động đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng thương mại tại Trung Quốc.
Trong bài nghiên cứu, các ngân hàng thương mại được phân loại thành ngân hàng
lớn (giá trị tài sản lớn hơn 1 nghìn tỷ NDT) và ngân hàng nhỏ (các trường hợp còn
lại). Dữ liệu được lấy từ Bankscope, CBRC và báo cáo tài chính được công bố của

các ngân hàng.
-

Các biến nghiên cứu:
Biến phụ thuộc: hiệu quả lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng.
Biến độc lập: các quy định về tài chính của ngân hàng. Gồm 4 nhóm:
- Chất lượng tài sản: gồm 2 biến tỷ lệ nợ xấu (RES_NPL), tỷ lệ dự phòng rủi ro
(RES_Loan)
- Lợi nhuận và hiệu suất: biến tỷ số chi phí trên doanh thu (CIR)
- Thanh khoản: gồm 2 biến tỷ số thanh toán hiện hành (LIQ), tỷ số nợ vay trên tiền
gửi (LDR)
- An toàn vốn: gồm 2 biến tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ số đòn bẩy (Leverage)
Biến kiểm soát: thời gian.

-

Mô hình nghiên cứu:
Mối liên hệ giữa các quy định về tài chính và hiệu quả lợi nhuận của ngân hàng:
- Y (profit efficiency) = a0 + b1× RES_NPL + b2× CIR + b3× LIQ + b4× CAR +
b5× Time + εt
- Y (profit efficiency) = a0 + b1× RES_Loan + b2× CIR + b3× LDR + b4× Leverage +
b5× Time + εt
Mối liên hệ giữa các quy định về tài chính và rủi ro của ngân hàng:
- Y (Z-score) = a0 + b1× RES_NPL + b2× CIR + b3× LIQ + b4× CAR + b5× Time
+ εt
12


-


- Y (Z-score) = a0+ b1× RES_Loan + b2× CIR + b3× LDR + b4× Leverage + b5× Time
+ εt
Kết quả nghiên cứu:
Tỷ số thanh toán hiện hành không ảnh hưởng đến rủi ro nhưng có tác động nghịch
biến đến hiệu quả của ngân hàng lớn và đồng biến với hiệu quả của ngân hàng nhỏ.
Tăng quy định về tỷ lệ nợ xấu làm giảm rủi ro, còn tăng tỷ số chi phí trên doanh thu
làm giảm hiệu quả và tăng rủi ro cho các ngân hàng lớn. Hai tỷ số này không tác
động đến rủi ro của ngân hàng nhỏ.
Ngân hàng nhỏ có tỷ lệ an toàn vốn cao và đòn bẩy cao thì có hiệu quả tốt hơn và rủi
ro thấp hơn, tỷ số nợ vay trên tiền gửi tăng làm tăng rủi ro và giảm hiệu quả. Ba tỷ số
này không tác động đến các ngân hàng lớn.

2. Nghiên cứu liên quan: Bank risk taking, efficiency, and law enforcement: Evidence
from Chinese city commercial banks (Jianhua Zhang, Peng Wang, Baozhi Qu,
2011)
- Nội dung:
Bài nghiên cứu tìm hiểu khả năng chấp nhận rủi ro, hiệu quả ngân hàng và mối quan
hệ của chúng đến việc thực thi pháp luật áp dụng cho 133 ngân hàng thương mại trên
31 vùng của Trung Quốc giai đoạn 1999-2008. Nghiên cứu cho thấy rằng việc thi
hành pháp luật càng tốt thì các ngân hàng càng dễ chấp nhận rủi ro. Hơn nữa, khi
thực hiện nghiên cứu này các tác giả thấy rằng hiệu quả của từng ngân hàng chịu ảnh
hưởng chủ yếu bởi việc thực thi pháp luật trong khu vực. Môi trường pháp lý tốt, hệ
thống pháp luật hiệu quả đảm bảo mức độ hoạt động hiệu quả của các ngân hàng.
Nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng về sự liên kết giữa việc chấp nhận rủi ro
của ngân hàng và thực thi pháp luật trong phạm vi quốc gia.
- Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Mẫu gồm
133 ngân hàng thương mại đô thị của TQ ở 31 vùng từ 1999-2008, khác với nhiều
nghiên cứu trước (dùng mẫu là các ngân hàng ở nhiều quốc gia, sẽ nảy sinh vấn đề
khác biệt về văn hoá, lịch sử, thể chế cũng như mức độ thực thi pháp luật,…). Sau

khi bỏ một số quan sát với dữ liệu không đầy đủ, nghiên cứu có một mẫu của 1.083
quan sát.
-

Kết quả nghiên cứu:
Bài nghiên cứu cho thấy sự liên quan mạnh mẽ giữa vệc thực thi pháp luật trong khu
vực với hiệu quả của các NH Trung Quốc. Các chỉ số về môi trường pháp lý, hiệu
13


quả của hệ thống pháp luật và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được tất cả đều có tương
quan âm đến sự thiếu hiệu quả kỹ thuật.
Thực thi pháp luật tốt cải thiện đáng kể mức độ hiệu quả và tăng khả năng chấp nhận
rủi ro của các ngân hàng. Phát hiện này là phù hợp với nghiên cứu của Hasan et al.
(2009). Như vậy, môi trường pháp lý càng tốt và hiệu quả cũng như các quyền sở
hữu trí tuệ càng được bảo vệ tốt thì mức độ hiệu quả của các ngân hàng càng cao.

14


Câu 3: Những văn bản, quy định pháp luật nào đang được áp dụng tại các NHTM tại
Việt Nam?
1. Các nghiên cứu có liên quan:
− Nghiên cứu về phát triển Hệ thống pháp luật và tài chính do La Porta, Lopez-deSilanes, Shleifer, & Vishny (1998) ghi nhận rằng một hệ thống pháp luật phát triển tốt góp
phần thúc đẩy phát triển thống tài chính.
− La Porta et al. (1998) cho rằng hệ thống pháp luật trong nước là yếu tố chính tạo nên
hiệu quả của hệ thống tài chính
− Magda, Tullio, và Marco (2005) chỉ ra rằng có mối quan hệ phụ thuộc giữa thực hiên
cải cách tư pháp và cạnh tranh ngân hàng.
− Berger & Udell (2006) hệ thống pháp luật và tính hiệu quả của thực thi pháp luật có

ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng của một quốc gia.
− Klomp và de Haan (năm 2014) thực thi pháp luật tốt cải thiện đáng kể mức độ hiệu
quả của các ngân hàng trong khu vực
− Hasan et al. (2009) cho rằng việc quy định và giám sát chặt chẽ làm giảm rủi ro cho
ngân hàng.
− Marcel Fratzscher , Philipp Johann König , Claudia Lambert (2016) việc thắt chặt
vốn và tính thanh khoản ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng trong nước và ổn định ngân
hàng.
2. Những văn bản, quy định pháp luật áp dụng cho hệ thống NHTM Việt Nam:
Cũng như các ngân hàng thương mại của các quốc gia khác trên thế giới, ngoài việc
phải tuân thủ những theo chuẩn mực Basel I,II,III và quy định thông lệ quốc tế thì hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam còn phải tuân thủ theo hệ thống phấp luật tại Việt Nam và
những quy định riêng của từng ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, hệ thống phấp luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, cản trở sự phát triển của hệ thống
các TCTD, cần phải được sửa đổi, hoàn thiện. Về cơ bản, hệ thống pháp luật ngân hàng
thương mại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực góp phần thúc đẩy cho sự phát triển
chung của hệ thống ngân hàng. Riêng Luật các TCTD 2010 số 47/2010/QH12 do Quốc Hội
thông qua ngày 16/06/2010 cũng đã quy định rõ hoạt động của ngân hàng thương mại hiện
nay.
Bên cạnh đó NHTM còn phải tuân thủ một số quy định, nghị định sau:
15


− Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay
của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐNHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Các quy định về cho vay
(thông qua Quy chế cho vay mới) đã phản ánh những nội dung cơ bản nhất về quan hệ tín
dụng giữa TCTD đối với khách hàng, cụ thể: Tổ chức tín dụng tự chịu trách nhiệm về quyết
định trong cho vay của mình. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật

vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng. Pháp luật tín
dụng ngân hàng đặc biệt chú trọng đến các nguyên tắc và điều kiện vay vốn như: sử dụng vốn
vay đúng mục đích; hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng. Đây là các nguyên tắc cơ bản, xuất phát từ đặc điểm của giao dịch tín dụng là
việc cho vay (sử dụng vốn) của TCTD bắt nguồn từ việc đi vay (huy động vốn từ các từng
lớp dân cư). Do vậy, việc sử dụng đúng mục đích đã cam kết theo hợp đồng là điều kiện cần
thiết để khách hàng có thể hoàn trả được nợ gốc và lãi vốn vay. Quy chế cho vay hiện hành
của NHNN phản ánh phương châm tiếp tục đổi mới cơ chế cho vay phù hợp với các quan hệ
kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
− Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về Đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 23/07/2010; Nghị
định số 05/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về đăng ký giao
dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật của Chính phủ ngày 2/2/2012 và
các văn bản hướng dẫn thi hành
− Ngày 20/ 11/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư
36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là văn bản pháp lý tạo lập khuôn khổ
pháp lý mới điều chỉnh toàn diện về giới hạn, hạn chế, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động ngân hàng. Thông tư 36 có hiệu lực từ ngày 01/02/2015. Kế thừa quy định tại Thông
tư 13/2010/TT-NHNN, Thông tư 36 quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ
và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở mức 9%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo
tỷ lệ phần trăm (%) giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro.
Về hệ số rủi ro của tài sản có được chia theo 5 mức: 0%, 20%, 50%, 100% và 150%. Trong
đó, đáng chú ý là Thông tư 36 đã giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150% đối với 3 nhóm tài
sản có là: các khoản cấp tín dụng để kinh doanh bất động sản, kinh doanh, đầu tư chứng
khoán và khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng.

16



− Ngày 21/1/2013, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại
tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Ngày 18/3/2014, Ngân hàng Nhà nước
tiếp tục ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư 02/2013/TT-NHNN. Có thể thấy sự điều chỉnh lùi thời hạn hiệu lực của Thông tư
09/2014/TT-NHNN với những quy định này sẽ làm giảm và trì hoãn áp lực về nợ xấu đối
với các ngân hàng. Qua đó giúp các TCTD có thêm thời gian để điều chỉnh hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ của mình, đồng thời tránh được cú sốc về nợ xấu tăng đột biến và lợi
nhuận sụt giảm mạnh.
− Quyết định 356/1999/QĐ-NHNN14 về nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu của
NHNN đối với các NHTM về đối tượng chiết khấu tại NHNN, cần mở rộng thêm các hình
thức chiết khấu. Ngoài ra, cần sớm cải tiến các điều kiện chiết khấu, thủ tục và thời gian
thực hiện chiết khấu.
− Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 quy định về bảo lãnh ngân hàng. So
với quy chế trước đây, quy chế bảo lãnh ngân hàng hiện nay đã khắc phục được một số
điểm bất cập, chứa đựng nhiều nội dung mới, cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy chế đã mở rộng các đối tượng được TCTD bảo lãnh đó là tất cả các
doanh nghiệp và cá nhân đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (Điều 6 Chương II Quyết
định 196 quy chế trước đây chỉ giới hạn đối tượng hoạt động là các tổ chức có tư cách pháp
nhân).
Thứ hai, các điều kiện bảo lãnh theo quy chế trước đây không phù hợp với thực tiễn
(như điều kiện nợ quá hạn, điều kiện có đủ tài sản thế chấp...) đã được hủy bỏ và thay thế
bằng các điều kiện mang tính khả thi hơn đối với khách hàng.
Thứ ba, phạm vi bảo lãnh được mở rộng hơn không chỉ các vấn đề trong nước mà
còn cả các nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế. Các loại bảo lãnh cũng được mở rộng hơn nhằm đáp
ứng được các nhu cầu đa dạng về bảo lãnh của khách hàng trong nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, thẩm quyền những người được ký bảo lãnh cũng được mở rộng hơn: Ngoài
Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Phó tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh của TCTD, là
những đối tượng trước đây, Quy chế mới đã mở rộng thêm thẩm quyền ký bảo lãnh cho Phó
giám đốc Chi nhánh của TCTD trên cơ sở ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của

TCTD. Quy định này đã thực sự tháo gỡ nhiều khó khăn, ách tắc trong hoạt động kinh
doanh hàng ngày của TCTD.

17


Thứ năm, mức phí bảo lãnh tối đa là 1% năm theo quy chế trước đây đã được thay
đổi và điều chỉnh là 2% cho phù hợp với thực tiễn hơn. Cả về mặt lý luật và thực tiễn hoạt
động cho thấy nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng có tính rủi ro cao. Do vậy, phí bảo lãnh
2%/năm là hợp lý.
− Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế Hoạt động thanh toán
qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001
của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Bên
cạnh việc tạo ra một quy chế mới về cung ứng dịch vụ thanh toán, pháp luật hiện hành về
thanh toán và hoạt động thanh toán qua ngân hàng còn chứa đựng một số hạn chế và bất cập
như sau:
+ Pháp luật thanh toán, bao gồm cả thanh toán điện tử còn thiếu tính hệ thống, thiếu
đồng bộ và nhất quán.
+ Các quy tắc và tập quán quốc tế về thanh toán chậm được luật pháp hóa, thiếu cụ thể,
gây trở ngại và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống
ngân hàng Việt Nam.
+ Các công cụ thanh toán phổ biến trên thế giới, như séc, lại chưa được áp dụng rộng
rãi do các quy định pháp luật còn nhiều hạn chế về đối tượng, phạm vi sử dụng; thủ
tục thanh toán rườm rà, phức tạp.
+ Các phương tiện thanh toán sử dụng công nghệ hiện đại, như thẻ thanh toán, chưa
được sử dụng phổ biến, hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông, trang thiết bị máy móc
phục vụ thanh toán còn nghèo nàn, sơ sài.
− Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước ngày
13/09/2014 về việc Ban hành quy chế Tiền gửi tiết kiệm. Theo quy định Tiền gửi tiết kiệm
là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ

tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo
hiểm theo quy định của pháp luật
− Quyết định số 1938/QĐ-NHNN ngày 25/09/2015 về mức lãi suất tối đa đối với tiền
gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài; Quyết định số 2173/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng
Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo
quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 quy định lãi suất đối với tiền
gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng và Quyết định số
2174/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức
18


tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn
phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-NHNN
ngày 17/3/2014.
Để đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN, an toàn hoạt động của tổ chức tín
dụng và ổn định thị trường tiền tệ. Ngoài ra, NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng tự kiểm
tra, phát hiện những vi phạm về mức lãi suất huy động, chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm
người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị của tổ chức tín dụng để xảy ra vi phạm, không chấp
hành các quy định của NHNN, chủ động phát hiện và báo cáo về NHNN những tổ chức tín
dụng cạnh tranh không lành mạnh vi phạm quy định về mức lãi suất huy động.
Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội
bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành ngày 29/12/2011.
Mỗi ngân hàng thương mại sẽ có những quy định cụ thể riêng, phân quyền công bố
quy trình, quy định theo thứ tự: Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật của ngân
hàng thông thường là tổng giám đốc.
Ngoài ra hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng tuân thủ theo quy định
của Luật doanh nghiệp 2015, Luật đất đai, Luật dân sự, Luật hình sự…..

19



Câu hỏi 4: Đánh giá vai trò và hạn chế của hệ thống pháp luật ngân hàng Việt Nam?
Những quy định của pháp luật là cơ sở để các NHTM tuân thủ trong quá trình thực
hiện các hoạt động của mình. Thông qua những quy định đó, nhà nước còn thực hiện việc
kiểm tra, giám sát đối với các NHTM. Bên cạnh đó, pháp luật còn tạo cơ sở để phát huy
trách nhiệm của NHNN trong phòng ngừa rủi ro hoạt động cấp tín dụng của NHTM thông
qua chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng
trung ương.
1. Vai trò của pháp luật ngân hàng
Một là, pháp luật đưa ra những quy định mang tính chất bắt buộc cho các NHTM
thực hiện hoạt động cấp tín dụng an toàn, hiệu quả. Thông qua các quy định của pháp luật,
các NHTM biết rõ những hoạt động nào không được thực hiện, những hoạt động nào bị hạn
chế thực hiện, những hoạt động nào được khuyến khích thực hiện nhằm bảo đảm an toàn.
Như vậy, pháp luật đã tạo lập một “khung” hướng dẫn các NHTM trong hoạt động. Thực
vậy, khi các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ
tài chính khác cho khách hàng, họ phải tiến hành các công việc đó trong một khung pháp lý
được xây dựng một cách cẩn trọng để bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Nhìn chung, những
hoạt động có tính chất rủi ro rất cao, gây thiệt hại lớn cho các NHTM hoặc có xung đột lợi
ích trong NHTM thì pháp luật quy định theo chiều hướng cấm đoán. Chẳng hạn, NHTM
không được cấp tín dụng cho thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành
viên… của chính NHTM đó. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định NHTM bị hạn chế thực
hiện một số hoạt động có nguy cơ xảy ra rủi ro, muốn bảo đảm an toàn thì cần phải tuân thủ
một số quy định ràng buộc. Ví dụ, NHTM không được cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho
kế toán trưởng, kiểm toán viên, thanh tra viên đang làm nhiệm vụ kiểm toán và thanh tra tại
NHTM đó…. Ngoài ra, những hoạt động của NHTM có tính an toàn, hiệu quả sẽ được pháp
luật khuyến khích thực hiện.
Hai là, pháp luật là công cụ rất hữu hiệu nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các
NHTM trong phòng ngừa rủi ro. Mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô,
loại hình và hiệu quả hoạt động nhưng hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với

nhiều rủi ro. Các NHTM Việt Nam có năng lực tài chính còn non kém, trình độ kinh doanh
còn non yếu, công tác quản lý rủi ro ngân hàng còn lỏng lẻo, chưa thực sự được chú trọng
và mang tính chuyên nghiệp. Vì vậy, một yêu cầu mang tính khách quan là các NHTM cần
nắm bắt kịp thời những thách thức, rủi ro để tìm ra những giải pháp, công cụ thích hợp
nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động. Thế nhưng, thực tế không phải tất cả các NHTM
đều có sự quan tâm đến vấn đề này. Chính vì vậy, pháp luật, với những thuộc tính của mình,
20


có vai trò rất quan trọng trong việc tác động, nâng cao vai trò và trách nhiệm của các
NHTM trong phòng ngừa rủi ro. Chẳng hạn, việc quy định trách nhiệm của Hội đồng quản
trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Kiểm toán nội bộ… nhằm duy trì
và thực hiện những quy định của pháp luật và chính sách của NHTM về bảo đảm an toàn…
Ba là, pháp luật ghi nhận, phản ánh và thể chế hóa những kinh nghiệm, phương pháp
phòng ngừa rủi ro phù hợp và có hiệu quả để áp dụng cho hệ thống NHTM ở Việt
Nam.Trong thời gian vừa qua, pháp luật ngân hàng ở nước ta đã có một số quy định phù
hợp với thông lệ chung của quốc tế về bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng như quy định
của Ủy ban Basel về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM; phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro, kiểm soát và kiểm toán nội bộ; tiếp thu những kinh nghiệm hay của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về quản trị ngân hàng hiệu quả…. Việc tiếp thu
những kinh nghiệm như vậy là việc làm thiết thực và có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp tục
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bốn là, pháp luật là phương tiện để nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn đối
với các NHTM, đồng thời phát huy trách nhiệm của NHNN trong phòng ngừa rủi ro hoạt
động cấp tín dụng của NHTM.
2. Những bất cập trong hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay
Môi trường pháp lý hiện còn nhiều chồng chéo, bất cập, ban hành nhiều những văn bản
hướng dẫn tuy nhiên vẫn còn thiếu sót và có khả năng gây ra những rủi ro khó lường cho
các tổ chức tín dụng.
Bấp cập trong pháp luật về dịch vụ ngân hàng

Thứ nhất, cơ chế quản lý và cấp phép cho các dịch vụ ngân hàng chưa phù hợp với sự
thay đổi của thị trường dịch vụ ngân hàng đang được tự do hoá theo lộ trình cam kết. Hiện
tại, cơ chế quản lý và cấp phép đối với việc cung cấp dịch vụ ngân hàng của các TCTD
được NHNN thực hiện theo hai kênh: (i) Quy định về loại hình dịch vụ được phép cung cấp
trong giấy phép thành lập và hoạt động của các TCTD; và (ii) Cho phép cung cấp dịch vụ
ngân hàng cụ thể theo quy định tại các quy chế về từng nghiệp vụ ngân hàng cụ thể (như
Quy chế về bao thanh toán, môi giới tiền tệ…). Trên thực tiễn, cơ chế này đã tỏ ra không
phù hợp với tính năng động trong hoạt động cung cấp dịch vụ của các TCTD và yêu cầu
quản lý chặt chẽ của NHNN. Bất cập của cơ chế quản lý này có thể thấy qua ví dụ sau: Giấy
phép thành lập và hoạt động của TCTD không thể cập nhật các loại hình dịch vụ TCTD
được phép thực hiện theo các quy chế nghiệp vụ cụ thể được ban hành sau khi giấy phép
được cấp. Điều này dẫn đến thực trạng là các TCTD vẫn được thực hiện cả các nghiệp vụ
không được quy định trong giấy phép, do vậy, gây khó khăn cho các TCTD khi triển khai
21


cung cấp các dịch vụ không được quy định trong giấy phép và làm giảm hiệu lực pháp lý
của giấy phép. Ngoài ra, cơ chế quản lý hiện hành đòi hỏi TCTD phải xin phép NHNN từng
lần khi muốn cung cấp một dịch vụ ngân hàng mới. Trong khi quá trình cấp phép kéo dài có
thể làm lỡ cơ hội kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh của các TCTD.
Thứ hai, thiếu các quy định pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ mới
của các TCTD và hoạt động quản lý của NHNN. Do sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ
ngân hàng và tác động của quá trình hội nhập, nhiều dịch vụ ngân hàng mới đã được Việt
Nam cam kết cho phép các TCTD nước ngoài tại Việt Nam thực hiện, nhiều dịch vụ ngân
hàng mới cũng được các TCTD Việt Nam triển khai cung cấp như dịch vụ phái sinh
(Futures contract, Option, Swap,…), trong khi đó, như đã đề cập ở phần trên, pháp luật về
dịch vụ ngân hàng đã bộc lộ nhiều “khoảng trống”, như thiếu các văn bản pháp luật về các
loại hình dịch vụ mới, phương thức cung cấp dịch vụ mới. Thực trạng này không chỉ cản trở
hoạt động kinh doanh của TCTD (vì khi muốn cung cấp các dịch vụ này, các TCTD phải
xin phép NHNN thí điểm thực hiện), mà còn ảnh hưởng tới hoạt động quản lý của NHNN

(NHNN không có đủ cơ sở pháp luật để thực hiện chức năng thanh tra, giám sát). Trong
chừng mực nhất định, việc thiếu các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên cũng ảnh hưởng
tới việc thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam về minh bạch hoá chính sách trong các Hiệp định
thương mại song phương và đa phương (như BTA, AFAS, WTO).
Thứ ba, pháp luật về dịch vụ ngân hàng thiếu các các quy định điều chỉnh một số
phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng như qua biên giới, sử dụng dịch vụ ở nước ngoài,
hiện diện thể nhân. Các quy định hiện hành của pháp luật về dịch vụ ngân hàng hầu hết chỉ
tập trung điều chỉnh phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua hiện diện thương
mại, mà chưa có các quy định điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua
phương thức khác. Trong khi đó, ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc
cung cấp dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng qua mạng Internet đã khá phổ
biến. Thông qua mạng Internet, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài hoàn toàn có thể cung
cấp các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng tại Việt Nam và ngược lại, các nhà cung cấp
dịch vụ ngân hàng Việt Nam cũng có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các khách
hàng tại nước ngoài mà không cần thiết lập hiện diện thương mại. Do vậy, khi không có các
quy định điều chỉnh các phương thức cung cấp dịch vụ mới này, NHNN khó có thể thực
hiện tốt vai trò giám sát, kiểm tra đối với hoạt động cung cấp dịch vụ theo các phương thức
mới này của các TCTD.
Thứ tư, Luật các TCTD chưa quy định rõ thẩm quyền quản lý nhà nước về dịch vụ ngân
hàng của Ngân hàng Nhà nước. Thực tiễn thực hiện Luật các TCTD và các văn bản hướng
dẫn Luật trong thời gian qua cho thấy phạm vi điều chỉnh của Luật chưa phù hợp với thực
22


×