Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Ảnh Hưởng Của Một Số Loại Phân Hữu Cơ Vi Sinh Tới Năng Suất, Hàm Lượng No3- Của Rau Cải Bắp Và Hóa Tính Đất Trồng Rau Tại Thị Xã Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM XUÂN LÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN
HỮU CƠ VI SINH TỚI NĂNG SUẤT, HÀM LƯỢNG NO3CỦA RAU CẢI BẮP VÀ HÓA TÍNH ĐẤT TRỒNG RAU
TẠI THỊ XÃ HÀ GIANG

LUẬN VĂN
THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2007

1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM XUÂN LÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN
HỮU CƠ VI SINH TỚI NĂNG SUẤT, HÀM LƯỢNG NO3CỦA RAU CẢI BẮP VÀ HÓA TÍNH ĐẤT TRỒNG RAU
TẠI THỊ XÃ HÀ GIANG

LUẬN VĂN
THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số:
60.62.01



Người hướng dẫn khoa học:
1. TS Hoàng Hải
2. PGS.TS Nguyễn Thị Lẫm

THÁI NGUYÊN, NĂM 2007

2


LỜI CẢM ƠN
Đề tài được thực hiện và hoàn thành dưới sự chỉ bảo tận tình của
các thầy giáo hướng dẫn khoa học, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan:
Sở KH&CN Hà Giang, Viện nghiên cứu Rau Quả, Hội Khoa học Đất Việt
Nam, Khoa Đào tạo Sau đại học- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Nhờ sự giúp đỡ quí báu đó đã giúp tôi hoàn thành tốt bản luận văn
này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới:
- Các thầy giáo, cô giáo hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Thị Lẫm
TS. Hoàng Hải
- PGS.TS Lê Thái Bạt- Hội Khoa học Đất Việt Nam
- PGS. TS Đặng Văn Minh - Trưởng Khoa đào tạo Sau đại học và
các thầy, cô giáo trong khoa.
- Ban Giám Đốc Sở KH&CN tỉnh Hà Giang.
- Ông Đỗ Xuân Luyện và gia đình hộ thực hiện mô hình đề tài.
Xin chân thành cám ơn tất cả anh, chị em đồng nghiệp trong và
ngoài Cơ quan đã giúp đỡ động viên tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành
luận văn này.


3


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2007

Tác giả

Phạm xuân Lân

4


MỤC LỤC
Số mục

Tên mục

Trang

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng

Danh mục các hình (hình vẽ, đồ thị...)
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

I

II

1

1 Đặt vấn đề

1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

5

1 Cơ sở lý luận


5

2 Cơ sở thực tiễn

6

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN RAU TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
1 Tình hình sản xuất rau tươi trong nước và trên thế giới

7
7

1.1 Vài nét về cây rau họ cải

7

1.2 Tình hình sản xuất rau trong nước

9

1.3 Tình hình sản xuất rau cải của một số quốc gia chính

12
15

2 Thị trường tiêu thụ rau quả
2.1 Tiêu thụ nội địa


15

2.2 Thị trường xuất khẩu của Việt Nam

18

2.3 Xuất khẩu rau của một số nước trên thế giới

20

3 Một số nét về những thành tựu nghiên cứu rau quả

5

22


III

3.1 Một số thành tựu nghiên cứu

22

3.2 Một số kết quả nghiên cứu trên rau và ứng dụng

26

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


29

1 Vai trò của vi sinh vật đất trong hệ sinh thái nông nghiệp bền
vững và khái niệm về phân bón vi sinh

29

1.1 Vai trò vi sinh vật đất trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

29

1.2 Khái niện về phân bón vi sinh vật, phân hữu cơ vi sinh

36

2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón VSV ngoài nước

36

3 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng phân bón vi sinh trong nước

41

4 Điểm tình hình nghiên cứu về phân bón vi sinh trên rau và
nghiên cứu hàm lượng NO3- trong rau

46

Khái quát những nghiên cứu về chế phẩm, phân bón vi sinh cho rau


48

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

50

1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

50

2 Nội dung nghiên cứu

51

3 Vật liệu nghiên cứu

52

3.1 Các loại phân hữu cơ vi sinh (HCVS) dùng trong thí nghiệm

52

3.2 Các loại phân khoáng dùng trong thí nghiệm

53

3.3 Đất thí nghiệm

53
53


4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng

53

4.2 Phương pháp lấy số liệu, xử lý số liệu

55

4.2.1 Phương pháp lấy mẫu đất, mẫu cây

55

4.2.2 Phương pháp phân tích mẫu đất, mầu cây

56

4.2.3 Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của rau

56

4.2.4 Phương pháp xác định thời gian bảo quản sau thu hoạch

58

4.2.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

58


4.2.6 Phương pháp xử lý số liệu

59

6


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I

II

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

60

1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

60

2 Tình hình sản xuất, kỹ thuật canh tác

61

3 Một số nét chính về thời tiết sản xuất vụ đông xuân năm 20052006 và 2006- 2007 tại thị xã Hà Giang

62

3.1 Nhiệt độ


63

3.2 ẩm độ không khí và tổng lượng bốc hơi

64

3.3 Lượng mưa

65

3.4 Số giờ nắng

65

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ VI SINH
TỚI SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ ĐẤT
TRỒNG RAU CẢI BẮP
1 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới sinh trưởng cải bắp

65

65

1.1 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới thời gian sinh trưởng
của rau cải bắp

65

1.2 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới số lá rau cải bắp


67

1.3 Ảnh hưởng của loại phân HCVS tới đường kính tán lá cải bắp

70

1.4 Ảnh hưởng của loại phân HCVS tới đường kính rau cải bắp

71

2 Ảnh hưởng của loại phân HCVS tới năng suất rau cải bắp

73

2.1 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới yếu tố cấu thành năng
suất rau cải bắp

73

2.2 Ảnh hưởng của loại phân HCVS tới năng suất TP rau cải bắp

76

3 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới hàm lượng NO3trong rau cải bắp sau thu hoạch

78

4 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới thời gian bảo quản
rau cải bắp sau thu hoạch


80

4.1 Bảo quản trong môi trường tự nhiên

80

4.2 Bảo quản trong môi trường lạnh 4- 60-C (Tủ lạnh)

83

5 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới hóa tính đất trồng
cải bắp
7

85


6 Ảnh hưởng của các công thức bón vi sinh tới hiệu quả kinh tế trồng
rau cải bắp

88

Một số nhận xét từ thí ngiệm 1
III

IV

87


ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH HÀ
GIANG (HCVSHG) TRÊN CÁC NỀN PHÂN KHÓA KHÁC
NHAU TỚI SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, HÓA TÍNH ĐẤT VÀ
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU CẢI BẮP
1 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng
khác nhau tới sinh trưởng của rau cải bắp

90

1.1 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng
khác nhau tới thời gian sinh trưởng của cải bắp.

90

1.2 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng
khác nhau tới số lá của rau cải bắp

91

1.3 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng
khác nhau tới đường kính tán lá cải bắp

94

1.4 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng
khác nhau tới đường kính rau cải bắp thương phẩm

95

2 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng

khác nhau tới năng suất rau cải bắp

96

2.1 Ảnh hưởng của các CT bón tới một số chỉ tiêu chất lượng và năng
suất lý thuyết của rau cải bắp

96

2.2 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng
khác nhau tới năng suất rau cải bắp

97

3 Ảnh hưởng của các công thức bón phân HCVSHG tới hóa tính
đất trồng cải bắp
4 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng
khác nhau tới hiệu quả kinh tế trồng rau cải bắp

99

90

100

4.1 Mức thu nhập/ha

100

4.2 Lãi thuần thu được từ sản xuất rau cải báp trong thí nghiệm


100

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO TỔ CHỨC
NHÂN RỘNG KẾT QUẢ ĐỀ TÀI, TRONG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
VÙNG RAU AN TOÀN CỦA THỊ XÃ HÀ GIANG

102

1 Giải pháp về tổ chức

102

2 Giải pháp về cơ chế, chính sách

103

8


104

3 Giải pháp về vốn, kỹ thuật
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

106

1 Kết luận

106


2 Kiến nghị

109

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

9


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

- CN VSV

Công nghệ vi sinh vật

- CS

Cộng sự

- CTV

Cộng tác viên

- CV


Hệ số biến động

- ĐC

Công thức đối chứng (nền)

- ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

- ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

- FAO

Tổ chức Nông- Lương quốc tế

- HCVS

Hữu cơ vi sinh

- HCVSHG

Hữu cơ vi sinh Hà Giang

- IEA

Institutute of Economic Agriculture


- INC

Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu

- KHKT NN

Khoa học kỹ thuật nông nghiệp

- KH&CN

Khoa học và công nghệ

- KT NN

Kinh tế nông nghiệp

- KLN

Kim loại nặng

- LSD

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

- NDT

Nhân dân tệ

- NSLT


Năng suất lý thuyết

- NSTT

Năng suất thực thu

- Nxb

Nhà xuất bản

- TCN

Tiêu chuẩn ngành

- TN&MT

Tài nguyên và môi trường

- TTXVN

Thông tấn xã Việt Nam

- VSV

Vi sinh vật

10



DANH MỤC BẢNG, BIỂU
STT

Số bảng
biểu

1.

Biểu 2.1

2.

Biểu 2.2

3.

Biểu 2.3

4.
5.
6.

Biểu 2.4
Biểu 2.5
Biểu 2.6

7.
8.

Biểu 2.7

Biểu 2.8

9. Biểu 2.9
10. Biểu 2.10
11. Biểu 2.11
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.

Biểu 2.12
Biểu 2.13
Biểu 2.14
Biểu 2.15
Biểu 2.16
Biểu 2.17
Biểu 2.18

19. Biểu 2.19
20. Biểu 2.20
21. Biểu 4.1
22. Bảng 4.1
23. Bảng 4.2
24. Bảng 4.3

Tên bảng, biểu


Trang

Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được
của một số loại rau ăn trong họ thập tự
Diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản
xuất rau của Việt Nam qua các năm
Năng suất (tạ/ha), sản lượng rau (triệu tấn) của
các nước sản xuất chính
Tình hình sản xuất cải bắp
Khối lượng tiêu thụ rau quả nội địa
Số lượng và giá trị tiêu thụ các loại rau quả bình
quân đầu người và hộ
Khối lượng nhập khẩu rau quả của Việt Nam
Các nước nhập khẩu rau quả chính của Việt
Nam năm 2001.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam
Tình hình xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2006
Lượng xuất khẩu rau của một số nước sản xuất
chính (tấn)
Các nước xuất khẩu rau tươi lớn nhất thế giới
Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật ở ấn Độ
Hiệu quả sx phân vi sinh vật ở Trung Quốc
Hiệu quả sx phân vi sinh vật ở Thái Lan
Các loại phân vi sinh vật ở ấn Độ
Tình hình sản xuất phân bón VSV của Trung Quốc
Hiệu quả của phân HCVS đối với lúa ở một số
quốc gia Châu á
Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật cố định nitơ
hội sinh đối với một số cây trồng
Khả năng tiết kiệm đạm khoáng của phân vi

sinh vật cố định nitơ
Số liệu khí tượng tại thị xã Hà Giang trong vụ
đông xuân 2005- 2006 và 2006- 2007
Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới
thời gian sinh trưởng ở các giai đoạn của rau cải bắp
Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới số
lá cải bắp ở các giai đoạn sau trồng.
Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới chiều
dài lá cải bắp ở các giai đoạn sau trồng

8

11

10
13
14
15
16
17
19
19
19
20
20
37
38
38
39
39

40
44
45
63
66
67
69


25. Bảng 4.4
26. Bảng 4.5
27. Bảng 4.6
28. Bảng 4.7

29. Bảng 4.8

30. Bảng 4.9

31. Bảng 4.10
32. Bảng 4.11
33. Bảng 4.12
34. Bảng 4.13
35. Bảng 4.14
36. Bảng 4.15
37. Bảng 4.16

38. Bảng 4.17

39. Bảng 4.18


40. Bảng 4.19

41. Bảng 4.20
42. Bảng 4.21

Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới đường
kính tán lá cải bắp ở các giai đoạn sau trồng.
Sinh trưởng về đường kính bắp ở các giai đoạn sau trồng.
Ảnh hưởng của công thức bón phân HCVS tới một
số chỉ tiêu chất lượng và năng suất lý thuyết.
Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Biogro,
S.Gianh, HCVSHG đến năng suất rau cải bắp vụ
đông xuân 2005- 2006
Ảnh hưởng của phân Biogro, Sông Gianh,
HCVSHG tới hàm lượng nitrat trong rau cải bắp
sau thu hoạch
Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh
tới thời gian bảo quản rau cải bắp trong môi
trường tự nhiên
Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới
thời gian bảo quản trong môi trường lạnh 4- 6oC
Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới hóa
tính đất trồng cải bắp tại thị xã Hà Giang
Ảnh hưởng của bón một số loại phân HCVS tới
thu nhập trong các công thức trồng rau cải bắp
Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm tới
thời gian sinh trưởng của rau cải bắp
Ảnh hưởng của các công thức bón tới số lá cải
bắp ở các giai đoạn sau trồng
Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm tới độ

dài lá cải bắp ở các giai đoạn sau trồng
Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các
nền khoáng tới đường kính tán lá cải bắp ở các
giai đoạn sau trồng
Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các
nền phân khoáng tới đường kính cải bắp ở các
giai đoạn sau trồng
Ảnh hưởng của các công thức bón HCVSHG
tới một số chỉ tiêu chất lượng và năng suất lý
thuyết rau cải bắp
Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các
nền phân khoáng tới năng suất thương phẩm
của rau cải bắp
Ảnh hưởng của các công thức bón phân
HCVSHG tới hóa tính đất trồng cải bắp
Ảnh hưởng của các công thức bón tới hiệu quả
kinh tế trồng rau cải bắp (2006- 2007)
12

70
72
73
76

78

81

83
85

87
90
91
93
94

95

96

97

99
100


DANH MỤC CÁC HÌNH
ST
T

Số
hình

Tên hình

Trang

1.

2.1


Tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các
nước năm 2001.

18

2.

2.2

Qui trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật

42

3.

3.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

54

4.

3.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

55


5.

4.1

Sơ đồ hành chính khu vực thị xã Hà Giang

60

6.

4.2

64

7.

4.3

8.

4.4

9.

4.5

10.

4.6


11.

4.7

12.

4.8

13.

4.9

14.

4.10

15.

4.11

16.

4.12

17.

4.13

Diễn biến nhiệt độ trung bình tháng trong vụ đông
xuân 2005- 2006 và 2006- 2007

Động thái sinh trưởng về số lá cải bắp giai đoạn trồng
đến 42 ngày của các công thức thí nghiệm
Tỷ lệ độ chặt vượt so với đối chứng ở các công thức thí
nghiệm vụ đông xuân 2005- 2006
Tỷ lệ năng suất rau cải bắp trong các công thức bón so
với đối chứng vụ đông xuân 2005- 2006
Hàm lượng NO3- của cải bắp thương phẩm ở các công thức
thí nghiệm so với tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn cho phép
Ảnh hưởng của một số phân HCVS đến thời gian bảo
quản rau cải bắp ở môi trường tự nhiên
Ảnh hưởng của một số phân HCVS đến thời gian bảo
quản rau cải bắp ở môi trường lạnh (4- 60C)
Ảnh hưởng của bón phân HCVS đến hàm lượng mùn
trong đất sau một vụ cải bắp
Tỷ lệ đầu tư tăng thêm của các công thức bón và lãi thuần
thu được so với đối chứng ở vụ đông xuân 2005- 2006
Động thái ra lá giai đoạn từ khi trồng đến 42 ngày của
các công thức thí nghiệm vụ đông xuân 2006- 2007
Tỷ lệ năng suất rau cải bắp thương phẩm ở các công
thức thí nghiệm so với đối chứng
Chi phí đầu tư và lãi thuần ở các công thức thí nghiệm
so với đối chứng, vụ đông xuân năm 2006- 2007

13

68
74
77
79
82

84
86
88
92
98
101


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau là cây trồng có vai trò rất quan trọng trong đời sống, kinh tế, xã hội.
Có thể nói trong cuộc sống của con người không thể thiếu rau trong khẩu phần
ăn hàng ngày. Rau cung cấp phần lớn các khoáng chất, vitamin đặc biệt là
vitamin C, tiền vitamin A (Caroten) và các chất dinh dưỡng như gluxit, lipit,
protein. Năng lượng trong rau xanh thường không cao, nhưng hàm lượng
vitamin, chất xơ, khoáng có ý nghĩa rất to lớn đối với cơ thể con người. Rau
cũng có vai trò lớn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế. Thực
tế nhiều nơi thu nhập 1 ha rau đã đạt 50- 60 triệu đồng/ha/năm và sản xuất rau
đã tạo ra nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
Vai trò của rau xanh ngày càng được khẳng định trong cuộc sống của
con người, theo kinh nghiệm cổ truyền của ông cha ta, rau xanh ngoài giá trị
làm thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày (cơm không rau như đau
không thuốc), việc sử dụng các loại rau kết hợp trong món ăn đã có tác dụng
như vị thuốc điều tiết cơ thể, tăng cường sức đề kháng của cơ thể với điều
kiện ngoại cảnh, thời tiết. Ngày nay rau xanh và các sản phẩm chế biến từ rau
xanh nói riêng và từ thực vật nói chung được sử dụng rộng rãi. Sản lượng rau
tăng theo hàng năm và loại rau cũng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của xã hội.

Tại tỉnh Hà Giang, cùng với một số loại rau thông dụng khác, cải bắp là
loại rau đã được trồng nhiều xung quanh địa bàn thị xã Hà Giang, đặc biệt
vùng rau Quyết Tiến huyện Quản Bạ có thể sản xuất được quanh năm loại rau
cải bắp và các loại rau thích hợp với vùng ôn đới lạnh. Đã nhiều năm nay rau
cải bắp đã trở thành nguồn rau xanh chủ yếu của địa bàn thị xã Hà Giang nói
riêng và cả tỉnh Hà Giang nói chung. Điều này không chỉ vì rau cải bắp là loại

14


rau xanh giàu vi ta min, bổ dưỡng, mà còn có thể để được lâu hơn một số loại
rau xanh khác trong quá trình vận chuyển và đơn giản trong bao gói rất phù
hợp với điều kiện địa hình vùng núi đá của Hà Giang, thuận tiện cho người
dân địa phương trong sử dụng. Để tăng tổng sản lượng rau người dân đã sử
dụng các biện pháp như mở rộng diện tích gieo trồng hoặc biện pháp thâm
canh tăng năng suất cũng như sản xuất rau bằng chính kinh nghiệm và hiểu
biết của bản thân người dân. Điều đó đã làm tăng nhanh tổng lượng phân bón
vô cơ sử dụng cho các vùng rau, nhất là phân đạm đã tăng lên đáng kể. Việc
sử dụng nhiều phân khoáng và mất cân đối làm chất lượng rau giảm sút ảnh
hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng và trong thời gian
dài làm hệ sinh vật đất bị biến đổi, đất bị chai, cằn, suy thoái.
Trong những năm gần đây trên thế giới và trong nước ta hình thành xu
hướng xây dựng nền nông nghiệp bền vững nhằm nâng cao sản lượng, chất
lượng cây trồng nhưng vẫn giữ được độ phì nhiêu của đất thông qua phát triển
nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái và đây được coi là một biện pháp
quan trọng trong sự hình thành nhanh các cân bằng sinh học trên cơ sở sử
dụng cân đối giữa phân vô cơ, phân hữu cơ và phân bón vi sinh vật là nội
dung quan trọng của nền nông nghiệp sinh thái bền vững tạo ra sản phẩm
nông nghiệp sạch chất lượng cao.
Phân hữu cơ vi sinh đã và đang góp phần tích cực vào việc xây dựng

nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Trong đó phải kể đến vai trò của vi sinh
vật trong việc làm tăng độ phì nhiêu của đất.
Từ tình hình thực tế của các vùng trồng rau của Hà Giang, cũng như
nhu cầu sử dụng rau an toàn nhằm bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại
phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng NO3- của rau cải bắp và hóa
tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang.

15


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới
năng suất, chất lượng và hóa tính đất trồng rau cải bắp.
2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức bón, lựa chọn loại
phân hữu cơ vi sinh phù hợp để áp dụng vào sản xuất rau an toàn tại địa bàn
thị xã Hà Giang.
2.3. Đề xuất một số giải pháp định hướng phát triển sản xuất cho vùng
chuyên canh rau ở Hà Giang.

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học :
Thực hiện đề tài đã mang lại một số ý nghĩa về mặt khoa học:
Là mô hình trực quan, minh chứng cho người dân, trực tiếp là những
người trồng rau thấy được sự hơn hẳn của việc bón phân hữu cơ so với việc
bón lệch về các loại phân bón vô cơ mà chủ yếu là đạm. Để người dân địa
phương đối chiếu, so sánh đầu tư nhân rộng.
Làm cơ sở khoa học cho chủ nhiệm đề tài và các cơ quan chức năng
tổng kết đánh giá, đề xuất các giải pháp về kỹ thuật sản xuất rau an toàn phù
hợp điều kiện của địa phương.

Kết quả của đề tài góp phần bổ sung cơ sở nền tảng của sản xuất nông
nghiệp hữu cơ có tính bền vững. Giúp lãnh đạo địa phương cân đối qui mô
vùng trồng rau gắn với ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới và đưa ra các giải
pháp quản lý vùng sản xuất các loại rau an toàn cho địa bàn tỉnh [49].

16


3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài :
Nâng cao nhận thức của người dân thôn Bản Tuỳ đối với việc ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
Mô hình cho người sản xuất thấy lợi nhuận thu được do áp dụng tiến bộ
kỹ thuật mới cao hơn đầu tư canh tác kiểu cũ và cũng nâng cao trách nhiệm
của người sản xuất đối với sức khoẻ của cộng đồng.
Kỹ thuật áp dụng đơn giản, phù hợp với trình độ canh tác ở địa phương,
mức đầu tư thấp hơn phương pháp truyền thống, giảm chi phí; sản phẩm được
thị trường tiêu thụ chấp nhận, vì vậy mô hình dễ dàng được nhân dân đồng
tình áp dụng và nhân rộng trong vùng sản xuất rau sạch của thị xã Hà Giang.

17


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Phân bón vi sinh vật là sản phẩm chứa 1 hay nhiều loài vi sinh vật sống
đã được tuyển chọn có mật độ đảm bảo các tiêu chuẩn đã ban hành, có tác dụng
tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc các hoạt chất sinh học nâng cao năng suất, chất

lượng nông sản hoặc cải tạo đất. Các loại phân bón vi sinh vật có thể kể đến là
phân vi sinh vật cố định nitơ- đạm sinh học (Nitragin ; Azotobacterin,
Azospirillum), phân vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan - phân lân
vi sinh (Photphobacterin), chế phẩm nấm rễ, chế phẩm tảo lam...
Phân hữu cơ sinh học được tạo thành thông qua quá trình lên men vi
sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phế thải nông, lâm
nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô thị, phế thải sinh
hoạt...), trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của vi sinh vật
hoặc các hoạt chất sinh học của chúng được chuyển hoá thành mùn.
Qua những kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh vật
ở Việt Nam và nước ngoài cho thấy, phân bón hữu cơ vi sinh có tác dụng tốt đến
sự sinh trưởng, phát triển, năng suất cây trồng, giảm giá thành, nâng cao hiệu
quả trồng trọt và cải tạo môi trường đất canh tác. Chính phủ Việt Nam đã sớm
nhận thấy được vai trò quan trọng này của phân bón vi sinh, vì vậy từ năm 1994,
Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số: 644/TTg ngày 5 tháng 11 năm 1994 chỉ
đạo việc quản lý: sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vi sinh, trong đó
đã nhấn mạnh: “ Để tiến tới một nền Nông nghiệp sạch, giữ cho đất trồng màu
mỡ, cần phải sử dụng hợp lý các loại phân và thuốc hoá học trừ sâu. Dựa trên

18


nguồn tài nguyên dồi dào về than bùn và phosphorit ở nước ta, cần khuyến khích
sử dụng các nguyên liệu này làm chất nền và chất phụ gia để phát triển phân bón
vi sinh, chế phẩm vi sinh, dùng chúng thay thế dần các loại phân hoá học trong
nông nghiệp theo xu hướng chung của thế giới....”
Các kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh học cho thấy: việc sử
dụng các chế phẩm vi sinh và phân bón tạo bởi chế phẩm vi sinh đã giúp giảm
được từ 30% đến 50% lượng phân bón hoá học, sản lượng rau tăng từ 1520%, hàm lượng nitơrat trong rau giảm 10 lần, thấp hơn rất nhiều so với tiêu
chuẩn cho phép. Ngay sau lần trồng thí điểm đầu tiên, chất lượng đất trồng đã

được nâng lên đáng kể (Nguồn: TTXVN (12/7/2006), Sử dụng chế phẩm vi
sinh trong trồng trọt cho kết quả tốt)
2. Cơ sở thực tiễn
Sản xuất rau nói chung và rau cải bắp nói riêng, ở Hà Giang cũng như các
vùng rau khác trong cả nước, đều thiếu phân bón hữu cơ trầm trọng. Trong canh
tác rau truyền thống, phân chuồng là giải pháp chủ yếu của phân bón cho rau,
tuy nhiên hiện nay lượng phân chuồng trong chăn nuôi hiện có trong các nông
hộ không thể đáp ứng nổi cho sự mở rộng diện tích trồng và thâm canh rau nhằm
tăng tổng sản lượng cung cấp cho nhu cầu của thị trường ngày càng lớn.
Quá trình thâm canh rau, với sự có mặt tràn lan, mất cân đối của các
chất hoá học như phân hoá học, phân chuồng tươi, thuốc bảo vệ thực vật đã
làm tăng lượng Nitrat và các chất độc hại dư thừa trong rau, tạo ra sự mất vệ
sinh an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khoẻ người sử dụng. Về lâu dài, đất
ngày càng bị chai cứng hơn do dùng nhiều phân hoá học, tính đệm của đất
giảm nhiều do thiếu mùn, sự ô nhiễm nặng về môi trường sản xuất đã dẫn đến
hệ sinh vật đất và thiên địch có lợi cho cây trồng bị tiêu diệt. Nguồn nước

19


ngầm đang dần dần bị ô nhiễm, làm tăng nguy cơ thiếu tài nguyên nước sạch
xung quanh đô thị.
Một trong những nguồn gây ô nhiễm nan giải cho các đô thị, thành phố
hiện nay là rác thải. Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu sản
xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải đã đạt được những thành công bước đầu,
một số sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh chế biến từ rác thải đã có mặt trên
thị trường làm phong phú thêm nguồn cung cấp chất hữu cơ cho cây trồng, có
thể nói rằng phân hữu cơ vi sinh sẽ là loại phân tương lai của các đô thị.
Vì vậy, việc sử dụng phân hữu cơ sinh học bón cho rau là biện pháp có
hiệu quả nhất hiện nay để bổ sung chất hữu cơ cho đất, nâng cao hiệu quả sử

dụng phân bón, tăng cường hoạt động của các chủng vi sinh hữu ích, thúc đẩy
nhanh quá trình phân giải xác hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp cung cấp
mùn cho đất, cải tạo và bồi dưỡng đất, tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hữu
cơ. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng rau.
II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN RAU TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1. Tình hình sản xuất rau tươi trong nước và trên thế giới
1.1. Vài nét về cây rau họ cải
Tên khoa học : CRUCIFERAE, BRASSICACEAE
Đặc điểm các loài cải trồng:
Rau trong họ thập tự có hàm lượng nước từ khá 85% (cải bixen) đến
cao 95% (cải bắc thảo). Hàm lượng chất đường bột từ thấp 3g (Bắc Thảo) đến
cao 8,3g (cải bixen), đường chứa trong cải là đường đơn (glucose,
fructose), đường saccharose chỉ tìm thấy ở thân củ su hào, thân các loại cải
20


ăn lá và ở các giống muộn, protein đa số thấp 1,2% (cải thảo) đến khá cao
4,9% (Cải bixen). Cải bông và cải bixen chứa nhiều N. Ngoài ra trong cải còn
chứa nhiều acid amin tự do rất cần thiết cho người như triptophan, felanin,
metonin, hispidin, Acginin, ... Ngoài vitamin C, A và B cải bắp còn chứa một
lượng vitamin U đáng kể, do đó cải bắp có khả năng chữa lành các vết loét ở
bao tử. Chất khoáng chủ yếu là Ca, K, P kế đến là Na và S, cải bixen chứa
nhiều K và P; cải ăn lá chứa nhiều Ca và S; cải bông chứa nhiều Fe, Ca và P.
Biểu 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của một số
loại rau ăn trong họ thập tự (National food review 1978, USDA)
Cải

Cải


bụng

bixen

92

91

85

90

95

Năng lượng (cal.)

24

27

45

29

14

Chất đạm (g)

1,3


2,7

4,9

2,0

1,2

Chất bộo (g)

0,2

0,2

0,4

0,1

0,1

Chất bột đường (g)

5,4

5,2

8,3

6,6


3,0

Ca (mg)

49

25

36

41

43

P (mg)

29

56

80

51

40

K (mg)

233


295

390

372

253

Vitamin C (mg)

47

48

102

66

25

Vitamin A (I.U)

130

60

550

20


150

Chất dinh dưỡng

Cải bắp

Nước (%)

Su hào

Bắc
thảo

Lá cải chứa một lượng lớn những hợp chất hữu cơ chứa S (0,0270,15%) tạo cho cải có mùi vị đặc biệt.
Cải bắp có khả năng dự trữ lâu trong kho chứa vào mùa đông dưới
dạng tươi sống từ 5-6 tháng. Trong điều kiện ở nước ta cải bắp có thể dự trữ ở
nơi mát từ 10-15 ngày sau khi thu hoạch. Su hào, cải bông có khả năng cất
giữ khá 4-7 ngày nơi thoáng mát, còn các loại cải ăn lá thì thời gian cất giữ
21


nhanh nhất. Cải có thể chế biến dưới nhiều hình thức để dự trữ như muối chua
(cải bắp, cải dưa, cải bắc thảo); muối mặn (cải củ); muối khô (cải hủ từ cải
bắp và cải bắc thảo). Đông lạnh tươi cải bông, cải bixen.
1.2. Tình hình sản xuất rau trong nước
Lịch sử sản xuất rau:Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ tuyến 8o đến vĩ
tuyến 23o, với các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt đới- ôn
đới/cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Việt Nam có điều
kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại rau quả.
Nước ta có lịch sử trồng rau rất lâu đời. Từ đời Hùng Vương, bầu bí đó

được trồng trong các vườn rau gia đình. Theo sổ sách ghi chép, rau được nhập
vào nước ta từ thời nhà Lý (thế kỷ thứ 10). Năm 1721-1783 Lê Quí Đôn đã
tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau.
Trước đây giống rau có ít, được gọi là "rau ta" như rau muống, rau cải,
rau đay, rau dền,... Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự mở mang đô thị ngành
trồng rau cũng được phát triển. Nhiều giống rau quí, dinh dưỡng cao được du
nhập trong thời Pháp thuộc được gọi là "rau tây" như cải bắp, su hào, cải
bông, hành tây, tỏi, cà rốt, cà chua,... Ngoài ra một số giống rau nhập từ
Trung Quốc được gọi là "cải tàu" như cải tàu cuốn, cải bắc thảo, cải bẹ,...
Ngày nay qua chọn lọc và thuần hoá lâu đời nước ta đó có nhiều giống
trồng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu từng vùng riêng biệt, nông dân đã
tích lũy được nhiều kinh nghiệm khá phong phú trong lĩnh vực thuần hoá,
chọn và để giống các loại rau. Ở xung quanh thành phố và các thị trấn, thị xã
hình thành những vùng rau tập trung như vùng rau ngoại thành Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, vùng rau Đà Lạt,...
Diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất rau: Diện tích đất
trồng trọt của Việt Nam vào khoảng 12,4 triệu ha, trong đó diện tích cây hàng

22


năm chiếm 10,3 triệu ha. Trong tổng 2,13 triệu ha diện tích trồng cây lâu năm,
diện tích cây ăn quả đạt 589.4 ngàn ha, chiếm khoảng 27,5% diện tích cây lâu
năm và 4,7% tổng diện tích trồng.
Trong những năm qua, diện tích rau đậu tăng khá nhanh. Trung bình
trong giai đoạn 1990-2001, diện tích rau đậu tăng bình quân 4,4%/năm. Trong
5 năm gần đây, xu hướng tăng diện tích rau đậu (5,23%/năm) cao hơn so với
giai đoạn đầu của thập kỷ 90 (3,56%). Trong khi đó, trong giai đoạn 19902001, diện tích cây hàng năm chỉ tăng bình quân 2,08%/năm, và có xu hướng
tăng chậm hơn vào giai đoạn gần đây. Mặc dù có sự tăng trưởng khá cao
nhưng diện tích rau đậu chỉ chiếm 6,7% diện tích cây hàng năm và 5,6% diện

tích trồng trọt cả nước.

Biểu 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất rau
của Việt Nam qua các năm.
Năm

Diện tích
(1000Ha)

Năng suất
(Tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

Giá trị SX
(tỷ đồng)

1996

360,0

112,32

4706,9

5088.2

1997


377,0

125,81

4969,9

5440.8

1998

411,7

122,02

5236,6

5681.8

1999

459,1

117,45

5792,2

6179.6

2000


464,6

124,36

5732,1

6332.4

2001

514,6

126,95

6777,6

6844.3

2002

560,6

124,71

7485,0

7770.8

2003


577,8

124,04

8183,8

8030.3

2004

605,9

124,04

8876,8

8284.0

2005

635,1

125,72

9640,3

8937.3

(Nguồn : Tổng cục Thống kê, FAO)


23


Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới tăng bình quân
3,6%/năm, trong khi cung chỉ tăng 2,8%/năm. Dự báo năm 2006, thị trường
rau quả thế giới vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là rau quả tươi. Các địa phương
trong nước phát triển mạnh các vùng cây rau, quả, sản xuất tập trung theo
công nghệ sạch, rau chất lượng cao đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một số vùng sản xuất rau chủ yếu của Việt nam:
Nghiên cứu những đặc điểm sản xuất rau theo vùng cho thấy đối với
rau, ĐBSH là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng rau toàn
quốc. Điều này là do đất đai ở vùng ĐBSH tốt hơn, khí hậu mát hơn và gần
thị trường Hà Nội. Thời tiết mát trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 2 là
điều kiện tốt để trồng các loại rau ôn đới như cải bắp, hành, cà chua, củ cải và
xúp lơ. ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước, chiếm 23% sản
lượng rau của cả nước. Đà Lạt, thuộc Tây Nguyên, cũng là vùng chuyên canh
sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị
trường thành phố Hồ Chí Minh [54].
Vùng rau chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp, chiếm 3840% diện tích và 45- 50% sản lượng. Tại đây, rau sản xuất phục vụ cho tiêu
dùng của dân cư tập trung là chủ yếu. Chủng loại rau vùng này rất phong phú
và năng suất cũng cao hơn. Tuy nhiên, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm rau
xanh ở đây lại thấp hơn so với các vùng sản xuất khác.
Sản xuất rau là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo các nghiên
cứu của Viện Nghiên cứu rau quả khi thực hiện đề tài cấp nhà nước KC.06.10
NN giai đoạn 2001- 2004, trên mỗi héc ta trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng,
thu nhập bình quân 10,2- 11,6 triệu đồng/ha/2 vụ, nếu trồng thêm một vụ rau
đông với thu nhập bình quân 21 triệu đồng sẽ gần gấp đôi 2 vụ lúa. Tại vùng
chuyên canh rau ven thành phố Hà Nội, theo mô hình trồng rau ngoài đồng 4
24



vụ, thu nhập bình quân 76- 83 triệu đồng/ha/năm, trong nhà lưới 124- 153
triệu là mức có thu nhập cao so với 26,8 triệu đồng/ha bình quân của ngành
trồng trọt [41].
Tuy nhiên, việc sản xuất rau quả vẫn còn nhiều bất cập như diện tích
còn manh mún, chưa hình thành các vùng tập trung lớn để cung cấp nguyên
liệu ổn định cho thị trường, năng suất chưa cao, chất lượng nguyên liệu còn
thấp chưa đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là cho xuất khẩu;
những sản phẩm có thị trường tiêu thụ thì thiếu nguyên liệu để chế biến. Hầu
hết các nhà máy chế biến hiện đều thiếu nguyên liệu, nhất là cà chua và dứa,
dẫn đến việc các nhà máy hoạt động không đủ công suất, bình quân chỉ đạt
20- 25% so với công suất thiết kế.
Hiện nay tình trạng rau sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm còn khá phổ biến. Do bón thiên về phân vô cơ, phân chuồng chưa qua
xử lý, nước tưới không đảm bảo sạch, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không
theo qui định. Theo thống kê của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai
đoạn 2001- 2006, đã xảy ra 1.358 vụ ngộ độc thực phẩm, mắc độc 34.410, tử
vong 379, chiếm tỷ lệ 1,1%. Kết quả điều tra cho thấy, trong đó các vụ nhiễm
khuẩn E-coly do nhiễm từ phân bón chiếm từ 50- 90% các trường hợp, còn lại
là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ngộ độc do sử dụng hóa
chất trong sản xuất rau (Nguồn: Cục vệ sinh an toàn thực phẩm) [48].
1.3. Tình hình sản xuất rau cải của một số quốc gia chính
Theo số liệu của FAO năm 1987 diện tích gieo trồng cải trên thế giới
hằng năm là 1,5 triệu ha. Năng suất rau cải gần đây đạt đến mức ổn định nhờ
sử dụng giống mới, giống lai và phương pháp canh tác tiên tiến. Trong các
loại rau cải, cải bắp được canh tác nhiều nhất, rộng rải khắp 5 châu và chiếm

25



×