Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật của một số giống hoa thảm (cúc vạn thọ, mào gà) tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.91 MB, 108 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

-----------------*-------------------

NGUYỄN TRẦN THÙY ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA
THẢM (CÚC VẠN THỌ, MÀO GÀ) TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2015


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

-----------------*-------------------

NGUYỄN TRẦN THÙY ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA
THẢM (CÚC VẠN THỌ, MÀO GÀ) TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Đặng Văn Đông

HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn
gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Thuỳ Anh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Đặng Văn Đông
đã tận tình hướng dẫn để hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy cô Ban đào tạo sau
đại học Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ban lãnh đạo, các cán bộ công
nhân viên Công ty TNHH một thành viên Công viên Thống Nhất và các bạn
bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn này.

Luận văn có sự động viên, đóng góp của thân nhân và gia đình tác giả.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Trần Thuỳ Anh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC

I
II
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.2
2.3
2.4
III
3.1
3.2
3.3
3.4
IV

4.1
4.1.1
4.1.1.1
4.1.1.2
4.1.2
4.1.2.1
4.1.2.2

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN
Nguồn gốc, vị trí, phân loại, đặc điểm thực vật học, giá trị
sử dụng và giá trị kinh tế của hai giống hoa nghiên cứu
Cây hoa Cúc Vạn thọ
Cây hoa Mào gà
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Nghiên cứu về hoa trồng thảm
Nghiên cứu về phân bón lá
Nghiên cứu về kỹ thuật bấm tỉa ngọn
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm nông sinh học
Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm nông sinh học của 7
giống hoa Mào gà
Khả năng nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm
Tình hình sinh trưởng của các giống hoa Mào gà
Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm nông sinh học của 5
giống hoa Vạn thọ
Khả năng nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm
Tình hình sinh trưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Trang
i
ii
iii
v
vi
1-3
4
4-6
6-7
7-21
22-23
23-26
26-27

28
29

29
29-32
33
33
33
33
34-38
38
38
38-41

Page iii


4.2
4.2.1
4.2.1.1
4.2.1.2
4.2.1.3
4.2.1.4
4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.4
4.1.1
4.1.2
V

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng,

phát triển của giống hoa Cúc vạn thọ VT1 và Mào gà MG3
Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và số lá trên thân chính
Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng của 2
giống hoa
Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng cành tán của 2
giống hoa
Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng 2 giống hoa
Ảnh hưởng của phương thức trồng đến sinh trưởng phát
triển của 2 giống hoa
Ảnh hưởng của phương thức trồng đến thời gian sinh
trưởng, phát triển
Ảnh hưởng của phương thức trồng đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây
Ảnh hưởng của phương thức trồng đến thời gian sinh
trưởng cành tán, độ bền của 2 giống hoa
Ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn đến sinh trưởng phát
triển của giống hoa Cúc vạn thọ
Ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn đến thời gian sinh
trưởng
Ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn đến số lượng và chất
lượng hoa
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

42
42

42-44
44-45
45-47
47-48
49
49-50
50-52
53-55
55-56
56-57
57-58
59-60
61-64
65-98

Page iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tr.đ

Triệu đồng

CT

Công thức

ĐX


Đông xuân

XH

Xuân hè

N

Phân đạm

P

Phân lân

K

Phân kali

PC

Phân chuồng

CAOC

Chiều cao cây

DKT

Đường kính tán


G

Giống

LN

Lần nhắc lại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng
Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn
2.1
2000-2011
Tổng hợp số lượng công viên, vườn hoa 4 quận nội thành Hà Nội
2.2
(do Thành phố Hà Nội quản lý)
Diện tích, chủng loại hoa trồng thảm trang trí tại 4 quận nội thành
2.3
Hà Nội
Tình hình sản xuất cây hoa trồng thảm tại vườn ươm Công viên
2.4
Thống Nhất
Tình hình sản xuất hoa Mào gà, Cúc Vạn thọ tại vườn ươm Công
2.5
viên Thống Nhất

Đối tượng nghiên cứu
4.1 Thời gian nẩy mầm và tỷ lệ nẩy mầm của các giống Mào gà
Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống hoa Mào gà giai
4.2
đoạn bắt đầu có nụ
4.3 Động thái tăng trưởng số lá trên cây của các giống hoa Mào gà
Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và chất lượng hoa của
4.4
các giống hoa Mào gà
4.5 Khả năng nẩy mầm và tỷ lệ nẩy mầm của các giống Cúc Vạn thọ
Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống hoa Vạn thọ
4.6
giai đoạn bắt đầu ra hoa
Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và chất lượng hoa của
4.7
các giống hoa Cúc Vạn thọ
Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao
4.8
cây và số lá/ thân của giống MG3
Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao
4.9
cây và số lá/thân của giống VT1
Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến thời gian sinh trưởng
4.10
của giống hoa MG3
Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến thời gian sinh trưởng
4.11
của giống hoa VT1
Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến sinh trưởng cành tán
4.12

của giống hoa MG3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Trang
11
15
18
19
21
28
33
34
36
37
39
39
41
42
43
44
45
46

Page vi


4.13
4.14
4.15
4.16

4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23

Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến sinh trưởng cành tán
của giống hoa VT1
Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến chất lượng hoa của
giống hoa MG3
Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến chất lượng hoa của
giống hoa VT1
Ảnh hưởng của phương thức trồng đến thời gian sinh trưởng của
giống hoa MG3
Ảnh hưởng của phương thức trồng đến thời gian sinh trưởng của
giống hoa VT1
Ảnh hưởng của phương thức trồng đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống MG3
Ảnh hưởng của phương thức trồng đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống VT1
Ảnh hưởng của phương thức trồng đến sinh trưởng cành tán của
giống hoa MG3
Ảnh hưởng của phương thức trồng đến sinh trưởng cành tán của
giống hoa VT1
Ảnh hưởng của một số biện pháp bấm ngọn đến sinh trưởng của
giống VT1
Ảnh hưởng của một số biện pháp bấm ngọn đến số lượng và chất
lượng hoa của giống VT1


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

47
48
48
49
50
51
52
54
55
56
58

Page vii


I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ lâu hoa đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con
người. Hoa làm cho ngày sinh nhật trở nên vui vẻ, cho hội nghị trở nên trang
trọng và đặc biệt hoa làm tăng thêm sức quyến rũ tại các nơi công cộng như
vườn hoa trong công viên, trong trang trí sân vườn của các dinh thự, gần đây
hoa còn được trang trí để làm mềm mại thêm cho các dải phân cách đường
phố.
Hoa trồng thảm là những cây hoa thân thảo hoặc thân gỗ có chiều cao
dưới 1 m, sống theo mùa trong năm hoặc 2-3 năm (hoa lưu niên). Màu sắc
hoa đa dạng, tạo nên những mảng màu rực rỡ, thường được trồng trong các
công viên, mảng vườn trong các khu biệt thự, phối kết hợp tạo cảnh ở tầng

thấp. Ngoài ra, chúng còn được trồng trong chậu, bồn để trang trí. Các loại
hoa trồng thảm còn được dùng để sắp xếp, phối kết trang trí trong các công
trình kiến trúc, đường quốc lộ, xa lộ..., thường được áp dụng nhiều trong việc
quy hoạch xây dựng đô thị.
Thành phố Hà Nội có tốc độ đô thị hoá ngày càng mạnh, nhu cầu xây
dựng các công viên, vườn sinh cảnh ngày càng cao, nên yêu cầu đối với hoa
trồng thảm ngày càng nhiều đòi hỏi chất lượng tốt hơn, chủng loại phải đa
dạng hơn để phục vụ trang trí các ngày lễ hội. Tiêu chuẩn chọn hoa thảm cho
Hà Nội phải là thấp cây, thân khoẻ, khả năng chống chịu tốt, hoa phải lộ rõ
trên mặt tán, độ bền tự nhiên cao. Đặc biệt hoa trồng thảm cần phải thường
xuyên thay đổi các mẫu giống cho phù hợp với thị hiếu và cảnh quan môi
trường và cũng nhằm khắc phục hiện tượng bị thoái hoá của các giống cũ do
đó việc đa dạng hoá các chủng loại hoa trồng thảm là hết sức cần thiết.
Trong thời gian qua, Hà Nội chủ yếu trồng các loại hoa thảm sẵn có
trong nước nhưng không có sự đầu tư về công nghệ, cơ sở vật chất trang thiết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


bị kỹ thuật nên giống bị thoái hoá, chất lượng kém. Tuyển chọn các giống hoa
nhập nội là con đường ngắn nhất để có các giống hoa mới. Tuy nhiên việc nhập
nội giống hoa còn tùy tiện, không qua thử nghiệm, khảo nghiệm đã gây không
ít khó khăn cho hầu hết vườn ươm của các công ty cây xanh và người sản xuất
do tình trạng lẫn giống, chưa phù hợp với điều kiện sinh thái của Hà Nội.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật cho một số giống hoa thảm
(Mào gà, Cúc Vạn thọ) ở Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống hoa Mào gà, Cúc
Vạn thọ nhằm chọn ra những giống hoa mới thích nghi với điều kiện khí hậu
của Hà Nội, góp phần thúc đẩy phát triển các loại hoa phục vụ trồng thảm ở
công viên, đường phố.
Xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trồng một số giống hoa
Mào gà, Cúc Vạn thọ, góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm
sóc hoa Mào gà, Cúc Vạn thọ trong điều kiện sinh thái Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu được đặc tính nông sinh học, từ đó đánh giá được ưu,
nhược điểm của từng giống, phục vụ công tác phân loại và lựa chọn giống hoa
Mào gà, Cúc Vạn thọ.
- Xác định được biện pháp kỹ thuật chủ yếu để tăng chất lượng hoa
Mào gà, Cúc Vạn thọ xuất vườn.
- Lựa chọn được một số giống hoa thích hợp với điều kiện khí hậu Hà
Nội trên cơ sở đánh giá toàn diện về sinh trưởng, phát triển, hình thái hoa,
chất lượng hoa, sâu bệnh gây hại cho các giống hoa trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Việc nghiên cứu và đánh giá một số đặc tính nông sinh học của các
giống hoa trồng thảm sẽ làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống hoa mới, góp
phần đa dạng hoá các chủng loại hoa nói chung và hoa trồng thảm nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu và đánh giá các đặc tính nông sinh học cũng như

ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đối với các giống hoa thảm (Mào gà, Cúc
Vạn thọ) trong từng thời vụ sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ
thuật phù hợp, nhằm duy trì và phát triển các giống hoa trồng thảm.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu và giảng dạy về cây hoa trồng thảm.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài tuyển chọn được giống hoa Mào gà (Mào gà búa lùn), Cúc Vạn
thọ (Cúc Vạn thọ Pháp màu vàng chanh) có triển vọng, có khả năng thích ứng
cao, cho năng suất, chất lượng hoa tốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất hoa thảm tại
Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất
các giống hoa Mào gà, Cúc Vạn thọ tại vườn ươm của Công viên Thống Nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại, đặc điểm thực vật học, giá trị sử dụng và
giá trị kinh tế của hai giống hoa nghiên cứu
2.1.1. Cây hoa Cúc Vạn thọ
Cây hoa Cúc giống Vạn thọ thuộc lớp hai lá mầm (Dicotyleonae), phân
lớp cúc (Asteroideae), chi Chrysanthemum, loài Marigold, giống Tagetes (Võ
Phương Chi, Dương Đức Tiến, 2004). Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và
Nhật Bản du nhập sang Đài Loan và nhập nội về Việt Nam. Người phương
Đông coi hoa Cúc Vạn thọ là hình ảnh trường sinh của cuộc sống và hạnh
phúc vĩnh hằng của muôn người (Đỗ Mỹ Linh, 2008). Hoa cúc giống Vạn thọ
có bộ rễ chùm, phân nhánh nhiều. Chiều cao thân đối với giống thấp chỉ
khoảng 20-30cm, phân cành mạnh rất thích hợp cho trồng chậu và trồng thảm.

Lá mọc cách và thành vòng xoắn trên thân. Lá có mùi thơm như xạ và hăng
hắc khi vò nát, nay có giống lá không hôi và đôi khi còn thơm nữa. Hoa Vạn
thọ là hoa đơn hoặc hoa kép, người chơi hoa nước ta thường thích hoa Vạn
thọ kép. Hoa Vạn thọ đặc trưng là cụm hoa đầu trạng, trên một cụm hoa có
hàng nghìn hoa nhỏ, trình tự nở hoa từ ngoài vào trong. Quả Vạn thọ là loại
quả bế, trong quả có một hoặc nhiều hạt, trọng lượng khoảng 1g/1000 hạt.
Hoa Vạn thọ trồng để phủ đầy bồn cảnh, làm hoa viền quanh bồn, quanh liếp,
trồng chậu kiểng, trồng giỏ treo hay làm hoa cắt cành cắm chung với các hoa
khác. Những loại hoa Vạn thọ nở nhiều tháng và lâu tàn thích hợp trồng trên
các bồn hoa công viên, biệt thự, dọc xa lộ, đường phố, dưới các hàng cây cổ
thụ cho công chúng chiêm ngưỡng.
Trên thế giới, hoa Vạn thọ chia làm ba loài nguyên và ba loài lai
(hybrids) sau đây:
+ Loài Vạn thọ Phi Châu
Tên khoa học là Tagetes erecta, tiếng Anh gọi là Affrican Marigold. Đây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


thường là giống Vạn thọ cây cao nhất và to nhất.
Đáng kể nhất hiện nay là loài hoa kép, to, nở tròn xoe gọi là Ánh
Nguyệt (Moonlight), cây cao chừng 40cm và mọc dày khít nhau, trổ hoa sớm
như các giống Vạn thọ lai, được trồng làm bồn cảnh hay cắt cành cắm hoa.
+ Loài Vạn thọ Pháp
Tên khoa học là Tagetes patula L., tên tiếng Anh gọi là French Marigold. Loài
này thường hấp dẫn hơn loài Châu Phi, hoa cũng nhỏ hơn. Nhưng hoa đủ màu
đủ kiểu. Như giống Oai Vệ, cây lùn, cao khoảng 30-35cm, hoa vàng đơn
cánh, cánh sọc nâu hay sọc màu gỗ đỏ, cồi vàng. Loài này trồng ở vùng đồng

bằng nước ta có thể cao đến 60cm.
+ Loài Vạn thọ nhỏ.
+ Loài hoa Vạn thọ lai có tên American Marigold
+ Loài lai Antigua Yellow là loài Vạn thọ vàng tươi, hoa kép to 7-8cm.
Sau 60 ngày gieo hạt là đã trổ hoa, và hoa nở liên tiếp nhiều tháng, lâu nhất
trong các loài hoa Vạn thọ. Cây mọc khít và cao 30-50cm, có khi gọi là Inca
lùn.
+ Loài lai Inca Hybrid hoa kép và rất to, đường kính bông khoảng 1013 cm. Cây cao 50-70cm, cũng ra hoa sớm và vụ hoa kéo dài, vẫn còn hoa khi
các Vạn thọ khác đã tàn. Chịu nhiệt độ đến 390C - 400C.
Công dụng của cây hoa Cúc vạn thọ
- Trong y học, chỉ có loài Cúc Vạn thọ lớn được dùng làm thuốc. Người ta thu
hái hoa khi hoa vừa mới nở, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhỏ lửa cho khô để
đảm bảo màu sắc, mùi thơm và phẩm chất. Theo đông y, Cúc Vạn thọ vị
đắng, mùi thơm, tính mát, tác dụng tiêu viêm làm long đờm, trị ho. Lá Cúc
Vạn thọ làm mát gan, phổi, giải nhiệt, chữa đau mắt, ho gà, viêm khí quản,
viêm miệng, viêm hầu, đau răng, dùng để đắp ngoài điều trị viêm tuyến mang
tai, viêm da mủ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


- Hoa Cúc Vạn thọ đã được nghiên cứu dược lý thấy cao đã chiết của hoa có
hoạt tính kháng khuẩn đối với các vi khuẩn gram dương, tinh dầu hoa Cúc
Vạn thọ lại ức chế một số loài nấm.
- Theo tài liệu nước ngoài, cả cây Cúc Vạn thọ để tươi, cất kéo bằng hai nước
sẽ cho tinh dầu là dầu Tagetes. Tinh dầu cất từ hoa có màu vàng đỏ, từ thân
và lá có màu vàng lục, mùi thơm hắc bền, vị đắng cay, được dùng trong
ngành hương liệu. (Đỗ Mỹ Linh, 2008).

- Trong trồng trọt: Cúc Vạn thọ được sử dụng để đẩy lùi giun tròn, nó có hiệu
quả nhất chống lại các loài tuyến trùng Pratylenchus penetrans gây bệnh cho
cây trồng. Trong các tài liệu của Thái Lan đã chứng minh được Cúc Vạn thọ
có khả năng hấp thụ thạch tín (asen) tích lũy khoảng 41% trong lá, đây là loài
có thể cải thiện đất ô nhiễm bởi chất trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật. Cúc vạn
thọ chứa α-Tertienyl là một trong những thành phần quan trọng của hoạt tính
sinh học giúp cải thiện đất.
Vạn thọ có tác dụng trừ sâu bọ trong đất trồng, nếu trồng hỗn hợp có
thể bảo vệ được các loại hoa khác (Lưu Chí Tùng, 2009).
- Trong chăn nuôi: Nó được sử dụng làm thực phẩm cho gà, giúp tăng lòng đỏ
trứng và màu sắc của vỏ tươi sáng, đậm hơn.
2.1.2. Cây hoa Mào gà
Cây hoa Mào gà (Celosia argentea var. Cristata Voss, Celosia
argentea var. plumosa) thuộc họ Rau Dền, còn có tên là mồng gà, kê công
hoa, kê quan hoa, kê cốt tử hoa. Thân thẳng, nhẵn, cao 30-70cm, lá mọc lệch
có cuống, lá có các loại màu đỏ sẫm, xanh, xanh vàng, xanh đỏ, hoa mọc tập
trung ở đỉnh như mào gà.
Hạt màu đen tím, màu sắc hoa cũng rất đa dạng, thường gặp là màu đỏ
lửa, còn có các màu khác như tím, vàng da cam, trắng, vàng đỏ (Thái Hà,
2011). Cây hoa Mào gà được trồng nơi đình chùa, loại nhỏ trồng vào chậu,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


trồng thảm. Hoa Mào gà nguyên sản ở Ấn Độ, chúng ưa nóng, không chịu rét,
sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn.
Công dụng của hoa Mào gà: Theo Y học cổ truyền, hoa Mào gà đỏ vị
ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, cầm máu, chữa rắn cắn

(trồng Mào gà quanh vườn, quanh nhà các loại rắn không dám đến gần) .
2.1.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu trong và ngoài nước
* Trên thế giới:
Ngày nay, sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển mạnh và đã trở
thành một ngành thương mại với giá trị sản lượng cao với tỷ lệ tăng trưởng
hàng năm khoảng 20%. Hiện nay, diện tích trồng hoa, cây cảnh trên thế giới
khoảng 1.100.000 ha với lượng tiêu thụ hoa cắt chiếm 60%, hoa chậu hoa
thảm chiếm 30% và các loại cây trang trí khác chiếm 10% (Theo trung tâm
thương mại hoa quốc tế, Thụy Sĩ 2005). Hàng năm lượng hoa thảm, hoa chậu
tiêu thụ ở Mỹ đạt 6,5 tỷ USD và Đài Loan xấp xỉ 9,2 tỷ USD. Các nước xuất
khẩu hoa thảm, hoa chậu trên thế giới là Hà Nan, Đan Mạch và Bỉ (Lê Huy
Hàm và cộng sự, 2012).
Hiện nay sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới đang phát triển mạnh và
mang tính thương mại cao. Ngành sản xuất hoa cây cảnh đã mang lại nhiều
lợi nhuận cho nền kinh tế một số nước đặc biệt là các nước đang phát triển.
Tại các nước phát triển như Nhật, Pháp, Mỹ, Hà Lan đều có các trung
tâm sản xuất hoa mang sắc thái công nghiệp. Tại các trung tâm này, các thành
tựu khoa học tiên tiến về công nghệ sinh học được áp dụng triệt để nhằm tạo
ra các giống hoa có giá trị thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo số liệu thống kê của WTO, sản lượng hoa xuất khẩu chiếm hơn
13,362 tỷ USD năm 2006, trong số đó hoa cắt cành là 6,12 tỷ USD chiếm
45,9%, hoa chậu và hoa trồng thảm là 5,79 tỷ USD chiếm 43,3%, loại chỉ
dùng lá để trang trí là 893 triệu USD chiếm 6,7% và các loại hoa khác là 559

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


triệu USD chiếm 4,1%. Nhìn chung hoa cắt cành, hoa chậu và hoa trồng thảm

trên thế giới được tiêu thụ với một số lượng khá lớn và ngày càng đòi hỏi cao
về chất lượng sản phẩm, bởi các loại hoa này được sử dụng với nhiều mục
đích khác nhau như phục vụ tiêu dùng, trang trí công cộng. Hoa cắt cành
thường tập trung vào các chủng loại như hồng, cúc, cẩm chướng, đồng tiền,
lily, lay ơn. Nhưng ngược lại hoa trồng thảm lại rất phong phú về chủng loại
và đa dạng về màu sắc. Hiện nay có trên 150 nước tham gia vào sản xuất hoa
cắt cành và hoa trồng thảm mang lại nguồn thu nhập lớn.
Ngày nay, công tác chọn tạo giống cây trồng trên thế giới thường tập
trung vào nhập nội giống và thử nghiệm ở các vùng sinh thái. Thu thập nguồn
vật liệu lai tạo giống mới, chọn tạo những dòng lai có triển vọng. Khảo
nghiệm các dòng, giống khác nhau để tìm ra các giống có khả năng thích ứng
cho từng vùng. Ứng dụng phương pháp chuyển gien và đột biến gien... trong
chọn tạo giống. Đối với chọn tạo giống hoa mới, vật liệu khởi đầu có thể được
tạo ra từ tập đoàn giống hoa nhập nội hoặc tập đoàn địa phương hay từ
phương pháp lai tạo giống. Từ đó chọn lọc ra cây con đầu dòng, rồi tiến hành
nhân dòng, kiểm tra so sánh và khảo nghiệm giống quốc gia. Các giống hoa
sau khi chọn tạo phải đáp ứng được các tiêu chí đối với người tiêu dùng: hoa
phải đẹp, tươi, mới và phải luôn phù hợp với yêu cầu luôn luôn thay đổi của
người chơi hoa; đối với sản xuất: giống hoa sinh trưởng phát triển khỏe, có
khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái, giá thành thấp, lợi nhuận cao và
có thị trường ổn định.
Hiện nay, Đài Loan đã rất thành công trong nghiên cứu chọn tạo giống,
hoa thảm phong phú được tuyển chọn hàng năm phục vụ cho nhu cầu trang trí
vườn cảnh, công viên. Nhật Bản hiện là nước dẫn đầu về áp dụng thành tựu
khoa học tiên tiến để tạo ra các giống hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao
(Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005; Nguyễn Thị Kim Lý, 2009).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8



Bên cạnh những nghiên cứu về chọn tạo giống, các nghiên cứu và ứng
dụng về giá thể, dinh dưỡng và các biện pháp kỹ thuật khác đối với cây hoa
trồng thảm cũng rất được chú trọng.
Theo Lawtence, Neverell (1950), ở Anh thường sử dụng hỗn hợp gồm
đất mùn + than bùn + cát thô với tỷ lệ 2:1:1 làm giá thể để gieo hạt, cũng với
những hỗn hợp trên nhưng với tỷ lệ phối trộn là 7:3:2 thì được sử dụng để
trồng cây.
Năm 1995, Danai và Tongmai khi đánh giá về ảnh hưởng của phân bón
lá, mật độ, khoảng cách và các giai đoạn thu hoạch hoa đã kết luận: Khoảng
cách cây tăng làm giảm chiều cao cây, nhưng lại làm tăng chiều rộng và chiều
dài lá. Việc bón phân qua lá đã làm tăng số lượng lá cây, ở mức phân bón
150ppm N-K (đạm - kali) đã làm tăng độ bền hoa.
Jiang Qing Hai (2004) cho rằng để cây sinh trưởng, phát triển tốt thì
khi phối chế các vật liệu nuôi cấy cần chú ý các điều kiện cơ bản bao gồm các
tính chất:
- Tính chất vật lý: Chủ yếu là mức độ tơi xốp, thông thoáng khí, khả
năng hấp thu, khả năng hút nước và độ dày của vật liệu.
- Tính chất hóa học: Chủ yếu là độ chua (trị số pH) và mức độ hút dinh
dưỡng. Nếu vật liệu có khả năng hấp thu các ion dinh dưỡng khó bị nước rửa
trôi mới có thể giải phóng dinh dưỡng cung cấp cho cây, giá thể trồng cây
(hoặc vật liệu nuôi cấy) có chất lượng trao đổi ion khá cao có thể tích nhiều
dinh dưỡng. Nếu lượng trao đổi ion thấp chỉ tích được một ít dinh dưỡng thì
cần phải thường xuyên bón phân, đồng thời trao đổi ion cao còn có thể hạn
chế tốc độ biến đổi trị số pH.
- Tính chất kinh tế: Chủ yếu là mức độ hữu hiệu của vật liệu nuôi cấy
có thể sử dụng lại, dễ lấy, tiện cho việc trộn, sạch sẽ, không mùi, giá thành rẻ.
Các vật liệu trồng hoa, cây cảnh thường dùng là đất, lá mục, đất rác,


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


than bùn, gạch vụn, mùn cưa, cỏ cây, sỏi... phần lớn các giá thể trồng cây phải
phối trộn 2-3 loại vật liệu với nhau.
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự sinh
trưởng, phát triển của cây. Cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho cây nói chung và
cây hoa nói riêng là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất và chất lượng
hoa. Việc sử dụng dinh dưỡng cho cây trồng rất quan trọng, không được thừa
mà cũng không được thiếu. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có vai trò khác nhau
nhưng đều hết sức quan trọng đối với cây hoa. Vì vậy bón phân phải đảm bảo
đầy đủ và cân đối mới nâng cao năng suất và chất lượng hoa. Nếu thiếu dinh
dưỡng cây sẽ còi cọc, chậm lớn, hoa nhỏ, yếu, không đạt tiêu chuẩn chất
lượng. Nhưng nếu thừa dinh dưỡng, cây sẽ phát triển quá mức, vống cao, dễ
bị đổ và sâu bệnh, ra hoa muộn và chất lượng hoa cũng kém. Jiang Qing Hai
(2004) đã kết luận: Các yếu tố vi lượng, vitamin đầy đủ và tỷ lệ thích hợp
giúp cây hoa phát triển cân đối để đạt năng suất hoa cao và phẩm chất tốt.
* Ở Việt Nam:
Nghề sản xuất hoa, cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời nhưng chỉ được
coi là một ngành kinh tế hàng hoá có giá trị từ năm 1980. Sự phát triển của
ngành này cũng đã góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước.
Trong tương lai với tốc độ đô thị hoá như hiện nay thì ngành sản xuất hoa cây
cảnh sẽ đem lại lợi nhuận cao và giải quyết việc làm cho rất nhiều người lao
động ở thành phố cũng như ở nông thôn. Việt Nam có diện tích đất tự nhiên
trên 33 triệu ha, tuy nhiên diện tích trồng hoa hiện nay chỉ chiếm 0,06% diện
tích đất tự nhiên và thường tập trung ở các vùng trồng truyền thống của các
thành phố, khu công nghiệp, khu du lịch, nghỉ mát như Quảng An, Nhật Tân,
Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long

(Quảng Ninh), Sapa (Lào Cai), Gò Vấp, Hóc Môn (thành phố Hồ Chí Minh),
Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng)... Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


2008 diện tích trồng hoa cây cảnh trên cả nước khoảng trên 13.000 ha, trong
đó diện tích trồng hoa cây cảnh của Hà Nội là 2100 ha. Trong những năm gần
đây, diện tích hoa ở Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên, kỹ thuật và
công nghệ trồng hoa chưa có nhiều tiến bộ chủ yếu vẫn là sản xuất thủ công,
manh mún và tự phát nên năng suất và chất lượng hoa không cao. Do vậy việc
đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất hoa ở Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết (Lê
Huy Hàm và cộng sự, 2012).
Một số công ty nước ngoài như Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc là
những nước có nhiều giống hoa đẹp đã mở rộng các chi nhánh hợp tác với
Việt Nam tại Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh và gần đây là Hà Nội. Tuy
nhiên hầu hết các giống hoa được du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần
đây đều tập trung vào mùa đông là mùa vốn đã có nhiều giống hoa đẹp trong
khi đó vụ hè thu các chủng loại hoa đẹp lại rất ít.
Bảng 2.1 Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa, cây cảnh
giai đoạn 2000-2011
Chỉ tiêu
Tổng diện tích (ha)
Giá trị sản lượng (Tr.đ)
Giá trị thu nhập TB
(Tr.đ/ha/năm)
Mức tăng diện tích so
với năm 2000 (lần)


Năm 2000

Năm 2005

Năm 2008

Năm 2011

6.800

11.200

12.600

16.200

950.000

1.960.000

4.410.000

6.800.000

140

275

350


420

1,0

1,6

1,9

2,4

1,0

2,0

4,6

7,2

Mức tăng giá trị sản
lượng so với năm 2000
(lần)
(Nguồn: Đặng Văn Đông, 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


* Ở Hà Nội:

Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của Hà Nội
Điều kiện tự nhiên của Hà Nội
Địa hình
Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng được bồi đắp bởi các
dòng sông với các bãi bồi đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi
bồi đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của
các lòng sông cổ).
Phần lớn diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng với
độ cao trung bình từ 15 m đến 20 m so với mặt biển. Còn lại chỉ có khu vực
đồi núi ở phía bắc và phía tây bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của
dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20 m đến hơn 400 m, đỉnh Chân Chim cao nhất
là 462 m.
Sông ngòi
Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó sông Hồng
là lớn nhất. Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn (Trung Quốc), ở độ cao
1776 m, chảy theo hướng tây bắc - đông nam vào Việt Nam từ Lào Cai và
chảy ra vịnh Bắc Bộ.
Sông Hồng chảy qua Hà Nội dài khoảng 30 km. Đê sông Hồng được
đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì, gọi là đê Cơ Xá. Ngày
nay sông Hồng ở Việt Nam có 1267 km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn. Độ cao
mặt đê tại Hà Nội là 14 m so với mặt nước biển. Sông Hồng góp phần quan
trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Lượng phù sa của
sông Hồng rất lớn, trung bình 100 triệu tấn/năm. Phù sa giúp cho đồng ruộng
thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ. Ngoài sông
Hồng, trong địa phận Hà Nội còn có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông
Nhuệ và sông Cà Lồ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12



Khí hậu
Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa
nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ
mặt trời dồi dào và có nhiệt độ cao. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có
độ ẩm và lượng mưa khá lớn.
Số lượng ngày mưa trung bình 140-150 ngày/năm. Các tháng 7, 8, 9 có
số ngày mưa nhiều nhất trong năm. Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu,
đông. Sự luân chuyển của các mùa làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú,
đa dạng và có những nét riêng.
Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè: nóng và thi thoảng có mưa rào.
Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu. Thời tiết khô ráo, trời cao, xanh
ngắt, gió mát, nắng vàng.
Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa đông: Thời tiết lạnh, khô ráo.
Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân: Cây cối xanh tốt với hàng ngàn
loài hoa khoe sắc, mùa của những lễ hội truyền thống độc đáo, mở đầu là Tết
nguyên đán, lễ hội lớn và quan trọng nhất của người Việt Nam.
Nhiệt độ trung bình từ 17-300C, cao nhất vào tháng 6 lên đến 30,930C.
Tuy nhiên, trong năm có những ngày nhiệt độ lên tới trên 350C, đặc biệt trong
giai đoạn tháng 6, 7, 8 độ ẩm không khí xuống khoảng 50% thường gây hại
cho các loại cây trồng đặc biệt là các loại hoa thảm thời vụ đặc biệt là chất
lượng cây giống trong vườn ươm cũng như độ bền trang trí của thảm hoa khi
đưa ra trồng tại các công viên, vườn hoa. Thời kỳ mùa đông nhiệt độ thấp,
thường có sương mù, chủ yếu rơi vào tháng 1, 2 hàng năm, đây là điều kiện
thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển. Tuy nhiên, mùa đông cũng là mùa thuận
lợi cho các loại hoa trồng thảm ôn đới phát triển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 13


Độ ẩm không khí dao động từ 40% (tháng 12/2014) đến 96% (tháng 2,
3/2015), trung bình năm là 78%. Với độ ẩm này phù hợp với hầu hết các loại
hoa trồng thảm sinh trưởng, phát triển.
Cả năm có khoảng 1300 giờ nắng, tháng 5, 6 có số giờ nắng nhiều nhất
từ 178-204 giờ. Các tháng mùa hè (tháng 5 đến tháng 10) có số giờ nắng cao
thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các loại hoa trồng thảm có nguồn gốc
nhiệt đới. Các tháng 1, 2, 3 có số giờ nắng trong ngày thấp (dưới 10 giờ), giai
đoạn này thời tiết khô lạnh, độ ẩm không khí cao sâu bệnh phát triển nhiều.
Với điều kiện tự nhiên và khí hậu như vậy rất thuận lợi cho sự sinh
trưởng và phát triển của các loại hoa trồng thảm. Hoa được trồng quanh năm,
kể cả hoa có nguồn gốc nhiệt đới hay ôn đới. Từ đó việc ứng dụng các loại
hoa trồng thảm trong trang trí cảnh quan công cộng tại các công viên, vườn
hoa cũng đa dạng hơn.
Điều kiện tự nhiên - xã hội của Hà Nội
Trước đây, chỉ với 4 quận nội thành (còn gọi là nội đô lịch sử) dân số
Hà Nội chỉ đạt khoảng 1,4 triệu dân. Tuy nhiên, hiện nay sau khi mở rộng địa
giới hành chính, dân số Hà Nội đã đạt trên 7,1 triệu dân.
Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế khá cao, thu nhập và đời sống người
dân không ngừng tăng lên. Cùng với cuộc sống hiện đại, nhu cầu về thưởng
lãm, về cái đẹp cũng ngày càng cao.
Với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, công cuộc đô thị hóa mạnh mẽ của
Hà Nội chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của ngành hoa nói
chung và nghề trồng hoa thảm, hoa chậu nói riêng.
Vườn hoa, công viên ở Hà Nội được sử dụng với mục đích phục vụ các
hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi của con người, các yếu tố công trình, tượng đài,
cây xanh được bố trí hài hòa tạo nên cảnh quan và nét độc đáo cho từng địa

điểm. Thực tế cho thấy chỉ tính riêng 4 quận nội thành của thành phố Hà Nội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


hiện có 33 công viên, vườn hoa với tổng diện tích là 158,13 ha. Tại một số
công viên lớn như Công viên Thống Nhất, công viên Lê nin, Công viên Thủ
Lệ, công viên Tuổi trẻ... thì nhu cầu về hoa trồng thảm cũng tương đối lớn tuy
nhiên với tốc độ đô thị hóa của Hà Nội thì quỹ đất dành cho vườn ươm cây
hoa, cây cảnh ngày càng thu hẹp lại.
Số lượng công viên, vườn hoa ở Hà Nội (chỉ tính riêng 4 quận nội
thành) được thể hiện ở bảng 2.2:
Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng công viên, vườn hoa 4 quận nội thành Hà Nội
(do Thành phố Hà Nội quản lý)
Vườn hoa

Công viên
TT

Quận

Tổng cộng

Số
lượng

Diện tích
(ha)


Số
lượng

Diện tích
(ha)

Số
lượng

Diện tích
(ha)

1

Ba Đình

3

41,83

7

10,16

10

51,99

2


Hoàn Kiếm

1

19,77

9

2,62

10

22,39

3

Hai Bà Trưng

2

62,93

6

15,99

8

78,92


4

Đống Đa

1

1,94

4

2,89

5

4,83

7

126,47

26

31,66

33

158,13

Tổng cộng


(Nguồn: Điều tra thực địa, 2015)

Hiện nay tại các công viên, vườn hoa, đường phố Hà Nội chủ yếu sử
dụng một số chủng loại hoa sau:
- Thu hải đường (Begoniasemper Florens): Được trồng chủ yếu vào vụ
đông. Có chiều cao cây thấp khoảng 30 cm, tán dày. Hoa có nhiều màu trắng,
đỏ, hồng. Dễ trồng không kén đất. Tuy nhiên giống hoa này không chịu được
mưa và nắng nóng do vậy chỉ có thể trang trí trong điều kiện thời tiết tháng 3
- 4 nhằm khắc phục tình trạng thiếu hoa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


- Cúc thuý (Callistephus Sinensis): Được trồng vào vụ đông xuân. Có
cụm hoa lớn ở ngọn và hoa lộ ở trên mặt tán nhưng màu sắc hoa không sặc
sỡ, khả năng phối màu không cao.
- Thược dược (Dahlia Variabilis): Được trồng vào vụ đông, dễ trồng.
Thân là dạng thân thảo mọng nước, cành dài rất dễ đổ bởi vậy phải cắm cọc
làm giàn cho cây, đây là điều bất lợi khi trang trí ngoài công viên.
- Dừa cạn (Catharanthus Roseus): Thích hợp trồng trong vụ hè, có khả
năng chịu nóng, chịu hạn tốt, hoa có màu tím lộ trên mặt tán. Cây cao 60 – 80
cm, thân cành yếu dễ đổ, đơn điệu về màu sắc nhưng hay bị bệnh thối ngọn.
Bởi vậy việc nhập nội những giống hoa mới với nhiều màu sắc khác nhau và
có chiều cao thấp là rất cần thiết.
- Cúc (Chrysanthemum. sp): Hoa có nhiều màu sắc khác nhau, có thể
trồng quanh năm. Nhưng có nhược điểm là cây cao 70 – 80 cm, điều này
không thuận lợi cho việc trồng hoa thảm, cây dễ bị đổ do vậy được sử dụng
làm hoa cắt là chính. Loại cúc thường được sử dụng để trồng thảm là cúc pha

lê, thường cho hoa vào vụ đông xuân.
- Bóng nước (Impatens Balsamina): Có khả năng chịu nóng, chịu hạn
tốt, trồng trong vụ hè - thu, hoa có nhiều màu sắc, khả năng đậu hạt cao, dễ
trồng, dễ nhân giống. Hoa nhỏ, màu sắc nhạt, khi hoa nở lại lấp ở trong lá
không lộ ra bên ngoài nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trồng thảm.
- Lốc (Phlox Drummoldi Hook.): Có khả năng chịu rét, hoa có nhiều
màu sắc như hồng, đỏ, trắng, tím, hoa lộ trên mặt tán. Hiện nay giống hoa này
có hai loại là loại cây thân yếu, bò lan, có chiều cao dưới 30 cm và loại cây
cao từ 1 - 1,2 m bởi vậy mà loại hoa này không được trồng trang trí trong
công viên. Do đó việc nhập nội những giống hoa mới có chiều cao cây thấp
nhằm đáp ứng được yêu cầu trang trí hiện nay là cần thiết.
- Cẩm chướng (Dianthus Caryophyllus L.): Trồng vào vụ Đông, dễ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×