Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
VŨ THỊ THANH THỦY
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH
HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG
VẢI HÙNG LONG TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
VŨ THỊ THANH THỦY
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG VẢI
HÙNG LONG TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Trồng trọt
MÃ SỐ: 62.62.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Ngô Xuân Bình
2. GS.TS. Nguyễn Thế Đặng
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp
kỹ thuật đối với giống vải Hùng Long tại Thái Nguyên", mã số 62.62.01.01 là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án đã sử dụng một số thông tin từ nhiều
nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin này đều được trích dẫn rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào hoặc chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.
Thái Nguyên, ngày… tháng năm 2010
Tác giả luận án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học
và biện pháp kỹ thuật đối với giống vải Hùng Long tại Thái Nguyên", được
thực hiện từ năm 2005-2008. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa
học, các cán bộ, các hộ nông dân tại địa phương mà đề tài triển khai.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa Sau đại
học, phòng Đào tạo, các thầy cô giáo khoa Nông học, khoa Tài Nguyên Môi
trường, bộ môn Rau quả, Bộ môn Sinh lý - Sinh hóa, phòng Thí nghiệm trung
tâm cùng các em sinh viên thực tập tốt nghiệp các khóa 33,34,35,36 khoa
Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu trong suốt những năm qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn PGS. TS.
Ngô Xuân Bình, GS.TS. Nguyễn Thế Đặng đã tận tình giúp đỡ, cho nhiều ý
kiến chỉ bảo tận tình, cặn kẽ trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng
xin trân trọng cảm ơn thầy PGS.TS Đào Thanh Vân, thầy PGS.TS Nguyễn
Ngọc Nông đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu về mặt chuyên môn và tạo
điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành bản luận án này.
Nhân dịp này xin gửi tới các bạn bè thân hữu trong và ngoài cơ quan,
người thân và gia đình lời cảm ơn thân thiết của tôi về sự giúp đỡ vô tư và
những lời động viên, khích lệ nhiệt tình đã dành cho tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận án này.
Thái Nguyên, ngày… tháng… năm 2010
Tác giả luận án
Vũ Thị Thanh Thủy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Lời cam đoan………………………………………………………….
i
Lời cám ơn…………………………………………………………….
ii
Mục lục………………………………………………………………
iii
Danh mục các bảng số liệu…………………………………………
vi
Danh mục các sơ
đồ…………………………………………………
ix
Danh mục các hình……………………………………………………
ix
Danh mục các biểu đồ………………………………………………
x
Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………
xi
MỞ ĐẦU……………………………………………………………
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3
4. Những đóng góp mới của luận án…………………………………….
3
Ch-¬ng 1: Tæng quan tµi
liÖu
4
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây vải
4
1.1.1. Nguồn gốc câyvải
4
1.1.2. Phân loại cây vải
4
1.2. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải trên thế giới và trong nƣớc
9
1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và chế biến vải trên thế giới
9
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ vải ở Việt Nam
15
1.2.3. Tình hình sản xuất tiêu thụ vải ở Thái Nguyên
18
1.3. Một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về cây vải
21
1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của cây vải………
21
1.3.2. Nghiên cứu về tỷ lệ C/N của cây vải…………………………
26
1.3.3. Yêu cầu sinh thái của cây vải…………………………………
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
1.3.4. Nghiên cứu trên thế giới và trong nước liên quan đến kỹ thuật
trồng trọt và chăm sóc vải
30
1.4. Những kết luận về phân tích tổng quan
42
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
45
2.1.Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
45
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu
45
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
46
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
46
2.2. Nội dung nghiên cứu
46
2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống vải Hùng Long
46
2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống vải Hùng Long…
46
2.2.3. Nghiên cứu thời vụ và phương pháp ghép cải tạo vườn vải bằng
giống vải Hùng Long
46
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
46
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống vải Hùng Long
46
2.3.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật đối với giống vải Hùng Long
48
2.3.3. Nghiên cứu thời vụ và phương pháp ghép cải tạo vườn vải bằng
giống vải Hùng Long
54
2.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu…
55
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN…
56
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống vải Hùng Long
56
3.1.1. Một số yếu tố khí hậu năm 2005-2008……………………………
56
3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm thân cành giống vải Hùng
Long…
59
3.1.3. Nghiên cứu về nguồn gốc phát sinh và sinh trưởng của các đợt lộc
60
3.1.4. Mối liên hệ giữa sinh trưởng, tuổi cành mẹ với khả năng ra hoa
và năng suất vụ sau…
69
3.1.5. Nghiên cứu khả năng ra hoa và đậu quả của giống vải Hùng Long
73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
v
3.1.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ C/N qua các thời kỳ sinh trưởng trong năm
tới năng suất giống vải Hùng Long…
75
3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống vải Hùng Long
80
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguồn hạt phấn khác nhau
đến tỷ lệ đậu quả và năng suất vải…
80
3.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp tác động cơ
giới…………………
85
3.2.3. Ảnh hưởng của GA
3
và phân bón qua lá đến năng suất giống
vải Hùng Long………………………………………………….
99
3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến năng suất,
chất lượng của giống vải Hùng Long…………………………………
104
3.2.5. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp đối với giống vải
Hùng Long…
112
3.3. Nghiên cứu ghép cải tạo vƣờn vải có hiệu quả kinh tế thấp bằng
giống vải Hùng Long
117
3.3.1. Nghiên cứu thời vụ ghép thay tán
117
3.3.2. Nghiên cứu phương pháp ghép thay tán
121
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
125
1. Kết luận
125
2. Đề nghị
126
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
128
PHỤ LỤC
140
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
B¶ng
Néi dung
Trang
1.1
Diện tích, sản lượng của một số nước trồng vải chính trên
thế
giới
11
1.2
Số lượng vải các nước xuất khẩu sang châu Âu
14
1.3
Tình hình sản xuất vải ở các tỉnh miền Bắc Việt
Nam
16
1.4
Diện tích một số cây ăn quả của tỉnh Thái
Nguyên
18
1.5
Diện tích, sản lượng cây vải của Thái Nguyên qua các năm
19
1.6
Diện tích cây vải Thái Nguyên năm 2007 so với quy hoạch
năm 2010
20
3.1
Diễn biến nhiệt độ trung bình, giờ nắng của một số tháng
trong các năm từ 2004-2008 tại Thái Nguyên
57
3.2
Diễn biến lượng mưa, số ngày có mưa của một số tháng
trong các năm từ 2004-2008 tại Thái Nguyên
58
3.3
Đặc điểm thân cành giống vải Hùng
Long
60
3.4
Thời gian phát sinh và sinh trưởng lộc hè năm 2005
61
3.5
Thời gian xuất hiện và sinh trưởng của lộc thu năm 2005
63
3.6
Thời gian xuất hiện và sinh trưởng của lộc đông năm 2005
64
3.7
Kết quả phân hóa lộc xuân năm 2006
67
3.8
Mối liên hệ giữa sinh trưởng cành mẹ và năng
suất
69
3.9
Đặc điểm hoa và tỷ lệ đậu quả của giống vải Hùng
73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
Long
3.10
Ảnh hưởng của tỷ lệ C/N qua các thời kỳ sinh trưởng chính
tới năng suất giống vải Hùng Long
76
3.11
Tỷ lệ nảy mầm hạt phấn của một số giống vải nghiên cứu
80
3.12
Ảnh hưởng của một số nguồn hạt phấn đến tỷ lệ đậu quả
của giống vải Hùng Long năm 2007
82
3.13
Ảnh hưởng của một số nguồn hạt phấn đến tỷ lệ đậu quả
của giống vải Hùng Long năm 2008
83
3.14
Ảnh hưởng của nguồn hạt phấn đến một số chỉ tiêu chất
lượng quả của giống vải Hùng Long
84
3.15
Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đầu cành đến thời gian
ra lộc và sinh trưởng của lộc thu
85
3.16
Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đầu cành đến thời gian
ra lộc và sinh trưởng của lộc đông…………………………
87
3.17
Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến phân hóa lộc
xuân.
88
3.18
Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến tỷ lệ các loại lộc
xuân ………………………………………………………….
89
3.19
Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến năng
suất………
89
3.20
Ảnh hưởng của thời vụ khoanh cành đến thời gian xuất
hiện và phân hóa lộc xuân của giống vải Hùng Long
91
3.21
Ảnh hưởng của thời vụ khoanh cành đến tỷ lệ C/N………
92
3.22
Ảnh hưởng của thời vụ khoanh cành đến khả năng ra hoa
và tỷ lệ đậu quả của giống vải Hùng Long năm 2006
93
3.23
Ảnh hưởng của thời vụ khoanh cành đến năng suất và thời
gian thu hoạch của giống vải Hùng Long
94
3.24
Sơ bộ hạch toán kinh tế của các công thức thí nghiệm
96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
3.25
Ảnh hưởng của biện pháp khoanh cành theo thời gian xuất hiện
các đợt lộc thu đến khả năng ra hoa của giống vải Hùng Long
97
3.26
Ảnh hưởng của biện pháp khoanh cành theo thời gian xuất
hiện của lộc thu đến năng suất
98
3.27
Ảnh hưởng của GA
3
và phân bón qua lá đến tổng số hoa và
tỷ lệ hoa cái của giống vải Hùng Long
100
3.28
Ảnh hưởng của phun GA
3
và phân bón qua lá đến năng suất
101
3.29
Ảnh hưởng của phun GA
3
và phân bón qua lá đến tỷ lệ đậu
quả……………………………………………………………
102
3.30
Ảnh hưởng của phun GA
3
và phân bón qua lá đến chất lượng
103
3.31
Kết quả phân tích một số nguyên tố vi lượng trong đất thí
nghiệm
105
3.32
Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến tổng số hoa
và hoa cái của giống vải Hùng Long
106
3.33
Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến tỷ lệ đậu quả
107
3.34
Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến một số yếu
tố cấu thành năng suất quả của giống vải Hùng Long
108
3.35
Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến năng suất
109
3.36
Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến thời vụ thu
hoạch của giống vải Hùng Long
110
3.37
Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến chất lượng
quả vải Hùng Long
111
3.38
Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm
112
3.39
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp đến
thời vụ nở hoa và thu hoạch của giống vải Hùng Long
113
3.40
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất
giống vải Hùng Long
114
3.41
Sơ bộ hạch toán kinh tế của các biện pháp kỹ thuật áp dụng
với giống vải Hùng Long
117
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
ix
3.42
Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống của cành ghép
118
3.43
Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến sinh trưởng của mầm ghép
119
3.44
Ảnh hưởng của đường kính gốc cành ghép đến chỉ số đường
kính cành ghép/đường kính gốc ghép
120
3.45
Ảnh hưởng của thời vụ ghép thay tán đến hoa và năng suất
121
3.46
Ảnh hưởng của phương pháp ghép thay tán đến tỷ lệ sống
của cành ghép
122
3.47
Ảnh hưởng của phương pháp ghép thay tán đến năng
suất
123
3.48
Sơ bộ hạch toán kinh tế của phương pháp ghép cải tạo thay
tán
124
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT
TÊN SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1
Nguồn gốc phát sinh lộc thu năm 2005
64
Sơ đồ 3.2
Nguồn gốc phát sinh lộc đông 2005
66
Sơ đồ 3.3
Nguồn gốc phát sinh lộc xuân 2006
67
Sơ đồ 3.4
Nguồn gốc phát sinh lộc mang hoa vụ xuân 2006
68
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
TÊN HÌNH
Trang
Hình 1.1
Cơ cấu tiêu thụ vải tươi tại Lục Ngạn và Bắc Giang
17
Hình 3.1.a
Tương quan giữa chiều dài cành mẹ đến năng suất
70
Hình 3.1.b
Tương quan giữa tuổi cành mẹ đến năng suất
71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
x
Hình 3.1.c
Tương quan giữa đường kính cành mẹ đến năng suất.
71
Hình 3.1.d
Tương quan giữa số lá/ cành mẹ đến năng suất
72
Hình 3.1.e
Tương quan giữa số hoa cái/cành mẹ đến năng suất
72
Hình 3.2.a
Tương quan giữa tỷ lệ C/N của thời kỳ lộc hè với
năng suất
77
Hình 3.2.b
Tương quan giữa tỷ lệ C/N của thời kỳ lộc thu với
năng suất
78
Hình 3.2.c
Tương quan giữa tỷ lệ C/N của thời kỳ phân hóa hoa
với năng suất
78
Hình 3.2.d
Tương quan giữa tỷ lệ C/N của thời kỳ rụng quả sinh
lý với năng suất
79
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
TÊN BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1
Ảnh hưởng của khoanh cành đến tỷ lệ C/N qua các thời
kỳ sinh trưởng chính trong năm của giống Hùng Long…….
93
Biểu đồ 3.2
Ảnh hưởng của thời vụ khoanh cành đến năng suất
95
Biểu đồ 3.3
Ảnh hưởng của phun GA
3
kết hợp phân bón dinh dưỡng
qua lá đến năng suất giống vải Hùng Long……………
102
Biểu đồ 3.4
Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tổng hợp đến năng
suất giống vải Hùng Long……………………………
115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
cs: : Cộng sự
CT : Công thức
Cv : Hệ số biến động
d : Đường kính
Đ/c : Đối chứng
ĐH : Đại học
KHKT : Khoa học kỹ thuật
LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
GA
3
: Gibberrellin
NAA : Naphtyl Axetic Axit
Nxb : Nhà xuất bản
PTNT : Phát triển nông thôn
TLNMHP : Tỷ lệ nảy mầm hạt phấn
tb : Trung bình
tr. đồng : Triệu đồng
tp : Thành phố
ns : Năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây vải (Litchi chinensis Sonn) có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc
và Bắc Việt Nam, thuộc họ Bồ Hòn. Vải là cây ăn quả với hương vị thơm
ngon, có nhiều chất dinh dưỡng như đường, vitamin C và chất khoáng, được
xác định là cây ăn quả đặc sản trên thị trường trong nước và thế giới. Với bộ
tán lớn, cành lá xum xuê quanh năm, cây vải còn là cây phủ xanh đất trống đồi
núi trọc, chống xói mòn, rửa trôi, tạo cảnh quan môi trường sinh thái.
Việt Nam có diện tích trồng vải phát triển nhanh so với 20 nước trồng vải
trên thế giới. Giai đoạn 1997-2004, tốc độ tăng diện tích vải của các tỉnh miền
Bắc là 19,6%, tốc độ tăng sản lượng đạt 36,5%. Tính đến năm 2007, tổng diện
tích vải của cả nước đạt 92.337 ha, sản lượng 408.444 tấn trong đó diện tích cho
sản phẩm 85.992 ha với giống trồng chủ yếu là vải thiều Thanh Hà. Giống
Thanh Hà có thời gian chín và thu hoạch quả ngắn, người trồng vải chưa đủ trình
độ, vốn, thiết bị để chế biến và bảo quản nên đã gây ra hiện tượng tồn đọng vải
quả tươi trong thời gian thu hoạch. Những năm gần đây, giá vải quả vào lúc
chính vụ xuống chỉ còn 1.500-2000 đ/1kg, làm giảm hiệu quả kinh tế của người
trồng vải. Một trong những giải pháp kéo dài thời gian cung cấp vải tươi cho thị
trường và tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng là bố trí cơ cấu giống hợp lý,
bao gồm các giống chín sớm, chín chính vụ và chín muộn.Theo định hướng phát
triển giai đoạn 2005-2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ cấu
các giống vải sẽ bao gồm 10-15% diện tích giống chín sớm, 70-75% diện tích
giống chính vụ, 5-10% diện tích giống chín muộn (Ngô Hồng Bình, 2004 [1];
Vũ Mạnh Hải, 2005 [25]).
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc với tọa độ địa lý từ
21
0
21
'
đến 22
0
vĩ Bắc, 105
0
26
'
đến 106
0
16
'
kinh Đông. Vị trí địa lý, địa hình và
địa mạo thích hợp cho phát triển cây vải (Trần Thế Tục và Vũ Thiện Chính,
1997 [44]). Diện tích trồng vải tăng nhanh trong giai đoạn từ 1999-2000, đến
năm 2004 toàn tỉnh đã có 6.861 ha diện tích cho thu hoạch. Do trồng chủ yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
2
giống Thanh Hà nên giá vải quả vào lúc chính vụ thấp, hiệu quả kinh tế của
vườn quả giảm. Diện tích trồng vải từ năm 2004 giảm xuống đến nay chỉ còn
4.754 ha.Trước thực trạng đó, các khu vực có diện tích trồng vải lớn như
Đồng Hỷ, Đại Từ, thành phố Thái Nguyên đã triển khai dự án trồng một số
giống vải chín sớm trong đó có giống Hùng Long. Giống vải Hùng Long
được phát hiện, tuyển chọn tại xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng tỉnh Phú
Thọ, giống đã được công nhận là giống quốc gia vào năm 2000. Tuy nhiên,
giống Hùng Long có năng suất không ổn định do tỷ lệ đậu quả thấp, tỷ lệ cây ra
hoa cách năm cao. Do vậy, để giống vải Hùng Long phát triển ổn định và bền
vững tại Thái Nguyên cần có những nghiên cứu cụ thể về đặc điểm sinh học,
khả năng thích nghi cũng như các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất và chất
lượng quả, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng vải. Xuất phát từ thực
tiễn sản xuất trên địa bàn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với
giống vải Hùng Long tại Thái Nguyên”
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
*Mục đích của đề tài
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học quan trọng liên quan đến khả
năng ra hoa, kết quả từ đó làm cơ sở để xác định các biện pháp kỹ thuật thâm canh
tổng hợp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng giống vải chín sớm Hùng Long.
*Yêu cầu của đề tài
+ Theo dõi đặc điểm sinh vật học của giống vải Hùng Long bao gồm
đặc điểm sinh trưởng, khả năng ra hoa, thời gian xuất hiện các đợt lộc mối
quan hệ giữa các đợt lộc với năng suất, tỷ lệ C/N tại các thời kỳ sinh trưởng
chính trong năm liên quan đến khả năng cho năng suất.
+ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật dựa trên cơ sở các nghiên cứu
về đặc điểm nông sinh học nhằm nâng cao năng suất và chất lượng giống vải
Hùng Long.
+ Nghiên cứu thời vụ ghép và phương pháp ghép phù hợp nhằm cải tạo
một số diện tích trồng vải Thanh Hà của Thái Nguyên sang giống vải Hùng Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài bổ sung thêm những dẫn liệu có cơ sở khoa học lý luận cho việc
khẳng định đặc tính sinh trưởng phát triển và phục vụ cho chương trình thâm
canh tăng năng suất các giống vải chín sớm tại Việt Nam nói chung và Thái
Nguyên nói riêng.
Đề tài góp phần hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc giống vải chín
sớm Hùng Long góp phần tăng năng suất và chất lượng quả, tăng thu nhập
cho người làm vườn.
4. Những đóng góp mới của luận án
Giống vải Hùng Long có khả năng sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu
của Thái Nguyên. Một năm vải ra 4 đợt lộc là xuân, hè, thu, đông, các đợt lộc
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lộc thu là cành mẹ quan trọng của cành
mang hoa, mang quả của vụ xuân năm sau. Nếu đợt lộc thu thành thục sớm
khả năng phát sinh lộc đông là rất lớn do vậy cần có các biện pháp kỹ thuật
khống chế thời gian ra lộc. Tuổi cành mẹ có tương quan chặt đến năng suất
của cành quả. Năng suất đạt cao nhất khi tuổi cành mẹ từ 3,5 - 4 tháng tuổi.
Nguồn hạt phấn khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất vải Hùng Long.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nguồn hạt phấn của cây vải nhỡ là nguồn hạt
phấn thích hợp đối với vải Hùng Long. Do vậy có thể lựa chọn cây vải nhỡ trồng
xen với vải Hùng Long để bổ sung nguồn hạt phấn.
Cắt tỉa, phun GA
3
nồng độ 50ppm kết hợp phân bón dinh dưỡng qua lá
Yogen-N
0
2 hoặc phân vi lượng kết hợp (ZnS0
4
.7H
2
0 1%+H
3
B0
3
.5H
2
0 0,05%)
làm tăng năng suất ở cả hai nhóm vải xuất hiện đợt lộc thu sớm và lộc thu
muộn. Nhóm lộc thu sớm năng suất tăng từ 94,93-144,33%, nhóm lộc thu
muộn năng suất tăng 31,57-35,09% so với đối chứng (nhóm vải ra lộc thu
sớm phải kết hợp biện pháp khoanh cành).
Ghép thay tán giống vải Hùng Long trên giống vải Thanh Hà có thể
tiến hành vào vụ xuân hoặc vụ thu. Áp dụng phương pháp ghép trực tiếp hoặc
ghép trên mầm tái sinh đối với vườn vải còn ít tuổi.Vườn vải đã trồng lâu năm
nên áp dụng phương pháp ghép thay tán trên mầm tái sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây vải
1.1.1. Nguồn gốc cây vải
Cây vải có tên khoa học là Litchi chinenis Sonn (Nephelium Litchi
Cambess) thuộc họ Bồ hòn có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc, Bắc Việt
Nam (Võ Văn Chi, 1978 [7]; Menzel C.M. và cs, 2005 [82]). Tài liệu đầu tiên có
liên quan đến cây vải là một người Trung Quốc ở triều đại nhà Hán (năm 148
đến 86) trước công nguyên. Đời nhà Tống vào năm 1059 Thái Tương viết “Lệ
Chi Phổ” mô tả lịch sử vùng trồng, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, chế biến và đặc
điểm giống được coi là công trình đầu tiên trên thế giới về cây vải (Trần Thế
Tục, 2004 [45]; Ghosh, SP., 2000 [61]). Đến cuối thế kỷ 17 vải được mang sang
Burma, 100 năm sau được đưa sang Ấn Độ vào năm 1775. Cây vải được trồng
ở Hawai năm 1873 bởi một thương gia người Trung Quốc, Florida năm 1883,
Califonia năm1897 và đến Israen năm 1914. Vào khoảng những năm từ 1875 -
1876 cây vải được đưa sang các nước châu Phi là Madagasca và Morihiuyt
(Mitra S.K., 2003) [85]. Ngày nay vải được trồng ở các nước nằm trong phạm vi
vĩ độ 20
0
-30
0
Bắc và vùng cận nhiệt đới.
Tại Việt Nam theo các tài liệu cũ, cây vải đã được trồng cách đây 2000
năm. Điều tra cây ăn quả ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung có gặp
một số cây vải dại, vải rừng. Ở khu vực chân núi Tam Đảo có nhiều cây vải dại
quả giống vải nhà nhưng hương vị kém hơn (Vũ Công Hậu, 1999) [26]. Một số
tài liệu nước ngoài cho rằng cây vải cũng có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam
(Mitra S.K., 2002) [84].
1.1.2. Phân loại cây vải
Cây vải thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Đây là một họ lớn có khoảng
140 chi và 1600 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt
là ở châu Á và châu Mỹ. Vải có bộ nhiễm sắc thể 2n bằng 28 hoặc 30, gồm 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
5
loài phụ: Litchi chinensis, Litchi philippinnensis, Litchi javennensis (Grof
G.W.,1954 [63], Menzel C.M. và Simpson D.R., 1992 [79]).
Ở Việt Nam hiện nay biết được 25 chi, 91 loài mọc khắp cả nước.
Trong họ này có nhiều loài cây cho ăn quả như vải, nhãn và chôm chôm. Cây
vải là cây gỗ nhỡ, lá kép lông chim, hoa nhỏ và lưỡng tính, không có cánh
hoa, vỏ quả mỏng, màu nâu đỏ, mặt ngoài sần sùi, hoa vải có công thức:
K
5
C
5
A
5+5
G
4
(Võ Văn Chi, 1978) [7].
1.1.2.1. Một số giống vải chính trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có nhiều giống vải khác nhau, trong đó Trung
Quốc được coi là nơi có nhiều giống vải nhất. Từ những năm 1960, một số
lượng lớn nguồn gen của các giống vải đã được phân lập và nghiên cứu trong
một thời gian dài. Tuy nhiên, chỉ có 13 giống trong hơn 200 giống được
nghiên cứu có ý nghĩa kinh tế và được phát triển rộng rãi. Ở tỉnh Quảng Đông
các giống vải như: Baila, Baitangying, Heiye, Fezixiao, Guiwei, Nuomici và
Huazhi được trồng với diện tích khá lớn khoảng hơn 140.000 ha, trong đó
giống Guiwei, Nuomici chiếm hơn 80% diện tích.Tỉnh Phúc Kiến trồng chủ
yếu giống vải Lanzhu với diện tích khoảng hơn 25.000 ha. Phân theo chất
lượng các giống vải ở Trung Quốc có hai nhóm chính: đó là nhóm khi chín
thịt quả thường nhão và ướt còn nhóm kia khi chín thì cùi ráo và khô. Phân
theo vụ thu hoạch thì có 3 nhóm:
Nhóm chín sớm và cực sớm: giống Feizixiao, Edanli, Ziliangxi, các
giống này được trồng tập trung chủ yếu ở tỉnh Haina.
Nhóm chín chính vụ: Baila, Baitangying, Heiye, các giống này được
trồng tập trung ở phía Tây tỉnh Quảng Đông, Zhanjiang, Maoming, Yangjiang.
Nhóm chín muộn: Guiwei, Nuomici, Huazhi, Feizixiao, Lanzhu, các
giống này được trồng tập trung ở trung tâm tỉnh Quảng Đông, đông nam tỉnh
Guangxi và tỉnh Phúc Kiến (Ghosh S.P., 2000 [60]; Mitra S.K., 2002 [84]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
6
Tại Đài Loan, giống vải chủ yếu là giống Hap Ip, chiếm hơn 90% tổng
diện tích ngoài ra còn có giống Yuher Pau được trồng ở miền Nam và giống
No Mi Tsu được trồng ở miền Trung (Anonymous, 2000) [50].
Tại Nam Phi giống vải chủ yếu là Kwaimi nhưng thường được gọi là
“Mauritius” vì có nguồn gốc từ hòn đảo này, giống có kích thước quả trung
bình, tán cây thấp, chất lượng tốt (Mitra S.K., 2002) [84].
Các giống vải được trồng ở Ấn Độ hiện nay là: Shadi, Bombai, Rose,
China, Scented và Mazaffarpur (Chen H. và Huang H., 2000) [57].
Giống vải trồng chủ yếu ở Thái Lan là giống Hap Ip, Tai So, Waichee
ngoài ra còn khoảng hơn 30 giống khác. Giống vải của Thái Lan được chia làm
hai nhóm: nhóm yêu cầu nhiệt độ lạnh trong mùa đông chặt chẽ được trồng ở
khu vực trung tâm của Thái Lan, nhóm yêu cầu nhiệt độ lạnh trong mùa đông ít
hơn được trồng ở các tỉnh phía Bắc (Anupunt P., 2003 [51]; Teng Y., 2003 [99].
Ở Nam Mỹ trong 43 giống vải nhập nội từ Ấn Độ và Trung Quốc chỉ
có hai giống hiện nay còn tồn tại và được trồng phổ biến đó là Hap Ip và
Kwaimi (Zeng Q. và cs, 2002) [108].
Ở Hawai giống trồng phổ biến là giống Hap Ip, Kwaimi và Brewster.
Năm 1942, Groff tiến hành lai tạo giữa 3 giống vải trên nhằm tìm ra một
giống vải tốt nhất và đến năm 1953 đã chọn ra được một giống mang tên
Groff. Giống có tính di truyền ổn định, chín muộn, quả có kích cỡ trung bình,
thịt quả trắng và ráo, hương vị thơm ngon, hầu hết các hạt đều bị teo nên rất
nhỏ (Groff, G.W., 1954) [63]. Ở Florida giống vải được trồng chủ yếu
là giống Brewster (Yee W., 1972) [106].
Có hơn 40 giống vải ở Australia, các giống trồng phổ biến ở đảo
Queensland bao gồm Kwai May Pink, FayZee Siu và Souey Tung, giống Kwai
May Pink được trồng ở miền Trung, miền Nam trồng chủ yếu giống Waichee.
Cây vải được trồng ở bang Qeensland cách đây 130 năm nhưng gần đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
7
mới phát triển. Tuy diện tích vải nhỏ, tổng sản lượng chỉ khoảng 5-6 nghìn
tấn nhưng do thu hoạch vào dịp lễ giáng sinh nên có giá trị hàng hóa cao
(Dixon L.W. và cộng sự, 2003) [59].
Các nhà khoa học hiện nay đang nghiên cứu lai tạo nhằm chọn ra các
giống vải mới, tuy nhiên kết quả đem lại chưa khả quan. Conchie C.A., Batten
D.J. (1994) [58] đã dùng hạt phấn của một số giống nhãn thụ phấn cho vải
nhưng cây con phát triển từ hạt lai lại sinh trưởng rất kém (Xiang X. và cộng
sự, 2002) [102] khi thụ phấn cho hai giống Guiwei và Nuomici bằng hạt phấn
của 7 giống vải khác nhau cho thấy: có sự thay đổi về trọng lượng hạt của quả
vải sau khi thụ phấn, giống Nuomici trọng lượng hạt sau khi được thụ phấn
bằng giống Xuhuaizi giảm xuống còn 50%, tuy nhiên năng suất cũng thấp hơn.
Lu L.X. (2002) [74] nghiên cứu kỹ thuật chuyển gen cho cây vải từ
tế bào trần nhưng cây chưa sống được ở môi trường bên ngoài. Changhe
Yu (2004) [54] khi tách các tế bào nguyên sinh từ phôi của vải và nuôi cấy
trong môi trường thích hợp thì phôi có thể phân chia và mang thông tin
trực tiếp từ tế bào thể xoma, tuy nhiên tỷ lệ sống của cây con cũng rất kém.
RahaJo S.H.T.và Litz R.E. (2007) [89] đã nuôi cấy thành công tế bào từ
thể xoma của một số giống vải và các cây con đã được trồng thành công trong
nhà kính. Hy vọng trong tương lai với những nghiên cứu có ứng dụng công nghệ
sinh học thì có thể tạo ra được các giống vải chuyển đổi gen có nhiều ưu điểm.
1.1.2.2. Một số giống vải chính của Việt Nam
Ở Việt Nam, các giống vải được phân theo thời vụ thu hoạch như sau:
Các giống vải chín sớm: các giống có thời gian chín từ 5/5 đến 25/5
hàng năm. Đặc điểm hoa có phủ một lớp lông thưa màu nâu, quả hình tim
hoặc trứng, trọng lượng quả từ 30-40 g. Các giống thuộc nhóm này là: vải tu
hú, Hùng Long, Bình Khê, Yên Hưng.
Các giống vải chín chính vụ: Các giống có thời gian chín từ 1/6 đến
25/6 trong điều kiện các tỉnh miền Bắc. Chùm hoa có phủ lớp lông màu trắng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
8
khối lượng quả trung bình 25 g, cùi ráo, vị thơm năng suất khá cao. Các giống
thuộc nhóm này là: thiều Thanh Hà, thiều Phú Hộ.
Các giống vải chín muộn: Là giống có thời gian chín khoảng từ 30/6
đến 15/7 hàng năm theo điều kiện các tỉnh miền Bắc. Chùm hoa có phủ lớp
lông màu trắng, khối lượng quả trung bình khoảng 35 g, phẩm chất khá ngon.
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay những nghiên cứu để phân lập nguồn gen của
các giống chín muộn chưa có do vậy các giống chín muộn hiện nay vẫn có thể
là các giống chín chính vụ do sử dụng các biện pháp kỹ thuật mà quả chín
muộn hơn. Các giống vải chín muộn hiện nay có các giống: chín muộn Thanh
Hà, chín muộn Lục Ngạn (Trần Thế Tục, 2004) [45].
Năm 1991 nước ta nhập nội một số giống vải từ Trung Quốc là các
giống: Quế Vị, Nhu Mê Tu, Hoài Chi, Hắc Diệp, Tam Nguyệt Hồng, Phi Tử
Tiếu, Đại Tào. Năm 1991, dự án VIE86- 003 đã nhập một số giống từ Úc về
Lục Ngạn như: Waichee, Taiso, Salathit, Kwaipink… nhưng qua theo dõi các
giống này đều sinh trưởng kém hơn vải thiều Thanh Hà. Năm 1998, huyện
Lục Ngạn nhập giống Bạnh Đường Anh, năm 2001 tổng công ty rau quả nhập
giống Đại Bi Hồng và trồng tại Lục Ngạn các giống này đang tiếp tục được
theo dõi [40].
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Dũng và Vũ Mạnh Hải (2005)
[18] tại 13 huyện của 7 tỉnh miền Bắc Việt Nam có tập đoàn vải khá phong
phú. Đã thu thập được 31 giống, trong đó tuyển chọn được 8 giống có khả năng
sinh trưởng, phát triển tốt, có tính chống chịu sâu bệnh khá, năng suất cao và
ổn định. Trong đó hai giống được công nhận giống quốc gia là thiều Thanh Hà
và Hùng Long, các giống Đường Phèn, Hoa Hồng, Lai Bình Khê, Lai Yên
Hưng, Phú Điền và Phúc Hòa đang được tiến hành khảo nghiệm. Các giống có
khả năng sinh trưởng tốt, năng suất, chất lượng quả tương đương với nơi
nguyên sản là Bình Khê, Yên Hưng và Yên Phú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
9
Hiện nay hơn 95% diện tích trồng vải của nước ta trồng giống vải Thanh
Hà, là giống chính vụ chín rất tập trung, gây trở ngại cho chế biến và tiêu thụ.
Chính vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của vườn quả cần có một cơ
cấu giống vải hợp lý với thời gian thu hoạch khác nhau, trong đó giống chín
sớm được tập trung ưu tiên mở rộng diện tích do khả năng tiêu thụ và giá bán
cao (Vũ Mạnh Hải, 2005) [26].
1.2. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải trên thế giới và trong nƣớc
1.2.1. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải trên thế giới
* Tình hình sản xuất: Trên thế giới có hơn 20 quốc gia có diện tích trồng
vải, các nước này chủ yếu thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong đó
Trung Quốc có diện tích và sản lượng lớn nhất. Cây vải được trồng rộng khắp
miền Nam Trung Quốc, ở đây cây vải đã trở cây ăn quả chủ lực từ những năm
1980, khoảng hơn 3 triệu người dân địa phương có liên quan đến nghề trồng và
chế biến vải. Diện tích vải tăng nhanh chóng trong giai đoạn 1983-1999, tăng
mạnh nhất từ năm 1990-1999, nhưng sau đó diện tích vải ổn định trong khoảng
590.000 ha. Sản lượng năm 2003 đạt 1.123.000 tấn, 1.558.400 tấn vào năm 2004
và 1.392.000 tấn vào năm 2005 (Menzel C.M., 2005) [82].
Ở Ấn Độ vải được trồng chủ yếu ở bang Bihar, tây Bengal diện tích
khoảng 56.200 ha, sản lượng 429.000 tấn (Chen, H. và Huang, H., 2000 [57];
Ghosh, SP., 2000 [62]). Thái Lan cây vải được trồng chủ yếu ở miền Bắc, vùng
trồng chính là Chiang mai, Chiang Rai. Việt Nam là nước có diện tích và sản
lượng vải đứng thứ ba trên thế giới với diện tích năm 2004 khoảng 22.937 ha,
sản lượng hơn 300.000 tấn (Menzel C.M. và cs, 2005) [82]. Cây vải cũng là
một trong những cây trồng chủ yếu ở trung tâm và miền nam của Đài Loan,
diện tích vào khoảng 11.961 ha, sản lượng hơn 10.000 tấn (Teng Y., 2003)
[98]. Cây vải được trồng rải rác ở Banglađét nhưng diện tích chiếm rất ít chỉ
khoảng hơn 4000 ha, sản lượng hơn 10.000 tấn. Mặc dù cây vải được đưa đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
10
trồng ở Úc từ khá lâu song mãi cho đến những năm 1970 mới trở thành cây
trồng có tính hàng hóa [82].
Ở Brazil vải được trồng chủ yếu ở phía tây bang Sanpaolo. Giống vải
trồng chủ yếu là giống "Bengal" có năng suất trung bình 125 kg/cây đối với cây
trưởng thành được tưới nước. Thời gian thu hoạch từ tháng 12-1. Tuy nhiên do
chỉ trồng tập trung một giống nên giá vải giảm mạnh từ 8,5 USD/1kg vào năm
1995 xuống còn 3,7 USD/1kg vào năm 2000. Vấn đề của sản xuất vải tại Brazil
cũng chính là thiếu một tập đoàn giống có thời gian thu hoạch khác nhau
(Yamanisi O.K. và cs, 2005) [105].
Sản xuất vải ở Nam Phi có chung khó khăn như Brazil đó là thiếu giống vải
chín sớm và chín muộn. Thời vụ thu hoạch vải chính vụ của Nam Phi rất ngắn chỉ
kéo dài từ 6-8 tuần đúng vào dịp nghỉ lễ Giáng sinh do vậy rất khó thuê nhân công
lao động cũng như vận chuyển, vì vậy các dự án phát triển cây vải tại đây đều tập
trung vào tuyển chọn các giống vải địa phương hoặc nhập nội có thời gian thu
hoạch không trùng với giống chính vụ (Jahiel M. và cs, 2005) [68]).
Vải được trồng ở Madagasca năm 1802 và được xuất khẩu vào năm 1960.
Ban đầu, vải được xuất khẩu bằng đường hàng không với khối lượng nhỏ do vậy
giá vải rất cao. Đến năm 1987, sau khi được xử lý bằng khí S0
2,
vải có thể bảo
quản được 4 tuần và được vận chuyển bằng đường biển do vậy giá thành đã
giảm xuống. Trong vài năm Madagasca đã trở thành một trong những nước xuất
khẩu vải hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay xuất khẩu vải của
Madagasca đang gặp nhiều khó khăn như: sự gia tăng các nhà xuất khẩu vải
trong nước cũng như yêu cầu chặt chẽ hơn về chất lượng sản phẩm từ phía châu
Âu, với yêu cầu giảm tối đa hàm lượng chất hóa học
còn tồn dư sau bảo quản
(Lemmer D. và Kruger F.J., 2002) [71].
Diện tích, sản lượng của một số nước trồng vải chính được trình bày ở bảng 1.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
11
Bảng 1.1: Diện tích, sản lƣợng của một số nƣớc trồng vải chính trên thế giới
STT
Tên nƣớc
Năm
Diện tích (ha)
Sản lƣợng (tấn)
1
Trung Quốc
2005
590.000
1.392.000
2
Ấn Độ
2000
56.200
430.000
3
Việt Nam
2004
22.937
300.000
4
Đài Loan
2001
11.961
110.000
5
Thái Lan
1999
22.000
85.083
6
Nepan
2001
3.000
14.000
7
Banglađét
1998
4.750
12.755
8
Úc
2001
2.500
6.000
Nguồn: Litchi and longan, Bonta ny, production and uses
*Chế biến bảo quản sau thu hoạch
Nghiên cứu bảo quản vải sau thu hoạch được nhiều ngày để vận chuyển đi
xa hoặc kéo dài thời gian cung cấp vải tươi là vấn đề có ý nghĩa kinh tế lớn. Sau
thu hoạch từ 2-3 ngày vỏ quả vải thường bị chuyển sang màu nâu làm giảm giá
trị của sản phẩm. Ở Úc, vải được xử lý bằng thuốc chống nấm Benlate ở 50
0
C,
sau đó bảo quản ở nhiệt độ 5
0
C. Ở Trung Quốc, vải được bảo quản trong túi P.E
buộc kín để ở nhiệt độ 2-4
0
C. Xử lý sau thu hoạch bằng khí S0
2
là phương pháp
bảo quản vải được lâu nhất hiện nay. Tuy nhiên, hàm lượng chất S còn tồn dư
sau bảo quản đang làm khách hàng lo ngại, nhất là thị trường các nước châu Âu,
vì vậy nghiên cứu bảo quản theo hướng làm giảm tối đa hàm lượng S tồn dư
cũng như tìm ra phương pháp khác an toàn hơn cho người sử dụng đang được
tiến hành ở nhiều nước trồng vải, (Jahiel và cs, 2005 [68]; ShiJ.X. và Wang
C.S., 2000 [93]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên htt://www.lrc-tnu.edu.vn
12
Nghiên cứu của Lemmer D. và cộng sự (2002) [71] cho thấy: khả năng
tồn dư của S0
2
sau bảo quản phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường và sinh lý
của quả. Nếu độ ẩm của quả trước khi thu hoạch cao kết hợp với sau thu hoạch
một đêm mới xử lý thì hàm lượng S tồn dư rất cao. Vì vậy nếu kết hợp đồng bộ
giữa việc thu hái và bảo quản thì có thể giảm được hàm lượng S trong vỏ quả.
Nghiên cứu kéo dài thời vụ thu hoạch cho vải ở Israenl cho thấy: giống vải
Maritius khi được che bớt ánh sáng từ 30-50% khoảng một tháng trước khi thu
hoạch đã chín muộn hơn so với bình thường từ 7-10 ngày (Tomer E., 2002) [101].
Nghiên cứu phương pháp bảo quản của Xu X. và cộng sự (2006) [103]
cho 3 giống vải là Huaizhi, Nuomici và Guiwei ở nhiệt độ 4
0
C cho thấy: có sự
quan hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và khả năng ô xy hóa cũng như sự chuyển hóa
giữa các enzym trong tế bào của thịt quả, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ kho
bảo quản lạnh ra môi trường bên ngoài dẫn đến vỏ quả bị chuyển sang màu
nâu một cách nhanh chóng.Thay đổi nhiệt độ từ kho bảo quản ra môi trường
bên ngoài một cách từ từ sẽ giảm được sự mất màu của quả vải.
Nghiên cứu của Kaewchana và cộng sự (2007) [70] cho thấy: độ ẩm có
liên quan đến sự chuyển màu nâu của vỏ quả vải Hong huay. Sau thu hoạch,
nếu bảo quản vải ở nhiệt độ 20
0
C ở độ ẩm 90% các vết nâu sẽ xuất hiện sau 9
ngày, ở độ ẩm 50 % các vết nâu xuất hiện chỉ sau 3 ngày. Kết quả cho thấy ở
nhiệt độ thường muốn vải tươi lâu nên giữ ẩm cho quả vải.
Archibal A.j. và Bower J.P. (2008) [52] cho biết: trước đây 97% vải của
Nam Phi xuất khẩu sang châu Âu được bảo quản bằng khí S0
2
, tuy nhiên những
năm gần đây thị trường châu Âu không chấp nhận sản phẩm có tồn dư chất S0
2
nên nhiều phương pháp bảo quản mới được nghiên cứu để thay thế. Sau khi thu
hoạch, vải được phân loại và xử lý chống nấm và được đặt từng lớp ngăn cách
trong hộp bằng giấy hút ẩm, sau đó được đóng kín trong túi polyetylen chuyên
dụng, bảo quản ở nhiệt độ lạnh từ 1-5
0
C. Với phương pháp này vải giữ được