Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

tuyển chọn và xác định khoảng cách trồng, lượng phân bón thích hợp cho dòng đậu xanh triển vọng tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.1 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TIẾN

TUYỂN CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH TRỒNG,
LƯỢNG PHÂN BÓN THÍCH HỢP CHO DÒNG ĐẬU XANH
TRIỂN VỌNG TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

NGUYỄN VĂN TIẾN

TUYỂN CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH TRỒNG,
LƯỢNG PHÂN BÓN THÍCH HỢP CHO DÒNG ĐẬU XANH
TRIỂN VỌNG TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Chuyên ngành

: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Mã số

: 60 62 01 10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH TUẤN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố. Mọi trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Tiến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn
Thanh Tuấn, người hướng dẫn khoa học của tôi đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn Khoa Nông học, Ban quản lý đào tạo, đặc biệt là
Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Tiến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

ii

Danh mục chữ viết tắt

iv

Danh mục bảng


v

Danh mục hình

vii

MỞ ĐẦU

1

1

Đặt vấn đề

1

2

Mục đích và yêu cầu của đề tài

2

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

4


Giới hạn của đề tài

2

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

4

1.1

Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây đậu xanh

4

1.1.1

Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh

4

1.1.2

Giá trị kinh tế của đậu xanh

6

1.2

Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và Việt Nam


7

1.2.1

Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới

7

1.2.2

Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam

10

1.3

Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam

12

1.3.1

Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới

12

1.3.2

Tình hình nghiên cứu đậu xanh tại Việt Nam


18

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

2.1

Vật liệu nghiên cứu

25

2.2

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

25

2.3

Nội dung nghiên cứu

26

2.4

Phương pháp nghiên cứu

26


2.4.1

Bố trí thí nghiệm

26

2.4.2

Quy trình kỹ thuật

27

2.4.3

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


2.5

Phương pháp xử lý số liệu

30

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1

31

Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một
số dòng, giống đậu xanh tại Gia Lâm, Hà Nội

3.1.1

31

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các dòng,
giống đậu xanh trong vụ Hè Thu 2015

32

3.1.2

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống đậu xanh

34

3.1.3

Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống đậu xanh

35

3.1.4


Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng,
giống đậu xanh

41

3.1.5

Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống đậu xanh

42

3.1.6

Năng suất của các dòng, giống đậu xanh

44

3.2

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân
bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất dòng đậu xanh mới chọn tạo

3.2.1

46

Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân bón đến thời gian
sinh trưởng của đậu xanh

46


3.2.2

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống đậu xanh

48

3.2.3

Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và phân bón đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng của đậu xanh

50

3.2.4

Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và phân bón đến số lượng nốt sần

52

3.2.5

Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và phân bón đến diện tích lá

54

3.2.6

Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và phân bón đến mức độ nhiễm sâu
bệnh hại và khả năng chống đổ


3.2.7

56

Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất đậu xanh

57

3.2.8

Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và phân bón đến năng suất đậu xanh

59

3.2.9

Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế

62

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68


PHỤ LỤC

73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả Quốc tế

CT

Công thức

CTV

Cộng tác viên

ĐVT

Đơn vị tính

Đ/C

Đối chứng


FAO

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giới

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC BẢNG


STT

Tên bảng

Trang

1.1

Thành phần dinh dưỡng của đậu xanh

4

1.2

Axit amin trong bột đậu xanh và tiêu chuẩn của FAO/WHO

5

1.3

Diện tích, năng suất, sản lượng đậu xanh trên thế giới và một số nước
qua các năm 2008 – 2011

1.4

9

Diện tích, năng suất, sản lượng đậu xanh ở Việt Nam qua các năm từ
1996 – 2005


11

2.1

Danh sách các dòng, giống đậu xanh nghiên cứu

25

3.1

Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống đậu xanh

32

3.2

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống đậu xanh

34

3.3

Khả năng sinh trưởng của các dòng, giống đậu xanh

36

3.4

Chỉ số diện tích lá của các giống đậu xanh thí nghiệm


38

3.5

Khả năng hình thành nốt sần của các dòng, giống đậu xanh

40

3.6

Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các dòng, giống
đậu xanh

41

3.7

Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống đậu xanh

43

3.8

Năng suất của các dòng, giống đậu xanh thí nghiệm

45

3.9


Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân bón đến thời gian
sinh trưởng của đậu xanh

47

3.10 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân bón đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây đậu xanh

49

3.11 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và phân bón đến đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng của đậu xanh

51

3.12 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và phân bón đến số lượng nốt sần

53

3.13 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và phân bón đến chỉ số diện tích lá

55

3.14 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và phân bón đến mức độ sâu bệnh hại

56

3.15 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


58
Page v


3.16 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân bón đến năng suất
đậu xanh

60

3.17 Chi phí giống cho 1 ha ở các khoảng cách trồng

62

3.18 Chi phí phân bón cho 1 ha của các công thức phân bón.

63

3.19 Chi phí phòng trừ dịch hại trên dòng ĐX902

63

3.20 Chi phí sản xuất cho 1 ha đậu xanh ở các công thức

64

3.21 Giá trị sản xuất đậu xanh thu được trên 1 ha

65


3.22 Hiệu quả kinh tế của sản xuất đậu xanh trên 1 ha

65

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

3.1 Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và tổng lượng mưa qua các tháng thí nghiệm 31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đậu xanh (Vigna radiata L. Wilczek) là cây họ đậu ngắn ngày, có giá trị
kinh tế và dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người, hạt đậu
xanh giàu protein, hydratcarbon, sắt và axit amin không thay thế. Hạt đậu xanh chứa
nhiều chất dinh dưỡng như protein (21-24%), lipit (1-4%), đường bột (57-58%), 45% các chất khác và các sinh tố nhóm B nên từ lâu con người đã biết chế biến nhiều

thực phẩm từ hạt đậu xanh như giá đỗ, kẹo, bánh, xôi, chè, cháo.... (Trần Văn Lài,
1993). Đậu xanh có thời gian sinh trưởng ngắn ngày nên có thể tham gia vào nhiều
công thức cây trồng khác nhau trong cơ cấu luân canh, xen canh và gối vụ góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Tuy không được trồng với diện tích lớn như đậu tương nhưng đối với một số
quốc gia thuộc miền Nam và Đông Nam châu Á, đậu xanh đóng một vai trò quan
trọng. Hiện nay đậu xanh là cây đậu đỗ quan trọng số 1 của Thái Lan, là cây quan
trọng số 2 của Sri Lanca, là cây quan trọng số 3 của Ấn Độ, Myanma, Bangladesh,
Indonesia. Đậu xanh cũng được trồng nhiều ở Australia, Trung Quốc, Iran, Kenya,
Hàn Quốc, Malaxia, Peru, Hoa Kỳ, các nước vùng Trung Đông.
Ở Việt Nam, cây đậu xanh đã được gieo trồng từ lâu song diện tích gieo
trồng còn manh mún, rải rác từ Nam ra Bắc, từ các tỉnh đồng bằng đến trung du và
miền núi. Do đó thống kê tình hình phát triển đậu xanh ở nước ta chưa chính xác.
Bên cạnh đó cây đậu xanh không được xem là cây trồng chính, người dân chỉ trồng
để tăng gia là chủ yếu nên không chú trọng đến các biện pháp kỹ thuật canh tác như
mật độ trồng, lượng phân bón và đầu tư bảo vệ thực vật…vì vậy diện tích và sản
lượng đậu xanh ở nước ta còn rất thấp.
Để góp phần mở rộng diện tích và có thể hình thành vùng sản xuất hàng
hoá tập trung cho cây đậu xanh đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu thì cần có bộ giống tốt, có năng suất cao thích ứng với điều kiện canh tác ở
từng vùng sinh thái. Bên cạnh đó cần áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như chế độ
canh tác, lượng phân bón phù hợp.... nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


đậu xanh ở Việt Nam.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Tuyển chọn và xác

định khoảng cách trồng, lượng phân bón thích hợp cho dòng đậu xanh triển
vọng tại Gia Lâm, Hà Nội”
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài nhằm xác định được dòng, giống có năng suất cao, khoảng
cách trồng và lượng phân bón thích hợp cho dòng đậu xanh triển vọng trong điều
kiện vụ Hè Thu năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất một số dòng, giống
đậu xanh trong điều kiện vụ Hè Thu 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội.
- Xác định khoảng cách trồng và lượng phân bón thích hợp cho dòng đậu
xanh triển vọng ở vụ Hè Thu năm 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung các dẫn liệu cơ bản trong nghiên cứu về khoảng cách trồng và liều
lượng phân bón thích hợp trên đậu xanh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện quy trình
kĩ thuật thâm canh đối với dòng đậu xanh mới chọn tạo.
Sử dụng làm tài liệu trong nghiên cứu giảng dạy và trong chỉ đạo sản xuất cây
đậu xanh.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được dòng/giống, khoảng cách trồng và liều lượng phân bón hợp lý
cho dòng đậu xanh mới chọn tạo trồng trong sản xuất, góp phần mở rộng diện tích
trồng và nâng cao năng suất, hiệu quả trong sản xuất đậu xanh.
4. Giới hạn của đề tài
- Do không có các kết quả phân tích về đặc điểm của chân đất thí nghiệm nên
kết luận về ảnh hưởng của các mức phân bón có độ tin cậy không cao và chưa thật
sự thuyết phục.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 2


- Ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch vào đầu và cuối tháng 9 gặp phải điều kiện
thời tiết bất lợi, mưa kéo dài, hơn nữa chân đất thí nghiệm ở vị trí thấp nên bị nước
ở chố khác dồn đến đồng thời cống thoát nước đều đầy nước nên mức độ tiêu nước
chậm, đã gây ngập úng nhiều ngày nên ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng, các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống đậu xanh trong thí nghiệm.
Vì vậy kết quả thu được không như mong muốn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây đậu xanh
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh
Cây đậu xanh là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đứng hàng thứ ba sau đậu
tương và lạc. Đậu xanh là một trong bốn cây đậu đỗ thực phẩm giàu hyđratcacbon,
protein và các loại vitamin khác (Calloway, 1994; Gopalan, 1989). Hạt đậu xanh là
nguồn thực phẩm giàu đạm (khoảng 24 – 28 %), ngoài ra, còn có lipid khoảng 1,3 %,
glucid 60,2 % và các chất khoáng như Ca, Fe, Na, K, P… cùng nhiều loại vitamin
hoà tan trong nước như vitamin B1, B2, C...
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của đậu xanh
Thành phần dinh dưỡng
Năng lượng
Carbohydrate
- Đường

- Chất xơ thực phẩm
Chất béo
Protein
Thiamine (vit. B 1)
Riboflavin (vit. B 2)
Niacin (vit. B 3)
Axit pantothenic (B 5)
Vitamin B 6
Folate (vit. B 9)
Vitamin C
Vitamin E
Vitamin K
Canxi
Sắt
Magiê
Mangan
Phốt pho
Kali
Kẽm

Trong 100 g hạt đậu
xanh khô
1452 kJ (347 kcal)
62,62 g
6,6 g
16,3 g
1,15 g
23,86 g
0.621 mg (54%)
0,233 mg (19%)

2,251 mg (15%)
1.91 mg (38%)
0.382 mg (29%)
625 mg (156%)
4,8 mg (6%)
0,51 mg (3%)
9 mg (9%)
132 mg (13%)
6.74 mg (52%)
189 mg (53%)
1.035 mg (49%)
367 mg (52%)
1246 mg (27%)
2,68 mg (28%)

Trong 100 g giá đậu xanh
tươi
126 kJ (30 kcal)
5,94 g
4,13 g
1,8 g
0,18 g
3.04 g
0,084 mg (7%)
0,124 mg (10%)
0,749 mg (5%)
0,38 mg (8%)
0.088 mg (7%)
61 mg (15%)
13,2 mg (16%)

0,1 mg (1%)
33 mg (31%)
13 mg (1%)
0.91 mg (7%)
21 mg (6%)
0.188 mg (9%)
54 mg (8%)
149 mg (3%)
0,41 mg (4%)
(Nguồn: USDA)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Protein đậu xanh chứa đầy đủ các axit amin không thay thế và tương đối trùng
hợp với tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho trẻ em do tổ chức Nông - lương và y tế thế
giới đưa ra (Khatik et al., 2007). Protein đậu xanh chứa đầy đủ các axit amin không
thể thay thế và là nguồn protein thực vật dễ tiêu hóa. Bằng kết quả nghiên cứu chế
biến, các nhà khoa học thuộc trường đại học Kasetsart (Thái Lan) cho rằng đậu xanh
có thể chế biến thành các hỗn hợp thực phẩm giàu protein có giá trị dinh dưỡng cao
với giá thành hạ nhất. Sự kết hợp của bột đậu xanh với bột gạo, bột mì, vừng và các
gia vị khác có thể tạo thành các món ăn cao cấp thay cho các sản phẩm chế biến từ
sản phẩm chăn nuôi. Vì vậy thực phẩm chế biến từ đậu xanh có giá trị kinh tế cao đối
với sức khỏe con người (Đỗ Tất Lợi, 1991).
Bảng 1.2. Axit amin trong bột đậu xanh và tiêu chuẩn của FAO/WHO
(% protein)
Axit amin


Bột đậu xanh

Thực phẩm tiêu chuẩn
FAO/WHO -2007

Isoleicine

3,5

3,6

Leucine

5,9

7,3

Lycine

6,1

6,4

Methionin + Cystine

2,0

3,5

Phenyalanin + Tyrosine


6,7

7,3

Threonine

2,1

4,2

Tryptophan

1,8

1,0

Valin

4,1

5,0

(Nguồn: Khatik et al., 2007; FAO năm 2007)
Hạt đậu xanh được dùng để chế biến ra nhiều loại thực phẩm ngon, bổ, hấp
dẫn như các loại bột dinh dưỡng, các loại bánh, chè, xôi đỗ và một số đồ uống….
Lá non và ngọn của cây đậu xanh có thể được dùng để làm rau, muối dưa. Thân lá
xanh của cây đậu xanh dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, còn thân lá già đem phơi
khô, nghiền nhỏ làm bột dự trữ cho gia súc (Phạm Văn Thiều, 2001).
Trồng đậu xanh không những chỉ cung cấp thức ăn bổ dưỡng cho con người

mà còn được sử dụng làm thuốc. Vỏ hạt đậu xanh vị ngọt, tính nhiệt, không độc, có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


tác dụng giải nhiệt, giải độc. Dùng nấu ăn để tiêu phù thũng, hạ bí, giải nhiệt độc,
giải các chất độc của thuốc và kim loại, hạt đậu xanh còn dùng chữa bệnh đái tháo
đường, phát nóng, sưng quai hàm, nhức nhối. Bột đậu xanh chữa được bệnh nhân
trúng phải thuốc độc, ngất đi nhưng tim còn đập (Đỗ Tất Lợi, 1991).
1.1.2. Giá trị kinh tế của đậu xanh
Cây đậu xanh không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với
đời sống con người mà còn có một giá trị vô cùng quan trọng khác về mặt sinh học,
đó là khả năng cố định đạm cung cấp cho cây nhờ loài vi khuẩn sống cộng sinh
Rhirobium virgna ở bộ rễ.
Lượng đạm mà hệ rễ của đậu xanh cố định được phụ thuộc vào môi trường đất,
tương đương 30 - 60kg N/ha (Poehlman, 1991). Nghiên cứu của Whistler and
Hymowitz (1979) cho thấy lượng đạm cố định này là 30kgN/ha, trong khi Agboola and
Fayemi (1972) dựa trên thí nghiệm trong chậu vại đã xác định lượng đạm này là 63 kg
N/ha. Nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng cho rằng lượng đạm mà đậu xanh cố định
được dao động từ 58 - 107 kg N/ha/năm (Firth et al., 1973; Lawn et al., 1985). Do vậy
đất sau khi trồng đậu xanh thì thành phần lý, hoá tính được cải thiện rõ rệt nhờ lượng
đạm tăng lên, khu hệ vi sinh vật hiếu khí được tăng cường rất có lợi cho các cây trồng
sau, nhất là đối với các loại cây trồng có nhu cầu cao về đạm dễ tiêu.
Bên cạnh đó, đậu xanh là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn (55 - 85
ngày), thích ứng với nhiều loại đất và kiểu khí hậu khác nhau. Đậu xanh có thể
trồng nhiều vụ trong năm (trừ mùa đông lạnh) nên có thể tham gia vào nhiều công
thức luân canh cây trồng (trồng chuyên canh, trồng xen, trồng gối vụ) góp phần
nâng cao giá trị sử dụng đất (Đường Hồng Dật và cs., 2006). Trong hệ thống luân
canh gối vụ, đậu xanh được trồng chủ yếu với vai trò như là một cây trồng phụ. Sử

dụng đậu xanh trong hệ thống luân canh gối vụ mang lại những lợi ích sau: (1) Diện
tích đất được sử dụng triệt để giữa các chu kỳ sinh trưởng của cây trồng chính
(Bohuah, 1984; Singh, 1980); (2) Nhu cầu sử dụng lao động được phân bố đều trong
năm, tạo công việc làm cho người dân (Bohuah, 1984); (3) Tăng thêm sản lượng hạt
đậu xanh giàu protein (Rao and Rana, 1980); (4) Lượng đạm trong đất được cải thiện
và cây trồng sau cho năng suất cao hơn (Reddy, 1986).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Theo tác giả Nguyễn Thanh Phương và Nguyễn Danh (2010) cho biết, đậu
xanh có thể trồng xen với sắn, mía, ngô, lạc, cây ăn quả…Trồng đậu xanh xen với
sắn cho thu nhập gấp 2,88 lần và lượng đất bị xói mòn trong quá trình canh tác giảm
26,29 % so với trồng sắn thuần. Trồng xen canh đậu xanh với mía, đậu chiều, bạc
hà, cây ăn quả… năng suất đậu xanh có thể đạt 0,7 - 1,0 tấn/ha mà không làm suy
giảm năng suất cây trồng chính (Shanmugasundaram, 2004). Chính vì vậy, bố trí
trồng đậu xanh trong cơ cấu luân, xen canh vừa có tác dụng cải tạo đất vừa đem lại
hiệu quả kinh tế cao và rất phù hợp với xu hướng sử dụng đất hiện nay.
Cây đậu xanh ngày càng được quan tâm và phát triển ở Việt Nam cũng
như toàn thế giới do giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao. Nước ta gần đây cơ
bản đã giải quyết xong vấn đề lương thực, nhưng vấn đề dinh dưỡng protein vẫn
đang còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải có hướng giải quyết
đúng đắn bằng con đường protein thực vật mà trước hết là phát triển cây họ đậu,
trong đó có đậu xanh.
1.2. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới
Cây đậu xanh đã được trồng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là châu Á. Hàng năm
trên thế giới có ít nhất 23 nước trồng đậu xanh (Suresh Chandrababu and Anne Hallam,

1988). Về diện tích gieo trồng, đậu xanh được gieo trồng trên thế giới khoảng 1 triệu
ha, sản lượng hàng năm ước đạt 6,8 triệu tấn, trên 58 nước khác nhau. Trong đó nước
có diện tích gieo trồng đậu xanh lớn nhất là Trung Quốc (0,22 triệu ha) kế đến là Ấn
Độ (0,15 triệu ha) tiếp theo là các nước như Nhật Bản, Philippin...
Ấn Độ có diện tích trồng đậu xanh lớn nhất thế giới song năng suất đậu xanh
rất thấp. Diện tích trồng đậu xanh của Ấn Độ tăng từ 3.016.800 ha lên 3.728.000
ha, và năng suất tăng từ 316 kg/ha lên 408 kg/ha trong giai đoạn từ 1998 - 2008
(Khatik et al., 2007; Subramanyam et al., 2009 ; Chadha, 2010).
Năm 1980, diện tích đậu xanh ở Bangladesh chỉ là 15 nghìn ha, sản lượng 7
nghìn tấn, năng suất trung bình đạt 467 kg/ha. Nhưng đến năm 2000, diện tích đậu
xanh đã tăng lên 55 nghìn ha, sản lượng đạt 36 nghìn tấn, năng suất bình quân là
654 kg/ha (Weinberger et al., 2006).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Sản lượng đậu xanh của Pakistan tăng từ 31.800 tấn năm 1980 lên 177.700
tấn vào năm 2007. Cũng trong thời gian này diện tích trồng đậu xanh tăng từ
67.000ha lên 247.400ha (Anonymous, 2008).
Năm 1984, diện tích đậu xanh ở Trung Quốc là 547 nghìn ha, sản lượng đạt
500 nghìn tấn, năng suất bình quân 915 kg/ha. Đến năm 2000 thì diện tích gieo
trồng đậu xanh là gần 772 nghìn ha, sản lượng đạt 891 nghìn tấn, năng suất bình
quân đạt 1.154 kg/ha. Như vậy, từ năm 1986 - 2000, sản lượng đậu xanh của Trung
Quốc tăng bình quân 2,4%/năm, năng suất tăng 1,7%/năm và diện tích tăng 0,7%
(Subramanyam et al., 2009). Tuy vậy, không phải nước nào diện tích và sản lượng
đậu xanh cũng tăng lên. Diện tích và sản lượng đậu xanh ở Srilanca giảm từ 13.490
ha và 12.240 tấn năm 1998 xuống còn 3.250 ha và 2.790 tấn vào năm 2000
(Anonymous, 2009).

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) đã thu thập tập
đoàn giống đậu xanh lớn nhất thế giới với hơn 5000 mẫu giống, trong đó có giống
cho năng suất 18 - 25 tạ/ha và thâm canh có thể đạt gần 40 tạ/ha. Mặt khác,
giá trị sinh học của đậu xanh rất quan trọng. Lin (1996) cho rằng phân đạm mà
cây đậu xanh hấp thụ và giữ lại được là 40,66 % nên có tác dụng rất tốt trong cải tạo,
bồi dưỡng đất, vì sau khi trồng đậu xanh đất được tơi xốp và tăng được một lượng
đạm khoảng 30 - 70 kg/ha. Tuy nhiên, năng suất của cây đậu xanh rất thấp, khoảng 6
- 8 tạ/ha vì chưa được đầu tư đúng mức nên gần đây nhiều nước đã chọn được giống
cho năng suất bình quân 10 - 12 tạ/ha với các ưu điểm là hạt to, màu đẹp, thời gian
sinh trưởng ngắn, chín tập trung, chống chịu một số sâu bệnh hại chính.
Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ là những nước có diện tích gieo trồng cũng
như sản lượng đậu xanh lớn. Năng suất đậu đạt cao là 15,5 tạ/ha ở Ethiopia, đây là
quốc gia có nhiều đầu tư vào ngành trồng trọt, là một yếu tố hết sức quan trọng, ảnh
hưởng lớn đến năng suất của đậu xanh. So với những năm cuối của thế kỷ 20, năng
suất đậu xanh có sự tăng lên đáng kể, đạt từ 10 – 12 tạ/ha trở lên (bảng 1.3).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu xanh trên thế giới
và một số nước qua các năm 2008 – 2011
Nước

Diện tích (1000ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000 tấn)


2008

2009

2010

2011

2008

2009

2010

2011

2008

2009

2010

2011

Úc

338,2

363


500

653,1

13,1

12,3

12,0

7,9

442,5

445

602

513,4

Ethiopia

226,8

233,4

213,2

208,4


12,6

13,4

13,3

15,5

286,8

312,1

284,6

322,8

Ấn Độ

754,4

789

821

921,1

7,6

8,9


9,1

8,9

574,8

706

748

822

Iran

426,2

560

508,3

957,0

2,7

3,7

4,7

5,2


113,4

208,9

239,8

290,2

Myanmar

279,6

299,1

271,6

331,5

12,4

13,3

14,8

14,1

347,9

398


401,8

466,7

Pakistan

110,7

108,1

106,7

105,3

4,3

6,9

5,3

4,1

476,6

740,5

561,5

496,0


Bangladesh

934,9

817,7

722,4

761,7

7,7

8,0

8,0

8,1

716,8

655,1

574,5

615,1

7,8

9,1


10,0

8,8

8599,9 10450,8 10963,7 11623,8

Thế giới

11062,9 11513,2 11010,5 13202,6

(Nguồn: dẫn theo Quàng Thị Vân Thảo, 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Ngày nay, các nhà chọn giống đang nghiên cứu tạo ra giống đậu xanh
có thể cải thiện năng suất và tính kháng bệnh. Ấn Độ có 22 trung tâm ở khắp cả
nước nghiên cứu về cây đậu xanh. Thái Lan cũng có nhiều trung tâm và các viện,
trường tham gia nghiên cứu về cây trồng này. Đậu xanh đứng thứ 3 trong các cây họ
đậu và đứng đầu trong các cây thuộc chi Vigna về diện tích và sản lượng, diện tích
đậu xanh trên thế giới khoảng 3,4 – 3,6 triệu ha với sản lượng 1,4 – 1,8 triệu tấn. Để
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, nhiều quốc gia đã xây dựng
chiến lược nghiên cứu và phát triển đậu xanh một cách độc lập với chương trình
nghiên cứu phát triển các cây đậu đỗ khác, từ đó diện tích trồng, năng suất và sản
lượng đậu xanh cũng không ngừng được tăng lên.
1.2.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đậu xanh đã được trồng lâu đời, khắp nơi trong cả nước, là một

trong những cây trồng truyền thống với nhiều mục đích: lấy hạt, cải tạo đất, chống xói
mòn, làm phân xanh … Nhưng hiện nay, diện tích gieo trồng còn manh mún, rải rác từ
Nam ra Bắc, từ các tỉnh đồng bằng đến trung du và miền núi, do đó thống kê tình hình
phát triển đậu xanh ở nước ta chưa chính xác. Cây đậu xanh chưa được xem là cây
trồng chính, chỉ được trồng xen canh, gối vụ, nhằm tận dụng đất, tăng thêm thu nhập
nên diện tích và năng suất đậu xanh tại Việt Nam còn thấp so với các nước trên thế giới
(Phạm Văn Thiều, 2001). Ước tính diện tích gieo trồng đậu xanh ở nước ta hàng năm
chỉ khoảng trên 60.000 ha, năng suất bình quân khoảng 6 – 8 tạ/ha. Diện tích, năng
suất, sản lượng đậu xanh ở nước ta có nhiều thay đổi được thể hiện qua bảng 1.4.
Qua bảng 1.4 cho thấy, giai đoạn 1996 – 1998, đậu xanh tăng nhanh cả về
diện tích, năng suất, sản lượng. Sản lượng tăng từ 120 nghìn tấn lên đến 130
nghìn tấn từ năm 1996 đến năm 1997, và đến năm 1998 là 144,1 nghìn tấn. Đây
là những năm có diện tích trồng đậu xanh cao nhất trong thập niên vừa qua. Năng
suất đậu xanh cũng tăng dần từ 6,3 tạ/ha các năm 1996, 1997 và 6,5 tạ/ha năm
1998. Năm 1999, nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nên năng suất đậu xanh
tăng lên 7,2 tạ/ha, nhưng về diện tích có giảm đi so với trước. Đến năm 2000, gieo
trồng đậu xanh theo hướng tăng vụ là chủ yếu, từ đó diện tích đậu xanh tăng 9 nghìn
ha so với năm 1999 và sản lượng cũng tăng đáng kể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu xanh ở Việt Nam
qua các năm từ 1996 – 2005
Năm

Diện tích
(nghìn ha)


Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn ha)

1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005

190,0
205,5
221,5
200,4
209,4
210,0
201,9
206,9
203,1
205,0

6,3

6,3
6,5
7,2
6,9
7,6
7,1
7,6
7,5
7,6

120,0
130,0
144,1
144,1
144,6
160,5
144,1
158,1
152,3
155,9

Năm 2001, diện tích đậu xanh tăng đạt đến mức cao nhất 210 nghìn ha, năng
suất cũng nhảy vọt đến 7,6 tạ/ha và sản lượng cũng đạt mức cao nhất 160,5 nghìn
tấn. Đến năm 2002, có sự biến động lớn trong sản xuất đậu xanh, về diện tích giảm
8,1 nghìn ha so với năm 2001, năng suất còn 7,1 tạ/ha, và sản lượng còn 144,1
nghìn tấn.
Việc cải thiện năng suất đậu xanh của những năm 2003 trở về sau tăng lên
đáng kể, đạt bằng mức cao nhất (7,6 tạ/ha năm 2001) là nhờ áp dụng nhiều hơn các
biện pháp kỹ thuật vào sản xuất và những năm sau đó, năng suất đậu được ổn định
mức 7,5 – 7,6 tạ/ha (năm 2004 và năm 2005).

Cây đậu xanh ở nước ta tập trung chủ yếu là các tỉnh phía Bắc, miền Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên ... Tuy nhiên đậu xanh chưa được xem là cây trồng chính
nên phát triển loại cây trồng này gặp nhiều khó khăn. Hướng chủ yếu để mở rộng
diện tích cây đậu xanh trước mắt là trồng xen, tăng thêm vụ ở những vùng như:
− Ở vùng đất bãi ven sông, sau khi thu hoạch xong vụ mùa đông xuân
(ngô, lạc..) có thể tranh thủ làm thêm một vụ đậu xanh hè, diện tích này ở các tỉnh
phía Bắc khá lớn, có thể mở ra hàng chục ngàn ha trên đất loại này.
− Phát triển một vụ đậu xanh hè vào thượng tuần tháng 6 trên các chân đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


1 màu + 1 lúa, sau đó cấy lúa mùa muộn bằng các giống phản ứng ánh sáng như
Mộc tuyền, Bao thai lùn, hoặc trên chân ruộng làm 2 lúa + 1 màu.
− Áp dụng rộng rãi biện pháp trồng xen, trồng gối cây đậu xanh vào các
cây trồng khác như: ngô, khoai lang, dâu tằm, sắn, hoặc cây công nghiệp lâu năm,
cây lâm nghiệp ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây chưa khép tán...
− Ở vùng Nam Bộ và Tây Nguyên có thể làm thêm 1 vụ đậu xanh hè và 1
vụ đậu xanh thu đông.
− Ở Nam Bộ ngoài các diện tích đất vàn cao trồng đậu xanh dựa vào nước
trời theo truyền thống, các nơi đã mở rộng diện tích ra vùng đất thấp 1 - 2 vụ lúa,
có điều kiện tưới tiêu hoặc trồng xen vào vườn cây lâu năm, cây công nghiệp trồng
mới (Phạm Văn Thiều, 2001).
Hiện nay, ở một số tỉnh miền Trung của nước ta như Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Trị, Phú Yên, Đắc Lắc… đậu xanh đang là nguồn thu nhập đáng kể với
nông dân. Gần đây nhiều giống đậu xanh mới được đưa ra sản xuất, nhu cầu thâm
canh cải tạo đất ngày càng cao, đậu xanh đã và đang được phát triển rộng trong các
cơ cấu cây trồng của nhiều tỉnh trên địa bàn cả nước.

Sản xuất đậu đỗ nói chung và cây đậu xanh nói riêng ngày càng có vị trí quan
trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đẩy mạnh sản xuất hàng hoá ở
nước ta. So với một số cây trồng khác trong cùng điều kiện thì cây đậu đỗ đạt hiệu
quả cao hơn, dễ tiêu thụ hơn. Chính vì lẽ đó, cần chú trọng đến việc phát triển cây
đậu xanh nhằm mở rộng diện tích góp phần tăng sản lượng, thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế nước nhà (Nguyễn Tiến Mạnh, 1995).
1.3. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới
a. Nghiên cứu về chọn tạo giống
Hiện nay, cây đậu xanh được quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau màu châu Á (AVRDC) và các trung tâm
vùng như Trung tâm vùng châu Á (Bangkok, Thái Lan), Trung tâm vùng châu Phi
(Arusha, Tanzania), Trung tâm vùng Nam Á (Hyderabad, Ấn Độ) có sự nghiên cứu
khá toàn diện về cây đậu xanh.Bộ sưu tập nguồn gen của AVRDC là phong phú nhất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


với 6.379 mẫu giống (AVRDC, 2012). Phần lớn nguồn gen đậu xanh của AVRDC
được thu thập từ 41 nước trên thế giới và Ấn Độ là nước đóng góp chủ yếu.
Trong những năm qua, AVRDC đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc
phát triển các dòng giống đậu xanh mới. Con đường tạo giống đậu xanh chủ yếu là lai
hữu tính và đột biến. Từ 1973 - 1986 ở đây đã tiến hành lai 4.437 tổ hợp lai. Các dòng
tốt nhất được chuyển giao cho các nhà chọn giống trên khắp thế giới. Từ nguồn vật liệu
của AVRDC, 112 giống đậu xanh mới được phát triển mở rộng ở 27 nước trên thế giới
(Norihico Tomooka, 1991). Ước tính diện tích trồng đậu xanh giống mới là 600.000 ha
ở Trung Quốc, 200.000 ha ở Pakistan và Thái Lan, gần 1 triệu ha ở Myanmar, 500.000
ha ở Ấn Độ, 70.000 ha ở Băngladesh (Shanmugasundaram, 2007).
Kết quả nghiên cứu và đánh giá nguồn gen đậu xanh đáng chú ý nhất trong

thời gian gần đây đã được thực hiện bởi sự hợp tác giữa các Trung tâm Nghiên cứu
Nông nghiệp Nhiệt đới (Nhật Bản), Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Chinat (Thái
Lan), Viện Tài nguyên Cây trồng Quốc gia Nhật Bản và AVRDC. Trong chương
trình nghiên cứu này có 497 mẫu đã được sử dụng cho việc đánh giá kiểu sinh
trưởng, 651 mẫu cho việc đánh giá đặc điểm hạt và 590 mẫu cho việc đánh giá sự đa
dạng protein. Hầu hết các mẫu giống này đều được cung cấp bởi các ngân hàng gen
của AVRDC, trường đại học Tokyo (Nhật Bản) và Viện Tài nguyên Cây trồng Quốc
gia Nhật Bản (Norihico Tomooka, 1991).
Ấn Độ là nước có diện tích sản xuất đậu xanh lớn nhất thế giới, chiếm trên
70 % diện tích toàn cầu (Nguyễn Huy Hoàng, 2011). Giống đậu xanh đầu tiên ở
nước này là Mung type 1 được đề xuất trồng phổ biến vào năm 1936. Một chương
trình chọn tạo giống đáng chú ý được thiết lập vào những năm 60 của thế kỷ 20 tại
Trường Đại học Nông nghiệp Punjab, Ludhiana. Chương trình này đã cho ra đời rất
nhiều giống đậu xanh với các mục tiêu khác nhau như: có loại hình sinh trưởng
trung bình, cây khoẻ mập, phát triển nhanh chống chịu tốt với điều kiện khó khăn và
có tiềm năng năng suất cao, ổn định, hàm lượng protein cao; ngắn ngày phục vụ sản
xuất trong nước Ấn Độ. Đến năm 1991, thì số lượng giống được phóng thích ra sản
xuất ở nước này đã lên tới con số 40 (Poehlman, 1991).
Các nhà Khoa học Trung Quốc đã thu thập và lưu giữ 4.936 mẫu giống đậu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


xanh từ các vùng trong cả nước, 60 % các mẫu giống này đã được tiến hành phân
tích thành phần dinh dưỡng, đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng
chống chịu điều kiện thời tiết bất thuận. Hơn 200 dòng, giống đậu xanh từ AVRDC
được nghiên cứu đánh giá tại Trung Quốc (Zhang huijie, 2003).
Thái Lan là nước gặt hái được nhiều thành công trong công tác chọn tạo
giống đậu xanh. Các dòng, giống đậu xanh triển vọng của AVRDC tiếp tục được

nghiên cứu đánh giá ở Thái Lan. Nhiều giống đậu xanh mới có nguồn gốc từ
AVRDC cho năng suất cao hơn giống địa phương đến 37 %, kháng bệnh phấn
trắng, cứng cây, chống đổ tốt…được đưa ra sản xuất như KPS1, KPS2, Chai Nat
36, Chai Nat 60, PSU1… Ngày nay những giống này đã phủ kín hầu hết diện tích
trồng đậu xanh của Thái Lan (Subramanyam, 2010).
Ở Philippines, nghiên cứu cải tiến giống đậu xanh bắt đầu từ trước năm
1916. Từ năm 1956, chương trình chọn tạo giống đậu xanh được giao cho Cục
Trồng trọt, theo các phương pháp khác nhau: Phục tráng các giống đậu xanh địa
phương Glossy green S-1, Glabrous Green, Dull Green 28-1, Dull Green 28-1; Lai
hữu tính đã tạo ra được các giống MG50-10A, MD15-2, Glabrous No.3 và MY-17.
Những giống đậu xanh được tạo ra từ đây là những giống có năng suất cao, chất
lượng tốt, đã trở thành những gen quý cho AVRDC và những nước khác (Catipon,
1986). Chương trình chọn tạo giống đậu xanh ở Trường Đại học Philippine Los
Banos đã tạo ra các giống CES55 và CES87 và một loạt giống mang tên Pagasa
(Catedral and Latican, 1978; Lawn et al., 1985). Những giống này có các đặc điểm
quý là chín sớm, năng suất cao và chất lượng tốt. Giống Pagasa - 3 có khả năng
chống bệnh đốm lá tốt và miễn dịch đối với bệnh khảm virus. Còn giống Pagasa -5
có khả năng chống bệnh đốm lá rất tốt và chống chịu khá đối với bệnh phấn trắng.
Các giống này được AVRDC sử dụng làm nguồn gen tạo giống chống bệnh
(Pascua, 1988).
Các nước khác như Indonesia, Trung Quốc, Australia, Mỹ, Pakistan, Kenya
cũng có những chương trình chọn tạo giống đậu xanh của riêng mình và đã đưa ra
hàng loạt giống với nhiều đặc điểm quý, phù hợp với điều kiện sinh thái của đất
nước (Poehlman, 1991).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14



b. Nghiên cứu về mật độ, khoảng cách
Đậu xanh trồng thuần thường được trồng theo một số phương pháp khác nhau
như gieo vãi, theo hàng hoặc theo hốc. Phương pháp gieo vãi được áp dụng rộng rãi ở
các nước châu Á khi đậu xanh được trồng quảng canh sau lúa nước. Gieo vãi có thể
tiết kiệm được thời gian và công lao động để gieo. Sau khi thu hoạch lúa, đất được
cày bừa vài lần, hạt đậu xanh được vãi bằng tay sau đó được bừa lấp. Tuy nhiên, gieo
vãi cần lượng hạt giống cao hơn, phải làm cỏ bằng tay, hạt được lấp ở các độ sâu
khác nhau, mọc không đồng đều dẫn đến năng suất thấp. Phương pháp gieo vãi
thường có xu hướng được áp dụng ở những nơi đất thiếu màu mỡ và độ ẩm thấp.
Gieo theo hàng tạo được mật độ khoảng cách cây hợp lý hơn so với gieo vãi.
Việc làm cỏ, xới xáo, phun thuốc sâu và thu hoạch thuận lợi hơn và thông thường
năng suất thu được cao hơn so với gieo vãi. Trồng theo hàng thường được áp dụng
ở những nơi đất đai màu mỡ hơn và độ ẩm đất đầy đủ cho cây phát triển (Poehlman,
1991). Ở miền Bắc Thái Lan, đậu xanh được trồng theo hốc ở những chân ruộng mà
cây trồng trước là tỏi hoặc các loại rau. Khoảng cách giữa các hốc thường là 50 x 50
cm với 6 - 7 hạt/hốc (Gympmantasiri et al., 1978).
Kết quả nghiên cứu về khoảng cách giữa hàng có sự khác biệt khá lớn giữa
các tác giả. Khoảng cách trồng đậu xanh phụ thuộc vào ẩm độ cũng như độ màu mỡ
của đất, kiểu sinh trưởng của cây, chiều cao cây và thời gian sinh trưởng của giống,
khoảng cách cần thiết cho các biện pháp kỹ thuật như xới xáo, phun thuốc sâu, thu
hoạch và mật độ.
Ở Ấn độ, khoảng cách giữa hàng được khuyến cáo là 25 - 30 cm (Rana and
Ahuja, 1986). Trồng đậu xanh với khoảng cách đều giữa hàng và cây làm tăng năng
suất đậu xanh từ 15 – 20 % so với trồng chỉ quan tâm đến một hướng. Năng suất hạt
thu được cao hơn là do đậu xanh được phân bố đều hơn, sử dụng dinh dưỡng và nước
trong đất tốt hơn, sự tiếp nhận ánh sáng mặt trời cũng cao hơn (Dhage et al., 1984).
Ở Pakistan, khoảng cách giữa các hàng là 20 cm thì đậu xanh đạt năng suất
cao nhất (Rajput et al., 1993). Để trình diễn tập đoàn đậu xanh quốc tế, Park (1978)
đưa ra khoảng cách giữa hàng 40 cm trong mùa khô và 50 cm trong mùa mưa. Ở
Philippines, khoảng cách giữa hàng được khuyến cáo là 50 - 70 cm (PCARR,


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×