Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170 KB, 4 trang )

Ngày 15/10 /2009, A 19 tuổi trộm cắp tài sản của chị M 1.900.000 đồng bị
công an xử lý vi phạm hành chính và bị phạt 1.500.000. Đến ngày 20/11/2009, trên
xe buýt A lại móc túi của anh M, một chiếc điện thoại trị giá 500.000 đồng lần này
A công an bắt vì tội trộm cắp tài sản. Qua ví dụ trên, có thể đặt ra câu hỏi tại sao
cùng hành vi trộm cắp tài sản của A, xâm hại đến quyền sở hữu hợp pháp của
người khác nhưng lần thứ nhất A lại bị xử phạt VPHC mà lần thứ hai lại bị truy
cứu TNHS mặc dù số tiền lần thứ 2 mà A lấy được ít hớn lần thứ nhất. Đây là một
trong những tình huống thường xuyên xảy ra trong thực tế đòi hỏi các cơ quan áp
dụng pháp luật phải xác định rõ gianh giới, phân biệt rõ ràng giữa TP và VPHC để
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không để xảy ra tình trạng “để lọt tội
phạm” và “xử lý oan người chưa đến mức phạm tội”.
1. Khái niệm vi phạm hành chính và khái niệm tội phạm
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý xâm phạm đến các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính(1)
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn
xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác nhau của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.(2)
2. Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm
Vi phạm hành chính và tội phạm đều là những hành vi vi phạm pháp luật
nhưng ở mức độ khác nhau, việc phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm dựa
trên các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật như sau:
Thứ nhất về mặt chủ thể của của vi phạm: Nếu như chủ thể của tội phạm chỉ
có thể là cá nhân, người có năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ thì
chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách
nhiệm hành chính. Ví dụ , đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì chủ thể


của tội trốn thuế chỉ có thể là cá nhân có các hành vi được quy định trong điều 161
BLHS thì chủ thể của hành vi vi phạm hành chính pháp luật về thuế có thể là cơ
quan thuế, cơ quan Nhà nước, tổ chức (Điều 1 Nghị định 98/2007/NĐ-CP của
Chính phủ về xử lí vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định


hành chính thuế). Như vậy, có thể thấy rằng, có nhiều trong trường hợp tổ chức có
hành vi vi phạm pháp luật thì dù mức độ nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội đáng
kể như thế nào thì hành vi ấy luôn luôn là VPHC, còn hành vi vi phạm pháp luật
của cá nhân có thể là vi phạm hành chính hoặc là tội phạm
Thứ hai, khách thể của vi phạm: khách thể của vi phạm pháp luật là các quan
hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, để xác định một hành vi nào đó là tội phạm hay
VPHC dựa trên tính chất của quan hệ xã hội mà hành vi đó xâm hạị. Nếu như hành
vi của một người nào đó câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…luôn luôn bị coi là tội
phạm (tội phản bội Tổ quốc- Điều 78 BLHS) thì ngược lại hành vi “không thực
hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh và xung quanh nhà ở, cơ
quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung”(điểm a khoản 1 Điều 9
Nghị định số 73/2010/NĐ-CP) luôn luôn được xác định là VPHC. Sở dĩ có ranh
giới rõ ràng như vậy vì có sự khác nhau về tính chất quan trọng của các quan hệ
xã hội, nếu như pháp luật hình sự bảo vệ các quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản
nhất, thể hiện ở mức độ gây thiệt hại rất lớn cho xã hội, được quy định tại Điều 8
BLHS, thì đối với 1VPHC, khách thể của nó là các quan hệ xã hội là trật tự quản lý
hành chính Nhà2 nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau như quy tắc về an toàn giao
thông, an ninh trật tự, thủy sản, đất đai, lao động…
Thứ ba, mặt khách quan của vi phạm: trong trường hợp cả vi phạm hành
chính và tội phạm cùng xâm hại đến một khách thể (thường là các nhóm khách thể
về trật tự quản lý hành chính nhà nước, trật tự quản lý kinh tế, về chế độ hôn nhân
và gia đình…) thì căn cứ để định lượng tính nguy hiểm cho xã hội để xác định
hành vi đó là vi phạm hành chính hay tội phạm có thể dựa vào các yếu tố như: mức

độ gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đó,mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều
lần, công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội: Ví dụ, cùng là
hành vi xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của công dân, việc công nhiên chiếm
đoạt tài sản của người khác nếu tài sản đó có gía trị từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc
trong trường hợp dưới hai triệu đồng những gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử phạt hành vi chính về hành chiếm đoạt tài sản sẽ là bị coi tội phạm theo khoản
1 điều 137 BLHS, nhưng nếu thiệt hại đối với tài sản mà có gía trị dưới hai triệu
đồng, cũng như các trường hợp khác mà không đủ yếu tố cấu thành TP, không bị
truy cứu TNHS thì hành vi đó là vi pham hành chính theo quy định tại điểm b
1

21. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Trộm cắp tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự


khoản 1 điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Ranh giới giữa
tội phạm và vi phạm hành chính đã được các nhà lập pháp quy định cụ thể trong
các văn bản quy phạm pháp luật, mà quan trọng là BLHS, và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
Thứ tư, mặt chủ quan của vi phạm: Lỗi là yếu tố bắt buộc trong mặt chủ quan
của vi phạm hành chính và tội phạm. Nếu như về mặt nội dung, lỗi của chủ thể
thực hiện vi phạm hành chính là thái độ tâm lý của họ trong việc nhận thức về tính
xâm hại đến trật tự quản lý hành chính chính Nhà nước nhưng vẫn lựa chọn và
thúc đẩy hành động của mình trái yêu cầu của pháp luật, lỗi của chủ thể thực hiện
vi phạm hành chính là lỗi đối với hành vi, ngược lại đối với tội phạm, chủ thể thực
hiện tội phạm được xem xét ở việc nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội
và hậu của của hành vi ấy. Chính bởi sự khác nhau về yếu tố nội dung, mà lỗi đối
với vi phạm hành chính chỉ có hai hình thức đó là lỗi cố ý và lỗi vô ý, còn đối với

tội phạm thì có bốn hình thức đó là: lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý do cẩu
thả và vô ý do quá tự tin.
Bên cạnh các sự khác nhau giữa các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính
và tội phạm, giữa tội phạm và vi phạm hành chính còn có một số điểm khác biệt
như chủ thể quy định vi phạm hành chính có thể là Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban
nhân dân…, những hành vi được coi là VPHC thì được ghi nhận trong nhiều văn
bản quy phạm khác nhau, ngược lại một hành vi được coi là tội phạm chỉ khi hành
vi đó được quy định trong BLHS và chủ thể duy nhất có quyền quy định đó là
Quốc hội, nếu như VPHC thì phạt chịu trách nhiệm hành chính, còn tội phạm phải
chịu trách nhiệm hình sự, người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm
khắc nhất của Nhà nước gắn liền với nhân thân của mình là hình phạt.
Như vậy, việc phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm có thể dựa trên
nhiều căn cứ pháp lý khác nhau, song dấu hiệu cơ bản nhất là dấu hiệu thuộc về
mặt khách quan của vi phạm đó là tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi: vi
phạm hành chính có mức độ gây nguy hại cho xã hội thấp hơn so với tội phạm.
Đây cũng là căn cứ chủ yếu để các nhà làm luật phải dự liệu, quy định một cách cụ
thể những hành vi nào là tội phạm quy định nó trong BLHS, và những hành vi nào
là hành vi vi phạm hành chính. Phân biệt hai dạng khác nhau của vi phạm pháp
luật có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực thi áp dụng pháp luật một cách nghiêm
minh có hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, sửa
đổi bổ xung năm 2009
2. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ xung năm 2007,
2008
3. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm ngày 30/11/1987
4. Nghị định của Chính phủ số 98/2007/NĐ-CP quy định về xử lí vi phạm pháp

luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
5. Nghị định của Chính phủ số 73/ 2010/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội
6. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb
Công an nhân dân, năm 2008.
7. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công
an nhân dân, năm 2009.



×