Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của hai tổ hợp lai giữa gà trống tn1 với gà mái tn23 và tn32

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.06 MB, 78 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU VÂN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG VÀ
CHO THỊT CỦA HAI TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ TRỐNG TN1
VỚI GÀ MÁI TN23 VÀ TN32

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015



HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU VÂN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ CHO THỊT
CỦA HAI TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ TRỐNG TN1
VỚI GÀ MÁI TN23 VÀ TN32

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh
2. TS. Nguyễn Quý Khiêm

HÀ NỘI, NĂM 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của thầy
hướng dẫn và tập thể cán bộ trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện Chăn
nuôi
Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực, các thông tin trích dẫn đã được chỉ
rõ nguồn gốc và tôi xin chịu trách nhiệm về những số liệu trong bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Vân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS Đinh Văn Chỉnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Di truyền Giống – Vật nuôi, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Nghiên Cứu
Gia cầm Thụy Phương – Viện chăn nuôi, đặc biệt là TS. Nguyễn Quý Khiêm – Giám đốc

trung tâm, Thạc sĩ Nguyễn Trọng Thiện cùng phòng phân tích Thức ăn và Sản phẩm chăn
nuôi - Viện Chăn nuôi, Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Thu Vân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ, đồ thị............................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu của đề tài ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1

Cơ sở khoa học ................................................................................................ 3

2.1.1.

Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất .................................................. 3

2.1.2.

Khả năng sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng .................. 5

2.1.3


Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng ...... 13

2.2.

Nguồn gốc dòng gà ông bà TN1, TN2 và TN3 ............................................... 20

2.2.1.

Dòng trống TN1 ............................................................................................. 20

2.2.2.

Dòng mái TN2 ............................................................................................... 20

2.2.3.

Dòng mái TN3 ............................................................................................... 21

2.3.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................................... 21

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm lai thế giới .................. 21

2.3.2

Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 22


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 26
3.1.

Vật liệu địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 26

3.2.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 26

3.2.1.

Đánh giá khả năng sinh sản của gà bố mẹ (trống TN1 x mái TN23; trống
TN1 x mái TN32) .......................................................................................... 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


3.2.2.

Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà thương phẩm TN123
và TN132 ....................................................................................................... 27

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 26

3.3.1.


Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................................... 27

3.3.2.

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc..................................................................... 28

3.3.3.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................... 29

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 34
4.1.

Kết quả theo dõi gà bố mẹ sinh sản mái TN23 và TN32 phối với trống TN1........34

4.1.1.

Khả năng sinh trưởng gà mái TN23 và TN32 ................................................. 34

4.1.2.

Khối lượng cơ thể gà mái TN23 và TN32 qua các tuần tuổi ........................... 36

4.1.3.

Lượng thức ăn tiêu thụ ................................................................................... 37

4.1.4.


Khả năng sinh sản của gà mái TN23 và TN32 phối với trống TN1 ................. 39

4.1.5.

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn .................................................. 41

4.1.6.

Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở ............................................................................ 43

4.2.

Kết quả theo dõi trên gà TN123 và TN132 thương phâm ............................... 44

4.2.1.

Tỷ lệ nuôi sống gà TN123 và TN132 ............................................................. 44

4.2.2.

Khả năng sinh trưởng gà TN123 và TN132 thương phẩm .............................. 45

4.2.3.

Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng .................... 50

4.2.4.

Khả năng cho thịt gà TN123 và TN132 thương phẩm .................................... 53


4.2.5.

Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế .................................................................... 55

4.2.6.

Hiệu quả kinh tế sơ bộ nuôi gà thương phẩm.................................................. 56

Phần 5. Kết luận và đề nghị ...................................................................................... 59
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 58

5.1.1.

Trên đàn gà TN23 và TN32 nuôi sinh sản ...................................................... 58

5.1.2.

Trên đàn gà TN123 và TN132 thương phẩm .................................................. 58

5.2.

Đề nghị .......................................................................................................... 58

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 59
Phụ lục ...................................................................................................................... 63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page iv



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

Cs

Cộng sự

G

Gam

KL

Khối lượng

NST

Năng suất trứng

SLT

Sản lượng trứng

SS


So sánh

TA

Thức ăn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TKL

Tăng khối lượng

TL

Tỷ lệ

TN1

Là gà Redbro AB được tạo chọn tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm
Thụy Phương

TN23

Là dòng mái của bộ giống gà lông màu hướng thịt được tạo chọn
thành công tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương năm
2010


TN32

Là dòng mái của bộ giống gà lông màu hướng thịt được tạo chọn
thành công tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương năm
2010

TT

Tuần tuổi

TN123

Tổ hợp gà lai được tạo thành giữa trống TN1 với mái TN23

TN132

Tổ hợp gà lai được tạo thành giữa trống TN1 với mái TN32

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà sinh sản ..............................................................27
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà thương phẩm ......................................................28
Bảng 3.3: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc gà sinh sản ...............................................28
Bảng 3.4: Chế độ dinh dưỡng nuôi gà sinh sản ............................................................28
Bảng 3.5: Chế độ dinh dưỡng nuôi gà thương phẩm ....................................................29
Bảng 4.1a: Tỷ lệ nuôi sống của gà mái TN23 và TN32 giai đoạn con dò, hậu bị ..........34

Bảng 4.1b: Tỷ lệ nuôi sống của gà TN23 và TN32 giai đoạn gà sinh sản .....................35
Bảng 4.2: Khối lượng cơ thể gà mái TN23 và TN32 qua các tuần tuổi (g) ...................36
Bảng 4.3. Lượng thức ăn tiêu thụ qua các tuần tuổi (g/con/tuần) ..................................38
Bảng 4.4.a. Tuổi thành thục sinh dục và khối lượng cơ thể (g) .....................................39
Bảng 4.5: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ...........................42
Bảng 4.6. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở ...........................................................44
Bảng 4.7: Tỷ lệ nuôi sống của gà TN123 và TN132.....................................................45
Bảng 4.8: Khối lượng cơ thể gà TN123, TN132 qua các tuần tuổi (g) ..........................46
Bảng 4.9: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) ..............................................................48
Bảng 4.10: Sinh trưởng tương đối (%) .........................................................................49
Bảng 4.11: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể (kg).........................................51
Bảng 4.12: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đồng).................................................52
Bảng 4.13: Kết quả mổ khảo sát lúc 10 tuần tuổi .........................................................53
Bảng 4.14: Thành phần hoá học của thịt đùi và thịt lườn..............................................54
Bảng 4.15: Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế ................................................................55
Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế sơ bộ nuôi gà thương phẩm .............................................57


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Tỷ lệ đẻ gà thí nghiệm qua các giai đoạn (%) .............................................43
Đồ thị 4.2: Khối lượng cơ thể gà thương phẩm (g/con) ................................................47
Đồ thị 4.3: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) .............................................................48
Đồ thị 4.4: Sinh trưởng tương đối (%) .........................................................................50

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi (kg) ......................51
Biểu đồ 4.2: Chỉ số sản xuất (PN) ................................................................................56
Biểu đồ 4.3: Chỉ số kinh tế (EN) ..................................................................................56


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đứng trước nhu cầu, đòi hỏi của sản xuất phải có những giống gà lông màu năng
suất cao nuôi theo hướng công nghiệp phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau,
năng suất trứng cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi thịt rút ngắn 56 - 60 ngày,
chất lượng thịt thơm ngon. Trong những năm qua, nước ta đã nhập một số giống gà lông
màu như: Redbro và gà Sasso SA31L từ Cộng hòa Pháp đáp ứng được yêu cầu của sản
xuất. Từ nguyên liệu là gà Redbro và gà Sasso SA31L, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm
Thụy Phương đã nghiên cứu chọn tạo ra 3 dòng gà lông màu hướng thịt năng suất, chất
lượng cao là dòng trống TN1 và hai dòng mái TN2, TN3. Dựa trên 3 dòng gà TN1,
TN2, TN3 Trung tâm đã thử nghiệm lai tạo gà bố mẹ TN23, TN32 và con lai thương
phẩm TN123 và TN132. Kết quả theo dõi gà bố mẹ và gà thương phẩm như sau:
Trên đàn gà mái TN23 và TN32 phối với trống TN1: Tỷ lệ nuôi sống đến 24
tuần tuổi gà TN23 đạt 95%, gà TN32 đạt 94,67%; tỷ lệ đẻ trung bình/64 tuần của gà bố
mẹ TN23 và TN32 là 63,25 và 64,12%; năng suất trứng gà TN23 đạt 181,52 quả và gà
TN32 đạt 184,02 quả/mái; ứng với tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng gà TN23 và TN32 là
2,37 và 2,34 kg. Tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở, tỷ lệ gà con loại 1/tổng trứng ấp gà TN23
đạt 96,44%, 83,02%, 81,82% và gà TN32 đạt lần lượt tương ứng 96,29%; 83,36%,
82,01%.
Trên đàn gà thương phẩm TN123, TN132: Tỷ lệ nuôi sống và khối lượng cơ thể
lúc 10 tuần tuổi cao (gà TN123 lần lượt là 95,33%, 2564,62 g/con và TN132 là 96%,
2578,40 g/con). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng gà TN123 và TN132 là 2,58kg,
2,57kg. Tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt lườn, mỡ bụng gà TN123 đạt: 75,47%, 24,06%,
22,8%, 1,54% và gà TN132 đạt lần lượt là: 75,38%; 22,80%; 24,32% và 1,52 %. Hiệu
quả kinh tế/150 con: nuôi gà TN132 cho hiệu quả kinh tế là 2.520.251,75 đồng cao hơn
so với gà TN123 (2.315.914,60 đồng).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


THESIS ABSTRACT
High demand on “Colored Free Range Broiler” is now required a wide range of
qualifications from the industrialised production - adaptation to a mixed diversity of
regions to the high productivity, high growth rate, the contraction 56-60 days of total
farming period and also the assurance of the meat quality. Recent years, we have
imported some stocks of Colored Chicken such as Redbro or Sasso SA31L from France
and brought them into vietnamese production chain. In the beginning with the stocks of
Redbro and Sasso SA31L, Research center of poultry Thuy Phuong had studied and
later screened to 3 highly meat-productive Colored Broiler including one male strain
TN1 and two female strain TN2, TN3. Based on these 3 strains, the center continued
hybridizing to make TN23, TN32 as broodstocks and TN123, TN132 as commercial
hybrids.
The outcome is described as below:
-Female TN23 and TN32 hybridizing with male TN1: Survival rate in 24 weekold on TN23 gains 95%, this number on TN32 is 94,67%, average laying rate over 64
weeks of TN23 and TN32 are 63,25 and 64,12% respectively; laying yield for TN23 is
181,52 eggs and this figure for TN32 is 184,02 eggs/female; feed consumption over 10
eggs of TN23 and TN32 are 2,37 and 2,34 kg respectively. The ratio of egg with
embryo, hatchability and the rate of chicks type 01 over total hatched eggs from TN23
gain 96,44%, 83,02%, 81,82% respectively and these numbers from TN32 are 96,29%;
83,36% and 82,01%.
-Commercial hybrid TN123, TN132: Survival proportion and body weight in 10
week-old are considerable (respectively these figures from TN23 are 95,33%, 2564,62
g/chick and from TN132 are 96%, 2578,40 g/chick). Feed Conversion Rate (FCR) of
TN123 and TN132 experiments are 2,58kg and 2,57kg. In TN123, the ratio of torso,

leg, rib meat and ventral fat reach 75,47%, 24,06%, 22,8%, 1,54% whilst these portions
in TN132 are 75,38%; 22,80%; 24,32% và 1,52 %, respectively. Economic efficiency
over a flock of 150 in TN132 (2.520.251,75 đồng) is higher than in TN123 breeding
(2.315.914,60 đồng).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời gian qua, nhờ tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ
của thế giới, ngành chăn nuôi gia cầm của Việt Nam nói chung và chăn nuôi gà
nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, so với một số nước
trong khu vực và trên thế giới thì năng suất gia cầm ở Việt Nam còn thấp, giá
thành cao, sức cạnh tranh trên thị trường kém.
Từ những tồn tại và hạn chế của sản phẩm hiện tại, nhu cầu thực tiễn về
dòng, giống gà lông màu năng suất cao nuôi theo hướng công nghiệp phù hợp
với nhiều vùng sinh thái khác nhau, năng suất trứng cao, tốc độ sinh trưởng
nhanh, thời gian nuôi thịt rút ngắn 56 - 60 ngày, chất lượng thịt thơm ngon hơn
gà công nghiệp chuyên thịt ngày càng cấp thiết. Để giải quyết điều đó, cách
nhanh nhất là áp dụng phương pháp lai tạo giữa các dòng thuần đã được chọn lọc
để tận dụng triệt để ưu thế lai và những đặc điểm tốt của mỗi dòng bố mẹ.
Trong số những giống gà lông màu nhập từ Cộng hòa Pháp có gà Redbro
và gà Sasso là hai giống gà có tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, đáp
ứng được yêu cầu đặt ra. Từ nguyên liệu là gà Redbro và gà Sasso SA31L, Trung
tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương đã nghiên cứu chọn tạo ra 3 dòng gà lông
màu hướng thịt năng suất, chất lượng cao phục vụ chăn nuôi công nghiệp là dòng
trống TN1 và hai dòng mái TN2, TN3. Dòng trống TN1 được tạo ra từ gà trống

RedbroA x Redbro B, gà có lông màu cánh gián, khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi
con mái đạt 2,2 - 2,3kg, con trống đạt 2,6 - 2,7kg. Dòng mái TN2 có lông màu
nâu nhạt, năng suất trứng đạt 178 -180 quả/mái/64 tuần tuổi. Dòng mái TN3 có
lông màu nâu đậm, năng suất trứng đạt 183 -185 quả/mái/64 tuần tuổi
Trên nguồn nguyên liệu đó, phân tích tính năng của mỗi dòng và dựa
trên nguyên lý cơ bản của lai tạo, quyết định cho lai giữa gà trống TN1 với gà
mái TN23 và TN32 tạo ra tổ hợp lai thương phẩm TN123 và TN132 nhằm kết
hợp những đặc điểm tốt của mỗi dòng và đặc biệt khai thác tối đa ưu thế lai
của các tính trạng sản xuất với hy vọng hai tổ hợp lai này đạt năng suất cao,
chất lượng thịt tốt và đặc điểm ngoại hình phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng. Để có cơ sở khuyến cáo cho người chăn nuôi lựa chọn giống đưa vào
sản xuất cần phải có nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về khả năng sinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


sản của gà mái TN23, TN32 cũng như con lai chúng tôi thức hiện đề tài:
“Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của hai tổ hợp lai
giữa gà trống TN1 với gà mái TN23 và TN32“.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định được tổ hợp lai nào có hiệu quả để người chăn nuôi đưa vào sản
xuất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định được khả năng sinh sản của gà bố mẹ (trống TN1 x mái TN23;
trống TN1 x mái TN32)
Xác định được khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà thương phẩm
TN123 và TN132
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn đã triển khai đánh giá một số tổ hợp lai giữa gà trống TN1 và gà
mái TN23; TN32 cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Luận văn là tài liệu tham khảo về công tác lai tạo giống gia cầm dùng cho
nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất chăn nuôi.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn bởi xuất phát từ các dòng gà
lông màu hiện có trong nước, tạo ra tổ hợp lai mới một cách chủ động, cung cấp
cho ngành chăn nuôi gà các con giống tốt, góp phần thúc đẩy sản xuất, tiết kiệm
ngoại tệ nhập khẩu con giống ngoại.
Đề tài đã góp phần tăng năng suất chăn nuôi gà trong các nông hộ với các
phương thức nuôi khác nhau, góp phần tăng sản phẩm thịt cho xã hội, đồng thời
góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1.1. Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất
Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm, được nuôi
trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lượng và
ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó. Hầu hết các tính
trạng về năng suất của gia cầm như sinh trưởng, sinh sản, tăng trưởng, đẻ trứng
đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng là do
các gen qui định. Theo Nguyễn Ân và cs. (1983), các tính trạng sản xuất là các tính
trạng số lượng, thường là các tính trạng đo lường như khối lượng, kích thước các
chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng, ....Các tính trạng số lượng bị chi phối

bởi nhiều gen. Các gen này hoạt động theo ba phương thức:
- Cộng gộp (A) hiệu ứng tích luỹ của từng gen.
- Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng một lô cút.
- Át gen (I) hiệu ứng do tương tác, của các gen không cùng một lô cút.
Hiệu ứng cộng gộp A là các giá trị giống thông thường (General breeding
value) có thể tính toán được, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần. Hiệu ứng trội
(D) và át gen (I) là những hiệu ứng không cộng tính, có ý nghĩa đặc biệt trong
các tổ hợp lai. Ở các tính trạng số lượng giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen
và sai lệch môi trường qui định, nhưng giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do
nhiều gen có hiệu ứng nhỏ cấu tạo thành. Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt
của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp lại sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt (Nguyễn Văn
Thiện, 1996).
Khác với tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn
bởi các yếu tố ngoại cảnh. Tuy các điều kiện bên ngoài không thể làm thay đổi
cấu trúc di truyền, nhưng nó tác động làm phát huy hoặc kìm hãm việc biểu hiện
các hoạt động của các gen. Các tính trạng số lượng được qui định bởi kiểu gen và
chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối tương quan đó được biểu thị
như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


P=G+E
Trong đó: P là giá trị kiểu hình, G là giá trị kiểu gen, E là sai lệch môi
trường.
Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo ba phương thức: cộng gộp, trội và át
gen. Từ đó, G cũng có thể biểu thị theo:
G=A+D+I

Trong đó: G là giá trị kiểu gen, A là giá trị cộng gộp, D là giá trị sai lệch
trội, I là giá trị sai lệch tương tác.
Ngoài ra, các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của môi trường. Có
hai loại môi trường chính:
- Môi trường chung (Eg) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động lên
toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại yếu tố này có tính chất thường
xuyên như: thức ăn, khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng....
- Môi trường riêng (Es) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng
rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc ở một giai đoạn nhất định trong
cuộc đời con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên. Nếu bỏ qua mối
tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh, quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G)
và môi trường (E) của một cá thể biểu thị cụ thể:
P = A + D + I + Eg + Es
Qua phân tích cho thấy các giống gia cầm, cũng như các giống sinh vật
khác, con cái đều nhận được ở bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng
nào đó. Tính trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền,
nhưng khả năng đó phát huy được hay không còn phụ thuộc vào môi trường sống
như: chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, ....
Người ta có thể xác định các tính trạng số lượng qua mức độ tập trung
(Χg), mức độ biến dị (Cv%), hệ số di truyền của các tính trạng (h2), hệ số lặp lại
của các tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng, v.v ....
Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện (1995) kể từ những giống vật
nuôi đầu tiên được tạo ra từ cuối thế kỷ XVIII, các giống mới đều được hình
thành bằng con đường lai tạo và những giống gốc ban đầu ít nhiều có pha máu
giữa các giống khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu di truyền, Mendel đã đưa
ra một nguyên tắc hoàn toàn mới để nghiên cứu đó là phương pháp lai, liên quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



đến việc nghiên cứu đặc điểm di truyền của những tính trạng và đặc tính riêng rẽ.
Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) cho rằng lai tạo nhằm mục
đích lay động tính bảo thủ sẵn có trong từng cá thể, từng dòng, từng giống, phát
huy những bản chất di truyền tốt của con lai tạo nên các tổ hợp lai mới có năng
suất cao hơn, hiệu quả chăn nuôi tốt hơn. Trong thực tế chăn nuôi không phải bất
cứ giống nào, dòng nào cho lai cũng cho kết quả tốt, tức là khi chọn phối các cặp
bố mẹ phải có khả năng phối hợp. khả năng phối hợp phụ thuộc vào mức độ chọn
lọc các giống gốc, nếu các giống gốc có áp lực chọn lọc cao, có tiến bộ di truyền
lớn thì khi cho lai với nhau có khả năng phối hợp cao.
Từ những nguyên lý trên các nhà khoa học kết luận: để tăng năng suất vật
nuôi, trong công tác giống hiện nay chính là nhờ quá trình lai tạo. Tuỳ theo mục
đích lai tạo mà các nhà tạo giống có thể áp dụng các phương pháp lai khác nhau
như: Lai kinh tế, lai pha máu, lai cải tiến, lai gây thành, lai xa...trong đó lai kinh
tế được áp dụng rộng rãi nhất. Khi nghiên cứu phương pháp lai kinh tế, người ta
thường quan tâm đến khả năng phối hợp, bởi vì nếu khả năng phối hợp tốt sẽ tạo
ra ưu thế lai cao.
Trong công tác giống gia cầm hiện nay, thay thế cho phương pháp lai giữa
các giống như trước đây phương pháp lai giữa các dòng là phổ biến. Người ta lai
các dòng gà khác biệt về kiểu gen, nhưng lại có khả năng kết hợp được trong
cùng một cơ thể. Vì vậy, phải chọn các dòng gà có khả năng kết hợp tốt.
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đang có những
thay đổi cơ bản, những thay đổi này liên quan tới việc áp dụng phương pháp sản
xuất ra sản phẩm. Bằng cách phối hợp tốt những dòng đã được quy định và thông
qua phương pháp lai, sẽ đạt được hiệu quả ưu thế lai ở thế hệ sau.
Hiện nay khi nghiên cứu và sử dụng ưu thế lai trong sản xuất, thực sự là
đòn bẩy để nâng cao năng suất. Sự biểu hiện ưu thế lai rất đa dạng, phụ thuộc vào
bản chất di truyền từng cặp lai và điều kiện môi trường. Muốn sử dụng tốt ưu thế
lai cần phải có những thử nghiệm nghiêm túc trong điều kiện cụ thể, đối với từng

cặp lai cụ thể.
2.1.2. Khả năng sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản
lượng, khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, thụ tinh và ấp nở. Đối với các
giống gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng khác nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Sản lượng trứng
Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một vòng đời,
phụ thuộc vào tuổi thành thục, cường độ đẻ trứng, tần số thể hiện bản năng đòi
ấp, thời gian nghỉ đẻ và thời gian đẻ kéo dài. Theo Brandsch and Biilchel
(Nguyễn Chí Bảo dịch,1978), sản lượng trứng được tính trong 365 ngày kể từ khi
đẻ qủa trứng đầu tiên. Marco (1982) cho biết, đối với gà Plymouth Rock nuôi tại
CuBa, sản lượng trứng được tính từ tuần tuổi 23 đến tuần tuổi thứ 74. Trong lúc
đó, các hãng gia cầm công nghiệp tính sản lượng trứng đến 70 - 80 tuần tuổi.
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong thời gian ngắn, có liên quan chặt
chẽ với sức đẻ trứng trong cả năm của gia cầm. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ
thuộc vào yếu tố di truyền, thể hiện ở các giống khác nhau với mức độ khác
nhau. Sự khác nhau đó thể hiện ở thời điểm ấp và thời gian ấp kéo dài. Phần lớn
các dòng gà ham ấp đều có sức đẻ trứng kém.
Thời gian nghỉ đẻ của gia cầm: giữa các chu kỳ đẻ trứng gà thường có thời
gian nghỉ đẻ, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng trứng, yếu tố này bị ảnh
hưởng từ tính mùa vụ, sự thay đổi thức ăn, di truyền,… Thời gian đẻ kéo dài được
tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên tới khi thay lông hoàn toàn. Giữa thời gian đẻ
trứng kéo dài với sự thành thục có tương quan nghịch rõ rệt, với sức đẻ trứng có
tương quan dương rất cao (Brandsch and Biilchel, Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978).
Năng suất trứng

Trứng của gia cầm nói chung và của gà nói riêng là một tế bào sinh sản
khổng lồ. Cấu tạo của trứng bao gồm: lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng
trứng có chức năng tạo thành lòng đỏ, còn các bộ phận khác như: lòng trắng,
màng vỏ và vỏ do ống dẫn trứng tạo nên. Nhiều tài liệu nghiên cứu đều xác định
ở gà mái, trong quá trình phát triển từ phôi hai bên phải, trái đều có buồng trứng,
nhưng sau khi nở buồng trứng bên phải mất đi, còn lại buồng trứng bên trái
(Vương Đống, 1968).
Số lượng tế bào trứng của gà mái ở thời kỳ đẻ trứng có thể đếm được
khoảng 3.600 trứng, nhưng chỉ có 1 số lượng rất hạn chế được chín và rụng
(Phùng Đức Tiến, 1996).
Trong thời gian phát triển ban đầu, các tế bào trứng được bao bọc bởi một
tầng tế bào, không có liên kết gì với biểu bì phát sinh. Tầng tế bào này trở thành
nhiều tầng, sự tạo thêm sẽ tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


follicun, bên trong follicun có một khoang hở chứa đầy một chất dịch. Bề ngoài
follicun trông giống như một cái túi. Trong thời kỳ đẻ trứng nhiều follicun trở
nên chín làm thay đổi hình dạng buồng trứng trông giống như “chùm nho”. Sau
thời kỳ đẻ trứng lại trở thành hình dạng ban đầu, các follicun chín vỡ ra, tế bào
trứng chín ra ngoài cùng với dịch follicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng.
Các tài liệu nghiên cứu đều cho rằng, hầu hết vật chất lòng đỏ trứng gà
được tạo thành trước khi đẻ trứng 9 -10 ngày, tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ từ 1
đến 3 n gày đầu rất chậm, khi đường kính của lòng đỏ đạt tới 6 mm, bắt đầu vào
thời kỳ sinh trưởng cực nhanh, đường kính có thể tăng 4mm trong 24 giờ, cho tới
khi đạt đường kính tối đa 40mm. Tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ không tương
quan với cường độ đẻ trứng. Quá trình hình thành trứng và rụng trứng là một quá
trình sinh lý phức tạp, do sự điều khiển của hoocmol. Thời gian từ lúc đẻ quả

trứng và thời gian rụng trứng sau kéo dài 15-75 phút.
Theo Melekhin and Niagridin (1989) dẫn theo Ngô Giản Luyện (1994), sự
rụng trứng ở gà xảy ra một lần trong ngày, thường là 30 phút sau khi đẻ trứng.
Trường hợp nếu trứng đẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyển đến đầu ngày
hôm sau. Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng sự rụng trứng tiếp theo.
Tế bào trứng rơi vào phễu và được đẩy xuống ống dẫn trứng, đây là một
ống dài có nhiều khúc cuộn, bên trong có tầng cơ, trên thành ống có lớp màng
nhầy lót bên trong, trên bề mặt lớp màng nhầy có tiêm mao rung động. Ống dẫn
trứng có những phần khác nhau: phễu, phần tạo lòng trắng, phần eo, tử cung và
âm đạo. Chúng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, loãng, màng vỏ, vỏ và lớp
keo mỡ bao bọc ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ
20-24 giờ. Khi trứng rụng và qua các phần của ống dẫn trứng tới tử cung, đầu
nhọn của trứng bao giờ cũng đi trước, nhưng khi nằm trong tử cung quả trứng
được xoay 1 góc 1800, cho nên trong điều kiện bình thường gà đẻ đầu tù của quả
trứng ra trước.
Sự di truyền về sinh sản của gia cầm rất phức tạp, việc sản xuất trứng của
gia cầm có thể do 5 yếu tố ảnh hưởng mang tính di truyền:
Tuổi thành thục về sinh dục: người ta cho rằng ít nhất có hai cặp gen chính
tham gia vào yếu tố này: gen E (gen liên kết giới tính) và e; còn cặp thứ hai là E’
và e’. Gen trội E chịu trách nhiệm tính thành thục về sinh dục.
Cường độ đẻ: yếu tố này do hai cặp gen R và r, R’ và r’ điều hành.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Bản năng đòi ấp: do 2 gen A và C phối hợp với nhau điều khiển.
Thời gian nghỉ đẻ (đặc biệt là nghỉ đẻ vào mùa đông): do các gen M và m
điều khiển. Gia cầm có gen mm thì về mùa đông vẫn tiếp tục đẻ đều.

Thời gian kéo dài của chu kỳ đẻ: do cặp gen P và p điều hành.
Hai yếu tố 1 và 5 kết hợp với nhau, cũng có nghĩa là các cặp gen Pp và Ee
có phối hợp với nhau. Tất nhiên, ngoài các gen chính tham gia vào việc điều
khiển các yếu tố trên, có thể còn có nhiều gen khác phụ lực vào.
Tuổi đẻ quả trứng đầu là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục,
cũng được coi là 1 yếu tố cấu thành năng suất trứng (Khavecman, 1972). Tuổi đẻ
quả trứng đầu được xác định bằng số ngày tuổi của gà mỏi kể từ khi nở ra đến
khi đẻ quả trứng đầu.
Một số tác giả cho rằng: có các gen trên nhiễm sắc thể giới tính cùng tham
gia hình thành tính trạng này (Khavecman, 1972). Theo Trần Đình Miên và
Nguyễn Kim Đường (1992), có ít nhất hai cặp gen cùng qui định về tuổi đẻ quả
trứng đầu, cặp thứ nhất gen E và e liên kết với giới tính, cặp thứ hai gen E’ và e’.
Có mối tương quan nghịch giữa tuổi đẻ và năng suất trứng, tương quan thuận
giữa tuổi đẻ và khối trứng.
Tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào bản chất di truyền, chế độ nuôi
dưỡng, các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu
sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm (Khavecman, 1972).
Dickerson (1952) và Ayob and Merat (1975) dẫn theo Trần Long (1994)
đã tính toán hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng gà chưa trưởng thành với
sản lượng trứng có giá trị âm (từ -0,21 đến -0,16).
Năng suất trứng là số lượng trứng một gia cầm mái sản sinh ra trên một
đơn vị thời gian là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất đối với gia cầm chuyên
trứng. Năng suất trứng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, giống, hướng sản
xuất, mùa vụ, chăm sóc, dinh dưỡng và đặc điểm của cá thể.
Hutt (1978) đề nghị tính sản lượng trứng từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu
tiên. Trong khi đó, Brandsch and Biilchel (Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978) cho
rằng sản lượng trứng được tính đến 500 ngày tuổi. Sản lượng trứng được tính
theo năm sinh học 365 ngày, kể từ ngày đẻ quả trứng đầu tiên. Trong thời gian
gần đây, sản lượng trứng được tính theo tuần tuổi. Nhiều hãng gia cầm nổi tiếng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


như Shaver (Canada), Lohmann (Đức).,.. sản lượng trứng được tính đến 70-80
tuần tuổi.
Năng suất trứng là tính trạng có mối tương quan nghịch chặt chẽ với tốc
độ sinh trưởng sớm, do vậy trong chăn nuôi gà sinh sản, cần chú ý cho gà ăn hạn
chế trong giai đoạn gà dò, gà hậu bị để đảm bảo năng suất trứng trong giai đoạn
sinh sản. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào thức ăn: mức năng lượng, hàm
lượng protein và các thành phần khác trong thức ăn (Bùi Thị Oanh, 1996). Năng
suất trứng có hệ số di truyền không cao, dao động lớn. Theo Nguyễn Văn Thiện
(1995), hệ số di truyền năng suất trứng của gà là 12-30%.
Trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ, gà có tỷ lệ đẻ thấp, sau đó tăng dần và
đạt tỷ lệ cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần và đạt tỷ lệ đẻ thấp ở cuối thời
kỳ sinh sản. Sản lượng trứng/năm của một quần thể gà mái cao sản, được thể
hiện theo qui luật cường độ đẻ trứng cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó
giảm dần đến hết năm đẻ. Để tiến hành chọn giống về sức đẻ trứng, Hutt (1978)
đã áp dụng ổ đẻ có cửa sập tự động để kiểm tra số lượng trứng của từng gà mái.
Các tác giả cho rằng sản lượng trứng 3 tháng đẻ đầu và sản lượng trứng cả năm
có tương quan di truyền chặt chẽ (0,7-0,9).
Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng
Theo Đặng Hữu Lanh và cs. (1999) sức sản xuất trứng chịu sự chi phối
của các tập hợp gen khác nhau; các gen quy định tính trạng này nằm trên nhiễm
sắc thể thường và bị hạn chế bởi giới tính. Sản lượng trứng được truyền lại cho
đời sau từ bố mẹ. Hayer and Mc Carthy J. C. (1970) cho rằng sức đẻ trứng của gà
mái chịu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố di truyền cá thể là: thời gian kéo dài chu kỳ
đẻ trứng sinh học, cường độ đẻ, tính nghỉ đẻ mùa đông, tính ấp bóng, tuổi thành
thục sinh dục.

Tuổi thành thục sinh dục: Thường tuổi thành thục sinh dục của gà dao
động trong khoảng 19 - 24 tuần tuổi. Tuổi thành thục sinh dục càng sớm thì thời
gian gian đẻ trứng càng dài, năng suất trứng càng cao. Tuy nhiên, nếu tuổi thành
thục sinh dục sớm, tuổi thành thục về thể vóc thì sức bền đẻ trứng không cao vì
cơ thể gà mái chưa thành thục về thể vóc, vẫn đang sinh trưởng phát dục để hoàn
thiện cấu chúc chức năng cơ thể, nhưng chất dinh dưỡng không thể tập trung cho
hoàn thiện cấu trúc cơ thể được mà phải cung cấp cho quá trình tạo trứng nên ảnh
hưởng đến sức sản xuất trứng về sau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Sản lượng trứng 3-4 tháng đầu tiên có mối tương quan dương với sản
lượng trứng cả năm. Vì vậy, để xác định chỉ tiêu về sức đẻ trứng người ta thường
tính sản lượng trứng 3-4 tháng đầu để có phán đoán sớm và kịp thời trong công
tác giống. Brandsch and Biilchel (Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978) cho biết hệ số di
truyền của tính trạng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 0,14-0,15.
Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, loài, giới
tính, thời gian nở trong năm… Cụ thể, giống gà hướng trứng có tuổi thành thục
sinh dục sớm hơn giống gà hướng thịt, gà thành thục sinh dục sớm hơn vịt và
ngỗng. Gà con nở vào mùa thu thường có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn các
mùa khác trong năm.
Cường độ đẻ: cường độ đẻ trong 3-4 tháng đầu có tương quan rất chặt chẽ
với sản lượng trứng của gia cầm. Nếu cường độ đẻ trứng càng cao thì sản lượng
trứng cao và ngược lại.
Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học: chu kỳ đẻ trứng sinh học được
tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên đến khi gia cầm nghỉ đẻ để thay lông,
đó là chu kỳ thứ nhất và lại tiếp tục chu kỳ thứ hai. Sản lượng trứng phụ thuộc

vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, thời gian này càng dài càng tốt.
Chỉ tiêu này có tương quan dương với tuổi thành thục sinh dục, sức bền đẻ trứng,
chu kỳ đẻ trứng khác nhau tuỳ từng cá thể. Những gia cầm đẻ tốt có chu kỳ đẻ
trứng dài, nhịp độ đẻ trứng đều và thời gian nghỉ đẻ ngắn, còn những gia cầm đẻ
kém có dấu hiệu ngược lại. Nói chung, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học
có tính di truyền và phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, nhất là chế độ chăm sóc,
dinh dưỡng, mùa vụ.
Tính nghỉ đẻ mùa đông: vào mùa đông, nhiệt độ thấp nên cơ thể phải huy
động năng lượng để chống rét. Tuy nhiên, với những giống gà tốt thì thời gian
nghỉ đẻ rất ngắn thậm chí là không có. Tính nghỉ đẻ có mối tương quan nghịch
với NST, tính nghỉ đẻ mùa đông càng dài thì năng suất trứng càng thấp.
Tính ấp bóng: ấp bóng là gà mái ấp không có trứng theo tập tính, tính ấp
bóng càng dài thì năng suất trứng càng thấp. Hiện nay quá trình chọn lọc nghiêm
ngặt nên đã loại trừ bản năng ấp trứng của gà mái.
Ngoài 5 yếu tố di truyền cá thể, sức đẻ trứng còn bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố khác nhau như giống, dòng gia cầm, tuổi gia cầm, dinh dưỡng, chế độ
chăm sóc, tiểu khí hậu chuồng nuôi…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Giống, dòng ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất trứng của gia cầm. Giống
gia cầm khác nhau sức sản xuất trứng khác nhau. Trong cùng một giống các
dòng khác nhau cho năng suất trứng khác nhau; những dòng được chọn lọc
kỹ thường cho sản lượng trứng cao hơn những dòng chưa được chọn lọc kỹ
khoảng 15-20%.
Tuổi gia cầm có liên quan đến năng. Ở gà, sản lượng trứng giảm dần theo
tuổi, trung bình năm thứ hai giảm 15-20% so với năm thứ nhất.

Mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của gia cầm. Ở nước ta, mùa hè
sức đẻ trứng giảm xuống nhiều so với mùa xuân và đến mùa thu sức đẻ trứng lại
tăng lên.
Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến sản lượng trứng. Nhiệt độ thích
hợp đối với gia cầm đẻ trứng là 14-220C. Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn
thấp, gia cầm phải huy động năng lượng để chống rét; nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt
độ giới hạn trên, gia cầm thải nhiệt nhiều làm giảm sản lượng trứng.
Ánh sáng ảnh hưởng đến sản lượng trứng qua thời gian chiếu sáng và
cường độ chiếu sáng. Yêu cầu thời gian chiếu sáng với gà đẻ là 12-16 giờ với
cường độ chiếu sáng là 3,0-3,5 W/m2. Ở nước ta, cường độ đẻ cao nhất vào
khoảng 8-12 giờ, chiếm hơn 60-70% (Nguyễn Mạnh Hùng, 1994).
Thay lông cũng biểu thị sự ảnh hưởng đến năng suất trứng vì sau mỗi chu
kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm nghỉ đẻ và thay lông. Trong điều kiện bình thường,
lúc thay lông lần đầu tiên là thời điểm quan trọng để đánh giá gia cầm đẻ tốt hay
xấu. Những đàn gà thay lông sớm, thời gian thay lông bắt đầu từ tháng 6-7 và
quá trình thay lông diễn ra chậm kéo dài 3-4 tháng là những đàn gà đẻ kém.
Ngược lại, có những đàn gà thay lông muộn thời gian thay lông bắt đầu từ tháng
10-11, quá trình thay lông lại diễn ra nhanh là những đàn gà đẻ tốt. Đặc biệt ở
một số đàn cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4-5 tuần và đẻ lại ngay khi chưa hình
thành xong bộ lông mới, có những con đẻ ngay trong thời gian thay lông. Như
vậy, thay lông liên quan mật thiết đến sản lượng trứng của gia cầm.
Trong chăn nuôi có một yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả
kinh tế suốt cả quá trình chăn nuôi là tác động của con người. Ngày nay, mô hình
chăn nuôi từng bước đã thay đổi, dù là cơ sở chăn nuôi lớn hay chăn nuôi nhỏ
đều rất quan tâm đến các tiến bộ kỹ thuật về mọi lĩnh vực trong chăn nuôi như:
con giống, dinh dưỡng, quy trình chăn nuôi… Dưới ảnh hưởng của công tác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11



×